Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần bia hà nội hải dương từ năm 2010 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.32 KB, 38 trang )

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO
CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – HẢI DƯƠNG
TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2020
I.Giới thiệu chung về doanh nghiệp:
1. Giới thiệu chung
- Tên giao dich đầy đủ bằng tiến Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – HẢI
DƯƠNG
- Tên giao dịch quốc tế: HA NOI – HAI DUONG BEER JOINT STOCK
- Tên giao dịch viết tắt: HADUBECO
* Địa chi: Phố Quán Thánh, Phường Bình Hàn, Thành Phố Hải Dương
- Điện thoại: 0320.3852319
- Fax: 0320.3859835
- website: hadubeco.com.vn
- Email:
* Giấy phép kinh doanh: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0403000090
do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cấp lần đầu ngày 19/9/2003, đăng ký
thay đổi lần thứ 5 ngày 17/7/2007
* Quy mô kinh doanh của công ty:
Năm 2003 Công ty chuyển đổi thành Công ty cổ phần có phần vốn của Nhà nước
chiếm 55% vốn điều lệ do Tỉnh ủy Hải Dương làm đại diện với vốn điều lệ của
Công ty cổ phần là 13.400.000.000 đồng. Công ty trở thành công ty con của Tổng
Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội kể từ ngày Bộ trưởng Bộ
Công nghiệp ra Quyết định số 756/QĐ-TCCB ngày 19/4/2004 cho phép Tổng
Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (nay là Tổng Công ty Cổ phần Bia 1


Rượu - Nước giải khát Hà Nội) được mua phần vốn do Tỉnh ủy Hải Dương quản
lý. Từ khi thực hiện cổ phần hóa năm 2004 đến nay Công ty Cổ phần Bia Hà Nội Hải Dương đã thực hiện tăng vốn điều lệ qua các giai đoạn sau: Ngày 1/4/2003,
Công ty thực hiện tăng vốn điều lệ từ 13.400.000.000 đồng lên 23.400.000.000
đồng thông qua phương thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (100.000 cổ
phiếu theo mệnh giá 100.000 đồng) với giá 100.000 đồng/cổ phần;



Ngày

19/12/2006 Công ty tăng vốn điều lệ từ 23.400.000.000 đồng lên 40.000.000.000
đồng thông qua phương thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (166.000 cổ
phiếu theo mệnh giá 100.000 đồng) với giá 100.000 đồng/1 cổ phiếu.
* Nghành nghề kinh doanh của công ty:
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0403000090 do Sở kế hoạch và Đầu
tư tỉnh Hải Dương cấp thì lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty là: “Sản xuất
kinh doanh bia, rượu, nước uống không cồn và các sản phẩm công nghiệp dịch vụ
khác”
Hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh chính mang lại doanh thu cho công ty là
sản phẩm bia các loại.
TT
I
1

Tên sản phẩm
Bia Hải Dương
Bia chai 450 ml

II

Bia hơi Hải Dương
1
Bia keg

III
1


Bia hợp tác sản xuất
Bia chai Hà Nội

2

Bia chai Hà Nội Lager

Mô tả sản phẩm
Loại đóng trong chai thủy tinh có thể tích 450 ml,
loại bia này 1 két có 20 chai
Là bia hơi đóng trong keg nhựa của khách hàng,
có 3 loại 15 lit, 20 lít và 25 lít
Bia hơi đóng trong Keg Inox của công ty, có 3
loại, 20 lít, 30 lít và 50 lít
Là bia chai Hà Nội đóng trong chai thủy tinh màu
nâu dung tích 450 ml nhãn đo
Là bia chai Hà Nội đóng trong chia thủy tinh màu
nâu dung tích 450 ml nhãn xanh

2


Hình ảnh sản phẩm của công ty

Lô gô của Công ty bia Hà Nội – Hải Dương:

Ý nghĩa của logo:
- Long cuốn thủy với nguồn nước vô biên có nhiều đợt sóng sống động
- Rồng là biểu tượng của truyền thống đất Việt phương Đông
3



- Nước khơi gợi cho sự giải khát - như một nguồn sống không thể thiếu của con
người - khơi gợi sự thoa mãn về Bia và nước mát.
* Cơ cấu của doanh nghiệp:
- Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Dương

- Cơ cấu quản lý của công ty
Hiện nay cơ cấu bộ máy quản lý Công ty Cổ phần bia Hà Nội - Hải Dương gồm:
Đại hội đồng cổ đông.
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty Cổ phần
Bia Hà Nội - Hải Dương. Đại hội cổ đông có quyền và nhiệm vụ thông qua định
hướng phát triển, quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; quyết
định sửa đổi, bổ sung vốn điều lệ của Công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành

4


viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; và quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty
và các quyền, nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ Công ty.
Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty Cổ phần Bia Hà Nội –
Hải Dương do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 01 (một) Chủ tịch Hội đồng quản trị, 01 (một)
Phó chủ tịch Hội đồng quản trị và 03 (ba) thành viên với nhiệm kỳ là 5 (năm) năm.
Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Tổng số thành viên Hội đồng quản trị độc lập không điều hành phải chiếm ít nhất
một phần ba tổng số thành viên Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị nhân
danhCông ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công
ty, trừ những vẫn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT có trách nhiệm giám
sát hoạt động của Giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong Công ty. Quyền

và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do Pháp luật, Điều lệ Công ty và Nghị quyết
ĐHĐCĐ quy định.
Ban kiểm soát.
Ban kiểm soát của Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dương bao gồm 03 (ba)
thành viên do Đại hội đồng cổ đông bổ nhiệm. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là 05
(năm) năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không
hạn chế. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực
và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức
công tác kế toán, thống kê và lập BCTC nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các cổ
đông. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT và Ban Giám đốc.
Ban Giám đốc
Ban Giám đốc của Công ty bao gồm 03 (ba người): 01 Giám đốc và 02 Phó Giám
đốc. Giám đốc điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực

5


hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.Các Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc trong
từng lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các nội dung công việc
được phân công, chủ động giải quyết những công việc được Giám đốc ủy quyền
theo quy định của Pháp luật và Điều lệ Công ty.
Phòng thị trường và tiêu thụ:
Chịu trách nhiệm thu thập thông tin đánh giá tình hình thị trường, xây dựng kế
hoạch tiêu thụ sản phẩm; Tham mưu cho Giám đốc về chính sách giá bán sản
phẩm, chính sách quảng cáo, phương thức bán hàng hỗ trợ khách hàng, các hợp
đồng đại lý. Tư vấn cho khách hàng về sử dụng thiết bị bảo quản, kỹ thuật bán
hàng, thông tin quảng cáo; Theo dõi và quản lý tài sản, thiết bị bán hàng, keg chứa
bia hơi, két chứa bia chai, vo chai, biển quảng cáo của Công ty trên thị trường;
quản lý công nợ các đại lý và khách hàng tiêu thụ sản phẩm; Quản lý hóa đơn và

viết hóa đơn bán hàng;
Phòng kế hoạch vật tư:
Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Công ty về việc xây dựng kế hoạch sản xuất
kinh doanh hàng tháng, quý, năm; Mua sắm, cấp phát vật tư, nguyên liệu, phụ tùng
thay thế, dụng cụ cho sản xuất; quản lý các kho vật tư, nguyên liệu, bia thành
phẩm; Tham mưu và làm các thủ tục pháp lý trong việc ký kết, giám sát thực hiện,
thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế với các nhà cung cấp. Tham gia xây dựng
phương án, kế hoạch giá thành sản phẩm của Công ty; quản lý xe ôtô con và các
xe ôtô vận tải; Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh
và các báo cáo thống kê theo quy định và yêu cầu quản trị của Công ty.
Phòng kỹ thuật:
Chịu trách nhiệm trong công tác xây dựng, tiếp nhận chuyển giao và quản lý các
quy trình vận hành thiết bị, công nghệ sản xuất và kỹ thuật an toàn vệ sinh an toàn
thực phẩm; Thực hiện các chương trình nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cải

6


tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất; Xây dựng các yêu cầu,
tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, vật tư nguyên liệu; Kiểm tra chất lượng sản phẩm
hàng hóa, chất lượng vật tư, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất; Quản lý hồ sơ lý
lịch hệ thống máy móc thiết bị; xây dựng và theo dõi kế hoạch duy tu bảo dưỡng
máy móc thiết bị; Kết hợp với các bộ phận liên quan xây dựng và thực hiện nội
dung chương trình đào tạo, tổ chức thi nâng bậc kỹ thuật cho công nhân hàng năm.
Phòng Tổ chức Lao động Hành chính:
Đảm nhận và chịu trách nhiệm trong công tác tham mưu xây dựng cơ cấu tổ chức
quản lý sản xuất kinh doanh, quy hoạch cán bộ; Lập kế hoạch đào tạo và tuyển
dụng lao động, xây dựng mức lao động và đơn giá tiền lương hàng năm; tham mưu
cho Ban giám đốc xây dựng quy chế trả lương, thưởng. Thực hiện các chế độ chính
sách cho người lao động theo luật định và quy chế của Công ty; Phối hợp xây dựng

và tổ chức thực hiện các kế hoạch bảo vệ, an ninh, quốc phòng, phòng chống cháy
nổ, phòng chống bão lụt hàng năm. Theo dõi công tác thi đua khen thưởng kỷ luật;
Phòng Tài chính Kế toán:
Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Công ty về lĩnh vực tài chính kế toán. Phòng
có chức năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm; Tổ chức
công tác hạch toán kế toán, lập báo cáo tài chính theo quy định và các báo cáo
quản trị theo yêu cầu của Công ty; Thực hiện thu tiền bán hàng, quản lý kho quỹ;
Chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc lập hóa đơn chứng từ ban đầu cho công
tác hạch toán kế toán; hướng dẫn, tổng hợp báo cáo thống kê.
Phân xưởng Bia hơi:
Thực hiện các công đoạn sản xuất theo đúng quy trình công nghệ từ khâu nghiền
nguyên liệu đến nấu bia, bảo quản và xử lý men giống, lên men bia và lọc trong
bia; thực hiện chiết xuất bia hơi thành phẩm cho khách hàng, chuyển giao bia chai
đã lọc cho phân xưởng Bia chai để chiết chai và hoàn thiện sản phẩm; Thực hiện

7


việc ghi chép, lưu trữ và báo cáo số liệu sản xuất hàng ngày, tuần, tháng cho các bộ
phận quản lý của Công ty theo quy định.
Phân xưởng bia chai:
Thực hiện các công đoạn trong sản xuất: Chiết rót, hoàn thiện sản phẩm bia chai
và nhập kho theo đúng quy trình công nghệ; Thực hiện việc ghi chép, lưu trữ và
báo cáo số liệu sản xuất hàng ngày, tuần, tháng cho các bộ phận quản lý của Công
ty theo quy định.
Phân xưởng cơ nhiệt điện:
Chịu trách nhiệm Tổ chức sản xuất và cung cấp hơi, cấp lạnh, khí nén, CO2, nước
sạch, điện và các dịch vụ phục vụ khác cho sản xuấtcủa toàn Công ty; Thực hiện kế
hoạch duy tu, bảo dưỡng thiết bị hàng năm theo quy định; Sửa chữa, khắc phục kịp
thời những hong hóc, sự cố của máy móc thiết bị; dự trù những vật tư thay thế

trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị; Thực hiện xử lý nước thải
của quá trình sản xuất theo đúng quy trình công nghệ.
2. Giới thiệu tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp:
Tiền thân từ một xí nghiệp chế biến mỳ sợi do Liên Xô (trước đây) giúp đỡ xây
dựng, trải qua các thời kỳ với nhiều bước thăng trầm, qua nhiều lần đổi tên và
chuyển đổi sản xuất kinh doanh, từ năm 1991 bắt đầu sản xuất các mặt hàng bia,
nước giải khát.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, sau khi thực hiện cổ phần hoá, kể từ
ngày 19/9/2003, Công ty chuyển đổi từ DNNN thành công ty cổ phần, hoạt động
theo Luật Doanh nghiệp theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 040300090
do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cấp.
Sau khi có sự chuyển giao phần vốn Nhà nước từ Văn phòng Tỉnh uỷ Hải Dương
cho Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) với người đại diện là Tổng công ty
Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (nay là Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước

8


giải khát Hà Nội), kể từ 01/4/2004 trở thành công ty thành viên trong Tổng Công
ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Khởi đầu từ dây chuyền sản xuất bia hơi thủ công có công suất 500 ngàn lít/năm,
đến khi cổ phần hoá có công suất 15 triệu lít bia hơi/năm. Sau khi cổ phần hoá là
thời kỳ chuyển mình và phát triển vượt bậc. Đến nay, Công ty đang có hệ thống
thiết bị sản xuất tiên tiến, hiện đại do VN và CHLB Đức chế tạo như: Hệ thống lọc
Kiesselguhr và PVPP công suất 15 hl/h; Hệ thống dây chuyền chiết chai công suất
15.000 chai/h do tập đoàn KRONES. AG - CHLB Đức chế tạo; Hệ thống Nấu,
Lên men điều khiển PLC do POLYCO - VN chế tạo;…với công suất 50 triệu lít bia
các loại/năm.
Trong những năm gần đây, Công ty đã đạt được những thành tích xuất sắc và được
Nhà nước, Chính phủ khen thưởng, tiêu biểu như:

Năm 1996: Huân chương Lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước;
Năm 2000: Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước;
Năm 2001: Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ;
Các năm 2006, 2008, 2009: Cờ thi đua của Bộ Công nghiệp (Bộ Công thương).
Tập thể Ban giám đốc cùng toàn thể 280 cán bộ nhân viên Công ty luôn đoàn kết,
năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất; bằng hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm
HACCP, Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dương cam kết thoả mãn mọi nhu cầu
của người tiêu dùng bằng chất lượng các sản phẩm Bia hơi Hải Dương, Bia chai
Hải Dương và Bia chai Hà Nội - sản phẩm hợp tác sản xuất với Tổng Công ty CP
Bia - Rượu - NGK Hà Nội, cùng sự phục vụ tận tình, chu đáo nhằm đảm bảo sự
phát triển bền vững và thịnh vượng.
Một số hình ảnh của công ty

9


Hệ thống kho bãi.

Dây chuyền sản xuất bia chai
10


Hệ thống dây chuyền chiết chai

II. Phân tích cơ hội đặt ra cho danh nghiệp:
1. Các yếu tố vĩ mô:
- Môi trường Kinh tế: Theo dự đoán sau khi bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu thì nền kinh tế sẽ có những bước phát triển mạnh hơn nữa với
GDP tăng khoảng 6.5% (nguồn: báo vnexpress.net) năm 2010 và tiếp tục tăng sau

đó, với mức tăng dự kiến là vào khoảng 7%- 7.5% (giai đoạn 2010 – 2015.
Nguồn: baomoi.com)
Mức lãi suất cơ bản trong năm 2010 là 8 – 9%
Do năm 2010 còn bị ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng kinh tế nên tỷ lệ lạm phát
khá cao. Dự báo mức lạm phát 10% năm 2010 (nguồn: báo bee.net.vn). Các năm
tiếp theo dự báo lạm phát sẽ ở mức một con số.
- Môi trường Công nghệ: Hiện nay công nghệ sản xuất Bia trên thế giới đang
ngày càng phát triển mạnh hơn giúp tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, sản lượng tăng
nhanh hơn với các dây chuyền sản xuất hiện đại. Với các dây chuyền sản xuất có
11


công suất lên tới hàng ngàn chai/ giờ. Tuy nhiên số công ty có công suất trên 100
triệu lít mới có thiết bị hiện đại, tiên tiến, được nhập khẩu từ các nước có nền
công nghiệp phát triển mạnh như Đức, Mỹ, Ý là rất ít. Mặc dù các công ty đã chú
trọng đầu tư cho công nghệ để giảm thiểu chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm
nhưng số lượng các nhà máy này là không nhiều, đặc biệt là các nhà máy sản xuất
bia tại địa
phương.
- Môi trường Văn hóa –xã hôi:
Nước ta là một nước có nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm bia, rượu nước giải
khát rất cao. Với đời sông dân cư ngày càng tăng cao như hiện nay nhu cầu về các
sản phẩm về rượu, bia, nước giải khát có xu hướng ra tăng mạnh mẽ. Việc sử dụng
bia trong các đám cưới hoi… ngày càng ra tăng. Quan niệm về viêc uống bia trong
mùa đông đã thay đổi hẳn. Đặc biệt là tâng lớp trẻ. Việc sử dụng bia trong mùa
đông mà đặc biệt vào Tết cổ truyền có xu hướng tăng mạnh trong vài năm trở lại
đây. Đây là cơ hội mới cho doanh nghiệp khi việc sản xuất vào mùa đông ở các
năm trước hầu như chỉ sản xuất cầm chừng.
Dân số nước Việt nam ta thuộc loại dân số trẻ với 85% ở dưới độ tuổi 40,
cùng với sự thay đổi phong cách sống, phong cách tiêu dùng của người dân cũng

làm tăng nhu cầu của sản phẩm đồ uống có chất lượng cao như bia chai, bia tươi.
Tuy vậy do đời sống và trình độ dân trí ngày tăng nên việc quan tâm tới các
sản phẩm bia rượu có chất lượng , thương hiệu nên đó cũng là một thách thức đối
với doanh nghiệp.
- Môi trường Tự nhiên:
Địa thế thuận lợi cũng là một trong các thế mạnh của công ty (gần trục
đường 5). Địa điểm này giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc vận chuyển thành
phẩm đi tiêu thụ cũng như nguyên, nhiên liệu để phục vụ sản xuất.

12


Khí hậu: Những năm trở lại đây khí hậu ngày càng có xu hướng nóng lên
nên nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm có tính giải khát như bia, nước giải khát cũng
ngày càng tăng. Hiện tượng ELINO ngày càng xuất hiện nhiều hơn làm cho mùa
hè nóng thêm và các đợt rét của mùa đông giảm đi. Nhu cầu của người dân về các
sản phẩm như bia,nước giải khát vì thế cũng tăng theo tuy nhiên lại làm cho nhu
cầu về rượu giảm đi.
Với khí hậu đặc trưng của miền Bắc sản phẩm của công ty sẽ được tiêu thụ
mạnh vào mùa hè và yếu vào mùa đông. Như vậy doanh nghiệp cần có các biện
pháp sản xuất thích hợp với từng mùa trong năm
Tuy nhiên với khí hậu khắc nghiệt và thất thường như hiện nay thì có ảnh
hưởng rất lớn tới nguồn nguyên liệu đầu vào.
- Môi trường Chính phủ, chính trị và pháp luật:
Là doanh nghiệp hoạt động theo hình thức công ty cổ phần đồng thời niêm
yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, hoạt động của Công ty Cổ phần Bia Hà
Nội - Hải Dương chịu ảnh hưởng của các văn bản pháp luật về công ty cổ phần,
chứng khoán và thị trường chứng khoán bao gồm Luật doanh nghiệp, Luật chứng
khoán, các văn bản dưới luật và các quy định đối với công ty niêm yết. Luật và các
văn bản dưới luật trong lĩnh vực này đang trong quá trình hoàn thiện, sự thay đổi

về mặt chính sách luôn có thể sảy ra và khi đó ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động
quản trị, kinh doanh của Công ty. Để hạn chế rủi ro này, Công ty luôn chú trọng
nghiên cứu, nắm bắt các đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước để từ đó xây
dựng chiến lược, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh cho phù hợp.
Bia là sản phẩm chịu Thuế Tiêu thụ đặc biệt của Nhà nước. Do đặc thù như
vậy nên các Công ty sản xuất bia chịu ảnh hưởng lớn trong sự thay đổi chính sách
thuế của Chính Phủ. Hiện nay thuế tiêu thụ đặc biệt với bia chai sản xuất trong

13


nước và nhập khẩu là 75%, bia hơi và bia tươi năm 2006 - 2007 là 30% và từ năm
2008 là 40%(1). Ngày 14/11/2008 Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 4 đã ban hành
Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12. Theo đó thuế Tiêu thụ đặc biệt đối
với sản phẩm bia được áp dụng ở mức thuế suất 45% từ ngày 01/01/2010 đến
31/12/2012 và chịu mức thuế suất 50% kể từ ngày 01/01/2013. Mức thuế suất mới
sẽ làm các doanh nghiệp bia địa phương gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh
cũng như đầu tư phát triển.
Tuy nhiên quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát của Bộ Công
thương về sản lượng cũng như đầu tư phát triển cho ngành công nghiệp bia giúp
ngành bia có những cơ hội phát triển bền vững trong những năm tiếp theo.
Bộ Công Thương đã ra Quyết định số 2435/QĐ-BCT ngày 21/5/2009 phê duyệt
Quy hoạch phát triển Ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đến năm 2015,
tầm nhìn đến năm 2025. Theo đó:
• Ngành Bia - Rượu - Nước giải khát được Bộ Công thương đặt mục tiêu xây
dựng thành một ngành kinh tế quan trọng, sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng góp càng nhiều cho ngân sách nhà
nước; Các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát được sản xuất có chất lượng cao, uy
tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng về mẫu mã và chủng loại có
thương hiệu hàng hóa và khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập với khu vực

và thế giới. Cụ thể, Bộ công thương đặt mục tiêu đến năm 2010 sản lượng sản xuất
đạt 2,5 tỷ lít bia, năm 2015 sản lượng sản xuất là 4,0 tỷ lít bia và đến 2025 sản
lượng phải đạt 6,0 tỷ lít bia với sản phẩm xuất khẩu đạt hàng trăm triệu đô.
• Đối với công nghiệp sản xuất bia: Cần tập trung cải tạo, mở rộng đồng bộ hóa
thiết bị, nâng công suất các nhà máy hiện có. Xây dựng các nhà máy có công suất
từ 100 triệu lít/năm trở lên. Mở rộng hợp tác quốc tế, liên doanh, liên kết để sản
xuất bia cao cấp, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Xây dựng và phát triển

14


thương hiệu để tăng năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm bia nội địa trong tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
• Bộ Công thương cũng đưa ra hệ thống các giải pháp và chính sách quy hoạch để
thực hiện mục tiêu đề ra. Bộ Công thương sẽ kiên quyết không cấp giấy chứng
nhận đầu tư cho các dự án quy mô quá nho (bia với công suất dưới 20 triệu
lít/năm) và các dự án áp dụng công nghệ lạc hậu, không đảm bảo VSATTP hoặc
các dự án không đầu tư hệ thống xử lý nước thải công nghiệp; tăng cường công tác
quản lý quy hoạch, tránh đầu tư tràn lan phá vỡ quy hoạch chung gây lãng phí
trong đầu tư.

2.các yếu tố của môi trường nghành:
- Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Hiện tại trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm
từ nhiều công ty khác nhau cạnh tranh với sản phẩm của công ty. Với sự xuất hiện
ngày càng nhiều hãng Bia lớn trên thế giới làm tăng sự cạnh tranh. Sự gia nhập thị
trường bia của các hãng bia lớn sẽ làm cho cuộc cạnh tranh giữa các nhà máy bia
trở nên khốc liệt, thị phần bia trong nước bị chia sẻ. Mặt khác Công ty phải đối mặt
với sự cạnh tranh gay gắt của bia do các nhà máy, cơ sở địa phương sản xuất chưa
có thương hiệu nhưng giá rẻ và bán hàng bằng các chiêu thức núp dưới thương
hiệu bia của Công ty và chủ yếu tiêu thụ ở các vùng nông thôn.

- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Việc Việt Nam gia nhập WTO cũng làm gia tăng
các đối thủ cạnh tranh trong tương lai khi mà thuế suất của mặt hàng này sẽ giảm
dần theo lộ trình giảm thuế đối với các sản phẩm Bia nhập khẩu. Đặc biệt các các
đối thủ này là các hãng bia lớn trên thế giới, tới từ các nước có các sản phẩm bia có
thương hiệu lâu năm và nổi tiếng trên thế giới như Đức, Sec.
Nhiều nhà sản xuất bia nổi tiếng thế giới đã bắt đầtham gia thị trường Việt Nam.
Anheuser Bush có thể liên doanh với bia Hà Nội để sản xuất đồ uống cao cấp.
15


Pragold của Czech cũng muốn tìm kiếm cơ hội để sản xuất tại Việt Nam. Ngòai ra,
SABMiller được cấp giấy phép liên doanh với Vinamilk để sản xuất bia tại VN.
(Nguồn: bsc.com)
- Nhà cung ứng: Nguyên vật liệu dùng để sản xuất ra bia của Công ty rất đa dạng
và phong phú mang đặc thù của nguyên liệu trong ngành Bia - Rượu - Nước giải
khát. Hiện nay để sản xuất ra bia hơi và bia chai thì cơ cấu nguyên liệu là: 70-75%
là Malt; 25-30% là gạo. Nguyên liệu chính được Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải
Dương sử dụng để sản xuất bia là malt, gạo tẻ và houblon. Ngoài ra kết hợp với
các nguyên liệu chính để tạo nên sản phẩm còn có 41 loại nguyên liệu phụ khác
như: Caramen, bột trợ lọc, Vicant, Xút, phèn, Acid HCL, chất keo tụ PACN 95.
Các nhà cung cấp nguyên vật liệu cho Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dương
luôn đảm bảo nguồn hàng ổn định, chất lượng tốt, đúng thời hạn đáp ứng những
yêu cầu phục vụ cho sản xuất của Công ty.
Các nguồn cung cấp của Công ty có tính ổn định cao vì hầu hết các nhà cung cấp
nguyên vật liệu cho Công ty đều là các nhà cung cấp truyền thống, có năng lực và
uy tín, gắn bó với HADUBECO từ nhiều năm. Bên cạnh đó Công ty cũng đã ký
các hợp đồng dài hạn với các nhà cung cấp do đó đảm bảo nguồn nguyên vật liệu
là ổn định và chất lượng.
- Khách hàng: Khách hàng hiện nay của công ty chủ yếu là tầng lớp bình dân có
thu nhập trung bình. Các sản phẩm như bia hơi của công ty được tiêu thu khá cao

tại các vùng nông thôn. Tuy vậy trong tương lai khách hàng của công ty đang
hướng tới là các khách hàng có nhu cầu cao hơn về chất lượng Bia, có thu nhập
trên trung bình trở lên, các sản phẩm tiêu thụ là loại Bia chai Ngoài các khách hàng
là trong tỉnh công ty còn đang hướng tới các khách hàng ngoài tỉnh như Thái Bình,
Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh…

16


- Sản phẩm thay thế: Bia rượu là các sản phẩm đặc thù không có các sản phẩm
thay thế. Các sản phẩm từ bia và rượu chỉ có thể cải tiến chất lượng hơn và mẫu mã
cho đa rạng sản phẩm hơn.
-Yếu tố ngành: vị thế của công ty trong nghành:
Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dương là thành viên của Tổng Công ty Cổ phần
Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội với doanh thu và quy mô sản xuất, sản lượng
tiêu thụ đứng thứ 3 trong Tổng Công ty.
Kết quả thực hiện năm 2009 của một số công ty trong Tổng công
ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
Đơn vị tính: 1.000 lít
Danh sách

Kết quả thực
hiện 2009

Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội

139.203

Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa


78.347

Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dương

48.963

Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hải Phòng

43.128

Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Thái Bình

25.074

Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Quảng Bình

19.723

Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Kim Bài

8.200

Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hồng Hà

5.065

Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Nam Định

3.256


Nguồn công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Hải Dương
Với ngành nghề kinh doanh là bia, rượu, nước uống không cồn và các sản phẩm
công nghiệp dịch vụ khác, sau 17 năm xây dựng và phát triển Công ty Cổ phần Bia
Hà Nội - Hải Dương đã tạo cho mình một nền tảng vững chắc dựa trên chất lượng
17


sản phẩm và thương hiệu uy tín. Có được điều này là nhờ Công ty đã chú trọng đầu
tư công nghệ ngay từ đầu, coi trọng yếu tố con người, không ngừng mở rộng thị
trường, xác lập thương hiệu. Sản phẩm bia hơi Hải Dương của Công ty đã chiếm
lĩnh thị trường bia Hải Dương và các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc
Giang…và trở thành thương hiệu được ưa chuộng của đông đảo khách hàng
3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hôi, thách thức (SWOT) của Công ty
Cổ phần Bia Hà Nôi - Hải Dương
Điểm mạnh:
• Với vị trí địa lý thuận lợi, đội ngũ cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm và trình
độ, dây chuyền thiết bị tiên tiến hiện đại. Công ty hiện nay đang thực hiện hợp
đồng gia công cho HABECO với sản lượng trên 25 triệu lít mỗi năm và sản lượng
gia công tăng dần hàng năm (2008 là 25 triệu lít, 2009 là 29 triệu lít) chiếm trên
15% sản lượng bia gia công mà HABECO giao cho các công ty bia trên toàn khu
vực Miền Bắc và Miền Trung. Đây là điểm thuận lợi giúp
công ty giữ vững và gia tăng doanh thu của Công ty trong những năm tiếp theo.
• Công ty đã tạo dựng được thương hiệu Bia Hải dương có uy tín trên thị trường
tỉnh Hải Dương, trong đó bia hơi Hải dương thực sự trở thành sản phẩm không thể
thiếu trong đời sống sinh hoạt của người dân tỉnh - một thị trường có dân cư đông
đúc, giao thông thuận tiện và mức tăng trưởng GDP của tỉnh tương đối cao và ổn
định. Sản phẩm Bia Hải Dương ước chiếm 65% thị phần bia bình dân và khoảng
51% thị phần chung trên thị trường tỉnh Hải Dương.
• Công tác quản lý tốt cùng với các biện pháp tổ chức kinh doanh tiết kiệm, chống
lãng phí, nâng cao năng suất lao động đã giúp cho giá vốn hàng bán của

HADUBECO luôn thấp. Đây là một trong những thế mạnh đã mang lại lợi nhuận
cao cho Công ty.
Điểm yếu:

18


• Các sản phẩm bia hơi và bia chai Hải Dương của Công ty cổ phần Bia Hà Nội Hải Dương chưa có thương hiệu trên địa bàn ngoại tỉnh, các sản phẩm của Công ty
chủ yếu được tiêu thụ trong tỉnh Hải Dương nên việc tăng năng suất và mở rộng thị
trường của công ty sẽ gặp nhiều hạn chế
• Nguồn doanh thu tương đối lớn từ việc gia công hợp tác sản xuất với Habeco, do
vậy Công ty bị phụ thuộc vào công tác kế hoạch sản xuất, cung ứng vật tư nguyên
liệu và thị trường từ Habeco. Do đó, Công ty cũng phải chịu những rủi ro chung từ
phía Habeco, khả năng tự chủ của Công ty thấp.
Cơ hôi:
• Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam cao (trên 7% mỗi năm trong 5 năm gần
đây) và 6,18% trong năm 2008 đã cải thiện nhu nhập của người dân khiến nhu cầu
đối với các loại thức uống đóng hộp, nước giải khát ngày một tăng tạo tiền đề cho
sự phát triển cùa ngành bia rượu, nước giải khát.
• Thu nhập của người dân tăng cao dẫn đến nhu cầu về bia rất lớn đặc biệt là
những loại bia có thương hiệu lớn như bia Hà Nội; các nhà máy bia hiện nay đang
sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng đặc biệt là trong 3 tháng
hè.
• Dân số nước Việt nam ta thuộc loại dân số trẻ với 85% ở dưới độ tuổi 40, cùng
với sự thay đổi phong cách sống, phong cách tiêu dùng của người dân cũng làm
tăng nhu cầu của sản phẩm đồ uống có chất lượng cao như bia chai, bia tươi.
• Mạng lưới bán lẻ, hệ thống siêu thị có mặt khắp cả nước góp phần đưa sản phẩm
của Công ty đến với người tiêu dùng được dễ dàng hơn giúp Công ty mở rộng thị
trường ra các tỉnh lân cận và đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ.
• Quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát của Bộ Công thương về sản

lượng cũng như đầu tư phát triển cho ngành công nghiệp bia giúp ngành bia có
những cơ hội phát triển bền vững trong những năm tiếp theo.

19


Thách thức:
• Hiện nay, nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước sản xuất chưa đáp ứng được
nhu cầu của các nhà máy bia trong nước. Nguyên liệu sản xuất bia chủ yếu là nhập
khẩu do đó rất phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ nước ngoài.
• Sự gia nhập thị trường bia của các hãng bia lớn sẽ làm cho cuộc cạnh tranh giữa
các nhà máy bia trở nên khốc liệt, thị phần bia trong nước bị chia sẻ. Mặt khác
Công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của bia do các nhà máy, cơ sở địa
phương sản xuất chưa có thương hiệu nhưng giá rẻ và bán hàng bằng các chiêu
thức núp dưới thương hiệu bia của Công ty và chủ yếu tiêu thụ ở các vùng nông
thôn.
• Việt Nam trở thành thành viên của WTO và phải tuân thủ lộ trình giảm thuế đối
với các sản phẩm bia nhập khẩu. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với sản lượng
tiêu thụ bia của HABECO và cũng ảnh hưởng gián tiếp sản lượng sản xuất bia chai
gia công của Công ty.
4 .Hệ thống mục tiêu:
* Quan điểm phát triển:
Tiếp tục giữ vững vị thế của công ty trong ngành. Xây dựng công ty ngày càng lớn
mạnh cả về chất và lượng. Dần tách ra khoi sự phụ thuộc vào các hợp đồng gia
công cho công ty mẹ.
Phát triển các dòng sản phẩm mang thương hiệu của công ty.
Giữ vững thị trường truyền thống, phát triển thị trường tiềm năng đối với các sản
phẩm của công ty.
Chú trọng đầu tư vào công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. Công tác
Maketing sản phẩm

* Tầm nhìn:
Từ năm 2010 đến năm 2020,

20


Công ty thực hiện sản xuất thành công và đưa vào tiêu thụ sản phẩm mới mang
thương hiệu của công ty như Bia lon Hải dương, nước giải khát.
Sản lượng của công ty đạt được năm 2020 vào mức 100 triệu lít/năm. Doanh thu
đạt mức 1000 tỷ vào năm 2020
* Giải pháp thực hiện:
- Không ngừng cải thiện và đầu tư vào cơ sở vật chất cũng như công nghệ để nâng
cao năng suất của công ty.
- Tạo ra môi trường làm việc thoải mái cho cán bộ nhân viên. Xây dựng và phát
huy văn hóa kinh doanh trong công ty.
- Đẩy mạnh đầu tư tài chính vào các dự án nghiên cứu phát triển sản phẩm mới của
công ty.
- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực đầu vào cho công ty.
- Tích cực tìm kiếm nhà cung ứng mới và tự chủ dần về nguồn nhiên liệu đầu vào.
* Mục tiêu cụ thể:
Tình hình thực hiện so với kế hoạch năm 2009

21


Mục tiêu năm 2010

22



- Giai đoạn 2010-2015: Nghiên cứu các sản phẩm mới. Đưa vào sản xuất và kinh
doanh thử nghiệm các sản phẩm mới là Bia Lon và nước giải khát.
Phấn đấu đạt mức doanh thu năm 2010 là khoảng 414 tỷ VND tăng khoảng 20%
so với kế hoạch (345 tỷ VND), lợi nhuận trước thuế là khoảng 30 tỷ VND tăng
50% so với kế hoach (20 tỷ VND)và mức tăng doanh thu (so với năm trước) cho
các năm tiếp theo trong giai đoạn này là khoảng 19% / năm. Lợi nhuận (so với
năm trước) tăng 30 – 35% trong các năm tiếp theo
Phấn đấu sản lượng cho năm 2010 là 63,765 triệu lít bia tăng 17% so với kế hoạch
(kế hoạch là 54,5 triệu lít). Trong đó:
Sản lượng bia Hơi phấn đấu đạt 26 triệu lít tăng 18% so với kế hoạch (22 triệu lít)
cá năm tiếp theo phấn đấu tăng từ 12-17% so với năm trước.
Sản lượng bia chai Hải Dương phấn đấu vượt kế hoạch đề ra 40% . sản lượng cho
các năm tiếp theo dự kiến tăng 20 – 25% so với năm trước
Sản lượng bia chai Hà Nội phấn đấu tăng 14% so với kế hoạch đề ra. Các năm tiếp
theo tăng khoảng 10 – 12%/ năm
Riêng Bia lon phấn đấu đạt sản lượng 1 triệu lít sau khi đưa vào sản xuất và tiêu
thụ trong các năm sau khi hoàn thành dự án, mức tăng bình quân 20% / năm.
Dự án nước giải khát khi đi vào sản xuất phấn đấu đạt mức tiêu thụ là 400 nghìn
lít/ năm, mức tăng trưởng đạt 20% / năm.
- Giai đoạn 2016 - 2020: dự kiến mức doanh thu vào khoảng 700 tỷ VND vào năm
2016 và đạt mức 1000 tỷ vào năm 2020. Sản lượng vào đạt mức 100 triệu lit Bia
vào năm 2020
Trong đó.
Sản lượng bia Hơi đạt khoảng 40 triệu lít
Sản lượng bia chai Hải Dương đạt mức 8 triệu lít

23


San lượng bia chai Hà Nội đạt mức 42 triệu lít

Sản lượng bia lon đạt mức 2 triệu lít
Sản lượng nước giải khát phấn đấu đạt 1 triệu lít vào năm 2020.
III.Xây dựng chính sách kinh doanh:
1. Chính sách nghiên cứu, phát triển:
Trong thời gian qua, Công ty không ngừng cải tiến các phương pháp kỹ thuật,
chuẩn hóa các phương pháp sản xuất và chủ động đầu tư trang thiết bị hiện đại với
công nghệ tiên tiến nhằm đem lại hiệu quả cao trong sản xuất. Bên cạnh đó Công
ty cũng rất chú trọng trong công tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao cấp và đa dạng của người tiêu dùng. Công ty đã hoàn
tất quá trình nghiên cứu và sẽ đưa vào sản xuất ra sản phẩm Bia tươi Hải Dương
cung cấp cho người tiêu dùng trong năm 2009. Hiện nay công ty đang nghiên cứu
sản phẩm bia Lon mang thương hiệu bia Hải Dương và sản phẩm nước giải khát.
Cùng với việc tiếp tục phát triển sản phẩm mới, Công ty đã tiếp nhận và đưa vào
sản xuất gia công bia chai Hà Nội Lager từ tháng 5 năm 2009 theo hợp đồng số
01/2009/TCTy - BHD ngày 31/3/2009 giữa Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu Nước giải khát Hà Nội với Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dương. Với kế
hoạch sản lượng của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội giao năm
2009 đối với bia Hà Nội Lager (nhãn xanh) là 01 triệu lít (111.111 két) với tổng giá
trị là 9,02 tỷ đồng. Dự kiến sản lượng này sẽ tăng theo từng năm với mức giao tăng
thêm vào khoảng 12% năm.
Ngoài ra công ty còn tiếp tục nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu
chuẩn quốc tế. Đảm bảo an toàn về chất lượng vệ sinh thực phẩm.
2. Chính sách Marketing:

24


Để hoạt động Marketing thực sự hiệu quả nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và
khẳng định thương hiệu của Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dương. Công ty đã
xây dựng chiến lược đồng bộ về thị trường mục tiêu, giá cả, hỗ trợ quảng cáo…
Các hoạt động marketing của Công ty bao gồm:

• Thực hiện tiếp thị thường xuyên, liên tục duy trì, giữ vững mối quan hệ tốt đẹp
với các khách hàng truyền thống. Mở các chương trình khuyến mại rộng rãi ở
những đại lý bia Hải Dương mới của Công ty ở các huyện trong địa bàn tỉnh và các
địa phương lân cận.
• Công ty áp dụng các chiến lược quảng cáo và hỗ trợ quảng cáo để quảng bá
thương hiệu như: Xây dựng website của Công ty (www.hadubeco.com.vn), thông
tin về Công ty cũng như các sản phẩm của Công ty trên các phương tiện thông tin
đại chúng như Báo Hải Dương, báo điện tử, đài truyền hình Hải Dương, đặc biệt là
các tạp chí trong ngành, quảng bá bằng những tặng phẩm có logo của Công ty cho
khách hàng. Công ty tổ chức quảng cáo tại các điểm bán hàng, quảng cáo trên ô tô
của khách hàng, trên xe buýt…
• Công ty cũng tham gia vào các hoạt động tài trợ xã hội trong tỉnh, hoạt động thể
dục thể thao, hoạt động từ thiện xã hội… nhằm nâng cao vị thế của Công ty với các
doanh nghiệp trong tỉnh.
• Xây dựng mạng lưới phân phối cho công ty rộng khắp tạo điều kiện cho sản
phẩm của công ty xâm nhập thị trường tốt hơn nữa và tạo điều kiện cho sự giới
thiệu cũng như phân phối các sản phẩm mới tới người khách hàng tốt hơn nữa.
• Một số hình ảnh về công tác quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp

25


×