Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Vận dụng kiến thức sinh học ở cấp THCS để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn đời sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (793.3 KB, 30 trang )

Vận dụng kiến thức sinh học ở cấp THCS để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn đời sống

VẬN DỤNG KIẾN THỨC SINH HỌC Ở CẤP THCS ĐỂ GIẢI
QUYẾT MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG THỰC TIẾN ĐỜI SỐNG

A.MỞ ĐẦU.
I.Đặt vấn đề:
1/ Thực trạng các vấn đề đòi hỏi có giải pháp mới để giải quyết:
-Ngày nay,chúng ta đang sống trong một xã hội phát triển, hiện đại với biết bao đổi thay
đang diễn ra đặc biệt là nhiều thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiện một cách bất ngờ;
đổi mới một cách cực kì nhanh chóng.Theo đó hệ thống giáo dục cũng đặt ra những yêu cầu
đổi mới để thích nghi với đời sống xã hội.Trước đòi hỏi của thực tiễn, nước ta đang trên
đường hội nhập và phát triển thì đổi mới giáo dục trong đó đổi mới phương dạy học là hết
sức cần thiết.
-Trước yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo hiện nay, vận dụng kiến
thức môn học để giải quyết vấn đề thực tiễn là trách nhiệm của mỗi quốc gia và đã được
nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào dạy cho học sinh trong các trường phổ thông, dưới
nhiều hình thức khác nhau. Nhưng chúng ta đã biết nguyên tắc đầu tiên trong năm nguyên
tắc giảng dạy thì nguyên tắc thứ nhất là liên hệ thực tế như : Ulrich Lipp - một chuyên gia về
phương pháp sư phạm đã nói: “Giờ giảng tốt thường được bắt đầu từ thực tiễn và kết thúc
bằng thực tiễn.”
Những gì được dạy trên lớp phải gắn với cuộc sống bên ngoài, ở quá khứ, hiện tại và
tương lai của người học. Với người lớn tuổi, nếu nội dung học không liên quan đến công
việc đang làm, họ sẽ không muốn học. Họ chỉ có thể hiểu lý thuyết qua ví dụ thực tế.
-Học phải suy nghĩ, phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học và
hành phải kết hợp với nhau". Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định mục tiêu giáo dục phổ thông: "Đối với giáo
dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân,
phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất


lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại
ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của
người học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo
nhóm, vận dụng kiến thức vào thực tiễn..."
- Tổ chức UNESCO cho rằng, mục đích của việc học là: "Học để biết, học để làm, học
để chung sống, học để tự khẳng định mình".
-Từ trước đến nay, đa phần học sinh đều cho rằng các bộ môn thuộc Khoa học tự nhiên
trong đó có bộ môn Sinh học thường là khô khan, khó hiểu. Điều này gây ảnh hưởng không
nhỏ tới việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn. Một thực trạng
dễ thấy là ở học sinh, đặc biệt là những em có học lực từ trung bình trở xuống thường rất khó
tập trung trong giờ học bộ môn. Vấn đề đặt ra là giáo viên phải không ngừng tìm tòi mọi
phương pháp, cách thức để khơi dậy sự hứng thú, nhiệt tình học tập của học sinh nếu không
tiết dạy sẽ trở nên nhàm chán, khó có được sự thành công. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế
cho thấy phần lớn giáo viên bộ môn khi dạy chỉ chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức mà ít
chú trọng đến khâu liên hệ thực tế tạo cảm hứng cho học sinh, nếu có thì cũng chỉ là đưa ra
những ví dụ mang tính hàn lâm. Chúng ta đều biết rằng ngoài hệ thống tri thức mang tính
khoa học được thể hiện trong sách giáo khoa, các tài liệu khác, tri thức bộ môn còn được thể
hiện rất nhiều ở hệ thống kinh nghiệm mà cha ông chúng ta qua các thế hệ đã đúc kết qua
kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ...Thế nhưng trên thực tế việc vận dụng hệ thống kinh
nghiệm này trong dạy và học bộ môn còn ít được quan tâm. Vì thế khi học sinh tiếp xúc với
GV:Bùi Thị Hồng Thủy

Trang 1

Năm Học:2015-2016


Vận dụng kiến thức sinh học ở cấp THCS để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn đời sống

những vấn đề mang tính thực tế học sinh thường gặp khó khăn trong việc giải thích, liên hệ

và đặc biệt, mức độ hứng thú đối với bộ môn là không cao.
-Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ môn, với sự trăn trở tìm giải pháp khơi dậy sự
hứng thú học tập ở học sinh chúng tôi mạnh dạn trình bày ra đây một số kinh nghiệm trong
việc vận dụng kiến thức ở bộ môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn đời sống.
2.Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới:
-Học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống
thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học
sinh.
- Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời
sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với hành"
-Có thể nói sự liên hệ thực tế và giải quyết các vấn đề thực tiễn đời sống chính là những
nhịp cầu cũng là nguồn cảm hứng giúp con người biến kiến thức thành những thí nghiệm,
những công trình nghiên cứu hoặc những sáng tạo trong khoa học, đồng thời còn giúp con
người đến gần với cuộc sống và thiên nhiên nhiên. Người có kiến thức vận dụng vào thực
tiễn phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn
đề một cách tích cực và phù hợp họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và
làm chủ cuộc sống của mình. Ngược lại người thiếu thì thường bị vấp váp, dễ bị thất bại
trong cuộc sống.
- Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục.
3.Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Học sinh ở trường THCS
II/ Phương pháp tiến hành:
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải
pháp của đề tài:
-Để nâng cao chất lượng dạy và học ngoài việc chúng ta cần tích cực đổi mới phương
pháp dạy học: vận dụng công nghệ thông tin vào dạy học, các phương pháp dạy học tích cực,
những phương pháp dạy học tích hợp.Để góp phần nâng cao hiệu quả học tập của các em thì
vấn đề thực hành, trải nghiệm của các em cũng được quan tâm.
-Năm học 2015-2016 là năm học tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học và là

năm học có nhiều đổi mới trong việc dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng phát
tính tích cực, chủ động sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học; tăng cường kĩ năng thực
hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; đa dạng hóa các hình
thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học
sinh.Đồng thời giúp học sinh tham gia cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết
các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học.
-Trong giảng dạy các môn học ở trong trường phổ thông nói chung và trong dạy môn
Sinh học nói riêng việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển tư duy
sáng tạo cho học sinh là vô cùng quan trọng, đặc biệt là kĩ năng vận dụng kiến thức sinh học
để giải quyết các vấn đề thực tiễn đời sống.
Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy ở các trường phổ thông hiện nay, hầu hết các giáo viên
chỉ chú trọng việc cung cấp kiến thức lí thuyết, nội dung bài học cho học sinh, rèn luyện kĩ
năng làm các bài thi, bài kiểm tra bằng các câu hỏi lí thuyết, trắc nghiệm ... việc rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn đời sống, vào giải quyết các vấn đề thực tiễn
còn chưa được chú trọng.
GV:Bùi Thị Hồng Thủy

Trang 2

Năm Học:2015-2016


Vận dụng kiến thức sinh học ở cấp THCS để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn đời sống

Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm, có nhiều nội dung kiến thức gắn liền với
thực tiễn đời sống ... Vì vậy, trong dạy học việc rèn luyện và nâng cao cho học sinh kĩ năng
vận dụng kiến thức sinh học để giải quyết một số vấn đề thực tiễn là rất thiết thực và cần
phải đặc biệt quan tâm.
2. Các biện pháp tiến hành giải pháp:
-Vận dụng kiến thức môn học để giải quyết các vấn đề thực tiễn đời sống là một phương

pháp mới, song để thực hiện được mục tiêu giáo dục này phải trải qua một quá trình và áp
dụng đồng thời nhiều biện pháp khác nhau.
-Việc lựa chọn và sử dụng phương pháp giáo dục để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
sinh học vào thực tiễn đời sống, vào giải quyết các vấn đề thực tiễn còn chưa được chú
trọng.Do đó trước hết, giáo viên phải xác định mục đích yêu cầu của việc liên hệ và các vấn
đề cần giải quyết, đặc biệt chú ý mục tiêu về kĩ năng, đưa kĩ năng vận dụng kiến thức của
môn học vào các tình huống cụ thể. Trên cơ sở đó, định hướng cho hệ thống kiến thức của
bài dạy đạt mục tiêu một cách có hiệu quả.
- Xác định cơ sở khoa học của nội dung vận dụng kiến thức vào thực tiễn
-Chọn các ý tưởng, giải pháp tốt nhất:
-Tổ chức các biện pháp liên hệ thực tiễn.
-Tiếp theo đó, để khảo sát thực tế về nhu cầu của người học, giáo viên thực hiện biện pháp
điều tra, thống kê, phân loại. Biện pháp này phải tiến hành điều tra trên diện rộng (toàn bộ
học sinh ở các lớp mình giảng dạy), sau đó thống kê và phân loại đối tượng học sinh để tìm
phương pháp phù hợp trong quá trình giảng dạy.
-Trong quá trình thực hiện giảng dạy theo hướng liên hệ thực tế, giáo viên cần vận dụng
biện pháp giải thích, phân tích, chúng minh, tổng hợp. Các biện pháp này giáo viên sẽ vận
dụng trong thời điểm giải quyết các tình huống trong thực tiễn.
-Một giờ giảng tốt, có hiệu quả cần gợi mở và thu hút người học bằng những câu hỏi liên
quan đến thực tế công việc của họ, cung cấp cho họ kiến thức mới về lý thuyết và kết thúc
bằng các yêu cầu rất thực tế.
-Để có thời gian liên hệ thực tế, nội dung bài giảng nên được cắt giảm và chỉ tập trung vào
những nội dung thực sự cần thiết. Thực tế cho thấy, giờ học ở Việt Nam hiện nay phải truyền
đạt quá nhiều nội dung, vì vậy mà mỗi giáo viên cần phải linh hoạt trong việc chọn lọc điều
gì là có ích nhất cho người học.
-Đánh giá kết quả.

B. NỘI DUNG
I/ Mục tiêu:
Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng

lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết
những vấn đề thực tiễn.
Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học
sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần
phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn như bạn hỏi.
Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy
học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ
quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,
bảo vệ môi trường, an toàn giao thông...
Còn dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay
GV:Bùi Thị Hồng Thủy

Trang 3

Năm Học:2015-2016


Vận dụng kiến thức sinh học ở cấp THCS để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn đời sống

nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến
thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học
chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn
khác.
Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề
liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy
học các bộ môn liên quan.
-Sự khác nhau giữa chủ đề "đơn môn" và chủ đề "liên môn"?
Chủ đề đơn môn đề cập đến kiến thức thuộc về một môn học nào đó còn chủ đề liên môn
đề cập đến kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học.
Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thì không có gì khác biệt. Đối với một chủ

đề, dù đơn môn hay liên môn, thì vẫn phải chú trọng việc ứng dụng kiến thức của chủ đề ấy,
bao gồm ứng dụng vào thực tiễn cũng như ứng dụng trong các môn học khác.
Do vậy, về mặt phương pháp dạy học thì không có phân biệt giữa dạy học một chủ đề
đơn môn hay dạy học một chủ đề liên môn, tích hợp.
Điều quan trọng là dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh đòi hỏi phải tổ chức hoạt
động học tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh, mà các hoạt động ấy phải được tổ chức ở
trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài trường, ở nhà và cộng đồng, đặc biệt quan tâm đến
hoạt động thực hành và ứng dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
-Ưu điểm với học sinh :
Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối
với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ
đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết
các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.
Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải
học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải,
nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến
thức tổng hợp vào thực tiễn.
-Ưu điểm với giáo viên
Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những
kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước đầu và có thể khắc
phục dễ dàng bởi hai lý do:
Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải
dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về
những kiến thức liên môn đó;
Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn
là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của
học sinh cả ở trong và ngoài lớp học;
Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp,
GV:Bùi Thị Hồng Thủy


Trang 4

Năm Học:2015-2016


Vận dụng kiến thức sinh học ở cấp THCS để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn đời sống

hỗ trợ nhau trong dạy học.
Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc
dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao
kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn
hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Thế
hệ giáo viên tương lai sẽ được đào tạo về dạy học tích hợp, liên môn ngay trong quá trình
đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm.
-Giáo viên có gặp khó khăn?
Khó khăn của giáo viên hiện nay nếu có chỉ là vấn đề tâm lí. Về thực chất thì không có nhiều
khó khăn cả về kiến thức lẫn phương pháp dạy học.
Hơn nữa, từ nhiều năm nay, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo tích hợp nhiều nội dung giáo dục vào quá
trình dạy học các môn học trong trường phổ thông như: giáo dục đạo đức, học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục phòng chống tham
nhũng; giáo dục chủ quyền quốc gia, tài nguyên và môi trường về biên giới, biển, đảo; sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên
nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao
thông...
Về dạy học kiến thức liên môn, Bộ cũng đã tổ chức tập huấn giáo viên về rà soát chương
trình, SGK, xây dựng các chủ đề liên môn.
Tới đây, Bộ sẽ ban hành văn bản "Hướng dẫn nội dung sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn và
tham gia diễn đàn trên mạng về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo
định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường phổ thông".
Mục đích là để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong trường phổ thông,

tập trung vào thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng
phát triển năng lực học sinh; đồng thời giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên bước đầu chủ
động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích
hợp, liên môn.
Mặt khác xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề theo hình thức, phương pháp,
kỹ thuật dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh, tạo tiền đề
tích cực cho việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình và SGK giáo dục phổ thông sau
năm 2015.
-Giáo viên cần trang bị những gì?
Giáo viên cũng không phải trang bị thêm nhiều về mặt kiến thức vì bản chất vẫn là dạy học
môn học mà mình đang dạy. Mặt khác, trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị
thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
Vấn đề bây giờ là phải vận dụng những kiến thức đó để: xây dựng các chủ đề dạy học; xác
định những năng lực có thể phát triển cho học sinh trong mỗi chủ đề; biên soạn các câu hỏi,
bài tập để đánh giá năng lực của học sinh trong dạy học; thiết kế tiến trình dạy học thành các
hoạt động học của học sinh; tổ chức dạy học để dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm. Đó chính
là nội dung trọng tâm sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn được nêu trong hướng dẫn nói trên.
GV:Bùi Thị Hồng Thủy

Trang 5

Năm Học:2015-2016


Vận dụng kiến thức sinh học ở cấp THCS để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn đời sống

II.Mô tả giải pháp của đề tài :
1.Thuyết minh tính mới:
Về mặt khoa học,giáo viên chúng ta ai cũng biết rằng tất cả các môn học trong nhà trường
ít nhiều đều liên quan với nhau, cùng hổ trợ nhau trong việc phát triển kiến thức, kĩ năng cho

học sinh. Trong bối cảnh hiện nay ngành giáo dục đang hướng tới việc đào tạo ra những con
người toàn diện, hiểu biết về nhiều mặt do đó việc khai thác mối liên hệ giữa các bộ môn
càng cần phải được phát huy. Cần nhắc lại rằng Sinh học không chỉ liên quan mật thiết với
các bộ môn thuộc khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa... mà còn gắn bó với các bộ môn
thuộc khoa học xã hội như Văn, Giáo dục công dân...Vấn đề đặt ra là chúng ta cần khai thác
mối liên hệ đó như thế nào, đảm bảo tính tích hợp trong quá trình dạy học ra làm sao để nâng
cao hiệu quả của từng tiết dạy. Qua thực tế giảng dạy ở đơn vị chúng tôi thấy, nếu giáo viên
biết kết hợp giữa kiến thức bộ môn có liên hệ vào thực tiễn đời sống thì bài học sẽ hay hơn,
sinh động hơn rất nhiều. Lý do giải thích cho vấn đề này đó là những câu ca dao, tục ngữ,
thành ngữ...ngoài việc ôn lại cho học sinh kiến thức văn học còn giúp học sinh giải thích
những kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc kết qua nhiều thế hệ trên cơ sở khoa học. Hơn thế
nữa đó lại là những vấn đề hết sức gần gũi với cuộc sống thường ngày của học sinh nên dễ
tạo được cảm xúc, hứng thú để học tập.
Hình thành kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS trong dạy học môn
Sinh học ở bậc THCS:
Vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống bao gồm cả việc vận dụng kiến thức đã có
để giải quyết các vấn đề thuộc về nhận thức và việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản
xuất trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày như làm bài thực hành, làm thí nghiệm, áp dụng
trong chăn nuôi, trồng trọt, giải thích các hiện tượng tự nhiên, các vấn đề sinh học trong
nông nghiệp ...
Kĩ năng vận dụng kiến thức thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà
trường với thực tiễn đời sống, đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi
với hành".
Theo chúng tôi kĩ năng vận dụng kiến thức là năng lực hay khả năng của chủ thể vận
dụng những kiến thức đã thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó áp dụng vào thực tiễn.
1.1. Qui trình rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh
trong dạy học môn Sinh học:
Để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học, theo
chúng tôi cần thực hiện 6 bước sau:


Hình 2.1. Quy trình rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn.
* Quy trình gồm 6 bước:
GV:Bùi Thị Hồng Thủy

Trang 6

Năm Học:2015-2016


Vận dụng kiến thức sinh học ở cấp THCS để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn đời sống

Bước 1: Xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập
- Giáo viên giới thiệu hoạt động và xác định mục tiêu, nhiệm vụ cho học sinh.
- Hoặc giáo viên giới thiệu hoạt động và học sinh tự xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập
dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Bước 2: Xác định kiến thức cần liên hệ với thực tiễn
- GV cung cấp phương tiện (các hình vẽ, mô hình, bảng biểu, sơ đồ, nội dung... đã chuẩn bị
sẵn hoặc thông tin trong sách giáo khoa ở từng mục, từng phần tương ứng) và yêu cầu HS
thực hiện nhiệm vụ (trả lời câu hỏi, mô tả, điền từ, hoàn chỉnh sơ đồ, tranh luận, giải quyết
tình huống, nêu hiện tượng thực tiễn mà HS cho là liên quan ... .
- HS tiến hành thảo luận dưới sự tổ chức, theo dõi, hướng dẫn của giáo viên để hoàn thành
các nhiệm vụ đặt ra:
+ Giáo viên cần tổ chức, hướng dẫn học sinh để giúp các em tự hoàn thành chính xác nhiệm
vụ được giao.
+ Giáo viên cần tổ chức, hướng dẫn học sinh liên hệ kiến thức với thực tiễn đời sống.
Bước 3: Xác định cơ sở khoa học của nội dung vận dụng kiến thức vào thực tiễn:
- Giáo viên cần tổ chức cho học sinh tìm cơ sở khoa học của nội dung vận dụng kiến thức
vào thực tiễn có liên quan.
Bước 4: Chọn các ý tưởng, giải pháp tốt nhất:
- Sau khi xác định được nội dung liên hệ thực tiễn, học sinh tiến hành thảo luận, nêu các ý

tưởng, giải pháp để giải quyết vấn đề.
- Học sinh tiến hành báo cáo tổng hợp các ý kiến của nhóm.
- Giáo viên tổ chức đánh giá các giải pháp, định hướng, tư vấn cho học sinh chọn lựa các giải
pháp tối ưu nhất, hiệu quả nhất để giải quyết các vấn đề.
- Giáo viên có thể nêu vấn đề hoặc đề xuất bổ sung một số giải pháp khác.
Bước 5: Tổ chức các biện pháp liên hệ thực tiễn:
- GV tổ chức các biện pháp dạy học rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- HS thực hiện, vận dụng, giải thích, rút kinh nghiệm.
Bước 6: Đánh giá kết quả:
- Giáo viên hướng dẫn để học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau, điều chỉnh, tự rút ra kết
luận đúng .
- Giáo viên đánh giá tổng hợp, định hướng kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh theo các
hướng mới.
-Khi rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn chúng ta phải tuân thủ 6 bước
nói trên, sản phẩm của bước trước là điều kiện cho bước tiếp theo thực hiện. Khi học sinh đã
thành thạo thì có thể bỏ qua bước 1.
Giáo viên có thể sử dụng qui trình trên với nhiều mức độ: giáo viên định hướng, GV–
HS cùng thực hiện (khi giáo viên chưa có kĩ năng, kĩ năng còn yếu) → giáo viên định hướng,
học sinh tự thực hiện (đã được rèn luyện về kĩ năng) → học sinh tự định hướng, học sinh tự
thực hiện (đã thành thạo về kĩ năng).
1. 2. Phương pháp đánh giá kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh:
Theo chúng tôi, để đánh giá kĩ năng vận dụng kiến thức của học sinh, chúng ta cần kết
hợp các loại đánh giá sau:
- Loại quan sát tiến trình thực hiện
- Loại vấn đáp trực tiếp
- Loại viết
- Loại đánh giá sản phẩm (kết quả của kĩ năng vận dụng để tạo ra các mô hình, các đề tài
khoa học ...)
1.3. Một số lưu ý khi rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học
sinh trong dạy học Sinh học:

Để thực hiện Nguyên tắc kết hợp lí luận với thực tiễn trong việc dạy học Sinh học, cần:
GV:Bùi Thị Hồng Thủy

Trang 7

Năm Học:2015-2016


Vận dụng kiến thức sinh học ở cấp THCS để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn đời sống

- Đảm bảo cho học sinh nắm vững kiến thức Sinh học để có thể vận dụng chúng vào
thực tiễn;
- Chú trọng nêu các ứng dụng của Sinh học vào thực tiễn.
- Chú trọng đến các kiến thức Sinh học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn.
- Chú trọng rèn luyện cho học sinh có những kĩ năng sinh học vững chắc.
- Chú trọng công tác thực hành sinh học trong học chính khóa cũng như ngoại khóa.
- Chú trọng nêu vấn đề, nêu tình huống, giao các "dự án", đề tài khoa học kĩ thuật ứng
dụng sinh học cho HS nghiên cứu.
1.4. Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học
sinh trong dạy học môn Sinh học:
Để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học,
chúng tôi đã sử dụng một số biến pháp như:
- Sử dụng câu hỏi - bài tập.
- Sử dụng bài tập tình huống.
- Sử dụng thí nghiệm thực hành.
- Sử dụng grap động.
- Tổ chức thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn và thi khoa
học kĩ thuật dành cho HS.
2. Khả năng áp dụng:
2.1. Vận dụng liên hệ thực tiễn đời sống:

Trong quá trình giảng dạy bộ môn Sinh ở trường THCS chúng tôi đã sưu tầm và sử dụng một
số câu Ca dao, Tục ngữ, Thành ngữ để liên hệ thực tiễn đời sống trong các bài dạy ở các
khối 6, 7, 8, 9 và bước đầu mang lại hiệu quả. Tôi xin mạnh dạn đưa ra đây để cùng trao đổi
với quý đồng nghiệp.
1) “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
Đây là câu ca dao rất quen thuộc mà hầu như ai cũng đã từng biết, từng nghe. Chúng
ta có thể sử dụng câu ca dao này trong bài 27 - Sinh học 6 (Sinh sản, sinh dưỡng do người).
Ngoài việc giúp học sinh nhớ lại nghĩa bóng của câu ca dao là khi sử dụng thành quả hôm
nay cần biết ơn những người đã tạo ra nó... chúng ta còn có thể khai thác mục 1 (Giâm cành)
hoặc phần cũng cố bằng cách khai thác nghĩa đen của nó. Câu hỏi: Người ta trồng khoai
bằng dây ở đây là hình thức sinh sản sinh dưỡng nào? (Học sinh có thể dễ dàng nhận biết đây
là hình thức giâm cành)
2) “Rừng vàng, biển bạc”
-Với câu thành ngữ này giáo viên có thể sử dụng chúng làm lời dẫn khi bước sang chương
IX: Vai Trò Của Thực Vật (Sinh học 6). Trước hết giáo viên nêu câu thành ngữ và hỏi: Tại
sao người ta lại nói "Rừng vàng, biển bạc" như vậy? Để tìm hiểu chúng ta sẽ đi vào chương
IX: Vai Trò Của Thực Vật.
Chúng ta cũng có thể sử dụng nó trong các bài từ bài 46 đến bài 48 Sinh học 6 ở phần
cũng cố bằng câu hỏi tương tự. Với câu thành ngữ này học sinh sẽ dễ dàng tiếp cận với vai
trò của Rừng nói riêng và Thực vật nói chung trong các bài học.
Đặc biệt ở bài 58: Sử Dụng Hợp Lí Tài Nguyên Thiên Nhiên và bài 60: Bảo Vệ Đa Dạng
Các Hệ Sinh Thái ở Sinh học 9. Với bài 58 ta có thể sử dụng câu thành ngữ này trong mục 3Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.Với bài 60 ta sử dụng trong mục II- “ Bảo vệ các hệ
sinh thái rừng” và mục II- “Bảo vệ hệ sinh thái biển” với cùng một câu hỏi: Tại sao nói rừng
là vàng, biển là bạc? Qua đó yêu cầu học sinh nêu rỏ vai trò của rừng, của biển đối với tự
nhiên và đời sống con người từ đó nâng cao ý thức cho học sinh trong việc sử dụng hợp lí và
bảo vệ tài nguyên rừng và biển.
3. “Không lân, không vôi thì thôi trồng lạc”
Với câu tục ngữ này thì chúng ta có thể sử dụng ở bài 50: Vi khuẩn ( Sinh học 6). Quá
GV:Bùi Thị Hồng Thủy


Trang 8

Năm Học:2015-2016


Vận dụng kiến thức sinh học ở cấp THCS để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn đời sống

trình đó giáo viên có thể đưa câu hỏi: Vì sao người ta lại nói không có lân, không có vôi thì
thôi trồng lạc? Lưu ý, đây là câu hỏi khó đối với học sinh nên giáo viên cần phải gợi ý.
Chẳng hạn: Vì sao người ta không nói là không đạm? Phải chăng cây lạc có khả năng cố
định đạm? Từ đó dẫn dắt học sinh đến vai trò của vi khuẩn cố định đạm cộng sinh với rễ cây
họ đậu nên lượng đạm cần bón ít hơn nhưng lân và vôi thì không thể thiếu được. Với câu tục
ngữ này chúng ta cũng có thể đưa vào phần cũng cố bài học.
4) “Tháng chín đôi mươi, tháng mười mồng năm”
Đây là câu tục ngữ nói về kinh nghiệm bắt rươi của người dân vùng sông nước lợ. Khi
dạy bài 17: Một số giun đất khác và đặc điểm chung của ngành giun đất (Sinh học 7), trong
mục I: Một số giun đất thường gặp - sách giáo khoa có nêu đại diện là rươi. Để sinh động
hơn cho bài dạy, khi dạy đến mục này giáo viên có thể sử dụng câu tục ngữ này với câu hỏi:
Câu tục ngữ đề cập đến vấn đề gì? Với việc sử dụng câu tục ngữ này chắc chắn giáo viên sẽ
dễ dàng hơn trong việc làm cho học sinh hiểu: Tháng chín vào ngày 20 và tháng mười vào
ngày mồng năm (âm lịch) thì Rươi xuất hiện nhiều bởi lẽ đây là giai đoạn chúng kết đôi để
sinh sản.
5) “Tôm chạng vạng, cá rạng đông”
Đây là câu tục ngữ mà chúng ta có thể sử dụng khi dạy bài 22: Tôm sông (Sinh học 7)
ở mục II -Dinh dưỡng- hoặc có thể đưa vào phần củng cố bài học với câu hỏi: Câu tục ngữ
trên muốn nói điều gì? Vì sao tôm lúc chạng vạng. cá lúc rạng đông? Học sinh sẽ dựa vào
kiến thức ở mục II để trả lời. Giáo viên hướng dẫn thêm: đây là kinh nghiệm đánh bắt tôm,
cá của người dân, tôm có tập tính kiếm ăn vào lúc chập tối (chạng vạng), còn đa số loài cá thì
kiếm ăn vào lúc hửng sáng.

6) “Ngang như cua”
Câu thành ngữ này về nghĩa bóng nói đến tính cách của những người ngang ngạnh,
ương bướng. Khi dạy bài 24- Sinh học 7- ta có thể sử dụng để giải thích cách di chuyển của
loài cua. Rõ ràng đây cũng là cách gây hứng thú cho học sinh trong giờ học.
7) “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”
Chương trình Sinh học 7 trong bài 27: Đa Dạng Và Đặc Điểm Chung Của Lớp Sâu Bọ,
có đề cập đến chuồn chuồn. Khi dạy ta nên đưa câu tục ngữ này vào để học sinh có thể thấy
được tập tính hoạt động của chuồn chuồn trong mối tương quan với thời tiết. Điều này còn
giúp học sinh có thói quen liên hệ kiến thức bài học với thực tế cuộc sống xung quanh.
8) “Ngư ông lặn ngụp như cóc bôi vôi”
Câu thành ngữ này chế diễu người ngư dân mà không biết lặn nhưng nó lại đè cập đến
đặc điểm sinh học của loài cóc. Khi dạy về hệ hô hấp của Ếch đồng, giáo viên có thể đưa câu
thành ngữ này vào và hỏi học sinh: Cóc (hoặc ếch) bôi vôi thì sẽ dẫn tới hậu quả gì? Sau đó
dẫn dắt học sinh trả lời: Cóc hô hấp chủ yếu qua da, nếu bôi vôi lên da thì khi xuống nước nó
sẽ không thở được và phải trồi lên mặt nước và sau một thời gian nó có thể chết. Điều này
vừa giúp học sinh hiểu về câu thành ngữ vừa có thể khắc sâu được nội dung bài học liên
quan.
9) “Nước mắt cá sấu”.
Khi nói về người có tâm địa giã dối, ngoài mặt thì làm ra vẻ xót thương nhưng trong
lòng thì hả hê, cha ông ta đã đúc kết bằng câu thành ngữ trên. Ta có thể vận dụng nó vào việc
dạy bài 40: Đa Dạng Và Đặc Điểm Chung Của Lớp Bò Sát ( Sinh học 7). Để khai thác giáo
viên có thể hỏi: Câu thành ngữ này muốn nói điều gì? Cá Sấu khóc có tác dụng gì?. Sau đó
giáo viên dẫn dắt học sinh đến câu trả lời: Cá sấu bài tiết nước mắt nhằm thải bớt lượng muối
trong cơ thể. Đây là một trong những cách mà học sinh có thể khắc sâu lĩnh vực kiến thức
này.
10) “Nói như nước đổ đầu vịt”
Đây cũng là một câu thành ngữ quen thuộc để chỉ những người chậm tiếp thu, bày dạy
bao nhiêu cũng chẳng thu nhận được gì giống như nước đổ lên đầu vịt. Trong chương trình
Sinh học 7 ở bài 44: Đa Dạng Và Đặc Điểm Chung Của Lớp Chim - có đề cập đến loài vịt.
GV:Bùi Thị Hồng Thủy


Trang 9

Năm Học:2015-2016


Vận dụng kiến thức sinh học ở cấp THCS để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn đời sống

Khi dạy bài này giáo viên đưa câu thành ngữ này vào với cách dẫn dắt: Câu thành ngữ này
nói lên điều gì? Em tiếp thu được kiến thức nào ở môn sinh học qua câu thành ngữ trên? Quá
trình đó sẽ giúp học sinh dễ dàng tiếp thu được nội dung: ở Vịt có tuyến phao tiết chất nhờn,
khi rỉa lông sẽ làm cho lông nó thêm mượt và không thấm nước, điều này giúp nó bơi lặn
dưới nước mà không bị ướt. Vậy là câu thành ngữ trên đây cũng chính là một nội dung kiến
thức cần truyền tải.
11) “Nhát như thỏ đế ”.
Đây cũng lại là một câu thành ngữ về khía cạnh nghĩa bóng thì muốn ám chỉ tính cách
nhút nhát của một người nào đó nhưng về khía cạnh sinh học lại cho chúng ta biết về một tập
tính của loài Thỏ. Chúng ta có thể đưa câu thành ngữ này vào bài 46: Thỏ (Sinh học 7) với
mục đích khắc sâu cho học sinh: loài Thỏ thường có tập tính ẩn náu trong hang, trong bụi
rậm để trốn tránh kẻ thù, chỉ cần có tiếng động nhẹ là nó sẽ lập tức bỏ chạy ngay.
12) “Hôi như chuột chù”
Với câu này giáo viên có thể sử dụng tương tự như câu 11 trên đây. Ở bài 50: Đa Dạng
Của Lớp Thú (Sinh học 7) giáo viên đặt câu hỏi: Tại sao lại nói “Hôi như chuột chù” ? Học
sinh có thể dễ dàng trả lời được câu hỏi này là vì chuột chù có tuyến hôi ở hai bên sườn.
13) “Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa”
Câu thành ngữ này có ở câu hỏi 2, bài 25: Tiêu Hóa ở Khoang Miệng (sinh học 8). Ở
cuối bài học, trong phần củng cố giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi: Hãy giải thích nghĩa
đen về mặt sinh học của câu thành ngữ, sau đó hướng học sinh vào nội dung câu trả lời: khi
ăn, nhai càng kĩ thì hiệu suất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thu nhiều chất dinh dưỡng hơn
nên no lâu hơn.

14) “Ăn có chừng, dùng có mực”
Về mặt sinh học câu thành ngữ này có liên quan đến vấn đề tiêu hóa mà bài 30: Vệ
Sinh Tiêu Hóa (Sinh học 8) có đề cập đến. Khi sử dụng câu thành ngữ này vào bài học giáo
viên có thể đặt câu hỏi: Câu thành ngữ trên muốn nói điều gì? Vấn đề sinh học nào được đưa
ra ở đây? Học sinh có thể dễ dàng dựa vào nội dung của chương nói về tiêu hóa để trả lời.
Sau đó giáo viên có thể chốt lại vấn đề: Sự hấp thụ chất dinh dưỡng của con người là có giới
hạn và còn phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp...do đó việc ăn uống phải có điều
độ, không dè sẻn nhưng cũng không được xa hoa lảng phí.
15) “Có thực mới vực được đạo”
Với câu thành ngữ này chúng ta có thể sử dụng vào mục I, bài 24: Tiêu Hóa Và Các
Cơ Quan Tiêu Hóa (Sinh học 8). Sau khi nêu câu thành ngữ này giáo viên có thể hỏi: Em
hiểu như thế nào về câu thành ngữ này? Vấn đề sinh học nào được đề cập ở đây? Chắc chắn
học sinh có thể dễ dàng trả lời được câu hỏi này, sau đó giáo viên chốt lại vấn đề và nhấn
mạnh vai trò của việc ăn uống.
16) “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”
Chúng ta có thể áp dụng câu thành ngữ này vào chương Tiêu Hóa (Sinh học 8). Tùy
thuộc vào khả năng liên hệ của giáo viên mà đưa vào bài cụ thể. Giáo viên có thể dẫn dắt
bằng cách yêu cầu học sinh giải thích câu thành ngữ này trên cơ sở khoa học sau đó hướng
học sinh tới nội dung vấn đề: Khi đói cơ thể thiếu hụt năng lượng nên chỉ cần một lượng nhỏ
thức ăn cũng là rất quan trọng nhưng khi no dù có nhiều thức ăn cũng không cần thiết vì cơ
thể không thể hấp thụ được. Chính điều này giúp học sinh khắc sâu thêm sự cần thiết phải ăn
uống hợp lý.
17) “Cái răng cái tóc là vóc con người”
Khi dạy bài 20: Vệ Sinh Tiêu Hóa (Sinh học 8) ở mục II -Bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các
tác nhân độc hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả- giáo viên đưa câu thành ngữ này vào và
giải thích: Từ xa xưa ông cha ta đã nhận định cái răng, cái tóc tạo nên vẽ đẹp của con người
nhất là người phụ nữ. Vậy để có bộ răng đẹp, khỏe thì chúng ta phải làm gì? Với câu hỏi này
giáo viên sẽ dẫn dắt học sinh đến các biện pháp vệ sinh răng miệng.
18) “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”
GV:Bùi Thị Hồng Thủy


Trang 10

Năm Học:2015-2016


Vận dụng kiến thức sinh học ở cấp THCS để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn đời sống

Đây là câu tục ngữ mà ta có thể đưa vào Bài 30: Vệ Sinh Tiêu Hóa (Sinh học 8). Giáo
viên dẫn dắt: Câu tục ngữ này muốn khuyên chúng ta điều gì? Sau đó hướng dẫn học sinh đi
đến kết luận: Nhà sạch tạo cảm giác mát mẽ, bát đũa sạch dễ tạo cảm giác ngon miệng. Vì
vậy rất cần thiết chúng ta phải chú ý đến việc chăm lo vệ sinh nơi ăn chốn ở. Như vậy chỉ với
câu tục ngữ chúng ta vừa giúp học sinh lĩnh hội kiến thức bài học vừa giáo dục ý thức vệ
sinh cho học sinh.
19) “Ăn chín uống sôi”
Với câu thành ngữ này chúng ta có thể sử dụng tương tự như ở câu 18 trên đây ở bài
30: Vệ Sinh Tiêu Hóa (Sinh học 8). Giáo viên đặt câu hỏi: “Ăn chín uống sôi” có tác dụng
gì? Học sinh dễ dàng trả lời được rằng nó giúp hạn chế được tác hại của vi khuẩn, vi rút,
trứng giun sán xâm nhập vào cơ thể và đây cũng là một trong những biện pháp vệ sinh hệ
tiêu hóa.
20) “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”
Với câu tục ngữ này giáo viên nên sử dụng trong việc củng cố bài 33: Thân nhiệt
(sinh học 8). Giáo viên có thể yêu cầu học sinh giải thích câu tục ngữ này, nếu học sinh gặp
khó khăn thì giáo viên có thể hướng dẫn: Trời nóng, lượng mồ hôi thoát ra nhiều hay ít?
Lượng nước trong cơ thể thay đổi như thế nào? Khi trời mát mẽ quá trình chuyển hóa của cơ
thể tăng hay giảm? Từ đó hướng học sinh đến kết luận: Khi trời nóng nước trong cơ thể bị
mất nhanh để giảm nhiệt làm cơ thể thiếu nước do đó ta cảm thấy mau khát. Ngược lại khi
trời mát mẽ quá trình chuyển hóa trong cơ thể tăng nên ta mau đói.
21) “Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng nam”
Đây cũng là câu tục ngữ chúng ta có thể sử dụng trong bài 33: Thân Nhiệt (sinh học

8). Giáo viên hỏi: Làm nhà hướng nam có tác dụng gì? Sau đó hướng học sinh đến câu trả
lời: nhà hướng Nam tránh được ánh nắng trực tiếp của mặt trời, hướng Nam có nhiều gió vào
mùa hè (gió Đông- Nam) nên thoáng mát, còn về mùa đông thì tránh được gió Đông Bắc.Từ đó giáo viên tích hợp kiến thức liên môn (Địa lí) để học sinh nhắc lại kiến thức liên
quan về các phương hướng (tám phương và tứ hướng)
22) “Cày đồng đang buổi ban trưa. Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”
Về nghĩa bóng, câu ca dao trên diễn tả nỗi vất vả, khó nhọc của người nông dân nhưng
vẫn lạc quan, yêu đời. Khi dạy bài 33: Thân Nhiệt (sinh học 8). Giáo viên đưa câu ca dao này
vào phần cũng cố hoặc vào mục II- Sự điều hòa thân nhiệt. Giáo viên yêu cầu học sinh giải
thích ý nghĩa của câu ca dao trên cơ sở khoa học. Giáo viên dẫn dắt: Thời tiết buổi trưa như
thế nào? Mồ hôi thánh thót nghĩa là gì? Sau đó hướng vào kết luận: Thời tiết buổi trưa nắng
nóng, thêm vào đó ở ruộng cày có nước nên độ ẩm cao, mồ hôi thoát ra từ cơ thể không bay
hơi được nên chảy thành dòng nhỏ xuống nước nên ta ví như mưa ruộng cày. Câu ca dao này
không chỉ giáo dục học sinh tinh thần lạc quan trong lao động mà còn giúp học sinh giải
thích được các hiện tượng tự nhiên liên quan.
23) “Nắng tháng ba, chó gà thè lưỡi”
Khi dạy bài 33: Thân nhiệt (sinh học 8) ngoài các câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ đã
nêu ở trên chúng ta còn có thể sử dụng thêm câu này vào phần cũng cố hoặc ra bài tập về
nhà. Giáo viên yêu cầu: Hãy giải thích câu tục ngữ trên trên cơ sở khoa học sinh học. Cách
dẫn dắt: Câu tục ngữ trên muốn nói điều gì? Vấn đề sinh học nào được nêu ra ở đây? Học
sinh có thể trả lời được dựa trên những gì đã học. Cuối cùng giáo viên chốt lại: Câu tục ngữ
muốn nói đến cái nắng gay gắt về tháng ba làm cho chó gà phải lè lưỡi. Sở dĩ vậy là bởi vì
chó, gà không có tuyến mồ hôi nên khi trời nắng chúng không thể làm giảm nhiệt độ cơ thể
bằng cách thoát mồ hôi. Tuy nhiên ở miệng của chúng dưới lưỡi có tuyến nước, khi trời nóng
chó, gà lè lưỡi để bài tiết nước, nước trong miệng làm giảm nhiệt độ cơ thể.
24) “Thịt thối hơn muối bùi ”
Giáo viên sử dụng câu tục ngữ này trong bài 26: Tiêu Chuẩn Ăn Uống - Cách Lập Khẩu
Phần (Sinh học 8). Giáo viên hỏi học sinh: Vì sao người ta nói thịt thối lại hơn muối bùi?
Giáo viên chú ý hướng tới việc giải thích trên cơ sở giá trị dinh dưỡng của muối và thịt. Đây
GV:Bùi Thị Hồng Thủy


Trang 11

Năm Học:2015-2016


Vận dụng kiến thức sinh học ở cấp THCS để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn đời sống

chính là câu tục ngữ đề cao vai trò dinh dưỡng và năng lượng của thịt.
25) "Của không ngon nhà đông con cũng hết”
Bài 32: Vệ Sinh Tiêu Hóa (sinh học 8). Giáo viên có thể đưa câu tục ngữ này vào để
giúp học sinh nắm bắt vấn đề cần truyền tải một cách dễ dàng hơn. Giáo viên đặt câu hỏi: Về
khía cạnh sinh học câu trên cho chúng ta biết điều gì? Giáo viên có thể gợi ý: Nhà đông con
thì kinh tế gia đình và vấn đề đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thường như thế nào? Việc quây
quần, sum họp thường có tác dụng gì trong vấn đề ăn uống? Thông qua đó giáo viên hướng
dẫn học sinh đi đến kết luận: gia đình đông con thường gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu
cầu dinh dưỡng cho các thành viên nên thường có nhu cầu bổ sung thêm thức ăn. Hơn thế
việc sum họp, quây quần thường có tác dụng kích thích việc lấy thức ăn của các thành viên.
26) “Trời đánh tránh bữa ăn”
Áp dụng câu tục ngữ này với bài 32: Vệ Sinh Tiêu Hóa (Sinh học 8), giáo viên có thể
hỏi: Câu tục ngữ nhắc ta điều gì? Vì sao lại như vậy? Rõ ràng đây là câu hỏi khó và giáo
viên buộc phải hướng dẫn thêm: Câu này khuyên ta nên giữ tinh thần sảng khoái, vui vẽ
trong bữa ăn bởi chỉ có như vậy thì mới đảm bảo sự ngon miệng, quá trình tiêu hóa mới diễn
ra thuận lợi.
27) “Chết đi sống lại không dại thì ngây”
Khi dạy bài 50: Đại não (Sinh học 8). Giáo viên hỏi học sinh: Giải thích nghĩa đen của
câu trên? Về mặt sinh học, vì sao có hiện tượng đó? Bằng cách này giáo viên hướng dẫn học
sinh đi đến kết luận: những người bị thương hoặc ốm nặng mặc dù may mắn qua được cơn
nguy kịch nhưng thường bị tổn thương về hệ thần kinh và có thể không được minh mẫn như
lúc bình thường. Câu tục ngữ nói về vấn đề ấy và đó là kinh nghiệm của cha ông từ xưa.
28) “Rượu vào lời ra” hoặc “Tửu nhập bất hành lễ”

Về mặt nghĩa đen câu tục ngư trên liên quan đến lĩnh vực thần kinh học được đề cập
trong bài 54: Vệ Sinh Hệ Thần Kinh (sinh học 8). Ở mục III của bài với tiêu đề “Tránh lạm
dụng các chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh”. Trước hết giáo viên yêu cầu học
sinh giải thích câu thành ngữ trên trên cơ sở khoa học. Có thể học sinh gặp khó khăn, lúc đó
giáo viên gợi ý bằng câu hỏi: rượu có tác dụng gì đối với hệ thần kinh? Tiếp đó giáo viên
hướng học sinh đi đến kết luận: Rượu là chất kích thích, nếu sử dụng nhiều, liên tục nó sẽ
làm cho hoạt động của vỏ não bị rối loạn, trí nhớ kém. Người uống rượu nhiều thường rất
hay nói vì võ não bị kích thích, khó kiểm soát được lời nói và hành động. Dân gian còn nói
thêm “Tửu nhập bất hành lễ” nghĩa là uống rượu nhiều dẫn đến say thì thường không biết lễ
nghĩa là gì nữa. Việc đưa câu tục ngữ trên vào bài dạy giúp học sinh khắc sâu thêm tác hại
của rượu, đặc biệt là ở tuổi học sinh.
29) “Dạy con từ thuở còn thơ...”
Trong phần cũng cố của bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
Giáo viên nên đưa câu ca dao này vào để học sinh tìm hiểu. Về mặt sinh học, yêu cầu học
sinh nêu được: Muốn có được những thói quen (phản xạ có điều kiện) thì phải được rèn
luyện lâu dài. Dạy con thì phải uốn nắn ngay từ nhỏ để hình thành các phản xạ tốt. Đó cũng
chính là ý nghĩa về mặt sinh học của câu ca dao này.
30) “Nữ thập tam, nam thập lục”
Áp dụng đối với bài 58: Tuyến sinh dục nam (Sinh học 8). Giáo viên nêu câu hỏi: Câu
thành ngữ trên muốn nói điều gì? Sau đó giáo viên giải thích để học sinh hiểu: Thập tam
nghĩa là mười ba, thập lục nghĩa là mười sáu, đây là tuổi dậy thì, tuổi có khả năng sinh sản.
Đương nhiên độ tuổi dậy thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ngày nay độ tuổi dậy thì
thường là 10- 12 tuổi.
Cũng câu tục ngữ trên ta có thể áp dụng trong bài 30: Di truyền học với con người
(Sinh học 9). Về khía cạnh khác ta có thể hiểu câu thành ngữ này theo nghĩa: ông cha ta cho
rằng nữ 13, nam 16 là độ tuổi có thể dựng vợ gả chồng. Sau đó giáo viên hỏi học sinh: Quan
niệm trên có còn phù hợp không? Độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành là
bao nhiêu?...
GV:Bùi Thị Hồng Thủy


Trang 12

Năm Học:2015-2016


Vận dụng kiến thức sinh học ở cấp THCS để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn đời sống

31) “Giỏ nhà ai quai nhà nấy” hoặc “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”.
Áp dụng trong bài 1: Men Den Và Di Truyền Học (Sinh học 9) bằng việc đặt câu hỏi
cho học sinh: Câu tục ngữ muốn nói lên điều gì? Sau đó dẫn dắt học sinh đến câu trả lời: Con
cái nhà ai thì mang đặc điểm của nhà đó. Điều này thể hiện đặc điểm di truyền. Còn có câu
tương tự ta có thể vận dụng: “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”.
32) “Cha mẹ sinh con- trời sinh tính”
Với câu này ta cũng có thể áp dụng trong mục I của bài 1: Menđen và Di truyền học”.
Giáo viên đặt câu hỏi: Em hiểu câu tục ngữ trên như thế nào? Giải thích nghĩa của câu tục
ngữ trên về mặt sinh học? Sau khi học sinh phát biểu, giáo viên chốt lại: Tính cách của con
cái có thể không giống cha mẹ bởi lẽ việc hình thành nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và
về mặt nào đó nó còn liên quan đến sự biến dị.
33) “Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống”
Đây là câu tục ngữ mà ta có thể sử dụng trong bài 30: Di Truyền Học Với Con Người mục I- (sinh học 9). Giáo viên gợi ý cho học sinh tìm hiểu: Câu tục ngữ muốn nói điều gì?
Vấn đề sinh học nào được nêu lên ở đây? Dựa vào kiến thức đã học học sinh có thể giải thích
được: Câu nói này của cha ông ta là có cơ sở khoa học, với ngụ ý rằng trước khi kết hôn
chúng ta phải tìm hiểu kĩ đặc điểm sinh học của gia đình, có mắc các bệnh di truyền hay là
các vấn đề khác liên quan...Có khi những biểu hiện sinh học đó không thấy ở người mình
muốn lấy nhưng có thể thấy ở thế hệ con cháu.
34) “Lấy chồng từ thuở mười ba. Đến nay mười tám em đà năm con”
Đây là câu ca dao vui mà chúng ta nên đưa vào để làm sinh động thèm cho tiết học ở
bài 30: Di Truyền Học Với Con Người -mục II: Di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hóa
gia đình- (Sinh học 9). Giáo viên đưa câu ca dao này vào và giải thích: Đây là câu nói về sự
vất vả của người phụ nữ trong xã hội cũ. Qua đó giáo viên hỏi: Việc lấy chồng sớm có hại,

có lợi như thế nào? Ngày nay có nên lấy chồng quá sớm hay không? Vì sao? Chắc chắn với
kiến thức đã học học sinh sẽ trả lời được: Việc lấy chồng sớm là không nên, ngày nay không
nên lấy chống sớm bởi lẽ nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc học tập, thêm nữa việc sinh
con quá sớm có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe do lúc đó cơ thể chưa phát triển. Đó
cũng chính là cơ sở của việc pháp luật nước ta quy định độ tuổi kết hôn là 20 đối với nam, 18
đối với nữ.
Cũng đề cập đến vấn đề tảo hôn còn có một dị bản khác của câu ca dao:
“Lấy chồng từ thuở mười ba. Chồng chê tôi bé không cho nằm cùng.
Đến khi mười tám đôi mươi. Tôi nằm dưới đất nó lôi lên giường.
Một rằng thương hai rằng thương. Bốn cái chân giường gãy một còn ba...”
Để tăng hưng phấn cho quá trình dạy học chúng ta nên đưa vào và đó cũng là hình thức
cũng cố bài tốt nhất.
35) “Trai anh hùng năm thê bảy thiếp. Gái chính chuyên thủ tiết thờ chồng”
Giáo viên có thể đưa câu ca dao này vào phần cũng cố trong bài 30: Di Truyền Học
Với Con Người -mục II: Di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình- (Sinh học 9).
Giáo viên đặt câu hỏi: Câu ca dao trên đề cập đến quan niệm gì của cha ông ta ngày trước?
Quan niệm đó có còn phù hợp không? Từ đó hướng học sinh đến câu trả lời: Quan niệm trên
hiện nay không còn phù hợp bởi lẽ nó vi phạm nguyên tắc bình đẳng nam nữ trong đời sống
hôn nhân. Một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân Việt nam là “Tự nguyện,
một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng” Về mặt tâm- sinh lý, việc lấy nhiều vợ, nhiều chồng
sẽ dẫn đến sự mất cân bằng xã hội. Hiện nay việc thủ tiết thờ chồng không còn là một điều
bắt buộc nữa. Điều này được hiểu như là một sự giải thoát cho người phụ nữ. Lẽ đương
nhiên sự chung thủy vợ chồng thì bao giờ cũng được đề cao.
36) “Trời sinh voi sinh cỏ”
Khi dạy bài 48: Quần Thể Người -ở mục II- Tăng dân số và phát triển xã hội (Sinh
học). Giáo viên đưa câu thành ngữ này vào và hỏi: Theo em quan niệm trên ở câu thành ngữ
có hợp lí không? Tại sao? Với kiến thức đã học cũng như hiểu biết thực tế học sinh có thể
GV:Bùi Thị Hồng Thủy

Trang 13


Năm Học:2015-2016


Vận dụng kiến thức sinh học ở cấp THCS để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn đời sống

phát biểu được: Quan niệm trên là không hợp lí vì với quan niệm trên hậu quả sẽ là sự gia
tăng dân số quá nhanh. Điều này ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế xã hội và
hạnh phúc gia đình. Vì vậy trong việc sinh đẻ số con sinh ra phải phù hợp với khả năng nuôi
dưỡng, chăm sóc của gia đình và đảm bảo sự hợp lý với sự phát triển kinh tế xã hội và điều
kiện về tài nguyên, môi trường...
37)“Tấc đất tấc vàng”
Câu thành ngữ này chúng ta có thể sử dụng trong bài 58: Sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên (Sinh học 9). Ở mục II, giáo viên đặt câu hỏi: Tại sao người ta lại nói tấc đất tấc
vàng? Sau đó dẫn dắt học sinh đi đến kết luận: Đất rất quan trọng trong đời sống con người.
Nó là môi trường sản xuất lương thực, thực phẩm nuôi sống con người. Vì vậy chúng ta phải
quý đất, sử dụng hợp lí tài nguyên đất. Qua đây giáo viên có thể giáo dục học sinh lý thức
bảo vệ tài nguyên, môi trường nói chung, tài nguyên đất nói riêng.
2.2. Phân loại các loại bài dạy trong chương trình sinh học thcs có thể lồng ghép :
* SINH HỌC 6:
stt
BÀI
NỘI DUNG VẬN DỤNG
GHI
CHÚ
1
Bài 8: Sự
1. Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa
lớn lên và
như thế nào đối với đời sống thực vật?

phân chia
->Giúp cây sinh trưởng và phát triển, từ đó mới
của tế bào
sinh sản để duy trì nòi giống.
2. Cây sống ở trên nước có phát triển như cây
sống trên cạn không? Vì sao?
-> Không. Vì cây sống ở nước luôn có nhiều
nước nên hệ rễ không phát triển, sự hấp thụ nước
và muối khoáng diễn ra trên toàn bộ bề mặt của
cơ thể. Còn cây sống trên cạn có bộ rễ đâm sâu
xuống đất giúp cây đứng vững trong không gian
và hút nước, muối khoáng.
2
Bài 9: Các
Rễ phụ của cây Ngô có tác dụng gì?
loại rễ, các
-> Ở cây ngô từ gốc thân mọc ra nhiều rễ phụ gọi
miền của rễ
là rễ chân kiềng giúp cho cây đứng vững và cũng
hút được nhiều chất dinh dưỡng cung cấp cho
cây.
3
Bài 11: Sự
1. Bón phân cho cây có lợi gì?
hút nước và
->Vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, vừa
muối
góp phần cải tạo đất. Do thành phần và tỉ lệ các
khoáng của
chất dinh dưỡng trong các loại phân khác nhau

rễ
nên bón đủ phân và kết hợp các loại phân phù
hợp với từng loại cây sẽ làm tăng năng suất thu
hoạch.
2.Tại sao trồng những loại cây họ đậu không cần
phải bón đạm?
->Những cây họ đậu như: đậu nành, đậu phộng...,
ở rễ có những nốt sần, trong nốt sần có rất nhiều
vi khuẩn cố định đạm tự do của không khí ở dưới
đất nên trồng cây họ đậu không cần phải bón
đạm. Khi thu hoạch xong người ta còn vùi cây
xuống dưới đất làm phân xanh để tăng lượng đạm
GV:Bùi Thị Hồng Thủy

Trang 14

Năm Học:2015-2016


Vận dụng kiến thức sinh học ở cấp THCS để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn đời sống

4

Bài
12:
.Biến dạng
của rễ

5


Bài
14:
Thân dài ra
do đâu?

6

Bài
16:
Thân to ra
do đâu?

7

Bài
17:
Vận
chuyển các
chất trong
thân

8

Bài
18:
Biến dạng
của thân

9


Bài
21:
Quang hợp

GV:Bùi Thị Hồng Thủy

cho đất.
3. Tại sao trước khi gieo trồng người ta thường
hay cày, cuốc xới đất?
-> Để đất tơi xốp giúp cho rễ con và lông hút
lách vào dề dàng, làm cho đất giữ được không
khí và nước.
Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi
cây ra hoa?
->Vì chất dự trữ trong củ được dùng để cung cấp
chất dinh dưỡng cho cây khi ra hoa kết quả. Sau
khi cây ra hoa, chất dinh dưỡng trong rễ củ bị
giảm nhiều hoặc không còn nữa làm cho rễ củ
xốp, teo nhỏ lại, chất lượng và khối lượng của củ
đều bị giảm.
1. Trồng những cây nào người ta tỉa cành và có
tác dụng gì?
-> Cây cà phê, cây lấy gỗ, lấy sợi. Tỉa cành để
chất dinh dưỡng tập trung vào thân chính hoặc
những cành còn lại để tăng chất lượng cây hoặc
năng suất thu hoạch được tốt hơn.
2. Tại sao ngày nay trồng bông hay cà chua
người ta không cần bấm ngọn?
-> Vì ngày nay ở 1 số nơi người ta dùng kĩ thuật
mới là nhập những giồng mới đã được tuyển

chọn có số cành hợp lí, hoa nhiều, năng suất cao.
Người ta còn dùng những loại thuốc kích thích
sinh trưởng làm cho chồi lá, chồi hoa phát triển
không cần bấm ngọn.
1. Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm
nhà, làm trụ cầu? Vì sao?
-> Chọn ròng, vì ròng rắn chắc.
2. Tại sao thân tre không to ra về bề ngang được?
-> Vì cấu tạo thân tre không có lớp tầng sinh vỏ
và tầng sinh trụ như ở những cây thân gỗ khác.
Nhựa mủ cao su người ta thường lấy ở phần vỏ
hay phần ruột của thân?
-> Vỏ. Vì ở phần vỏ của cây cao su có 1 hệ thống
nhựa phụ làm dề dàng cho sự vận chuyển các
chất, nhựa đó là 1 chất dịch sữa giàu chất dinh
dưỡng.
1. Thân cấy chuối có phải là 1 loại thân không?
-> Không phải là thân. Cây chuối có thân củ nằm
dưới mặt đất, thân cây chuối nằm trên mặt đất
thực chất là thân giả gồm các bẹ lá mọng nước
cấu tạo thành.
2. Vì sao có nhiều loại cây có lá màu đỏ?
-> Vì trong lá của những cây này có chất màu,
màu sắc đậm lấn át màu của diệp lịc.
1. Vì sao nồng độ khí oxi trong không khí luôn
được duy trì ổn định?
Trang 15

Năm Học:2015-2016



Vận dụng kiến thức sinh học ở cấp THCS để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn đời sống

10

Bài
23:
Cây có hô
hấp không?

11

Bài
24:
Phần lớn
nước vào
cây đi đâu?

GV:Bùi Thị Hồng Thủy

2. Có những loại cây như cành giao, xương rồng
hoặc lá biến thành gai thì nó có quang hợp
không?
-> Được. Vì thân của chúng có màu xanh sẽ tham
gia quang hợp.
3. Tại sao vào những ngày mùa trưa hè nắng
nóng ngồi dưới gốc cây có tán lá rộng ta cảm
thấy dề chịu?
-> Vì vào buổi trưa hè nắng nóng, quá trình
quang hợp của cây rất mạnh thải ra nhiều oxi và

sự thoát hơi nước mạnh nên ta cảm thấy dễ chịu.
4. Vì sao cần trồng cây đúng thời vụ?
5. Vì sao trong trồng trọt muốn thu hoạch cao thì
không nên trồng cây với mật độ quá dày?
6. Tại sao muốn cây sinh trưởng tốt cần chống
nóng cho cây vào mùa hè và sưởi ấm gốc cây vào
mùa đông?
1. Cầy xới đất trước khi gieo hạt có lợi gì?
-> Làm cho đất tơi xốp, thoáng khí giúp cho rễ có
điều kiện hô hấp và phát triển tốt, hút nhiều nước
và muối khoáng cho cây.
2. Tại sao ban đêm không nên ngồi dưới gốc cây
hoặc để nhiều hoa trong phòng?
-> Vì cây lấy khí oxi và nhả ra khí cacbonic
3. Giải thích câu: "Một hòn đất nỏ bằng một giỏ
phân’’?
Đất nỏ là đất được phơi khô, đất được phơi khô
sẽ thoáng khí , tạo điều kiện cho rễ hô hấp tốt,
hút được nhiều nước và muối khoáng cung cấp
ho cây, ví như cây được bón thêm phân.
1. Tại sao không nên tưới cây vào giữa trưa hè?
-> Nếu buổi trưa tưới nước cho cây thì lúc đó đất
gặp nhiệt độ cao nên rất nóng, nó sẽ nhanh chóng
tỏa nhiệt cùng với nhiệt độ ngoài trời cũng đang
cao nên cây rất có thể bị héo, nhất là những cây
hoa, vì vậy ta nên tưới cây vào sáng sớm và chiều
2. Tại sao khi bứng cây trồng đi nơi khác người
ta thường chọn ngày râm mát và tỉa bớt ngọn?
-> Khi bứng cây đi trồng ở nơi khác, bộ rễ của
cây đã bị đứt mất 1 phần vì vậy khả năng hút

nước của rễ bị yếu và phải cần có 1 thời gian để
hồi phục, vì vậy phải chọn ngày râm mát và tỉa
bớt lá để hạn chế sự thoát hơi nước, giúp cây
không bị héo và chết.
3. Tại sao những nơi có rừng lượng mưa lại lớn
hơn nơi không có rừng?
-> Có rừng thì lượng nước mưa được giữ lại
trong đất, một phần tụ lại thành dòng nước sạch
chảy ra khỏi rừng cung cấp cho cây, đồng ruộng,
một phần qua sự hấp thụ của rễ cây, sự thoát hơi
Trang 16

Năm Học:2015-2016


Vận dụng kiến thức sinh học ở cấp THCS để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn đời sống

12

Bài
26:
Sinh
sản
sinh dưỡng
tự nhiên

13

Bài
27:

Sinh
sản
sinh dưỡng
do người

14

Bài 29: Các
loại hoa

15

Bài
30:
Thụ phấn

GV:Bùi Thị Hồng Thủy

nước qua lá trở lại không khí biến thành mưa,
cho nên không khí, nhiệt độ ở nơi có rừng được
điều hòa tốt hơn vùng không có rừng, lượng mưa
cũng phong phú hơn.
1. Trồng Khoai Tây người ta trồng bằng củ hay
hạt?
-> Bằng củ. Sau khi thu hoạch xong, nông dân
thường chọn những củ khoai tốt nhất để cho
chúng mọc mầm, người ta có thể lấy cả củ hoặc
cắt thành những mầm nhỏ để trồng.
2. Khoai tây mọc mầm có nên ăn không?
-> Không vì trong khi khoai tây nẩy mầm sẽ sản

sinh 1 loại chất chứa độc, người ăn phải sẽ trúng
độc.
3. Tại sao phải diệt cỏ tận gốc?
-> Vì cỏ có khả năng sinh sản bằng thân rễ nên
chỉ cần sót lại 1 mẩu thân rễ là từ đó có thể mọc
chồi, ra rễ và phát triển thành 1 cây mới rất
nhanh.
1. Tại sao đối với cây ăn quả người ta thường
chọn phương pháp chiết cành để nhân giống
nhanh chóng?
-> Vì: - Cây ăn quả kết quả sớm, tăng cường tính
thích nghi và tính đề kháng.
- Giữ được chất lượng tốt từ cây mẹ
2. Tại sao khi chiết cành người ta thường chọn
những cây đã ra hoa kết quả nhiều lần?
-> Vì cây đã ra hoa, kết quả nhiều lần là cây đã
có các bộ phận trong đó có cành phát triển hoàn
chỉnh. Các bó mạch là mạch gỗ đã có khả năng
vận chuyển nước và muối khoáng, mạch rây vận
chuyển chất hữu cơ tốt. Do đó khi bóc vỏ, bó
cành nhanh ra rễ, khi cắt để trồng cành dễ sống
và nhanh ra quả.
1. Cây đu đủ có mấy loại hoa?
->3 loại hoa: hoa đực, hoa cái, lưỡng tính. Những
hoa này có thể mọc trên cùng 1 loại cây nhưng
cũng có khi trên 1 cây chỉ có hoa lưỡng tính và
hoa cái (thường gọi là cây đu đủ cái) hoặc chỉ có
hoa lưỡng tính và hoa đực (cây đu đủ đực) và nó
vẫn cho quả.
1. Nuôi Ong trong các vườn cây ăn quả có tác

dụng gì?
-> Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của
hoa làm cho quả đậu nhiều hơn. Ong lấy được
nhiều phấn và mật của hoa nên sẽ tạo được nhiều
mật hơn, tăng nguồn lợi về mật.
2. Những cây có hoa nở về đêm thì có những đặc
điểm gì để thu hút sâu bọ?
-> Màu trắng có tác dụng làm cho hoa nổi bật
Trang 17

Năm Học:2015-2016


Vận dụng kiến thức sinh học ở cấp THCS để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn đời sống

16

Bài 32: Các
loại quả

17

Bài 33: Hạt
và các bộ
phận của
hạt

18

Bài

34:
Phát
tán
của quả và
hạt

19

Bài
35:
Những điều
kiện
cần
cho hạt nẩy
mầm

GV:Bùi Thị Hồng Thủy

trong đêm tối. Và hương thơm đặc biệt có tác
dụng kích thích sâu bọ tìm đến.
3. Những trường hợp nào thì thụ phấn nhờ người
là cần thiết?
1. Tại sao trồng đậu đen, đậu xanh người ta phải
thu hoạch trước khi quả chín khô?
-> Để hạt không văng ra ngoài
2. Người ta có những cách gì để chế biến các loại
quả thịt?
Rửa sạch rồi cho vào túi nilông đặt vào tủ lạnh,
phơi khô, đóng hộp, ép lấy nước...
1. Tại sao hạt làm giống phải chọn hạt to, chắc,

không bị sứt mẻ, không bị sâu bệnh?
-> Vì như vậy mới đảm bảo cho hạt nẩy mầm
thành cây con phát triển bình thường. Hạt không
bị sâu bệnh sẽ tránh được những yếu tố gây hại
cho cây con.
1. Tại sao nói cây Dừa được coi là nhà du hành
vũ trụ trên nước xuất sắc nhât?
-> Quả dừa to như quả bóng rổ, lại có lớp vỏ
cứng vừa không dề thấm nước vừa có thể ngâm
lâu trong nước. Khi chín rơi xuống nước sẽ trôi
bồng bềnh như quả bóng trên mặt nước, có khi
cùng nước biển trôi đi mấy ngàn dặm không bị
thối rửa, khi gặp bãi nông hay bị sóng đánh thổi
dạt vào gần ven bờ, gặp môi trường thích hợp
chúng sẽ nẩy mầm và sinh trưởng ở đó. Đây là
cách phát tán quả, hạt nhờ nước.
2. Hạt cây Sen có phát tán nhờ nước không?
Sen là loại cây phát tán nhờ nước. Sau mùa thu,
đài Sen như chiếc thuyền xốp mang theo những
hạt sen trôi trên mặt nước, những hạt quả phát tán
nhờ nước như thế này thì bên ngoài co 1 lớp bảo
vệ vừa dày, vừa nhẹ, chứa đầy không khí, khiến
chúng có thể nổi trên mặt nước để nhờ nước phát
tán đi khắp nơi.
1. Trong trồng trọt muốn cho hạt nẩy mầm tốt thì
phải có những biện pháp như thế nào?
-> Chọn hạt giống: chọn những hạt không bị sâu
mọt, tốt, nguyên vẹn.
- Chuẩn bị đất gieo trồng:
+ Xới đất cho tơi, xốp giúp cho đất có nhiều

không khí.
+ Tạo độ ẩm cần thiết cho đất.
+ Nếu trời quá lạnh thì phải phủ rơm, rạ để giữ
nhiệt độ cần thiết cho hạt nẩy mầm.
- Gieo hạt đúng thời vụ: Giúp cho hạt vừa có điều
kiện nẩy mầm tốt, vừa giúp cho người tiết kiệm
được công chăm sóc.
2. Ta vận dụng kiến thức đã học vào việc gieo
Trang 18

Năm Học:2015-2016


Vận dụng kiến thức sinh học ở cấp THCS để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn đời sống

20

Bài
36:
Tổng kết
về cây có
hoa

21

Bài
46:
Thực vật
góp phần
điều

hòa
khí hậu

GV:Bùi Thị Hồng Thủy

trồng như thế nào?
- Sau khi gieo hạt nếu đất bị úng thì phải tháo hết
nước bảo đảm cho hạt có đủ không khí để hô hấp
thì hạt mới không bị thối chết.
- Phải làm đất thật tơi xốp trước khi gieo hạt để
đất thoáng khí.
- Nếu gieo hạt lúc trời rét phải phủ rơm, tránh
nhiệt độ thấp bất lợi cho hạt, đồng thời tạo điều
kiện nhiệt độ thuận lợi cho sự chuyển hóa các
chất giúp hạt nẩy mầm tốt.
- Gieo hạt đúng thời vụ.
- Hạt giống phải bảo quản tốt, không để mọt, nấm
bám vào làm mất chất lượng hạt giống.
1. Vì sao trong trồng trọt, đối với các loại cây
phải chọn loại đất trồng khác nhau?
-> Mỗi loại cây đòi hỏi lượng nước và muối
khoáng khác nhau. Ở mỗi nơi khác nhau, đất lại
chứa lượng nước và muối khoáng không giống
nhau
2. Giải thích vì sao rau trồng trên đất khô cằn, ít
được tưới bón thì lá thường không xanh tốt, cây
chậm lớn, còi cọc, năng suất thu hoạch sẽ thấp?
-> Rau là 1 loại cây cần nhiều nước, nếu trồng
rau trên đất khô cằn, ít được tưới bón thì rễ sẽ
hoạt dộng yếu, hút được ít nước và muối khoáng

Thiếu nước và muối khoáng sự quang hợp của lá
sẽ giảm, chế tạo được ít chất hữu cơ, lá không thể
xanh tốt. Thận, rễ, lá được cung cấp ít chất hữu
cơ nên chậm lớn, cây bị còi cọc dẫn đến năng
suất thấp.
1. Tại sao nói thực vật làm giảm ô nhiễm môi
trường?
-> Thực vật là 1 nhà máy hấp thụ khí CO 2 và chế
tạo khí O2, nó còn có thể ngưng tụ bụi thải trong
không khí làm tan bớt khói khiến cho không khí
thêm trong lành, ngoài ra thực vật còn có tác
dụng giảm thanh và cách âm, có những loài cây
còn có thể giảm ô nhiễm bầu không khí.
2. Tại sao người ta nói rằng rừng là "lá phổi
xanh" của con người?
-> - Rừng có tác dụng làm cân bằng lượng khí
cacbonic và oxi trong không khí.
- Rừng tham gia cản bụi, góp phần tiêu diệt một
số vi khuẩn gây bệnh.
- Tán lá rừng như "chiếc ô xanh" che bớt ánh
nắng, góp phần làm giảm nhiệt độ của không khí
3. Tại sao cần phải tich cực trồng cây gây rừng?
-> Tích cực trồng cây gây rừng ngoài những lợi
ích như lấy củi, lấy gỗ, làm nhà, việc trồng rừng
còn giải quyết được những hậu quả do không có
Trang 19

Năm Học:2015-2016



Vận dụng kiến thức sinh học ở cấp THCS để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn đời sống

22

Bài
47:
Thực vật
bảo vệ đất
và nguồn
nước

23

Bài
49:
Bảo vệ sự
đa
dạng
thực vật

24

Bài 50: Vi
khuẩn

GV:Bùi Thị Hồng Thủy

cây rừng gây ra:
- Khí hậu không được điều hòa.
- Lũ lụt, hạn hán, xói mòn, sụt lỡ đất.

- Không khí có thể bị ô nhiễm.
- Động vật không có môi trường sống ổn định sẽ
mất dần nguồn tài nguyên động vật ở rừng.
1. Tại sao gần đây hay xảy ra nạn lũ lụt, hạn hán,
xói mòn?
-> Do con người khai thác rừng không hợp lí.
Rừng bị tàn phá nghiêm trọng, diện tích rừng
ngày càng bị thu hẹp, những cây gỗ rừng bị đốn
chặt bừa bãi, cây non không kịp lớn để thay thế
2. Con người đã có kế hoạch trồng cây để gây
thêm rừng như thế nào?
Hiện nay nhà nước đang kêu gọi nhân dân nên
trồng cây gây rừng như trồng cây phi lao ở ven
biển, ở cửa sông....một số vùng núi đồi người ta
thường trồng thêm nhiều rừng thông để giữ đất,
cho gỗ và nhựa. ở những đồi trọc trồng Bạch Đàn
để khí hậu mát mẻ. Phong trào "phủ xanh đồi
trọc" càng đang được phát động trong nhân dân
và một phần nào cũng được phát huy tính hiệu
quả.
1. Tại sao hiện nay tính đa dạng của thực vật Việt
Nam lại phong phú?
-> Việt Nam là nước ở vùng nhiệt đới gió mùa,
khí hậu nóng ẩm, có mưa nhiều là điều kiện tốt
cho thực vật phát triển. Vì thế ở Việt Nam có
nhiều loại rừng và rừng rậm chiếm đa số, trong
rừng rậm có nhiều cây to, cây gỗ quý, cây thuốc
có giá trị...
2. Tại sao cần phải cứu những thực vật đang
đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng?

-> Vì những loại thực vật quý hiếm và có giá trị
đang bị con người khai thác phục vụ vào những
mục đích của mình.
Những loại vi khuẩn có ích đối với con người và
tự nhiên?
-> - Trong tự nhiên, VK tham gia vào sự tuần
hoàn vật chất, chúng phân hủy các hợp chất hữu
cơ như xác động thực vật thành chất vô cơ cho
cây sử dụng.
- Đối với con người:
+ Nhiều vi khuẩn được ứng dụng trong công
nghiệp như sản xuất vitamin, axitamin,protein....
+ Được ứng dụng trong chế biến thực phẩm như
muối dưa, cà, làm mắm, sữa chua, làm dấm....
+ Trong nông nghiệp, một số VK cộng sinh với
rễ cây họ đậu tạo được chất đạm bổ sung cho cây
trồng.
Trang 20

Năm Học:2015-2016


Vận dụng kiến thức sinh học ở cấp THCS để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn đời sống

25

Bài
Nấm

51:


* SINH HỌC 8:
S
Tiết/Bài
T
dạy
T
1
Tiết 11
Bài
11:
Tiến hóa
của hệ vận
động – Vệ
sinh hệ vận
động
2
Tiết14
Bài
14:
Bạch cầu –
miễn dịch

3

Tiết 23
Bài 22: Vệ
sinh hô hấp

4


Tiết 26
Bài
25:
Tiêu hóa ở
khoang
miệng
Tiết 34
Bài 33:
Thân nhiệt

5

6

Tiết 37
Bài
34:
Vitamin và

GV:Bùi Thị Hồng Thủy

Tại sao sau khi trời mưa, trên đất lại mọc rất
nhiều nấm?
-> Nấm sinh sản bằng bào tử. Bào tử rơi xuống
đất mọc thành sợi khuẩn hấp thụ nước và muối
khoáng, khi nấm phát triển mạnh thì có nhiều sợi
nấm quấn lấy nhau làm những viên tròn gọi là
bìu, đây là nấm mà chúng ta thấy, nhưng những
bìu này lúc đầu rất nhỏ, khó phát triển ,phải đợi

đến khi nó uống no nước, trong một thời gain rất
ngắn nó sẽ nở ra và mọc lên. Vì vậy sau khi mưa
nấm mọc lên rất nhiều.
Nội dung vận dụng

G. chú

Giải thích: Vì sao phải ngồi học đúng tư thế ?
Đối với trẻ em, bộ xương còn đang mềm dẻo, muốn bộ
xương phát triển đều đặn thì khi ngồi học phải ngồi
thẳng người không được nghiêng vẹo cột sống. Muốn
vậy, độ cao của bàn ghế ngồi học phải phù hợp với
từng lứa tuổi.
Giải thích: Vì sao phải tiêm phòng (vacxin) cho trẻ?
Vacxin là dịch có chứa độc tố của vi khuẩn gây một
bệnh nào đó đã làm yếu đi hay làm chết.
Khi tiêm vacxin vào cơ thể người, kháng nguyên của
vi khuẩn đó đã bị làm yếu đi không còn khả năng gây
bệnh cho cơ thể nhưng nó lại kích thích tế bào bạch
cầu sản xuất ra kháng thể, Kháng thể này sẽ ở trong
máu một thời gian tùy theo loại vacxin. Nhờ vậy mà
thời gian này đã giúp cơ thể trẻ miễn dịch với loại
bệnh ấy.
Tại sao không nên hút thuốc lá?
Vì: Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc và có hại cho hệ
hô hấp đặc biệt chất nicotin làm tê liệt lớp lông rung
phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí, có thể
gây ung thư phổi.
Giải thích nghĩa đen câu thành ngữ “nhai kĩ no lâu,
cày sâu lúa tốt”?

Khi nhai kĩ thì hiệu suất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp
thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn.
Giải thích câu: “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng
đói”.
Trời nóng cơ thể tăng tỏa nhiệt như toát mồ hôi, mất
nhiều nước.Trời lạnh tăng sinh nhiệt nên chống đói.
Vì sao thiếu vitamin D trẻ em bị còi xương?
Thiếu vitamin D cơ thể không hấp thu được canxi và
photpho sẽ dẫn đến còi xương.
Trang 21

Năm Học:2015-2016


Vận dụng kiến thức sinh học ở cấp THCS để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn đời sống

7

muối
khoáng
Tiết 42
Bài 40: Vệ
sinh hệ bài
tiết nước
tiểu

8

Tiết 43
Bài

41:
Cấu tạo và
chức năng
của da

9

Tiết 52
Bài 50: Vệ
sinh mắt

10

Tiết 53
Bài 51: Cơ
quan phân
tích thính
giác
Tiết 59
Bài
56:
Tuyến yên,
tuyến giáp

11

Làm thế nào để phòng bệnh sỏi thận, suy thận ?
Phải xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ
hệ bài tiết nước tiểu như: Thường xuyên giữ vệ sinh
cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu,

khẩu phần ăn uống hợp lí, đi tiểu đúng lúc.
Tại sao ta không nên lạm dụng kem phấn, nhổ bỏ lông
mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng?
Vì: Lông mày có vai trò ngăn không cho mồ hôi và
nước chảy xuống mắt. Vì vậy không nên nhổ bỏ lông
mày. Lạm dụng kem, phấn sẽ bít các lỗ chân lông và
lỗ tiết chất nhờn, tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào
da phát triển.
Tại sao ta không nên đọc sách quá gần?
Vì: Khi đọc sách quá gần thì khoảng cách giữa mắt và
sách quá gần làm cho thể thủy tinh luôn luôn phồng,
lâu dần mất khả năng dãn dẫn đến cận thị.
Tại sao không nên dùng vật nhọn để ngoáy tai?
Vì: dùng vật nhọn để ngoáy tai dễ làm rách màng nhĩ
và tổn thương các tế bào thụ cảm thính giác dẫn tới
điếc.
Vì sao trong khẩu phần ăn thiếu muối iốt sẽ gây bệnh
bướu cổ?
Vì thiếu iot tiroxin không tiết ra, tuyến yên sẽ tiết
hoocmon thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động,
gây đại phì tuyến là nguyên nhân của bệnh bướu cổ.

2.3. Vận dụng giải quyết vấn đề thực tiễn thông qua bộ môn:
Để việc giải quyết vấn đề thực tiễn trong đời thông qua bộ môn sinh học đạt hiệu quả
cao, tránh gò bó, ôm đồm đi quá đà ảnh hưởng đến nội dung bài dạy thì đòi hỏi GV cần phải
chuẩn bị đầy đủ và đúng các quy trình của một tiết dạy. Khâu dặn dò rất cần thiết nên giáo
viên dành 3 phút để dặn dò các em. Có dặn dò kĩ các em mới chuẩn bị bài tốt và như thế tiết
học mới đạt hiệu quả cao.Và khâu chuẩn bị giáo án của GV cũng được đổi mới. GV phải đưa
ra các câu hỏi có phát huy tính tích cực phù hợp với mọi đối tượng, thực tế, gần gũi với các
em thì giải quyết vấn đề thực tiễn mới có kết quả cao.

Cần phải hướng dẫn và lồng ghép liên môn cho học sinh được thực hiện xuyên suốt
cả năm học nhưng để cô đọng tôi xin minh họa vấn đề này ở một số bài giải quyết vấn đề
thực tiễn. Cụ thể như :
* Một số ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Trong dạy học tiết 26: Cây có Hô hấp không? (Sinh học 6) có thể sử dụng các câu
hỏi sau để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS:
1. Tại sao các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả đều nhằm một mục đích
giảm tối thiểu cường độ hô hấp?
2. Tại sao rễ ngập úng lâu ngày cây bị héo và chết?
 Với tình huống trên giáo viên gợi ý cho học sinh giải quyết:
GV:Bùi Thị Hồng Thủy

Trang 22

Năm Học:2015-2016


Vận dụng kiến thức sinh học ở cấp THCS để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn đời sống

1.Nông sản nói chung, và hạt thóc nói riêng khi đã tách khỏi cây và được đưa vào bảo quản
chúng không thực hiện quá trình quang hợp nữa song chúng vẫn là cơ thể sống, các hạt tồn
tại và duy trì sự sống ở trạng thái nằm yên vẫn cần năng lượng, vẫn thực hiện quá trình trao
đổi chất. Hô hấp là quá trình trao đổi chất có ảnh hưởng quan trọng nhất trong quá trình bảo
quản trong kho. Trong quá trình hô hấp các chất dinh dưỡng chủ yếu bị oxy hoá phân huỷ
(trong thóc là Gluxit, trong hạt đậu là Prôtit, trong hạt có dầu là Lipit) sinh ra năng lượng
cung cấp cho sự sống tế bào.
Qua đó ta thấy qua trình hô hấp xảy ra trong nông sản làm hao hụt các chất dinh dưỡng
trong nông sản: Khi hạt nẩy mầm chất dinh dưỡng bị tiêu hao vào việc hô hấp tới 40- 60%.
Quá trình hô hấp trong nông sản làm thay đổi thành phần sinh hoá trong nông sản và các chỉ
tiêu sinh hoá cũng bị biến đổi theo. Làm tăng thuỷ phần của khối nông sản và ẩm độ tương

đối của khối không khí xung quanh hạt tổn thất sau thu hoạch tạo điều kiện cho vi sinh vật
hoạt động, làm giảm chất lượng của nông sản. Làm tăng nhiệt độ của khối nông sản và rễ
ràng sảy ra hiện tượng tự bốc nóng.
-Giúp học sinh giải thích và phân loại cách bảo quản thực phẩm trong thực tế.
+Bảo quản nông sản khô: các loại hạt lúa, hạt ngũ cốc.

+Bảo quản nông sản thoáng hoặc mát: củ, quả, rau tươi

GV:Bùi Thị Hồng Thủy

Trang 23

Năm Học:2015-2016


Vận dụng kiến thức sinh học ở cấp THCS để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn đời sống

Ví dụ 2: Trong dạy học tiết 22: Hoạt động Hô Hấp (Sinh học 8) có thể sử dụng các câu hỏi
sau để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS:
1. Giải thích tại sao tế bào cơ nếu co liên tục sẽ “mỏi” và không thể tiếp tục co được nữa?
2. Trong hoạt động lao động và sản xuất việc nghỉ giải lao giữa buổi có ý nghĩa gì?
 Con người là một thực thể sinh học. Hệ thần kinh của con người cũng hoạt động theo chu
kỳ. Các nhà khoa học nhất trí rằng một con người bình thường phải dành ít nhất 8 giờ đồng
hồ để ngủ mỗi ngày. Như vậy, trong số 24 giờ mỗi ngày sẽ chỉ còn lại trên dưới 16 giờ, trong
đó có một số giờ giành cho làm việc.
Lao động đến một mức nào đó thì cảm giác mệt mỏi sinh lý bắt đầu xuất hiện. Đó là một cơ
chế bảo vệ, như cái phanh, bắt cơ thể ngừng hoạt động để khỏi kiệt sức. Để có thể làm việc
hiệu quả, người lao động phải có thời gian nhất định giành cho nghỉ ngơi. Đó chính là giai
đoạn mà người lao động tái sản xuất sức lao động. Như vậy, thời giờ làm việc là có giới hạn.
Giờ nghỉ giải lao không những là dược liệu cho tinh thần mà nó còn giúp loại bỏ những

căng thẳng để nâng cao năng suất làm việc đồng thời nảy ra những sáng kiến mới. Nếu tinh
thần sảng khoái bạn có thể hoàn thành khối lượng công việc trong bốn tiếng chỉ với một
phần tư thời gian. Và ngược lại thì những công việc đơn giản cũng có thể khiến bạn mất rất
nhiều thời gian và nỗ lực. Sau đây, hãy cùng tham khảo bốn cách tận dụng giờ nghỉ giải lao
để tăng tối đa năng suất làm việc và giảm thiểu áp lực do công việc mang lại.
Các nghiên cứu đã cho thấy một chút vận động (thậm chí chỉ cần nửa tiếng đi dạo vào giờ
ăn trưa) cũng khiến sức lực của bạn tăng lên theo nhiều cách – từ hình thành khối cơ đến cải
thiện tâm trạng và sự tự tin.
3. Để có hệ hô hấp khỏe mạnh trong lao động và luyện tập thể thao ?
Rèn luyện hệ hô hấp: hít thở sâu, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao

Ví dụ 3: Trong dạy học tiết 62: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết
(Sinh học 8) có thể sử dụng bài tập tình huống sau để liên hệ về chức năng của các loại
enzim:
Một bạn HS phát biểu rằng: Người bị tiểu đường chỉ cần ăn kiêng đường saccarôzơ
(đường mía) và những thức ăn trong thành phần có loại đường này.
Một bạn khác lại cho rằng: Người bị tiểu đường không chỉ cần ăn kiêng đường
GV:Bùi Thị Hồng Thủy

Trang 24

Năm Học:2015-2016


Vận dụng kiến thức sinh học ở cấp THCS để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn đời sống

saccarôzơ (đường mía) và những thức ăn trong thành phần có loại đường này mà còn phải
hạn chế ăn cơm, khoai, sắn...
Theo em ý kiến bạn nào đúng. Giải thích...
3. Lợi ích kinh tế - xã hội:

Qua thực tế giảng dạy ở đơn vị trường THCS Bùi Thị Xuân trong thời gian qua tôi nhận
thấy: Trong các bài dạy nếu có liên hệ thực tế thì bài dạy trở nên sinh động hơn rất nhiều, tạo
nên hứng thú cho học sinh trong giờ học. Những kinh nghiệm, những quan điểm mà cha ông
ta đã đúc kết qua ca dao, tục ngữ, thành ngữ đã kích thích sự tò mò, ham hiểu biết, tạo cho
học sinh động lực để giải quyết các vấn đề đặt ra. Việc có liên hệ thực tế giúp cho học sinh
có được kĩ năng liên hệ với thực tế cuộc sống xung quanh mình.. Ngoài ra đây còn là giúp
học sinh có được cái nhìn sâu sắc hơn về thực tế cuộc sống bởi lẽ học sinh có điều kiện so
sánh, đối chiếu cùng mới.
Đề tài này khi tôi dạy thường có sự lồng ghép các câu ca dao, tục ngữ giúp các em phần
nào đó mất đi cảm giác cứng nhắc của môn sinh học đồng thời khơi dạy được tính tò mò của
các em từ đó các em giải quyết được các vấn đề mà các em ghi vấn bấy lâu nay.Qua đề tài
này còn giúp cho các em gần gũi với thiên nhiên hơn từ đó giúp cho các em có một cách
sống lành mạnh, nhận thức được giá trị cuộc sống qua đó biết cách rèn luyện thân thể và rèn
luyện bản thân để trở thành người có ích trong xã hội.

C. KẾT LUẬN
I/Kết luận:
Chưa bao giờ cả xã hội lại có tiếng nói chung bức thiết mong muốn đổi mới nền giáo dục như
hiện nay (Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban

Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;), cũng chưa bao giờ ngành giáo dục ý thức rõ cần phải dạy học
tích hợp liên môn cho học sinh trong thời kì hội nhập như bây giờ.

Vận dụng kiến thức vào thực tiễn chính là mục tiêu của quá trình dạy học, là kĩ năng học
tập ở mức cao nhất, thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với
thực tiễn đời sống, đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với hành".
Trong dạy học sinh học cần phải khơi dậy niềm say mê tìm tòi, phát hiện, kích thích tính
"tò mò" của mỗi HS, làm sao để những vấn đề của thực tiễn đặt ra buộc HS phải suy nghĩ

tìm cách trả lời, điều đó sẽ đem lại nhiều hứng thú cho HS vì họ thấy các kiến thức sinh học
sẽ rất có ích cho đời sống chứ không phải chỉ dùng để thi cử.
Trên đây là một vài vấn đề được xem là kinh nghiệm mà bản thân tôi đã từng áp dụng tại
đơn vị công tác. Qua kiểm nghiệm tôi thấy nó khá hiệu quả trong việc đổi mới phương pháp
dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở bộ môn Sinh. Tất nhiên quá trình vận dụng
thực tế cũng cần tính đến đặc đặc điểm riêng như sở trường giáo viên, điều kiện học
sinh...Với chúng tôi qua quá trình áp dụng đã rút ra một số bài học nhỏ sau:
- Sự sinh động của bộ môn Sinh phụ thuộc rất nhiều đến sự linh động của giáo viên. Nếu
thực sự đầu tư và biết cách đầu tư cho từng tiết dạy học thì sinh học không phải là bộ môn
khô khan, nhàm chán như nhiều người vẫn nghĩ.
- Việc áp dụng các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ vào bộ môn sinh học ngoài việc gây
hứng thú cho học sinh thì xét về mặt xã hội đây còn là biện pháp góp phần gìn giữ và phát
huy một di sản văn hóa mà ông cha ta để lại.
- Khi có liên hệ thực tế đời sống vào bài dạy giáo viên cần chú ý một số điểm:
+ Việc lựa chọn phải phù hợp với nội dung từng bài học. Tránh lạm dụng để có thể dẫn tới sự
GV:Bùi Thị Hồng Thủy

Trang 25

Năm Học:2015-2016


×