Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

vTiểu luận thị trường xuất khẩu chủ lực của việt nam và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.72 MB, 166 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING

Giảng viên hướng dẫn :

GS.TS VÕ THANH THU

Sinh viên thực hiện:
1. Trần Minh Ngọc
2. Nguyễn Trung Thành
3. Nguyễn Vũ Minh Thúy
4. Nguyễn Thị Tú Uyên
5. Ung Lê Cẩm Uyên

TP Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 8 năm 2012


Bảng phân công công việc
STT

Sinh viên thực hiện

Phần thực hiện

1.

Trần Minh Ngọc

Mở đầu, tổng quan, thị trường Hoa Kì, kết luận

2.



Nguyễn Trung Thành

Thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc

3.

Nguyễn Vũ Minh Thúy

Thị trường EU, Nhật Bản, ASEAN

4.

Nguyễn Thị Tú Uyên

Thị trường EU, Nhật Bản, ASEAN

5.

Ung Lê Cẩm Uyên

Thị trường Úc và Singapore

2


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................................5
A.


Tình hình chung về thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam .........................................6
I.

B.

Tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam .................................................6
Tình hình các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam...................................... 21

I.

Thị trường Hoa Kì .................................................................................................. 21

II.

Thị trường EU ..................................................................................................... 59

III.

Thị trường Nhật Bản........................................................................................... 78

IV.

Trung Quốc ......................................................................................................... 91

V.

Hàn Quốc ........................................................................................................... 114

VI.


Singapore ........................................................................................................... 127

VII.

Úc.................................................................................................................... 141

VIII.

Các nước ASEAN .......................................................................................... 155

KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 165
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 166

3


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................

......................................................................................................
......................................................................................................


LỜI MỞ ĐẦU

Xu hướng toàn cầu hóa, mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với tất cả các quốc gia
và vùng lãnh thổ đã trở nên tất yếu trong giai đoạn hiện tại cũng như trong tương lai và sự
phát triển của nền kinh tế Việt Nam cũng không thể thoát khỏi xu hướng tất yếu ấy. Cụ thể
thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, thiết lập quan hệ buôn bán thương mại với hơn 200
quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong 6 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 53.1 tỷ USD, tăng
22.2% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu ước tính đạt 53.8 tỷ USD, tăng 6.9%
so với cùng kì năm 2011. Nhập siêu 6 tháng đầu năm 2012 ước tính 685 triệu USD, bằng
1,3% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Vấn đề đặt ra cho nền kinh tế và chính phủ Việt Nam
nói chung cũng như cho các doanh nghiệp nói riêng là làm thế nào đẩy mạnh xuất khẩu và
nhập khẩu một cách có hiệu quả.
Bài tiểu luận với đề tài: “Thị trường xuất khẩu chủ lực – Giải pháp đẩy mạnh
xuất khẩu” sẽ đưa ra những kiến thức tổng quan về các thị trường xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam, cụ thể là 8 thị trường: Hoa Kì, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore,
Úc, và các nước ASEAN. Bên cạnh đó, bài tiểu luận cũng sẽ nêu ra một số giải pháp để tận
dụng những cơ hội, thành công cũng như khắc phục những khó khăn, hạn chế nhằm đẩy
mạnh xuất khẩu đối với từng thị trường.
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích thống kê.
Bố cục bài tiểu luận gồm 2 phần chính:
I.
II.

Tình hình chung về thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Tình hình xuất khẩu trên từng thị trường chủ lực của Việt Nam.


Bài tiểu luận được hoàn thành trong thời gian tương đối ngắn với lượng kiến thức thu
thập còn hạn hẹp. Chúng em – những người thực hiện bài tiểu luận rất cám ơn sự giúp đỡ của
giảng viên hướng dẫn GS.TS Võ Thanh Thu, cũng như mong nhận được nhiều nhận xét, ý
kiến đóng góp của cô để có thể hoàn thành những bài tiểu luận tốt hơn trong thời gian tới.

5


A. Tình hình chung về thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam
I. Tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam
Tính tới thời điểm hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán giao thương với hơn 200
quốc gia và vùng lãnh thổ.
Bảng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam 2007 – 6 tháng đầu năm 2012
Xuất khẩu

Nhập khẩu

Năm
Kim
(1000USD)

ngạch Tỷ trọng
(%)

Kim
(1000USD)

ngạch Tỷ trọng
(%)


Cán cân thương
mại (1000USD)

2007

48,561,354

43.65

62,682,228

56.35

-14,120,874

2008

62,685,130

43.71

80,713,829

56.29

-18,028,699

2009


57,096,274

44.94

69,948,810

55.06

-12,852,536

2010

72,191,879

45.98

84,801,199

54.02

-12,609,320

2011

96,905,674

47.58

106,749,854


52.42

-9,844,180

6 tháng đầu
53,333,268
năm 2012

49.93

53,491,300

50.07

-158,032

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê

Qua bảng trên ta thấy, từ năm 2007 đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu đều tăng qua
các năm. Cơ cấu xuất nhập khẩu luôn là nhập siêu và thâm hụt cán cân thương mại. Tuy
nhiên qua các số liệu ta có thể thấy Chính Phủ đang từng bước điều chỉnh cơ cấu xuất nhập
khẩu theo hướng giảm nhập siêu và cân bằng cán cân thương mại, cụ thể tỷ trọng xuất khẩu
qua các năm tăng và tỷ trọng nhập khẩu qua các năm giảm, tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu và
nhập khẩu có hiệu quả hơn.

6


1. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007 – 6 tháng đầu năm 2012
Bảng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường chủ lực giai đoạn 2006 – 6 tháng đầu năm 2012


2007

2008

2009

2010

2011

6 tháng đầu năm
2012

Kim
Tỷ
ngạch
trọng
(1000USD) (%)

Kim
Tỷ
ngạch
trọng
(1000USD) (%)

Kim
Tỷ
ngạch
trọng

(1000USD) (%)

Kim
Tỷ
ngạch
trọng
(1000USD) (%)

Kim
Tỷ
ngạch
trọng
(1000USD) (%)

Kim
Tỷ
ngạch
trọng
(1000USD) (%)

Tổng KN

48,561,354

100.00

62,685,130

100.00


57,096,274

100.00 72,191,879

100.00

96,905,674

100.00

53,333,268

100.00

Hoa Kì

10,089,128

20.78

11,868,509

18.93

11,355,757

19.89

14,238,132


19.72

16,927,763

17.47

9,279,831

17.40

EU

9,095,953

18.73

10,853,004

17.31

9,378,294

16.43

11,385,478

15.77

16,545,227


17.07

6,232,366

11.69

ASEAN

7,813,358

16.09

10,194,815

16.26

8,591,867

15.05

9,168,106

12.70

13,583,279

14.02

7,861,739


14.74

Nhật Bản

6,069,758

12.50

8,537,938

13.62

6,291,810

11.02

7,727,660

10.70

10,781,145

11.13

6,505,169

12.20

Trung
Quốc


3,356,676

6.91

4,535,670

7.24

4,909,025

8.60

7,308,800

10.12

11,125,034

11.48

6,114,990

11.47

12,136,481

24.99

16,695,195


26.63

16,569,521

29.02

22,363,704

30.98

27,943,226

28.84

17,339,173

32.51

Các
khác

TT

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê – Tổng Cục Hải Quan

7


Biểu đồ tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường chủ lực

Đơn vị tính: %
35

30

25
Mỹ
20

EU
ASEAN

15

Nhật Bản
Trung Quốc
Khác

10

5

0
2007

2008

2009

2010


2011

6 tháng đầu
2012

Qua biểu đồ trên, ta thấy các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thể sắp
xếp theo thứ tự kim ngạch giảm dần như sau: Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc.
Trong giai đoạn 2007 – 2011, kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường chủ lực đều tăng
trưởng ấn tượng. Cụ thể: KN xuất khẩu vào Mỹ năm 2011 tăng 67.8%, vào EU tăng 81.9%,
vào các nước ASEAN tăng 73.8%, vào Nhật Bản tăng 77.6%, vào Trung Quốc tăng gấp 2 lần
so với năm 2007.
Định hướng xuất khẩu của Việt Nam là đa dạng hóa thị trường, gia tăng xuất khẩu
sang các nước châu Âu, châu Mỹ và giảm xuất khẩu sang các nước châu Á.

8


Thị trường Mỹ: là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất
khẩu đều đạt trên 10 tỷ USD từ năm 2007 đến nay, riêng 6 tháng đầu năm 2012, kim ngạch
xuất khẩu vào thị trường này đã đạt hơn 9 tỷ USD. Chúng ta chủ yếu xuất khẩu vào Mỹ các
mặt hàng như dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, thủy sản, cà phê và một số mặt hàng thuộc da.
Thị trường EU: là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam với kim ngạch xuất
khẩu hàng năm vào thị trường này cũng trên 10 tỷ USD. Các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu
vào EU là dệt may, thủy sản, cà phê, giày dép…
Thị trường các nước ASEAN: là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam với
kim ngạch xuất khẩu hàng năm xấp xỉ 10 tỷ USD, riêng năm 2011, kim ngạch xuất khẩu vào
thị trường này đạt mức ấn tượng với tổng kim ngạch lên đến hơn 13 tỷ USD. Đây là thị
trường có nhiều nét tương đồng với thị trường Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là
gạo, dầu thô, nguyên liệu tô ít qua chế biến, nông sản, thủy sản…

Kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường chủ lực nhìn chung đều tăng qua các năm.
Trong 6 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 53.333 tỷ USD,
tăng 23.85% so với cùng kì năm ngoái.
Việt Nam xuất khẩu hàng ngàn mặt hàng ra thị trường thế giới, nhưng chỉ có 11 nhóm
hàng có trị giá xuất khẩu trên 11 tỷ USD. Những đặc điểm chính của các mặt hàng xuất khẩu
của Việt Nam có thể điểm qua như sau:
Nếu trước thời kì mở cửa kinh tế, kim ngạch xuất khẩu ở từng mặt hàng rất nhỏ vài
chục triệu USD mỗi mặt hàng, thì nay nhiều mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu lớn,
có khả năng chi phối thị trường quốc tế: hồ tiêu chiếm 50% sản lượng xuất khẩu của thế giới.
Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu các mặt hàng: gạo, cà phê, điều nhân…
Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vẫn dưới dạng thô, ít qua chế biến hoặc
sản phẩm thâm dụng lao động.
Sản phẩm xuất khẩu chưa có thương hiệu và uy tín trên trường quốc tế, tính cạnh
tranh của sản phẩm còn nhiều hạn chế.
Sau đây là bảng các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, tốc độ tăng trưởng
các mặt hàng xuất khẩu đó và tỷ trọng của chúng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ta từ
năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2012.
Nhìn chung trong 6 tháng đầu năm 2012, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn là dệt
may với kim ngạch đạt 6.8 tỷ USD, tăng 9.2% so với cùng kì năm 2011; điện thoại các loại
và linh kiện đạt 5 tỷ USD, tăng 134.2%; riêng cà phê: 6 tháng qua, xuất khẩu cà phê của
nước ta đã cao hơn 13,6% so với của Brazil. Honduras cũng bất ngờ vượt qua các đối thủ
9


Indonesia, Colombia, Ấn Độ để vươn lên vị trí thứ ba thế giới1. Tính chung 6 tháng đầu năm,
Việt Nam đã xuất khẩu 14.325.000 bao, chiếm vị trí dẫn đầu thế giới trong xuất khẩu cà phê
của các nước sản xuất, nhiều hơn 13,63% so với quốc gia xuất khẩu chiếm vị trí thứ hai là
Brazil đạt 12.606.000 bao.
Tuy nhiên, theo báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình xuất
khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2012 đạt 3,1 triệu tấn, giảm 13,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo dự báo, sản lượng xuất khẩu gạo vẫn còn tiếp tục giảm. Nguyên nhân chính do
sản lượng xuất khẩu gạo của các nước Ấn Độ và Myanma tăng, tạo sự cạnh tranh với thị
trường xuất khẩu gạo Việt Nam. Hiện Trung Quốc đang trở thành thị trường nhập khẩu gạo
chủ yếu của nước ta.2

1

/>2
/>
10


Tình hình xuất khẩu của Việt Nam theo các mặt hàng chủ lực
2009

2010

2011

Tốc
Tỷ
Kim
ngạch
Kim
ngạch độ
trọng
(100USD)
(100USD)
tăng
(%)

(%)

6 tháng đầu năm 2012

Tốc
Tỷ
Kim
ngạch độ
trọng
(100USD)
tăng
(%)
(%)

Tốc
Tỷ
Kim
ngạch độ
trọng
(100USD)
tăng
(%)
(%)

Tỷ
trọng
(%)

Tổng KNXK


57,096,274 100

72,191,879

26.44

100

96,905,674

34.23

100

53,333,268

23.85

100

Dệt may

9,065,620

15.88

11,209,676

23.65


15.53

14,043,324

25.28

14.49

6,834,585

9.20

12.81

Dầu thô

6,194,595

10.85

4,957,580

19.97

6.87

7,241,499

46.07


7.47

3,764,913

10.36

7.06

Thủy sản

4,251,313

7.45

5,016,297

17.99

6.95

6,112,370

21.85

6.31

2,861,888

9.84


5.37

Giày dép

4,066,761

7.12

5,122,259

25.95

7.10

6,549,285

27.86

6.76

3,505,180

16.07

6.57

Gạo

2,663,877


4.67

3,247,860

21.92

4.50

3,656,807

12.59

3.77

1,750,108

-11.55

3.28

3.20

6,885,584

198.43 7.11

5,029,949

134.22 9.43


Điện thoại và các loại Không có số
linh kiện khác
liệu

2,307,257

Cao su

1,226,857

2.15

2,388,225

94.66

3.31

3,234,706

35.44

3.34

1,207,845

-4.26

2.26


Cà phê

1,730,602

3.03

1,851,358

6.98

2.56

2,752,423

48.67

2.84

2,201,468

15.93

4.13

Hạt điều

846,683

1.48


1,134,740

34.02

1.57

1,473,145

29.82

1.52

683,140

29.94

1.28

Hạt tiêu

348,149

0.61

421,403

21.04

0.58


732,213

73.76

0.76

471,299

25.52

0.88

2,763,019

4.84

3,590,167

29.94

4.97

4,669,578

30.07

4.82

3,383,775


99.99

6.34

2,059,305

3.61

3,056,563

48.43

4.23

4,160,460

36.12

4.29

2,649,528

57.37

4.97

2,597,649

4.55


3,435,574

32.26

4.76

3,955,259

15.13

4.08

2,189,335

22.67

4.11

Máy vi tính, sản phẩm
điện tử và linh kiện
Máy móc thiết bị và
phụ tùng khác
Gỗ và sản phẩm gỗ

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê – Tổng Cục Hải Quan

11


2. Tình hình nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007 – 6 tháng đầu năm 2012

Bảng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam vào các thị trường nhập khẩu chính

Tổng KN
Trung
Quốc
ASEAN
Hàn
Quốc
Nhật Bản
EU
Mỹ

2007

2008

2009

2010

2011

Tỷ
Kim ngạch
trọng
(1000USD)
(%)

Tỷ
Kim ngạch

trọng
(1000USD)
(%)

Tỷ
Kim ngạch
trọng
(1000USD)
(%)

Tỷ
Kim ngạch
trọng
(1000USD)
(%)

Tỷ
Kim ngạch
trọng
(1000USD)
(%)

6 tháng đầu năm
2012
Tỷ
Kim ngạch
trọng
(1000USD)
(%)


62,682,228

100.00

80,713,829

100.00

69,948,810

100.00

84,801,199

100.00

106,749,854 100.00

53,491,300

100.00

12,502,004

19.95

15,652,126

19.39


16,440,952

23.50

20,018,827

23.61

24,593,719

23.04

13,000,647

24.30

15,889,221

25.35

19,570,866

24.25

13,813,070

19.75

10,805,239


12.74

20,910,169

19.59

10,282,194

19.22

5,333,981

8.51

7,066,318

8.75

6,976,362

9.97

9,761,342

11.51

13,175,926

12.34


7,212,917

13.48

6,177,698

9.86

8,240,662

10.21

7,468,092

10.68

9,016,085

10.63

10,400,330

9.74

5,378,805

10.06

5,139,097


8.20

5,445,162

6.75

6,417,515

9.17

6,361,714

7.50

7,747,067

7.26

3,904,940

7.30

1,699,676

2.71

2,635,288

3.26


3,009,392

4.30

3,766,911

4.44

4,529,215

4.24

2,343,334

4.38

25.43

22,103,407

27.38

15,823,429

22.62

25,071,080

29.56


25,393,428

23.79

11,368,463

21.25

Các TT
15,940,551
khác

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê – Tổng Cục Hải Quan

12


Biểu đồ tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam từ các thị trường chính
Đơn vị tính: %
30

25

Trung Quốc

20

ASEAN
Hàn Quốc


15

Nhật Bản
EU
10

Mỹ
Khác

5

0
2007

2008

2009

2010

2011

6 tháng
đầu 2012

Qua biểu đồ ta thấy, Trung Quốc và ASEAN là 2 thị trường nhập khẩu chủ yếu của
Việt Nam. Kim ngạch nhập khẩu từ 2 thị trường này chiếm phần lớn tổng kim ngạch nhập
khẩu của nước ta. Theo sau đó là các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, EU… Việt Nam vẫn
đang trong tình trạng nhập siêu để phục vụ cho việc sản xuất các mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
Tuy nhiên, Chính Phủ đang từng bước điều chỉnh nhập khẩu một cách hiệu quả để thoát khỏi

tình trạng nhập siêu.
Thị trường Trung Quốc: là thị trường có kim ngạch nhập khẩu cao nhất trong
những năm qua và liên tục tăng, chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu của
nước ta (riêng 6 tháng đầu năm 2012, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này đạt 13 tỷ USD,
chiếm 24.3% tổng kim ngạch nhập khẩu). Chúng ta nhập khẩu chủ yếu các nguyên phụ liệu
cho ngành dệt may, các loại linh kiện điện tử, máy móc thiết bị… Thực tế cho thấy chúng ta
đang phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu từ Trung Quốc để phục vụ cho các mặt hàng

13


xuất khẩu chủ lực, điều đó đang gây áp lực và khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Vì
thế nếu muốn cải thiện tình trạng nhập siêu, chúng ta phải tìm ra giải pháp nhập khẩu một
cách hợp lý các mặt hàng từ thị trường Trung Quốc.
Thị trường các nước ASEAN: là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Đây
là thị trường có nhiều thuận lợi trong xuất nhập khẩu của Việt Nam với kim ngạch nhập khẩu
hàng năm đạt giá trị cao. Do có ưu đãi về thuế giữa các nước nên hàng hóa nhập vào Việt
Nam có tính cạnh tranh cao. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là các nguyên liệu cho các
ngành công nghiệp, linh kiện điện tử và các mặt hàng tiêu dùng.
Thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản: là những thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam
với kim ngạch nhập khẩu hằng năm tăng từ 7 8 tỷ USD lên trên 10 tỷ USD. Các mặt hàng
nhập khẩu chủ yếu từ các thị trường này là máy móc thiết bị, linh kiện điện tử, phụ tùng ôtô.
Nhìn chung Việt Nam vẫn còn lệ thuộc nhiều vào các thị trường nhập khẩu này. Đây trở
thành vấn đề nan giải cho nền kinh tế nước ta khi muốn tăng lượng xuất khẩu, nhất thiết phải
tăng nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất. Do đó, thiết nghĩ các doanh nghiệp xuất khẩu
cần nhanh chóng có những giải pháp hiệu quả nhằm giảm lượng nhập khẩu, góp phần giảm
kim ngạch nhập siêu hàng năm của Việt Nam.
Các mặt hàng nhập khẩu chính
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng: Tính đến hết tháng 7-2012, tổng kim ngạch
nhập khẩu nhóm hàng này là 9,26 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó khối

các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 4,8 tỷ USD, tăng 40,4% và khối các
doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 4,4 tỷ USD, giảm 12,4%.
Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này chủ yếu từ các thị trường: Trung Quốc đạt 2,91
tỷ USD, tăng 1,4%; Nhật Bản 1,97 tỷ USD, tăng 28,5%; Hàn Quốc 981 triệu USD, tăng
47,1%; Đài Loan (Trung Quốc) 508 triệu USD, tăng 2,2%; Đức 475 triệu USD, tăng 1,8%;
… so với 7 tháng năm 2011.
Xăng dầu các loại: Trong tháng 7, lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là 794
nghìn tấn, trị giá đạt 714 triệu USD, giảm 26,7% về lượng và giảm 24,9% về trị giá so với
tháng 6-2012. Tính đến hết tháng 7-2012, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là 5,7
triệu tấn, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm 2011 với trị giá là 5,53 tỷ USD, giảm 7,2%.
Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 7 tháng qua chủ yếu có xuất xứ từ:
Singapore với 2,39 triệu tấn, giảm 18,5%; tiếp theo là Trung Quốc 823 nghìn tấn, tăng

14


19,1%; Đài Loan 768 nghìn tấn, giảm 27,6%; Hàn Quốc 597 nghìn tấn, giảm 1,7%; … so với
7 tháng năm 2011.
Nguyên vật liệu cho ngành dệt may da giày: Tính đến hết tháng 7-2012, tổng kim
ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt 7,04 tỷ USD, giảm 3,7% so với cùng kỳ 2011; trong đó,
kim ngạch nhập khẩu vải là 3,96 tỷ USD, tăng 0,2%; nguyên phụ liệu đạt 1,77 tỷ USD, tăng
1,8%.
Trong 7 tháng qua, Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này chủ yếu từ các thị trường:
Trung Quốc đạt 2,42 tỷ USD, tăng 3,3%; Hàn Quốc 1,24 tỷ USD, giảm 0,03%; Đài Loan
(Trung Quốc) đạt 1,11 tỷ USD, giảm 8%; Nhật Bản 463 triệu USD, tăng 20%; … so với cùng
kỳ năm 2011.
Ô tô nguyên chiếc: Lượng nhập khẩu ô tô trong tháng 7-2012 là hơn 2 nghìn chiếc,
tăng nhẹ 2,1% so với tháng trước với trị giá nhập khẩu là 52,5 triệu USD, tăng 7,8%. Tính
đến hết tháng 7-2012, tổng lượng ô tô nguyên chiếc nhập về là hơn 16 nghìn chiếc, giảm
57,7%; trị giá là 339,5 triệu USD, giảm 51,5% so với cùng kỳ năm 2011.


Nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc từ tháng 1-2011 đến tháng 7-2012
Lượng nhập khẩu xe dưới 9 chỗ trong tháng 7-2012 là 761 chiếc, tăng 14,4%. Tính
đến hết 7 tháng năm 2012, lượng nhập khẩu xe dưới 9 chỗ đạt 8,7 nghìn chiếc, trị giá là 87,7
triệu USD, giảm 65,8% về lượng và giảm 72,8% về trị giá so với 7 tháng năm 2011.

15


Trong 7 tháng năm 2012, Hàn Quốc tiếp tục là thị trường chính cung cấp ô tô nguyên
chiếc sang Việt Nam với gần 6,7 nghìn chiếc, giảm 61%. Tiếp theo là Thái Lan 3 nghìn
chiếc, giảm 12,8%; Trung Quốc 2,4 nghìn chiếc, giảm 33%; Ấn Độ 1 nghìn chiếc, giảm
30%; … so với cùng kỳ năm 2011.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này
trong 7 tháng năm 2012 lên 6,82 tỷ USD, tăng 95,2% so với cùng kỳ năm 2011; trong đó
nhập khẩu của khu vực FDI là 6,03 tỷ USD, tăng 115% và nhập khẩu của khu vực doanh
nghiệp trong nước là hơn 795 triệu USD, tăng 6,1%.
Điện thoại các loại và linh kiện: Tổng kim ngạch nhập khẩu trong 7 tháng năm 2012
của nhóm hàng này đạt 2,49 tỷ USD, tăng 107,1%. Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này
trong 7 tháng qua chủ yếu từ các thị trường: Trung Quốc 1,74 tỷ USD, tăng 137,9%; Hàn
Quốc 604 triệu USD, tăng 58%; Đài Loan (Trung Quốc) 38 triệu USD, tăng 97,3%; …so với
7 tháng năm 2011.
Thức ăn gia súc và nguyên liệu: Tính đến hết tháng 7-2012, tổng trị giá nhập khẩu
nhóm hàng này của cả nước là 1,29 tỷ USD, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm 2011.
Sắt thép các loại: Tính đến hết tháng 7-2012, tổng lượng nhập khẩu sắt thép của Việt
Nam là 4,39 triệu tấn, tăng 1,8%, kim ngạch nhập khẩu là 3,56 tỷ USD, giảm 3,9%. Trong
đó, lượng phôi thép nhập khẩu là 275 nghìn tấn, trị giá đạt 179 triệu USD, giảm 59,3% về
lượng và giảm 59,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2011.
Việt Nam nhập khẩu sắt thép trong 7 tháng qua chủ yếu có xuất xứ từ: Trung Quốc
1,24 triệu tấn, tăng 22,6%; Nhật Bản 1,17 triệu tấn, tăng 5,6%; Hàn Quốc 893 nghìn tấn,

giảm nhẹ 4,8%; Đài Loan (Trung Quốc) 444 nghìn tấn, tăng 2,5%;…
3. 10 điểm vượt trội về xuất khẩu năm 20113
Năm 2011, xuất khẩu đã đạt được 10 điểm vượt trội và trở thành lĩnh vực sáng nhất
so với các lĩnh vực khác.
Thứ nhất, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao nhất từ trước tới nay, vượt xa so với
mức kỷ lục đã đạt được trong năm 2010, vượt xa so với mức kế hoạch đề ra (80 tỷ USD).
Mức tăng tuyệt đối của năm nay so với năm trước lên đến gần 24 tỷ USD, cũng là mức tăng
lớn nhất từ trước tới nay.

3

/>
16


Thứ hai, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người ước cả năm sẽ vượt qua mốc
1.083 USD, cao hơn nhiều so với mức kỷ lục 831 USD đã đạt được vào năm 2010.
Thứ ba, tỷ lệ xuất khẩu/GDP vượt qua mốc 80%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ kỷ lục đã
đạt được vào năm trước (70,9%).
Thứ tư, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đạt 33%. Tốc độ tăng này có ý nghĩa quan
trọng xét về 4 mặt: cao nhất tính từ năm 1997 đến nay; cao nhất so với tốc độ tăng của các
ngành, lĩnh vực khác; cao gấp trên 3 lần tốc độ tăng theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra (10%); hệ số
giữa tốc độ tăng xuất khẩu/ tốc độ tăng GDP lên đến 5,5 lần- cao nhất từ trước tới nay. Xuất
khẩu đã trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế.
Thứ năm, quy mô và tăng trưởng xuất khẩu cao đạt được ở cả hai khu vực là khu vực
kinh tế trong nước và khu vực có vốn FDI, trong đó khu vực có vốn FDI (kể cả dầu thô) đạt
quy mô cao hơn và tăng với tốc độ cao hơn.
Thứ sáu, tăng trưởng của xuất khẩu đạt được ở hầu hết các mặt hàng chủ yếu. Có một
số mặt hàng có kim ngạch tăng với tốc độ cao hơn tốc độ chung, như hạt tiêu, sắn và sản
phẩm sắn, sắt thép, xăng dầu, phương tiện vận tải và phụ tùng, cà phê, dầu thô, sản xuất hóa

chất, cao su,... Trong đó có 21 mặt hàng tăng trên 100 triệu USD, có 18 mặt hàng tăng trên
200 triệu USD, có 16 mặt hàng tăng trên 300 triệu USD, có 14 mặt hàng tăng trên 400 triệu
USD, có 11 mặt hàng tăng trên 500 triệu USD.
Thứ bảy, “câu lạc bộ” những mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên
đã có 20 thành viên, tăng 4 thành viên so với năm trước; trong đó có 12 thành viên đạt trên 2
tỷ USD, có 8 thành viên đạt trên 3 tỷ USD (đứng đầu là dệt may, tiếp đến là dầu thô, giày
dép, thủy sản, điện tử, máy tính, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng, gỗ và sản phẩm gỗ,
gạo).
Theo Tổng cục Hải quan, ngoài các mặt hàng trên còn có 2 mặt hàng khác nằm trong
“Câu lạc bộ” 1 tỷ USD trở lên là điện thoại các loại và linh kiện, xơ sợi dệt các loại.
Thứ tám, tăng trưởng xuất khẩu, một phần nhờ lượng tăng, một phần lớn nhờ giá
tăng, trong đó giá tăng (tính được đơn giá) và đóng góp lớn vào mức tăng chung có: dầu thô,
tiếp đến là cà phê, cao su, xăng dầu, hạt điều, gạo, hạt tiêu, than đá, sắt thép, sắn và sản phẩm
sắn…
Thứ chín, về thị trường, có 23 thị trường đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó
có 7 thị trường đạt từ 2 tỷ USD trở lên, cao nhất là Mỹ, tiếp đến là Trung Quốc, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Đức, Malaysia, Australia.

17


Thứ mười, do tốc độ tăng so với năm trước của tổng kim ngạch xuất khẩu cao hơn
của tổng kim ngạch nhập khẩu (33% so với 25%), nên nhập siêu đã giảm cả về kim ngạch, cả
về tỷ lệ nhập siêu so với năm trước. Về kim ngạch tuyệt đối còn 10 tỷ USD so với 12,6 tỷ
USD. Tỷ lệ nhập siêu còn 10,4% so với 17,5%.
4. Định hướng xuất nhập khẩu giai đoạn 2011 - 20204
Ngày 28/12/2011,Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2471/2011/QĐTTg phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến
năm 2030. Với mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đến năm 2020 tăng gấp trên 3
lần năm 2010, bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD, cán cân thương mại được cân bằng.
Chiến lược đã đề ra ba nhóm mục tiêu cụ thể, gồm:

Một là, phấn đấu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 11 - 12%/năm
trong thời kỳ 2011 - 2020, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 tăng trưởng bình quân 12%/năm;
giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng bình quân 11%/năm. Duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng
10% thời kỳ 2021-2030.
Hai là, phấn đấu tốc độ tăng trưởng nhập khẩu thấp hơn tăng trưởng xuất khẩu; tốc độ
tăng trưởng nhập khẩu hàng hoá bình quân 10 – 11%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020, trong
đó giai đoạn 2011 – 2015 tăng trưởng bình quân dưới 11%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 tăng
trưởng bình quân dưới 10%/năm.
Ba là, phấn đấu giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu ở mức dưới 10%
kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015 và tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020;
thặng dư thương mại thời kỳ 2021 – 2030.
Chiến lược cũng nêu định hướng xuất khẩu chung gồm: Phát triển xuất khẩu theo mô
hình tăng trưởng bền vững và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô xuất
khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu; Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất
khẩu một cách hợp lý theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung nâng nhanh tỷ
trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có
hàm lượng công nghệ cao, sản phẩm thân thiện với môi trường trong cơ cấu hàng hóa xuất
khẩu.
* Định hướng phát triển ngành hàng:
4

/>
18


- Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản (là nhóm hàng có lợi thế về tài nguyên nhưng bị
giới hạn nguồn cung): Có lộ trình giảm dần xuất khẩu khoáng sản thô; đầu tư công nghệ để
tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, tận dụng các cơ hội thuận lợi về thị trường và giá cả để
tăng giá trị xuất khẩu.
- Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản (là nhóm hàng có lợi thế và năng lực cạnh tranh dài

hạn nhưng giá trị gia tăng còn thấp): Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng;
chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu hướng mạnh vào chế biến sâu, phát triển sản phẩm
xuất khẩu có ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến.
- Nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo (là nhóm hàng có tiềm năng phát triển và
thị trường thế giới có nhu cầu): Phát triển sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám
cao; phát triển công nghiệp hỗ trợ, nâng cao tỷ lệ giá trị trong nước, giảm phụ thuộc vào
nguyên phụ liệu nhập khẩu.
- Nhóm hàng mới (nằm trong nhóm hàng hóa khác): Rà soát các mặt hàng mới có
kim ngạch hiện nay còn thấp nhưng có tiềm năng tăng trưởng cao trong thời gian tới để có
các chính sách khuyến khích phát triển, tạo sự đột phá trong xuất khẩu.
* Định hướng phát triển thị trường:
- Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam
tại thị trường truyền thống; tạo bước đột phá mở rộng các thị trường xuất khẩu mới có tiềm
năng.
- Phát huy vai trò, vị thế của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế, khu vực và tăng
cường hoạt động ngoại giao kinh tế để mở rộng thị trường xuất khẩu; phát triển hệ thống cơ
quan xúc tiến thương mại tại các khu vực thị trường lớn và tiềm năng; tăng cường bảo vệ
hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới.
- Tận dụng tốt các cơ hội mở cửa thị trường của nước ngoài và lộ trình cắt giảm thuế
quan để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị
trường đã ký FTA.
- Tổ chức xây dựng và từng bước phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam tại thị
trường nước ngoài.

19


- Định hướng về cơ cấu thị trường đến năm 2020: châu Á chiếm tỷ trọng khoảng
46%, châu Âu khoảng 20%, châu Mỹ khoảng 25%, châu Đại Dương khoảng 4% và châu Phi
khoảng 5%.

* Định hướng nhập khẩu
- Chủ động điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa, đồng thời phát triển
sản xuất nguyên, nhiên, phụ liệu phục vụ các ngành hàng xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu trong
nước và phát triển công nghiệp hỗ trợ, kiểm soát chặt việc nhập khẩu các mặt hàng không
khuyến khích nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu trong dài hạn.
- Đáp ứng yêu cầu nhập khẩu nhóm hàng máy móc thiết bị và công nghệ cao phù hợp
với nguồn lực, trình độ sản xuất trong nước và tiết kiệm năng lượng, vật tư; định hướng nhập
khẩu ổn định cho các ngành sản xuất sử dụng các nguyên, nhiên, vật liệu mà khai thác, sản
xuất trong nước kém hiệu quả hoặc có tác động xấu đến môi trường.
- Đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, cải thiện thâm hụt thương mại với các thị trường
Việt Nam nhập siêu.
Nhằm đạt được những mục tiêu nói trên, Chiến lược cũng đã vạch ra các giải pháp
chủ yếu để thực hiện gồm:
- Phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế: gồm Phát triển sản xuất công nghiệp
và phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Phát triển thị trường;
- Chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu;
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao nhận kho vận và đẩy nhanh xã hội hoá hoạt
động dịch vụ logistics;
- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực;
- Kiểm soát nhập khẩu;
- Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và vai trò của hiệp hội ngành hàng.

20


B. Tình hình các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
Trên thế giới có khoảng 255 nước và vùng lãnh thổ, Việt Nam đã có quan hệ thương
mại quốc tế với 231 nước ở cả 5 châu lục. Việt Nam trong thời gian qua luôn trong tình trạng
nhập siêu. Vì thế việc đấy mạnh xuất khẩu luôn là một vấn đề quan trọng được nêu lên trong

các chiến lược phát triển thương mại của nước ta. Muốn làm được điều đó, việc nhận diện rõ
các thị trường xuất khẩu chủ lực sẽ giúp cho nhà quản trị có thêm thông tin đầy đủ để phân
tích và đề ra chiến lược thích hợp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu vào từng thị trường chủ lực, góp
phần nâng cao tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước cũng như điều chỉnh cán cân thương
mại thoát khỏi tình trạng nhập siêu.
I. Thị trường Hoa Kì
Đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn
mức tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước, và là thị trường Việt Nam có bội thu cán cân
thương mại lớn.
1. Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
15 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ: ngày 11 tháng 7 năm 1995,
Tổng thống Bill Clinton đã tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao chính thức với
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quan hệ song phương giữa hai nước được tạo
dựng trên những nền tảng để xây dựng nên một quan hệ toàn diện và lâu dài, hỗ trợ cho
những mục tiêu dài hạn của cả hai quốc gia.Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất và
là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam; năm 2009, Hoa Kỳ đã đạt vị trí dẫn đầu về
đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Ngoài ra, Hoa Kỳ và Việt Nam đã tăng cường hợp tác trên
rất nhiều lĩnh vực khác, chẳng hạn như hoạt động gìn giữ hòa bình và đào tạo, hỗ trợ nhân
đạo, giảm nhẹ thiên tai, an ninh biển, hợp tác chống khủng bố và chống ma túy, an ninh biên
giới và không phổ biến vũ khí.
10 năm kí kết hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ: kí kết vào ngày 13/
07/ 2000 và có hiệu lực từ tháng 12 năm 2001. Hiệp định này có ý nghĩa quan trọng trong
phát triễn quan hệ kinh tế của 2 quốc gia, đặt một nền tảng rất tích cực cho Việt Nam mở
rộng giao thương, thúc đẩy quá trình cải cách pháp lý, cải thiện dần môi trường đầu tư, và thu
hút FDI để tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm qua. Đây là hiệp định

21


thương mại song phương đầu tiên mà nội dung được xây dựng trên nội dung của hiệp định

WTO, là bước đệm có ý nghĩa quan trọng trong việc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
trong những năm qua và cả những năm sau này.Theo số liệu thống kê, từ năm 2001 đến
2010, giá trị thương mại hai chiều giữa hai nước đã tăng hơn 10 lần, từ khoảng hơn 1,5 tỉ đô
la trong năm 2001 lên đến gần 15,4 tỉ đô la vào năm 2009 và___ 7 tháng đầu năm 2010.
Cũng trong khoảng thời gian này, Việt Nam liên tục hưởng thặng dư thương mại với Hoa kỳ
mỗi năm, tăng từ 592,8 triệu đô la trong năm 2001 lên đến gần 9,2 tỉ đô la trong năm 2009.
Mặc dù hàng Việt Nam phải gặp trở ngại khi vào thị trường Hoa kỳ (được thể hiện qua các
vụ như tôm, cá ba sa, và dệt may),các ngành dịch vụ của Việt Nam như bảo hiểm, ngân hàng,
vận tải... khó cạnh tranh hay sức cạnh tranh của các ngành nông nghiệp , hàng hóa trong
nước còn kém, bức tranh toàn diện vẫn là điểm sáng nhất trong nỗ lực xuất khẩu của Việt
Nam trong quá trình hội nhập. Hơn nữa, khi có những ưu đãi thương mại tốt hơn nữa từ phía
Hoa Kỳ, Việt Nam có đầy triển vọng để thu hút các nhà đầu tư có công nghệ cao, chẳng hạn
như của Intel, vào sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.Rõ ràng là
những lợi ích trực tiếp và gián tiếp mà Việt Nam có được trong việc mở rộng giao thương với
Hoa Kỳ có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược phát triển của Việt Nam.

22


Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
Xuất khẩu

Nhập khẩu

Tỷ
trọng
Tốc độ
Kim
trong
tăng

ngạch
XK
trường
(1000USD)
của
(%)
VN
(%)

Tỷ
trọng
Tốc độ
Kim
trong
tăng
ngạch
XK
trưởng
(1000USD)
của
(%)
VN
(%)

2007

10,089,128

28.80


20.78

1,699,676

72.28

2.71

8,389,452

11,788,804

2008

11,868,509

17.64

18.93

2,635,288

55.05

3.26

9,233,221

14,503,796


2009

11,355,757

-4.32

19.89

3,009,392

14.19

4.30

8,346,365

14,365,148

2010

14,238,132

25.38

19.72

3,766,911

25.17


4.44

10,471,220

18,005,043

2011

16,927,763

18.89

17.47

4,529,215

20.24

4.24

12,398,548

21,456,978

6
tháng
đầu
2012

9,279,831


20.75

17.40

2,343,334

9.49

4.38

6,936,497

11,623,165

Năm

Cán cân
Tổng kim
thương
ngạch
mại
(1000USD)
(1000USD)

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, Bộ Công Thương

23



Biểu đồ cán cân thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ
18,000,000
16,000,000
14,000,000
12,000,000
10,000,000

KN XK

8,000,000

KN NK

6,000,000

Cán cân thương mại

4,000,000
2,000,000
0
2007

2008

2009

2010

2011


6 tháng
đầu 2012

24


18,000,000

80.00

16,000,000

70.00

14,000,000

60.00

12,000,000

50.00

10,000,000

40.00

8,000,000

30.00


6,000,000

20.00

4,000,000

10.00

2,000,000

0.00

0

Tốc độ tăng trưởng (%)

Kim ngạch (1000USD)

Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ

Xuất khẩu
Nhập khẩu
Tốc độ
tăng XK

-10.00
2007

2008


2009

2010

2011

6 tháng
đầu năm
2012

Trong năm 2005 và 2006, tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang
thị trường Hoa Kỳ chỉ đạt tương ứng 5,91 tỷ USD và 7,83 tỷ USD thì đến năm 2007, tổng trị
giá hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã vượt con số 10 tỷ USD.
Năm 2008, tuy chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc suy thoái kinh tế bắt đầu tại Hoa
Kỳ vào tháng 12/2007 và tiếp đến là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ giữa năm 2008,

25


×