Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

chuong 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.17 KB, 2 trang )

BÀI TẬP TỔNG ÔN TẬP CHƯƠNG II HOA 10
Giáo viên: Hồ Viết Thống-THCS&THPT Nguyễn Khuyến
DẠNG 1: XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ NGUYÊN TỐ DỰA VÀO CẤU HÌNH ELECTRON VÀ NGƯỢC LẠI VIẾT CẤU HÌNH
ELECTRON DỰA VÀO VỊ TRÍ NGUYÊN TỐ

Câu 1. Cho các nguyên tố: 11 Na, 13 Al,19 K, 16S, 10 Ne, 18Ar, 2 He.
a) Viết cấu hình electron, xác định tính kim loại, phi kim, khí hiếm, chu kì, nhóm của các nguyên tố trên.
b) Sắp xếp các nguyên tố 11 Na, 13 Al,19 K, 16S theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử.
c) Sắp xếp các nguyên tố 11 Na, 13 Al,19 K, 16S theo chiều giảm dần độ âm điện.
d) Sắp xếp các nguyên tố 11 Na, 13 Al,19 K, 16S theo chiều tăng dần tính kim loại.
e) Sắp xếp các nguyên tố 11 Na, 13 Al,19 K, 16S theo chiều tăng dần tính phi kim.
f) Viết công thức oxit cao nhất, hợp chất khí với hidro (nếu có), công thức hidroxit của 11 Na, 13 Al,19 K, 16S .

Câu 2. Cho các nguyên tố: X (Z=12), Y (Z=19), T (Z=17), V (Z=15), A(Z = 10), R(Z=18), M(Z = 2) .
a) Viết cấu hình electron, xác định tính kim loại, phi kim, khí hiếm, chu kì, nhóm của các nguyên tố trên.
b) Sắp xếp các nguyên tố X, Y, T, V theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử?
c) Sắp xếp các nguyên tố X, Y, T, V theo chiều giảm dần độ âm điện.
d) Sắp xếp các nguyên tố X, Y, T, V theo chiều giảm dần tính phi kim?
e) Sắp xếp các nguyên tố X, Y, T, V chiều giảm dần tính kim loại?
f) Viết công thức oxit cao nhất, hợp chất khí với hidro (nếu có), công thức hidroxit của X, Y, T, V.
Câu 3. Cho các nguyên tử: A(Z=11), B(Z=14), C(Z=17), D(Z=19), M(Z=5), C(Z=2), H(Z=1).
a) Viết cấu hình electron, xác định tính kim loại, phi kim, khí hiếm, chu kì, nhóm của các nguyên tố trên.
b) Sắp xếp các nguyên tố X, Y, T, V theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử?
c) Sắp xếp các nguyên tố X, Y, T, V theo chiều giảm dần độ âm điện.
d) Sắp xếp các nguyên tố X, Y, T, V theo chiều giảm dần tính phi kim?
e) Sắp xếp các nguyên tố X, Y, T, V chiều giảm dần tính kim loại?
f) Viết công thức oxit cao nhất, hợp chất khí với hidro (nếu có), công thức hidroxit của X, Y, T, V.
Câu 4. Cho các nguyên tố: Sc (Z=21), Ti (Z=22), V (Z=23), Cr(Z=24), Mn (Z=25), Fe (Z=26), Co(Z=27), Ni(Z=28),
Cu(Z=29), Zn (Z=30), Ag(Z=47). Viết cấu hình e, xác định vị trí (chu kỳ, nhóm), tính kim loại phi kim của các nguyên tố
trên trong bảng tuần hoàn.
Câu 5. a) Natri (Z=11) có tính kim loại, viết cấu hình eletron của ion natri.


b) Lưu huỳnh (Z = 16) có tính phi kim, viết cấu hình electron của ion S2− .
Câu 6. Viết cấu hình electron các nguyên tố khi đã biết vị trí trong các trường hợp sau đây:
a) X (chu kì 2, nhóm VIA)
b) Y(chu kì 3, nhóm IIA)
c) Z(chu kì 4, nhóm VIIA)
d) T(chu kì 4, nhóm IVB)
DẠNG 2: XÁC ĐỊNH NGUYÊN TỐ THÔNG QUA NGUYÊN TỬ KHỐI

Câu 7. a) Hòa tan 0,69 gam 1 kim loại kiềm vào nước dư thu được 0,03g khí sinh ra. Xác định tên kim loại?
b) Khi cho 0,6 gam một kim loại nhóm A tác dụng hết với nước thì có 0,336 lít (đktc) sinh ra. Xác định tên kim loại đó?
Câu 8. Cho 0,92 gam hỗn hợp 2 kim loại X và Y ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm IIA, tác dụng với dung dịch HCl 7,3%
dư, thu được 0,56 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y.
a) Xác định 2 kim loại.
b) Tính tổng khối lượng muối thu được trong dung dịch Y.
c) Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng, biết dùng dư 10% so với lượng phản ứng.
Câu 9. Cho 16,3 gam hỗn hợp 2 kim loại nằm ở 2 chu kì kế tiếp và đều thuộc nhóm IA tác dụng nước thì thu được 5,6 lít
khí H2 ở đktc và dung dịch Y.
a) Xác định 2 kim loại.
b) Xác định thành phần phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.
c) Tính thể tích dung dịch HCl 1,5M cần dùng để trung hòa dung dịch Y.
Câu 10. Cho 4,2 gam hai kim loại A, B ở 2 chu kì liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl 14,6% dư,
thu được 6,72 lít khí hidro (đktc) và dung dịch X?
a) Xác định 2 kim loại A, B?
b) Tính nồng độ phần trăm BCl2 có trong dung dịch X? Biết HCl dùng dư 15% so với lượng phản ứng, phản ứng xãy ra
hoàn toàn?


DẠNG 3: XÁC ĐỊNH MỘT NGUYÊN TỐ KHI BIẾT THÀNH PHẦN NGUYÊN TỐ ĐÓ TRONG CÔNG THỨC
HỢP CHẤT OXIT, HỢP CHẤT KHÍ VỚI HIDRO.
Câu 11. a) Nguyên tố R thuộc nhóm VIA. Trong oxit cao nhất, R chiếm 40% về khối lượng. Xác định tên nguyên tố R.

b) Nguyên tố X thuộc nhóm IVA. Trong hợp chất khí với hidro, nguyên tố X chiếm 75% về khối lượng. Xác định tên
nguyên tố X.
Câu 12. a) Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức R 2O5. Hợp chất của nó với hiđro là một chất có thành phần
không đổi với H chiếm 17,65% về khối lượng. Tìm nguyên tố R.
b) Nguyên tố X tạo hợp chất khí với hidro có công thức: XH. Trong oxit cao nhất của X thì oxi chiếm 61,202% về khối
lượng. Xác định tên nguyên tố X?
Câu 13. Nguyên tố X có cấu hình e là [khí trơ] ns2np5. Trong công thức hợp chất khí với hidro, X chiếm 98,7654% về
khối lượng. Hỏi trong oxit cao nhất X chiếm bao nhiêu phần trăm về khối lượng?
b) Trong hợp chất khí với hiđro, nguyên tố A chiếm 87,5% về khối lượng. Tìm tên nguyên tố A.
Câu 14. Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np3. Trong oxit cao nhất, R chiếm a% về
khối lượng; trong hợp chất khí với hiđro, R chiếm b% về khối lượng. Biết b − a = 56, 427% . Xác định tên nguyên tố R.

Câu 15. Oxit cao nhất của một nguyên tố R có dạng RO 3. Trong hợp chất khí với H, nguyên tố này chiếm 94,12% về
khối lượng.
a) Định tên nguyên tố R.
b) Khi cho 36g oxit trên vào 52,2 ml nước thu được dung dịch X. Tính nồng độ % dung dịch X.
c) Biết rằng trong nguyên tử R có số nơtron bằng số proton. Viết cấu hình e của nguyên tử R. Xác định vị trí (ô, chu kỳ)
của R trong bảng hệ thống tuần hoàn.
d) Viết cấu hình e ion tương ứng của R.
e) Viết công thức hidroxit tương ứng với oxit cao nhất của R.
Câu 16. Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R có dạng RH 2. Trong oxit cao nhất của R có chứa 60% khối lượng của
oxi.
a) Xác định nguyên tố R.
b) Cho 16 gam oxit cao nhất của R phản ứng hết với m gam dung dịch NaOH nồng độ 38,4% tạo muối trung hòa. Biết
rằng NaOH dùng dư 20% so với lượng vừa đủ. Tính m?
Câu 17. Cho oxit cao nhất của một nguyên tố là R2Ox. Phân tử lượng của oxit này là 183u, trong đó oxi chiếm 61,2% về
khối lượng. Xác định nguyên tố R.
b) Nguyên tố A có thể tạo ra 2 oxit có công thức AO và AO 2 với tỉ lệ giữa % về khối lượng oxi trong AO và AO2 là

23

.
30

Xác định nguyên tố A.
Câu 18. a) Nguyên tố R chiếm 82,353% về khối lượng trong hợp chất khí với hidro. Xác định R. Viết công thức oxit cao
nhất và hidroxit (ứng với oxit cao nhất) của R.
b) Nguyên tố X chiếm 52,94% về khối lượng trong oxit cao nhất. Xác định X. Viết công thức hợp chất khí với hidro và
hidroxit (ứng với oxit cao nhất) của X.
Câu 19. Hợp chất khí với hidro của nguyên tố R có dạng RH2. Trong oxit cao nhất của R có chứa 60% khối lượng Oxi.
a) Xác định R?
b) Viết công thức phân tử: hợp chất khí với hidro, oxit cao nhất, hidroxit tương ứng với oxit cao nhất của R?
c) Cho 16 gam oxit cao nhất của R phản ứng hết với 50 gam dung dịch NaOH a% tạo muối trung hòa. Biết rằng NaOH
dùng dư 20% so với lượng vừa đủ. Tính a.
DẠNG 4: XÁC ĐỊNH HAI NGUYÊN TỐ X, Y THUỘC NHÓM A DỰA VÀO SỐ ĐƠN VỊ ĐIỆN TÍCH HẠT
NHÂN

Câu 20. a) Hai nguyên tố X, Y ở 2 nhóm A liên tiếp trong cùng 1 chu kì của bảng tuần hoàn (Z X nguyên tử của X và Y là 31. Xác định số hiệu nguyên tử của X và Y?
b) Hai nguyên tố M và T đứng kế nhau trong 1 chu kì (Z M > ZT) và có tổng điện tích hạt nhân là 25. Tìm ZM và ZT. Viết
cấu hình electron của M và T, cho biết vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.
Câu 21. a) X và M thuộc cùng 1 nhóm A, nằm ở 2 chu kì nhỏ liên tiếp nhau. Tổng số proton của X và M là 24. Viết cấu
hình electron của X và M, cho biết vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn (biết ZX > ZM ).
b) X, Y là 2 nguyên tố ở cùng 1 nhóm A và thuộc 2 chu kì liên tiếp trong bảng hệ thống tuần hoàn. Tổng số proton trong 2
nhân nguyên tử X và Y là 32. Viết cấu hình electron của X và Y(biết Z X > ZY).
 Đôi khi bạn không cần phải có mục tiêu trong cuộc sống, đại loại là những mục tiêu to lớn; bạn chỉ cần biết điều mà
bạn phải làm kế tiếp là gì mà thôi.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×