Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích tình hình tiêu thụ xe máy tại công ty TNHH nghệ an motor

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.47 KB, 12 trang )

Bài tiểu luận: Quản trị thương mại

PHẦN I: MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa cùng với nền kinh tế thị trường với
mức độ cạnh tranh ngày càng cao và khốc liệt trong kinh doanh, các doanh nghiệp
phải không ngừng nâng cao năng lực và vị thế cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt,
đối với các doanh nghiệp thương mại, thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm là
một trong những nhiệm vụ quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Sau khi Việt nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, nền kinh tế
nước ta có những bước phát triển mới, vừa tạo ra nhiều thuận lợi nhưng đồng thời
cũng đem lại những thách thức cho các doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường, các
doanh nghiệp luôn đặt ra 3 vấn đề trọng tâm: Sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? sản
xuất như thế nào?
Công ty TNHH Nghệ An Motor - Huệ Lộc là công ty chuyên phân phối mặt
hàng xe máy đã đạt được những thành công đáng kể trong những năm qua. Sở dĩ có
được những thành công đó, một phần là do toàn thể cán bộ công nhân viên trong
công ty rất quan tâm và coi trọng công tác tiêu thụ sản phẩm.
Thị trường xe máy tại Nghệ An nói chung và tại thành phố Vinh nói riêng
trong những năm gần đây khá sôi động. Vì vậy, có rất nhiều đại lý phân phối xe
máy ra đời và đi vào hoạt động trên thị trường này như DNTN Kim Dung, Công ty
TNHH Hoà Bình, Công ty TNHH Đại Thành... Mặc dù hoạt động kinh doanh trong
thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng Công ty TNHH Nghệ An Motor Huệ Lộc vẫn đạt được những thành tựu đáng kể song chưa phải là toàn diện, công
tác tiêu thụ sản phẩm của công ty còn gặp một số khó khăn cần khắc phục.
Do đó, đề tài “Phân tích tình hình tiêu thụ xe máy tại Công ty TNHH
Nghệ An Motor - Huệ Lộc” có ý nghĩa thựa tiễn và có vai trò quan trọng của công
tác tiêu thụ sản phẩm đối với hoạt động kinh doanh của công ty


Bài tiểu luận: Quản trị thương mại

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN
1. Khái niệm về hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm đựơc hiểu theo nghĩa hẹp có nghĩa là một quá trình
chuyển hình thái giá trị của hàng hoá (H-T), chuyển giao hàng hoá cho khách hàng
và nhận tiền từ họ. Sau khi hai bên mua bán đạt được sự thống nhất, người bán giao
hàng và người mua trả tiền, quá trình tiêu thụ kết thúc ở đây.
Theo nghĩa rộng thì tiêu thụ sản phẩm là các biện pháp về tổ chức kinh tế và
kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, tổ chức sản xuất, tiếp
nhận sản phẩm, phân phối sản phẩm, tổ chức bán hàng, các hoạt động xúc tiến hỗn
hợp và các công tác dịch vụ sau bán hàng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng
với hiệu quả cao nhất.
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác tiêu thụ sản phẩm
• Các nhân tố thuộc môi trường vi mô: Môi trường kinh tế; Môi trường
chính trị - luật pháp; Nhân tố văn hoá - xã hội; Nhân tố tự nhiên; Môi trường kỹ
thuật, công nghệ.
• Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô: Khách hàng; Các đối thủ cạnh tranh
hiện hữu; Các nhà cung ứng của doanh nghiệp.
• Các nhân tố thuộc môi trường nội tại công ty: Tiềm lực tài chính; Tiềm
năng về con người; Nguồn lực vật chất của doanh nghiệp; Bộ máy tổ chức quản lý;
Các nhân tố về sản phẩm.
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm
Để đánh giá hiệu quả của công tác tiêu thụ, người ta thường đánh giá chung
qua một số chỉ tiêu sau: Sản lượng tiêu thụ; Doanh thu tiêu thụ; Lợi nhuận tiêu thụ;
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ; Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu tiêu thụ; Tỷ suất
lợi nhuận / Vốn; Tỷ suất lợi nhuận / Vốn lưu động; Tỷ suất lợi nhuận / Chi phí; Chỉ
tiêu tốc độ tiêu thụ; Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn.


Bài tiểu luận: Quản trị thương mại
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ XE MÁY CỦA CÔNG TY TNHH

NGHỆ AN MOTOR - HUỆ LỘC
1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Nghệ An Motor - Huệ Lộc
Công ty TNHH Nghệ An Motor - Huệ Lộc có tiền thân là một cửa hàng kinh
doanh xe máy tổng hợp với quy mô nhỏ. Cửa hàng được thành lập vào ngày
20/7/1996 và đặt tại số 7 Quang Trung- Tp Vinh, loại xe cửa hàng kinh doanh là xe
máy nhập khẩu đang được thị trường ưa chuộng. Ngày 25/3/2000, cửa hàng đã phát
triển thành công ty TNHH Nghệ An Motor Huệ Lộc.
Sản phẩm chính của Công ty cung ứng cho khách hàng bên cạnh sản phẩm
xe máy, phụ tùng chính hãng, của Honda, Yamaha, SYM.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
• Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của công ty
SƠ ĐỒ 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY
GIÁM ĐỐC

P.KẾ TOÁN
P.KINH DOANH

CỬA HÀNG

Tổ
bán
hàng

CỬA HÀNG

Tổ
bảo
hành

Tổ

bán
hàng

Tổ
bảo
hành

Giám Đốc: Là người có quyền cao nhất trong cơ cấu quản lý, chịu trách nhiệm
về mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp đối với nhà nước.


Bài tiểu luận: Quản trị thương mại
Phòng kinh doanh: Thực hiện đề xuất phương án kinh doanh hàng hoá.
Phòng tài chính kế toán: Thực hiện chức năng hạch toán về tài chính, lập quy
trình luân chuyển chứng từ, theo dõi công nợ, quản lý vốn, điều hành thường xuyên
liên tục để cung cấp các số liệu cần thiết cho Giám đốc một cách chính xác.
Các cửa hàng trực thuộc: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện hoàn thành chỉ tiêu
kế hoạch mà doanh nghiệp giao như quản lý tài sản, tiền vốn của đơn vị.
3. Quá trình mua bán hàng hoá của công ty
• Tổ chức mua bán hàng hoá của công ty
SƠ ĐỒ 2: QUÁ TRÌNH MUA BÁN HÀNG HOÁ CỦA CÔNG TY
Kế hoạch
nhà cung
cấp

Phòng kế
hoạch kinh
doanh

Khách hàng


Chuyển tiền
cho nhà cung
cấp (kê toán)
Các bộ phận
cung ứng

Vận chuyển

Hàng nhập
kho

Nhà cung cấp: Lập kế hoạch giao hàng từng tháng cho công ty.
Phòng kế hoạch kinh doanh: Nhận kế hoạch của các nhà cung cấp xe máy.
Phòng kế toán: Lập uỷ nhiệm chi chuyển tiền cho nhà cung cấp.
Vận chuyển: Vận chuyển hàng từ nơi cung cấp về nhập kho hàng hoá của công ty.
Bộ phận cung ứng: Nhận hàng từ kho, bán cho người tiêu dùng.
Khách hàng: Là những người tiêu dùng trực tiếp của công ty.
• Phương thức đặt hàng
Công ty đặt hàng từ các hãng sản xuất xe máy thông qua hình thức là qua
mạng. Công ty đặt hàng trước 3 tháng, nhưng qua từng tháng, dựa vào nhu cầu thị
trường, công ty có sự điều chỉnh và đến cuối tháng công ty mới đặt hàng chính thức.
• Phương thức thanh toán tiền hàng
Để hạn chế rủi ro khi giao nhận tiền bằng hình thức tiền mặt thì các công ty sử
dụng hình thức chuyển tiền qua các ngân hàng thông qua tài khoản lập tại ngân hàng.


Bài tiểu luận: Quản trị thương mại
4. Phân tích các yếu tố nguồn lực chủ yếu của công ty
• Lao động của công ty

Qua các năm, lao động của công ty không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn
chất lượng. Số lao động của công ty từ 40 lao động (năm 2008) tăng dần lên 45 lao
động (năm 2009) và đến năm 2010 là 48 lao động.
• Tài sản và vốn của công ty
Nguồn tài sản cũng như nguồn vốn của công ty qua 3 năm giảm dần. Cụ thể
là năm 2009 giảm so với năm 2008 là 813,17 triệu đồng hay giảm 4,52%. Sang năm
2010 chỉ tiêu này càng giảm là 809,8 triệu đồng hay giảm 4,72% so với năm 2009.
5. Tình hình tiêu thụ xe máy của công ty
• Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2008 - 2010 của công ty
Trong 3 năm qua, kết quả kinh doanh của công ty có xu hướng tăng lên, cụ thể
được phân tích qua bảng số 1:
Tổng doanh thu năm 2009 của công ty đạt 301.281,49 triệu đồng, tăng
23.639,69 triệu đồng so với năm 2008 hay tăng 8,51%. Năm 2010, tổng doanh thu đạt
429.347,86 triệu đồng, tăng 128.066,37 triệu đồng so với năm 2009 hay tương ứng là
tăng 42,50%. Nguyên nhân doanh thu qua các năm tăng là do lượng hàng bán tăng lên.
Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng mà mỗi công ty quan tâm, đây cũng là chỉ
tiêu quan trọng quyết định cho sự phát triển hay phá sản của công ty. Lợi nhuận là
cơ sở để mở rộng đầu tư và mở rộng quy mô kinh doanh. Lợi nhuận của công ty
năm 2009 so với năm 2008 tăng 660,09 triệu đồng hay tăng 86,46%, năm 2010 so
với năm 2009 lợi nhuận tăng 782,89 triệu đồng hay tăng 54,99%. Để đạt được kết
quả này là do doanh thu của công ty qua các năm tăng và tăng cao hơn so với chi
phí mà công ty bỏ ra.
Qua 3 năm, lợi nhuận ròng tăng lên đáng kể. Năm 2009 là 1024,91 triệu
đồng, so với năm 2008 tăng 475,26 triệu đồng hay tăng 31,12%. Năm 2010, công ty
vẫn duy trì được hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, đó là tăng 563,68 triệu
đồng hay tăng 54,99%. Với đà phát triển như hiện nay, trong những năm tới công ty
sẽ đạt được những kết quả cao hơn nữa và ngày càng phát triển tốt hơn.


Bài tiểu luận: Quản trị thương mại


BẢNG 1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2008 -2010
Đvt: triệu đồng
Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

2009/2008

2010/2009

Chỉ tiêu
1. Tổng doanh thu

GT
277.641,80

%
GT
100 301.281,49

%
100

GT
429.347,86

%

100

+/%
23.639,69 8,51

+/128.066,37

%
42,50

- DT hoạt động KD

277.489,32

99,94 301.073,68

99,93

429.113,67

99,94

23.584,36 8,49

128.039,99

42,53

- Khoản thu khác
2. Chi phí


152,48
276.878,41

207,81
299.858,0

0,07
100

234,19
427.141,49

0,06
100

55,33 36,28
22.979,60 8,29

26,38
127.283,48

12,69
42,44

- Giá vốn hàng bán

274.730,28

1

99,22 296.802,51

98,98

423.508,39

99,15

22.072,23 8,03

126.705,88

42,69

-Chi phí QL DN

0,06
100

981,18

0,35

1.207,21

0,40

1.493,26

0,35


226,03 23,03

286,05

23,69

- Chi phí bán hàng
- Chi phí khác

1.307,96
128,99

0,38
0,05

1.676,78
171,51

0,56
0,06

1.948,33
191,51

0,45
0,05

368,82 28,19
42,52 32,96


271,55
20,00

16,19
11,66

3. LN trước thuế
- Lợi nhuận KD
- Lợi nhuận khác
4. Thuế(28%)
5. LN sau thuế

763,39
739,90
23,49
213,74
549,65

100
96,92
3,08
100
100

1.423,48
1387,18
36,30
398,57
1024,91


100
97,45
2,55
100
100

2.206,37
2.163,69
42,68
617,78
1.588,59

100
98,06
1,94
100
100

660,09 86,46
782,89
647,28 87,48
776,51
12,81 54,53
6,38
184,83 31,13
219,21
475,26 31,12
563,68
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)


54,99
55,97
17,57
54,99
54,99


Bài tiểu luận: Quản trị thương mại

• Hiệu quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2008 - 2010 của công ty
BẢNG 2: CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ KINH DOANH
Đvt

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Chỉ tiêu
Tổng doanh thu

Triệu đồng

277.641,80

301.281,49

429.347,86


8,51

42,50

Tổng chi phí

Triệu đồng

276.878,41

299.858,01

427.141,49

8,51

42,44

Lợi nhuận

Triệu đồng

763,39

1.423,48

2.206,37

86,46


54,99

Tổng vốn

Triệu đồng

17.951,80

17.138,63

16.328,83

-4,52

- 4,72

Vốn lưu động

Triệu đồng

17.636,30

16.842,38

16.057,98

- 4,50

- 4.65


Người

40

45

48

12,50

6,67

Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu

lần

0,27

0,47

0,51

74,07

8,51

Tỷ suất lợi nhuận/Chi phí

lần


0,27

0,48

0,52

77,71

8,33

Tỷ suất lợi nhuận/Tổng vốn

lần

4,25

8,30

13,51

95,29

62,77

Tỷ suất lợi nhuận/Vốn lưu động

lần

4,32


8,45

13,74

95,60

62,60

Hiệu suất sử dụng vốn

lần

15,46

17,88

26,73

15,65

49,49

Mức hao phí sức lao động

Trđ/người

0,00014

0,00013


0,00011

7,14

15,38

Hiệu quả sinh lời của 1 lao động

Trđ/người

19,08

31,63

45,96

65,77

45,3

Năng suất bình quân lao động

Trđ/người

6.941,04

6.695,14

Tổng số lao động


So sánh (%)
2009/2008 2010/2009

8.944,74
- 3,54
33,60
( Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán )


Bài tiểu luận: Quản trị thương mại

Nhìn vào bảng số 2 ta thấy: hiệu quả kinh doanh của công ty có xu hướng tăng qua các
năm từ năm 2008-2010.
Chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu tăng dần qua các năm, nếu năm 2008 cứ 100
đồng doanh thu bán hàng thì hoạt động kinh doanh của công ty tạo ra được 0,27 đồng lợi
nhuận thì đến năm 2009 và 2010, cứ 100 đồng doanh thu bán hàng tạo ra tương ứng 0,47
và 0,51 đồng lợi nhuận ròng.
Mặc dù tổng số vốn qua các năm là giảm nhưng tỷ suất lợi nhuận/Tổng vốn có xu
hướng tăng lên. Năm 2008, cứ 100 đồng vốn bỏ ra thì tạo ra được 4,25 đồng lợi nhuận thì
sang năm 2009 là 8,30 đồng. Năm 2010 là 13,51 đồng, tăng 62,77% so với năm 2009 tức
tăng 5,21 đồng. Điều này thể hiện tình hình sử dụng vốn qua các năm của công ty có hiệu
quả hơn, số vốn bỏ ra để tạo ra đồng lợi nhuận ngày càng cao hơn.
Chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận/vốn lưu động: xét về mặt giá trị thì qua 3 năm VLĐ
ngày càng giảm. Năm 2009 giảm 4,5%, năm 2008 giảm 4,65% so với năm trước. Tỷ suất
lợi nhuận/Vốn lưu động năm 2009 tăng 4,13 đồng so với năm 2008 và năm 2010 tăng
5,29 đồng so với năm 2009.
• Tình hình tiêu thụ xe của công ty
Số lượng xe tiêu thụ của công ty trong 3 năm tăng. Năm 2009, số lượng xe tiêu thụ
là 13707 xe tăng 2360 xe so với năm 2008 và sang năm 2010 số lượng xe tiêu thụ tiếp tục

tăng manh, tăng 5701 xe so với năm 2009. Số lượng xe tiêu thụ qua các tháng là không
giống nhau. Năm 2008, thời gian công ty bán được nhiều xe nhất là vào tháng 8 (1134),
tháng 7 (1120 ) và tháng 9 (1116 ), điều này có thể lí giải được bởi đây là thời điểm nhiều
sinh viên ra trường bắt đầu tìm kiếm việc làm và số lượng tân sinh viên đậu vào các
trường đại học, cao đẳng và trung cấp nên nhu cầu đi lại bằng phương tiện xe máy tăng
cao. Bên cạnh đó, vào tháng 1 và tháng 12 , công ty cũng bán được một số lượng lớn xe
máy ( 2110 xe) do đây là thời gian giáp tết nên nhu cầu mua sắm đồ dùng tăng lên trong
đó có xe máy. Năm 2008, Tết Nguyên Đán đến chậm hơn so với mọi năm nên vào tháng
2 lượng xe máy bán ra cũng cao (950 xe ). Từ tháng 4 đến tháng 6 số lượng xe máy bán
ra có tăng so với trước nhưng không đáng kể.


Bài tiểu luận: Quản trị thương mại

BẢNG 3: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ XE QUA CÁC THÁNG
Đvt: chiếc
Tháng
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Tổng xe


Năm 2008
SL
%
1072
9,99
950
8,13
735
7,35
703
7,07
817
6,61
823
8,08
1120
9,14
1134
7,68
1116
9,83
914
8,05
925
8,15
1038
9,92
11347
100


Năm 2009
SL
%
1571
11,46
1018
7,42
903
6,58
1009
7,36
872
6,36
931
6,79
1200
8,75
1104
8,05
1548
11,29
1107
8,07
1015
7,40
1429
10,47
13707
100


Năm 2010
SL
%
2251
11,59
1417
7,30
1523
7,84
1258
6,48
1281
6,60
1473
7,59
1711
8,81
1625
8,37
1917
9,88
1569
8,08
1580
8,14
1803
9,31
19408
100


2009/2008
2010/2009
+/%
+/%
437
38,53
680
43,28
95
10,29
399
39,19
68
8,14
620
68,66
206
25,65
249
24,67
122
16,27
409
46,90
14
1,53
542
58,21
162

15,60
511
42,58
232
26,60
521
47,19
432
38,70
369
23,83
193
21,11
462
41,73
90
9,72
565
55,66
309
27,59
374
24,28
2360
20,80
5701
41,59
( Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán )



Bài tiểu luận: Quản trị thương mại
Sang năm 2009, tình hình tiêu thụ xe máy của công ty đã tăng lên nhiều
so với năm 2008. Số lượng bán được nhiều nhất là tháng 1 bán được 1571 xe,
tháng 9 là 1548 xe và tháng 12 là 1429 xe. Ở các tháng 7, 8 số lượng xe tiêu thụ
tiếp tục tăng. Lượng xe tiêu thu vào các tháng 3, 4, 5, 6 thì ít hơn.
Năm 2010, tuy thị trường xe máy có nhiều biến động nhưng số lượng tiêu
thụ xe của công ty vẫn tăng đều. Lượng xe bán ra nhiều nhất vẫn là tháng 1
(2251 xe), tháng 12 là ( 1803 xe ).
Nguyên nhân chủ yếu làm tăng lượng tiêu thụ xe của công ty qua các năm
một phần cũng là do sự nổ lực của cán bộ công nhân viên trong việc xây dựng các
chính sách, chiến lược kinh doanh phù hợp và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
6. Các hoạt động của công ty trong lĩnh vực tiêu thụ xe máy
• Công tác nghiên cứu và dự báo thị trường
Cán bộ phòng kế hoạch kinh doanh có nhiệm vụ theo dõi thị trường, trên
cơ sở đó nghiên cứu xu hướng biến động của thị trường về nhu cầu sử dụng xe và
phân tích đối thủ cạnh tranh để đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp.
• Công tác lựa chọn sản phẩm thích ứng
Công ty kinh doanh nhiều loại xe máy của các hãng khác nhau như Honda,
Yamaha, SYM nên việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng hết sức
phong phú và đa dạng. Do đó cần mua về các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của
người tiêu dùng về cả số lượng, chất lượng và màu sắc.
• Chính sách giá của công ty
Công ty tuân thủ chính sách giá của các hãng không có chiết khấu, giảm
giá hay hoa hồng. Đối với mọi khu vực thị trường công ty luôn tuân thủ và thực
hiện đúng chính sách giá như những yêu cầu của các hãng đã đưa ra.
• Kênh phân phối sản phẩm của công ty
Công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty được thực hiện theo kênh bán hàng
trực tiếp. Công ty giới thiệu sản phẩm và bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng ,
không thông qua các khâu trung gian tiêu thụ. Nhân viên bán hàng là người trực tiếp
bán hàng. Khi khách hàng đến thì đầu tiên sẽ được nhân viên bán hàng giới thiệu

chi tiết về các loại xe, loại xe và những ưu đãi mà khách hàng cần tìm hiểu để mua.


Bài tiểu luận: Quản trị thương mại
• Thực trạng dịch vụ sau bán hàng
Dịch vụ sau bán hàng của Công ty gồm các hoạt động: bảo hành, bảo
dưõng định kỳ, cung cấp phụ tùng thay thế, các dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Sau khi bán xe, công ty phải định kỳ làm các dịch vụ chăm sóc, kiểm tra xe nếu
khách hàng yêu cầu. Và thời gian bảo hành 12 tháng hoặc 10000km đầu tiên.
Khi xe đến sửa chữa tại công ty phải thực hiện theo quy trình sau:
SƠ ĐỒ 3:QUY TRÌNH XE ĐẾN BẢO DƯỠNG, BẢO HÀNH VÀ SỬA
CHỮA
Cố vấn kỹ
thuật cho
khách hàng

Quyết định
dịch vụ
được làm

Thực hiện các
dịch vụ sửa
chửa

Thanh toán tiền
dịch vụ

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
• Hình thành bộ phận Marketing chuyên trách: Công ty cần lập
phòng Marketing để nghiên cứu thị trường chính xác và khoa học hơn. Khi đó,

dự báo nhu cầu của khách hàng không còn mang tính chất định tính mà có thể dự
đoán một cách định lượng bằng các con số cụ thể.
• Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên bán
hàng và nhân viên kỹ thuật của công ty: Trình độ và năng lực làm việc thực tế
của cả nhân viên bán hàng và nhân viên kỹ thuật có sự chênh lệch khá lớn. Vì
vậy, để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ xe máy của công ty thì công ty nên chú trọng
công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty.
• Hoàn thiện chính sách Marketing: Việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ
là một chính sách tốt để công ty tiếp cận với nhiều khách hàng hơn và mang lại
lợi nhuận cho công ty. Bên cạnh quảng cáo, khuyến mại cũng là một hình thức để
đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng thông qua việc giảm giá, tặng quà kèm
theo sản phẩm vào những dịp tết hoặc những ngày lễ trong năm.
• Hỗ trợ và kích thích bán hàng: Ngoài việc nâng cao kỹ năng cho
nhân viên bán hàng, các quy định khen thưởng cần có sự hỗ trợ của công ty cũng
như từ những nhân viên khác trong bán hàng.
• Phương thức thanh toán: Để có thể tăng khả năng cạnh tranh thì trong
thời gian tới công ty cũng nên xem xét thực hiện chính sách bán hàng và trả góp.


Bài tiểu luận: Quản trị thương mại

PHẦN III. KẾT LUẬN
Tiêu thụ và các vấn đề liên quan đến tiêu thụ sản phẩm luôn là mối quan
tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế
thị trường. Đối với công ty kinh doanh xe máy Huệ Lộc, trong những năm gần
đây công tác tiêu thụ sản phẩm đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Điều
này được thể hiện qua các kết quả như:
- Số lượng xe tiêu thụ qua các năm tăng. Số lượng xe bán ra không những đạt kế
hoạch mà còn vượt chỉ tiêu đó. Từ số lượng xe bán ra tăng dẫn đến doanh thu và
lợi nhuận qua các năm đều tăng.

- Bên cạnh những thành tựu đạt được công ty còn góp phần giải quyết được công
ăn việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập và mức sống cho nhân viên.
- Ngoài ra, qua hoạt động kinh doanh, khoản nộp ngân sách cho Nhà nước của
công ty không ngừng tăng lên.
Để đạt được những kết quả trên là do nhiều yếu tố quyết định như môi
trường kinh doanh thuận lợi, công ty có ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, nhân
viên nhiệt tình và không ngừng nỗ lực trong công tác. Trong những năm tới công
ty nên giữ vững và phát huy hơn nữa.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được đó, hoạt động tiêu thụ
sản phẩm của công ty không tránh khỏi những khó khăn tồn tại. Những tồn tại
này do cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan gây ra và đều xuất phát từ nhu
cầu ngày càng cao của khách hàng cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các đối
thủ cạnh tranh trên thị trường. Do vây, công ty cần tìm ra giải pháp hiêụ quả
nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả của hoạt động
kinh doanh của công ty.



×