Tải bản đầy đủ (.pdf) (203 trang)

Nghiên cứu việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 203 trang )

MỤC LỤC

Lời mở đầu ..................................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG QUA ĐÀO
TẠO NGHỀ.................................................................................................................7
1.1. Một số khái niệm về Việc làm và việc làm của lao động qua đào tạo nghề ........7
1.2. Kết cấu việc làm và cung cầu việc làm của lao động qua đào tạo nghề............14
1.3. Vai trò và đặc điểm của lao động qua đào tạo nghề .........................................25
1.4. Mối quan hệ giữa đào tạo và việc làm của lao động qua đào tạo nghề .............30
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động qua đào tạo nghề ..............37
1.6. Kinh nghiệm của một số quốc gia về việc làm của LĐĐTN ...........................51
Tóm tắt chương 1 ..................................................................................................56

Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG QUA
ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM ..............................................................................57
2.1. Phát triển kinh tế và vấn đề việc làm ...............................................................57
2.2. Phân tích thực trạng việc làm của lao động qua đào tạo nghề ..........................64
2.3. Các chính sách giải quyết việc làm của lao động qua đào tạo nghề................109
2.4. Chính sách và hoạt động dạy nghề ...............................................................121
Tóm tắt chương 2.................................................................................................125

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CỦA
LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM..............................................126
3.1. Bối cảnh và định hướng phát triển việc làm...................................................126
3.2. Một số giải pháp chủ yếu phát triển việc làm của LĐĐTN ............................137
Tóm tắt chương 3.................................................................................................176

Kết luận ..................................................................................................................178
Danh mục một số công trình của tác giả
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC BẢNG
Stt Tên bảng Trang

Bảng 2.1 Hệ số co giãn việc làm giai đoạn 1996-2007 58
Bảng 2.2 Hệ số co giãn và tăng trưởng việc làm theo đầu tư 60
Bảng 2.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động 61
Bảng 2.4 Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động qua đào tạo nghề 64
Bảng 2.5 Cơ cấu việc làm của lao động qua đào tạo nghề theo vùng 65
Bảng 2.6 Việc làm của lao động qua đào tạo nghề trong các ngành kinh tế 68
Bảng 2.7 Cơ cấu việc làm của lao động theo thành phần kinh tế 70
Bảng 2.8 Vị thế việc làm của lao động qua đào tạo nghề 72
Bảng 2.9 Việc làm phân theo nghề nghiệp 74
Bảng 2.10 Tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp phân theo CMKT 76
Bảng 2.11 Cơ cấu CMKT trong doanh nghiệp 78
Bảng 2.12 Cơ cấu CMKT của lao động trong doanh nghiệp 80
Bảng 2.13 Trình độ CMKT của lao động trong nhóm công nghiệp chế biến 81
Bảng 2.14 Việc làm của lao động qua đào tạo nghề phân theo nhóm nghề 86
Bảng 2.15 Các nghề có nhiều việc làm của lao động qua đào tạo nghề 88
Bảng 2.16 Cách thức tuyển dụng và tìm việc làm 90
Bảng 2.17 Đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng LĐĐTN 91
Bảng 2.18 Chi phí đào tạo và đào tạo lại trong doanh nghiệp 94
Bảng 2.19 Xác suất tìm được việc làm của lao động qua đào tạo nghề 97
Bảng 2.20 Tình trạng họat động kinh tế của HSTN 98
Bảng 2.21 Tiền lương theo học vấn và CMKT của lao động 101
Bảng 2.22 Khoảng cách tiền lương 102
Bảng 2.23 Tỷ lệ hoàn trả theo kỹ năng 2002-2004-2006 106
Bảng 2.24 Khác biệt tiền lương do các nhân tố tác động 107
Bảng 2.25 Chênh lệch tiền lương của lao động qua đào tạo nghề 108
Bảng 2.26 Kết quả tạo việc làm giai đoạn 2001-2007 110
Bảng 2.27 Việc làm mới cho lao động qua đào tạo nghề 111

Bảng 2.28 Chuyển biến cơ cấu trong khu vực nông nghiệp 112
Bảng 3.1 Kết quả dự báo việc làm giai đoạn 2010-2020 129
Bảng 3.2 Kết quả dự báo số lượng lao động qua đào tạo nghề 129
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Stt Tên biểu đồ Trang

Biểu đồ 1.1 Quyết định số lượng việc làm của doanh nghiệp 20
Biểu đồ 1.2 Cung cầu kỹ năng trên thị trường lao động 23
Biểu đồ 1.3 Học nghề để có thu nhập cao hơn 34
Biểu đồ 2.1 Chuyển dịch cơ cấu lao động 67
Biểu đồ 2.2 Lao động bị thất nghiệp phân theo trình độ CMKT 75
Biểu đồ 2.3 Xu hướng dãn cách tiền lương giờ 103
Biểu đồ 2.4 Phân bố tiền lương theo tuổi 105
Biểu đồ 3.1 Xu hướng tăng lao động qua đào tạo nghề các cấp trình độ 130
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Stt Tên sơ đồ Trang

Sơ đồ 1.1 Minh họa phạm vi lao động qua đào tạo nghề 13
Sơ đồ 1.2 Kết cấu một việc làm 17
Sơ đồ 1.3 Chu trình phát triển nguồn nhân lực và tích lũy vốn nhân lực 31
Sơ đồ 3.1 Giải pháp phát triển việc làm của lao động qua đào tạo nghề 137

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Xin đọc là :
CĐ Cao đẳng
CMKT Chuyên môn kỹ thuật
CN Công nghiệp
CNKT Công nhân kỹ thuật
CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CNTB Chủ nghĩa tư bản

CSĐT Cơ sở đào tạo
DN Doanh nghiệp
ĐH Đại học
ĐTN Đào tạo nghề
GDKT&DN Giáo dục Kỹ thuật và Dạy nghề
HSTN Học sinh tốt nghiệp
HSSV Học sinh – sinh viên
KCN- KCX Khu công nghiệp, khu chế xuất
LĐĐTN Lao động qua đào tạo nghề
N-L-N Nông Lâm Ngư nghiệp
TCDN Tổng cục Dạy nghề
THCN Trung học chuyên nghiệp
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông


1
Lời nói đầu
1. Lý do chọn đề tài
Việt nam, 20 năm đổi mới, nền kinh tế đã phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân
dân được cải thiện, tỷ lệ nghèo đói giảm nhanh, vị thế đất nước trên trường quốc tế
được nâng lên v.v.. Nền kinh tế tăng trưởng cao và tương đối ổn định, đầu tư và
xuất khẩu hàng năm tăng đều đặn và có chiều hướng tích cực.
Thời kỳ đầu đổi mới, những thay đổi về chính sách vĩ mô và môi trường kinh
tế trong nước đã khơi dậy nguồn lực và đóng góp cho tăng trưởng, phát triển.
Những thuận lợi trước đây không còn nhiều và những khó khăn, thách thức đang
xuất hiện. Đến nay, các nguồn lực vốn, tài nguyên, công nghệ đang dần được sử
dụng hiệu quả hơn và cạnh tranh hơn trong một nền kinh tế mở. Muốn tăng hiệu
quả và phát triển bền vững, nền kinh tế phải coi trọng phát triển nguồn nhân lực và
cụ thể là lực lượng lao động có kỹ năng.

Vận động của nền kinh tế Việt nam trong giai đoạn hiện nay làm cho lực
lượng lao động bị xáo trộn để thích nghi với những yêu cầu mới. Những thay đổi
nhanh chóng này làm thay đổi hình thức, nội dung và ngay cả tên gọi của việc làm.
Việc làm của lao động qua đào tạo nghề (LĐĐTN) là một bộ phận trong tổng việc
làm của nền kinh tế nó góp phần vào nhóm lao động có CMKT và là nguồn nhân
lực cơ bản để hiện thực hóa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Sự thay đổi trên thị trường lao động cùng với việc đổi mới các hoạt động đào
tạo đang làm cho sự phù hợp của đào tạo và việc làm trở thành vấn đề gây tranh
cãi. Đào tạo để làm việc, nếu đào tạo không có việc làm thì là đầu tư lãng phí,
ngược lại việc làm mà không được đào tạo, không "học suốt đời" để nâng cao thì
việc làm sẽ kém đóng góp và năng suất lao động không cao. Đào tạo và việc làm
tương đồng với ý nghĩa của đầu tư cho giáo dục, đào tạo và sử dụng là hai mặt của
quá trình phát triển nguồn nhân lực và nâng cao vốn nhân lực của nền kinh tế.
Thực tiễn của hoạt động đào tạo nghề hiện nay đang là tâm điểm của nhiều ý
kiến liên quan đến vấn đề làm thế nào để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho nền kinh tế.
Việc sử dụng lao động kỹ thuật, lao động qua đào tạo nghề hiện nay cũng còn nhiều

2
bất cập, chưa thể hiện vai trò là 'cầu kéo' , 'sức hút', đầu ra 'hấp dẫn' cho đào tạo.
Vấn đề việc làm của lao động qua đạo nghề không chỉ đơn thuần là việc làm hay
đào tạo hoặc sử dụng, mà cả ba yếu tố này đều góp phần tạo nên.
Vấn đề đặt ra là phải tạo ra và giải quyết việc làm, vừa phải phát triển đội ngũ
lao động cũng như có những chính sách sử dụng và tạo môi trường cho phát triển
việc làm của lao động qua đào tạo nghề. Vừa giải quyết việc làm cho đối tượng này
trong sự cân đối dài hạn vừa phải đổi mới sử dụng sao cho hiệu quả đồng thời vừa
thúc đẩy phát triển đào tạo đáp ứng đủ, phù hợp nhu cầu là một câu hỏi lớn đặt ra
cho cả vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt nam.
Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào đi sâu nghiên cứu
thực trạng và đề xuất các giải pháp để phát triển việc làm cho lao động qua đào tạo
nghề. Xuất phát từ nhu cầu lý luận và thực tiễn trên, đặt ra sự cần thiết để lựa chọn

đề tài: "Nghiên cứu việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt nam".
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về việc làm của LĐĐTN.
- Phân tích, đánh giá thực trạng, tìm hiểu những vấn đề chủ yếu hiện nay về
việc làm của lao động qua đào tạo nghề.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển việc làm của LĐĐTN ở Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu
Việc làm của lao động qua đào tạo nghề, trong đó chủ yếu tập trung vào các
vấn đề liên quan đến việc làm, sử dụng và giải quyết việc làm của LĐĐTN.
4. Tổng quan nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu của nước ngoài
Các nghiên cứu của nước ngoài về vấn đề lao động qua đào tạo nghề được
nhìn nhận trên giác độ và tên gọi khác. Nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này chủ
yếu đề cập đến việc cải cách hệ thống đào tạo nghề như một liệu pháp chủ chốt để
giải quyết vấn đề cung lao động qua đào tạo nghề cho các nền kinh tế.

3
Điển hình một trong những công trình đó là tác phẩm của Ngân Hàng Thế
giới có tên gọi: "Cải cách Giáo dục và đào tạo nghề"[128], công trình đề cập rất
nhiều kinh nghiệm của các nước phân ra làm các khối khác nhau như các nước
chậm phát triển, các nước phát triển và các nước đang chuyển đổi. Trong đó vấn đề
cốt lõi được giải quyết là làm thế nào để cải cách hệ thống giáo dục nghề nghiệp
hiện nay phù hợp với thị trường lao động. Mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế có những
điều kiện cụ thể khác nhau nên có những bài học khác nhau về cải cách hệ thống
dạy nghề. Trong đó công trình cũng có đề cập đến những chính sách, mô hình khác
nhau của các nền kinh tế trong giải quyết mối quan hệ giữa đào tạo và thị trường
lao động, vấn đề việc làm cho đối tượng đầu ra của hệ thống đào tạo trong tương
quan với hoạt động kinh tế.
Một ấn phẩm được coi là có nhiều liên quan đến các vấn đề việc làm của lao
động kỹ thuật nghề nghiệp của Ngân hàng phát triển Châu á (ADB): "Giáo dục kỹ

thuật và Dạy nghề" [115] xuất bản năm 1990, về các vấn đề đào tạo nghề cho người
lao động, kinh nghiệm của các nước. Trong ấn phẩm này nội dung chủ yếu đi sâu
vào các chức năng, đặc điểm của hệ thống dạy nghề, các chính sách của các quốc
gia trong việc đào tạo nghề. Ngoài ra có đi sâu vào việc đào tạo nghề đáp ứng các
nhu cầu của các khu vực kinh tế khác nhau trong nền kinh tế. Đặc điểm cơ bản của
nội dung ấn phẩm này khác với các ấn phẩm khác là đi sâu vào phân tích kết cấu hệ
thống giáo dục và dạy nghề với kinh nghiệm của nhiều nước có mô hình đào tạo
nghề khác nhau.
Nghiên cứu của nước ngoài còn rất nhiều ấn phẩm và công trình khác đề cập
đến những tính toán hiệu quả cá nhân thu được từ việc đi học và tìm việc làm đối
với đối tượng theo học các chương trình giáo dục kỹ thuật và dạy nghề. Đồng thời
có những nghiên cứu sâu liên quan đến cơ hội việc làm cho lao động và phân tích
lựa chọn cơ hội học nghề cho người học. Tuy nhiên đến nay, chưa có công trình
nào nghiên cứu sâu về việc làm của nhóm đối tượng là lao động qua đào tạo nghề.
4.2. Một số nghiên cứu trong nước
Một số nghiên cứu trong nước có liên quan trực tiếp đến vấn đề lao động kỹ
thuật đó là nghiên cứu của PGS.TS. Đỗ Minh Cương có tựa đề: “Phát triển lao

4
động kỹ thuật ở Việt Nam- Lý luận và thực tiễn” [30]. Nghiên cứu này đã đi sâu
vào phân tích lực lượng lao động kỹ thuật nói chung trong đó có đề cập sâu đến hệ
thống đào tạo nghề hiện nay và sản phẩm, kết quả của quá trình đào tạo. Nghiên
cứu này tập trung vào khía cạnh cung lao động kỹ thuật trong nền kinh tế và các
giải pháp chủ yếu để phát triển đào tạo nghề thúc đẩy cung lao động kỹ thuật cho
nền kinh tế, trong đó đã đề cập đến việc làm như kết quả của quá trình đào tạo
nhưng không tập trung vào LĐĐTN mà toàn bộ nhóm lao động kỹ thuật.
Nghiên cứu thứ hai có nhiều điểm tương đồng với nghiên cứu trên đó là đề tài
KX-05-10 do GS.TSKH. Nguyễn Minh Đường làm chủ nhiệm: "Thực trạng và giải
pháp đào tạo lao động kỹ thuật (Từ sơ cấp đến trên đại học) đáp ứng yêu cầu
chuyển dịch cơ cấu lao động trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội

nhập quốc tế" [38]. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này tập trung vào nhóm lao
động kỹ thuật và nội dung cơ bản đi sâu vào nghiên cứu thực trạng và năng lực đào
tạo của các cơ sở đào tạo, các chính sách đào tạo lao động kỹ thuật và những vấn đề
kỹ thuật của hoạt động đào tạo (nội dung đào tạo, cơ sở vật chất, chương trình, giáo
trình, giáo viên v.v...). Nghiên cứu này cũng đã đề cập đến thực trạng lực lượng lao
động kỹ thuật đáp ứng nhu cầu cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng không giải
quyết các vấn đề liên quan đến việc làm.
Nghiên cứu khác có liên quan đó là Luận án Tiến sỹ của TS. Phan Chính
Thức với đề tài: "Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu
cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa" [85]. Công trình này đề
cập đến hệ thống đào tạo nghề trên giác độ hệ thống cung ứng nhân lực lao động
qua đào tạo nghề cho nền kinh tế và đi sâu vào nghiên cứu thực trạng và các vấn đề
của hệ thống đào tạo nghề của Việt nam. Một số giải pháp mà công trình này đưa ra
tập trung vào phát triển hệ thống dạy nghề đáp ứng nhu cầu CNH-HĐH đất nước.
Một ấn phẩm khác đề cập đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực lao động tốt
nghiệp đại học của tác giả Đỗ Minh Cương và Nguyễn Thị Doan [29], trong đó đề
cập nhiều đến các vấn đề hệ thống đào tạo đại học hiện nay và các vấn đề về chính
sách và hoạt động đào tạo đại học nhằm phát triển đội ngũ lao động trí thức phục

5
vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế.
Một công trình trực tiếp giải quyết vấn đề việc làm đó là:"Về chính sách giải
quyết việc làm ở Việt nam" của tác giả Nguyễn Hữu Dũng [32]. Nghiên cứu này đi
sâu và phân tích toàn diện các chính sách giải quyết việc làm trong nền kinh tế
trong những năm cuối thế kỷ 20. Tác giả đã trình bày phủ rộng hầu hết các vấn đề
liên quan đến các chính sách giải quyết việc làm và đề xuất các giải pháp giải quyết
việc làm ở nước ta. Tuy nhiên công trình này không đề cập riêng cho việc làm của
nhóm đối tượng lao động qua đào tạo nghề và các vấn đề liên quan đến nhóm đối
tượng này.

Ngoài ra có một số công trình nghiên cứu khác cũng gần gũi với chủ đề việc
làm của lao động qua đào tạo nghề là công trình "Về xu hướng công nhân hóa ở
nước ta hiện nay" của tác giả Nguyễn An Ninh [60] đặt ra và giải quyết các vấn đề
phát triển mang tính giai cấp của đội ngũ công nhân công nghiệp ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu có đề cập đến số lượng, chất lượng, đào tạo, và sử
dụng lao động là đội ngũ công nhân kỹ thuật nhưng chủ yếu trên giác độ phát triển
và củng cố đội ngũ để giai cấp công nhân trở nên đội tiền phong vững mạnh.
Có thể khẳng định, cho đến thời điểm này chưa có công trình nào, gồm cả
quốc tế và trong nước, đề cập cụ thể đến vấn đề việc làm của lao động qua đào tạo
nghề. Những nghiên cứu đã có có thể hoặc là tập trung vào giải quyết vấn đề việc
làm nói chung hoặc là giải quyết vấn đề đào tạo nghề. Sự khác biệt của nghiên cứu
này với các nghiên cứu trước đây và đang có hiện nay ở hai đặc điểm chính: (i) tiếp
cận sâu về đặc điểm và cấu trúc việc làm của nhóm đối tượng lao động qua đào tạo
nghề và (ii) nghiên cứu vấn đề việc làm như một kết quả đầu ra của đào tạo nghề.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt nam.
- Không gian: Trên phạm vi cả nước, có sử dụng kết quả khảo sát thực tiễn tại
một số tỉnh/thành phố, Bộ/ngành, cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp.
- Thời gian: Thực trạng hiện nay và đề xuất giải pháp cho thời kỳ 2011-2020.

6
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng một số phương pháp sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng.
- Phương pháp thống kê, hồi cứu tài liệu, kế thừa các kết quả nghiên cứu trong
và ngoài nước về việc làm, đào tạo, thị trường lao động, nguồn nhân lực;
- Phương pháp khái quát hóa, quy nạp, nội suy, so sánh đối chiếu v.v..
- Phương pháp mô hình kinh tế lượng.
7. Đóng góp của luận án
7.1. Về lý luận, luận án:

- trình bày một cách hệ thống lý luận về việc làm của LĐĐTN;
- phân tích, tính toán cơ hội việc làm, khác biệt thu nhập của LĐĐTN và lý
giải mối quan hệ biện chứng giữa việc làm với đào tạo nghề; vận dụng khái
niệm vốn nhân lực phân tích việc làm của LĐĐTN.
7.2. Về thực tiễn, luận án:
- phân tích và chỉ rõ thực trạng việc làm của LĐĐTN, qua đó, việc sử dụng,
đào tạo và giải quyết việc làm cho đội ngũ lao động qua đào tạo nghề hết sức
có ý nghĩa với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- đề xuất những giải pháp mang tính đột phá cho việc đào tạo và giải quyết
việc làm cho LĐĐTN trong giai đoạn 2011-2020.
8. Cấu trúc của Luận án
Luận án gồm các phần: Lời nói đầu; nội dung; kết luận, danh mục các công
trình của tác giả, tài liệu tham khảo, phụ lục. Nội dung luận án có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về việc làm của lao động qua đào tạo nghề
- Chương 2: Phân tích thực trạng việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở
Việt Nam
- Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu phát triển việc làm của lao động qua
đào tạo nghề ở Việt nam

7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM
CỦA LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO NGHỀ
1.1. Một số khái niệm liên quan đến việc làm của lao động qua đào tạo nghề
1.1.1. Việc làm
a. Khái niệm
Theo khái niệm được đưa ra trong từ điển tiếng Việt "Việc làm là công việc
được giao cho làm và được trả công" [65, tr.1076]. Khái niệm này tương đối rộng,
tuy nhiên còn một thuật ngữ chưa mang tính phổ biến đó là tính chất công việc
"được giao". Người lao động hoàn toàn có thể tự tạo ra việc làm để có thu nhập mà

không cần phải ai giao việc cho.
Theo giáo trình Kinh tế lao động của Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà
nội, khái niệm việc làm được hiểu là: "trạng thái phù hợp về mặt số lượng và chất
lượng giữa tư liệu sản xuất với sức lao động, để tạo ra hàng hóa theo nhu cầu của
thị trường". Hiểu rộng ra có thể gọi việc làm là hoạt động có ích (sản xuất, dịch vụ,
nghiên cứu, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật quản lý v.v..) tạo ra/có thu nhập [71,
tr.19].
Theo Đại từ điển Kinh tế thị trường: "Việc làm là hành vi của nhân viên, có
năng lực lao động thông qua hình thức nhất định kết hợp với tư liệu sản xuất, để
được thù lao hoặc thu nhập kinh doanh"[71]. Thực chất là người lao động và tư liệu
sản xuất kết hợp. Trong chế độ Xã hội chủ nghĩa, người lao động là chủ tư liệu sản
xuất, việc làm có nghĩa là thực hiện quyền làm chủ, vừa là lao động cho cá nhân
người lao động, cũng lại là lao động xã hội. Khu vực làm việc có thể là các cơ sở
sản xuất kinh doanh Nhà nước, tập thể, tư nhân, có vốn đầu tư nước ngoài v.v…
Phân theo tính chất công việc có thể chia ra nhân công ổn định, nhân công hợp
đồng, tạm thời.
Theo một quan điểm khá tổng quát về việc làm: "…Việc làm là một phạm trù
kinh tế, tồn tại ở tất cả mọi hình thái xã hội, đó là một tập hợp những mối quan hệ

8
kinh tế giữa con người về việc đảm bảo chỗ làm việc và tham gia của họ vào hoạt
động kinh tế…." [26, tr.313]. Việc làm cũng là một phạm trù của thị trường khi
thuê một chỗ làm việc nhất định và chuyển người thất nghiệp thành người lao động.
Theo Bộ Luật lao động nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam thì việc
làm được xác định là: "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị
pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm".
Từ các quan điểm trên, tác giả thống nhất với khái niệm: Việc làm là hoạt
động lao động của các cá nhân trong xã hội nhằm mục đích tạo ra thu nhập
(được trả công bằng tiền, hiện vật, trao đổi công; tự làm để tạo thu nhập, tạo lợi
ích cho gia đình không hưởng tiền công/lương).

b. Phân loại việc làm
Có nhiều cách nhìn nhận và phân loại việc làm, nhưng cơ bản là đứng trên
góc độ chủ thể hoạt động của việc làm là người lao động. Những hoạt động của
người lao động thể hiện hình thức, tính chất, đặc điểm, yêu cầu và cả xu hướng của
việc làm. Việc làm vì thế có thể phân loại theo chủ thể hoạt động lao động là người
lao động và chủ thể tạo việc làm trong nền kinh tế.
Người có việc làm, theo ILO: "người có việc làm là những người đang làm
một việc gì đó được trả tiền công hoặc những người tham gia vào các hoạt động
mang tính chất tự thỏa mãn lợi ích thay thế thu nhập của gia đình".
Theo Tổng cục thống kê: "Người có việc làm là những người đang làm việc
trong thời gian quan sát và những người trước đó có việc làm nhưng hiện đang nghỉ
tạm thời vì các lý do như ốm đau, đình công, nghỉ hè, lễ, trong thời gian sắp xếp lại
sản xuất, do thời tiết xấu, máy móc hư hỏng…"
Người có việc làm là người đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành
kinh tế quốc dân mà trong tuần lễ liền kề trước thời điểm điều tra (gọi tắt là tuần lễ
tham khảo) có thời gian làm việc không ít hơn mức chuẩn qui định (trường hợp của
Việt nam, mức chuẩn này là 8 tiếng) đối với người được coi là có việc làm. Người
có việc làm có thể chia thành 2 nhóm là người đủ việc làm và người thiếu việc làm.

9
Người đủ việc làm là người có số giờ làm việc trong tuần lễ tham khảo lớn
hơn hoặc bằng 36 giờ; hoặc những người có số giờ làm việc nhỏ hơn 36 giờ nhưng
bằng hoặc lớn hơn giờ chế độ qui định đối với các công việc nặng nhọc, độc hại.
Người thiếu việc làm là người có số giờ làm việc trong tuần lễ tham khảo dưới 36
giờ; hoặc ít hơn giờ theo chế độ qui định đối với các công việc nặng nhọc, độc hại
mà vẫn có nhu cầu làm đủ giờ.
Theo hoạt động của mỗi cá thể người lao động việc làm có thể chia ra thành:
việc làm chính, việc làm phụ. Việc làm chính là công việc mà người thực hiện dành
nhiều thời gian nhất so với công việc khác. Việc làm phụ là công việc mà người
thực hiện dành nhiều thời gian nhất sau công việc chính. Trong trường hợp việc

làm chính và phụ có thời gian bằng nhau thì việc làm nào có thu nhập cao hơn được
xem là việc làm chính. Xét về tính chất việc làm, việc làm có thể mang tính chất ổn
định hay tạm thời. Việc làm ổn định trong một năm đối với người lao động có thời
gian làm việc từ 6 tháng trở lên. Việc làm tạm thời là những công việc dưới 6 tháng.
Việc làm cũng có thể phân loại theo nhiều hình thức như làm công ăn lương,
tự tạo việc làm. Ở nước ta, thống kê lao động có việc làm phân ra thành 5 nhóm:
Việc làm được trả công khu vực công và khu vực tư nhân (người đang làm việc và
người học việc hiện đang làm việc được trả công bằng tiền mặt hoặc hiện vật); việc
làm tự tạo (tự tạo việc làm cho mình); những người làm việc trong gia đình không
được trả công; những người tham gia sản xuất cho tiêu dùng của bản thân.
Các nền kinh tế khác nhau có hình thức tổ chức khác nhau, nhưng thông
thường phân theo các tổ chức thuộc khu vực nhà nước, khu vực doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh, khu vực các tổ chức cộng đồng và khu vực có yếu tố nước ngoài.
Theo phân loại của cuộc điều tra thực trạng việc làm và thất nghiệp hàng năm của
Bộ LĐ-TB&XH phân ra, việc làm trong [18, tr.27]:
+ Khu vực hành chính: cơ quan tổ chức hành chính nhà nước (các cấp
Bộ/Ban/Ngành ở trung ương, tỉnh, huyện, xã…),
+ Khu vực sự nghiệp: các đơn vị sự nghiệp (Giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin,
truyền hình, thể thao v.v..) gồm cả công lập, bán công, tư thục và dân lập;

10
+ Khu vực cộng đồng: các cơ quan đảng, đoàn, tổ chức chính trị, các hiệp hội;
+ Khu vực sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trong nước: các doanh nghiệp
Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh
và doanh nghiệp tư nhân;
+ Khu vực hợp tác xã: hiện đang hoạt động theo luật hợp tác xã;
+ Khu vực kinh tế hộ: kinh tế cá thể, hộ gia đình;
+ Khu vực có yếu tố nước ngoài: việc làm trong các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài và trong các cơ quan, tổ chức và cá nhân nước ngoài khác.
1.1.2. Lao động qua đào tạo nghề

a. Đào tạo nghề
Khái niệm đào tạo thường đi liền với giáo dục và thành một cặp đôi là giáo
dục - đào tạo. Giáo dục được hiểu là các hoạt động và tác động hướng vào sự phát
triển và rèn luyện năng lực (bao gồm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo...) và phẩm chất
(niềm tin, tư cách, đạo đức...) ở con người để có thể phát triển nhân cách đầy đủ
nhất và trở nên có giá trị tích cực đối với xã hội.
Khái niệm đào tạo, theo từ điển tiếng Việt được hiểu là việc: "làm cho trở
thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định" [65,tr.279]. Cắt nghĩa
động từ đào tạo này là hoạt động trang bị cho người lao động năng lực (kiến thức,
kỹ năng, thái độ) theo một tiêu chuẩn định trước để cho người lao động có năng lực
và trở nên hữu ích trong một số công việc hoặc hoạt động xã hội.
Từ góc nhìn của các nhà giáo dục và đào tạo Việt nam, khái niệm tương đối
đầy đủ là: "Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm đạt được
các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo trong lý thuyết và thực tiễn, tạo ra năng lực để
thực hiện thành công một hoạt động xã hội (nghề nghiệp) cần thiết [39].
Theo giáo trình Kinh tế lao động của Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà
nội, khái niệm đào tạo là: "Quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn,
nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận được một công việc nhất
định" [83, tr.54]. Theo một khái niệm khác về đào tạo lao động kỹ thuật: "là quá
trình hoạt động đào tạo có mục đích, có tổ chức và có kế hoạch trong hệ thống đào

11
tạo kỹ thuật thực hành nhằm hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng, thái độ
cho mỗi cá nhân người lao động ở các cấp trình độ để có thể hành nghề, làm công
việc phức tạp với năng suất và hiệu quả cao, đồng thời có năng lực thích ứng với sự
biến đổi nhanh chóng của kỹ thuật và công nghệ trong thực tế" [30, tr.29].
Theo ILO: "Những hoạt động nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng và thái độ
cần có cho sự thực hiện có năng suất và hiệu quả trong pham vi một nghề hoặc
nhóm nghề. Nó bao gồm đào tạo ban đầu, đào tạo lại, đào tạo nâng cao, cập nhật và
đào tạo liên quan đến nghề nghiệp chuyên sâu" [94, tr.174].

Luật Dạy nghề đưa ra khái niệm như sau: "Dạy nghề là hoạt động dạy và học
nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học
nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa
học." [70, tr.9]. Luật cũng qui định có ba cấp trình độ đào tạo là sơ cấp nghề, trung
cấp nghề, cao đẳng nghề và về hình thức của hoạt động dạy nghề bao gồm cả dạy
nghề chính qui và dạy nghề thường xuyên.
Theo tác giả thì khái niệm đào tạo nghề như sau: "Đào tạo nghề là hoạt động
trang bị năng lực (tri thức, kỹ năng và thái độ) hành nghề cho người lao động để
người lao động có thể hành nghề hoặc tự tạo việc làm".
b. Lao động qua đào tạo nghề
Theo khái niệm đào tạo nghề nói trên thì một lao động được tính là lao động
đã qua đào tạo nghề khi lao động đó đã hoàn thành/trải qua ít nhất một hoạt động
đào tạo nghề. Khi xem xét việc lao động đã từng được đào tạo (đã từng trải qua),
thì không xem xét về mặt năng lực thực tế, không xem nặng vấn đề văn bằng chứng
chỉ, mà chủ yếu trên góc độ người đó đã từng được/tham gia học nghề. Thông
thường lao động qua đào tạo nghề là người đã trải qua (được học) lớp/khóa/chương
trình đào tạo nghề với nghề thuộc danh mục nghề đào tạo được ban hành.
Để đảm bảo đạt được kiến thức và kỹ năng nghề cần thiết cần qui định thời
gian tối thiếu đối với một khóa đào tạo nghề để được coi là đã qua đào tạo nghề.
Qua ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý thì thời gian để có thể truyền đạt
kiến thức và kỹ năng nghề đơn giản phải cần tối thiểu một tháng. Kết thúc khóa

12
học, người học được thi hoặc kiểm tra đánh giá về kiến thức và kỹ năng nghề và
được cấp văn bằng, chứng chỉ nghề theo qui định.
Thông thường có ba nhóm cung cấp lao động qua đào tạo nghề đó là đào tạo
chính thức trong các trường thuộc hệ thống giáo dục kỹ thuật và dạy nghề, đào tạo
nghề nghiệp trước khi làm việc và đào tạo tại chức (tại chỗ) cho công nhân [128,
tr.15]. Việc xác định các khóa học, chương trình đào tạo không chỉ loại hình đào
tạo chính thức, mà tất cả các loại hình đào tạo khác nhau (Luật dạy nghề công nhận

các cơ sở dạy nghề bao gồm cả các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh). Lao
động qua đào tạo nghề được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau và được hiểu rộng
là đối tượng đã được trải qua học nghề dưới nhiều hình thức khác nhau.
Qua các tiêu chí trên, có thể đưa ra khái niệm: "Lao động qua đào tạo nghề
là những người đã hoàn thành ít nhất một chương trình đào tạo của một nghề
tại một cơ sở dạy nghề (gồm cả các cơ sở sản xuất kinh doanh) và được cấp văn
bằng chứng chỉ nghề hoặc được thừa nhận theo các qui định hiện hành".
Như vậy, lao động qua đào tạo nghề hiện không chỉ có nhóm CNKT được đào
tạo chính qui từ trường, lớp dạy nghề (quan niệm cũ), mà bao gồm lao động được
đào tạo ở cả ba cấp trình độ (theo Luật Dạy nghề) trong nhà trường và được dạy
nghề bởi doanh nghiệp, các cơ sở dạy nghề ngoài nhà trường hoặc tự học, được
truyền nghề và được thừa nhận bởi các qui định hiện hành.
Nhóm lao động chưa qua đào tạo được hiểu là những người chưa có bất kỳ
một loại văn bằng hoặc chứng chỉ nghề nào và thực tế cũng không đảm nhận một
công việc nào đòi hỏi chuyên môn/kỹ thuật từ 3 năm trở lên hoặc công việc đòi hỏi
chuyên môn/kỹ thuật nhưng kinh nghiệm chưa đủ 3 năm [18, tr.21].
Nhóm CNKT không bằng thường là đối tượng khó xác định. Theo thống kê
lao động việc làm hàng năm của Bộ LĐ-TB&XH thì CNKT không bằng, chứng chỉ
là những người tuy chưa qua một trường lớp đào tạo nào nhưng do tự học, do được
truyền nghề hoặc vừa làm vừa học nên họ đã có được kỹ năng, tay nghề tương
đương với bậc 1 của CNKT có bằng cùng nghề và thực tế đã làm công việc đang
làm từ 3 năm trở lên [18, tr.21].

13

Theo cách phân loại trước đây, xuất phát từ nguồn gốc đào tạo, lao động được
đào tạo ra gồm hai nhóm là công nhân kỹ thuật và cán bộ chuyên môn. Công nhân
kỹ thuật là người được đào tạo và được cấp bằng, chứng chỉ của bậc giáo dục
nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục để có năng lực thực hành, thực hiện các
công việc phức tạp do sản xuất yêu cầu. Những người được đào tạo ở cấp trình độ

khác như trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học thì xếp vào
nhóm `cán bộ chuyên môn’. Cán bộ chuyên môn là những người được đào tạo ở
các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, có trình độ học vấn cao,
có khả năng lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo một chuyên môn, nghiệp vụ nào đó.
Khi thống kê lao động, việc làm thường phân ra làm hai nhóm lớn là lao động
chưa qua đào tạo (không có CMKT) và lao động đã qua đào tạo (đồng nghĩa với có
CMKT). Lao động có chuyên môn kỹ thuật là cách gọi chung trên thị trường lao
động đối với lao động đã qua đào tạo bao gồm lao động qua đào tạo nghề và lao
động là cán bộ chuyên môn. Lao động có chuyên môn kỹ thuật không trùng với cán
bộ chuyên môn mà rộng hơn và lao động qua đào tạo nghề không trùng với công
nhân kỹ thuật mà rộng hơn.
Lao động phổ thông
Trung cấp nghề
Cao đẳng nghề
Cao đẳng

THCN
LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG

LAO

ĐỘNG



CMKT


qua
Đào

tạo
nghề
Sơ cấp nghề

Đại học & trên đại học
Nghề
không có
tính chất
kỹ thuật

Nghề có
tính chất
kỹ thuật

Sơ đồ 1.1: Minh họa phạm vi lao động qua đào tạo nghề


14
Thống kê lao động qua đào tạo nghề hiện nay với nhiều quốc gia có những
cách thức khác nhau. Đa phần các nước gọi là công nhân kỹ thuật/công nhân lành
nghề để chỉ các đối tượng làm công việc của người công nhân và có các trình độ
đào tạo nghề khác nhau. Kỹ thuật viên chủ yếu chỉ đối tượng lao động là công nhân
kỹ thuật được đào tạo nghề trình độ cao (tương tự cao đẳng nghề). Ở nước ta, lao
động qua đào tạo nghề được thống kê cho đến năm 2007 được hiểu là những lao
động thuộc lực lượng lao động có trình độ CNKT không bằng, chứng chỉ; CNKT
có chứng chỉ và sơ cấp, CNKT có bằng, chứng chỉ. Hiện tại, số liệu và những tính
toán đang dựa trên cách phân loại này mà chưa thay đổi dựa trên phân loại cấp trình
độ đào tạo trong Luật Dạy nghề.
1.2. Kết cấu việc làm và cung-cầu việc làm của lao động qua đào tạo nghề
1.2.1. Việc làm trong các lý thuyết kinh tế

Khi xem xét quan hệ cung - cầu và sự biến động của lực lượng lao động nói
chung và lao động qua đào tạo nghề nói riêng có thể vận dụng các mô hình việc
làm, cung cầu, dịch chuyển lao động, gia tăng và biến động việc làm. Các mô hình
kinh tế có liên quan đến việc làm, thất nghiệp nổi tiếng như trường phái cổ điển (A.
Smith và D. Ricardo), lý thuyết việc làm và thất nghiệp của C. Mác, lý thuyết việc
làm của J.M. Keynes mà ngày nay còn ảnh hưởng đến các chính sách việc làm của
các nền kinh tế.
A. Smith cho rằng trong điều kiện thị trường cạnh tranh tự do, bàn tay vô hình
đảm bảo quân bình và hoàn hảo trong xã hội, đạt được phúc lợi cá nhân và phúc lợi
chung. Ricardo và A. Marshall cũng cùng quan điểm khi cho rằng nền kinh tế thị
trường là nền kinh tế tự điều tiết và không thấy sự cần thiết điều tiết của Nhà nước
[26, tr.256]. Mô hình cổ điển có 4 hướng để làm tăng việc làm, đó là (i) cải tiến tổ
chức, dự báo tốt để tránh thất nghiệp cơ cấu; (ii) hạ thấp độ phi thỏa dụng biên của
lao động qua tiền lương thực tế; (iii) tăng thêm năng suất biên vật chất của lao động
trong các ngành sản xuất hàng hóa cho người ăn lương; và (iv) tăng giá hàng hóa
không giành cho người ăn lương so với giá các hàng hóa khác [51, tr.43].

15
Việc làm chiếm vị trí quan trọng và đầy ý nghĩa trong tác phẩm "Tư bản" của
Các Mác. C.Mác dựa trên các lý luận căn bản về giá trị thặng dư, qui luật dân số và
đặc biệt là cấu trúc hữu cơ của vốn. Công thức cơ bản về giá trị hàng hóa (c + v +
m), được cấu thành từ tư bản cố định (c), tư bản lưu động (v) và giá trị thặng dư
(m). C.Mác cho rằng cấu trúc hữu cơ của tư bản thay đổi trong quá trình tích lũy là
nguyên nhân căn bản của gia tăng hay giảm dần việc làm tương đối (tư bản lưu
động), so với tư bản cố định. Trong quá trình làm thay đổi cấu trúc hữu cơ của tư
bản, người công nhân vô hình dung đang làm giảm việc làm và đang tự biến mình
thành nhân khẩu thừa tương đối.
Jonh Meynard Keynes được biết đến như một nhà kinh tế lỗi lạc với công
trình nổi tiếng là Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ, xuất bản năm
1936 [51]. Keynes cho rằng tăng đầu tư làm tăng tổng cầu tăng và việc làm và Nhà

nước có vai trò chủ động can thiệp đến tổng cầu, sản lượng và việc làm của nền
kinh tế. Đồng thời khuynh hướng tiêu dùng biên và lãi suất cũng ảnh hưởng tới tập
hợp cầu và xác định mức việc làm. Dẫn đến, để kích thích kinh tế, thứ nhất, giảm
lãi suất cho phép tăng tín dụng; thứ hai, xã hội hóa đầu tư (đầu tư rộng và đúng);
thứ ba, những biện pháp không ngừng tăng tiêu dùng (kích cầu) [26, tr.273].
Mô hình Harrod - Domar xây dựng mối quan hệ giữa tăng trưởng sản lượng,
đầu tư và việc làm. Giữa gia tăng việc làm và sản lượng có mối quan hệ được thể
hiện bằng hệ số lao động-sản lượng, sự gia tăng việc làm về bản chất là một hàm số
của các mức khả năng tăng sản xuất phụ thuộc vào vốn đầu tư. Công thức phổ biến
của mô hình này là g=s/k, trong đó g là tỷ lệ tăng trưởng sản lượng, k tỷ số gia tăng
vốn/sản lượng, k được gọi là hệ số ICOR (hệ số gia tăng vốn đầu ra) [66, tr.83].
Về tăng trưởng và sự đóng góp của lao động, trường phái tân cổ điển (đại diện
chính là Robert Solow) đã lấy hàm sản xuất của Cobb-Gouglas làm cơ sở (hàm sản
xuất giản đơn: Y= KαL1-α, trong đó Y, K và L lần lượt là sản lượng, vốn và lao
động). A. Samuelson cũng thống nhất với các nhà kinh tế tân cổ điển khi cho rằng
tổng mức cung của nền kinh tế được xác định bởi các yếu tố đầu vào của sản xuất
là vốn, lao động, tài nguyên và công nghệ.

16
Mô hình nổi tiếng nghiên cứu sự dịch chuyển việc làm từ khu vực nông thôn
nghèo, lạc hậu (khu vực truyền thống) sang khu vực thành thị, công nghiệp (khu
vực hiện đại) là của Arthur Lewis (sau này được Fei và Ranis hoàn thiện). Mô hình
này giả định nền kinh tế có hai khu vực chính là nông nghiệp với đặc trưng lạc hậu
và dư thừa lao động; và công nghiệp đại diện cho khu vực hiện đại đang thu hút lao
động dịch chuyển từ nông nghiệp sang. Nhờ có quá trình dịch chuyển lao động này
việc làm ở nông thôn giảm đi, việc làm trong ngành công nghiệp hiện đại tăng lên.
Mô hình của H.T. Oshima coi trọng thúc đẩy việc làm ở cả hai khu vực. Quá
trình phát triển chia thành ba giai đoạn phù hợp với các nước đang phát triển là giai
đoạn bắt đầu, giai đoạn hướng tới việc làm đầy đủ và giai đoạn phát triển kinh tế
chiều sâu. Xét về dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công

nghiệp và dịch vụ, hai mô hình cùng mang đến những chính sách phát triển kinh tế
dựa căn bản trên hai khu vực. Xuất phát từ mô hình Lewis với khu vực công nghiệp
là 'đầu kéo' hút lao động từ nông nghiệp sang, đến mô hình Oshima với giai đoạn
đầu lấy nông nghiệp là 'đầu đẩy' làm cho lao động dư thừa ở khu vực này dẫn đến
sự dịch chuyển sang khu vực công nghiệp, khu vực dịch vụ.
Kinh tế học hiện đại sau này xuất hiện khái niệm mới về nguồn vốn nhân lực.
Vốn nhân lực là toàn bộ trình độ chuyên môn mà một người lao động tích lũy được.
Nó được đánh giá cao vì có tiềm năng đem lại thu nhập trong tương lai [31,
tr.282]. Cung lao động không chỉ đơn thuần là việc người lao động có mặt trên thị
trường lao động mà còn bao gồm các kỹ năng mà họ có. Những kỹ năng này người
lao động thu được từ khả năng bẩm sinh, những gì người lao động được đào tạo và
kinh nghiệm họ đã trải qua.
Vốn nhân lực giả thiết rằng các mức chênh lệch của tiền lương phản ảnh sự
chênh lệch về năng suất lao động. Người có năng suất lao động cao hơn sẽ có được
thu nhập và tiền lương cao hơn. Và một lý luận cơ bản là giáo dục, đào tạo tạo ra
năng suất lao động cao hơn. Thu nhập và tiền lương phụ thuộc vào hai nhân tố
chính là tuổi tác và trình độ đào tạo. Những người có trình độ cao hơn có mức thu
nhập cao hơn và mức chênh lệch này càng lớn cùng với tuổi tác và kinh nghiệm.

17
1.2.2. Kết cấu việc làm và việc làm của lao động qua đào tạo nghề
Việc làm là phạm trù chỉ sự phù hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất
bao gồm cả về số lượng, chất lượng và các đặc điểm. Một đơn vị sức lao động có
thể vận hành/thực hiện bao nhiêu đơn vị tư liệu sản xuất hay còn được phản ảnh
bằng quan hệ hữu cơ C/V. Quan hệ hữu cơ giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến
dưới sự tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật dẫn đến sự thay đổi trạng thái và
mức độ phù hợp giữa trang bị vốn, công nghệ, máy móc thiết bị cho một chỗ làm
việc, ngoài ra còn phụ thuộc vào việc tổ chức lao động.
Theo quan điểm và giả thuyết của Keynes khi tính số lượng việc làm: việc
làm tương đương với đơn vị việc làm được chia nhỏ bằng các đơn vị công việc của

công việc giản đơn (không có kỹ năng) và tiền lương/tiền công xác định bằng đơn
vị tiền công cho một đơn vị việc làm giản đơn (w). Khi đó công thức tính tổng tiền
lương sẽ là: W= N x w, trong đó N là khối lượng việc làm. Giả thuyết như vậy cho
phép đo lường khối lượng việc làm mà không quan tâm đến vấn đề chất lượng lao
động trình độ, kỹ năng kỹ thuật của lao động, mức độ phức tạp, trang bị vốn…..
Việc làm = Chỗ làm việc (công việc) + sức lao động (lao động)
Chỗ làm việc = vốn đầu tư + công nghệ + tổ chức sản xuất + điều kiện khác
Sức lao động = sức khỏe thể lực + năng lực (kiến thức, kỹ năng, thái độ...)
Từ góc độ đầu tư Từ góc độ lao động


Chỗ làm việc/công việc Người lao động/Sức LĐ




Sơ đồ 1.2: Kết cấu một việc làm
1. Người lao động
2. Sức khỏe
3. Tri thức/kỹ
năng/thái độ
4. Tiền lương
5. Thời gian
6. Điều kiện lao
động

1. Vốn đầu tư
2. Nhà xưởng
3. Máy móc
4. Công nghệ

5. Tổ chức SX
6. Môi trường,
điều kiện làm
việc
1
việc làm


18
Thống kê việc làm nếu tính theo chỗ làm việc, trong trường hợp một chỗ làm
việc có 2 lao động trở lên làm thay ca. Nếu thống kê theo người lao động có việc
làm có thể dẫn đến thiếu việc làm nếu một lao động làm từ 2 công việc trở lên (tính
cả số việc làm bán thời gian). Tuy nhiên, các thống kê đều tính đủ theo người lao
động dù họ làm 2 công việc cùng một lúc vì chủ yếu thống kê theo lao động chứ
không thống kê theo chỗ làm việc. Do đó, tính số lượng việc làm theo lao động
đảm bảo được các yêu cầu (i) chính xác hơn khi so với tính theo chỗ làm việc, (ii)
phù hợp hơn vì nghiên cứu chủ yếu về nhóm đối tượng có kỹ năng cụ thể và (iii)
thuận lợi hơn vì đo theo người lao động với các đặc tính kèm theo không phức tạp
như tính các chỗ làm việc.
Chất lượng việc làm dưới giác độ xã hội, yếu tố quan trọng là việc toàn dụng
nhân công, mọi người đều có việc làm và có được việc làm phù hợp với luật pháp,
việc làm nhân văn, việc làm tử tế v.v.... Chất lượng việc làm dưới góc độ người lao
động gồm các yếu tố cơ bản là có thu nhập/tiền lương/tiền công cao (lợi ích từ việc
làm lớn); các chế độ bảo đảm việc làm và linh hoạt việc làm (an ninh việc làm); sự
phù hợp với năng lực và sở thích cá nhân; và có các điều kiện phát triển (đào tạo,
thăng tiến nghề nghiệp).
Cụ thể với một chỗ việc làm, vốn đầu tư thấp đòi hỏi người lao động phải có
sức khỏe, trình độ CMKT phù hợp. Vốn đầu tư lớn, công nghệ cao, máy móc thiết
bị hiện đại đòi hỏi người lao động phải có CMKT cao tương ứng. Trong ngắn hạn
sự phù hợp là tương đối, có thể có những điểm chưa phù hợp hoặc từ phía chỗ việc

làm hoặc từ phía người lao động. Sự phù hợp là trạng thái cân bằng dài hạn giữa
yêu cầu của chỗ làm việc và năng lực người lao động.
Trong dài hạn, chi phí tiền lương cho một chỗ làm việc theo lợi ích của người
sử dụng lao động thì chỉ trả đúng theo yêu cầu CMKT và sức lao động cần thiết
tương ứng và không trả cao hơn để đảm bảo thu được lợi ích cho đầu tư lớn nhất.
Nếu lao động không đáp ứng được yêu cầu CMKT của vị trí việc làm, người chủ sẽ
sớm sa thải để tìm người lao động khác phù hợp với chi phí tiền công, tiền lương
bỏ ra cho chỗ làm việc đó. Ngược lại, nếu người lao động có CMKT cao hơn yêu
cầu công việc và tiền lương chi trả cho chỗ làm việc (trong một thị trường lao động

19
linh hoạt), anh ta sẽ sớm rời bỏ chỗ làm đó để tìm việc làm khác đòi hỏi CMKT cao
hơn để có tiền lương và thu nhập cao hơn.
Điểm căn bản là trạng thái phù hợp trong kết hợp xảy ra khi người tạo ra việc
làm kết hợp được tối ưu để sử dụng triệt để khả năng của người lao động với các
điều kiện trang bị sẵn có/đã đầu tư với mức chi phí lao động thấp nhất. Nếu người
lao động thừa năng lực thì việc làm không/chưa hiệu quả hoặc chưa tối ưu đối với
người lao động, nhưng người chủ vẫn đạt được hiệu quả tối ưu nếu chi phí tiền
lương và các điều kiện chi trả khác không phải tăng lên.
Như vậy về dài hạn, việc làm của một nhóm lao động có kỹ năng nhất định có
thể đo bằng số lượng lao động có kỹ năng đó hiện đang có việc làm. Việc làm của
lao động qua đào tạo nghề là việc làm của lao động có việc làm thuộc nhóm đối
tượng đã được đào tạo nghề. Điểm khác biệt là kỹ năng của người lao động thuộc
về nhóm đối tượng đã được đào tạo nghề.
Các nghiên cứu nói chung về lao động và việc làm đều xuất phát/tiếp cận từ
góc độ lao động. Nghiên cứu việc làm chủ yếu là trên cơ sở nghiên cứu các đặc
điểm làm việc của người lao động (số lượng việc làm, cơ cấu, qui mô, ngành, nghề,
lĩnh vực, kỹ năng, tiền lương, thu nhập, điều kiện lao động,...). Nghiên cứu việc
làm của lao động qua đào tạo nghề vì thế chủ yêú gắn với khía cạnh kỹ năng và các
điều kiện làm việc của người lao động, các nội dung chủ yếu là:

+ Số lượng/cơ cấu theo cấp trình độ, theo ngành nghề, vùng, khu vực sở hữu
+ Cơ hội việc làm và việc làm phù hợp.
+ Chính sách và các vấn đề trong sử dụng lao động qua đào tạo nghề.
+ Chất lượng việc làm: tiền lương, thu nhập, điều kiện làm việc,
+ Đào tạo, phát triển lực lượng lao động qua đào tạo nghề;
1.2.3. Cung – cầu việc làm của lao động qua đào tạo nghề
Về bản chất, cung cầu việc làm của lao động qua đào tạo nghề biểu hiện trên
thị trường lao động là cung cầu kỹ năng. Sự vận động của các yếu tố cung và cầu
kỹ năng cũng phải tuân theo qui luật vận động chung của thị trường.

20
a) Cung việc làm hay cầu lao động kỹ năng và các nhân tố ảnh hưởng
Trên giác độ đầu tư sản xuất kinh doanh (tạo chỗ làm việc): đầu tư và tổ chức
tạo ra các vị trí, chỗ làm việc. Biểu hiện là số vốn/máymóc thiết bị và các điều kiện
cho một chỗ làm việc và các điều kiện khác như môi trường, tổ chức, không gian
và các yếu tố điều kiện xã hội (hội, công đoàn v.v..). Trong đó yếu tố vốn đầu tư để
tạo nên một chỗ làm việc (công việc) thường được quan tâm và làm cơ sở tính toán.
Khi đó các biểu hiện, thông số để xem xét về việc làm sẽ là: (i) lượng vốn đầu tư
tạo 1 chỗ việc làm (suất đầu tư); (ii) các điều kiện tổ chức sản xuất kinh doanh; (iii)
điều kiện cần thiết để có thể thuê lao động.
Điều kiện quan trọng là các yếu tố tạo nên sự kích thích đầu tư tạo chỗ làm
việc đó là lợi ích của người sử dụng lao động (chủ doanh nghiệp). Việc làm tạo ra
trên cơ sở theo đuổi mục tiêu lợi nhuận của người chủ thu lại được từ đầu tư và sự
kết hợp với lao động (không tính toán các yếu tố thương mại để bán sản phẩm).
Quyết định tạo thêm một chỗ việc làm của doanh nghiệp khi sự kết hợp tối ưu
giữa C và V và khi chi phí biên cho sức lao động bằng doanh thu biên của sản
phẩm đồng thời khi đó tiền công bằng sản phẩm giá trị biên của lao động.
Tiền công
Tiền công
Wo E


NSLĐ biên

L* Số lượng nhân công
Biểu đồ 1.1: Quyết định số lượng việc làm của doanh nghiệp
Qui luật năng suất lao động biên giảm dần làm đường năng suất lao động
giảm dần. Phía trái L*, việc thuê thêm nhân công có lợi cho hãng vì tăng doanh thu
cao hơn là chi phí cho lao động. Phía phải L*, việc thuê thêm nhân công sẽ làm
tăng chi phí hơn là tăng doanh thu. L* là mức thuê nhân công tối ưu.

21
Về cơ bản tạo chỗ việc làm hay cầu kỹ năng trên thị trường lao động sẽ do
yếu tố kinh tế quyết định. Các chủ thể sản xuất là các doanh nghiệp, người sử dụng
lao động sẽ là người có nhu cầu thuê/mua các kỹ năng của người lao động có kỹ
năng. Nhu cầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhưng cơ bản là phụ thuộc
tăng trưởng kinh tế và đầu tư sản xuất và đặc điểm công nghệ sản xuất.
Các nhân tố ảnh hưởng đến tập hợp cung việc làm như: tăng trưởng và phát
triển kinh tế, tăng đầu tư, thay đổi cấu trúc sản xuất trong nền kinh tế, thay đổi cấu
trúc ngành, dịch chuyển lao động, thay đổi công nghệ, các yếu tố chi phí sản xuất,
tư liệu sản xuất hay tiền lương thay đổi. Tập hợp cung việc làm có thể được biểu
diễn bằng hàm sau: Y = f (C, V, X, ....) trong đó các nhân tố cơ bản là vốn đầu tư
và công nghệ quyết định cả về số lượng và sự kết hợp giữa vốn và lao động đồng
thời với các yếu tố tổng hợp khác tạo nên số lượng và kết cấu việc làm.
c) Cầu việc làm hay cung lao động có kỹ năng và các nhân tố ảnh hưởng
Xuất phát từ góc độ người lao động, nhu cầu làm việc của các cá nhân thông
thường xuất phát từ các nhu cầu: tạo và có thu nhập, phù hợp về sức khỏe, đặc
điểm và năng lực cá nhân (tri thức, kiến thức, kỹ năng, thái độ); điều kiện lao động
(môi trường/luật pháp, quan hệ lao động và tổ chức lao động).
Các nhân tố tác động đến tập hợp cầu việc làm gồm: Số lượng lao động (L),
chất lượng hay năng lực lao động T (kiến thức, kỹ năng, sức khỏe...), tiền lương/thu

nhập (S) và các điều kiện làm việc khác (O) (điều kiện học tập, thăng tiến, môi
trường làm việc, tổ chức xã hội và các quyền của người lao động). Khi đó tập hợp
cầu việc làm có thể được biểu diễn dưới dạng hàm sau: Y = f (L, T, S, O....).
Cầu việc làm của lao động qua đào tạo nghề về cơ bản không có sự khác biệt
vì cũng là cầu việc làm, nhưng chỉ khác nhóm đối tượng lao động có CMKT cụ thể
là đã qua đào tạo nghề. Trong dài hạn, cầu việc làm sẽ tương ứng với lao động có
việc làm với các đặc điểm việc làm hiện tại của lao động qua đào tạo nghề tương
đương cung lao động qua đào tạo nghề (không tính thất nghiệp).
Về cơ bản cung lao động qua đào tạo nghề do ba bộ phận chủ yếu trong nền
kinh tế (gồm cả hệ thống giáo dục và khu vực sản xuất kinh doanh) đảm nhận, đó là

×