Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giáo án Sinh học 7 bài 9: Đa dạng của ngành ruột khoang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.85 KB, 2 trang )

GIÁO ÁN SINH HỌC 7
BÀI 9: ĐA DẠNG CỦA NGÀNH RUỘT KHOANG
I. MỤC TIÊU
Hiểu được Ruột khoang chủ yếu sống ở biển, rất đa dạng về loài và phong
phú về số lượng cá thể, nhất là ở biển nhiệt đới.
-

Nhận biết được cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống bơi lội tự do ở biển.

Giải thích được cấu tạo của hải quỳ và san hô, thích nghi với lối sống bám cố
định ở biển.
-

Rèn kỹ năng quan sát so sánh, phân tích tổng hợp. Kỹ năng hoạt động nhóm

-

Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-

Tranh hình về thủy tức, sứa, san hô và hải quỳ trong SGK.

-

Hai bảng phụ 1, 2 và phiếu học tập ( trang 33, 35).

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Bài cũ: Nêu hình dạng ngoài và di chuyển của thủy tức ?
2.Vào bài: Ruột khoang có khoảng 10 nghìn loài phân bố hầu hết ở biển. Các đại diện


thường gặp là sứa, san hô và hải quỳ.
3.Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV yêu cầu HS quan sát hình 9.1,
I. Sứa:
nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận - Đại diện nhóm ghi kết quả vào từng nội
nhóm, so sánh với thủy tức và đánh dấu dung của phiếu học tập
vào bảng 1 ( trang 49 SGK).
- Các nhóm khác bổ sung và rút ra tiểu kết.
- GV nhận xét, bổ sung giúp HS rút ra
Kết luận hs cần ghi nhớ
tiểu kết.
Cơ thể sứa hình dù , cấu tạo thích nghi với
lối sống bơi lội.

TaiLieu.VN

Page 1


II.Cấu tạo của hải quỳ và san hô:
- GV yêu cầu HS dựa vào hình 9.2 và
9.3, nghiên cứu thông tin SGK, để diễn - Đại diện nhóm trả lời.
đạt bằng lời về cấu tạo của hải quỳ và
- Các nhóm khác bổ sung và rút ra tiểu kết.
san hô.

Kết luận hs cần ghi nhớ
- Thảo luận nhóm để đánh dấu vào bảng
2 cho phù hợp.
- Cơ thể hải quỳ , san hô hình trụ , thích
- GV nhận xét, bổ sung giúp HS rút ra nghi với lối sống bám .
tiểu kết.
- Cơ thể san hô có bộ xương bất động , tổ
chức cơ thể kiểu tập đoàn .
- Đều là ĐV ăn thịt và có các tế bào gai
độc tự vệ.
- HS đọc kết luận trong SGK.
? Qua bài học này em hiểu gì về Ruột
- Đọc “ Em có biết “.
khoang
- Yêu cầu HS đọc phần “ Em có biết “.
4. Củng cố, đánh giá:
? Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi? (Sự mọc chồi ở
san hô và thủy tức hoàn toàn giống nhau. Chúng khác nhau ở chỗ:thủy tức khi trưởng
thành, chồi tách ra để sống độc lập.Còn san hô chồi cứ tiếp tục dính với cơ thể bố mẹ để
tạo thành các tập đoàn).
5. Hướng dẫn, dặn dò:
-

Học theo bài ghi và trả lời các câu hỏi trong SGK.

Nghiên cứu trước bài 10: “Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột
khoang“

TaiLieu.VN


Page 2



×