Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI CÔNG CHỨC PHẦN KIẾN THỨC CHUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.03 KB, 48 trang )

PHẦN KIẾN THỨC CHUNG
Câu1: Anh chị hãy nêu nội dung quản lý nhà nước về mặt kinh tế.
Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế :
1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế.
2. Xây dựng phương hướng mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất
nước . Cụ thể :
- Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Xây dựng hệ thống các dự án đầu tư nhằm cụ thể hoá chương trình mục
tiêu chiến lược.
- Xây dựng hệ thống chính sách, tư tưởng chiến lược để chỉ đạo việc thực
hiện các mục tiêu đó.
3. Xây dựng pháp luật kinh tế :
Tầm quan trọng của việc xây dựng pháp luật trong hệ thống các hoạt động
QLNN về kinh tế .
- Tạo cơ sở để công dân làm kinh tế.
- Pháp luật và thể chế là điều kiện tối cần thiết cho một hoạt động kinh tếxã hội .
Các loại pháp luật kinh tế cần được xây dựng :
- Hệ thống pháp luật kinh tế bao gồm rất nhiều loại. Về tổng thể, hệ thống
đó bao gồm hai loại chính sau đây:
+ Hệ thống pháp luật theo chủ thể hoạt động kinh tế, như Luật Doanh
nghiệp Nhà nước, luật hợp tác xã, luật doanh nghiệp tư nhân và công ty ...loại hình
pháp luật này về thực chất là luật tổ chức các đơn vị kinh tế, theo đó sân chơi kinh
tế được xác định trước các loại chủ thể tham gia cuộc chơi đó do Nhà nước làm
trọng tài.
- Hệ thống pháp luật theo khách thể như luật Tài nguyên môi trường, được
nhà nước đặt ra cho mọi thành viên xã hội , trong đó chủ yếu là các doanh nhân, có
tham gia vào việc sử dụng các yếu tố nhân tài, vật lực và tác động vào môi trường
thiên nhiên.
4. Tổ chức hệ thống các doanh nghiệp:
* Tổ chức và không ngừng hoàn thiện tổ chức hệ thống doanh nghiệp nhà nước
cho phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn phát triển của đất nước, bao gồm :


- Đánh giá hệ thống DNNN hiện có, xác định những mặt tốt, mặt xấu của hệ
thống hiện hành.
- Loại bỏ các mặt yếu kém bằng phương thức thích hợp cố phần hoá, bán,
khoán, cho thuê, giao ...
- Tổ chức xây dựng mới các DNNNcần có.
- Củng cố các DNNN hiện còn cần tiếp tục duy trì những yếu kém về mặt
này, mặt khác, nâng cấp để các DNNN này ngang tầm vị trí được giao.
* Xúc tiến các hoạt động pháp lý và hỗ trợ để các đơn vị kinh tế dân doanh ra đời:
- Thực hiện các mặt về pháp luật cho các hoạt độngcủa doanh nhân trên
thương trường: xét duyệt, cấp phép đầu tư, kinh doanh...
- Thực hiện các hoạt động hỗ trợ về tư pháp, thông tin, phương tiện...
5. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cho mọi hoạt động kinh tế của đất nước.
- Xây dựng quy hoạch, thiết kế tổng thể, thực hiện các dự án phát triển hệ
thống kết cấu hạ tầng của nền kinh tế.
1


- Tổ chức việc xây dựng.
- Quản lý khai thác, sử dụng.
6. Kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các đơn vị kinh tế :
- Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật kinh doanh.
- Kiểm tra việc tuân thủ các pháp luật lao động, tài nguyên, môi trường.
- Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về tài chính, kế toán thống kê ....
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm.
7. Thực hiện và bảo vệ lợi ích của xã hội, của nhà nước và của công dân .
Các loại lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội, chịu sự ảnh hưởng của hoạt động
kinh tế mà nhà nước có nhiệm vụ thực hiện và bảo vệ.
- Phần vốn của nhà nước trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Các khoản được thu của nhà nước vào ngân sách nhà nước từ các hoạt
động kinh tế của công dân.

* Nội dung QLNN về mặt này:
- Tổ chức bảo vệ công sản.
- Thu lợi cho nhà nước: thu thuế, phí, các khoản lợi ích khác.
Câu 2: Anh chị hãy nêu các phương thức quản lý nhà nước về kinh tế.
Trả lời :
Trước tiên phải hiểu thuật ngữ phương thức quản lý là gì ? Phương thức
quản lý là thuật ngữ có tính khái quát cao về một hệ thống các nguyên tắc, phương
pháp, biện pháp, công cụ quản lý, có sự nhất quán với nhau về phương hướng mục
tiêu, về bố trí lực lượng quản lý, về phối hợp hành vi...nhờ vậy, sự quản lý có được
hiệu lực, hiệu quả cao.
* Các phương thức quản lý nhà nước về kinh tế :
1. Phương thức cưỡng chế :
Thực chất của cưỡng chế là dùng sự thiệt hại làm áp lực để buộc đối tượng
thực hiện ý chí của Nhà nước.
Phương thức cưỡng chế được sử dụng khi các đối tượng bị quản lý có hành
vi vi phạm hoặc lẩn tránh nghĩa vụ gây thiệt hại cho cộng đồng , cho Nhà nước
hoặc cho mọi công dân hợp pháp khác. Cưỡng chế là biện pháp bắt buộc phải thực
hiện để tránh cho cộng đồng, cho Nhà nước hoặc cho một công dân hợp pháp
khác. Cưỡng chế là biện pháp bắt buộc phải thực hiện để tránh cho cộng đồng, cho
Nhà nước một thiệt hại nào đó .
Các biện pháp trách nhiệm trong cưỡng chế là trách nhiệm hình sự và trách
nhiệm hành chính.
2. Phương thức kích thích:
Bản chất của kích thích là dùng lợi ích làm động lực để khiến đối tượng, vì
muốn có lợi ích cho mình mà làm theo quy định của Nhà nước.
Kích thích là để doanh nhân đồng thời vì lợi ích của chính mình làm lợi cho
Nhà nước, cho cộng đồng. Kích thích cũng còn được dùng để bổ sung khi cưỡng
chế .
Lợi ích có thể là vật chất hoặc danh giá. Đối với doanh nhân, vật chất là tất
cả những gì trực tiếp hoặc gián tiếp giúp họ tăng được lợi nhuận : một quyết định

miễn thuế, giảm lãi suất cho vay..đều là những kích thích đối với họ.
Danh giá cũng là cái có tác dụng kích thích, nó tạo nên sự cạnh tranh, sự tự
tôn, tự trọng khiến đối tượng do không chịu kém ai mà hành động hơn người .
2


3. Phương thức thuyết phục :
Thuyết phục là tính toán hộ và truyền cho đối tượng quản lý biết được
những cái được, cái mất khi họ theo hoặc không theo Nhà nước, tính không thể
khác được trong việc chấp hành sự quản lý của Nhà nước, từ đó tạo ra sự giác ngộ
chân lý, đạo lý, tình thương trong nội tâm đối tượng quản lý để họ chủ động làm
theo Nhà nước hoặc làm theo cái đúng, dù Nhà nước chưa hoặc không yêu cầu.
Phương thức này cần áp dụng trong mọi lúc, mọi nơi, mọi đối tượng, áp
dụng đồng thời với phương thức cưỡng chế và kích thích.
Nội dung thuyết phục bao gồm pháp luật kinh tế, kế hoạch kinh tế, quy luật
kinh tế, đạo lý./.
Câu 3: Anh chị hãy nêu các loại công cụ Nhà nước sử dụng để quản lý kinh tế.
Khái niệm : Công cụ theo nghĩa đen là các dụng cụ có công năng, là cái có khả
năng thay cho con người trong một số hoạt động. Công cụ trong quản lý nhà nước
về kinh tế có thể đợc hiểu theo cả hai nghĩa : dụng cụ và phương tiện, là tất cả
những gì giúp nhà nước thực hiện được hành vi quản lý của mình.
* Các công cụ quản lý nhà nước về kinh tế :
Để thực hiện các phương thức quản lý như đã nêu ở trên , nhà nước cần đến
các công cụ, phương tiện sau đây:
1. Các công cụ dùng để thể hiện mục tiêu, đó là :
- Các loại kế hoạch nhà nước, từ kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
đến các kế hoạch cụ thể, đặt ra cho từng doanh nhân về hàng hoá, dịch vụ, thuế,
phí ...với tính chất là nghĩa vụ đối với nhà nước của doanh nhân.
- Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm quốc gia về sản phẩm và dịch
vụ.

- Các dự án, luận chứng kinh tế - kỹ thuật được duyệt.
Bằng các công cụ này, nhà nước nói lên được ý muốn hoặc ý chí của mình,
đặt ra cho các đối tượng quản lý của mình thi hành.
2. Các công cụ thể hiện chuẩn mục xử sự, hành vi khi thực hiện các mục tiêu nói
trên.
Thuộc loại công cụ này có các đạo luật và hệ thống thể chế hành chính.
3. Các công cụ thể hiện thái độ của nhà nước đối với các xu hướng hành vi kinh tế
của công dân.
- Đường lối phát triển kinh tế xã hội.
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
- Kế hoạch phát triển
- Hệ thống luật pháp về kinh tế.
- Các chính sách kinh tế và các công cụ kinh tế của từng chính sách như
(chính sách tài chính với hai công cụ: thuế; chi tiêu của Chính phủ; Chính sách
tiền tệ - tín dụng với hai công cụ là kiểm soát mức cung tiền và lãi suất ; Chính
sách ngoại thương với các công cụ : thuế quan, hạn ngạch, tỷ giá hối đoái, cán cân
thanh toán quốc tế; chính sách thu nhập với các công cụ là giá cả và chính sách
tiền lương...)
Chính sách là công cụ để nhà nước thể hiện toàn bộ các quan điểm, các
nguyên tắc, qua đó thể hiện quyết tâm và phương hướng dùng các phương thức ,
biện pháp của nhà nước trong việc điều chỉnh một loại quan hệ kinh tế nào đó.
4 Các công cụ vật chất thuần tuý :
3


Đó là các loại quỹ để khuyến khích nơi giam giữ và phương tiện giam giữ
kẻ phạm pháp...
5. Các công cụ hành động cụ thể:
Đó là bộ máy và công chức được lập ra để thực thi các công cụ cưỡng chế,
kích thích, thuyết phục./.

Câu 4: Anh chị hãy trình bày bản chất, nguyên tắc của kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Nền kinh tế thị trường Việt Nam được coi là đúng định hướng XHCN khi nó
thể hiện các mặt sau:
* Về mục tiêu kinh xã hội:
- Làm cho dân giàu mà nội dung của dân giàu là mức bình quân GDP đầu
người tăng nhanh trong một thời gian ngắn và khoảng cách giàu, nghèo trong xã
hội ta không lớn.
- Làm cho nước mạnh, thể hiện ở mức đóng gớp to lớn của nó cho Ngân
sách quốc gia, ở sự gia tăng ngành kinh tế mũi nhọn, ở sự sử dụng tiết kiệm , có
hiệu quả các nguồn tài nguyên quốc gia, ở sự bảo vệ môi sinh, bảo vệ các bí mật
quốc gia về tiềm lực kinh tế , khoa học, công nghệ , ở khả năng thích ứng khi
chiến tranh xảy ra, vừa có thể tự vệ được lực lượng, vừa chuyển hoá nhanh chóng
phương án sản phẩm theo yêu cầu của cuộc kháng chiến.
- Làm cho xã hội công bằng, văn minh, thể hiện ở việc xử lý các quan hệ lợi
ích ngay trong nội bộ ngành kinh tế thị trường đó, ở việc góp phần to lớn vào việc
giải quyết các vấn đề xã hội, ở việc cung ứng các hàng hoá và dịch vụ có giá trị
không chỉ về kinh tế mà còn có giá trị cao về văn hoá ...
* Về thực thể nền kinh tế thị trường :
- Về quan hệ sản xuất có sự đa dạng về hình thức sở hữu về tư liệu sản
xuất , đồng thời có sự đa dạng về loại hình doanh nghiệp . Nhò đó vừa giải phóng
sức sản xuất , vừa hạn chế các tác dụng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế xã hội.
- Về lực lượng sản xuất , nền kinh tế thị trường của nước ta phải được xây
dựng theo hướng CNH-HĐH.
* Về bảo đảm quản lý :
Nền kinh tế phải được quản lý theo các nguyên tắc căn bản do Đảng CSVN
đề ra là : Nhà nước của dân, do dân và vì dân ; Nhà nước tập trung dân chủ ; nhà
nước pháp quyền ; nhà nước thống nhất quyền lực , có phân công và phối hợp giữa
các cơ quan lập pháp , hành pháp và tư pháp, nhà nước do Đảng CSVN lãnh đạo.
Câu 5: Anh chị hãy nêu các đặc trưng của nền kinh tế thị trường theo định

hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
a. Về mục tiêu kinh tế xã hội:
- Làm cho dân giàu, khoảng cách giàu nghèo trong xã hội ta không lớn.
- Làm cho nước mạnh: Thể hiện ở mức đóng góp to lớn của nó cho ngân
sách quốc gia, ở sự gia tăng ngành kinh tế mũi nhọn, ở sự sử dụng tiết kiệm có
hiệu quả các nguồn tài nguyên quốc gia, ở sự bảo vệ môi sinh, bảo vệ bí mật quốc
gia về tiềm lực kinh tế, khoa học, công nghệ ….
- Làm cho xã hội công bằng, văn minh: thể hiện ở việc xử lý các quan hệ lợi
ích ngay trong nội bộ nền kinh tế thị trường đó, ở việc góp phần to lớn vào việc
giải quyết các vấn đề xã hội, ở việc cung ứng hàng hoá và dịch vụ có giá trị không
chỉ về kinh tế mà còn có giá trị cao về văn hoá.
4


b. Về thực thể nền kinh tế thị trường:
Về QHSX có sự đa dạng về hình thức sở hữu về TLSX, đồng thời, có sự đa
dạng về loại hình doanh nghiệp. Nhờ đó vừa giải phóng sức sản xuất, vừa hạn chế
các tác dụng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Về LLSX, nền kinh tế thị trường của nước ta phải được xây dựng theo
hướng CNH – HĐH.
c. Về đảm bảo quản lý: Nền kinh tế phải được quản lý theo các căn bản do Đảng
CSVN đề ra là: Nhà nước của dân, do dân và vì dân; Nhà nước tập trung dân chủ;
Nhà nước pháp quyền; Nhà nước thống nhất quyền lực, có phân công và phối hợp
giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; Nhà nước do Đảng CSVN lãnh
đạo.
Câu 6: Anh chị hãy trình bày khái niệm, đặc trưng của thuế
a. Khái niệm: Thuế là khoản đóng góp bắt buộc của các thể nhân và pháp nhân
cho nhà nước bằng một bộ phận thu nhập để hình thành nguồn vốn cho Nhà nước
nhằm phục vụ yêu cầu kinh tế - chính trị - xã hội của một quốc gia.
b. Đặc trưng của thuế:

- Thuế là một hình thức đóng góp bắt buộc được thể chế bằng Luật gắn liền với
quyền lực Nhà nước.
- Thuế là khoản chuyển giao (phân phối) không hoàn trả trực tiếp cho người đóng
góp, nghĩa là Nhà nước không trả lại cho người đóng góp số tìen thuế do họ đóng
góp, nhưng được hoàn trả gián tiếp thông qua hiệu quả sử dụng tiền thuế mà người
đóng góp hoặc thế hệ tiếp theo được hưởng một phần lợi ích đem lại.
- Tính cố định: Nhà nước ban hành các sắc thuế, quy định một mức thu cố định
trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó Nhà nước sẽ tính trước được nguồn
thu này và là nguồn thu thường xuyên để đảm bảo hoạt động của Nhà nước.
Câu 7: Đ/C hãy phân tích các chức năng của thuế
Thuế có hai chức năng cơ bản như sau:
1. Chức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính
Ngay từ khi ra đời thuế luôn có công cụ là phương tiện huy động nguồn lực
tài chính cho nhà nước. Người ta gọi công dụng này là chức năng huy động tập
trung nguồn lực tài chính của thuế
Đây là chức năng cơ bản của thuế, đặc trưng cho thuế ở tất cả các dạng nhà
nước trong tiến trình phát triển của xã hội. Về mặt lịch sử, chức năng huy động tập
trung nguồn lực tài chính là chức năng đầu tiên, phản ảnh nguyên nhân sự ra đời
của thuế.
Thông qua chức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính của thuế mà
các quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước được hình thành để đảm bảo cho cơ sở vật
chất cho sự tồn tại và hoạt động của nhà nước, chính chức năng này đã tạo ra
những tiền đề nhà nước tiến hành tham gia phân phối và phân phối lại tổng sản
phẩm xã hội và thu nhập quốc dân (do đó chức năng này còn gọi là chức năng
phân phối của thuế)
Sự phát triển và mở rộng các chức năng của nhà nước đòi hỏi phải tăng
cường chỉ tiêu tài chính, do đó vai trò chức năng huy động tập trung nguồn lực của
thuế ngày càng được nâng cao. Thông qua thuế một phần đáng kể tổng thu nhập
quốc nội được tập trung vào NSNN. Thuế trở thành nguồn thu có tỷ trọng lớn nhất
trong tổng nguồn thu NSNN của tất cả các nước có nền kinh tế thị trường.

5


Hiện nay ở hầu hết các nước trên thế giới, sau thực hiện cải cách hệ thống
thuế, số thu từ thuế chiếm tới trên 90% tổng thu ngân sách nhà nước. chức năng
huy động tập trung nguồn lực tài chính tạo ra những tiền đề khách quan cho sự can
thiệp của nhà nước vào nền kinh tế.
Trong quá trình thực hiện chức năng huy động tập trung ngồn lực tài chính của
thuế đã tự động làm xuất hiện chức năng điều tiết vĩ mô kinh tế của nhà nước
2 - Chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế của thuế .
Chức năng điều tiết vĩ mô của nền kinh tế của thuế tự động xuất hiện quá
trình thực hiện chức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính của thuế; Nhưng
phải đến những năm đầu thế kỷ 20 thì chức năng này mới được nhận thức đầy đủ
và sử dụng rộng rãi và gắn liền với vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế của nhà
nước.
Nhà nước thực hiện quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội bằng nhiều
biện pháp như giáo dục chính trị tư tưởng, hành chính, pháp luật và kinh tế làm
gốc. Nhà nước cũng sử dụng nhiều công cụ để quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế
như các công cụ tài chính, tiền tệ, tín dụng. Trong đó thuế là một công cụ thuộc
lĩnh vực tài chính và là mọt trong những công cụ sắc bén nhất được nhà nước sử
dụng để điều tiết vi mô nền kinh tế.Trong nền kinh tế thị trường, mỗi tổ chức cá
nhân đều có quyền kinh doanh bất kỳ ngành nghề, mặt hàng nào mà nhà nước
không cấm, miễn rằng họ phải đăng ký kinh doanh và hoàn thành nghĩa vụ thuế
theo quy định của pháp luật. Bằng việc ban hành hệ thống pháp luật thuế, nhà
nước qui định đánh thuế và không đánh thuế, đánh thuế với thuế suất cao hoặc
thuế suất thấp, có chính sách ưu đãi miễn giảm, giảm thuế đối với ngành nghề, mặt
hàng và địa bàn kinh doanh cụ thể. Thông qua đó mà tác động và làm thay đổi mỗi
quan hệ giữa cung và cầu trên thị trường góp phần thực hiện điều tiết vĩ mô nền
kinh tế, đảm bảo sự cân đối trong cơ cấu kinh tế giữa các ngành nghề và vùng lãnh
thổ.

Ngoài ra, nhà nước còn sử dụng thuế để tác động trực tiếp đến yếu tố đầu
vào của sản xuất nũng như lao động, vật tư, tiền vốn nhằm điều tiết hoạt động kinh
tế trong cả nước. Nhà nước cũng sử dụng thuế để tác động vào hoạt động xuất
nhập khẩu thực hiện chính sách thương mại quốc tế và hội nhập kinh tế.
Như vậy, thông qua thông qua việc thu thuế nhà nước đã thực hiện điều tiết
và khuyến khích các hoạt động kinh tế đi vào quỹ đạo chung của kinh tế quốc dân,
phù hợp với lợi ichs của xã hội, tức là chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế của
thuế đã được thực hiện.
Câu 8: Anh chị hãy nêu vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường.
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường:
1. Thuế là công cụ chủ yếu tập trung nguồn thu cho Ngân sách Nhà
nước.
Để huy động nguồn lực nhằm nuôi sống bộ máy và trang trải các chi phí
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Nhà nước có thể sử dụng nhiều
hình thức khác nhau như: Phát hành thêm tiền, phát hành trái phiếu để vay trong
và ngoài nước; bán một phần tài sản quốc gia; thu thuế.... Trong các hình thức nêu
trên thì thuế là công cụ chủ yếu có vai trò quan trọng nhất. Vì phát hành thêm tiền
để chi tiêu là biện pháp đơn giản nhất, song việc phát hành thêm tiền thiếu cơ sở
vật chất đảm bảo sẽ dẫn đến hậu quả tiêu cực đối với các quá trình kinh tế. Vay nợ
6


nước ngoài hay trong nước so cho cùng thì cũng phải tìm nguồn để trả. Tài sản
quốc gia cũng chỉ có giới hạn nên việc bán tài sản quốc gia không thể được coi là
biện pháp chủ yếu.
So với các hình thức huy động khác thuế có ưu điểm:
- Thuế là một công cụ phân phối có lĩnh vực và phạm vi rộng lớn. Đối tượng
nộp thuế bao gồm toàn bộ thể nhân và pháp nhân hoạt động kinh tế và phát sinh
nguồn thu nhập nộp thuế.
- Phương thức huy động của thuế là sử dụng phương pháp chuyển giao thu

nhập bắt buộc. Chính vì vậy, nguồn thu từ thuế được đảm bảo tập trung một cách
nhanh chóng, thường xuyên và ổn định.
- Thông qua thu thuế một bộ phận của tổng sản phảm xã hội và thu nhập
quốc dân trong nước tạo ra đã tập trung vào nhà nước để đảm bảo nhu cầu chi tiêu
công cộng và thực hiện các biện pháp kinh tế - xã hội.
- Tính ưu thế của động viên thông qua thuế so với các công cụ khác còn thể
hiện ở chỗ: Thuế kết hợp hài hoà giữa phương pháp cưỡng bức và kích thích vật
chất nhằm tạo ra sự quan tâm của các đôi tượng nộp thuế tới chất lượng sản xuất
và hiệu quả kinh doanh.
Cải cách thuế năm 1990 ở Việt nam với tư tưởng chỉ đạo coi thuế là nguồn
thu chủ yếu của ngân sách nhà nước là hết sức đúng đắn. Thực thi hệ thống thuế
mới, nguồn lực tài chính tập trung vào NSNN từ thuế ngày càng tăng và hiện nay
chiếm tới khoảng 80% tổng thu ngân sách Nhà nước.
2. Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước.
Nền kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực cũng chứa đựng những
khuyết tật vốn có của nó. Chính đó là biện minh cho sự can thiệp của Nhà nước
vào quá trình hoạt động của nền kinh tế thị trường. Nhà nước thực hiện điều tiết
nền kinh tế ở tầm vĩ mô bằng cách đưa ra những chuẩn mực mang tính định hướng
lớn trên diện rộng và bằng các đòn bẩy để hướng các hoạt động kinh tế - xã hội
theo các mục tiêu nhà nước đã định và tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động
kinh tế xã hội thực hiện trong khuôn khổ luật pháp.
3.Thuế kà một công cụ điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong
phân phối.
Một trong những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường là có sự chênh
lệch lớn về mức sống, và thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Kinh tế
thị trường càng phát triển thì khoảng cách giàu - nghèo giữa các tầng lớp dân cư
ngày càng có xu hướng gia tăng.Sự phát triển mọi mặt của một đất nước là thành
quả của sự nỗ lực của cả cộng đồng, nếu không chia sẻ thành quả phát triển kinh tế
cho mọi thành viên sẽ thiếu công bằng và tạo nên sự đối lập về quyền lợi và của
cải giữa các tầng lớp dân cư. Chính vì vậy Nhà nước cần phải can thiệp vào quá

trình phân phối thu nhập, của cải của xã hội. Thuế là một công cụ để nhà nước sử
dụng để tác động trực tiếp vào quá trình này.
Sự phát triển của nền kinh tế luôn mang tính chu kỳ. Trong giai đoạn suy
thoái kinh tế; Nhà nước có thể giảm thuế để tăng cầu, khuyến kích đầu tư, mở rộng
SXKD nhằm khôi phục sự tăng trưởng nền kinh tế, Ngược lại trong nền kinh tế
phát triển quá nóng có nguy cơ mất cân đối; Nhà nước có thể tăng thuế để thu hẹp
đầu tư nhằm đảm bảo các quan hệ cân đối và giữ vững nhịp độ tăng trưởng bền
vững nền kinh tế.
7


Bằng việc ban hành các sắc thuế cụ thể với những qui định về đối tượng,
phạm vi điều chỉnh, thuế suất, các trường hợp ưu đãi và miễn giảm thuế; Nhà nước
có thể thực hiện được mục tiêu điều tiết cơ cấu kinh tế theo ngành và vùng lãnh
thổ, điều tiết quan hệ xuất nhập khẩu, khuyến khích tiêu dùng hoặc tiết kiệm, điều
tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư giảm sự bất bình đẳng trong quan hệ xã hội.
4. Thuế là công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản
xuất, kinh doanh.
Vai trò này được xuất hiện chính do quá trình tổ chức thực hiện các luật thuế
trong thực tế. Để đảm bảo thu được thuế và thực hiện đúng các qui định của các
luật thuế đã ban hành, cơ quan thuế và các cơ quan liên quan phải bằng mọi biện
pháp nắm vững số lượng qui mô các cơ sở sản xuất, kinh doanh, ngành nghề và
lĩnh vực kinh doanh, mặt hàng họ được phép kinh doanh. Từ công tác thu thuế mà
cơ quan thuế sẽ phát hiện ra những khó nhăn mà họ gặp phải để giúp đỡ họ tìm
mọi biện pháp tháo gỡ. Như vậy qua công tác quản lý thu thuế mà có thể kết hợp
kiểm tra, kiểm soát toàn diện các mặt hoạt động của các cơ sở kinh tế, đảm bảo
thực hiện tốt quản lý Nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
Câu 9: Anh chị hãy nêu các tiêu thức của một hệ thống thuế tối ưu.
Trả lời: Mỗi quốc gia có một hệ thống thuế riêng, song mục tiêu hàng đầu
của mọi hệ thống thuế là huy động tối đa nguồn lực tài chính tập trung vào quỹ

NSNN để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Tuy vậy, thực hiện mục tiêu
này cần phải xem xét trọng sự ảnh hưởng đồng bộ của các mục tiêu khác như phân
bổ hiệu quả các nguồn lực, tăng cường tính khả thi trong quản lý, ổn định thu nhập
và giá cả, cải thiện phân phối thu nhập trong xã hội. Hệ thống thuế của một quốc
gia muốn đạt được những mục tiêu nói trên đòi hỏi phải tuân thủ những tiêu thức
đảm bảo tính tiên tiến và hợp lý của nó.
1.Tính công bằng
Công bằng là một trong những chuẩn mực quan trọng để xem xét khi xác
lập và đánh giá tính tiên tiến và tối ưu của một hệ thống thuế. Thuế có tác động
đến lợi ích của mọi chủ thể trong xã hội. Vì vậy, để đảm bảo tính khả thi của một
hệ thống thuế và ổn định chính trị - kinh tế - xã hội , tính công bằng của hệ thống
thuế được đặt ra là tất yếu.
Tính công bằng của hệ thống thuế được xem xét trên hai giác độ là công
bằng theo chiều ngang và công bằng theo chiều dọc.
- Công bằng theo chiều ngang là sự đối xử về thuế như nhau đối với các thể
nhân, pháp nhân có tình trạng và khả năng nộp thuế giống nhau.
- Công bằng theo chiều dọc là sự đối xử về thuế khác nhau giữa các thể
nhân, pháp nhân có tình trạng và khả năng nộp thuế khác nhau. Thể nhân, pháp
nhân có khả năng nộp thuế cao thì phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước
nhiều hơn.
Công bằng trong thuế khoá là một đòi hỏi khách quan, nhưng việc đánh giá
một hệ thống thuế được coi là công bằng không phải là công việc dễ dàng. Do đó
công bằng trong thuế khoá vẫn thuộc về nhận thức và quan điểm của mỗi quốc gia.
2. Tính thuận tiện
Tính thuận tiện của hệ thống thuế được hiểu là hệ thống thuế và từng sắc
thuế phải đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực thi, dễ quản lý và có khả năng tự điều
chỉnh nhất định.
8



Hệ thống thuế phải đảm bảo tính thuận tiện là một đòi hỏi khách quan nhằm
đảm bảo tính khả thi của hệ thống thuế trong thực tiễn, động viên nguồn lực tài
chính vào NSNN ở mức cao nhất với chi phí hành thu thấp nhất, hạn chế các
trường hợp tiêu cực có thể xảy ra, hạn chế việc thường xuyên phải sử đổi các săc
thuế, phù hợp với trình độ của người nộp thuế và cán bộ quản lý thu thuế.
3. Tính chính xác
Một hệ thống thuế chính xác thể hiện sự rõ ràng và minh bạch. Tức là, hệ thống
thuế trước hết phải chỉ rõ ai chịu thuế, mức thuế phải nộp và thời hạn nộp thuế.
Một hệ thống thuế rõ ràng và minh bạch sẽ tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư tính
toán chính xác được hiệu quả kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế. Đây là yếu tố quan
trọng để các nhà đầu tư trong và ngoài nước yên tâm bỏ tiền đầu tư vào các dự án
phát triển sản xuất, kinh doanh. Ngược lại hệ thống thuế không rõ ràng và minh
bạch sẽ gây khó khăn cho các nhà đầu tư trong việc xác định hiệu quả kinh doanh
và nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước, do đó làm cản trở việc thu hút vốn đầu tư
trong nước và nước ngoài để phát triển kinh tế.
4. Tính hiệu quả
Trong nền kinh tế thị trường, sự phân bổ nguồn lực của xã hội dựa trên yêu
cầu của các quy luật kinh tế thị trường và nhìn chung thường đạt được tính hiệu
quả cao. Nhà nước cần thiết phải thực thi những biện pháp để can thiệp vào việc
phân bổ nguồn lực của xã hội trong những trường hợp nhất định, trong đó thuế là
những công cụ quan trọng để Nhà nước điều chỉnh và định hướng cho sự vận động
của các nguồn lực của toàn xã hội nhằm đảm bảo hiệu quả chung của nền kinh tế
quốc dân. Hệ thống thuế đảm bảo được tính hiệu quả đối với nền kinh tế khi nó
phát huy được tác dụng tích cực đến việc phân bổ các nguồn lực trong xã hội một
cách tối ưu nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội vĩ mô và không làm hạn
chế các quyết định đúng đắn vốn đã đạt được hiệu quả của thị trường.
Tính hiệu quả của hệ thống thuế còn được đánh giá đối với công tác quản lý
thu thuế. Đối với công tác quản lý thu thuế, tính hiệu quả của hệ thống thuế được
đánh giá bằng mức chi phí thực thi, quản lý hệ thống thuế và số thuế được tập
trung vào NSNN. Chi phí thực thi và quản lý hệ thống thuế càng thấp và số thuế

tập trung vào NSNN càng lớn thì tính hiệu quả của hệ thống thuế càng cao. Chi
phí quản lý thu thuế phải được xem xét một cách đầy đủ toàn bộ các chi phí trực
tiếp của các cơ quan quản lý thu thuế và chi phí từ phía người nộp thuế.
Câu 10: Anh chị hãy trình bày các yếu tố cấu thành một sắc thuế:
- Tên gọi: Nói lên đối tượng tính thuế hoặc nội dung chủ yếu của sắc thuế đó.
- Đối tượng nộp thuế, đối tượng không thuộc diện nộp thuế: Tổ chức, cá nhân
có tư cách pháp nhân phải thực hiện việc khai báo, hoặc không phải thực hiện khai
báo, nộp thuế theo quy định của sắc thuế đó.
- Đối tượng tính thuế: Xác định sắc thuế tính trên căn cứ nào. Đối tượng tính thuế
là một yếu tố cần thiết của sắc thuế và phải quán triệt nhiều mặt của chính sách
động viên đối với sắc thuế đó.
- Thuế suất: Là linh hồn của một sắc thuế, biểu hiện yêu cầu động viên trên đối
tượng tính thuế và được chia ra:
+ Thuế suất luỹ tiến nhất định: Là một thuế suất áp dụng cho một đối tượng
nhất định
9


+ Thuế suất luỹ tiến: Đối tượng tính thuế càng cao phải chịu thuế suất cao
hơn, và được chia ra: thuế suất luỹ tiến từng phần và thuế suất luỹ tiến toàn phần.
- Chế độ miễn giảm thuế: Để chiếu cố đến hoàn cảnh khách quan mang lại khó
khăn làm giảm thu nhập của ĐTNT hoặc có chiếu cố riêng đối với một số hoạt
động ngành nghề cần khuyến khích, thường trong sắc thuế có quy định chế độ
miễn giảm thuế.
- Trách nhiệm, nghĩa vụ của ĐTNT: Bao gồm các trách nhiệm về khai báo ban
đầu, sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ …Việc quy định trách nhiệm, nghĩa vụ
nhằm nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của ĐTNT, đưa việc thực hiện quy định
trong sắc thuế vào nề nếp, kỷ cương và là cơ sở pháp lý để xử lý vi phạm.
- Thủ tục nộp thuế: Là căn cứ pháp lý để thực hiện đúng đắn việc nộp thuế đúng,
đủ, kịp thời và là cơ sở pháp lý để xử lý đối với trường hợp nộp chậm, dây dưa

tiền thuế.
Câu 11: Anh chị hãy trình bày các yếu tố tác động đến chính sách thuế:
Thuế là một phần thu nhập của các thể nhân và pháp nhân được động viên
vào NSNN. Vì vậy, Chính sách thuế phải thể hiện đưịơc đường lối và phương
hướng của Nhà nước trong động viên thu nhập từ nền kinh tế quốc dân thông qua
hình thức thuế và NSNN. Chính sách thế được thiết lập bằng cách thiết lập các văn
bản pháp luật ban hành các loại thuế, trong lĩnh vực nộp thuế, xác định biêu thuế
và ưu đãi thuế trong từng giai đoạn phát triển nhất định. Như vậy: Chính sách thuế
là tổng hợp các quan điểm, phương hướng của Nhà nước trong lĩnh vực thu nộp
thuế và các phương thức, biện pháp để đạt được những mục tiêu đã định.
Thuế có bản chất kinh tế chính trị, xã hội sâu sắc. Do đó, thuế chịu sự ảnh hưởng
sâu sắc của các yếu tố chính trị, kinh tế, và xã hội trong những thời kỳ nhất định.
Yếu tố chính trị:Bản thân thuế là do Nhà nước đặt ra. mà Nhà nước là một tổ chức
chính trị, đại diện cho quyền lợi của giai cấp thống trị , thi hành các chính sách do
giai cấp thống trị đặt ra để cai trị xã hội, do đó chính sách thuế trước hết phải phục
vụ cho các mục tiêu do Nhà nước đặt ra và phục vụ cho ý đồ chính trị cuả giai cấp
thống trị. Bộ máy tổ chức thu thuế thường là tổ chức theo một hệ thống ngành dọc
thống nhất từ TƯ đến địa phương. Yếu tố chính trị có tác động đến chính sách thuế
được thể hiện rõ ngay cả trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các chính sách
thuế quan và thuế nội địa phải sửa đổi lại cho phù hợp với các cam kết quốc tế.
Nghiên cứu sự tác động của các yếu tó chính trị đến chính sấch thuế để hiểu rõ
hơn về bản chất giai cấp của thuế và quán triệt tinh thần xây dựng chính sách thuế
phải phù hợp và phục vụ cho những mục tiêu chính trị của Nhà nước.
* Yếu tố kinh tế:Yếu tố này thể hiện ở chỗ thuế là một phần thu nhập của nền kinh
tế quốc dân được tập trung vào NSNN. Do đó, kinh tế là cơ sở của thuế. Thuế luôn
luôn gắn chặt với SXKD và nguồn thu từ thuế chỉ có thể tăng nhiều và nhanh trên
cơ sở nền kinh tế được phát triển và có hiệu quả. Những yếu tố kinh tế thường tác
động đến chính sách thuế là mức đọ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, cơ cấu
kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, giá cả, quan hệ cung cầu trên thị trường, sự
biến động của ngân sách, tỷ giá hối đoái.....

Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố kinh tế đối với chính sách thuế để thấy rõ
hơn về bản chất kinh tế của thuế và quán triệt quan điểm việc xây dựng chính sách
thuế phải căn cứ vào diều kiện hoàn cảnh cụ thể của nền kinh tế và dựa trên các
chính sách phát triển kinh tế xã hội từng thời kỳ của mỗi quốc gia.
10


*Yếu tố xã hội: Chính sách thuế do Nhà nứoc ban hành nhưng nhũng người thực
hiện chính sách thuế là các tầng lớp dân cư trong xã hội. Do đó các yếu tố xã hội
như tâm lý, tập quán của các tầng lớp dân cư, truyền thống văn hoá, xã hội của dân
tộc, kết cấu giai cấp trong xã hội .... đều tác động và ảnh hưởng nhất định đến nội
dung của chính sách thuế cũng như quá trình tổ chức, thực hiện chúng.
Nghiên cứu sự tácd động của các yếu tố xã hội đến chính sách thuế giúp
chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất xã hôị của thuế, qua đó thấy rõ về yêu cầu xâd
dựng chính sách thuế phải đảm bảo tính đơn giản, dễ hiểu, để thực hiện và dễ kiểm
tra.
Câu 12: Anh chị hãy nêu các chương trình để thực hiện kế hoạch cải cách
và hiện đại hoá ngành thuế giai đoạn 2005-2010.
- Chương trình cải cách thể chế
- Chương trình cải cách và hiện đại hoá công tác tuyên truyền và hỗ trợ tổ
chức và cá nhân nộp thuế
- Chương trình cải cách và hiện đại hoá công tác thanh tra thuế
- Chương trình cải cách và hiện đại hoá công tác quản lý thu nợ thuế
- Chương trình cải cách và hiện đại hoá hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu tổ
chức và cá nhân nộp thuế
- Chương trình phát triển tin học đáp ứng yêu cầu cải cách và hiện đại hoá
công tác quản lý thuế
- Chương trình kiện toàn tổ chức ngành thuế theo yêu cầu cải cách và hiện
đại hoá hệ thống thuế
- Chương trình nâng cao năng lực cán bộ thuế phục vụ cải cách và hiện đại

hoá hệ thống thuế
- Chương trình hiện đại hoá công sở và phương tiện làm việc của cơ quan
thuế
- Chương trình quản lý chất lượng công việc và tổ chức thực hiện dự án cải
cách và hiện đại hoá hệ thống thuế.
Câu 13: Anh chị hãy nêu tóm tắt những nội dung chính của Chương trình
tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010.
Trả Lời:
Những nội dung chính của chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà
nước giai đoanh 2001 – 2010: gồm có 4 nội dung
* Cải cách thể chế.
- Xây dựng và hoàn thiện các thể chế, trước hết là thể chế kinh tế của nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thể chế về tổ chức và hoạt động của hệ
thống hành chính nhà nước.
- Đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- Bảo đảm việc tổ chức thực thi pháp luật nghiêm minh của cơ quan nhà nước,
của cán bộ, công chức.
- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính
* Cải cách tổ chức bộ máy hành chính.
- Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp cho phù hợp với yêu
11


cầu quản lý nhà nước trong tình hình mới.
- Từng bước điều chỉnh những công việc mà Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương đảm nhận để khắc phục
những chống chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ. Chuyển cho các tổ chức xã
hội, tổ chức phi Chính phủ hoặc doanh nghiệp làm những công việc về dịch vụ
không cần thiết phải do cơ quan hành chính nhà nước trực tiếp thực hiện.

- Đến năm 2005, về cơ bản ban hành xong và áp dụng các quy định mới về phân
cấp Trung ương - địa phương, phân cấp giữa các cấp chính quyền địa phương,
nâng cao thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền địa phương, tăng cường mối
liên hệ và trách nhiệm của chính quyền trước nhân dân địa phương. Gắn phân cấp
công việc với phân cấp về tài chính, tổ chức và cán bộ. Định rõ những loại việc địa
phương toàn quyền quyết định, những việc trước khi địa phương quyết định phải
có ý kiến của Trung ương và những việc phải thực hiện theo quyết định của Trung
ương.
- Bố trí lại cơ cấu tổ chức của Chính phủ
- Điều chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ
- Cải cách tổ chức bộ máy chính quyền địa phương
- Cải tiến phương thức quản lý, lề lối làm việc của cơ quan hành chính các cấp.
- Thực hiện từng bước hiện đại hoá nền hành chính.
* Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
- Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức
- Cải cách tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức cán bộ, công chức
* Cải cách tài chính công
- Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách, bảo đảm tính thống
nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chỉ đạo của ngân sách Trung ương;
đồng thời phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo và trách nhiệm của địa
phương và các ngành trong việc điều hành tài chính và ngân sách.
- Bảo đảm quyền quyết định ngân sách địa phương của Hội đồng nhân dân các
cấp, tạo điều kiện cho chính quyền địa phương chủ động xử lý các công việc ở địa
phương; quyền quyết định của các bộ, sở, ban, ngành về phân bổ ngân sách cho
các đơn vị trực thuộc; quyền chủ động của các đơn vị sử dụng ngân sách trong
phạm vi dự toán được duyệt phù hợp với chế độ, chính sách.
- Trên cơ sở phân biệt rõ cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp,

dịch vụ công, trong 2 năm 2001 và 2002 thực hiện đổi mới cơ chế phân bổ ngân
sách cho cơ quan hành chính, xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế,
thay thế bằng cách tính toán kinh phí căn cứ vào kết quả và chất lượng hoạt động,
hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu của cơ quan hành
chính, đổi mới hệ thống định mức chi tiêu cho đơn giản hơn, tăng quyền chủ động
của cơ quan sử dụng ngân sách.
- Đổi mới cơ bản cơ chế tài chính đối với khu vực dịch vụ công
- Thực hiện thí điểm để áp dụng rộng rãi một số cơ chế tài chính mới như:
- Cho thuê đơn vị, sự nghiệp công, cho thuê đất để xây dựng cơ sở nhà trường,
12


bệnh viện, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với cán bộ, công chức
chuyển từ các đơn vị công lập sang dân lập.
+ Cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài đầu tư phát
triển các cơ sở đào tạo dạy nghề, đại học, trên đại học, khám chữa bệnh có chất
lượng cao .
+ Thực hiện cơ chế khoán một số loại dịch vụ công cộng như vệ sinh đô thị,
cấp, thoát nước, cây xanh công viên, nước phục vụ nông nghiệp…
+ Thực hiện cơ chế hợp động một dịch vụ công trong cơ quan hành chính.
- Đổi mới công tác kiểm toán đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp
nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước,
xoá bỏ tình trạng nhiều đầu mối thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, đối với các cơ quan
hành chính, đơn vị sự nghiệp. Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch về tài
chính công, tất cả chỉ tiêu tài chính được công bố công khai.
Câu 14: Anh chị hãy nêu những điều cần" xây" và những điều cần chống cần
"chống" đối với cán bộ công chức thuế. 10 điều kỷ luật cán bộ thuế.
a. - Những điều cần "xây" đối với cán bộ công chức:
1. Trung thành với Nhà nước, luôn đặt lợi ích của Nhà nước, của nhân dân
lên trên hết, tận tụy phục vụ sự nghiệp của đất nước, phục vụ nhân dân và người

nộp thuế
2. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật
của Nhà nước, các qui định của ngành, thi hành nhiệm vụ theo đúng qui định của
chính sách pháp luật thuế.
3. Tôn trọng và giữ gìn danh dự, uy tín của ngành Thuế. Phát huy sáng kiến,
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Xây dựng khối đoàn kết trong đơn vị,
tích cực phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ
4. Luôn tu dưỡng phẩm chất, đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm chính, chí
công, vô tư. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ và năng lực công
tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành, của Nhà nước trong thời kỳ đổi mới,
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
5. Thực hiện nghiêm túc các qui định của Nhà nước đối với cán bộ, công
chức; thực hiện nghiêm chỉnh qui chế trách nhiệm công chức và 10 điều kỷ luật
của ngành, chấp hành kỷ cương, kỷ luật lao động, phục tùng sự chỉ đạo, phân công
của cấp trên.
b. Những điều cần "chống" đối với cán bộ công chức:
1. Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, sách nhiễu đối với
người nộp thuế và các đối tượng khác có liên quan trong quá trình làm việc.
2. Không đòi hỏi, đặt điều kiện đối với mọi công việc xử lý về thuế mà bản
thân hoặc cơ quan phải thực hiện.
3. Không vì vụ lợi cá nhân để chia chác tiền thuế, tiền hoàn thuế, nhận tiền
hối lộ để bao che, làm ngơ hoặc thông đồng với đối tượng nộp thuế để trốn thuế,
tránh thuế.
13


4. Không vi phạm những việc đã cấm cán bộ, công chức, Đảng viên được
làm.
5. Không sử dụng công quĩ để biếu xén, không nhận quà biếu, tiền thưởng
sai chế độ, không bê tha nhậu nhẹt bia, rượu, cờ bạc, không tiêm chích, nghiện hút

ma túy, không quan hệ nam nữ bất hợp pháp.
c. - 10 ĐIỀU KỶ LUẬT CỦA CÁN BỘ THUẾ
Điều 1: Phấn đấu học tập đạo đức Bác Hồ: "Cần kiệm, liêm chính, chí công,
vô tư". Hết lòng phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân vô điều kiện. Nghiêm cấm
cán bộ thuế xâm tiêu tiền thuế, tài sản của nhà nước, lợi dụng danh nghĩa cán bộ
thuế và chức trách nhiệm vụ của mình xâm phạm tài sản của công dân.
Điều 2: Phấn đấu học tập nắm vững chính sách chế độ, các luật, pháp lệnh
thuế, nghị định, thông tư hướng dẫn để áp dụng cho các đối tượng nộp thuế thuộc
phạm vi mình quản lý. Nghiêm cấm cán bộ thuế cố tình làm sai chính sách chế độ,
gây thiệt hại cho Nhà nước và cho người nộp thuế .
Điều 3: Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm chỉnh quy chế
làm việc của ngành, các quy định, hướng dẫn của lãnh đạo, của cấp trên, sự chỉ
đạo của chính quyền địa phương. Nghiêm cấm cán bộ thuế tuỳ tiện không chấp
hành chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch công tác, hướng dẫn của lãnh đạo ngành thuế
cũng như của chính quyền địa phương dẫn đến thất thu thuế cho nhà nước và hạn
chế kết quả của ngành thuế.
Điều 4: Rèn luyện tinh thần đoàn kết với đồng đội, tinh thần hợp tác với các
cấp, các ngành, các bộ phận trong quá trình tổ chức phối hợp công tác, triển khai
kiểm tra, quản lý thu thuế. Nghiêm cấm cán bộ thuế cục bộ, bản vị, thiếu tinh thần
xây dựng hợp tác trong quá trình phối hợp công tác, dẫn đến gây thiệt hai cho công
tác chung.
Điều 5: Rèn luyện tác phong đứng đắn, nghiêm túc, ăn mặc chỉnh tề theo
đúng quy định, thể hiện người cán bộ đáng tin cậy của Đảng, của nhân dân trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nghiêm cấm cán bộ thuế có các biểu hiện quan liêu,
hách dịch cửa quyền đối với người nộp thuế, các biểu hiện bê tha, la cà ăn uống,
rượu chề làm mất tư thế của người cán bộ thuế.
Điều 6: Rèn luyện bản lĩnh kiên cường đấu tranh không khoan nhượng
trong việc bảo vệ các chính sách chế độ, luật thuế, làm đúng các quy trình nghiệp
vụ quản lý thuế, chống trốn thuế, lậu thuế. Nghiêm cấm cán bộ thuế cố tình làm sai
quy trình nghệp vụ, miễn thuế, giảm thuế sai nguyên tắc, sai chế độ, không đúng

quyền hạn, dẫn đến thiệt hại cho ngân sách nhà nước.
Điều 7: Rèn luyện tác phong đi sâu, đi sát cơ sở, tuyên truyền chính sách,
chế độ cho người nộp thuế; chủ đông, sáng tạo trong công tác để hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ được giao. Nghiêm cấm cán bộ thuế làm việc thiếu trách nhiệm, qua
loa , đại khái, làm bừa, làm ẩu dẫn đến thiệt hại nhiều mặt cho nhà nước và cho
người nộp thuế .
Điều 8: Chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật thu nộp tiền thuế vào kho bạc nhà
nước. Nghiêm cấm cán bộ thuế trực tiếp thu tiền thuế trong những trường hợp chế
độ không cho phép, nghiêm cấm giữ tiền thuế quá mức, quá thời hạn quy đinh;
Nghiêm cấm xâm tiêu tiền thuế.
Điều 9: Chấp hành nghiêm chỉnh quy chế, các quy định đối với cán bộ thuế
trong khi tiếp xúc với người nộp thuế. Nghiêm cấm cán bộ thuế nhờ người nộp
14


thuế mua bán hàng hoá, dịch vụ, vay mượn tiền bạc, nhận quà biếu, nhận hối lộ để
giảm nhẹ tiền thuế.
Điều 10: Chấp hành nghiêm chỉnh quy chế , các quy trình gìn giữ bí mật số
liệu, tài liệu về thuế, chế độ quản lý sử dụng biên lai tiền thuế, chế độ biên lai thuế,
chế độ báo cáo. Nghiêm cấm cán bộ thuế tiết lộ bí mật, cung cấp số liệu, tài liệu
thuế cho người khác khi chưa được phép của cán bộ lãnh đạo.
Câu 15. Anh chị hãy nêu tầm quan trọng của việc rèn luyện đạo đức và nâng
cao năng lực trình độ đội ngũ cán bộ thuế:
Tră lời: tầm quan trọng của việc rèn luyện đạo đức và nâng cao năng
lực trình độ đội ngũ cán bộ thuế:
Ngành thuế đã và đang trong quá trình thực hiện chiến lược cải cách thuế
đến 2010 (chiến lược cải cách thuế của Bộ chính trị và chính phủ phê duyệt thông
qua). Cải cách thuế trước tiên phải thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội theo đường
lối của Đảng và nhà nước. Thực hiện việc động viên qua thuế và phí đảm bảo hài
hoà giữa các lợi ích và nhiệm vụ động viên mà nghị quyết đại hội lần thứ 9 của

Đảng đề ra, đảm bảo tính công bằng xã hội trong chính sách thuế. Thực hiện cải
cách hành chính thuế phải bảo đảm hai mục tiêu quan trọng, đó là bảo đảm thu
đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế cho NSNN, đồng thời phải bảo đảm sự giám
sát chặt chẽ của nhà nước thông qua cơ quan thế đối với công tác thuế. Muốn vậy
chúng ta phải đề cao trách nhiệm, tính tự giác, tự chịu trách nhiệm của ĐTNT theo
hướng tự kê khai, tự nộp thuế, tăng cường tính công khai, đơn giản, dễ hiểu trong
các thủ tục thu nộp thuế, đồng thời tăng cường công tác thanh tra và kiểm tra thuế.
Để đáp ứng được yêu cầu của công tác thuế trong giai đoạn mới, đòi hỏi ngành
thuế phải có những con người có tư duy mới, năng động, sáng tạo, hiểu biết sâu
rộng về chính sách và nghiệp vụ quản lý thuế, sử dụng thành thạo máy tính và
thông thạo ngoại ngữ. Mỗi cán bộ thuế phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo
đức cách mạng, phải là người gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật nhà
nước, mà trước hết là pháp luật về thuế, xoá bỏ những suy nghĩ sai lệch, hành
động không đúng của cán bộ thuế, xây dựng đội ngũ cán bộ thuế thực sự có năng
lực, phẩm chất, được nhân dân tin yêu, đạt cho được mục tiêu "Để thu được thuế,
phải thu được lòng dân".
- Chúng ta đang và sẽ tham gia vào hội nhập kinh tế thế giới và khu vực.
Điều đó đặt ra cho chúng ta nhiều thách thức, đòi hỏi ngành thuế phải đổi mới theo
hướng hiện đại hoá, trước mắt tương xứng với các nước tiên tiến trong khu vực và
tiến tới ngang bằng với các nước tiên tiến trên thế giới. Nhìn chung cán bộ của
chúng ta đều có nhiệt huyết và tâm huyết với nghề nghiệp, nhung nghiệp vụ thuế
còn yếu và chưa có phong cách làm việc hiện đại. Để đáp ứng được yêu cầu của
công tác thuế trong giai đoạn mới, đòi hỏi cán bộ thuế phải hiểu biết sâu rộng về
chính sách thuế, nghiệp vụ quản lý thuế trên thế giới và để vận dụng sáng tạo vào
điều kiện của Việt nam, vừa kề thừa được tinh hoa của dân tộc, vừa xây dựng được
chính sách thuế Việt nam hiện đại, khoa học, tiến tiến, theo kịp các nước trên thế
giới.
Như vậy, hơn bao giờ hết, nhiệm vụ xây dựng, kiện toàn tổ chức, củng cố
đội ngũ cán bộ thuế tiên tiến chính quy, hiện đại đang là yêu cầu hết sức cấp bách,
mang tính thời sự nóng bỏng, ngành thuế đang khẩn trương tăng cường đổi mới vè

15


quy trình, quy hoạch cán bộ theo đúng tiêu chuẩn chức danh, cải tién về lối làm
việc theo hướng cải cách thủ tục hành chính, coi trọng công tác giáo dục tư tưởng,
rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng đối với công chức ngành thuế gắn với yêu
cầu tăng cường kiện toàn các tổ chức Đảng trong toàn ngành thuế./.
Câu 16: Thế nào là đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thuế? Theo anh chị cần
phải có biện pháp gì để nâng cao đạo đức, năng lực của cán bộ, công chức
thuế.
a. Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thuế là:
Cán bộ thuế, trước hết là người cán bộ cách mạng, là cán bộ nhà nước, của nhân
dân, được giao nhiệm vụ quản lý thu thuế theo pháp luật nhà nước. vì vậy, tiêu
thức thể hiện và đánh giá đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thuế là những tiêu
chuẩn, những nguyên tắc được xác định trong các văn bản pháp quy của nhà nước,
các văn bản của ngành, của cơ quan, quy định quan hệ, hành vi ứng xử giữa cán bộ
thuế với nhau, giữa cán bộ thuế với xã hội và chủ yếu là giữa cán bộ thuế với
người nộp thuế.
Như vậy hành vi thể hiện phẩm chất đạo đức, tác phong của cán bộ thuế được biểu
hiện trên mọi lĩnh vực của công tác quản lý thuế. Người cán bộ chấp hành tốt mọi
quy định của nhà nước, của ngành, của cơ quan, là thể hiện người có phẩm chất,
đạo đức tốt. ở bất cứ cương vị công tác nào, mỗi cán bộ, công chức thuế đều phải
xác định trách nhiệm của bản thân để rèn luyện và đạt cho được các yêu cầu về
đạo đức của cán bộ công chức thuế.
b . Biện pháp để nâng cao đạo đức, năng lực của cán bộ, công chức
thuế.
Giáo dục đạo đức công chức là nhiệm vụ hết sức nặng nề, khó khăn, tỷ mỷ
và phức tạp, vừa cấp bách, vừa lâu dài, phải thực hiện theo nhiều kênh, nhiều biện
pháp, hình thức khác nhau. Một số vấn đề cơ bản cần triển khai là:
1/ Tăng cường giáo dục tư tưởng, củng cố và nâng cao nhận thức về vai

trò của cán bộ thuế trong xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân, từ đó
có thái độ tôn trọng và có trách nhiệm với nhân dân nói chung và người nộp
thuế nói riêng:
Thấm nhuần tư tưởng: Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân,
mỗi công chức thuế đều phải nhận thức rõ ràng vai trò và vị trí quan trọng của
người nộp thuế trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và phải
hiểu mỗi đồng tiến thuế là từng giọt mồ hôi, nước mắt và sức lực của nhân dân
đóng góp để xây dựng đất nước. Vì vậy, nhân dân là người phải được trân trọng
hơn bao giờ hết. Cơ quan Thuế, cán bộ thuế phải có trách nhiệm trong việc tuyên
truyền, giải thích pháp luật thuế, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp,
cho người nộp thuế thực hiện tốt nhất nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, đồng thời
là người thay mặt Nhà nước kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật thuế của
người nộp thuế. Chính vì vậy, hơn ai hết, cán bộ thuế phải là người chấp hành
nghiêm chỉnh nhất pháp luật của Nhà nước, phải có quan điểm đúng về vị trí của
16


người nộp thuế trong xã hội và vị trí của bản thân trong mối quan hệ với người
nộp thuế để có hành vi ứng xử phù hợp, thể hiện đúng phẩm chất, tác phong của
cán bộ cơ quan công quyền Nhà nước.
2/ Coi trọng và tăng cường giáo dục tình yêu và lương tâm nghề
nghiệp cho cán bộ, công chức.
Một khi con người có văn hóa, có lương tâm, biết trọng danh dự thì cũng có thể từ
bỏ được thói hư, tật xấu. Vì vậy, phải luôn giáo dục các giá trị, chuẩn mực đạo đức
và truyền thống tốt đẹp của ngành ngay từ nội dung thi tuyển công chức để khắc
sâu trong tâm trí công chức ngay từ khi mới được tuyển dụng.
3/ Cải cách và hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, đổi mới cơ chế
quản lý theo hướng khoa học, công khai, minh bạch, áp dụng các phương
pháp quản lý tiên tiến.
Khi chính sách được xây dựng trên cơ sở khoa học, đúng đắn, các thủ tục hành

chính đơn giản, được công khai, minh bạch sẽ hạn chế những điều kiện phát sinh
tiêu cực, nhũng nhiễu trong công tác quản lý.
4/ Tăng cường và đổi mới về nội dung, phương pháp công tác cán bộ ,
đặc biệt là việc xây dựng tiêu thức và thực hiện đánh giá cán bộ một cách nghiêm
túc, không hình thức, thực hiện dân chủ, công khai trong công tác cán bộ. Tạo sự
chuyển biến rõ rệt trong công tác cán bộ, từ tuyển dụng, đánh giá, đề bạt, luân
chuyển đến đào tạo, bồi dưỡng. Lấy công tác cán bộ là khâu đột phá đầu tiên trong
cải cách hành chính. Bởi lẽ: con người là yếu tố quyết định mọi thắng lợi. Đồng
thời, cần xây dựng qui chế qui định trách nhiệm cán bộ, công chức một cách rõ
ràng và công khai. Đổi mới và hoàn thiện các thể chế để cán bộ phát huy đạo đức,
thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra công
vụ, kiểm soát nội bộ chặt chẽ nhằm phát hiện các nguy cơ dẫn đến tiêu cực, tham
nhũng.
5/ Thực hiện tốt qui chế dân chủ. Một bài học cho việc xây dựng khối
đoàn kết nội bộ, chống tham nhũng, tiêu cực đó là phải thực hiện dân chủ. Nơi nào
thực hiện tốt qui chế dân chủ thì nơi đó tập thể đoàn kết, nhất trí.
6/ Tăng cường và đổi mới nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ.
Cần triển khai ngay vấn đề bồi dưỡng nâng cao tư tưởng cải cách, đổi
mới, chống trì trệ, bảo thủ, nắm bắt những kiến thức quản lý mới, công nghệ mới;
Tập trung bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu theo các chức năng quản lý thuế; Chú
trọng bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết giúp công chức xử lý đúng đắn các tình
huống liên quan đến đạo đức, đến cái tình, cái lý trong hoạt động công vụ cũng
như trong đời sống thường nhật.
7/ Giáo dục đạo đức là quá trình kết hợp giữa giáo dục và tự giáo
dục, rèn luyện và tự nhận thức.
Mục tiêu của giáo dục đạo đức là quá trình biến nhận thức cái tất yếu
thành cái tự do, biến ý thức nghĩa vụ thành tình cảm, niềm tin vững chắc, tạo sự tự
giác trong hành động. Vì vậy, cần tạo nhiều điều kiện thuận lợi để công chức được
học tập, nâng cao tầm hiểu biết, tiếp thu những kinh nghiệm bổ ích về đạo đức

17


công vụ của các nước có nền công vụ tiến tiến, biến đổi dần tư tưởng và hành động
thực tiễn.
Tuy nhiên, mỗi công chức thuế cần xác định vai trò quan trọng của việc
đào tạo, bồi dưỡng. Ngoài việc bồi dưỡng của cơ quan, tổ chức thì việc tự học tập,
bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tự rèn luyện tư tưởng, đạo
đức tác phong cho bản thân là nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên của bản thân.
Câu 17: Anh chị hãy nêu yêu cầu về đạo đức, năng lực của cán bộ, công chức
thuế
1/Công tâm : Phải công tâm trong mọi mặt, mọi công việc, mọi hành động
và trong bất cứ hoàn cảnh nào. Công tâm thể hiện ở cần, kiệm, liêm chính, chí
công vô tư, lòng ngay thẳng vì công việc chung, không thiên vị, thực hiện thật
nghiêm các chính sách chế độ mà trước hết là chính sách chế độ thuế. Cán bộ thuế
làm việc công tâm sẽ mang lại sự công bằng với tất cả người nộp thuế, tạo lòng
tin của người nộp thuế đối với cơ quan thuế và đối với nhà nước.
Cán bộ thuế muốn công tâm trong công tác quản lý thu thuế, trước hết phải biết
tôn trọng mọi người nộp thuế, phải nhận thức rõ vai trò to lớn của tổ chức, cá nhân
người nộp thuế. họ là người đóng góp đại bộ phận ngưồn lực cho ngân sách nhà
nước. Chính vì vậy họ phải được nhà nước cung cấp các dịch vụ công, tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho sản xuất kinh doanh phát triển. Cơ quan thuế, cán bộ thuế
xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc tuyên truyền giải thích pháp luật thuế
hộ trở tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp để họ thực hiện tốt nghĩa vụ với
nhà nước,. Cơ quan thuế là người đại diện cho nhà nước trong việc tổ chức thực
thi pháp luật thuế. Đồng thời là người thay mặt cho nhà nước kiểm tra giám sát
việc thi hành pháp luật của người nộp thuế.Chính vì thế cán bộ thuế trước hết phải
là người chấp hành tốt pháp luật của nhà nước để thực thi nhiệm vụ.
2/ Tính chuyên sâu :
Công tác quản lý thu thuế là một nghề nghiệp chuyên sâu, mỗi cán bộ, công

chức sống, cống hiến trong ngành thuế dù ở trong lĩnh vực công việc nào cũng
phải mang tính chuyên nghiệp cao.Trình độ chuyên nghiệp là phương tiện và cũng
là tiêu chuẩn đạo đức của mỗi cán bộ công chức thuế.
Mỗi lĩnh vực công tác có chuyên môn riêng, chuyên nghiệp chung nhất là
phải hiểu sâu sắc chính sách thuế, chế độ thuế, tổ chức thực hiện thật đúng chính
sách chế độ, nắm vững nhiệm vụ và vận dụng một cách sáng tạo, thực hiện
nghiêm túc các quy chế, quy tắc, nội quy đã được quy định. Không những thế để
đáp ứng đựơc yêu cầu công tác quản lý thuế trong giai đoạn mới đòi hỏi về tiêu
chuẩn để tuyển chọn, phấn đâu rèn luyện của người cán bộ thuế là “ Tận tuỵ, nỗ
lực, hợp tác, kiên quyết”, phải tận tuỵ với nghề nghiệp, vì dân, vì nước, vì sự phát
triển và hiệu quả của doanh nghiệp, phải nỗ lực trong học tập để nâng cao trình độ
về mọi mặt, làm chủ các công nghệ mới trong quản lý hướng dẫn người nộp thuế.
Phải hợp tác chặt chẽ với các ngành, các cấp với toàn dân để hoàn thành nhiệm vụ.
Phải cương quyết trong hành động. Cán bộ thuế phải đóng góp trí tuệ để hoàn
thịên chính sách thuế, có trình độ giải thích truyên truyền động viên người nộp
thuế thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước .
Tính chuyên nghiệp của cán bộ thuế thể hiện nắm chắc đối tượng nộp thuế,
đối tượng chịu thuế để không thu nhầm, không bỏ sót nguồn thu đảm bảo sự công
18


bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Cán bộ thuế là người tham mưu
tích cực để xây dựng chính sách thuế đảm bảo khuyến khích phát triển sản xuất,
nuôi dưỡng nguồn thu vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ
văn minh. Như vậy đòi hỏi người cán bộ thuế phải có nghiệp vụ giỏi về quản lý
kinh tế- tài chính, công tác kế toán, ngoại ngữ, tin học và giỏi vận dụng sáng tạo
nhuần nhuyễn trong công tác hàng ngày. Muốn vậy phải không ngừng học tập và
tự bồi dưỡng về mọi mặt coi đó là nhiệm vụ thường xuyên của bảm thân.
3/ Nhiệt tình, tận tuỵ với ngành với người nộp thuế, có tinh thần trách nhiệm
cao.

Người cán bộ thuế công tâm, có trình độ chuyên nghiệp cao chưa đủ mà
phải có tinh thần trách nhiệm thể hiện ở sự tận tuỵ với công việc, với nghề nghiệp,
vì dân, vì nước, vì sự phát triển và hiệu quả của doanh nghiệp, của người nộp thuế.
Vì truyền thống và sự nghiệp của ngành, luôn luôn hợp tác chặt chẽ với ngành, với
các cấp, với toàn dân để hoàn thành suất sắc nhiện vụ được giao. Chỉ có lòng nhiệt
tình và tinh thần trách nhiệm cao, có tấm lòng trong sáng rộng mở thì xoá bỏ được
định kiến hẹp hòi, tư tưởng vụ lợi, cục bộ mưu cầu lợi ích riêng. Cán bộ thuế phải
là chỗ dựa tin cậy là người bảo vệ quyền lợi chính đáng cho doanh nghiệp, cho
người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
4/ Đối với cán bộ lãnh đạo và đảng viên
Ngoài 3 yêu cầu trên cán bộ lãnh đạo và đảng viên cần phải có tinh thần
gương mẩu trong mọi công tác, làm đầu tàu để lôi cuốn toàn thể cán bộ trong đơn
vị, trong cơ quan trong ngành làm theo. Phải lãnh đạo cán bộ trong đơn vị mình
quản lý có tinh thần đoàn kết nhất trí cao, có đội ngũ cán bộ trung thành, có phẩm
chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên sâu luôn vượt khó khăn để hoàn thành suất
sắc nhiệm vụ. Phải là người tổ chức và điều hành tốt có đao đức tác phong tốt,
công tâm công bằng không độc đoán không tự cao tự đại, biết lắng nghe và sử lý
tốt mọi tình huống trong đơn vị mình quản lý.
Tóm lại bất cứ ở cương vị nào mỗi công chức chúng ta phải rèn luyện tư tưởng
đạo đức tác phong của người cán bộ ngành thuế. chống các biểu hiện hành vi vi
phạm đạo đức cán bộ để xây dựng ngành trong sạch hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
mà Đảng và nhà nước giao./.
Câu 18: Các nguyên tác cơ bản trong giao tiếp với người nộp thuế. Trong đơn
vị anh chị hiện nay, cán bộ thuế thường mắc phải các sai phạm gì khi giao tiếp
với người nộp thuế.
Trả lời : Giao tiếp là sự biểu hiện các mối quan hệ xã hội mà mọi người đều phải
tham gia. Trong quá trình giao tiếp, muốn điều khiển được nhận thức thái độ và
hành vi của đối tượng giao tiếp, chủ thể giao tiếp phải có năng lực xử lý tình
huống. Người làm chủ trong giao tiếp là người có khả năng chuyển hoá nhận thức,
cảm nhận của mình vào môi trường giao tiếp để hiểu được đối tượng giao tiếp và

có thể làm thay đổi nhận thức, hành vi , thái độ của đối tượng theo mục đích của
mình.
ứng xử của người cán bộ thuế đối với người nộp thuế và các cơ quan chức năng có
liên quan là sự phản ứng của người cán bộ thuế với các đối tượng này trong những
tình huống nhất định. Sự phản ứng này thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách
nói năng của người cán bộ thuế.
Khi giao tiếp với người nộp thuế, cán bộ thuế cần tuân theo các chuyên tắc sau :
19


- Nguyên tắc 1 : Chấp hành đúng Luật, chính sách, chế độ :
Cơ quan thuế là cơ quan thực thi pháp luật Nhà nước, đồng thời giám sát, kiểm tra
việc thực hiện pháp luật thuế của người nộp thuế . Vì vậy trong quá trình giao tiếp
với đối tượng nộp thuế, cán bộ thuế phải nghiêm túc chấp hành đúng pháp luật,
các quy định của nhà nước, của ngành. Hướng dẫn người nộp thuế thực hiện đúng
theo luật định. Như vậy là thể hiện phẩm chất đạo đức, thể hiện sự trung thành với
Đảng và Nhà nước đồng thời là để bảo vệ pháp luật, bảo vệ nghành.
- Nguyên tắc 2: - Nguyên tắc hài hoà các lợi ích
Sự thành công trong giao tiếp là đem lại lợi ích tối đa cho cả hai bên. Vì vậy nắm
được nguyên tắc này vận dụng trong giao tiếp sẽ tạo tâm lý thoải mái cho đối
tượng giao tiếp, khuyến khích họ phối hợp để giải quyết vấn đề và hứa hẹn những
lần giao tiếp sau. Muốn hài hòa các lợi ích, người cán bộ thuế phải biết tôn trọng ý
kiến các đối tác, tránh quan niệm mình là người có quyền, dẫn đến áp dặt và có
thái độ không đúng mực trong giao tiếp.
- Nguyên tắc 3 : Tạo ra sự lựa chọn giải pháp cho các đối tác
Tạo ra cơ hội lựa chọn giải pháp cho các đối tác cũng có nghĩa là thúc đẩy sự hợp
tác giữa hai bên tham gia giao tiếp. Cán bộ thuế tin tưởng vào đối tượng giao tiếp,
khuyến khích họ đưa ra ý kiến, cùng lựa chọn giải pháp tối ưu để xử lý vấn đề đưa
ra bàn luận.
Nguyên tắc 4 : Đạt được mục tiêu chính

Phải nắm được mục tiêu chính khi giao tiếp với người nộp thuế cũng như nắm bắt
được nhu cầu, vấn đề của người nộp thuế để điều chỉnh hành vi hướng vào các
mục tiêu đó. Mục tiêu giao tiếp sẽ chi phối hành vi ứng xử của người cán bộ thuế
đối với người nộp thuế trong quá trình giao tiếp.
Nguyên tắc 5 : - Coi trọng ảnh hưởng của các mối quan hệ.
Trong lĩnh vực thuế , người cán bộ thuế thường xuyên tiếp xúc với người nộp
thuế và có thể phải tiếp xúc nhiều lần với cùng một người nộp thuế. Vì vậy nếu
không xây dựng mqh tốt sẽ gặp khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ, công
tác quản lý thu và các công việc khác có liên quan đến người nộp thuế. Tuy nhiên
cần tôn trọng các nguyên tắc làm việc của người cán bộ thuế, cần giữ thái độ đúng
đắn trong quan hệ để đạt mục tiêu giao tiếp.
Câu 19: Anh chị hãy trình bày các kỹ năng giao tiếp cơ bản của cán bộ thuế
đối với người nộp thuế.
Kỹ năng giao tiếp là khả năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của
chủ thể nhằm nhận biết nhanh biểu hiện bên ngoài và đoán biết diễn biến tâm lý
bên trong của đối tượng giao tiếp. Đồng thời biết cách định hướng để điều chỉnh,
điều khiển và làm chủ quá trình giao tiếp đạt mục tiêu giao tiếp đã định.
Các kỹ năng giao tiếp cơ bản của cán bộ thuế với người nộp thuế đó là :
1- Kỹ năng nói :
Nói là phương tiện giao tiếp cơ bản và chủ yếu của con người. Thông qua ngôn
ngữ nói con người thể hiện tình cảm, suy nghĩ, tư duy của mình cho người khác.
Vì vậy trong làm việc trực tiếp với người nộp thuế, người CB thuế nên tránh một
số cách nói sau : Nói trống không, nói thầm, nói riêng, nói nhỏ, nói lóng, nói lảng,
nói thánh nói tướng, nói xa nói gần, nói mò… Khi nói phảI suy nghĩ chín chắn và
chuẩn bị nội dung chu đáo, nói rõ ràng, mạch lạc, có trọng tâm, ngôn ngữ biểu
20


cảm phù hợp , âm thanh và tốc độ vừa phải… phải theo dõi biểu cảm của đối
tượng để điều chỉnh cách nói của mình cho phù hợp và phảI biết dừng lại đúng lúc,

không rề rà, tránh làm mất thời gian của mình và của người nghe.
2 - Kỹ năng nghe :
Nghe là một trong những kỹ năng quan trọng của quá trình giao tiếp. Người CB
thuế trong quá trình giao tiếp với người nộp thuế và với các cơ quan chức năng có
liên quan khác thì sự biết lắng nghe là rất cần thiết. Người cán bộ thuế biết lắng
nghe những điều người nộp thuế và các cơ quan chức năng phản ánh sẽ biết họ
nghĩ gì, quan tâm đến vấn đề gì để có thể đưa ra những giảI pháp, những thông tin
giúp họ giảI quyết vấn đề.
3- Kỹ năng trả lời các câu hỏi trực tiếp :
Trong khi giao tiếp trực tiếp với người nộp thuế, người cán bộ thuế thường bị
người nôp thuế chất vấn hoặc thắc mắc về việc xử lý, về các quy định pháp luật
mới và một số hoạt động liên quan đến nghiệp vụ, quy trình chuyên môn của
ngành. Để trả lời những câu hỏi đó CB thuế phảI tuân thủ một số các nguyên tắc
sau đây :
-Đảm bảo đúng các quy định của pháp luật và của ngành về chuyên môn, quy trình
nghiệp vụ, chính sách chế độ, tư thế tác phong…
- Đảm bảo tính chính xác của thông tin khi trả lời
- Chịu trách nhiệm cá nhân về nội dung trả lời
- Trả lời đúng về chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn được giao
Để trả lời đúng và chính xác người CB thuế phảI am hiểu luật pháp cũng như hiểu
rõ về ĐTNT, nắm bắt được mục đích hỏi của người nộp thuế để trả lời sát đúng và
đạt hiểu quả cao nhất.
Với những người không có năng lực trả lời thì cần chú ý giữ thế chủ động, trong
trường hợp chưa trả lời được thì cần phải từ chối có hứa hẹn hoặc biết cách rút lui
hợp lý.
4 - Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại :
Để lựa chọn cung cách ứng xử, trả lời cho phù hợp với từng nội dung, tính chất và
yêu cầu của từng đối tượng, phù hợp với từng tình huống cụ thể, người cán bộ
ngoàI việc chuẩn bị chu đáo nội dung trước khi trả lời, nhận thức đúng và rõ về
tầm quan trọng của công việc còn phảI biết cách phân loại mức độ thông tin, phảI

tập trung , linh hoạt khai thác thông tin phục vụ cho công việc của bộ phận mình
và của ngành mình. Biết cách sử dụng những “câu hỏi đóng”, “câu hỏi mở” một
cách linh hoạt và phù hợp với từng tình huống cụ thể.
5- Kỹ năng giải thích và thuyết trình :
Kỹ năng này thường được sử dụng trong các cuộc hội thảo, các lớp tập huấn, phổ
biến chính sách, chế độ mới cho người nộp thuế. Để cuộc thuyết trình thành công
cần nắm vững một số nguyên tắc sau :
- Xác định đối tượng nghe
- Xác định mục tiêu chính
- Chuẩn bị các phương tiện phục vụ, hỗ trợ phù hợp
- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
- Kết nối và củng cố trước khi kết thúc bàI thuyết trình.
6- Kỹ năng biểu hiện ngôn ngữ cơ thể :
21


ú l cỏch I ng, dỏng v, c ch, v mt khi giao tip. T th trong giao tip
cú th ng, ngi, nhỡn thng vo i tng giao tip, trỏnh t th quỏ trnh trng
hoc quỏ xu xo. Cú c ch ỳng mc, tụn trng ngi nghe. V mt cú th l
mm ci, gt u, nhng my hay chau my biu hin s tỏn thng hay
phn i ý kin c a ra.
7-- Mt s k nng giao tip hng ngy :
ú l cỏch gii thiu, cỏch a danh thip, cỏch cho hi, cỏch bt tay sao cho
phự hp vi tỡnh hung, phự hp vi phong tc tp quỏn

Cõu 20: Ngày 10 tháng 9 năm 2005 công ty A có công văn
số 125CV-KT hi v thi im tớnh pht np chm tin thu. Anh ch
hóy d tho cụng vn trỡnh lónh o ký tr li cho DN (Yờu cu th hin
ỳng v th thc vn bn, kt cu v vn phong hnh chớnh).
TNG CC THU

CNG HO X HI CH NGHA
VIT NAM(12)
CC THU NGH AN(In hoa đậm12) c lp -T do- Hnh
phỳc (thờng đậm14)
S :
CT/TH-XLDL(13)
V/v: trả lời đơn vị A(12thờng đng)
Vinh, ngy 23 tháng 9
nm 2006(14 nghiêng)
Kính gửi : Công ty A (Thờng đứng 14)
Cục thuế Nghệ An nhận đợc công văn số 125 CV/KH ngày 10
tháng 9 năm 2005 của đơn vị hỏi về thời điểm tính phạt nộp
chậm tiền thuế.
Cục thuế Nghệ An có ý kiến trả lời nh sau :
- Căn cứ vào các luật thuế, pháp lệnh thuế, pháp lệnh phí và
lệ phí hiện hành.
- Căn cứ pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7
năm 2002.
- Căn cứ nghị định số 134/2003 NĐ-CP ngày 14/11/2003 của
chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp
lệnh xử lý hành chính năm 2002.
- Căn cứ nghị định 100/2004NĐ-CP ngày 25/2/2004 của chính
phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế.
Thời điểm tính phạt các loại thuế, phí và lệ phí phát sinh
theo tháng là số nợ đọng từ ngày 26 của tháng đó cho đến thời
điểm ra quyết định xử phạt.
22


Riêng thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp theo quý nên thời

điểm tính phạt là số nợ đọng từ ngày đầu của quý tiếp theo
đến ngày ra quyết định xử phạt.
Vậy Cục thuế Nghệ An trả lời để đơn vị biết và thực hiện./.
Nơi nhận (12 nghiêng đậm)
đậm đng)
- Nh trên (11thờng đứng )
- THXLDL
-LuVT

Cục trởng

(13 hoa

Cõu 21: Anh ch hay d tho quyt nh ban hnh Quy ch lm vic ca c
quan trỡnh lónh o ký thc hin. (Yờu cu th hin ỳng v th thc vn
bn, kt cu v vn phong hnh chớnh, Ch d tho quyt nh, khụng yờu
cu kốm theo quy ch).
TNG CC THU
CNG HO X HI CH NGHA
VIT NAM(12)
CC THU NGH AN(12)
c lp -T do- Hnh phỳc
(14 m ng )
S :
CT/TCCB (13)
Vinh, ngy 23 tháng 9
nm 2006
Quyết định (14 in hoa đứng)
V vic ban hnh quy ch lm vic Của Cục thuế Nghệ An
(14 ng, đậm thờng)

Cục trởng cục thuế Nghệ An( 14 in hoa đứng)
Căn cứ :
( 14 thòng) nghị định 218/2003 QĐ-TTg ngày
28/10/2003 của Thủ tớng Chính phủ quy định chức năng nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng Cục Thuế trực thuộc
Bộ Tài chính;
Căn cứ quyết định số 189/2003 QĐ-BTC ngày 14/11/2003 của
Bộ trởng Bộ Tài chính quy định về chức năng nhiệm vụ quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Cục thuế trực thuộc Tổng cục Thuế;
Căn cứ quyết định số1683 QĐ/TCT-TCCB ngày 14/11/2003 của
Tổng Cục trởng Tổng cục thuế về chức năng nhiện vụ của các
phòng thuộc văn phòng cục Thuế;
Căn cứ quyết định số 1682 QĐ/TCT TCCB ngày 14/11/2003
của Tổng Cục trởng Tổng cục Thuế về chức năng nhiện vụ
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế thuộc Cục Thuế;
Căn cứ quyết định số 2981/ QĐ-BTC ngày15/9/2004 của Bộ Tài
chính về việc phân cấp quản lý cán bộ, công chức;
Theo đề nghị của ông Trởng phòng tổ chức cán bộ..
23


Quyết định (14 hoa đứng)
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này quy chế làm việc
của Cục thuế Nghệ an.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký .
Lãnh đạo Cục thuế, các Phòng thuộc văn phòng Cục, Chi
cục Thuế các huyện thành phố Vinh và Thị xã Cửa Lò chịu trách
nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận (12 nghiêng đậm)
- Tổng Cục thuế (để B/C)

(13 hoa đứng )
- Nh trên điều 2(11 đứng)
- Lu VT, TCCB
Tài

Cục trởng
Trịnh Thanh
(14thờng

đậm đứng)
Cõu 22: Anh ch hóy d tho Quyt nh thnh lp t giỏm sỏt bỏn hng v
ghi chộp s sỏch, hoỏ n chng t ti DNA trỡnh lónh o ký thc
hin( yờu cu th hin ỳng v th thc vn bn, kt cu v vn phong hnh
chớnh).
TNG CC THU
CNG HO X HI CH NGHA VIT NAM
CC THU NGH AN
c lp -T do- Hnh phỳc
S:

Q/CT
Vinh, ngy thỏng nm 2006
QUYT NH (14 in hoa ng)
V vic thnh lp t giỏm sỏt bỏn hng v ghi chộp s sỏch
hoỏ n chng t ti doanh nghip
(14 ng, m thng)
CC TRNG CC THU NGH AN
( 14 in hoa ng)
Cn c Ngh nh 218/2003 Q-TTg ngy 28/10/2003 ca Th tng Chớnh
ph quy nh chc nng nhim v, quyn hn v c cu t chc ca Tng Cc

Thu trc thuc B Ti chớnh; Quyt nh s 189/2003 Q-BTC ngy 14/11/2003
ca B trng B Ti chớnh quy nh v chc nng nhim v quyn hn v c cu
t chc ca Cc thu trc thuc Tng cc Thu;
Cn c cỏc Lut thu, phỏp lnh thu, phỏp lnh phớ, l phớ v cỏc vn bn
hng dn hin hnh;
Cn c Ngh nh s 61/1998/N-CP ngy 15/8/1998 ca Chớnh ph v
cụng tỏc thanh tra, kim tra i vi doanh nghip;
Theo ngh ca ụng Trng phũng Qun lý doanh nghip 2,
QUYT NH
24


(14 hoa đứng)
Điều 1: Thành lập Tổ giám giám sát bán hàng và ghi chép sổ sách, hoá đơn
chứng từ tại Công ty A – Mã số thuế : 2900XXXXXX.
Điều 2: Thời gian giám sát từ ngày 01/9/2006 đến ngày 30/9/2006.
Điều 3: Tổ giám sát gồm có:
Ông Nguyễn Văn A: Cán bộ phòng QLDN2 - Tổ trưởng
Ông Nguyễn Văn B: Cán bộ phòng QLDN2 - Tổ viên
Bà Nguyễn Thị C:
Cán bộ phòng QLDN2 - Tổ viên
Điều 4: Công ty A có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu,
chứng từ, sổ sách kế toán có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đến
nghĩa vụ thực hiện các khoản thu nộp ngân sách Nhà nước theo yêu cầu của Tổ
gíam sát và tạo điều kiện cho Tổ kiểm tra hoàn thành nhiệm vụ./.
Nơi nhận (12 nghiêng đậm)
- Tổng Cục thuế (để B/C)
CỤC TRƯỞNG (13 in hoa đứng )
- Như trên điều 2(11 đứng)
- Lưu VT, TCCB

Trịnh Thanh Tài
(14 thường đậm dứng)
Câu 24: Anh chị hãy nêu khái niệm, đặc điểm thuế GTGT, Luật thuế GTGT ở
nước ta ban hành vào thời gian nào? Các lần luật thuế GTGT được sửa đổi,
bổ sung và hướng hoàng thiện của thuế GTGT trong thời gian sắp tới.
Trả lời:
*Khái niệm: Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá,
dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
*Đặc điểm:
Thuế GTGT là sắc thuế thuộc loại thuế gián thu, không trực tiếp đánh vào
thu nhập, và tài sản của người nộp thuế mà đánh vào một cách gián tiếp thông qua
giá cả hàng hoá và dịch vụ. Người nộp thuế theo luật và người trả thuế không đồng
nghĩa với nhau.
Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn SXKD nhưng chỉ tính trên phần
giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn. Do đó, tổng số thuế thu được qua các giai
đoạn bằng với số thuế tính theo giá bán cho người tiêu dùng ở cuối cùng.
Thuế GTGT có tính truy cập kinh tế cao. Nó chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi
kết quả SXKD của người nộp thuế. Thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi sự phân
chia các chu trình kinh tế.
Thuế GTGT có khả năng đem lại số thu ổn định cho NSNN, vì dù thu nhập
thay đổi nhưng hầu hết nhu cầu tiêu dùng thiết yếu không thay đổi, nhưng hầu hết
nhu cầu tiêu dùng thiết yếu không thay đổi lớn. Thuế GTGT phụ thuộc vào mức
tiêu dùng xã hội, phần lớn các nước áp dụng thuế GTGT có số thu về thuế GTGT
chiếm khoảng 15% đến 30% tổng TNNS( khoảng 5% đến 10%GDP).
*Luật thuế GTGT ở nước ta ban hành thành luật và được thông qua tại kỳ họp thứ
11 Quốc hội khoá 9 ngày 10 tháng 5 năm 1997. Chính thức được áp dụng ngày 01
tháng 01 năm 1999.
Các lần luật thuế GTGT được sửa đổi, bổ sung:
25



×