Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề ôn tập kiểm tra 1 tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.59 KB, 2 trang )

ĐỀ CƯƠNG ĐỊA
1. KỂ TÊN CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU. NGUYÊN NHÂN GIẢI PHÁP ?
a. Các vấn đề môi trường toàn cầu :
- Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ozôn.
- Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương.
- Suy giảm đa dạng sinh học.
b. Nguyên nhân và đề xuất giải pháp :
Nguyên nhân Đề xuất, giải pháp
Biến đổi khí hậu
và suy giảm tầng
ozôn
- Do hoạt động sản xuất công nghiệp
của con người đã thải vào môi trường
chất độc hại như CFC
3
.
- Hạn chế khí thải độc hại vào môi trường.
- Đổi mới dây chuyền công nghệ.
- Liên kết hợp tác quốc tế.
- Nâng cao ý thức con người qua giáo dục.
Ô nhiễm nguồn
nước ngọt, biển
và đại dương
- Do chất thải chưa qua xử lý của các
nhà máy thải trực tiếp vào môi trường.
- Do các sự cố đắm tàu, rửa tàu và tràn
dầu xảy ra trên biển.
- Phải xử lý chất thải trước khi đưa ra môi trường.
- Cần có chính sách pháp luật nghiêm minh của
nhà nước.
- Hạn chế tối đa những tai nạn trên biển.


- Cần có sự hợp tác quốc tế về sự cố tràn dầu.
Suy giảm đa
dạng sinh học
- Do khai thác quá mức và không hợp
lý của con người đã làm một số loài
sinh vật tuyệt chủng và đứng trước
nguy cơ tuyệt chủng.
- Do chạy theo lợi nhuận, giải quyết
đời sống khó khăn, cải thiện kinh tế gia
đình.
- Cần có chính sách khai thác hợp lý tài nguyên
sinh vật.
- Nâng cao ý thức bảo vệ của con người.
- Cần hợp tác quốc tế để đẩy mạnh và bảo tồn đa
dạng sinh học.
2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN
a. CƠ HỘI :
- Khắc phục các khó khăn, hạn chế về vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật, công nghệ.
- Tận dụng các tiềm năng của toàn cầu để phát triển nền kinh tế xã hội đất nước.
- Gia tăng tốc độ phát triển.
b. THÁCH THỨC :
- Chịu sự cạnh trang quyết liệt hơn.
- Chịu nhiều thua thiệt, rủi ro : tụt hậu, nợ nhiều, ô nhiễm, mất quyền tự chủ nền kinh tế…
 Kết luận chung về cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển.
3. VÌ SAO CÁC NƯỚC MĨ LA TINH CÓ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN THUẬN LỢI ĐỂ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHƯNG TỈ LỆ NGHÈO Ở KHU VỰC LẠI CAO ?
- Do đất đai tập trung phần lớn trong tay các địa chủ nên dân nghèo không có đất sản xuất.
- Do quá trình đô thị hóa tự phát triển diễn ra nhanh chóng
 Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm rất cao.

- Nền kinh tế Mỹ La Tinh phụ thuộc vào nước ngoài.
4. DỰA VÀO BẢN ĐỒ CÁC NƯỚC TÂY NAM Á :
a. Phân tích ý nghĩa vị trí địa lý của khu vực này :
- Tây Nam Á có vị trí chiến lược trong giao thông vận tải quốc tế.
- Là nơi xuất hiện của nhiều quốc gia có nền văn minh rực rỡ.
- Là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn, có ảnh hưởng trên thế giới như thiên chúa giáo, đạo hồi…
b. “Tính chất gay gắt trong các cuộc đấu tranh giành đất đai, nguồn nước và các tài nguyên khác
ở Tây Nam Á đã trở nên quyết liệt hơn khi có sự tham gia của các tổ chức chính trị , tôn giáo cực
1
đoan. Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài và lực lượng khủng bố đã làm mất ổn định của khu
vực Trung Á, Tây Nam Á, tình trạng đói nghèo ngày càng gia tăng”.
* VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TNA VÀ TRUNG Á NÊN GIẢI QUYẾT TỪ ĐÂU ? VÌ SAO ?
- Nên giải quyết từ sự mâu thuẫn về tranh giành dầu mỏ, vì :
Trong điều kiện thiếu hụt các nguồn năng lượng trên quy mô toàn cầu hiện nay, Tây Nam Á và Trung Á đã
trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc, nhiều tổ chức tôn giáo chính trị cực đoan, tăng
cường hoạt động gây nên tình trạng mất ổn định.
* ĐẶT TÊN CHO CÁC BỨC ẢNH SAU :
- Bức tranh 1 : Nạn nhân của xung đột bạo lực của Tây Nam Á.
- Bức tranh 2 :
5.CHO BẢNG SỐ LIỆU SAU :
Các khu vực Lượng dầu thô khai
thác
Lượng dầu thô tiêu dùng.
Đông Á 3414,8 14520,0
ĐNA 2584,4 3749,7
Trung Á 1172,8 503
Tây Nam Á 21356,6 6117,2
Đông Âu 8413,2 4573,9
Tây Âu 161,2 6882,2
Bắc Mỹ 7986,4 22226,8

a. TÍNH SỐ LƯỢNG DẦU THÔ CHÊNH LỆCH GIỮA KHAI THÁC VÀ TIÊU DÙNG CỦA TỪNG
KHU VỰC : ( Chênh lệch khai thác và tiêu dùng (có thể ra âm) = KHAI THÁC – TIÊU DÙNG )
b. NHẬN XÉT ?
- Tây Nam Á khai thác nhiều nhưng tiêu dùng ít vì thế lượng dầu dùng cho xuất khẩu rất lớn.
- Tây Nam Á đóng vai trò đăc biệt quan trọng trong xuất khẩu dầu mỏ vì hiện nay, đây là khu vực xuất khẩu
dầu mỏ lớn nhất và trong tương lai, lượng dầu dự trữ còn rất nhiều.
c. VẼ BIỂU ĐỒ.
6. CHO BẢNG MỘT SỐ CHỈ SỐ VỀ DÂN SỐ - NĂM 2005
Châu lục – nhóm nước Tỉ suất sinh
thô (%)
Tỉ suất tử thô
(%)
Tỉ suất gia tăng dân
số tự nhiên (%)
Tuổi thọ trung bình
(tuổi)
Châu phi 38 15 2,3 52
Nhóm nước đang phát triển 24 8 1,6 65
Nhóm nước phát triển 11 10 0,1 76
Thế giới 21 9 1,2 67
a. NHẬN XÉT ?
- Nhìn chung, các chỉ số của châu Phi cao hơn rất nhiều sao với các khu vực còn lại (38/1000).
- Trong khi đó, nhóm các nước phát triển chỉ là (11/1000), thế giới (21/1000).
- Tỉ suất tử thô của châu Phi vẫn cao hơn so với các khu vực, chiếm 15/1000.
2

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×