Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 159 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------

HOÀNG MINH TUẤN

NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM
XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
(KINH TẾ BẢO HIỂM )
MÃ SỐ: 9340201

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ CHÍNH
TS. ĐẶNG ANH DUỆ

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam
kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018


Tác giả luận án

Hoàng Minh Tuấn


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐẾN CÔNG
TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI ......................................... 6
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nước ......................................... 6
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước ....................................... 14
1.3. Kết luận về tổng quan nghiên cứu và xác lập vấn đề nghiên cứu................ 20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................... 21
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
BẢO HIỂM XÃ HỘI ............................................................................................... 22
2.1. Khái quát chung về bảo hiểm xã hội............................................................. 22
2.1.1. Khái niệm về bảo hiểm xã hội ................................................................... 22
2.1.2. Vai trò của bảo hiểm xã hội ....................................................................... 23
2.1.3. Quản lý bảo hiểm xã hội............................................................................ 26
2.2. Nội dung của quản lý nhà nước về BHXH ................................................... 32
2.2.1. Về hoạch định chính sách và định hướng phát triển BHXH ....................... 32
2.2.2. Xây dựng hệ thống pháp luật về BHXH .................................................... 32
2.2.3. Xây dựng cơ chế tài chính BHXH ............................................................. 32
2.2.4. Hỗ trợ, bảo trợ của Nhà nước .................................................................... 33
2.2.5. Thanh tra, kiểm tra hoạt động BHXH ........................................................ 34

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội 35
2.3.1. Nhân tố bên trong ...................................................................................... 35
2.3.2. Nhân tố bên ngoài ..................................................................................... 37
2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội của một số nước trên
thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt nam .................................................... 39
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội của một số nước trên
thế giới................................................................................................................ 39
2.4.2. Bài học cho Việt Nam ............................................................................... 51


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................... 52
CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 53
3.1. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu ....................................... 53
3.1.1. Mô hình nghiên cứu .................................................................................. 53
3.1.2. Giải thích các biến trong mô hình nghiên cứu............................................ 53
3.1.3. Các giả thuyết nghiên cứu ......................................................................... 56
3.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 57
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 57
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính ............................................................ 57
3.2.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng ......................................................... 58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................... 63
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG
TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ............. 64
4.1. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam ..... 64
4.1.1. Về xây dựng hệ thống pháp luật về BHXH ................................................ 67
4.1.2. Về phát triển đối tượng.............................................................................. 68
4.1.3. Về công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội
của Nhà nước ...................................................................................................... 76
4.1.4. Thanh tra, kiểm tra hoạt động BHXH ........................................................ 78
4.1.5 Về công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực BHXH ............................. 79

4.2. Những vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
ở Việt Nam ............................................................................................................ 80
4.3. Nguyên nhân của tồn tại về công tác quản lý nhà nước về BHXH.............. 81
4.4. Kết quả nghiên cứu về công tác quản lý bảo hiểm xã hội ở Việt Nam ........ 83
4.4.1. Mô tả đặc điểm mẫu khảo sát .................................................................... 83
4.4.2. Mô tả các đặc trưng của dữ liệu ................................................................. 84
4.4.3. Phân tích độ tin cậy của thang đo (hệ số cronback Alpha) ......................... 86
4.4.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng ............................................................... 90
4.5. Kết quả uớc lượng ......................................................................................... 93
4.5.1. Kết quả ước lượng theo 6 nhóm nhân tố biến phụ thuộc ............................ 93
4.5.2. Xác định tầm quan trọng của các biến độc lập ........................................... 96
4.6. Một số phát hiện từ phân tích mô hình ........................................................ 97
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4......................................................................................... 99


CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM. ................................................ 100
5.1. Quan điểm quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội của Đảng và Nhà nước.... 100
5.2. Định hướng phát triển bảo hiểm xã hội ở Việt Nam đến năm 2025 .......... 101
5.3. Dự báo xu hướng bảo hiểm xã hội giai đoạn 2016-2025 ............................ 102
5.3.1. Về tình hình tham gia bảo hiểm xã hội .................................................... 102
5.3.2. Về tình hình hưởng chính sách bảo hiểm xã hội ...................................... 106
5.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm
xã hội ở Việt Nam ............................................................................................... 108
5.4.1. Tiếp tục hoạch định, hoàn thiện chính sách và định hướng phát triển bảo
hiểm xã hội ....................................................................................................... 108
5.4.2. Tiếp tục xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm xã hội. 109
5.4.3. Đề xuất và xây dựng cơ chế đảm bảo bền vững tài chính bảo hiểm xã hội ... 113
5.4.4. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và xây dựng bộ máy trong hoạt
động của bảo hiểm xã hội.................................................................................. 115

5.4.5. Phối hợp và tăng cường nội dung trong hoạt động thanh tra, kiểm tra bảo
hiểm xã hội ....................................................................................................... 115
5.4.6. Tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội .............................. 117
5.4.7. Tăng cường cải cách hành chính, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý
nhà nước về bảo hiểm xã hội ............................................................................. 119
5.4.8. Tăng cường năng lực quản lý đầu tư quỹ BHXH ..................................... 120
5.4.9. Cần hiện đại hóa hệ thống hành chính của BHXH và tăng cường hoạt động
của các cơ quan nhà nước liên quan trong quản lý nhà nước về BHXH ............. 121
5.5. Điều kiện thực hiện giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về
bảo hiểm xã hội ................................................................................................... 122
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5....................................................................................... 125
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................. 126
HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN .................................................................................. 127
KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO..................................... 128
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ........................... 129
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 130
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 135


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Diễn giải

ASXH

An sinh xã hội

BHXH


Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

HCSN

Hành chính sự nghiệp

HĐLĐ

Hợp đồng lao động

HTX

Hợp tác xã

KT-XH

Kinh tế xã hội



Lao động

LĐ-TBXH

Lao động -Thương binh xã hội


LLLĐ

Lực lượng lao động

LLVT

Lực lượng vũ trang

NLĐ

Người lao động

NN

Nhà nước

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

NSNN

Ngân sách nhà nước

PCT

Phi chính thức

QHLĐ


Quan hệ lao động

QLNN

Quản lý nhà nước

TTHC

Thủ tục hành chính

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: So sánh mức hỗ trợ của chính phủ trong các hệ thống BHXH .................... 40
Bảng 2.2: Tỉ lệ đóng BHXH của NLĐ khu vực chính thức ........................................ 44
Bảng 2.3: Tỉ lệ đóng BHXH của NLĐ khu vực phi chính thức .................................. 44
Bảng 4.1:Tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội (2008-2015) ................................ 68
Bảng 4.2: Số người tham gia bảo hiểm xã hội chia theo khu vực (2008-2015) ........... 69
Bảng 4.3: Số người hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội (2008-2015) .......................... 74
Bảng 4.4: Tình hình thu-chi quỹ bảo hiểm xã hội (2008-2015) .................................. 76
Bảng 4.5: Cơ cấu người khảo sát theo đơn vị khảo sát và giới tính ............................ 83
Bảng 4.6: Cơ cấu người khảo sát theo đơn vị khảo sát và nhóm tuổi .......................... 84
Bảng 4.7: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội hiện nay .............. 84
Bảng 4.8: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm
xã hội hiện nay .......................................................................................................... 85
Bảng 4.9: Cronbach's Alpha của thành phần về công tác quản lý nhà nước về bảo

hiểm xã hội ................................................................................................................ 86
Bảng 4.10: Cronbach's Alpha của thành phần về trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ,
công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về BHXH........................................ 87
Bảng 4.11: Cronbach's Alpha của thành phần mức độ cải cách hành chính trong quản
lý nhà nước về BHXH ............................................................................................... 88
Bảng 4.12: Cronbach's Alpha của thành phần về cơ sở vật chất phục vụ công tác quản
lý nhà nước về BHXH ............................................................................................... 88
Bảng 4.13: Cronbach's Alpha của thành phần về phát triển hệ thống chính sách an sinh
xã hội ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH ...................................... 89
Bảng 4.14: Cronbach's Alpha của thành phần về phát triển các chính sách bảo hiểm
thương mại ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH .............................. 89
Bảng 4.15: Cronbach's Alpha của thành phần về nhu cầu, nhận thức của người dân về
BHXH ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH ..................................... 90
Bảng 4.16: Kiểm định KMO và Bartlett's .................................................................. 91
Bảng 4.17: Tổng các phương sai được giải thích ........................................................ 91
Bảng 4.18: Tọa độ các thành phần chính của các biến................................................ 92


Bảng 4.19: Kết quả hồi quy tuyến tính các nhân tố tác động đến công tác quản lý nhà
nước về BHXH .......................................................................................................... 94
Bảng 4.20: Kết quả hồi quy chuẩn hóa các nhân tố tác động đến công tác quản lý nhà
nước về bảo hiểm xã hội hiện nay .............................................................................. 96
Bảng 4.21: Xác định tầm quan trọng của các biến độc lập trong mô hình................... 97
Bảng 5.1: Dự báo số người tham gia bhxh đến năm 2025 (Kịch bản 1) .................... 103
Bảng 5.2:(Kịch bản 2) Dự báo số người tham gia bảo hiểm xã hội đến năm 2025 .... 104
Bảng 5.3: Dự báo số người hưởng hưu trí đến năm 2025 ......................................... 106


DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
Sơ đồ 1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 4

Hình 3.1: Mô tả mô hình nghiên cứu.......................................................................... 53
Hình 4.1: Số lượng người hưởng các chế độ hưu trí và trợ cấp chia theo nguồn năm 2015. 72
Hình 4.2: Số lượt người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần chia theo loại hình . 73
Hình 5.1: So sánh kết quả dự báo số người tham gia bảo hiểm xã hội giữa hai kịch bản . 105
Hình 5.2: Dự báo số người đóng trên một người hưởng từ quỹ bảo hiểm xã hội đến
2025 theo 2 kịch bản ................................................................................................ 108


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết, lý do lựa chọn đề tài
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với
người lao động, nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, đồng
thời đảm bảo mục tiêu của hệ thống an sinh xã hội mà BHXH là một trụ cột chính, lớn
nhất không thể tách rời. Chính sách BHXH ở nước ta được thực hiện ngay từ những
ngày đầu thành lập nước. Hơn 60 năm qua, trong quá trình tổ chức thực hiện, chính
sách BHXH ngày càng được hoàn thiện và không ngừng đổi mới, bổ sung cho phù
hợp với điều kiện hiện tại của đất nước. Cùng với quá trình đổi mới của nền kinh tế
từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986), chính sách BHXH
và tổ chức quản lý hoạt động BHXH cũng có nhiều đổi mới tích cực như: BHXH
không những góp phần ổn định đời sống của người lao động mà còn khuyến khích họ
tích cực lao động sản xuất tạo ra của cải cho xã hội, xây dựng đất nước. Trong quá
trình thực hiện BHXH đã không ngừng phát triển cả về chất lượng lẫn số lượng. Số
người tham gia ngày càng tăng lên, mở rộng cho các đối tượng tham gia. Trong công
tác quản lý cũng đã có những thay đổi căn bản. Đặc biệt hệ thống tổ chức đã được
thống nhất trên phạm vi cả nước với mô hình 3 cấp, theo ngành dọc từ Trung ương
tới địa phương.
Bên cạnh những mặt đạt được trong công tác quản lý Nhà nước về BHXH
chúng ta vẫn còn những tồn tại cần sớm được khắc phục cả về nội dung chính sách, tổ

chức quản lý hoạt động. Điển hình trong lĩnh vực tài chính BHXH thì số nợ đọng về
BHXH tính đến 31/12/2015 đã lên đến gần 14.000 tỷ đồng, trong lĩnh vực quản lý đối
tượng tham gia là các doanh nghiệp thì chỉ mới quản lí được 200.000 doanh nghiệp
trong tổng số 400.000 doanh nghiệp trên phạm vi cả nước, lực lượng lao động tham
gia BHXH chỉ chiếm 24,6% trong tổng số người lao động thuộc diện tham gia BHXH
trong số 200.000 doanh nghiệp, so với dân số tham gia lực lượng lao động trên phạm
vi cả nước chỉ chiếm 22,3%, tương đương mức độ che phủ gần 1/5 lực lượng lao động
(www.baohiemxahoi.gov.vn).
Với những thống kê sơ bộ đó có thể thấy công tác quản lí trong lĩnh vực BHXH
còn nhiều vướng mắc và bất cập. Tuy nhiên trong thời gian gần đây cả thì chính sách
về kinh tế, xã hội đã có những thay đổi. Trong lĩnh vực kinh tế nhiều lúc chúng ta chưa
kiểm soát được, khủng hoảng kinh tế đã tác động ghê gớm đến mọi lĩnh vực cuộc
sống. Về chính trị chúng ta tăng cường hợp tác với nhiều nước trên thế giới, là thành
viên của nhiều tổ chức kinh tế trên thế giới bắt buộc chúng ta phải tuân thủ theo “luật


2
chơi” của tổ chức đề ra. Trong đời sống xã hội ngày càng xuất hiện những thách thức
mới như vấn đề việc làm, đời sống người lao động, dân số… Bên cạnh đó cũng xuất
hiện nhiều thách thức mới từ phía chủ sử dụng lao động như trốn đóng, nợ đọng diễn
ra thường xuyên và quy mô ngày càng lớn. Hệ thống hành lang pháp lý đã quy định cụ
thể và phát huy hiệu quả nhất định, tuy vậy đôi lúc mức điều tiết, điều chỉnh còn chưa
kịp thời và chưa phù hợp với đa số nguyện vọng của người lao động cả nước. Tất cả
những yếu tố tác động đó bắt buộc chúng ta phải thay đổi để phù hợp với xu hướng
này và BHXH không nằm ngoài quy luật đó. Đây là những đòi hỏi cấp thiết cần được
nghiên cứu để góp phần thực hiện tốt hơn chính sách cũng như tổ chức quản lý nhà
nước của hệ thống BHXH Việt Nam. Trong đó, quản lý nhà nước về BHXH cần phải
được chú trọng và quan tâm vì công tác quản lý Nhà nước về BHXH có tốt thì hệ
thống an sinh xã hội mới đạt được mục tiêu đề ra và đáp ứng lòng mong mỏi của hàng
triệu người lao động cả nước. Chính vì vậy NCS đã chọn đề tài: “Nghiên cứu nhân tố

ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam”
Luận án có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Từ đó giúp hoàn thiện hơn
trong công tác quản lý nhà nước về BHXH và có chiến lược phát triển cho BHXH về
lâu dài.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về
BHXH ở Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm khắc phục những tồn tại trong công
tác quản lý Nhà nước về BHXH ở Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận án hướng tới việc tập trung
nghiên cứu và giải đáp câu hỏi nghiên cứu:
+ Những nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH ở
Việt Nam?
+ Những giải pháp và đề xuất nào phù hợp giúp công tác quản lý nhà nước về
BHXH ở Việt Nam đạt hiệu quả tốt hơn?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu và giải quyết được câu hỏi nghiên cứu
đặt ra, luận án xác định đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu như sau:


3
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: “Công tác quản lý nhà nước về BHXH ở Việt Nam”
- Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Luận án giới hạn nghiên cứu các đơn vị điển hình cấp Trung
ương và một số đơn vị trên địa bàn thủ đô Hà Nội trong lĩnh vực nghiên cứu và quản
lý BHXH.
- Về thời gian: Tác giả lấy nguồn số liệu liên quan đến công tác quản lý nhà
nước và tìm các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội

thông qua xây dựng thang đo kết hợp bảng hỏi các chuyên gia, nhà quản lý trong lĩnh
vực BHXH với nguồn số liệu nghiên cứu chủ yếu từ 2008 - 2015. Đồng thời đề xuất
các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam có
giá trị đến năm 2025.
- Về nội dung nghiên cứu: Luận án đi sâu vào nghiên cứu những nhân tố ảnh
hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH ở Việt Nam trên cơ sở các nội dung
sau: (1) đánh giá, luận giải các kết quả nghiên cứu trước đây; (2) hệ thống hóa vấn đề
lý luận về quản lý nhà nước về BHXH; (3) đưa ra các giả thuyết nghiên cứu, định
hướng nghiên cứu về mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu; (4) kiểm định
giả thuyết nghiên cứu trong khung cảnh nghiên cứu là các nhân tố tác động đến công
tác quản lý nhà nước về BHXH ở Việt Nam.; (5) đề xuất các giải pháp và kiến nghị
nhằm thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước về BHXH ở Việt Nam hiện nay và
trong thời gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề đặt ra, luận án tiến hành chọn mẫu nghiên cứu, đối tượng
trong mẫu nghiên cứu, tiến hành điều tra thông qua bảng hỏi và xây dựng thang đo cho
nhóm nhân tố ảnh hưởng. Sau khi thu thập số liệu điều tra từ mẫu chọn, luận án sử dụng
phương pháp nghiên cứu định lượng để chạy mô hình thông qua phần mềm SPSS để
kiểm định mức độ ảnh hưởng với biến phụ thuộc là công tác quản lý nhà nước về
BHXH và nhóm biến độc lập bao gồm: Trình độ năng lực đội ngũ cán bộ công chức
trong bộ máy quản lý nhà nước về BHXH; mức độ cải cách hành chính trong quản lý
nhà nước về BHXH; cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý nhà nước về BHXH; Phát
triển của hệ thống an sinh xã hội; phát triển của các chính sách BHTM; nhu cầu nhận
thức của người dân về BHXH. Sau khi đánh giá mức độ các nhân tố ảnh hưởng bằng hệ
số tin cậy Cronbach’s Alpha sẽ đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố trong mô
hình và giả thuyết nghiên cứu lên công tác quản lý nhà nước về BHXH ở Việt nam.


4
6. Thiết kế nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của luận án bao gồm các bước sau:
- Xác định các biến số và thước đo cho các biến số: các biến trong mô hình bao
gồm biến phụ thuộc (công tác quản lý nhà nước về BHXH) và 06 biến độc lập được
chia thành 2 nhóm gồm: nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài
- Thiết lập mô hình nghiên cứu và mối quan hệ giữa các biến trong mô hình
nghiên cứu: mô hình nghiên cứu được thiết lập với biến phụ thuộc và các biến độc lập.
- Xác định nguồn dữ liệu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu: nguồn
dữ liệu là nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các bảng hỏi với 252 mẫu của các
chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học.. trong lĩnh vực BBHXH. Phương pháp thu thập
dữ liệu là phương pháp tổng hợp các khoản mục có liên quan đến các biến, tính toán
các chỉ tiêu trên Excel, mã hóa các biến, kiểm tra dữ liệu, xử lý và làm sạch dữ liệu,
sau đó, chuyển toàn bộ dữ liệu vào phần mềm chuyên dụng SPSS.
- Xác định phương pháp phân tích thông tin: luận án sử dụng phương pháp phân
tích thống kê mô tả, hồi quy tương quan với sự trợ giúp của phần mềm SPSS để phân
tích dữ liệu nghiên cứu. Sử dụng kết hợp với các phương pháp tổng hợp, so sánh,...
Tổng quan
nghiên cứu
Kết luận và đề
xuất các giải pháp

Thảo luận kết quả
nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

Khung lý thuyết

Thu thập và phân tích
dữ liệu


Thiết kế nghiên cứu

Sơ đồ 1. Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)


5
7. Đóng góp mới của luận án.
Luận án dự kiến có những đóng góp sau:
- Về mặt lý luận: Trên cơ sở các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước,
kết hợp thực tiễn công tác quản lý và mô hình nghiên cứu mà tác giả đề xuất của thì
luận án đã có nhiều đóng góp mới như: Xây dựng được bộ thang đo đánh giá các tiêu
chí, nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH; Bộ thang đo, biến số
đo lường các tiêu chí, nhân tố ảnh hưởng đảm bảo độ tin cậy, có liên quan chặt chẽ tới
khía cạnh đo lường, đảm bảo ý nghĩa thống kê; Sử dụng mô hình đề xuất để nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH và kiểm định
được các giả thuyết đặt ra; Kết quả nghiên cứu của Luận án có ý nghĩa về mặt lý
thuyết, mở ra hướng nghiên cứu về phương pháp, quy trình đánh giá hoạt động quản lý
nhà nước về BHXH, có cơ sở để thực hiện các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất
lượng quản lý nhà nước về BHXH và phát triển lĩnh vực BHXH.
- Về mặt thực tiễn: Luận án cũng chỉ rõ các nhân tố tác động, mức độ tác động
của các nhân tố đến công tác quản lý nhà nước về BHXH ở Việt Nam. Trên cơ sở phân
tích, đánh giá đó thì tác giả cũng đưa ra nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp nhằm hoàn
thiện hơn nữa công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội ở Việt nam hiện nay và
trong giai đoạn tới.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài lời mở đầu và kết luận và các mục theo quy định, kết cấu của luận án bao
gồm 05 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu đến công tác quản lý nhà nước
về bảo hiểm xã hội.

Chương 2: Cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả phân tích nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước
về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam.
Chương 5: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm
xã hội ở Việt Nam.


6

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐẾN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Công tác quản lý Nhà nước về BHXH là vấn đề lớn trong chính sách an sinh xã
hội (ASXH) được Đảng và Nhà nước hết sức chú trọng và quan tâm. Không chỉ dừng
lại ở chủ trương mà còn là những nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực BHXH. Trong
và ngoài nước cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả khác nhau về
vấn đề BHXH nói chung và công tác quản lý nhà nước về BHXH nói riêng, tuy nhiên
để áp dụng vào thực tiễn của nước ta hiện nay và trong tương lai thì cần xem xét kỹ
lưỡng những nghiên cứu này để tìm ra những điểm phù hợp nhất, tối ưu nhất cho công
tác quản lý nhà nước về BHXH. Sau đây là một số công trình nghiên cứu đã công bố
trong thực tiễn.

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nước
Helmuth, C., & Kerstin, R. (2015) trong bài viết có tựa đề “Social insurance
with competitive insuarance markets and risk misperception”, các tác giả chỉ ra rằng
giữa BHXH và BHTM có sự ảnh hưởng nhất định đến nhau trong quá trình hoạt động
song hành. Người tham gia có thể lựa chọn hình thức BHXH của nhà nước, hay
BHTM của các công ty tư nhân. Tác giả cũng chỉ ra rằng trong việc lựa chọn loại hình
bảo hiểm thì đa số những người giàu, người có thu nhập cao thường chọn hình thức

BHTM, số người có thu nhập thấp và trung bình lại chọn loại hình BHXH. Bên cạnh
đó tác giả cũng chỉ ra trong quá trình thực hiện chính sách ASXH nếu nhà nước bảo
trợ cao cho đối tượng tham gia BHXH rất dễ xảy ra tác động tiêu cực với các đối
tượng khác trong xã hội khi chưa được tham gia loại hình BHXH này. Mặt khác thị
trường BHTM nếu không được nhà nước kiểm soát chặt chẽ sẽ rất nguy hiểm khi rủi
ra xảy ra đối với người tham gia, vì không có sự bảo trợ của nhà nước cho các rủi ro
của người tham gia loại hình BHTM.
Các tác giả cũng chỉ nêu ra được nhân tố BHTM có ảnh hưởng đến công tác
quản lý nhà nước về BHXH mà chưa nêu ra được thêm các nhân tố khác tác động đến
công tác quản lý nhà nước về BHXH trong quá trình thực hiện. Bài viết trên cũng chỉ
ra rằng khi có thu nhập cao thì người tham gia sẽ nghiêng về lựa chọn tham gia
BHXH, đồng thời cũng chấp nhận rủi ro mà loại hình BHTM mang lại.
Georges, C., Helmuth, C., & Pierre, P. (2000) trong bài viết có tựa đề “Political
sustainability and the design of social insurance” các tác giả phân tích vấn đề hỗ trợ


7
từ phía nhà nước có ảnh hưởng đến thiết kế bảo hiểm xã hội như thế nào. Nó phân biệt
giữa vấn đề tái phân phối và quy mô của bảo trợ xã hội. Sau quá trình nghiên cứu
nhóm tác giả đã đưa ra các kết quả. Thứ nhất, có thể thích hợp để áp dụng một hệ
thống ít phân phối lại hơn mức tối ưu hóa khác, nhằm đảm bảo hỗ trợ của nhà nước
cho tất cả các đối tượng tham gia trong hệ thống BHXH. Thứ hai, bảo hiểm tư nhân bổ
sung có thể làm tăng phúc lợi của người có thu nhập thấp, ngay cả khi nó chỉ được
dành cho những người có thu nhập cao. Thứ ba, trường hợp cấm (bổ sung) bảo hiểm tư
nhân tham gia vào một số sản phẩm có rủi ro cao cho người tham gia. Nhóm tác giả
cũng kết luận rằng bảo hiểm tư nhân bổ sung có thể phát triển tốt hơn khi hiệu quả của
thị trường bảo hiểm tư nhân mang lại cho những người tham gia tăng lên.
Trong bài phân tích này các tác giả cũng chỉ dừng lại ở góc độ làm thế nào để
loại hình BHTM có thể phát huy và cạnh tranh với loại hình BHXH. Tuy nhiên bài
viết cũng chỉ ra rằng loại hình BHXH an toàn hơn với người tham gia vì có sự hỗ trợ,

bảo trợ của nhà nước. Trong chính sách của mình thì nhà nước bảo trợ loại hình
BHXH hơn BHTM, tuy nhiên BHTM cũng có nhiều đóng góp cho thị trường tài
chính, giúp nền kinh tế có thêm nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển.
Trong bài nghiên cứu của Xian, H., & Qin, G. (2014) có tựa đề “Does social
insurance enrollment improve citizen assessment of local government performance?
Evidence from China” tác giả khẳng định rằng quản lý nhà nước ở BHXH Trung Quốc
là một trong những chính sách xã hội quan trọng ở nước này, sự thành công từ BHXH
cũng là một trong những tiêu chí đánh giá hoạt động hiệu quả của Chính phủ. Lợi ích
từ chính sách BHXH rất quan trọng với sự phát triển và ổn định của đất nước, tác giả
phân tích rằng quản lý nhà nước về BHXH xã hội giúp diện bao phủ của chính sách
này càng nhiều thì sự ủng hộ của người dân với chính quyền càng tăng lên, bởi họ
nhận thấy được sự quan tâm từ chính sách hỗ trợ, bảo trợ của nhà nước. Bài viết này
cũng chỉ ra rằng việc người dân hiểu được ý nghĩa của chính sách BHXH và đăng ký
tham gia theo quy định của pháp luật là rất quan trọng trong BHXH. Nhà nước muốn
phúc lợi xã hội phải được phân phối một cách công bằng trong đời sống xã hội, nâng
cao trình độ dân trí để chính sách BHXH thực sự là một điểm tựa của người dân,
người lao động trong cuộc sống. Cuối bài viết tác giả một lần nữa khẳng định chính
quyền Trung Quốc phần nào thành công trong công tác quản lý nhà nước về BHXH
khi nhu cầu, nhận thức của người dân tham gia tăng lên.
Tuy nhiên hạn chế của bài viết mà hai tác giả đưa ra là: với đất nước có số dân
khổng lồ như Trung Quốc thì việc hiểu chính xác được ý nghĩa của BHXH trong toàn
dân cũng là hết sức khó khăn, đặc biệt là những người lao động trong khu vực nông


8
thôn, những người lao động liên tục di cư từ nơi này đến nơi khác để tìm kiếm việc
làm. Do đó kỳ vọng trong công tác quản lý nhà nước về BHXH ở các khu vực là
không giống nhau, luôn có một khoảng cách nhất định trong nhận thức của người dân
xung quanh vấn đề về BHXH.
Trong bài viết của nhóm tác giả Ramona, L., Raúl, R., Pedro, G., & Josefa, M.

(2014) có tựa đề “ Social insurance officer: A tool for evaluating and predicting future
knowledge flows from an insurance organization” bài báo này nhóm tác giả chia sẻ
vấn đề tri thức trong quản lý BHXH. Theo đó nhóm tác giả đã tiến hành một cuộc
khảo sát lớn tại các tổ chức BHXH ở nước Anh, sau khi thu thập dữ liệu về việc đánh
giá tri thức của cán bộ quản lý trong hệ thống BHXH để phân tích đưa ra các kết quả
rất có ý nghĩa. Nhóm tác giả chỉ ra rằng mối quan hệ đồng nhất giữa các cán bộ và ý
định chia sẻ kiến thức của họ trong tổ chức BHXH có ảnh hưởng lớn đến thành công
trong quản lý nhà nước về BHXH. Đồng thời từ nghiên cứu trên nhóm tác giả cũng
đưa ra nhóm giải pháp cho nhà nước, các nhà quản lý BHXH trong quá trình thực hiện
công tác quản lý nhà nước về BHXH như: xác định năng lực của từng cán bộ, nhân
viên để giao nhiệm vụ cụ thể trong quá trình làm việc; xác định vai trò của lãnh đạo bộ
máy trong điều hành hoạt động của tổ chức là nhân tố then chốt trong quản lý; ai giữ
vai trò như một nhóm trưởng để khuếch tán kiến thức, chia sẻ những gì họ biết với các
đồng nghiệp trong tổ chức, ai giữ vai trò lưu trữ, thu thập thêm kiến thức để ứng dụng
trng công tác quản lý; đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý của cán bộ BHXH
trong việc thích nghi với tình hình những thay đổi trong công tác quản lý BHXH.
Cuối bài viết nhóm tác giả khẳng định rằng tri thức của đội ngũ cán bộ BHXH
có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động hệ thống BHXH, đây là lực lượng điều hành trực
tiếp chính sách quan trọng của nhà nước đến người lao động nói riêng và toàn thể xã
hội nói chung. Sự vận hành của bộ máy quản lý nhà nước trong BHXH có đóng góp
quan trọng từ tri thức được vận dụng của cán bộ quản lý này.
Tuy nhiên hạn chế của nhóm tác giả trong bài phân tích trên là chưa đưa ra
được điều kiện để thực hiện những giải pháp đó như : Tình hình kinh tế - xã hội của
quốc gia, quan điểm xây dựng chính sách của từng quốc gia để có định hướng rõ cho
lực lượng quản lý trong bộ máy BHXH trong quá trình thực hiện công tác quản lý nhà
nước về BHXH.
Trong bài nghiên cứu của nhóm tác giả Gianni, B., Caterina, L., & Nicoletta,
M. (2014) có tựa đề “Do emotion affect social insuarance demand ?” bài nghiên cứu
này phân tích vể nhận thức của người tham gia về BHXH là một trong những yếu tố
quyết định việc có tham gia BHXH hay không. Từ yếu tố nhận thức này có thể dự



9
đoán được nhu cầu tham gia BHXH trong tương lai trên cơ sở sử dụng dữ liệu quản lý
mà nhà nước đang quản lý. Cách tiếp cận với người có nhu cầu tham gia BHXH là xây
dựng bảng hỏi truyền thống để khảo sát trực tiếp.
Trong quá trình phân tích nhóm tác giả có đề cập đến sự so sánh giữa các chính
sách BH khác nhau để người tham gia lựa chọn, mục đích của sự so sánh này của
nhóm tác giả là kiểm chứng vấn đề nhận thức của họ như thế nào đến chính sách
BHXH, từ nhận thức đó họ sẽ quyết định nhu cầu tham gia loại hình BH. Kết quả
nghiên cứu này rất có ý nghĩa trong công tác quản lý nhà nước về BHXH bởi nó giúp
các nhà hoạch định chính sách phải làm gì để biết nhu cầu tham gia BHXH của người
dân, yếu tố tâm lý nào quyết định đến vấn đề lựa chọn BHXH chứ không phải loại
hình BH khác.
Cuối bài viết nhóm tác giả cũng đề xuất giải pháp giúp nhận thức của người dân
về BHXH tăng lên là: tiếp cận đa ngành nghề để phân tích nhu cầu về BHXH và phải
kết hợp phương pháp quản lý hiện đại trong BHXH để phù hợp với công tác thống kê
lực lượng tham gia trong tình hình mới.
Hạn chế của bải nghiên cứu trên là nhóm tác giả hỏi nhu cầu, nhận thức của
người tham gia một cách giàn trải mà chưa tập trung vào lĩnh vực then chốt nơi có
nhiều nguy cơ xảy ra rủi ro với họ và nhóm tác giả cũng chưa chỉ ra được những nhân
tố khác cũng ảnh hưởng đến vấn đề quản lý nhà nước về BHXH.
Trong bài nghiên cứu Russell, S., Ingrid, N., & Xiaolei, Q. (2009) có tựa đề
“What determines employer willingness to “top up” social insurance?: Evidence from
Shanghai's 25 plus X scheme” các tác giả nghiên cứu khảo sát dựa trên 103.195 người
lao động làm việc trong các tổ chức tư nhân tại thành phố Thượng Hải của Trung
Quốc. Bài nghiên cứu này nhằm chỉ ra rằng trình độ, nhận thức của NLĐ trong các tổ
chức sử dụng lao động có ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH và trong công tác quản
lý nhà nước về BHXH ở Thượng Hải. Nhóm nghiên cứu cho rằng trong suốt thời gian
dài những người lao động trong thành phố Thượng Hải chỉ biết đến một hình thức BH

hưu trí thương mại tự nguyện do NSDLĐ đóng mà chưa biết đến BHXH, do đó nhóm
nghiên cứu nhận ra là quyền lợi của NLĐ ở đây không được đảm bảo.
Trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu, nhóm tác giả cũng tuyên truyền về
chính sách BHXH để NLĐ có cơ hội tiếp cận, so sánh. Những LĐ có nhận thức tốt hơn
thì mong muốn lựa chọn BHXH để thay thế cho loại hình BHTM. Chính những nhu cầu
này của những NLĐ sẽ giúp chính quyền Thượng Hải có chiến lược lâu dài trong sử
dụng BHXH như một công cụ để ổn định lực lượng lao động và thị trường lao động.


10
Hạn chế của nghiên cứu là mới chỉ bó hẹp trong một số ít lực lượng lao động
trong các tổ chức tư nhân ở thành phố lớn như Thượng Hải. Tuy nhiên mẫu khảo sát
này cho ý nghĩa quan trọng vì đa số NLĐ trong mẫu đều mong muốn tham gia BHXH
khi được tiếp cận. Nhóm tác giả cũng chỉ mới đưa ra hai nhân tố ảnh hưởng đến
BHXH đó là chính sách BHTM và trình độ nhận thức của người tham gia mà chưa đề
cập đến những nhân tố khác.
Anil, D. (2010), trong bài viết có tựa đề “Risks in the labor market and social
insurance preferences: Germany and the USA”, tác giả đã đưa ra mối liên hệ giữa thị
trường lao động và nhu cầu bảo hiểm xã hội bằng cách tính ra tỷ lệ thất nghiệp nghề
nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp nghề nghiệp được coi là thước đo dự báo về thị trường lao
động với vấn đề đầu tư tìm kiếm việc làm của người lao động. Các điều kiện chính trị
ở Đức và Mỹ với thị trường lao động đa dạng và có sự khác biệt đáng kể về hỗ trợ bảo
hiểm xã hội đã được kiểm chứng thực tiễn ở hai quốc gia trên. Kết quả nghiên cứu của
tác giả Anil Duman cho thấy tỷ lệ thất nghiệp nghề nghiệp giải thích cho các nhu cầu về
bảo hiểm xã hội cùng với thu nhập. Chính sách ASXH ở hai quốc gia trên cũng có các
chiến lược khác nhau, ở Đức thì nhận được hỗ trợ bảo trợ của nhà nước cao hơn, còn ở
Mỹ ưu tiên những người có thu nhập cao. Do đó chính sách ASXH có ảnh hưởng nhiều
đến quyền lợi của NLĐ tham gia trên thi trường lao động từ hai quốc gia trên.
Kết quả đạt được trong nghiên cứu nhằm góp phần hiểu biết về sự hỗ trợ chính
phủ cho BHXH và từ đó cung cấp công cụ để thiết kế các cơ chế ASXH nhằm mục

đích giúp đỡ các trường hợp lao động tham gia BHXH.
Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ phản ánh một góc độ rất nhỏ về vấn đề quản lý
nhà nước trong thiết kế chính sách ASXH, mà chủ yếu tập trung trong nghiên cứu là
về thị trường lao động và thu nhập người lao động có tác động đến nhu cầu tham gia
BHXH xã hội ở hai quốc gia có điều kiện kinh tế và chính trị khác nhau là Đức và Mỹ.
Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về BHXH trong quá trình thực hiện
chính sách BHXH thì tác giả chưa đề cập đến.
Qin Gao, Sui Yang, & Shi Li (2012), đã nghiên cứu và sử dụng số liệu điều tra
di cư trong dự án thu nhập hộ gia đình Trung Quốc 2007-2008, nhằm xem xét mối liên
quan giữa tình trạng lao động nhập cư có hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm xã
hội của họ, bao gồm cả lương hưu, bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm thất nghiệp,
bảo hiểm y tế, và các quỹ tiết kiệm nhà ở. Kết quả cho thấy rằng có một hợp đồng lao
động, đặc biệt là một hợp đồng dài hạn sẽ cải thiện đáng kể tỉ lệ tham gia bảo hiểm xã
hội của người lao động di cư đến. Hơn nữa, chuyển từ việc có một hợp đồng ngắn hạn
hoặc không có hợp đồng để có một hợp đồng dài hạn tăng đáng kể tỷ lệ kỳ vọng của


11
một số lao động có bảo hiểm xã hội, trong khi mất một hợp đồng dài hạn làm giảm khả
năng có bảo hiểm xã hội. Những kết quả nổi bật tầm quan trọng của việc có một hợp
đồng lao động dài hạn cho khả năng lao động nhập cư để có được bảo hiểm xã hội và
do đó tăng cường nhận thức của NLĐ về giá trị BHXH khi có được HĐLĐ dài hạn để
bảo vệ quyền lợi cho chính mình. Đề tài chỉ dừng lại nghiên cứu mối quan hệ của hợp
đồng lao động với BHXH và đưa ra một số giái pháp tạo việc làm cho lực lượng lao
động tại Trung Quốc mà chưa chỉ ra được cách thức làm thế nào để NLĐ có thể nhận
thức rõ hơn về vai trò của BHXH trong suốt quá trình làm việc của họ.
Gerhard, I. (2015) cho rằng để đạt được các mục tiêu về an sinh xã hội, quản lý
nhà nước về BHXH là một trong những công cụ quan trọng nhất trong sự phát triển
của các quốc gia về phúc lợi xã hội. Bảo hiểm xã hội, theo nghĩa bảo hiểm xã hội của
Bismarck, đã trải qua những thay đổi lớn. Vai trò ban đầu của bảo hiểm xã hội là bảo

vệ cho người lao động đã mất đi tầm quan trọng của nó khi phạm vi bảo hiểm xã hội
của tư nhân ngày càng mở rộng. Các hình thức bảo trợ xã hội khác, đặc biệt là các
chương trình xã hội do nhà nước cấp cho gia đình, người thất nghiệp, hoặc những
người có nhu cầu ngày càng phổ biến.
Tác giả cũng chỉ đề cập đến chính sách ASXH có ảnh hưởng đến vấn đề quản
lý nhà nước về BHXH, trong đó nhấn mạnh vấn đề bảo trợ của nhà nước quá nhiều sẽ
ảnh hưởng đến bản chất của BHXH. Tác giả chưa chỉ ra được công tác quản lý nhà
nước nên tập trung vào những vấn đề gì để BHXH có thể phát triển đồng bộ cùng
chính sách ASXH, phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý nhà nước về BHXH.
Helmuth, C., & Pierre, P. (2003), với bài nghiên cứu ‘Social insurance
competition between Bismarck and Beveridge’ cho rằng các chương trình bảo hiểm xã
hội khác nhau theo mối quan hệ giữa đóng góp và lợi ích. Các hệ thống Bismarcki
cung cấp các lợi ích liên quan đến thu nhập, trong khi các hệ thống Beveridgean cung
cấp các khoản thanh toán ổn định. Thông thường các quốc gia có nhiều lao động sẽ
theo hướng các quốc gia Beveridgean. Tuy nhiên, chế độ Beveridgean sẽ không bền
vững khi hội nhập kinh tế. Bài nghiên cứu này chỉ ra tính hợp lệ của một giả thuyết
như vậy trong một mô hình đơn giản. Nó chỉ ra rằng thu nhập có một tác động đáng kể
đến bảo vệ xã hội dựa trên mức đóng góp. Tuy nhiên, các mô hình cân bằng có thể
xuất hiện phức tạp hơn và đa dạng hơn so với giả thuyết ban đầu cho thấy. Trong một
số trường hợp, sự cân bằng thậm chí có thể ngụ ý rằng tất cả người nghèo di chuyển
đến đất nước có mô hình Bismarcki. Hai tác giả cũng chỉ đề cập đến một phần quản lý
về thu nhậ và lực lượng lao động trong mô hình quản lý BHXH ở các quốc gia mà các
tác giả cũng chưa chỉ ra được mô hình quản lý nhà nước tối ưu trong BHXH.


12
Richard, W. (2015), nghiên cứu về bảo hiểm xã hội và tập trung vào lương hưu
hoặc bảo hiểm xã hội, đặc biệt là lương hưu Mỹ và An Sinh Xã Hội. Một trọng tâm
chính của phân tích là hiệu quả của việc đóng góp được xác định và được xác định có
lợi cho lương hưu về tiết kiệm, sử dụng mô hình kim cương OLG là khung phân tích

chính. Như vậy, nó chỉ là các chương vĩ mô theo định hướng trong lý thuyết. Thêm
nữa là Feldstein và Liebman đề nghị cho chuyển đổi các hệ thống an sinh xã hội Mỹ
một kế hoạch cụ thể, mức đóng góp được xác định và các cuộc tranh luận Diamond /
Feldstein vào việc các hệ thống hiện nay nên được duy trì hoặc chuyển sang "tư nhân
hóa" kế hoạch đóng góp được xác định trước. Đề tài chủ yểu đề cập đến quản lý hệ
thống lương hưu nhằm thích ứng với hệ thống An sinh xã hội và nghiên cứu có nên
chăng tư nhân hóa một số lĩnh vực quản lý BHXH để giảm gánh nặng cho hệ thống An
sinh xã hội do chính phủ tổ chức. Tuy nhiên để làm được vấn đề này thì quốc gia đó
phải có hệ thống ASXH rất phát triển và một nền kinh tế thịnh vượng. Tác giả nhận
thấy có sự ảnh hưởng nhất định từ hệ thống ASXH lên công tác quản lý nhà nước về
BHXH. Tuy nhiên bài nghiên cứu chưa đề cập đến sự ảnh hưởng của các nhân tố khác
đến công tác quản lý nhà nước về BHXH.
Philippe, D., & Jean, H. (2007) trong bài viết "Equilibrium social insurance
with Policy-Motivated Parties" tiến hành nghiên cứu các nền kinh tế chính trị và cải
cách hành chính trong quản lý ảnh hưởng đến bảo hiểm xã hội trên hai khía cạnh là
quản lý mức thu nhập và rủi ro. Một số đồng ý về mức độ bảo hiểm xã hội, mà họ có
thể bổ sung vào các thị trường tư nhân dựa vào mô hình cạnh tranh chính trị Wittman.
Bên phải thu hút các cá nhân ít rủi ro hơn và phong phú hơn, và bên trái thu hút các cá
nhân rủi ro hơn và nghèo hơn. Tác giả chứng minh trong thực tế chúng ta thấy rằng sự
chênh lệch thu nhập dẫn đến cả hai bên đều ít được tham gia BHXH. Mặt khác trong
công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực BHXH thì những người có thu nhập cao hơn thì
tiếp cận và xử lý các thủ tục hành chính dễ dàng hơn với những người có thu nhập
thấp, tình trạng này có thể đạt trạng thái cân bằng khi có sự thay đổi trong quá trính
quản lí và kiểm soát của nhà nước và thái độ phục vụ của đội ngũ quản lý BHXH.
Ngoài ra tác giả cũng đề xuất với chính phủ là muốn có sự cạnh tranh của loại hình BH
khác để người tham gia có thể cân nhắc lựa chọn tham gia.
Tác giả cũng chỉ dừng lại trong nghiên cứu của mình có sự ảnh nhất định trong
tác động của chính trị, cải cách hành chính và sự cạnh tranh của loại hình BH tư nhân
khác đến quản lý nhà nước về BHXH mà chưa đề cập đến các nhân tố khác và đưa ra
giải pháp tổng thể cho công tác quản lý nhà nước về lâu dài.



13
Marcelo, B., & Guillermo, C. (2014) với bài viết “Work and tax evasion incentive
effects of social insurance programs: Evidence from an employment-based benefit
xtension” nghiên cứu cải cách hành chính nhằm khuyến khích các chương trình bảo
hiểm xã hội, kiểm soát thu nhập tham gia BHXH của cá nhân là NLĐ ở những doanh
nghiệp nhỏ thông qua cơ quan thuế. Phân tích dựa trên một cuộc cải cách bảo hiểm xã
hội ở Uruguay mà mở rộng phạm vi bảo hiểm của NLĐ trong khu vực tư nhân đăng
ký. Cải cách trong việc giảm thủ tục hành chính tham gia cho NLĐ, giải quyết hồ sơ,
thủ tục trong BHXH đã tăng lên nhanh chóng (khoảng 5% so với mức trước cải cách),
chủ yếu là do sự gia tăng trong việc tham gia lực lượng lao động vào hệ thống BHXH,
chương trình này cũng giúp NLĐ hiểu hơn về vai trò của BHXH để họ tham gia. Tổng
kết chương trình cải cách BHXH thì lực lượng lao động tham gia đã tăng nhanh hơn
nhiều so với trước cải cách (cao hơn mức trước cải cách 25%).
Mức độ đạt được của hệ thống BHXH khi muốn tăng diện bao phủ phải có hai
điều kiện: Một là, tuyên truyền để tăng nhận thức của NLĐ về vai trò của BHXH; Hai
là, thông qua cơ quan thuế kiểm soát thu nhập NLĐ và thực hiện cải cách hành chính
trong BHXH giúp NLĐ thuận tiện hơn trong quá trình đăng ký tham gia BHXH, đảm
bảo quyền lợi khi tham gia BHXH, đặc biệt là lực lượng LĐ ở khu vực có thu nhập
thấp. Các tác giả cũng đưa ra một số giải pháp nhỏ trong quản lý nhà nước về BHXH,
nhưng chưa chỉ ra những nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến tổng thể quản lý nhà nước
về BHXH tại Uruguay.
Năm 2013 hai tác giả Raj, C., & Amy, F.(2013) trong bài viết “Social
Insurance: Connecting Theory to Data” đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu về bảo
hiểm xã hội, tập trung vào công việc cải cách hành chính đã kết nối gần hơn giữa nhu
cầu tham gia của lực lượng lao động với chính sách BHXH. Xem xét của họ có hai
phần. Đầu tiên bài nghiên cứu của hai tác giả thảo luận về động cơ cho sự cải cách của
chính phủ trong công tác quản lý nhà nước về BHXH. Hai tác giả xem xét các lập luận
ban đầu trong định hướng phát triển BHXH của Chính phủ, việc cải cách hành chính

trong quản lý BHXH đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Sau đó mô tả công việc thực nghiệm
rằng các xem xét về lựa chọn trong tham gia bảo hiểm của lực lượng lao động có
nguồn thu nhập không chỉ đơn thuần là lựa chọn tham gia loại hình BH nào, mà trong
đó họ có xem xét đến thủ tục tham gia nhanh gọn, thuận tiện cũng là yếu tố ảnh hưởng
đến việc lựa chọn tham gia loại hình BH của những LĐ này. Trong phần thứ hai của
bài báo, họ xem xét việc các chính sách bảo hiểm xã hội tối ưu, đưa ra các công thức
cho các cấp độ tối ưu của các quyền lợi bảo hiểm trong điều kiện của tham số thực tế
đáng tin cậy. Hai tác giả cũng tóm tắt công việc gần đây trên khía cạnh khác của chính


14
sách tối ưu, trong đó đánh giá cao vai trò quản lý của nhà nước về BHXH, đây là yếu
tố quan trọng nhất. Cuối cùng, tác giả thảo luận về các thách thức chính còn tồn tại
trong việc tìm hiểu các thiết kế tối ưu của chính sách bảo hiểm xã hội.
Đóng góp của hai tác giả là công tác quản lý nhà nước về BHXH thông qua
diện bao phủ của BHXH, lực lượng LĐ là một phần đánh giá mức độ tham gia thực tế
của người lao động về BHXH, khi cần thiết nhà nước có thể can thiệp vào thị trường
lao động để người lao động trong có nhiều cơ hội được tham gia BHXH.
Tuy nhiên hai tác giả cũng mới chỉ ra một nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản
lý nhà nước về BHXH là sự hiểu biết và tham gia BHXH của NLĐ mà cũng chưa chỉ
ra được các nhân tố còn lại cũng có mức ảnh hưởng trong công tác quản lý nhà nước
về BHXH.

1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước
Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nước trong BHXH trong
những năm gần đây, khối trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp đã đưa
vấn đề quản lý nhà nước về BHXH vào giảng dạy, vấn đề này đã được đưa thành một
môn học căn bản và hiện nay đã có rất nhiều giáo trình, tài liệu viết về vấn đề quản lí
nhà nước về BHXH, có thể kể đến như: Từ điển Bách khoa năm 2003, NXB chính trị
Quốc gia, Hà nội. Giáo trình “An sinh xã hội” NXB Đại học kinh tế quốc dân năm

2008 do PGS.TS Nguyễn Văn Định chủ biên, giáo trình “Bảo hiểm” NXB Đại học
kinh tế quốc dân năm 2008 do PGS.TS Nguyễn Văn Định làm chủ biên, giáo trình
“Bảo hiểm xã hội” (2010) của PGS.TS Nguyễn Tiệp, do Nhà xuất bản Lao động - Xã
hội xuất bản. Giáo trình “Bảo hiểm xã hội” (2012) do TS Hoàng Mạnh Cừ và ThS
Đoàn Thị Thu Hương đồng chủ biên, được xuất bản bởi NXB học viện tài chính. Giáo
trình Luật ASXH - Trường Đại học luật Hà nội (2013) của TS. Nguyễn Thị Kim
Phụng chủ biên, do NXB Công an nhân dân xuất bản… Bên cạnh các giáo trình và tài
liệu nghiên cứu, giảng dạy cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà nước về BHXH ở
Việt Nam, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về BHXH trên nhiều khía
cạnh khác nhau như:
Trong đề tài khoa học cấp bộ về ‘Thực trạng và định hướng hoàn thiện tác
nghiệp chi trả các chế độ BHXH hiện nay’, Dương Xuân Triệu (1996) đã khái quát
những vấn đề lý luận về BHXH và quỹ BHXH; phân tích thực trạng hoạt động chi trả
các chế độ BHXH ở Việt Nam giai đoạn 1995 - 1996 thông qua việc phân tích các mặt
như: cơ sở vật chất phục vụ công tác chi trả, hệ thống sổ sách biểu mẫu chi trả BHXH,
quản lý đối tượng chi trả, quy trình chi trả và lệ phí chi trả; đồng thời qua việc phân


15
tích các phương thức chi trả BHXH, đề tài đã nêu lên phương hướng hoàn thiện các
phương thức chi trả BHXH ở nước ta. Kết quả của đề tài này là:
+ Đề tài đã nêu lên được những ưu điểm và nhược điểm của phương thức chi
trả trực tiếp và gián tiếp.
+ Đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện tác nghiệp chi trả các chế độ BHXH
cho người lao động như: cần hoàn thiện các văn bản quy định có liên quan đến quản lý
đối tượng, quản lý tài chính tạo hành lang pháp lý để cho BHXH các cấp có cơ sở thực
hiện; xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy chi trả hoàn chỉnh từ Trung ương đến cơ sở;
tính toán mức phí chi trả giữa các vùng, các khu vực cho hợp lý hơn; tăng cường cơ sở
vật chất cho BHXH huyện, thị phục vụ cho công tác chi trả trực tiếp; tăng cường công
tác kiểm tra, giám sát tài chính trong khâu nghiệp vụ, chuyên môn; đẩy mạnh công tác

học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của
cán bộ làm công tác BHXH; tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện
thông tin đại chúng về chính sách, chế độ BHXH.
Tuy nhiên trong nghiên cứu của mình tác giả cũng chưa chỉ ra trong quản lý
nhà nước về BHXH phải chịu ảnh hưởng của nhân tố nào và mức độ ảnh hưởng của
từng nhân tố lên công tác quản lý nhà nước về BHXH như thế nào?
Bùi Văn Hồng (1997), với đề tài về ‘Vai trò của nhà nước trong việc thực hiện
các chính sách BHXH’, đã phân tích thực trạng và vai trò của nhà nước trong việc thực
hiện các chính sách BHXH ở Việt Nam qua các thời kỳ (thời kỳ trước năm 1995 và
thời kỳ từ năm 1995 đến 1997). Tuy nhiên, do thời kỳ này vẫn chưa có Luật BHXH và
tổ chức BHXH Việt Nam mới thành lập, cho nên đề tài chỉ làm rõ các chính sách
BHXH của Nhà nước và vấn đề chi trả cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH thông
qua tổ chức công đoàn, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Còn những nội dung
khác liên quan đến công tác quản lý nhà nước về BHXH trên phạm vi quốc gia thì tác
giả chưa nghiên cứu đến.
Trong đề tài nghiên cứu ‘Hoàn thiện phương thức tổ chức, quản lý chi trả chế
độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người tham gia
BHXH’, Dương Xuân Triệu (1998) đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về chế
độ trợ cấp ốm đau, thai sản, TNLĐ & BNN cả trước và sau khi BHXH Việt Nam đi
vào hoạt động. Đề tài đã phản ánh được quá trình tổ chức quản lý chi ba chế độ theo
cơ chế cũ, cũng như từ khi BHXH Việt Nam ra đời, đã phân tích được những mặt
mạnh, mặt yếu cùng với những tồn tại do các văn bản pháp luật về BHXH gây ra. Qua
đó, đề tài cũng đã đưa ra những kiến nghị làm cơ sở cho việc sửa đổi các văn bản pháp


16
luật hiện hành để đáp ứng các yêu cầu đổi mới cơ chế chính sách về BHXH. Tuy
nhiên, đề tài mới đánh giá được mức ảnh hưởng của pháp luật và đội ngũ cán bộ lên
công tác quản lý nhà nước về BHXH mà chưa đề cập đến những nhân tố khác có tác
động lên quản lý nhà nước về BHXH.

Với đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về ‘Chiến lược phát triển BHXH phục
vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020’, Nguyễn Huy Ban (1999) đã
nghiên cứu và phân tích các vấn đề:
+ Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển hoạt động BHXH. Tác giả
đề cập đến những mục tiêu cơ bản trong phát triển nền kinh tế và xã hội ở Việt Nam;
hoạt động BHXH là nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế; những yêu cầu phát
triển BHXH nhằm đáp ứng sự phát triển kinh tế và xã hội.
+ Vấn đề thực hiện BHXH ở một số nước trên thế giới và trực trạng chính sách
ở BHXH ở Việt Nam. Sau khi nêu lên tình hình thực hiện BHXH nói chung trên thế
giới, tác giả đề tài đã lựa chọn Philippin, Malaysia và Nhật Bản để nghiên cứu và đưa
ra một số kinh nghiệm có thể vận dụng vào điều kiện Việt Nam .
+ Lịch sử phát triển chính sách BHXH ở Việt Nam qua các giai đoạn từ năm
1945 đến 1999; đánh giá những thành tựu, cũng như những mặt đạt được của hệ thống
chính sách BHXH và tổ chức thực hiện chính sách BHXH ở Việt Nam.
+ Chiến lược phát triển BHXH Việt Nam đến năm 2020. Nội dung này đề tài đã
nêu lên những quan điểm và định hướng để phát triển BHXH ở Việt Nam, đồng thời
đề xuất các giải pháp cho việc hoạch định chính sách BHXH ở Việt Nam như: dự báo
dân số và lao động đến năm 2020; vấn đề BHXH cho các loại hình lao động thuộc các
khu vực kinh tế khác nhau; các nguồn đóng góp, mức đóng góp và cơ chế quản lý sử
dụng quỹ BHXH, mô hình tổ chức quản lý hoạt động BHXH.
Có thể khẳng định đây là đề tài nghiên cứu tương đối đầy đủ mức độ ảnh hưởng
của BHXH và KT-XH đến nhau. Tuy nhiên trong nghiên cứu của mình tác giả cũng
chưa đưa ra được mức dự báo tham gia BHXH của NLĐ và chưa kiểm chứng mức ảnh
hưởng của các nhân tố khác lên công tác quản lý nhà nước về BHXH ở Việt Nam.
Đỗ Văn Sinh (2001), với đề tài khoa học “Quỹ BHXH và những giải pháp đảm
bảo sự cân đối ổn định giai đoạn 2000 - 2020” đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận
cơ bản về BHXH và quỹ BHXH; phân tích thực trạng về quản lý và cân đối quỹ
BHXH ở Việt Nam qua hai giai đoạn (giai đoạn trước năm 1995 và giai đoạn từ năm
1995 đến 2001); có những đánh giá về chính sách BHXH và tổ chức thực hiện chính
sách BHXH nói chung. Thông qua sự phân tích và đánh giá, đề tài đã đưa ra các quan



×