Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Một số biện pháp hướng dẫn trẻ làm quen MTXQ thông qua hoạt động ngoài trời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.87 KB, 42 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được khóa luận này, trước tiên cho em xin gửi tới cô Lê Thị
Nguyên lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. Cảm ơn cô đã giúp đỡ, hướng
dẫn và chỉ bảo tận tình em trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận .
Em cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu
học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2012
Người thực hiện

Nguyễn Thu Trang


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là thành
quả của riêng tôi. Nội dung khóa luận không trùng với bất cứ một công trình
nghiên cứu nào.
Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2012
Người thực hiện

Nguyễn Thu Trang


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG SỐ LIỆU


Bảng 2.1. Tổng hợp nội dung điều tra thực trạng


PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC HƯỚNG DẪN TRẺ
4 - 5 TUỔI KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH THÔNG QUA
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ lứa tuổi mầm non
1.1.1. Đặc điểm phát triển tâm lý
1.1.2. Đặc điểm phát triển thể chất
---------------------------------------------------------------------------------------------1.2. Chương trình cho trẻ KPKH về MTXQ ở mầm non


1.2.1. Mục tiêu, nội dung cho trẻ KPKH về MTXQ ở mầm non
Ở lứa tuổi nhà trẻ chưa có chương trình riêng về tổ chức cho trẻ KPKH về
MTXQ. Nội dung này được lồng ghép vào các nội dung phát triển thể chất,
nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ và được thực hiện
thông qua các hoạt động chơi - tập, hoạt động với đồ vật hay tiết học “Nhận
biết, tập nói” ở nhà trẻ.
Khác với nhà trẻ, lứa tuổi mẫu giáo đã có chương trình riêng về cho trẻ
KPKH về MTXQ. Tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ đã được tách thành môn
học riêng và phân phối thành tiết học. Nội dung này được thực hiện thông qua
các tiết học, hoạt động ngoài trời hay các thời điểm trong sinh hoạt hàng
ngày; trong đó yêu cầu, nội dung cho trẻ làm quen được cấu trúc, phân phối
phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ ở từng độ tuổi MGB, MGN và MGL.
Mục tiêu cho trẻ KPKH về MTXQ:
Về kiến thức:
- Củng cố, chính xác hóa những biểu tượng cũ; cung cấp biểu tượng mới và
mở rộng hiểu biết cho trẻ về thế giới xung quanh một cách khoa học, hệ

thống.
- Trang bị cho trẻ vốn hiểu biết cơ bản, ban đầu về tự nhiên, xã hội và con
người.
Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, khả năng tri giác; rèn luyện và phát triển tư
duy cho trẻ.
- Rèn luyện và phát triển các kĩ năng khác như: vận động, âm nhạc, tạo hình;
các kĩ năng xã hội.
- Phát triển ngôn ngữ: mở rộng, hệ thống hóa và tích cực hóa vốn từ cho trẻ;
rèn kĩ năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, đủ ý, đúng ngữ pháp.
Về thái độ:
- Giáo dục tình cảm, đạo đức cho trẻ: giáo dục trẻ gần gũi, thân thiện với môi
trường tự nhiên và xã hội.
- Giáo dục thể chất, thẩm mĩ; giáo dục trẻ biết yêu quý và trân trọng cái đẹp
ở xung quanh.
- Giáo dục trẻ có thái độ, thói quen và hành vi ứng xử đúng đắn với MTXQ.
Nội dung cho trẻ KPKH về MTXQ:
Như các môn học khác, nội dung cho trẻ KPKH về MTXQ ở mẫu giáo
cũng được thực hiện thông qua các chủ đề khác nhau. Cụ thể, ở cả ba lứa tuổi
mẫu giáo, trẻ đều được tìm hiểu về hai chủ đề lớn là môi trường tự nhiên và


môi trường xã hội. Những nội dung về tự nhiên và xã hội mà trẻ được khám
phá sẽ được thực hiện theo từng chủ điểm giáo dục nhất định và được cụ thể
hóa qua các chủ đề/chủ đề nhánh như: Trường mầm non; Bản thân, Gia đình,
Nghề nghiệp, Động vật, Thực vật, PTGT, Quê hương, đất nước, Bác Hồ,... Có
thể khái quát cấu trúc nội dung cho trẻ KPKH về MTXQ theo sơ đồ sau:
MTX
Q
MTTN


TNHS
Động vật
Thực vật

TNVS
Đất, đá,
cát, sỏi,
nước,
không
khí, ánh
sáng,…

MTXH

HTTN
Nắng,
mưa, gió
Bầu trời
Các mùa


MT hẹp
-Bản thân
-Gia đình
-Trường
MN

MT rộng
Quê hương

Đất nước
Bác Hồ
Các tỉnh
thành
Nghề nghiệp
Các qui định,
các luật lệ

Đồ vật
Đồ dùng
Đồ chơi
PTGT

Nội dung cho trẻ KPKH về MTXQ được thực hiện thông qua các chủ đề
song yêu cầu, mức độ và nội dung cho trẻ làm quen sẽ được nâng cao dần
theo từng lứa tuổi (tính đồng tâm và phát triển của nội dung chương trình).
Với mỗi chủ đề, đề tài cụ thể đòi hỏi trẻ phải có những hiểu biết nhất định về
chủ đề, đề tài đó. Nghĩa là ở cả 3 lứa tuổi, trẻ đều phải có vốn kiến thức cơ
bản về cùng đối tượng mà trẻ làm quen trong chủ đề (trẻ biết tên gọi, các đặc
điểm, cấu tạo, vai trò, lợi ích,…của đối tượng). Và trên nền tảng vốn kiến
thức chung đó, trẻ sẽ được mở rộng dần hiểu biết về đối tượng theo sự phát
triển của lứa tuổi (trẻ càng lớn thì các yêu cầu càng cao hơn, phạm vi làm
quen càng rộng hơn).
1.2.2. Chương trình cho trẻ KPKH về MTXQ - lứa tuổi MGN (4 - 5 tuổi)
1.2.2.1. Mục tiêu cho trẻ KPKH về MTXQ - lứa tuổi MGN
Mục tiêu, nội dung cho trẻ KPKH về MTXQ được người nghiên cứu trình bày
theo “Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non - mẫu
giáo nhỡ (4 - 5 tuổi)” và Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT, ngày 25/7/2009



của Bộ GD&ĐT. Cũng như các lĩnh vực giáo dục khác, nhìn chung việc thực
hiện chương trình cho trẻ KPKH về MTXQ được căn cứ dựa theo các tài liệu
hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, trên thực tế, việc lựa chọn và tiến
hành các nội dung cho trẻ KPKH về MTXQ vẫn có sự điều chỉnh nhất định
cho phù hợp với từng đối tượng và điều kiện thực tiễn của trường, lớp, địa
phương.
Mục tiêu cho trẻ KPKH về MTXQ - lứa tuổi MGN:
Về kiến thức: tiếp tục cung cấp cho trẻ những biểu tượng (tên gọi, một số đặc
điểm) của các sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh trẻ; bước đầu nhận biết
các mối liên hệ đơn giản của các đối tượng gần gũi, quen thuộc cũng như cảm
nhận được sự phong phú đa dạng của các sự vật, hiện tượng. Cụ thể:
- Trẻ nhận biết được một số đặc điểm giống và khác nhau của bản thân với
những người gần gũi.
- Nói được địa chỉ, số điện thoại của gia đình.
- Nhận biết được một số công cụ, sản phẩm, ý nghĩa của một số nghề
nghiệp phổ biến và gần gũi.
- Biết tên của một vài danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước.
- Nhận ra mối liên hệ đơn giản giữa các sự vật, hiện tượng quen thuộc.
Về kĩ năng:
- Trẻ so sánh được những điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng,
phân loại được các đối tượng theo 1-2 dấu hiệu cho trước.
- Rèn kĩ năng quan sát (có thể quan sát hai hay nhiều đối tượng cùng lúc),
khả năng tri giác và phát triển tư duy cho trẻ.
- Rèn khả năng chú ý và ghi nhớ có chủ định.
- Rèn luyện khả năng hợp tác, thỏa thuận với bạn bè trong học tập, lao
động, vui chơi,…
- Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ mạch lạc; biết đặt câu hỏi, nêu nhận xét về
các sự vật, hiện tượng ở xung quanh.
Về thái độ:
- Trẻ thích tìm hiểu, khám phá đồ vật và hay đặt các câu hỏi: Tại sao?, Để

làm gì?,…
- Trẻ biết yêu quý, trân trọng cái hay, cái đẹp trong tự nhiên và xã hội; có
thói quen, hành vi ứng xử đúng đắn với MTXQ.
- Trẻ biết thể hiện hành vi văn hóa trong giao tiếp, ứng xử với mọi người.


1.2.2.2. Yêu cầu, nội dung giáo dục theo độ tuổi
Như đã trình bày ở trên, ngoài các yêu cầu chung theo quy định của Bộ
GD&ĐT, thực tế việc thực hiện chương trình cho trẻ KPKH về MTXQ vẫn có
sự điều chỉnh nhất định so với Chương trình giáo dục mầm non mà Bộ ban
hành (áp dụng chung cho các trường mầm non trên toàn quốc). Về cơ bản, nội
dung cho trẻ KPKH về MTXQ gồm 8 chủ đề. Song khi xây dựng kế hoạch
giảng dạy cho từng tuần, tháng; việc lựa chọn đề tài trong mỗi chủ đề cũng
như xác định yêu cầu, nội dung giáo dục cho từng độ tuổi lại có sự khác nhau
tùy điều kiện của từng trường, từng địa phương. Trên cơ sở tổng kết việc thực
hiện chương trình giáo dục ở một số trường mầm non, dưới dây tác giả trình
bày các gợi ý đề tài thường được tổ chức theo từng chủ đề và yêu cầu giáo
dục đối với trẻ MGN trong các chủ đề đó.
Gợi ý đề tài theo từng chủ điểm:
Chủ đề
Tên bài
Trường mầm non
- Ngày hội đến trường
- Lớp học của bé
- Tết trung thu
Bản thân
- Tôi là ai?
- Cơ thể tôi
- Tôi cần gì để lớn và khỏa mạnh (chăm sóc vệ
sinh, nề nếp thói quen)

Gia đình
- Gia đình tôi( các thành viên, công việc gia
đình)
- Gia đình sống chung một ngôi nhà
- Ngày hội của các cô giáo (20/11)
- Nhu cầu gia đình ( lồng ghép vai trò của dinh
dưỡng với sức khỏe)
Nghề nghiệp ( theo 6 loại
- Giao thông (lái xe, lái tàu, phi công…)
nghề)
- Xây dựng ( thợ xây, thợ mộc, kiến trúc sư)
_ Dịch vụ ( bán hàng, thợ may, thợ làm tóc)
_ Chăm sóc sức khỏe ( bác sĩ, y tá…)
_ Giúp đỡ cộng đồng (cảnh sát,bộ đội, người đưa
thư, giáo viên…)
_ Lồng ghép ngày của các chú bộ đội
_ Sản xuất ( nông dân, công nhân, đầu bếp)
Thế giới động vật
_ Một số vật nuôi trong gia đình
_Một số con vật sống trong rừng
_ Cá
Thế giới thực vật
_ Cây xanh
_ Tết nguyên đán- Mùa xuân


( Lồng ghép thức ăn trong ngày tết)
_ Một số loại rau
_ Một số loại quả ( Lồng ghép thức ăn có giá trị
dinh dưỡng của các loại rau quả)

Ngày hội của bà, mẹ, của
cô và các bạn gái (8/3)
Giao thông

- Một số luật lệ giao thông
- Một số phương tiện giao thông

Nước
Một số hiện tượng tự nhiên
Bác Hồ với các cháu thiếu
nhi
Yêu cầu giáo dục đối với trẻ MGN theo từng chủ điểm:
Yêu cầu giáo dục đối với trẻ MGN theo từng chủ điểm:
Stt
Chủ đề
Yêu cầu cần đạt
1
Trường mầm - Trẻ biết tên, địa chỉ của trường lớp
non
- Tên, công việc của cô giáo và các cô bác trong trường.
- Họ tên và một vài đặc điểm của các bạn.
_ Các hoạt động của trẻ ở trường.
_Đặc điểm, công dụng, cách sử dụng đồ chơi.
_ So sánh sự khác nhau và giống nhau của 2-3 đồ chơi.
_ Phân loại theo 1-2 dấu hiệu.
2
Bản thân
_ Trẻ biết tên, tuổi, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở
thích của bản thân.
_Trẻ biết chức năng các giác quan và các bộ phận khác

của cơ thể.
3
Gia đình
_ Trẻ biết họ, tên công việc của bố, mẹ, những người
thân trong gia đình và công việc của họ.
_ Một số nhu cầu của gia đình
_Địa chỉ gia đình
_Đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng gia
đình.
_ Một số mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo
với cách sử dụng đồ dùng quen thuộc
_ So sánh sự giống và khác nhau của 2-3 đối tượng,
phân loại theo 1-2 dấu hiệu.
4
Nghề nghiệp
_Tên gọi, công cụ, sản phẩm, các hoạt động, ý nghĩa
(6 loại nghề
của các nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa
nghiệp)
phương.


5

6

7

8
9


Thế giới động
vật

_Đặc điểm bên ngoài của các con vật, ích lợi và tác hại
đối với con người.
_So sánh sự khác nhau và giống nhau của 2 con vật,
phân loại con vật theo 1-2 dấu hiệu.
_ Quan sát, phán đoán mối liên hệ giữa con vật với môi
trường sống.
_Cách chăm sóc và bảo vệ con vật.
Thế giới thực _ Đặc điểm bên ngoài của các loại cây, rau, quả…
vật
_ So sánh sự khác nhau và giống nhau của 2 loại cây,
rau, quả…,phân loại theo 1-2 dấu hiệu
_ Quan sát, phán đoán mối liên hệ giữa cây, quả, hoa…
với môi trường sống.
_ Cách chăm sóc và bảo vệ các loài thực vật.
Ngày hội của _ Trẻ biết được đặc điểm nổi bật, ý nghĩa của các ngày
bà, mẹ, của cô lễ hội.
và các bạn nữ _ Biết các hoạt động thường được tổ chức trong ngày lễ
8/3. Các ngày hội.
lễ hội
_Trẻ biết thể hiện đúng tình cảm của mình tương ứng
với các ngày lễ hội.
Giao thông
_ Trẻ biết tên, đặc điểm, công dụng của một số phương
tiện giao thông quen thuộc.
_ Phân loại phương tiện giao thông theo 1 – 2 dấu hiệu.
Nước

_ Các nguồn nước trong môi trường sống
Một số hiện
_ Ích lợi của nước với đời sống con người, con vật và
tượng tự nhiên cây.
Bác Hồ với
_Một số đặc điểm, tính chất của nước.
các cháu thiếu _Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ
nhi
nguồn nước.
_Một số hiện tượng thời tiết theo mùa và ảnh hưởng
của nó đến sinh hoạt của con người.
_Nhận biết sự khác nhau giữa ngày và đêm
_ Không khí, các nguồn ánh sáng và sự cần thiết của nó
với cuộc sống con người, con vật và cây.
_ Một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, sỏi, cát.

1.3. Hướng dẫn trẻ khám phá MTXQ thông qua tổ chức các hoạt động
ngoài trời ở trường mầm non
1.3.1. Sự cần thiết của việc cho trẻ KPKH về MTXQ
Khái niệm MTXQ:


MTXQ là tất cả những gì bao quanh chúng ta như tự nhiên, con người, các
đồ vật… khái niệm này có thể hiểu theo nghĩa rộng và hẹp. Theo nghĩa rộng,
MTXQ là tất cả các sự vật, hiện tượng con người có trong hành tinh mà
chúng ta đang sống. Theo nghĩa hẹp, MTXQ là những hoàn cảnh cụ thể( các
sự vật, hiện tượng, con người…) bao quanh một đối tượng có liên quan mật
thiết với nó.
Ý nghĩa của việc cho trẻ KPKH về MTXQ:
Cho trẻ KPKH về MTXQ là một hoạt động rất quan trọng trong việc giáo

dục trẻ ở trường mầm non, góp phần tích cực vào việc phát triển toàn diện cho
trẻ đặc biệt là về mặt giáo dục, tình cảm, đạo đức, trí tuệ, ngôn ngữ, thẩm mĩ,
thể chất. Ý nghĩa của việc cho trẻ KPKH về MTXQ được thể hiện ở những
nội dung sau:
Khi cho trẻ KPKH về MTXQ sẽ thỏa mãn cho trẻ trí tò mò, tính ham hiểu
biết, thỏa mãn nhu cầu được tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh và
phát triển năn lực quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát, mở rộng
vốn kinh nghiệm và góp phần hình thành rèn luyện nhân cách cho trẻ.
Thông qua qua trình cho trẻ làm quen với MTXQ sẽ giúp trẻ củng cố, chính
xác hóa những biểu tượng cũ, cung cấp biểu tượng mới, trang bị cho trẻ vốn
hiểu biết sơ đẳng về các sự vật, hiện tượng ( như trẻ biết tên gọi, đặc điểm,
công dụng, lợi ích… của các sự vật, hiện tượng đó)
Cho trẻ KPKH về MTXQ giúp trẻ có cái nhìn khái quát về các đối tượng,
nhóm đối tượng, đồng thời thấy được mối liên hệ, sự vận động, sự phát triển
không ngừng của chúng. Việc cho trẻ làm quen với các đối tượng điển hình
nó giúp cung cấp cho trẻ phương pháp, cách thức để tự tìm hiểu, tự khám phá
các sự vật, hiện tượng xung quanh một cách chủ động, tích cực.
1.3.2. Tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ thông qua hoạt động ngoài trời
1.3.2.1. Mục đích, ý nghĩa của hoạt động ngoài trời (dạo chơi)


Việc cho trẻ khám phá MTXQ ở lứa tuổi mẫu giáo được thực hiện thông
qua tất cả các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ hàng ngày. Các hình thức
chủ yếu để tổ chức cho trẻ khám phá MTXQ là: tiết học (hoạt động học có
chủ đích), hoạt động ngoài trời (dạo chơi, tham quan), tổ chức các ngày lễ
hội, hoạt động góc và sinh hoạt hàng ngày.
Khái niệm hoạt động ngoài trời (trong tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ):
Hoạt động ngoài trời (dạo chơi) là hình thức tổ chức cho trẻ khám phá
MTXQ trong điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên. Nghĩa là GV tổ chức cho trẻ đến
một nơi gần mà trẻ đã biết, đã quen thuộc (đó thường là những nơi có khuôn

viên nhỏ hẹp như sân trường, vườn trường, một vài khu vực gần trường,…)
để trẻ tìm hiểu về các sự vật, hiện tượng hay hoạt động của các đối tượng
xung quanh khu vực đó.
Hoạt động ngoài trời được tiến hành thường xuyên trong ngày, trong
khoảng thời gian tính bằng phút và có thể áp dụng với cả 3 lứa tuổi mẫu giáo.
Vai trò, ý nghĩa của hoạt động ngoài trời
Hoạt động ngoài trời là hoạt động đem lại rất nhiều lợi ích. Việc cho trẻ
khám phá MTXQ thông qua các hoạt động ngoài trời là một quá trình hoạt
động tích cực của bản thân. Nó vừa là hoạt động vui chơi lại vừa là hoạt động
mang đến hiệu quả học tập rất tốt.
- Hoạt động ngoài trời tạo điều kiện cho trẻ được trực tiếp, tiếp xúc với
các yếu tố của thiên nhiên và xã hội, có điều kiện để tìm hiểu các đối
tượng trong thực tế.
- Hình thành cho trẻ những biểu tượng chân thực về thế giới khách quan;
tạo cơ hội cho trẻ kiểm nghiệm và củng cố những tri thức mà trẻ đã lĩnh
hội được; góp phần tích lũy và mở rộng hiểu biết cho trẻ.
- Rèn luyện khả năng quan sát, tri giác và năng lực tư duy cho trẻ (nhận
xét, suy luận, phán đoán…)


- Phát triển tình cảm, xúc cảm thẩm mĩ cho trẻ; giáo dục trẻ gần gũi, gắn
bó với thiên nhiên; có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường sống.
- Hình thành và rèn luyện một số kĩ năng lao động, giáo dục trẻ biết yêu
lao động và quý trọng sản phẩm lao động.
1.3.2.2. Nội dung cho trẻ khám phá MTXQ thông qua hoạt động ngoài trời
i) Nội dung khám phá khoa học:
- Khám phá thực vật: cho trẻ quan sát, tìm hiểu, phát hiện những đặc điểm
(màu sắc, hình dạng, kích thước, cấu tạo,…) và sự thay đổi, phát triển của các
loại cây, rau, hoa, quả trong sân trường, vườn trường (cây rụng lá; cây có
nhiều lá non; cây ra nhiều, ít hoa; cây có nhiều, ít nụ; cây có nhiều, ít quả;…);

tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây, rau, hoa;
sự tác động của con người đến các loại thực vật trong sân trường, vườn
trường.
- Khám phá động vật: cho trẻ quan sát, tìm hiểu, phát hiện những đặc điểm
(cấu tạo bên ngoài, vận động, tiếng kêu, thức ăn, cách kiếm ăn,…) của các
con vật nuôi trong trường hay các con vật hoang dã xuất hiện trong vườn
trường ( kiến, chim, bướm, ong, chuồn chuồn, châu chấu,…)
- Khám phá thiên nhiên vô sinh: cho trẻ quan sát, tìm hiểu một số tính chất
của thiên nhiên vô sinh (đất, đá, nước, cát, sỏi, nước, không khí,…).
- Thời tiết và các hiện tượng tự nhiên: QS, tìm hiểu về thời tiết và sự thay
đổi của thời tiết theo mùa; tìm hiểu đặc điểm của một số hiện tượng tự nhiên
(nắng, mưa, gió, bầu trời,…); ảnh hưởng của thời tiết và các hiện tượng tự
nhiên đến con người và động thực vật.
ii) Nội dung khám phá xã hội:
- Cho trẻ tìm hiểu công việc của người lớn trong và xung quanh trường
mầm non (công việc của cô giáo, bác lao công, bác làm vườn, bác bảo vệ; của
những người bán hàng gần trường,…).


- Cho trẻ tìm hiểu đặc điểm, tính chất, công dụng và cách sử dụng các loại
đồ vật (đồ dùng, đồ chơi) trong trường; QS hoạt động của phương tiện giao
thông đi lại ngoài cổng trường.
iii) Các nội dung khác:
- Kết hợp tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: GV có thể tổ chức cho trẻ chơi
những trò chơi vận động, trò chơi dân gian có nội dung phù hợp với chủ điểm
giáo dục. Ví dụ: trò chơi “Kéo co” trong chủ điểm Lễ hội, trò chơi “Cây cao
cỏ thấp” trong chủ điểm Thực vật, trò chơi “Cá sấu lên bờ” trong chủ điểm
Động vật; trò chơi “Trời nắng trời mưa” trong chủ điểm Nước và các hiện
tượng tự nhiên,…
- Kết hợp tổ chức cho trẻ chơi tự do theo ý thích, chơi với đồ vật có ở sân

trường (đu quay, cầu trượt…), chơi với đồ chơi mang theo hay chơi với các
nguyên liệu tự nhiên (cát, sỏi, nước, lá cây, quả khô,…).
- Kết hợp tổ chức cho trẻ lao động ngoài trời: nội dung tổ chức cho trẻ 4 - 5
lao động trong điều kiện ngoài trời rất phong phú, đa dạng, như: nhặt rác, lau
lá, gieo hạt, trồng cây, nhổ cỏ, tưới nước,…; chăm sóc và nuôi dưỡng một số
vật nuôi nhỏ trong trường (cá, chim,…);…
- Kết hợp tổ chức các hoạt động sưu tầm (lá, hoa, quả, hạt…) làm thành bộ
sưu tập để trong góc thiên nhiên.
1.3.2.3. Quy trình tiến hành hoạt động ngoài trời
i) Chuẩn bị
- Xác định mục đích, yêu cầu của buổi dạo chơi
- Xác định nội dung, cách thức tổ chức, tiến hành buổi dạo chơi
- Xác định không gian, thời gian của buổi dạo chơi; Chuẩn bị đồ dùng, đồ
chơi có liên quan đến nội dung, yêu cầu của buổi dạo chơi
ii ) Tiến hành
Bước 1: Ổn định tổ chức và nêu yêu cầu của buổi dạo chơi
- Cho trẻ ra địa điểm chơi và tập trung trẻ.


- Nêu yêu cầu của buổi dạo chơi cho trẻ để trẻ chủ động định hướng được
hoạt động cần làm trong buổi dạo chơi
Bước 2: Tổ chức các hoạt động dạo chơi (hoạt động có chủ đích)
- GV cho trẻ quan sát, tri giác các đối tượng theo yêu cầu của buổi dạo
chơi. Trong đó quan sát là hoạt động chủ đạo.
- Cho trẻ tìm hiểu, khám phá về đặc điểm của đối tượng cần quan sát; so
sánh, phân loại các đối tượng theo những dấu hiệu đặc trưng (màu sắc,
hình dạng,…); kết hợp sử dụng hệ thống câu hỏi ngắn gọn để hướng dẫn
trẻ tri giác và hiểu sâu sắc hơn về đối tượng; tạo điều kiện cho trẻ được
trải nghiệm, thực hành về đối tượng.
Bước 3: Tổ chức cho trẻ lao động hay hoạt động theo ý thích (GV linh hoạt

lựa chọn các nội dung kết hợp sau):
- Tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi vận động, trò chơi dân gian phù hợp
với chủ điểm và yêu cầu của bài (trò chơi thả đỉa ba ba, kéo co, cây cao cỏ thấp,…)
- Tổ chức cho trẻ lao động: nhặt lá cây trong sân trường, lau lá cây, nhổ
cỏ, tưới nước; cho chim ăn,…
- Tổ chức cho trẻ hoạt động tự do theo ý thích như: chơi với thiên nhiên
vô sinh (cát, nước, sỏi, đá,…), chơi với các vật liệu thiên nhiên (cành
cây, hột, hạt,…), ngồi trò chuyện với cô và các bạn về chủ điểm mình
đang học,…
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét tinh thần và thái độ của trẻ trong buổi dạo chơi
- Động viên, khích lệ trẻ hứng thú tham gia các hoạt động trong ngững
buổi dạo chơi lần sau.
Nhận xét:


Như vậy, qua việc tìm hiểu mục tiêu và nội dung cho trẻ KPKH về MTXQ
ở trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo nhỡ nói riêng, tác giả nhận thấy
được việc cho trẻ KPKH về MTXQ là rất cần thiết và quan trọng.
Thông qua dạo chơi, trẻ sẽ được trực tiếp tiếp xúc, trải nghiệm với các sự
vật, hiện tượng đang tồn tại và diễn ra xung quanh trẻ thuộc (các hiện tượng
tự nhiên, động vật, thực vật, các mối quan hệ xã hội,…). Điều này góp phần
mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh, góp phần tích cực vào
sự phát triển nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm
mĩ cho trẻ mẩu giáo. Trẻ lứa tuổi mẫu giáo có nhu cầu nhận thức rất cao về
thế giới xung quanh; trẻ tò mò, ham tìm hiểu, thích khám phá và thường đặt
các câu hỏi khi được tiếp xúc với các đối tượng. Việc được trực tiếp tiếp xúc,
khám phá các sự vật, hiện tượng thông qua các hoạt động ngoài trời giúp trẻ
thỏa mãn nhu cầu nhận thức; hình thành ở trẻ những rung cảm, xúc cảm thẩm
mĩ mạnh mẽ, tạo cho trẻ niềm say mê và sự thích thú. Nói cách khác, đây là

một trong những hình thức giáo dục hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu
môn học nói riêng và mục tiêu giáo dục mầm non nói chung.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HƯỚNG DẪN TRẺ
4 - 5 TUỔI KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH THÔNG QUA
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Ở TRƯỜNG MẦM NON
2.1. Mục đích khảo sát thực trạng
Tìm hiểu thực trạng việc vận dụng hoạt động ngoài trời để tổ chức cho trẻ
KPKH về MTXQ, lấy đó làm căn cứ cho những đề xuất của đề tài
2.2. Đối tượng khảo sát thực trạng
Người nghiên cứu tiến hành thu thập thông tin qua điều tra GV và trẻ ở một
số trường mầm non tại khu vực thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
2.3. Nội dung khảo sát thực trạng
Điều tra những thông tin có liên quan đến việc vận dụng hình thức hoạt
động ngoài trời để tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ trong phạm vi nghiên
cứu của đề tài gồm:


- Việc tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ hiện nay (các phương pháp và
hình thức GV thường vận dụng trong tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ).
- Đánh giá của GV về vai trò, ý nghĩa của hình thức hoạt động ngoài trời
trong tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ.
- Tiến trình tổ chức các hoạt động ngoài trời mà GV thường tổ chức cho
trẻ ở trường mầm non.

Bảng 2.1. Tổng hợp nội dung điều tra thực trạng
Cách thức điều tra
Nội dung
Phiếu
Phỏng

NCTL
QS
điều tra vấn GV
Việc tổ chức cho trẻ KPKH về
MTXQ hiện nay (các phương


pháp và hình thức GV thường vận 
dụng trong tổ chức cho trẻ KPKH
về MTXQ).
Đánh giá của GV về vai trò, ý
nghĩa của hình thức hoạt động


ngoài trời trong tổ chức cho trẻ
KPKH về MTXQ.
Tiến trình/ cách thức hướng dẫn
trẻ hoạt động ngoài trời trong tổ
chức cho trẻ KPKH về MTXQ ở




trường mầm non

2.4. Phương pháp khảo sát thực trạng


Nghiên cứu tài liệu: Gồm có các công văn, chỉ thị, thông tư… của
BGD&ĐT, giáo án của một số GV

Điều tra: Người nghiên cứu thiết kế các phiếu điều tra, mỗi phiếu gồm 6 câu
hỏi, tổng số 102 phiếu và gửi cho các GV ở các trường mầm non theo danh
sách:
Stt Tên trường
Số phiếu
Địa chỉ
Trường mầm non Hoa Sen
1
Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc
32
2

Trường mầm non Ngô Quyền Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc
Trường mầm non Tích Sơn
Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc

3
Tổng số

37
33
102

( Nội dung phiếu điều tra xem phụ lục 1 )
Quan sát, dự giờ:
Để tìm hiểu thực tiễn tổ chức tiết học cho trẻ KPKH về MTXQ thông qua
hoạt động ngoài trời ( gồm trình tự và cách thức tiến hành các hoạt động
ngoài trời), người nghiên cứu tiến hành dự giờ, quan sát các tiết học:
Stt Tên bài
GV giảng dạy

Trường
Ngày dự
PTNT:Tìm hiểu về
Mầm non Hoa
1
Nguyễn Thị Lăng
13/2/2012
Gió
Sen
PTNT: Một số loại
Nguyễn Thị Thu
Mầm non Hoa
2 hoa
1/3/2012
Thủy
Sen
( Tiến trình tiết học xem phụ lục 2)
Thông qua dự giờ ( kết hợp với trao đổi với GV), người nghiên cứu có
những đánh giá bước đầu về thực tiễn việc tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ
thông qua hoạt động ngoài trời hiện nay.
Phỏng vấn:
Phỏng vấn sau dự giờ (với GV giảng dạy) về tiến trình tiết học ngoài trời và
cách thức tổ chức các hoạt động ngoài trời cho trẻ KPKH về MTXQ.
Phỏng vấn GV ngoài giờ lên lớp: người nghiên cứu trao đổi trực tiếp với một
số GV để thu thập các thông tin có liên quan đến việc tổ chức cho trẻ KPKH
về MTXQ (theo các nội dung cần điều tra trong bảng 2.1).
Nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề:
- Nhận thức của GV về vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức cho trẻ KPKH về
MTXQ.
- Đánh giá của GV về việc thực hiện chương trình hướng dẫn trẻ KPKH về

MTXQ trong trường mầm non hiện nay (theo chương trình mới).


- Việc tổ chức tiết học cho trẻ KPKH về MTXQ thông qua hoạt động ngoài
trời của GV hiện nay (gồm trình tự các hoạt động và cách thức tổ chức các
hoạt động ngoài trời)
Danh sách tham gia phỏng vấn:

Stt

Tên GV

Tên trường

Số năm
công tác

Ngày
phỏng vấn

1

Nguyễn Thị Thu Thủy

Mầm non Hoa Sen

6

10/03/2012


2

Nguyễn Thị Lăng

Mầm non Hoa Sen

10

10/03/2012

3

Nguyễn Thị Tuyến

Mầm non Hoa Sen

7

11/03/2012

4

Nguyễn Thị Vượng

Mầm non Ngô Quyền 4

19/03/2012

5


Nguyễn Thị Miến

Mầm non Ngô Quyền 7

19/03/2012

( Hệ thống câu hỏi phỏng vấn xem phụ lục 3 )
2.5. Kết quả khảo sát thực trạng
2.5.1. Việc tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ hiện nay
Nhận xét qua nghiên cứu tài liệu:
Qua nghiên cứu tài liệu có thể thấy việc tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ
hiện nay được đánh giá là rất cần thiết và quan trọng. Nhiều tài liệu nghiên
cứu đã khẳng định rằng: KPKH về MTXQ sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện
hơn về các mặt trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ, thể lực, lao động. Như vậy hoạt
động KPKH về MTXQ đã thực sự trở thành một hoạt động được các nhà
nghiên cứu quan tâm và đánh giá cao.
Nhận xét qua phiếu điều tra:
Kết quả điểu tra về việc tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ hiện nay cho
thấy:100% GV được điều tra đều cho rằng việc tổ chức cho trẻ KPKH về
MTXQ là rất cần thiết. Điều đó chứng tỏ GV mầm non đã có nhận thức đúng
đắn về tầm quan trọng phải tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ.
Nhận xét qua phỏng vấn GV:
Khi điều tra ý kiến của một số GV mầm non về việ tổ chức cho trẻ KPKH
về MTXQ hiện nay thì 100 % GV được phỏng vấn đồng quan điểm với
những GV được điều tra, họ đều cho rằng: Việc tổ chức cho trẻ KPKH về
MTXQ là rất cần thiết và quan trọng. Theo GV, hoạt động này sẽ giúp trẻ có
những vốn hiểu biết sơ đẳng về các sự vật, hiện tượng (như trẻ biết tên gọi,
đặc điểm, công dụng, lợi ích… của các sự vật, hiện tượng đó). Họ khẳng định
KPKH về MTXQ là hoạt động thực sự hấp dẫn làm thỏa mãn nhu cầu nhận



thức của trẻ,giúp tăng thêm vốn sống cho trẻ và mở cho trẻ cách cửa rộng lớn
hơn.
2.5.2 Việc vận dụng hình thức hoạt động ngoài trời trong tổ chức cho trẻ 4
- 5 tuổi KPKH về MTXQ ở trường mầm non
i) Đánh giá của GV về vai trò, ý nghĩa của hoạt động ngoài trời trong tổ chức
cho trẻ KPKH về MTXQ.
Nhận xét qua phiếu điều tra:
Qua kết quả điều tra cho thấy: 14% ý kiến của GV mầm non cho rằng vai
trò, ý nghĩa của hoạt động ngoài trời là phát triển khả năng nhận thức và năng
lực hoạt động trí tuệ cho trẻ; 9% cho rằng mở rộng cho trẻ vốn kiến thức về
thiên nhiên và xã hội; 11% ý kiến cho là phát triển vận động, tình cảm, đạo
đức, kĩ năng xã hội cho trẻ; 64% GV cho rằng vai trò, ý nghĩa của hoạt động
ngoài trời bao gồm tất cả những ý kiến trên. Điều đó chứng tỏ đại đa số GV
mầm non đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động ngoài
trời đối với việc cho trẻ KPKH về MTXQ. Tuy nhiên vẫn có một số GV chưa
hiểu được hết ý nghĩa của hoạt động ngoài trời. Đó chính là một hạn chế của
GV làm cho hoạt động ngoài trời không phát huy được hết hiệu quả của nó.
Nhận xét qua phỏng vấn GV:
Qua trao đổi với một số GV ở 2 trường mầm non khu vực Vĩnh Yên - Vĩnh
Phúc, có thể thấy phần lớn GV cho rằng việc vận dụng hình thức hoạt động
ngoài trời trong tổ chức cho trẻ 4 - 5 tuổi KPKH về MTXQ ở trường mầm
non là rất cần thiết và quan trọng. Phần lớn các GV đều biết việc cho trẻ tham
gia các hoạt động ngoài trời sẽ góp phần rèn luyện sức khỏe cho trẻ, thiết lập
mối quan hệ giữa trẻ với MTXQ, góp phần mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về
MTTN- MTXH; phát triển nhận thức phát triển xúc cảm, tình cảm của trẻ;
tạo điều kiện thỏa mãn trí tó mò, tính ham hiểu biết và thích khám phá của trẻ;
thỏa mãn nhu cầu chơi và hoạt động theo ý thích của trẻ ; tăng cường phát
triển toàn diện cho trẻ. Tuy nhiên, một số GV cho rằng hoạt động ngoài trời
không quan trọng, không cần thiết. Bởi lẽ, hoạt động ngoài trời sẽ tốn nhiều

thời gian, nội dung hoạt động nhiều sẽ khó tổ chức và hướng dẫn trẻ và nó
đặc biệt nó không đảm bảo an toàn cho trẻ.
ii) Tiến trình tổ chức hoạt động ngoài trời mà GV thường tổ chức cho trẻ ở
trường mầm non.
Nhận xét qua nghiên cứu tài liệu:
Qua nghiên cứu nhiều tài liệu, có thể thấy nhiều nhà nghiên cứu đã quan
tâm, chú ý đến việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm non KPKH về
MTXQ. Qua đó họ đã đưa ra tiến trình tổ chức hoạt động ngoài trời để GV tổ
chức cho trẻ ở trường mầm non. Trong đó bộ sách “ Hướng dẫn tổ chức thực
hiện chương trình giáo dục mầm non” của Bộ GD-ĐT đã đưa ra quy trình tổ
chức hoạt động ngoài trời một một cách khoa học nhất, bao gồm các bước: (1)


Ổn định tổ chức và nêu yêu cầu dạo chơi; (2) Tổ chức các hoạt động dạo
chơi( hoạt động có chủ đích); (3) Tổ chức cho trẻ lao động hay hoạt động theo
ý thích; (4) Nhận xét, đánh giá.
Theo đó, có thể thấy các bước tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ được
tiến hành một cách khoa học và hợp lí; nội dung hoạt động trong mỗi bước
phù hợp và đã nắm bắt được đặc điểm và khả năng nhận thức, hứng thú của
trẻ. Tuy nhiên, nội dung hoạt động trong mỗi bước của tiến trình hoạt động
ngoài trời còn chưa được làm rõ, vai trò của GV, của trẻ, nội dung và cách
thức tiến hành các hoạt động cũng như những lưu ý khi tổ chức hoạt động
ngoài trời còn chung chung. Điều này làm cho việc áp dụng vào thực tế cho
trẻ KPKH về MTXQ trong từng chủ đề cụ thể còn bị hạn chế.
Nhận xét qua phiếu điều tra:
Qua điều tra một số GV mầm non ở 3 trường mầm non khu vực thành phố
Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc, Tác giả đã tổng hợp và có kết quả như sau: 52% ý
kiến GV cho rằng tiến trình tổ chức hoạt động ngoài trời mà GV thường tổ
chức cho trẻ ở trường mầm non là theo quy trình có sẵn của bộ GD – ĐT
( theo quyển “ Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm

non”). 9% ý kiến GV cho là quy trình tổ chức hoạt động ngoài trời sẽ dựa vào
nội dung hoạt động chính của ngày hôm đó. 5% GV đồng ý với quan điểm là
các hoạt động ngoài trời được tổ chức phụ thuộc vào thời gian hoạt động.
33% ý kiến cho rằng tiến trình tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ luôn thay
đổi để cho trẻ tiếp nhận các hoạt động ngoài trời dưới hình thức khác nhau
qua đó tăng khả năng nhận thức và hứng thú của trẻ. Như vậy, phần lớn GV
đã nắm được tiến trình và biết cách tổ chức các họat ngoài trời, biết làm
phong phú nội dung và luôn thay đổi để tạo hứng thú học tập cho trẻ. Điều
này sẽ giúp cho GV có thể phát huy được hiệu quả của hoạt động ngoài trời
với trẻ.
Nhận xét qua phỏng vấn GV:
Nhìn chung phần đa GV đều tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ theo tiến
trình có sẵn của bộ GD - ĐT (theo quyển “ Hướng dẫn tổ chức thực hiện
chương trình giáo dục mầm non”). Tuy nhiên nội dung hoạt động ngoài trời
trong từng bước không đi sâu, do nhiều vấn đề như: GV sợ tốn thời gian, sợ
khó kiểm soát trẻ, lo ngại những tình huống đáng tiếc xảy ra khi cho trẻ hoạt
động, quy trình hoạt động với nhiều nội dung sẽ khó hướng dẫn, tổ chức trẻ
do số lượng trẻ đông, tâm lí ngại tổ chức… Chính những vấn đề này làm cho
hoạt đông ngoài trời không phát huy được hiệu quả đối với sự phát triển của
trẻ.
Nhận xét qua quan sát:
Qua quan sát cách thức GV tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ KPKH về
MTXQ ở trường mầm non, có thể dễ dàng nhận thấy được tiến trình hoạt


động ngoài trời mà GV trực tiếp tổ chức cho trẻ đa phần khác nhiều so với tài
liệu và nội dung đã phỏng vấn GV,cụ thể: Các bước của tiến trình bị cắt xén
một nửa hoặc ¼. Nội dung trong mỗi bước được GV tiến hành qua loa, hời
hợt, không đi sâu, không làm phong phú nội dung; tổ chức hoạt động còn
cứng nhắc, chưa thực sự gây chú ý, kích thích trẻ hoạt động tích cực; Phương

pháp vừa giảng, vừa hỏi, trả lời và ghi nhớ được giáo viên sử dụng trong hoạt
động làm cho trẻ mệt mỏi, nhàm chán vì lúc nào cũng nghe cô nói rồi trả lời
và ghi nhớ một cách máy móc, thụ động; GV chưa linh hoạt khi tổ chức các
hoạt động và phối hợp các hoạt động với nhau; Chưa biết khai thác những
kinh nghiệm vốn có của trẻ ; thời gian cho trẻ hoạt động ngoài trời ít…Đây
chính là những thực trạng đáng báo động của việc tổ chức hoạt động ngoài
trời mà GV tiến hành tổ chức cho trẻ. Chính những thực trạng này nó làm cho
hoạt động ngoài trời trở thành một hoạt động tẻ nhạt, hầu như không phát huy
được hiệu quả của hoạt động đối với trẻ.
Tóm lại, qua nghiên cứu tài liệu của một số nhà nghiên cứu, điều tra, phỏng
vấn GV ở một số trường mầm non thuộc khu vực Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc, Tác
giả nhận thấy hầu hết GV mầm non đều nhận thức được tầm quan trọng và sự
cần thiết của việc cho trẻ khám phá MTXQ thông qua tổ chức hoạt động
ngoài trời. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều GV chưa nắm vững quy trình, cách
thức tổ chức các hoạt động cho trẻ khám phá MTXQ thông qua dạo chơi nên
chưa phát huy được những ưu thế của hình thức này với việc giáo dục trẻ.


CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG QUY TRÌNH TỔ CHỨC
CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI TRONG HƯỚNG DẪN
TRẺ 4 - 5 TUỔI KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
3.1. Nguyên tắc xây dựng quy trình hướng dẫn trẻ 4 - 5 tuổi khám phá
MTXQ thông qua tổ chức hoạt động ngoài trời ở trường mầm non
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích
Bất kì nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nào cũng có
những mục đích và yêu cầu nhất định. Với từng chủ đề, từng đề tài khác nhau
thì yêu cầu về kiến thức, kĩ năng đặt ra cho trẻ là khác nhau. Do đó, để tổ
chức khám phá MTXQ có hiệu quả, GV cần xác định rõ mục đích của từng
đơn vị, nội dung bài học (mục đích của từng chủ đề, chủ đề nhánh; của từng
đề tài và của từng hoạt động dạy học cụ thể). Quá trình tổ chức các hoạt động

cho trẻ khám phá MTXQ phải đảm bảo mục đích của toàn bài (từng đề tài),
hướng tới mục tiêu chung của môn học và mục tiêu chung của GDMN.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức
Nguyên tắc này đòi hỏi khi tổ chức cho trẻ khám phá MTXQ thông qua dạo
chơi, GV cần xác định rõ yêu cầu, mức độ, đối tượng và nội dung cho trẻ làm
quen cho phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ ở từng lứa tuổi và phù hợp
với khả năng của từng trẻ.
Đặc trưng của dạo chơi là trẻ được hoạt động, khám phá MTXQ trong điều
kiện tự nhiên, trong một không gian rộng mở hơn (so với các hình thức khác).
Vì vậy, GV cần sử dụng linh hoạt các phương pháp tổ chức cho trẻ khám phá
MTXQ để buổi dạo chơi đạt hiệu quả, sinh động và hấp dẫn với trẻ (tránh
biến giờ dạo chơi thành tiết học ngoài trời).
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo phát huy tính tích cực của trẻ
Quan điểm hiện nay về sự phát triển trí tuệ của trẻ em cho rằng trẻ sẽ học
tập hiệu quả khi chúng hứng thú, quan tâm và chủ động trong các hoạt động
học tập. Việc học tập của trẻ chỉ tiến bộ khi những tri thức mà trẻ lĩnh hội
được hình thành và phát triển dựa trên vốn kinh nghiệm mà trẻ có; khi trẻ có
cơ hội vận dụng tri thức, kĩ năng mới hình thành vào các hoạt động thực hành,
trải nghiệm; từ đó mà vượt qua ngưỡng phát triển trí tuệ hiện tại.
Dạy học phát huy tính tích cực của trẻ nghĩa là dạy học theo quan điểm lấy
người học làm trung tâm. Mục tiêu, yêu cầu và nội dung hoạt động phải phù
hợp với nhu cầu và hứng thú của trẻ. Theo đó, trong quá trình cho trẻ KPKH
về QMTXQ, GV giữ vai trò thiết kế và tổ chức các hoạt động; còn trẻ chủ


×