Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

De on tap kiem tra amin amino axit peptit

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.79 KB, 4 trang )

LỚP ÔN THI HÓA 2019
(Đề có .... trang)

BÀI TẬP HÓA 12 CHƯƠNG III
Ôn tập: Amin – Amino axit - Peptit
Thời gian làm bài: phút

Câu 1. Amin nào sau đây là amin bậc hai?
A. C2H7NH2.
B. (CH3)2NH.
C. CH5N.
D. (CH3)3N.
Câu 2. Valin có tên thay thế là
A. axit 3–amino–2–metylbutanoic. B. axit amioetanoic.
C. axit 2–amino–3–metylbutanoic. D. axit 2–aminopropanoic.
Câu 3. Đipeptit X có công thức: NH2CH2CONHCH(CH3)COOH. Tên gọi của X là
A. Ala-Gly
B. Gly-Ala
C. Gly-Val
D. Ala-Val
Câu 4. Trong phân tử protein, các gốc α–aminoaxit được gắn với nhau bằng liên kết?
A. Glicozit
B. Hidro
C. Amit
D. Peptit
Câu 5. Chất nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong các chất sau?
A. CH3CH2OH.
B. CH2(NH2)COOH. C. CH3CH2NH2.
D. CH3COOCH3.
Câu 6. Amino axit X no, mạch hở có công thức phân tử CnHmO4N. Mối quan hệ giữa m với n là
A. m = 2n-1


B. m = 2n-2 C. m = 2n + 1
D. m = 2n
Câu 7. Trong phân tử chất nào sau đây không chứa nguyên tố nitơ ?
A. tinh bột.
B. glyxin.
C. axit glutamic.
D. anilin.
Câu 8. Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất ?
A. NH3
B. C6H5CH2NH2
C. C6H5NH2
D. (CH3)2NH
Câu 9. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ ?
A. C6H5NH2
B. H2NCH2COOH
C. CH3CH2CH2NH2
D. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH
Câu 10. Chất không tác dụng được với dung dịch NaOH là :
A. C6H5NH2
B. CH3NH3Cl
C. H2NCH2COOH D. CH3COOCH=CH2
Câu 11. Dãy chất nào sau đây đều phản ứng với dung dịch HCl?
A. C2H5NH2; H2NCH2COOH; H2NCH(CH3)CO-NHCH2COOH.
B. C2H5NH2; ClH3NCH2COOH; NH2CH2CO-NHCH2COOH.
C. CH3NH2; ClH3NCH2COOH; NH2CH(CH3)CO-NHCH2COOH.
D. C2H5NH2; CH3COOH; NH2CH(CH3)CO-NHCH2COOH.

Câu 12. Thủy phân không hoàn toàn tripeptit X mạch hở, thu được sản phẩm gồm Gly,
Ala, Ala–Gly, Gly–Ala. Tripeptit X là
A. Ala–Ala–Gly

B. Gly–Gly- Ala
C. Ala–Gly–Gly
D. Gly–Ala–Gly
Câu 13. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các peptit mà phân tử chỉ chứa từ 11 đến 50 gốc aminoaxit được gọi là polipeptit.
B. Các protein đều là chất rắn, nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước.
C. Peptit mạch hở phân tử chứa hai gốc α–aminoaxit được gọi là đipeptit
D. Peptit mạch hở phân tử chứa hai liên kết peptit–CO–NH–được gọi là đipeptit


Câu 14. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
A. Khi cho quỳ tím vào dung dịch muối natri của glyxin sẽ xuất hiện màu xanh
B. Liên kết giữa nhóm NH với CO được gọi là liên kết peptit
C. Có 3 α-amino axit có thể tạo tối đa 6 tripeptit
D. Mọi peptit đều có phản ứng tạo màu biure
Câu 15. Phát biểu không đúng là
A. Trong dung dịch, H2N-CH2-COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+-CH2-COO-.
B. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.
C. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin (hay glixin).
D. Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.
Câu 16. Hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch X, Y, Z, T được ghi lại
như sau:
Chất

X

T

Z


T

Quỳ tím

Hóa xanh

Không đổi màu

Không đổi màu

Hóa đỏ

Nước Brom

Không có kết tủa

Kết tủa trắng

Không có kết tủa Không có kết tủa

Thuốc thử

Chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. Glyxin, Anilin, Axit glutamic, Metylamin.
B. Anilin, Glyxin, Metylamin, Axit glutamic.
C. Axit glutamic, Metylamin, Anilin, Glyxin.
D. Metylamin, Anilin, Glyxin, Axit glutamic.
Câu 17. Cho dãy các chất: CH3COONH4, CH3NH2, glucozơ, H2N-CH2-COOH, CH3COOC2H5,
HCOONH4, protein, metyl metacrylat. Số chất tác dụng được với cả HCl và NaOH là
A. 4


B. 5

C. 6

D. 7

 CH 3OH/HCl khan
HCl
NaOH du
Câu 18. Cho sơ đồ sau: Alanin 
X1 
 X 2 
 X3

Trong các chất alanin, X1, X2, X3, số chất có khả năng làm đổi màu quỳ tím là
A. 2

B. 4

C. 3

D. 1

Câu 19. Cho alanin lần lượt tác dụng với các chất (điều kiện có đủ): NaOH, CH 3OH, HCl, Na2SO4,
H2NCH2COOH, H2SO4. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là
A. 6

B. 3.


C. 5

D. 4.

Câu 20. Khi thủy phân hoàn toàn một tripeptit mạch hở X thu được hỗn hợp sản phẩm gồm alanin
và glyxin. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn là
A. 6.

B. 3.

C. 9.

D. 12.

Câu 21. Tripeptit X có công thức phân tử C8H15O4N3. Số đồng phân cấu tạo có thể có của
X là
A. 8

B. 9

C. 12

D. 6


Câu 22. Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa
28,25 gam muối. Giá trị của m là
A. 28,25

B. 18,75


C. 21,75

D. 37,50

Câu 23. Cho 6,08 gam hai amin metyl amin và etyl amin tác dụng với V (ml) dung dịch HCl 1M
thu được 9,00 gam muối. Giá trị của V là
A. 50

B. 60

C. 70

D. 80

Câu 24. Cho 3,75 gam amino axit X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 4,85 gam
muối. Công thức của X là
A. H2N-(CH2)3-COOH.

B. H2N-(CH2)2-COOH.

C. H2N-CH2-COOH.

D. H2N-CH(CH3)-COOH.

Câu 25. Thuỷ phân 1250 gam protein X thu được 425 gam alanin. Nếu phân tử khối của X bằng
100.000 đvC thì số mắt xích alanin có trong phân tử X là
A. 328.

B. 479.


C. 453.

D. 382.

Câu 26. Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ,
thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là
A. 1,46

B. 1,22

C. 1,36

D. 1,64

Câu 27. Cho m gam valin vào 200 ml dung dịch HCl 1M, dung dịch sau phản ứng tác dụng vừa
đủ với 250 ml NaOH 2M. Mặc khác, nếu đốt cháy m gam valin thì cần V lít khí O 2 (đktc). Giá trị
V là
A. 15,12

B. 30,24

C. 45,36

D. 75,6

Câu 28. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol một amin no, mạch hở A bằng oxi vừa đủ, thu được 0,75
mol hỗn hợp B gồm khí và hơi. Cho 9,2 gam A tác dụng với dung dịch HCl dư, số mol HCl đã
phản ứng là
A. 0,1.


B. 0,2.

C. 0,4.

D. 0,3.

Câu 29. Hỗn hợp X gồm 1 amin đơn chức, 1 anken và 1 ankan. Đốt cháy hoàn toàn 12,95 gam
hỗn hợp X bằng V lít O2 thu được 19,04 lít CO2; 0,56 lít N2 và m gam nước. Biết các khí đo ở
đktc. Giá trị của V là
A. 45,92 lít.

B. 30,52 lít.

C. 42,00 lít.

D. 32,48 lít.

Câu 30. Một hợp chất hữu cơ đơn chức X có CTPT C 3H9O3N tác dụng với dung dịch HCl hay
NaOH đều sinh khí. Cho 2,14 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra m gam muối
vô cơ. Giá trị của m là
A. 2,12 gam.

B. 1,68 gam.

C. 1,36 gam.

D. 1,64 gam.

Câu 31. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 loại amin X,Y, Z bằng một lượng không khí vừa

đủ ( trong không khí 1/5 thể tích là oxi, còn lại là nitơ) thu được 26,4 gam CO 2, 18,9 gam H2O và
104,16 lít khí N2 (ở đktc). Giá trị của m là
A. 13,5

B. 16,4

C. 15,0

D. 12,0

Câu 32. Cho 14,7 gam axit glutamic vào dung dịch H2SO4 0,5M và HCl 1M, thu được dung dịch
X chứa 19,83 gam chất tan. Thể tích dung dịch NaOH 1M và KOH 0,6M cần lấy để phản ứng vừa
đủ với chất tan trong dung dịch X là
A. 200,0 ml.

B. 225,0 ml.

C. 160,0 ml.

D. 180,0 ml.


Câu 33. Hỗn hợp X gồm axit glutamic và lysin tác dụng với dung dịch chứa 0,5 mol NaOH, thêm
tiếp 250 ml dung dịch H2SO4 2M vào thì thấy phản ứng xảy ra vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản
ứng thu được 103,9 gam muối. Phần trăm khối lượng của lysin trong X là
A. 33,49%

B. 66,51%

C. 66,97%


D. 33,26%

Câu 34. Hỗn hợp M gồm amino axit X (no, mạch hở, chỉ chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH 2)
và este Y tạo bởi X và C2H5OH. Đốt cháy hoàn toàn m gam M bằng 1 lượng O2 vừa đủ thu được
N2; 12,32 lít CO2 (đktc) và 11,25 gam H2O. Giá trị của m là
A. 11,30 gam.

B. 12,35 gam.

C. 12,65 gam.

D. 14,75gam.

Câu 35. Hỗn hợp X gồm 1 mol aminoaxit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng
phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO 2, x
mol H2O và y mol N2. Các giá trị của x, y tương ứng là
A. 8 và 1,5.

B. 7 và 1,0.

C. 7 và 1,5.

D. 8 và 1,0.

Câu 36. Thủy phân hoàn toàn một tetrapeptit X (được tạo thành từ glyxin) trong 500 ml dung dịch
NaOH 1M thu được dung dịch Y. Để phản ứng vừa đủ với các chất trong Y cần dung dịch chứa
0,35 mol H2SO4 thu được Z chỉ chứa các muối trung hòa. Cô cạn cẩn thận Z được m gam muối
khan. Giá trị của m là
A. 24,8.


B. 95,8.

C. 60,3.

D. 94,6.

Câu 37. Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong đó oxi chiếm 41,2% về khối lượng).
Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 20,532 gam muối. Giá trị của m là
A. 13,8

B. 12,0

C. 13,1

D. 16,0

Câu 38. Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp khí X gồm hai amin no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp
nhau và hai anken đồng đẳng kiếp tiếp nhau (đều có số cacbon nhỏ hơn 4) cần V (lít) khí oxi, thu
được hỗn hợp khí Y. Cho Y vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thấy xuất hiện 25 gam kết
tủa, 0,448 lít khí thoát ra, đồng thời khối lượng dung dịch giảm 8,42 gam. Mặc khác, X cũng phản
ứng vừa đủ với 60 ml dung dịch Br2 1M. Các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của V và tên
gọi của amin nhỏ hơn là
A. 9,072; propan amin

B. 9,072; etyl amin

C. 6,272; etyl amin

D. 6,272; propan amin


Câu 39. Cho 0,05 mol một amino axit (X) có công thức H2NCnH2n-1(COOH)2 vào 100 ml dung
dịch HCl 1M thì thu được một dung dịch Y. Cho Y tác dụng vừa đủ với một dung dịch Z có chứa
đồng thời NaOH 1M và KOH 1M thì thu được một dung dịch T, cô cận T thu được 16,3 gam muối,
biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm về khối lượng của cacbon trong phần tử X là
A. 40,81

B. 32,65

C. 36,09

D. 24,49

Câu 40. Thủy phân hoàn toàn 0,09 mol hỗn hợp X gồm tripeptit, tetapeptit, pentapeptit với dung
dịch NaOH vừa đủ thu được 16,49 gam muối của Glyxin; 17,76 gam muối của Alanin và 6,95 gam
muối của Valin. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thì thu được CO 2, H2O và N2 trong đó
tổng khối lượng của CO2 và H2O là 46,5 gam. Giá trị gần nhất của m là
A. 24.

B. 14.

C. 11.

D. 21.



×