Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

10 mẹo giúp bạn nâng cao sáng tạo khi viết kịch bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.28 KB, 19 trang )

10 mẹo giúp bạn nâng cao sáng tạo
khi viết kịch bản

1. Bắt đầu một ngày làm việc mới khác hẳn mọi ngày. Thay vì ngồi viết
trên máy vi tính thì bạn hãy thử viết trên một tập giấy với cây bút mực thông
thường, như thế bạn sẽ viết một cách tự nhiên mà không lo lắng gì cho vấn đề máy
móc. Hãy thử thay đổi vị trí làm việc và đừng viết ngay tại bàn làm việc, hãy đi ra
ngoài, hòa mình vào thiên nhiên và thư giãn.
2. Bật những bài nhạc êm ái, trữ tình trong lúc bạn viết và hãy để cho
những giai điệu ngọt ngào của âm nhạc đi vào những trang viết của bạn.
3. Hãy tin tưởng những cảm giác mạnh mẽ và bản năng tự nhiên của bản
thân mình khi bạn mới bắt đầu tập viết. Học cách tin tưởng vào trực giác của mình
hơn là tin vào sự lập luận logic.
4. Hãy nghỉ giải lao trong quá trình viết và tản bộ trên con đường mà bạn
yêu thích nhất. Hãy dành thời gian quan sát những điều mới mẻ mà trước đây, bạn
chưa bao giờ phát hiện ra, giả vờ như bạn là khách du lịch đến đây ngắm cảnh vậy.
5. Mỗi ngày, dành năm đến mười lăm phút để mộng mơ. Nên để cho trí
tưởng tượng của bạn bay bổng và để cho đứa trẻ nhí nhảnh, nghịch ngợm trong
con người bạn lộ diện, sau đó bạn sẽ viết với giọng điệu của một đứa trẻ.
6. Đọc một bài thơ trong khoảng tối thiếu mười phút trước khi bắt đầu viết.
Những vần thơ dành cho trẻ con thực sự rất bổ ích vì chúng có những giai điệu và
vần tự nhiên; điều đó sẽ gắn kết bạn với trí tưởng tượng của bản thân bạn.
7. Hãy thăm quan biển, sông suối hay công viên rồi viết một đoạn ngắn ghi
lại cảm xúc và trải nghiệm của bạn. Miêu tả màu sắc, âm thanh và hương vị của tự
nhiên theo sự cảm nhận bằng tất cả giác quan của bạn.
8. Dùng đồng hồ hẹn ít nhất hai mươi phút khi bạn lần đầu tiên tập viết.
Không được ngưng viết cho đến khi đồng hồ báo hết giờ. Việc viết theo kiểu máy
móc này sẽ giúp bạn tránh phê bình hay phán xét nhiều.
9. Tạo ra một tập san và viết vào đó mỗi ngày. Ghi lại những cảm cũng như
suy nghĩ của bạn và dĩ nhiên là không quên ghi chú những hoạt động và các mối
quan hệ của bạn. Điều này sẽ hình thành cho bạn các kỹ năng quan sát.


10. Tạo ra một tập san về các giấc mơ và ghi lại các giấc mơ ban ngày cũng
như ban đêm của bạn. Những giấc mơ sẽ đem lại cho bạn sự phong phú về chất
liệu để bạn sáng tác. Hãy lắng nghe những giấc mơ của bạn – chính bản thân đã
bạn tạo ra chúng!
Để viết được một kịch bản hay
Các loại kịch bản phân cảnh
Từ một kịch bản văn học Đạo diễn phim cụ thể ra thành kịch bản phân cảnh.
Có thể có nhiều mức độ chi tiết khác nhau của một kịch bản phân cảnh (ít nhất có
thể phân biệt 5 loại ). Ở giai đoạn này đạo diễn phải biến tất cả những gì được nhà
biên kịch kể ra, tả hay cảm nghĩ thành cụ thể bằng hình gì và tiếng gì mà sau này
người xem sẽ thấy trên màn ảnh.
Vài hình thức kịch bản phân cảnh:
- Phân cảnh kiểu trọn màn (Master Cript): Kiểu phân cảnh này chỉ đại
khái chuẩn bị cho cách thể hiện của từng màn ( Scène). Các cảnh chi tiết Toàn,
Trung, Cận... Đạo diễn sẽ quyết định sau ở trường quay.
- Phân cảnh đơn giản: Ở kiểu phân cảnh này, các cảnh quay được trình
bày chủ yếu là nội dung cảnh, các chi tiết xử lý kỹ thuật nghề làm phim chưa được
trình bày đầy đủ. Kiểu phân cảnh như vầy đôi khi chỉ khác kịch bản văn học ở chỗ
là nó có chia ra từng cảnh. Thường gặp kiểu viết kịch bản như vầy khi gửi đi duyệt
nội dung, hay trình cho các nhà sản xuất đọc để biết nội dung phim là chủ yếu.
- Kịch bản phân cảnh bằng hình (Storyboards): Ở kiểu kịch bản phân
cảnh này các cảnh chuẩn bị quay được trình bày bằng cách vẽ hình( thường là
những phát họa), có kèm theo một số từ ngữ rất hạn chế. Kịch bản phân cảnh bằng
hình ảnh này có khi là phần hình kèm theo để minh họa cho kiểu kịch bản phân
cảnh kỹ thuật.
- Kịch bản phân cảnh truyền thống: Hình thức viết kịch bản phân cảnh
này cũng không hoàn toàn giống nhau trong mọi trường hợp. Thường thì các cảnh
được phân ra và mô tả, quy định rất chi tiết các xử lý kỹ thuật nghề. Trang kịch
bản loại này được trình bày dưới hình thức chi nhiều cột, mỗi cột để viết một loại
công việc khác nhau của kỹ thuật nghề phim. Loại kịch bản phân cảnh này thuận

lợi cho những người làm phim chuyên nghiệp, nhưng khó đọc khó hiểu cho người
bình thường. Hơn nữa nó phiền phức khi đánh máy.
- Kịch bản phân cảnh kỹ thuật: Là loại kịch bản phân cảnh chi tiết nhất
các phương cách, dự kiến kỹ thuật cho từng cảnh quay, bao gồm nhiều hình vẽ, sơ
đồ cho nhiều loại công việc khác nhau trong nghề phim.
Nói chung, kịch bản phân cảnh viết ra chủ yếu là để làm phim: cụ thể hơn,
là để chuẩn bị cho việc thực hiện phim ở giai đoạn quay lẫn giai đoạn hậu kỳ. Sự
chia đoạn chủ yếu là ở đơn vị màn, tức là sẽ được tổ chức quay cùng 1 lần cho hết
các cảnh cò trong đoạn. Nói cách khá, việc phân đoạn phim khi viết kịch bản phân
cảnh ko căn cứ vào đoạn theo nội dung của một câu chuyện.

NHỮNG LỖI LẦM NÊN TRÁNH

Những truyện phim đặc sắc luôn cho chúng ta cảm thấy không có những
hạt sạn, những lỗi lầm về nội dung lẫn hình thức .
Qua nhận xét của một số tác giả chuyên nghiệp, sau đây là những lỗi lầm
thường gặp trong khá nhiều truyện phim.
******************************************
Không rõ ràng

Tác giả có thể muốn viết nhiều chuyện về nhân vật : lý lịch cá nhân , tư
tưởng , hành động , nhưng không trình bày được rõ ràng .
Ví dụ , có câu viết như thế này : Anh A có cảm giác mình bị phản bội.
Nhưng khán giả sẽ thấy gì để biết được nhân vật có cảm giác ấy?
Hoặc là : X , anh trai của Y... Làm sao chúng ta hiểu được như thế ? Không
có gì giải thích , chúng ta có thể lầm tưởng X là chồng , hay là bạn.
Tác giả thường quên rằng người đọc không phải là mình , nên đã viết một
cách dễ dãi , diễn tả bằng lời lẽ suông , không phải bằng hành động .
Nên nhớ rằng trong điện ảnh , tác giả phải suy nghĩ và viết bằng những
hình tượng thị giác .

******************************************
Nội dung mỏng , chẳng có gì.

Trường hợp có thể xảy ra: Xem phim xong, khán giả cảm thấy như mình bị
lừa phỉnh , đã bõ công theo dõi trên màn ảnh một câu chuyện chẳng có gì.
Tác giả Vale đã đưa ra một ví dụ điển hình khi nhắc đến phim
Ng
ờ vực
của Hitchcock , đạo diễn nổi tiếng về phim kinh dị.
Trong phim này, Joan Fontaine đóng vai vợ và Cary Grant đóng vai chồng.
Người vợ mỗi lúc cứ bị ám ảnh rằng chồng mình có âm mưu muốn giết mình,
nhưng kết cuộc vỡ lẽ ra là không phải vậy .
Nhà lý luận Vale đã phê bình phim ấy:
Rất nhiều khán giả thấy không hài lòng sau khi xem phim, bởi vì trong
phim không có điều gì thay đổi một khi mâu thuẫn đã được giải quyết . Cary Grant
và Joan Fontaine vẫn là đôi vợ chồng hạnh phúc lúc mở đầu và lúc kết phim. Cảm
giác không vừa lòng nơi khán giả càng tăng thêm, vì mâu thuẫn đã nảy sinh ra từ
nguồn gốc tưởng tượng không cụ thể. Khán giả có cảm giác bị lôi cuốn vào một
phim gây hồi hộp thiếu nền tảng , không có hiệu quả tích cực.
Tâm lý chung của phần đông khán giả khi xem phim là muốn được thưởng
thức một câu chuyện lý thú. Sở dĩ có lúc họ cảm thấy bất mãn , chính là vì có
khoảng cách giữa hình thức và nội dung.
Hình thức kể chuyện dù có hay, nhưng nếu nội dung quá mỏng, thì khán giả
sẽ không hài lòng . (Ở đây , chúng ta không kể lập trường của một số người bị
chinh phục bởi xu hướng thời thượng của nước ngoài: Trong phim, quan trọng
không phải là nội dung , mà là hình thức thể hiện).
******************************************
Những chuyện khó tin
Đôi khi tác giả đưa chuyện thật ngoài đời vào truyện phim, nhưng người
đọc cho là chuyện khó tin, bởi vì thấy không hợp lý trong diễn tiến đường dây câu

chuyện chính.
Từ thời xa xưa, đã có những cuộc luận bàn về chuyện thật và chuyện như
thật trong tác phẩm văn học.
Triết gia Hy-lạp Aristote chủ trương: Nên chọn chuyện không có xảy ra mà
giống như thật (adunata eikota) hơn là chuyện có thể xảy ra mà khó tin (dunata
epithana).
Về sau, nhà văn Pháp Boileau cũng có lời khuyên tương tư: Đừng bao giờ
cung cấp chuyện khó tin. Đôi khi chuyện thật không phải là chuyện tin được.
Những nhận xét trên rất đúng! Trước khi quyết định đưa một việc thật
ngoài đời vào truyện phim, bạn hãy cân nhắc kỹ xem việc ấy có thích hợp không,
có thể tin được không?
******************************************
Những thành phần vô ích
Chúng ta thường thấy trong một số phim những nhân vật, những chi tiết
không ăn nhập vào đâu, sau đó lại biến mất.
Đó là những thành phần vô ích, chẳng những không đóng góp gì vào truyện
phim, mà còn làm mờ nhạt truyện phim.
Nữ đạo diễn Việt Linh đã kể lại một câu chuyện thú vị :
Nhớ mãi thời đi học, khi trình chiếu bộ phim thực tập trong đó có cảnh bãi
dừa nước xanh non giữa bình minh lấp lánh. Lúc xem phim thầy bỗng hỏi:
- Tại sao em dựng cảnh đó vô phim?
- Vì nó đẹp, em thích!
- Nếu thích thì bóc ra, cất vô trong rương làm kỷ niệm, còn ở đây nó không
cần thiết, phá hỏng cảm xúc bi kịch.
Đó là bài học nhớ đời của Việt Linh, và cũng nên là bài học thấm thía cho
các bạn trẻ mới làm phim, hoặc bắt đầu viết kịch bản điện ảnh .
******************************************
Những lỗ hổng
Theo các nhà làm phim chuyên nghiệp, lỗ hổng là sự sai sót, bất hợp lý
trong đường dây một truyện phim, do tác giả lười biếng hoặc khinh xuất .

Ví dụ về phim Di chúc của bác sĩ Mabuse (đạo diễn Fritz Lang), người
xem thấy trong bản phát hành lần thứ nhất có đoạn diễn thanh tra Lohmann reo
mừng khi thấy một nhân vật quan trọng: Ông Kent đây rồi!. Nhưng trước đó
không có điều gì báo cho khán giả hiểu rằng Lohmann đã quen biết Kent. Trong
bản phim phát hành lần thứ hai đầy đủ hơn, lỗ hỗng nầy được lấp lại với câu thoại
của cô Lily tiết lộ mối quan hệ giữa Kent và Lohmann .
Sau khi xem những phim vướng phải lỗ hỗng khán giả có thể thắc mắc với
ít nhiều bất mãn .
Họ tự nêu lên những câu hỏi :
- Vậy cô Yến là con của ai ?


×