Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư vilexim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.44 KB, 64 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC ĐẦU TƯ VILEXIM 4
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty

4

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
1.2. CƠ CẤU VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ

4
4

6

1.3. CÁC CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC ĐẦU TƯ VILEXIM
10

1.3.1 Các chức năng chính10
1.3.2. Nhiệm vụ

11

1.3.3. Quyền hạn và các ưu đãi của Nhà nước

11



1.4. MỤC TIÊU VÀ TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT
NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC ĐẦU TƯ VILEXIM
12

1.4.1. Mục tiêu

12

1.4.2. Triết lý kinh doanh 12

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC ĐẦU TƯ
VILEXIM 15
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU GẠO

2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo trên thế giới

15
15

2.1.2. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những
năm qua
16
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC ĐẦU TƯ VILEXIM
24

2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty 24
2.2.2. Các thị trường xuất khẩu chính của Công ty 26

2.2.3. Cơ cấu các loại gạo xuất khẩu của Công ty 27
2.2.4. Tổ chức nghiệp vụ xuất khẩu gạo tại Công ty Vilexim

28


2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC ĐẦU TƯ VILEXIM TRONG NHỮNG NĂM
QUA
31

2.3.1. Thành tựu

31

2.3.2. Một số khó khăn trong kinh doanh xuất khẩu gạo của Công ty và
nguyên nhân 33
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT
KHẨU GẠO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC
ĐẦU TƯ VILEXIM
35
3.1. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC

35

3.1.1. Định hướng của Việt Nam trong phát triển xuất khẩu gạo

35

3.1.2. Định hướng xuất khẩu gạo của Công ty trong thời gian tới


36

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
GẠO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC ĐẦU TƯ
VILEXIM 41

3.2.1. Giải pháp vĩ mô

41

3.2.2. Giải pháp vi mô

46

3.2.3. Một số kiến nghị của Công ty đối với Nhà nước

KẾT LUẬN
54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

52


DANH MỤC BẢNG

Thứ
tự

Tên bảng


Nguồn

Trang

1.1

Kết quả hoạt động kinh doanh của
Công ty Vilexim giai đoạn 20062011

Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh của Công ty
Vilexim giai đoạn 20062011

4

2.1

Sản lượng gạo và dự trữ trên thế
giới năm 2010-2011

FAO

15

2.2

Diện tích gieo cấy lúa đông xuân
cả nước (tính đến 15-03-2010)


Bộ NN&PTNT

16

2.3

Sản lượng và kim ngạch XK gạo
của Việt Nam giai đoạn 2008-2012

Gafin.vn

19

2.4

Tỷ trọng phẩm cấp các loại gạo của
Việt Nam giai đoạn 2007-2010

Viện Nghiên cứu chiến
lược – Bộ Khoa học và
Công nghệ

20

2.5

10 thị trường NK gạo chính của
Việt Nam năm 2007-2008

Tổng cục Hải quan


22

2.6

Khối lượng và kim ngạch XK gạo
của Việt Nam sang các thị trường
trọng điểm năm 2010

Tổng cục Hải quan

23

2.7

Khối lượng và kim ngạch XK gạo
của Công ty Vilexim giai đoạn
2007-2011

Báo cáo hoạt động kinh
doanh XK gạo giai đoạn
2007-2011 Công ty
Vilexim

24

2.8

Một số thị trường XK gạo Công ty
Vilexim năm 2011


Báo cáo tình hình XK gạo
2011 Công ty Vilexim

26

2.9

Cơ cấu các loại gạo XK của Công
ty năm 2011

Báo cáo thực hiện chỉ tiêu
kinh doanh năm 2011
Công ty Vilexim

27


DANH MỤC HÌNH

Thứ
tự

Tên

Nguồn

Trang

1.1


Sơ đồ: Cơ cấu bộ máy quản lý Công
ty CP XNK và hợp tác đầu tư
Vilexim

2.1

Biểu đồ: Giá gạo XK bình quân của
Việt Nam giai đoạn 2007-2011
(USD/tấn)

Nguồn: Bộ Công
thương

21

2.2

Biểu đồ: Kim ngạch XK gạo Công ty
Vilexim giai đoạn 2007-2011 (triệu
USD)

Nguồn: Báo cáo hoạt
động kinh doanh xuất
khẩu gạo giai đoạn
2007-2011 Công ty
Vilexim

25


6


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

CP

Cổ phần

XNK

Xuất nhập khẩu

XK

Xuất khẩu

NK

Nhập khẩu

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TP


Thành phố

TC – KT

Tài chính - Kế toán

HC – NS

Hành chính – Nhân sự

KD

Kinh doanh

TT

Trung tâm

NXB

Nhà xuất bản


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ


Nghĩa tiếng việt

EU

Europe Union

Liên minh châu Âu

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại thế
giới

FAO

Food and Agriculture Organization

Tổ chức Lương thực và
Nông nghiệp Liên Hợp
Quốc

UN

United Nation

Liên Hợp Quốc



LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu khách quan của đề tài
Hiện nay, toàn cầu hóa là một xu hướng chung của toàn thế giới và việc
giao thương giữa các Quốc gia đang ngày càng trở nên dễ dàng và phổ biến hơn.
Đối với một Quốc gia đang trong quá trình đổi mới và công nghiệp hóa như Việt
Nam thì xuất khẩu đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nó giúp chúng ta giao
thương với các Quốc gia tiên tiến trên thế giới, học hỏi kinh nghiệm của họ, thu
hút nguồn vốn và công nghệ của họ, tận dụng những sự giúp đỡ của cộng đồng
Quốc tế nhằm phát triển đất nước một cách bền vững và toàn diện trong mọi lĩnh
vực.
Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay là mặt
hàng gạo. Từ một quốc gia thiếu gạo để ăn sau những năm chiến tranh thì hiện
nay, không những chúng ta đảm bảo được nguồn cung cho thị trường trong nước
mà còn dư thừa gạo để xuất khẩu. Khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo của chúng
ta đứng thứ hai trên thế giới và chỉ thua Thái Lan. Chúng ta có diện tích gieo
trồng lúa rất lớn trên toàn quốc, các giống lúa của chúng ta được nghiên cứu và
cải tiến liên tục nhằm đáp ứng được sản lượng cũng như chất lượng đối với
những thị trường khó tính trên thế giới. Nhà nước cũng đã có những cơ chế,
chính sách quản lý, điều tiết phù hợp nhằm vừa đảm bảo an ninh lương thực
trong nước, vừa đảm bảo hoạt động xuất khẩu gạo phát triển và thu được lợi
nhuận cao.
Từ những yếu tố khách quan đó, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và hợp
tác đầu tư Vilexim cũng đã xác định cho mình một hướng đi chủ đạo, đó là lấy
gạo làm mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đem lại nguồn thu nhập chính cho Công ty
để phục vụ cho các hoạt động khác. Thực tế đã chứng minh đó là chiến lược
đúng đắn khi Công ty đã gặt hái được rất nhiều thành công trong lĩnh vực xuất
khẩu gạo những năm qua, khối lượng xuất khẩu lớn, kim ngạch cao, luôn tìm
kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu gạo trên thế giới. Năm 2011, Công ty là
một trong năm Công ty hàng đầu trong những Công ty xuất khẩu gạo của Việt
Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Công ty vẫn còn đang

gặp phải một số hạn chế và khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện hoạt
động xuất khẩu gạo của mình. Điều đó khiến hoạt động xuất khẩu gạo của Công
ty vẫn chưa phát huy hết những tiềm năng và điều kiện vốn có của mình.
Vì vậy, đề tài: “Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo tại Công ty Cổ phần
Xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư Vilexim” đã được chọn để nghiên cứu.


2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo tại Công ty
CP XNK và hợp tác đầu tư Vilexim.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu một cách tổng quan về Công ty CP XNK
và hợp tác đầu tư Vilexim và phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của
Công ty. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
gạo của Công ty.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Vilexim
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty sang một
số thị trường trọng điểm như Senegal, Congo, Đài Loan, Philippines,
Indonesia…
Về thời gian: từ năm 2006 đến nay
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên cứu, phân tích và đánh giá, tổng
hợp số liệu thực tế.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, đề tài kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và hợp
tác đầu tư Vilexim
Chương 2: Phân tích thực trạng xuất khẩu gạo tại Công ty Cổ phần Xuất
nhập khẩu và hợp tác đầu tư Vilexim

Chương 3: Định hướng và một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
gạo tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư Vilexim


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC ĐẦU TƯ VILEXIM
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty
Đây là một Công ty cổ phần chuyên về lĩnh vực xuất nhập khẩu chịu sự
quản lý của Bộ Công thương.
Tên tiếng Việt của Công ty là:
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC ĐẦU TƯ
VILEXIM
Tên giao dịch vơi nước ngoài bằng tiếng Anh là:
VILEXIM IMPORT EXPORT CO-OPERATION AND
INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY
Viết tắt là: VILEXIM
Địa chỉ Công ty: 170 Giải Phóng, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân,
Hà Nội.
Điện thoại: 043.8694171/ 3.8694169/ 3.8694175
Fax: 043.38694168
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư Vilexim là một doanh
nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đa ngành, đa chức năng và đa lĩnh vực trực
thuộc Bộ Công Thương, được thành lập vào năm 1967 với tên ban đầu là Công
ty xuất nhập khẩu Biên giới.
Năm 1976, Tổng công ty đổi tên thành Tổng công ty XNK Việt Nam, có
nhiệm vụ là vừa tiếp nhận hàng hóa viện trợ từ các nước XHCN và vừa thực
hiện các hoạt động xuất nhập khẩu theo chỉ tiêu, kế hoạch của Nhà nước.

Năm 1987, Công ty tách khỏi Tổng công ty XNK Việt Nam.
Năm 1993, Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công Thương) đã ra quyết định số
332 TM/ TCCB ngày 31/3/1993 thành lập doanh nghiệp nhà nước Công ty xuất
nhập khẩu với Lào.
Năm 2004, Công ty chính thức được chuyển đổi thành Công ty cổ phần
theo Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ra ngày 16/01/2004 của Chính Phủ với tổng
vốn điều lệ của Công ty là: 18.000.000.000 ( Mười tám ngàn tỉ đồng). Trong đó,
51% cổ phần do Nhà nước nắm giữ, các cán bộ công nhân viên trong Công ty


nắm giữ 37% và các cổ đông khác ngoài Doanh nghiệp nắm giữ 12% vốn điều
lệ.
Từ năm 1993 đến nay, để theo kịp với quá trình đổi mới của đất nước và
nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước cùng
với đó là xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra một cách sâu rộng, Công
ty đã mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu với một số nước như:
Hongkong, Indonesia, Singapore, Nga, EU và một số nước Châu Phi, Mỹ La
Tinh, Trung Đông,…
Trong năm 2010, cũng như các doanh nghiệp khác hoạt động trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu, Vilexim cũng đã chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới và sự khủng hoảng chung của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên,
với những kinh nghiệm đã được tích lũy trong nhiều năm hoạt động cùng với sự
đoàn kết và nhất trí cao của Ban Lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên,
Vilexim đã vượt qua các khó khăn để gặt hái những thành công nhất định.
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty:
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2006 – 2011
Đơn vị tính: triệu đồng

Năm
2006


2007

2008

2009

2010

2011

90.190

1.368.108

1.326.90
9

1.149.570

1.286.58
9

1.300.000

2/ Lợi
nhuận
trước thuế

7.195


13.733,3

13.625

14.038

13.690

13.809

3/ Thuế thu
nhập doanh
nghiệp

-

1.922,7

1.874

1.564

1.062

1.154

4/ Lợi
nhuận sau
thuế TNDN


7.195

11.810,6

11.751

12.474

12.628

12.890

Chỉ tiêu
1/Tổng
doanh thu

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Vilexim giai đoạn
2006 - 2011)


Nhận xét:
Sau khi cổ phần hóa vào năm 2004, kết quả hoạt động kinh doanh của
Công ty đã có những bước phát triển nhanh chóng với năm 2007 là năm bản lề
khi lần đầu tiên, tổng doanh thu của Công ty đạt trên ngưỡng 1000 tỉ đồng. Tuy
có giảm vào năm 2009 do tình trạng khó khăn chung của nền kinh tế trong nước
cũng như trên thế giới, tổng doanh thu đã lại tiếp tục tăng trở lại vào năm 2010
với con số khá ấn tượng ( hơn 1200 tỉ đồng).
Năm 2007 cũng chứng kiến lần đầu tiên lợi nhuận sau thuế của Công ty
vượt ngưỡng 10 tỉ đồng và tăng một cách khá đều đặn vào các năm sau đó.

Nhìn chung, kết quả hoạt động của Công ty trong những năm qua với nhiều
sự bất ổn về kinh tế là khá ổn định. Có được điều này là nhờ sự nỗ lực của các
cấp lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên của Vilexim vì sự phát triển
chung của Công ty.
1.2. CƠ CẤU VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ

Là một Công ty Cổ phần, bộ máy quản lý của Vilexim là khá tương đồng
với những Công ty Cổ phần khác với chức danh cao nhất là Đại hội đồng cổ
đông, dưới là Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Từ những nhiệm vụ cấp thiết
trong thực tế của Công ty và những yêu cầu về quản lý trong một môi trường
kinh doanh nhiều biến cố và khốc liệt như hiện nay, Công ty cần có một cơ chế
quản lý cũng như một sự tổ chức hợp lý các bộ máy trong Công ty để ban quản
trị có thể điều hành, kiểm soát các hoạt động kinh tế một cách tốt nhất và có hiệu
quả nhất.
Trải qua nhiều năm hoạt động và phát triển, Công ty đã tích lũy và học hỏi
được rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý, một trong những hoạt động
sống còn của bất cứ Doanh nghiệp và đơn vị nào nếu muốn tồn tại và phát triển.
Trở thành Công ty cổ phần vào năm 2004 vừa là một cơ hội tốt để phát triển
mạnh mẽ hơn nữa nhưng cũng là thách thức không nhỏ dành cho những người
quản lý của Công ty. Từ đó đến nay, với sự lao động không biết mệt mỏi của các
lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã từng bước ổn định hệ
thống quản lý và tạo bàn đạp cho sự phát triển một cách có hiệu quả trong các
hoạt động kinh doanh của mình.
Dưới đây là sơ đồ tổ chức bộ máy và hệ thống quản lý của Công ty Vilexim



Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và
hợp tác đầu tư Vilexim



Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
Đại hội đồng cổ đông
- Là chức danh cao nhất trong cơ cấu của Công ty, có quyền quyết định giải
thể hay tổ chức lại Công ty cùng các chi nhánh, các đơn vị trực thuộc, văn
phòng đại diện.
- Thông qua, phê chuẩn các báo cáo của Hội đồng quản trị, báo cáo quyết toán
năm tài chính, các phương án phân phối và sử dụng lợi nhuận.
- Có quyền quyết định tăng, giảm vốn điều lệ, các loại tài sản và mức cổ
tức, thù lao cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.
Hội đồng quản trị
- Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành chiến lược phát
triển chung của Công ty.
- Quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và xử lý sai phạm các cán bộ quản
lý trong Công ty.
Ban kiểm soát
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý và điều hành hoạt động kinh
doanh của Công ty. Ban kiểm soát cũng có trách nhiệm trong việc kiểm tra
những ghi chép trong sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của Công ty.
- Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động của
Công ty, báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực và hợp
pháp của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ, lập sổ kế toán, báo cáo tài chính và
các báo cáo khác.
- Không được phép tiết lộ bí mật của Công ty và gây cản trở hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty.
Giám đốc
- Có trách nhiệm tổ chức và điều hành mọi hoạt động của Công ty, đại diện
cho toàn bộ công nhân viên chức trong Công ty. Bên cạnh đó là nhiệm vụ thay
mặt Công ty trong các mối quan hệ với các đối tác và bạn hàng.
- Ban giám đốc bao gồm: Giám đốc điều hành và các phó giám đốc.

Phòng tổ chức hành chính
- Xây dựng mô hình tổ chức, xác định chức năng và nhiệm vụ của các bộ
phận trong Công ty. Có trách nhiệm trong việc xây dựng nội quy, quy chế của
Công ty.


- Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp
lý. Đưa ra các chính sách lao động, tiền lương và tính lương hàng tháng cho cán bộ,
công nhân viên, các khoản tiền thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội…
- Tổ chức công tác văn thư lưu trữ, quản lý con dấu, tiếp khách đến giao
dịch.
Phòng tổng hợp và Marketing
- Lập kế hoạch kinh doanh cho toàn bộ Công ty và phân bổ kế hoạch đó
đến từng phòng kinh doanh cụ thể.
- Theo dõi thực hiện kế hoạch, giao dịch đối ngoại và phụ trách các thiết bị
công nghệ như Telex, Fax…
- Tổng kết tình hình thực hiện các kế hoạch kinh doanh ở tất cả các phòng
nghiệp vụ để lập báo cáo và trình lên giám đốc.
Phòng tài chính kế toán
- Ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chình phát sinh trong quá
trình kinh doanh của Công ty.
- Kiểm tra, giám sát, chấp hành các chính sách chế độ về quản lý tài chính.
- Lập hệ thống báo cáo tài chính, cung cấp những thông tin kế toán cho các
đối tượng sử dụng có liên quan.
Khối nghiệp vụ ( các phòng xuất nhập khẩu)
- Có nhiệm vụ tích cực tìm kiếm các cơ hội kinh doanh trong và ngoài
nước.
- Xây dựng phương án kinh doanh, trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ xuất
nhập khẩu cho Công ty.
Các đơn vị khác

- Tìm kiếm bạn hàng, thu gom hàng hóa và thực hiện các thương vụ xuất
nhập khẩu cho Công ty giao.
- Đại diện cho Công ty giải quyết các vấn đề như thanh toán nợ, nghiên cứu
thị trường.
Các chi nhánh của Công ty:
- Chi nhánh TP Hồ Chí Minh
- Chi nhánh Cần Thơ – Nhà máy xay sát gạo và tổng kho
- Chi nhánh Hà Nội – Trung tâm xuất khẩu lao động
- Chi nhánh Hưng Yên – Tổng kho


1.3. CÁC CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC ĐẦU TƯ VILEXIM

1.3.1 Các chức năng chính
Công ty xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư Vilexim là một đơn vị kinh
doanh lớn của Bộ Công Thương, Công ty có quan hệ với nhiều bạn hàng trong
và ngoài nước. Là một Công ty kinh doanh đa ngành đa nghề thì ngoài ngành
nghề kinh doanh chính là xuất nhập khẩu, Công ty còn có rất nhiều hoạt động
kinh doanh khác. Cụ thể như sau:
- Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa trực tiếp, xuất nhập khẩu ủy thác
các mặt hàng nông lâm sản, vật liệu xây dựng, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế,
hàng thủ công mỹ nghệ.
- Xuất khẩu lao động, cung ứng lao động cho các Doanh nghiệp cả trong và
ngoài nước.
- Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ khác phục vụ khách du
lịch trong và ngoài nước.
- Cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho bãi.
- Xuất nhập khẩu và kinh doanh các loại vật tư, nguyên liệu phục vụ sản
xuất cho các ngành công, nông, lâm ngư nghiệp (chủ yếu là cho các Doanh

nghiệp trong nước). Kinh doanh thủy hải sản, phương tiện vận tải, vận tải quá
cảnh, lương thực thực phẩm, các dịch vụ và hàng tiêu dùng.
- Gia công sản xuất hàng cơ khí, may mặc, đồ gỗ, nông, lâm, thủy hải sản,
hàng thủ công mỹ nghệ để xuất khẩu.
- Mua bán nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất, kim loại màu, sắt thép
các loại.
- Mua bán thiết bị điện lạnh, thiết bị phòng cháy chữa cháy, thiết bị viễn
thông, giấy và các sản phẩm từ giấy, két sắt, đồ gia dụng.
- Dịch vụ xuất nhập khẩu
- Dịch vụ tư vấn du học
- Dịch vụ kho vận, kho ngoại quan
- Gia công sản phẩm kim khí
- Sản xuất sắt thép gang
- Sản xuất chế biến nông sản, thủy hải sản, lương thực, thực phẩm


1.3.2. Nhiệm vụ
- Thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu một cách có hiệu quả
nhất, đem lại nhiều lợi nhuận cho Công ty. Bên cạnh đó là nhiệm vụ phát triển
quan hệ thương mại hợp tác đầu tư song song với các hoạt động khác có liên
quan đến kinh tế đối ngoại theo đúng các chính sách chung của Nhà nước.
- Quản lý có hiệu quả các nguồn vốn nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh
doanh của mình. Đầu tư một cách có trọng điểm mang lại hiệu quả cao, có tính
đến sự tương hỗ cho nhau giữa các dự án đầu tư.
- Phát huy vai trò làm chủ của người lao động và các cổ đông, tăng cường
giám sát của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp, đảm bảo được sự hài hòa lợi ích
của nhà nước, doanh nghiệp, các nhà đầu tư và người lao động. Chỉ có giải
quyết tốt mối quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trên mới có thể đảm bảo cho sự
phát triển bền vững của Công ty trong tương lai.
- Góp phần tăng thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán và đẩy mạnh

xuất khẩu cho Quốc gia.
- Tuân thủ tuyệt đối các quy định của Nhà nước trong hoạt động xuất nhập
khẩu và các chính sách liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty nói chung và thương hiệu Việt
Nam nói chung trên trường Quốc tế. Tìm kiếm và mở rộng các thị trường tiềm
năng.
1.3.3. Quyền hạn và các ưu đãi của Nhà nước
- Công ty được quyền chủ động giao dịch, đàm phán và kí kết các hợp đồng
mua bán ngoại thương, hợp đồng kinh tế, các văn bản hợp tác, liên doanh với
khách hàng cả trong và ngoài nước.
- Công ty được phép vay vốn (bao gồm cả ngoại tệ) ở trong và ngoài nước,
được liên doanh liên kết và hợp tác sản xuất với các tổ chức kinh tế phù hợp với
các chính sách và pháp luật hiện hành của Nhà nước.
- Được hưởng các ưu đãi đã được quy định của Nhà nước khi tiến hành hoạt
động sản xuất nhập khẩu, như các ưu đãi về thủ tục xuất nhập khẩu, kiểm tra hải quan,
thuế…
- Được hỗ trợ về tài chính từ phía Nhà nước để đầu tư vào hoạt động quảng
bá sản phẩm.
- Được tham gia tổ chức các hội chợ, triển lãm, tham gia các hội nghị, hội
thảo chuyên đề có liên quan đến hoạt động của Công ty.


- Được cử cán bộ đi công tác ở nước ngoài hoặc mời bên nước ngoài vào
Việt Nam để giao dịch, đàm phán kí hợp đồng hoặc tư vấn các vấn đề có liên
quan đến các lĩnh vực kinh doanh của Công ty.
1.4. MỤC TIÊU VÀ TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT
NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC ĐẦU TƯ VILEXIM

1.4.1. Mục tiêu
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước, Công ty cũng

luôn đặt ra cho mình những mục tiêu, kế hoạch cụ thể và luôn nỗ lực hết mình
nhằm đạt được các mục tiêu đó với ưu tiên là sự phát triển ổn định và bền vững.
Cụ thể như sau:
Một là, phấn đấu từng bước đưa Công ty trở thành một trong những đơn vị
hàng đầu trong nước và khu vực về lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu hàng
hóa. Tăng trưởng lợi nhuận một cách bền vững và hạn chế các rủi ro.
Hai là, mang lại cho khách hàng những sản phẩm, hàng hóa tốt nhất, chất
lượng nhất với giá trị và lợi ích tối đa.
Ba là, xây dựng được một chiến lược phát triển dài hạn, đưa thương hiệu
Vilexim nói riêng và thương hiệu của hàng hóa Việt Nam nói chung được biết
đến rộng rãi trên toàn thế giới và trở thành một trong những thương hiệu hàng
đầu về sự uy tín và chất lượng.
Bốn là, tối đa hóa lợi ích của mọi cổ đông trong Công ty, đem lại nguồn thu
nhập ổn định và đời sống văn hóa tinh thần cao cho toàn thể cán bộ công nhân
viên trong Công ty.
Năm là, tạo dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động và
sáng tạo nơi mà mỗi thành viên làm việc một cách tận tụy hết mình, là nơi hội tụ
và phát triển nhân tài.
Đó là những mục tiêu lớn mà ban lãnh đạo Công ty đã đặt ra và đang nỗ
lực thực hiện hết mình vì một Vilexim tăng trưởng và phát triển bền vững.
1.4.2. Triết lý kinh doanh
Bất cứ một Công ty nào, kinh doanh mặt hàng gì cũng đều có những triết lý
kinh doanh của riêng mình như một sự chỉ đường giúp Công ty đó vượt qua
những thời điểm khó khăn nhất và tạo được niềm tin nơi đối tác và khách hàng.
Công ty Vilexim là một trong những đơn vị kinh doanh lớn của Nhà nước và
triết lý kinh doanh của Công ty được đề ra là vì sự phát triển ổn định của Công
ty nói riêng và nền kinh tế Quốc gia nói chung. Dưới đây là những triết lý kinh
doanh đã được đề ra cho Công ty.



Đầu tư có trọng điểm: Đầu tư có sự chọn lọc các dự án khả thi và hiệu quả
cao, tránh đầu tư tràn lan, dàn trải nguồn vốn một cách mất kiểm soát gây lãng
phí cho Công ty và Nhà nước.
Chất lượng dịch vụ hàng đầu: Chất lượng hàng hóa dịch vụ là yếu tố sống
còn đối với mỗi Công ty và Vilexim cũng không phải là ngoại lệ. Luôn cam kết
mang lại cho khách hàng những hàng hóa và dịch vụ tốt nhất là triết lý kinh
doanh hàng đầu của Công ty.
Khách hàng là bạn hàng: Công ty luôn chia sẻ những lợi ích và khó khăn
đối với khách hàng trên cơ sở hợp tác và thân thiện.
Táo bạo và đột phá: Phương châm giúp Công ty đạt được sự sang tạo cao
và hiệu quả trong công việc. Đồng thời rút ngắn khoảng cách, đi tắt đón đầu và
tạo lợi thế cạnh tranh.
Cải tiến không ngừng: Không có sự vĩnh cửu trong suy nghĩ và tư duy, sự
sáng tạo trong phương pháp làm việc luôn được khuyến khích và tôn trọng trong
Công ty.
Tinh thần đoàn kết và sự thống nhất: Là nền tảng tạo nên sức mạnh của
Vilexim, là tiền đề giúp Công ty vượt qua khó khăn phát triển vững bền.
Kiểm soát rủi ro: Mọi yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty luôn được tính đến và có các biện pháp khắc phục một cách
hiệu quả nhất.
Phương châm hành động: Dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm,
quyết định kịp thời, triển khai quyết liệt.
Luôn thực hiên đúng theo những triết lý kinh doanh mà mình đã đề ra
mang lại cho Vilexim sự phát triển và thịnh vượng như ngày hôm nay.
Trong những năm gần đây, mặc dù gặp nhiều khó khăn do sự biến động của
thị trường cũng như nền kinh tế trong nước và trên thê giới. Công ty Cổ phần
Xuất nhập khẩu Vilexim đã luôn phấn đấu và nỗ lực hết mình vượt qua khó khăn
trở ngại để hoàn thành các mục tiêu đề ra về kim ngạch xuất nhập khẩu và hiệu
quả kinh doanh. Đáp ứng sự kì vọng về một trong những Doanh nghiệp Nhà
nước làm ăn có hiệu quả và có những đóng góp tương xứng với nguồn lực cho

quốc gia.
Các phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu, phòng Marketting và các chi nhánh
đều nổ lực trong việc tìm kiếm các thị trường mới, các đơn đặt hàng có giá trị.
Bên cạnh đó là cố gắng khai thác hiệu quả các nguồn hàng xuất nhập khẩu, nỗ
lực trong việc hoàn thành các chỉ tiêu được giao
Nhìn chung, hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty đã thực hiện đúng với
chính sách CNH-HĐH đất nước, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh


tế quốc gia trong những năm vừa qua. Công ty đã mở rộng được các mối quan
hệ một số lượng bạn hàng lớn trong và ngoài nước. Phương thức kinh doanh phù
hợp với tình hình thực tế sản xuất và tiêu thụ, phù hợp với từng đối tượng khách
hàng khác nhau, phù hợp với nhu cầu và dung lượng của các thị trường.
Các cơ chế quản lý giao dịch, phương án ký kết và thanh toán của Công ty
trong các hoạt động xuất nhập khẩu được thực hiện nề nếp có sự phối hợp chặt
chẻ giữa các phòng nghiệp vụ và các phòng quản lý. Do vậy, hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty diễn ra tương đối thuận lợi, hiệu quả, không những hạn
phát sinh những hàng tồn kho mới mà còn cơ bản giải quyết số hàng tồn từ năm
trước chuyển sang.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được, Công ty đã và đang gặp
phải một số những khó khăn và hạn chế chưa giải quyết được, cụ thể là:
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đa dạng nhưng ngoài gạo ra thì giá trị xuất
khẩu các mặt hàng khác như chè, cà phê, hồ tiêu còn chưa cao.
Các hoạt động Marketting, quảng bá sản phẩm và tìm kiếm thông tin thị
trường mới còn chưa được quan tâm một cách đúng mức. Qua đó, việc mở rộng
quy hoạt động kinh doanh của Công ty còn hạn chế.
Nguồn vốn hạn chế, các hoạt động kinh doanh xuất khẩu chủ yếu là hàng
nông sản còn mang tính chất thời vụ. Qua đó, nguồn thu ngoại tệ còn thấp và
chưa đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu các loại nguyên liệu, máy móc phục vụ
cho thị trường sản xuất trong nước.

Mặc dù vậy, Công ty cũng đang từng bước định ra các chiến lược lâu dài
nhằm giải quyết triệt để những khó khăn trên, góp phần đưa Vilexim trở thành
một Doanh nghiệp vững mạnh trong tương lai.


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC ĐẦU
TƯ VILEXIM
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU GẠO

2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo trên thế giới
2.1.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo trên thế giới
Theo đánh giá của các chuyên gia lương thực thế giới thì với tốc độ tăng
dân số hiện nay, sản lượng gạo hàng năm của thế giới phải tăng 760 triệu tấn vào
năm 2020. Tuy nhiên, nhiều nước hiện nay lại rơi vào tình trạng thiếu đất trồng
để tăng sản lượng gạo, và vì vậy hầu hết nhu cầu gạo phải được đáp ứng bằng
việc tăng năng suất.
Việc sử dụng giống lúa lai hiện nay đang là biện pháp tích cực nhất nhằm
tăng tối đa năng suất trồng lúa trên thế giới, đặc biệt là tại các nước như Sri
Lanka, Việt Nam, Indonesia và Philippines. Đây là những quốc gia có tỷ lệ đất
và lao động cao cùng với tỷ lệ diện tích được tưới nước cao, có nhu cầu về công
nghệ lai gạo nhiều nhất.
Theo Tổ chức nông lương quốc tế (FAO), diện tích gieo trồng lúa lai trong
năm 2008 là hơn 20 triệu ha và nếu, chúng ta có thể thay thế gạo thông thường
bằng gạo lai thì sản lượng gạo có thể tăng gấp đôi so với thời điểm hiện tại.
Cũng theo tổng kết của FAO, sản lượng lúa toàn cầu năm 2011 đạt 722
triệu tấn (tương đương 481,2 triệu tấn gạo), tăng 3% so với 720 triệu tấn năm
2010 . Tiêu thụ toàn cầu năm 2011 ước đạt 456,3 triệu tấn, giảm 1,7 triệu tấn so
với con số dự báo của tháng 6/2011 (458 triệu tấn).
2.1.1.2. Tình hình dự trữ và giao dịch gạo trên thế giới

Trong năm 2011, lượng gạo giao dịch trên toàn thế giới đạt con số kỉ lục là
34,5 triệu tấn so với 31,5 triệu tấn năm 2010. Nhu cầu về gạo tại nhiều nơi trên
thế giới tăng và kéo theo đó là lượng gạo xuất khẩu cũng tăng tại các nước có
truyền thống xuất khẩu gạo như Ấn Độ, Thái Lan; đạt kỉ lục có Argentina, Brazil
và Việt Nam. Trái lại xuất khẩu gạo của Trung Quốc, Ai Cập, Pakistan và Mỹ
giảm, do giá gạo trong nước tăng cao hay do sản lượng thấp.
Sang 2012, dự báo giao dịch thương mại chỉ còn 32,8 triệu tấn, giảm 5%,
do nhu cầu nhập khẩu gạo ở các nước châu Á giảm. Những nước nhu cầu nhập
gạo giảm là Indonesia, Nepal, Nigeria và Philippines. Giá gạo cao trong nước đã
hạn chế khả năng xuất khẩu của Thái Lan, nhưng nguồn cung thấp cũng gây trở
ngại cho Argentina, Brazil, Miến Điện, Mỹ và Uruguay. Khó khăn đầu ra có thể


làm Việt Nam xuất khẩu giảm chút ít sau kỹ lục năm 2011, nhất là cạnh tranh
gạo cấp thấp với Ấn Độ, Campuchia, Trung Quốc, và Pakistan dự báo tăng xuất
khẩu.
Bảng 2.1: Sản lượng gạo và dự trữ trên thế giới giai đoạn 2010-2011
Quốc gia

Sản lượng

Xuất khẩu

Dự trữ

(triệu tấn)
2010

2011


2010

2011

2011

Thế giới

466,6

480,4

31,5

54,5

140,6

Trung Quốc

134,0

137,0

0,6

0,7

75,2


Ấn Độ

89,1

94,1

2,1

3,8

19,1

Việt Nam

25,9

26,6

6,9

7,3

2,8

Thái Lan

21,3

20,9


9,0

10,5

5,2

Mỹ

7,6

6,8

3,9

3,4

1,7

Nguồn: FAO
Dự trữ gạo trên thế giới đến cuối năm 2011 đạt 140,6 triệu tấn so với 138
triệu tấn năm 2010. Con số này bằng 30% lượng gạo trên thế giới. Dự kiến sang
năm 2012 dự trữ sẽ tăng 8% nữa, đạt 151 triệu tấn. Những nước nhập khẩu gạo
Indonesia và Philippines dự trữ gạo lần lượt là 5,4 và 3 triệu tấn.
2.1.2. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những
năm qua
2.1.2.1. Thực trạng sản xuất
Trong những năm qua, lúa gạo luôn giữ vị trí trung tâm trong khu vực kinh
tế nông nghiệp và nông thôn, hàng năm đều đem lại sản lượng và giá trị cao,
đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế cũng như an ninh xã hội.
Tại Việt Nam có hai vùng sản xuất lúa gạo lớn nhất cả nước là Đông bằng

sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là hai châu thổ có lợi thế về địa
hình, đất đai, khí hậu và mật độ dân cư cao cùng với trình độ thâm canh sản xuất
nông nghiệp thuộc loại cao nhất cả nước.


Về diện tích gieo trồng:
Diện tích tự nhiên của cả nước là 329.314,04 km2, trong đó có khoảng 2025% đất đai được sử dụng vào mục đích sản xuất nông ngiệp và trên một nửa
được sử dụng cho việc trồng lúa. Tổng diện tích đất gieo trồng năm 2011 đạt
7651,4 nghìn ha trong đó Đồng bằng sông Cửu Long chiếm trọng lệ cao nhất là
51,3%, theo sau đó là đồng bằng sông Hồng với 19,6%. Mặc dù diện tích của
hai vùng này chỉ chiếm khoảng 15% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước
nhưng đã sản xuất ra trên 2/3 sản lượng gạo của cả nước, cho thấy năng suất và
sản lượng đạt được luôn ở mức cao và ổn định.
Bảng 2.2: Diện tích gieo cấy lúa đông xuân cả nước
(tính đến 15-03-2010)
Đơn vị: ha
Vùng

15/03/09

15/03/10

Tăng (+)
Giảm (-)

Cả nước

2,981,016

3,051,762


70,746

1,097,635

1,098,554

919

ĐB sông Hồng

553,631

556,365

2,734

Trung du và MN phía Bắc

209,798

204,652

-5,146

Bắc Trung Bộ

334,206

337,537


3,331

Miền Nam

1,883,381

1,953,208

69,827

D.H Nam Trung Bộ

172,466

186,308

13,842

Tây Nguyên

67,271

73,772

6,501

Đông Nam Bộ

100,446


114,037

13,591

ĐBS Cửu Long

1,543,198

1,579,091

35,893

Miền Bắc

Nguồn: Bộ NN&PTNT
Nhìn vào bảng trên chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy diện tích gieo
trồng lúa đông xuân của riên Đồng băng sông Cửu Long đã chiếm đến hơn 80%
diện tích gieo trồng toàn Miền Nam và hơn 50% diện tích gieo trồng của cả
nước.


Về giống lúa:
Giống lúa tại Việt Nam là rất đa dạng và phong phú do sự khác nhau về đất
đai và điều kiện thời tiết tại các vùng khác nhau nên các giống lúa được gieo
trồng cũng là khác nhau để đảm bảo phù hợp. Tại các tỉnh phía Bắc, giống lúa
nhập từ Trung Quốc và lúa lai được sử dụng khá nhiều. Trong khi miền Nam lại
trồng nhiều giống lúa IR có nguồn gốc từ viện lúa Viện lúa quốc tế. Năm 2011,
Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã cho ra đời 12 giống lúa mới với một số
giống lúa có triển vọng như OM4900, OM5472, OM6976, OM6162, OM5464,

OM8923 OM5451.
Về năng suất:
Năm suất lúa của Việt Nam luôn được cải thiện và tăng nhanh qua từng
năm nhờ chú trọng vào nghiên cứu và tìm tòi ra các giống lúa mới. Năm 2008,
năng suất lúa bình quân tại các tỉnh Đồng bằng song Cửu Long là 6,5 tấn/ha, đặc
biệt như huyện Gò Công của tỉnh Tiền Giang năng suất lên tới 7 tấn/ha. Đến
năm 2010, năng suất lúa bình quân của cả nước đã là 5,3 tấn/ha và năm 2011
tăng lên 5,5 tấn/ha.
Chúng ta đã ý thức được khá rõ ràng tầm quan trọng của việc cải thiện
năng suất các giống lúa trong tình trạng đất nông nghiệp ngày càng trở nên khan
hiếm. Việc đầu tư vào nghiên cứu cải thiện năng suất là dành cho sự phát triển
dài hạn, ổn định và bền vững.
Về chế biến:
Việc chế biến lúa thành gạo tại Việt Nam hiện này nhằm phục vụ cho hai
nhu cầu đó là tiêu dung nội địa và chế biến cho xuất khẩu. Việc chế biến, xay xát
gạo phục vụ cho nhu cầu trong nước chủ yếu được thực hiện thủ công hoặc bằng
máy nhưng với quy mô nhỏ. Theo thống kê, có tới hơn 80% tổng sản lượng lúa
được thực hiện chế biến bằng những máy xay xát trên quy mô nhỏ nhằm phục
vụ tiêu dung trong nước.
Đối với gạo phục vụ xuất khẩu thì thường được chế biến tại các vùng quy
hoạch sản xuất lúa gạo xuất khẩu. Gạo thương phẩm với chất lượng khá cao là
sản phẩm chủ yếu được chế biến tại đây. Ngoài ra, cũng có một số sản phẩm làm
từ gạo nhưng không đáng kể và với quy mô nhỏ. Tuy các nhà máy chế biến có
được đầu tư, xây lắp các thiết bị nhưng năng lực còn nhiều hạn chế và chất
lượng gạo thương phẩm cũng chỉ nằm ở mức trung bình. Hiện tượng này cũng
một phần là do chất lượng nguyên liệu đầu vào là không ổn định và đồng đều. Tỉ
lệ gạo chế biến đạt mức 60-65%, tỉ lệ gạo nguyên hạt cũng chỉ chiếm có 4248%.


Về chủng loại:

Chủng loại gạo rất phong phú nhưng nhìn chung, trên thị trường hiện nay
có các loại gạo sau:
+ Gạo 5% tấm
+ Gạo 10% tấm
+ Gạo thơm
+ Gạo nếp
+ Gạo đồ
2.1.2.2. Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam những năm qua
Trong những năm qua, Việt Nam luôn là một trong ba quốc gia dẫn đầu về
sản lượng và giá trị gạo xuất khẩu (hiện nay đã đứng thứ hai thế giới chỉ sau
Thái Lan). Chúng ta có thể điểm qua một vài vấn đề trong thực trạng xuất khẩu
gạo của Việt Nam trong những năm qua:
Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu:
Nhìn lại vào quá trình tham gia thị trường gạo thế giới, có thể thấy đến năm
2007, nền kinh tế Việt Nam mới chính thức hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu
nhưng gạo Việt Nam đã tham gia thị trường lúa gạo thế giới từ trước đó gần hai
thập kỷ. Và Việt Nam ngày nay đã trở thành quốc gia cung cấp gạo quan trọng
trên thị trường thế giới.
Dưới đây là sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam trong
những năm gần đây:


×