Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Công ty cổ phần và vai trò của công ty cổ phần đối với sự phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.74 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
KHOA TIẾNG ANH THƯƠNG MẠI

TIỂU LUẬN

CÔNG TY CỔ PHẦN
VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỐI VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện:
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Tuấn Anh

Hà Nội, 2011


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Xuất phát từ thực tế khách quan và đòi hỏi của nền kinh tế thị trường,
việc hình thành các công ty cổ phần và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà
nước đã trở thành một nhu cầu tất yếu trong việc phát triển nền kinh tế. Tại
các quốc gia tư bản chủ nghĩa khác trên thế giới, công ty cổ phần đã trở thành
một hình thức kinh doanh quen thuộc từ lâu. Nhưng ở Việt Nam, công ty cổ
phần vẫn là một khái niệm mới. Mặc dù mới xuất hiện nhưng công ty cổ phần
đã chiếm một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế với ưu thế nổi trội
trong việc huy động nguồn vốn, phát triển khả năng doanh nghiệp và hạn chế
rủi ro kinh doanh. Bên cạnh đó, công ty cổ phần còn góp phần hình thành một
thị trường mới – thị trường chứng khoán. Sự xuất hiện của thị trường chứng
khoán đã góp phần đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế nhờ đặc điểm huy
động nguồn vốn lớn trong thời gian ngắn và là một giải pháp hiệu quả giúp
Nhà nước điều tiết thị trường thông qua việc sử dụng các chính sách tiền tệ


can thiệp vào nền kinh tế
Với vai trò và tầm quan trọng của công ty cổ phần ở nước ta hiện nay,
em đã chọn đề tài: “Công ty cổ phần và vai trò của công ty cổ phần đối với
sự phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay” làm đề tài nghiên cứu tiểu luận.
Để thực hiện được đề tài này, em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn của
thầy Lê Tuấn Anh.
2


CÔNG TY CỔ PHẦN
VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỐI VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
-----------***----------I.

Lý luận chung về công ty cổ phần

I.1. Công ty cổ phần là gì?
Công ty cổ phần là một loại hình xí nghiệp lớn mà vốn của nó được
hình thành từ sự đóng góp của nhiều người thông qua việc phát hành cổ
phiếu.
I.2. Điều kiện để hình thành một công ty cổ phần
Muốn hình thành công ty cổ phần phải có một số điều kiện nhất
định, trong đó, những điều kiện sau là thiết yếu:
I.2.1. Tồn tại sở hữu khác nhau về vốn
Công ty cổ phần là công ty có nhiều người đứng sở hữu (từ ba người
trở lên). Nếu công ty chỉ thuộc một chủ sở hữu thì dù chủ sở hữu là một cá
nhân hay một tổ chức thì đó không phải là công ty cổ phần mà thuộc một
loại hình công ty khác, có thể là công ty tư nhân, công tư Trách nhiệm hữu
hạn một thành viên hoặc Công ty liên doanh (nếu chủ sở hữu là Nhà nước)
I.2.2. Những người có vốn muốn tham gia đầu tư để kinh doanh thu

lợi nhuận.
3


Đây là hình thức đầu tư mạo hiểm nhất so với các hình thức đầu tư
khác như mua công trái, trái phiếu, gửi ngân hàng,… Trong kinh doanh có
khả năng bị phá sản nhưng bù lại lại là hình thức đầu tư có hứa hẹn nhất và
không bị làm phát với món tiền lớn.
I.2.3. Lợi nhuận thu được phải có đủ sức hấp dẫn người có vốn tham
gia kinh doanh.
Nếu lợi nhuận trong kinh doanh mang lại lớn hơn lợi tức ngân hàng,
hoặc lợi tức do đầu tư vào các lĩnh vực khác, và lớn hơn đủ mức cần thiết
thì người có vốn mới sẵn sàng góp vốn vào công ty cổ phần để tham gia
kinh doanh.
I.2.4. Phải có sự nhất trí thành lập công ty
Những người có vốn muốn tham gia kinh doanh phải thỏa thuận
được với nhau để cùng góp vốn và đứng ra thành lập công ty cổ phần trên
cơ sở những quy định của pháp luật. Nếu không thỏa thuận được, công ty
cổ phần sẽ không được thành lập.
I.3. Cơ cấu và tổ chức hoạt động của công ty cổ phần.
I.3.1. Một số khái niệm
Cổ phần là lượng vốn được chia thành nhiều phần bằng nhau của
công ty cổ phần.
Cổ phiếu là một thứ chứng khoán có giá do công ty cổ phần phát
hành ghi nhận quyền sở hữu cổ phần của người mua cổ phiếu (cổ đông),
đồng thời còn đảm bảo cho cổ đông có quyền được lĩnh một phần thu nhập
của công ty (cổ tức) căn cứ vào giá trị cổ phần và tình hình sản xuất kinh
doanh của công ty. Giá trị của mỗi cổ phiếu gọi là mệnh giá cổ phiếu. Cổ
phiếu được mua, bán trên thị trường chứng khoán theo thị giá cổ phiếu. Thị
giá cổ phiếu được xác định tương đương với một số tiền mà nếu đem gửi


4


vào ngân hàng thì căn cứ theo tỷ suất lợi tức tiền gửi hiện hành cũng sẽ
đem lại một khoản lợi tức tương đương với mức cổ tức.
Một công ty chỉ được phéo phát hành một số lượng cổ phiếu nhất
định. Cổ phiếu thưởng và cổ phiếu ưu đãi do công ty phát hành hình thành
nên vốn cổ phần của công ty. Cổ phiếu chứng minh tư cách thành viên của
những người góp vốn vào công ty cổ phần. Những thành viên này được gọi
là cổ đông. Mỗi cổ đông có thể mua một hoặc nhiều cổ phiếu. Quyền và
trách nhiệm, lợi ích của mỗi cổ đông phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu của
họ trong công ty. Cổ đông nắm được số lượng cổ phiếu khống chế thì có
thể nắm được quyền chi phối mọi hoạt động của công ty. Theo điều 51 và
53 của Luật Doanh nghiệp Việt Nam thì:
-

Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần cho người

khác trừ cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi. Trong ba năm đầu từ khi thành
lập công ty, cổ đông sáng lập thì chỉ được chuyển nhượng cổ phần nếu
được sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông.
-

Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân số lượng cổ đông tối

thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa.
-

Cổ đông có hai loại là cổ đông ưu đãi và cổ đông phổ


thông. Cổ đông phổ thông có các quyền cơ bản như: tham dự và biểu
quyết tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông (mỗi
cổ phần có một phiếu biểu quyết), được nhân cổ tức với mức theo quy
định của Đại hội đồng cổ đông. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên
10% số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng hoặc tỷ
lêk khác nhỏ hơn theo quy định của điều lệ công ty có quyền để cử
người vào Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát, yêu cầu triệu tập họp
Đại hội cổ đông.
I.3.2. Cơ cấu và tổ chức hoạt động của công ty cổ phần
5


Do đặc điểm nhiều chủ sở hữu, các cổ đông không thể trực tiếp thực
hiện vai trò chủ sở hữu của mình mà phải thông qua tổ chức đại diện làm
nhiệm vụ quản lí công ty bao gồm: Đại hội cổ đông, Hội đồng Quản trị,
Giám đốc Điều hành và Ban Kiểm soát.
-

Đại hội cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công

ty, là Đại hội của những cổ đông sở hữu cổ phần đối với công ty. Đại hội
cổ đông có 3 hình thức là: Đại hội hội đồng cổ đông thành lập, Đại hội
đồng cổ đông bất thường và Đại hội hội đồng cổ đông.
-

Hội đồng Quản trị là bộ máy quản lí của công ty cổ phàn

bao gồm những thành viên có trình độ chuyên môn và quản lí cao để có
thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao bới Đại hội hội đồng cổ đông. Số

thành viên của Hội đồng Quản trị do Đại hội cổ đông quyết định và được
ghi vào điều lệ của công ty. Hội đồng Quản trị có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của
công ty, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội
đồng Quản trị tự bầu Chủ tịch và Chủ tịch có thể kiêm Tổng giám đốc
công ty nếu điều lệ công ty không có quy định khác.
-

Giám đốc Điều hành là người điều hành hoạt động hàng

ngày của công ty và là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị
về việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Về thực chất,
Giám đốc Điều hành là người làm thuê cho Hội đồng Quản trị. Giám đốc
Điều hành không làm việc theo nhiệm kì mà làm theo thời hạn kí kết
trên hợp đồng với Chủ tịch Hội đồng Quản trị.
-

Ban Kiếm soát có vai trò giám sát các hoạt động của công

ty. Số lượng ủy viên kiểm soát được quy định theo quy định trong điều lệ
của công ty. Những người này không phải là thành viên của Hội đồng
Quản trị và Giám đốc.
6


Trong công ty cổ phần, quan hệ phân phối và phân chia lợi nhuận
được thực hiện theo nguyên tắc vốn góp của các công ty cổ đông và phụ
thuộc vào lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận của công ty sau khi dùng cho
các khoản chung cần thiết, phần còn lại được chia đều cho các cổ đông tỷ
lệ với phần góp vốn của họ và gọi là cổ tức.

I.4. Các loại công ty cổ phần ở Việt Nam
I.4.1. Công ty cổ phần quốc doanh.
Đây là một giải pháp để khắc phục khuyết tật của hình thức sở hữu
Nhà nước và tiếp tục đổi mới cơ chế quản lí trong khu vực quốc doanh.
Công ty cổ phần quốc doanh gồm nhiều chủ sở hữu: Nhà nước, những
người lao động trực tiếp trong công ty cổ phần, các cá nhân và các tổ chức
khác. Một đặc điểm quan trọng là Nhà nước nắm giữ cổ phần khống chế để
chi phối các hoạt động của các công ty cổ phần, do đó được gọi là các công
ty cổ phần quốc doanh. Người thay mặt Nhà nước với tư cách là một cổ
đông trong Hội đồng Quản trị có vai trò, quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng
hơn so với vai trò chủ sở hữu gắn với bộ máy Nhà nước và viên chức Nhà
nước. Ngoài ra do cũng là công ty cổ phần nên nó có đầy đủ các vai trò,
đặc điểm của công ty cổ phần.
I.4.2. Công ty cổ phần liên doanh với nước ngoài
Công ty cổ phần liên doanh là hình thức liên doanh tốt nhất để tranh
thủ đầu tư của nước ngoài. Do đó, với một nền kinh tế đang phát triển như
ở nước ta hiện nay, sự ra đời của công ty cổ phần liên doanh với nước
ngoài là đặc biệt quan trọng. Điểm khác cơ bản của loại hình công ty cổ
phần này so với các công ty cổ phần quốc doanh là sự tham gia của các cá
nhân, tổ chức nước ngoài vào mọi bộ phận công ty. Mặc dù vậy, do nước ta
định hướng phát triển một nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà

7


nước nên trong các công ty cổ phần, loại này về cơ bản vẫn là Nhà nước
nắm cố phiếu khống chế.

I.4.3. Công ty cổ phần có toàn bộ vốn nước ngoài.
Công ty cổ phần có 100% vốn nước ngoài là các công ty cổ phần do

các cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài lập nên ở Việt Nam. Đó cũng có thể
là một công ty cổ phần liên doanh với nước ngoài và sau một thời gian làm
ăn tại Việt Nam, các cá nhân hoặc tổ chức kinh tế nước ngoài dần dần nắm
được toàn bộ số cố phiếu của công ty.
Ta cũng cần phân biệt được công ty cổ phần với công ty hợp doanh
và công ty trách nhiệm hữu hạn – hai loại công ty đang tồn tại khá phổ biến
ở Việt Nam. Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa chúng là công ty hợp doanh
và công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên không được phát hành cổ
phiếu và trái phiếu trong quá trình kinh doanh. Trong trường hợp thiếu vốn,
công ty chỉ có thể huy động các cổ đông góp thêm mà thôi. Việc đóng góp
này do Đại hội cổ đông quyết định.
II.

Vai trò của công ty cổ phần đối với sự phát triển kinh tế ở
nước ta hiện nay.

II.1. Vai trò của công ty cổ phần đối với nền kinh tế quốc dân
Với những đặc điểm rất riêng của mình, công ty cổ phần có vai trò
rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân,
cụ thể là:
-

Công ty cổ phần có khả năng tập trung vốn nhanh chóng

với quy mô lớn để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh khổng lồ
mà không nhà tư bản riêng biệt nào có thể tự mình làm được. Các Mác
8


đã đánh giá vai trò này của công ty cổ phần: “Nếu như cứ phải chờ cho

đến khi tích lũy làm cho một nhà tư bản riêng lẻ lớn lên đến mức có thể
đảm đương việc xây dựng đường sắt thì có lẽ đến ngày nay thế giới vẫn
không có đường sắt. Ngược lại, qua công ty cổ phần, sự tập trung đã
thực hiện được việc đó chỉ trong nháy mắt”
-

Công ty cổ phần góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng của

đồng vốn bởi:
+ Do hình thức tự cấp phát tài chính bằng huy động vốn, công ty
cổ phần đã đề cao trách nhiệm của doanh nghiệp, nâng cao sự quan tâm
đến sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Mặt khác, do sức ép của cổ đông do
việc đòi hỏi chia lãi cổ phần và muốn duy trì giá cổ phiếu cao trên thị
trường chứng khoán khiến doanh nghiệp phải phấn đấu nâng cao hiệu
quả sử dụng đồng vốn.
+ Do lợi nhuận của các công ty cổ phần là khác nhau trong các
lĩnh vực khác nhau thúc đẩy nên tiền vốn nhàn rỗi từ nhiều kênh khác
nhau trong xã hội có thể được đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực có
năng suất lao động và tỷ suất lợi nhuận cao làm cho vốn được phân bố
và sử dụng có hiệu quả trong nền kinh tế.
-

Công ty cố phần tạo ra một cơ chế phân bố rủi ro đặc thì đã

hạn chế được những tác động tiêu cực về kinh tế xã hội khi một doanh
nghiệp lâm vào tình trạng khủng hoảng. Chế độ đã tự hạn chế đến mức
thấp nhất những thiệt hại của rủi ro thua lỗ. Vốn tự có của công ty huy
động thông qua việc phát hành cổ phiếu là vốn của nhiều cổ đông, do đó
rủi ro được san sẻ. Nhờ vậy, nếu công ty cổ phần phá sản, hậu quả về
mặt kinh tế xã hội được hạn chế ở mức thấp nhất. Cách thức huy động

vốn của công ty cổ phần đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tài chính có
thể mua cổ phiếu, trái phiếu ở các công ty ở nhiều ngành khác nhau, do
9


đó có thể giảm bớt được tổn thất khi công ty bị phá sản so với việc đầu
tư vào một công ty. Cơ chế phân bố rủi ro này đã tạo điều kiện cho nền
kinh tế phát triển và có xu hướng ổn định hơn.
-

Việc phát hành chứng khoán của công ty cổ phần cùng với

việc chuyển nhượng mua bán chứng khoán đến một mức độ nhất định sẽ
tạo điều kiện cho sự ra đời của thị trường chứng khoán – trái tim của thị
trường vốn. Ý nghĩa căn bản của thị trường chứng khoán là ở chỗ, đó là
nơi các nhà kinh doanh có thể tìm được nguồn tài trợ cho hoạt động đầu
tư sản xuất kinh doanh, là nơi khai thác các nguồn tiết kiệm của những
người tích lũy đến các nhà đầu tư, là cơ chế phân bố các nguồn vốn đầu
tư phù hợp với yêu cầu của một nền kinh tế thị trường, và còn là cơ sở
quan trọng để Nhà nước qua đó sử dụng các chính sách tiền tệ can thiệp
vào hoạt động của nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu lựa chọn.
-

Công ty cổ phần đảm bảo sự tham gia của đông đảo công

chúng, lại có cơ cấu tổ chức quản lí chặt chẽ, phân định rõ ràng giữa
quyền sở hữu và quyền kinh doanh nên đã tạo điều kiện cho người lao
động tham gia quản lý công ty một cách thực sự, sử dụng được những
giám đốc tài năng, đảm bảo được quyền lợi, lợi ích và trách nhiệm của
chủ sở hữu, đẩy nhanh quá trình phân công lao động xã hội, giúp mọi

người được làm việc ở vị trí thích hợp để có thể phát huy hết tài năng
sáng tạo vốn có của mình.
-

Công ty cổ phần là hình thức liên doanh tốt nhất để tranh

thủ sự tham gia đầu tư của nước ngoài. Với một nền kinh tế, đặc biệt là
nền kinh tế đang phát triển thì việc thu hút được nguồn vốn, khoa học kỹ
thuật, trình độ quản lí thông qua liên doanh liên kết với nước ngoài là vô
cùng cần thiết để phát triển kinh tế trong nước.

10


Đó chính là những đặc điểm nổi trội khiến cho công ty cổ phần có
một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

II.2. Vai trò của công ty cổ phần đối với sự phát triển kinh tế ở
nước ta.
Công ty cổ phần ra đời và phát triển khá sớm ở các nước tư bản chủ
nghĩa. Ở nước ta, công ty cổ phần xuất hiện muộn hơn nhiều. Chỉ từ sau
Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ VI, với việc thực hiện chủ trương đổi mới
quản lí kinh tế của Đảng và Nhà nước là phát triển kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần, ở nước ta mới xuất hiện một số công ty cổ phần với quy mô
nhỏ và trình độ thấp trong giai đoạn sơ khai. Từ đó đến nay, công ty cổ
phần phát triển tương đối mạnh mẽ và đã khẳng định được vai trò to lớn
của mình trong nền kinh tế Việt Nam.
Ở Việt Nam, điều kiện tiên quyết để thực hiện thắng lợi chiến lược
phát triển kinh tế là cần huy động được nguồn vốn lớn. Huy động vốn
trong nhân dân vừa là giải phảp cấp bách, vừa là giải pháp cơ bản trong

chiến lược tạo vốn cho từng doanh nghiệp hiện nay. Điều này chỉ thực hiện
được thông qua công ty cổ phần bởi so với công ty cổ phần thì hai hình
thức huy động vốn chủ yếu ở nước ta hiện nay là hệ thống quỹ tiết kiệm và
tín phiếu kho bạc còn nhiều nhược điểm (cả với người gửi và người cho
vay). Thứ nhất, huy động vốn qua hệ thống tiết kiệm, tín dụng thì chi phí
và lãi suất cao gây khó khăn cho người sử dụng vốn vì phải thông qua
nhiều khâu chi phí nghiệp vụ và lợi tức tăng lên. Huy động vốn thông qua
công ty cổ phần giảm được chi phí không cần thiết tạo điều kiện thuận lợi
cho việc sử dụng vốn cũng như bảo vệ quyền lợi người có vốn. Thứ hai,
11


gửi tiền vào quỹ tiết kiệm hoặc mua tín phiếu tuy có lãi suất ổn định, hạn
chế phần nào rủi ro nhưng người có vốn hoàn toàn mất khả năng chi phối
việc sử dụng vốn, không được hưởng những may mắn của việc sử dụng
đồng vốn đó. Khi mua cổ phiếu, tuy phải chịu sự rủi ro ở mức độ nhất định
nhưng lại được có mặt trong thương trường. Hơn nữa, các cổ đông lại có
quyền lực trong Đại hội cổ đông và khi điều kiện cùng khả năng cho phép,
họ có thể được bầu vào cơ quan lãnh đạo của công ty. Do đó, việc mua cổ
phiếu hấp dẫn hơn.
Công ty cổ phần còn là hình thức liên doanh tốt nhất để tranh thủ sự
đầu tư nước ngoài. Nước ta hiện nay đang cần thiết thu hút vốn đầu tư
nước ngoài cho sự phát triển kinh tế, hình thức liên doanh góp vốn cổ phần
với nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam có đủ sức mạnh về mọi mặt
vốn, tiềm lực vật chất và kĩ thuật, năng lực quản lí.
Hệ thống doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay đang hoạt động
kém hiệu quả một phần vì không xác định rõ ai là chủ sở hữu đích thực.
Đây là nguyên nhân gây ra sự lãnh đạm, thiếu trách nhiệm, thiếu kỷ cương,
kỷ luật của người lao động, từ đó dẫn đến sự giảm sút về năng suất và hiệu
quả, chất lượng, thiếu minh bạch trong phân phối thu nhập. Trái lại, trong

công ty cổ phần, quyền sở hữu và quyền sử dụng được xác định rõ ràng
nên cơ chế phân phối lợi ích được giải quyết thỏa đáng. Lợi ích của người
lao động và người có vốn gắn liền với kết quả sản xuất kinh doanh của
công ty nên trở thành động lực cơ sở bên trong thúc đẩy việc nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Hiện nay, quá trình cổ phần hóa ở nước ta đang được triển khai
tương đối mạnh mẽ. Việc hình thành công ty cổ phàn thông qua cổ phần
hóa góp phần nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước bới chỉ có thế
mới nâng cao được hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước. Hơn nữa,
12


Nhà nước với hình thức tham dự cổ phần của mình có thể nhanh chóng can
thiệp nhằm điều chỉnh cơ cấu kinh tế thúc đấy sự phát triển và điều tiết thị
trường một cách có hiệu quả khi cần thiết.
Công ty cổ phần ra đời còn góp phần thúc đẩy sự ra đời và phát triển
thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Tháng 7 năm 1998 đã đánh dấu một
bước ngoặt quan trọng trong quá trình hình thành thị trường chứng khoán ở
Việt Nam. Đồng thời, với việc ban hành nghị định 48/1998/NĐ-CP về
chứng khoán và thị trường chứng khoán, Chính phủ đã kí quyết định số
127/1998/QĐ-TTG về thành lập hai Trung tâm Giao dịch chứng khoán tại
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, khởi động thị trường chứng khoán.
Thông qua thị trường chứng khoán, các nhà kinh doanh có thể huy động
mọi nguồn tiết kiệm trong dân cư. Nó là cơ sở quan trọng để Nhà nước
thông qua dó sử dụng các chính sách tiền tệ can thiệp vào hoạt động của
nền kinh tế nhằm đạt được những mục tiêu đã lựa chọn. Thiếu thị trường
chứng khoán, nền kinh tế thị trường không thể phát triển. Song, sự ra đời
của nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người mà là kết quả
của sự phát triển chung về kinh tế xã hội, trong đó sự ra đời và phát triển,
hoạt động một cách hoàn hảo của các công ty cổ phần giữ vai trò quyết

định.
Với những đặc điểm và vai trò quan trọng ấy, công ty cổ phần ngày
càng có một vị trí không thể thay thế trong việc phát triển nền kinh tế Việt
Nam. Việc thành lập thêm các công ty cổ phần mới và cổ phần hóa các
doanh nghiệp nhà nước là cần thiết để phát triển kinh tế trong điều kiện
kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.

13


KẾT LUẬN
Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức kinh doanh mới xuất hiện
ở nước ta trong những năm gần đây, nhưng với những ưu điểm nổi trội
trong việc khắc phục được những nhược điểm cơ bản về vốn và khả năng
phát triển, công ty cổ phần đã có một vai trò quan trọng trong việc phát
triển nền kinh tế ở nước ta hiện nay. Đồng thời, công ty cổ phần cũng làm
nên sự ra đời của thị trường chứng khoán – một định chế tài chính mới vừa
cho phép các doanh nghiệp huy động nguồn vốn khổng lồ từ các nhà đầu
tư, vừa cho phép Nhà nước thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã
hội thông qua việc điều tiết thị trường. Thị trường chứng khoán cũng là
tiền đề của quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước thành các
công ty cổ phần, tạo điều kiện để kinh tế phát triển ở nước ta.
Những lý luận trên đây mặc dù chưa thật tỉ mỉ và sâu sắc do sự hạn
chế về kiến thức nhưng nó đã giúp em hiểu thêm phần nào về một loại hình
kinh doanh mới và hiệu quả ở nước ta hiện nay – công ty cổ phần. Em hi
vọng những lý luận này cũng sẽ trở thành một tài liệu có ích cho những
người đang tìm hiểu về công ty cổ phần và thị trường chứng khoán ở Việt
Nam. Cùng với hiểu biết đó, em hi vọng có thể đóng góp một phần nào đó
vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong một tương lai không xa.


14


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin,
NXB Chính trị Quốc gia, 2009, trang 302
2. Bùi Nguyên Hoàn, Việt Nam với thị trường chứng khoán, NXB
Chính trị Quốc gia, 1995, trang 23
3. Đào Xuân Sâm – Ngô Quang Minh, Kinh tế Quốc doanh trong nền
kinh tế thị trường, NXB Khoa học xã hội.

15


16



×