Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Chính sách ngoại thương, tình hình kinh tế khối eu và quan hệ với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.63 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH



TIỂU LUẬN KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Đề tài:
CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG, TÌNH HÌNH KINH TẾ KHỐI EU VÀ QUAN
HỆ VỚI VIỆT NAM

Nhóm thực hiện: Nhóm 3
Lớp: 06DQN
Giảng viên: Th.S Cao Minh Trí
TP.HỒ CHÍ MINH 2/2017
1


Danh sách nhóm 3:
1. Trần Thị Ngọc Hà

10. Lê Kim Liên

2. Trương Thị Tường Vi

11. Lê Trọng Hiếu

3. Ngô Cẩm Tú

12. Trần Văn Minh


4. Lâm Thị Hồng

13. Trần Ngọc Minh

5. Dương Ái Phương

14. Trần Vũ Mai Phương

6. Nguyễn Thị Thúy

15. Nguyễn

7. Nguyễn Thị Xuân

Thị

Thuận

8. Nguyễn Thị Kim Long.

16. Cao Quốc Thắng.

9. Lương Hồ Xuân Hương

2

Thanh


Mục lục

I. Quá trình hình thành của EU (1 - 8)
II.

Chính sách ngoại thương của EU (8 – 26)
Chính sách thương mại, các định chế, quy định và các yêu cầu của EU

III.

Tình hình kinh tế của EU (26 – 36)

IV. Quan hệ Việt Nam và EU
1. Thực trạng (35-38)
2. Những cơ sở vàng (38-39)
3. Bối cảnh mới, quan hệ mới (39-41)
4. Mối quan hệ giữa VN với 1 số nước EU (41-47)
5. Mối quan hệ giữa VN với EU thể hiện ở 1 số lĩnh vực (47-51)
a) Lĩnh vực đầu tư (47-49)
b) Văn hóa – Giáo dục (49)
c) Lĩnh vực năng lượng (49)
d) Về môi trường(49-50)
e) Dự Án MUTRAP (50-51)

V. Chính sách của EU đối với VN (51-53)
1 GSP
2 Hiệp định PCA
3 Thuế quan
VI. Tình hình xuất nhập khẩu EU_ VN (53-62)
1



VII. Swot
a) Điểm mạnh (63-66)
b) Điểm yếu (66-69)
c) Cơ hội (69-70)
d) Thách thức (70-73)
VIII. Kiến nghị và đề xuất (73-75)
VII. Phụ lục
1. Xuất khẩu da giày vào EU suy giảm lợi thế giá
2. Từ 1-1-2009, EU chính thức “loại” giày da Việt Nam ra khỏi GSP
3. Suy thoái kinh tế sẽ gây những khó khăn cho xuất khẩu Việt Nam sang EU
trong năm 2009
4. Những khó khăn của VN khi thâm nhập thị trường EU

2


Lời mở đầu
Trong những những năm gần đây nền kinh tế nước ta phát triển và đạt nhiều
thành tựu đáng kể, điển hình là Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức
thương mại thế giới WTO. Việc là thành viên của WTO cho nước ta nhiều cơ hội cũng
như thách thức, đặc biệt là ở thị trường khó tính như EU.
EU là một trong những thị trường xuất khẩu chủ yếu của doanh nghiệp Việt Nam
bên cạnh thị trường Mỹ, Nhật. Để có thể kinh doanh thành công tại thị trường khó
tính này doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu rõ những chính sách ngoại thương
của EU.
Vì vậy chúng tôi nghiên cứu trình bày về chính sách ngoại thương ,tình hình thương
mại quốc tế của EU & quan hệ với Việt Nam
I. Qúa trình hình thành của EU:
Ngày nay, EU là một tổ chức kinh tế hùng mạnh trên thế giới, là một trong ba
trung tâm lớn nhất trong nền kinh tế thế giới (Hoa Kỳ, Nhật và EU) với GDP năm 1998

đạt 8.482 tỷ USD, chiếm 19,8% GDP toàn cầu, năm 2000 đạt 9.050 (khoảng 20% toàn
cầu), và năm 2001 đạt 9.315 tỷ USD. GDP tính theo đầu người năm 1995 là 23.089 USD/
người, năm 2000 đạt trên 24.000 USD, đồng thời EU cũng là Trung tâm Thương mại Tài
chính khổng lồ với đồng.
Là một tổ chức liên chính phủ của các nước châu Âu. Từ 6 thành viên ban đầu,
hiện nay có 27 quốc gia thành viên. Liên minh được thành lập với tên gọi hiện nay theo
Hiệp ước về Liên minh châu Âu năm 1992, thường gọi là Hiệp ước Maastricht. Tuy
nhiên, nhiều phương diện của Liên minh châu Âu đã có từ trước, kể từ thập niên 1950,
thông qua một loạt các tổ chức tiền thân.
Lịch sử của Liên minh châu Âu bắt đầu từ chiến tranh thế giới thứ II. Ý tưởng về hội
nhập châu Âu đã được nhận thức sẽ giúp ngăn chặn việc giết chóc và phá hủy không xảy
ra nữa. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman là người đã nêu ra ý tưởng và đề
xuất lần đầu tiên trong một bài phát biểu nổi tiếng ngày 9 tháng 5 năm 1950. Cũng chính
3


ngày này hiện nay được coi là ngày thành lập của EU và được kỉ niệm hàng năm là Ngày
châu Âu. Ban đầu, EU bao gồm 6 quốc gia thành viên là:Bỉ, Đức, Italia, Luxembourg,
Pháp, Hà Lan . Năm 1973, tăng lên thành gồm 9 quốc gia thành viên. Năm 1981, tăng lên
thành 10. Năm 1986, tăng lên thành 12. Năm 1995, tăng lên thành 15. Năm 2004, tăng
lên thành 25. Năm 2007 tăng lên thành 27.
Liên minh châu Âu (EU) có trụ sở đặt tại thủ đô Brussels của Bỉ. Trước ngày 1
tháng 11 năm 1993 tổ chức này được gọi là Cộng đồng Châu Âu (EC).
Sau đây là danh sách 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu xếp theo năm
gia nhập:
1957: Bỉ, Đức, Italy, Luxembourg, Pháp, Hà Lan
1973: Đan Mạch, Ireland, Anh
1981: Hy Lạp
1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển

Ngày 1/5/2004: Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia,
Malta, Cộng hòa Síp
Ngày 1/1/2007: Romania, Bulgaria.
Vẫn còn 22 quốc gia gồm Albania, Andorra, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Bosnia &
Herzegovina, Croatia, Grugia, Iceland, Liechtenstein, Macedonia, Moldova, Monaco,
Montenegro, Na Uy, Nga, San Marino, Serbia, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sĩ, Ukraina, và Vatican
chưa gia nhập Liên minh châu Âu.
Hiện nay, EU có diện tích là 4.422.773 km² với dân số là 492,9 triệu người (2006) ;
với tổng GDP là 11.6 nghìn tỉ euro (~15.7 nghìn tỉ USD) trong năm 2007. Hầu hết các
quốc gia châu Âu đều đang là thành viên của Liên minh châu Âu.
Ngày nay, EU là một tổ chức kinh tế hùng mạnh trên thế giới, là một trong ba trung tâm
lớn nhất trong nền kinh tế thế giới (Hoa Kỳ, Nhật và EU) với GDP năm 1998 đạt 8.482 tỷ
USD, chiếm 19,8% GDP toàn cầu, năm 2000 đạt 9.050 (khoảng 20% toàn cầu), và năm
2001 đạt 9.315 tỷ USD. GDP tính theo đầu người năm 1995 là 23.089 USD/ người, năm
2000 đạt trên 24.000 USD, đồng thời EU cũng là Trung tâm Thương mại Tài chính khổng
lồ với đồng.
4


Mốc lịch sử đánh dấu sự hình thành của EU là bản “Tuyên bố Schuman” của Bộ
trưởng ngoại giao Pháp Robert Schuman vào ngày 09 tháng 05 năm 1950 với đề nghị đặt
toàn bộ nền sản xuất gang thép của Cộng hoà liên bang Đức và Pháp dưới một cơ quan
quyền lực chung, trong một tổ chức mở cửa để các nước châu Âu khác cùng tham gia.
Sau đó, Hiệp ước thành lập Cộng đồng than thép châu Âu (ECSC), một tổ chức tiền thân
của EU ngày nay được ký kết. Từ đó đến nay, sự liên kết giữa các quốc gia châu Âu đã
không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu với đỉnh cao là một Liên minh
châu Âu như chúng ta thấy ngày nay và trong tương lai có thể sẽ đạt tới cấp độ liên kết
cao hơn. Nhìn lại hơn 50 năm hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu, có thể
thấy quá trình này gắn liến với các hiệp ước chủ yếu sau đây (từ năm 1951 đến nay):
-


Hiệp ước Paris thành lập cộng đồng Than – Thép châu Âu (ECSC)

được ký ngày 18/04/1951 với sự tham gia của 6 nước: Pháp, Đức, Italy, Bỉ, Hà
Lan và Luxembourg
-

Hiệp ước Rome thành lập Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu

(EURATOM) và Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) được ký ngày 25/31957 với
sự nhất trí của 6 nước thành viên ECSC.
-

Hiệp ước thành lập Cộng đồng châu Âu (EC) được ký ngày 08/04/1965

giữa các nước của 3 nước Cộng đồng này dưới tên gọi: Cộng đồng châu Âu.
-

Hiệp ước Maastricht thành lập Liên minh châu Âu được ký ngày 07/2/1992

tại Maastricht – Hà Lan, với sự nhất trí hoàn toàn của nguyên thu quốc gia các
nước thành viên (lúc này, số thành viên của EC là 12 nước bao gồm: Pháp, Đức,
Bỉ, Italy, Hà Lan, Luxembourg, Anh, Đan mạch, Ailen, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và
Tây Ban Nha) nhằm thành lập một “không gian châu Âu” thống nhất về kinh tế,
chính trị, an ninh, quốc phòng và các chính sách về xã hội.
-

Hiệp ước Amsterdam được ký vào ngày 2/10/1997 bởi các nguyên thủ của

15 nước thành viên (năm 1995 EU đã kết nạp thêm 3 nước thành viên nữa là:

Thuỵ Điển, Phần Lan, Áo). hiệp ước này được hình thành trên cơ sở sửa đổi hiệp
ước Maastricht nhằm đưa những cố gắng của EU trong việc xây dựng một liên
minh kinh tế - tiền tệ (EMU) trở thành hiện thực.
-

Hiệp ước Nice (7-11/12/2000) được tập trung vào các vấn đề cải cách thể

chế để đón nhận các thành viên mới
5


-

Như vậy, từ ECSC đến EU hiện nay là cả một quá trình phát triển phức tạp

với các hình thức liên kết kinh tế quốc tế được phát triển chặt chẽ, toàn diện và
hoàn toàn mới về vật chất. Và cho đến nay, sau nhiều nỗ lực thiết thực của EU,
tiến trình nhất thể hoá châu Âu đã đạt được các kết quả rất khả quan trên nhiều
lĩnh vực.
II. Chính sách ngoại thương của EU
Thị trường EU gồm hầu hết các nước châu Âu với gần 4 triệu km2 và 456
triệu dân có thu nhập cao. GDP gần 11.000 tỉ USD chiếm 27% GDP thế giới.
Tổng ngạch ngoại thương gần 1.400 tỉ USD chiếm gần 20% thương mại toàn
cầu. Nét đặc trưng trong chính sách thương mại của EU là bảo hộ nông nghiệp,
bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.
Nếu tính cả mậu dịch nội khối thì tổng ngạch mậu dịch là 3.092 tỷ chiếm
hơn 41% thị phần thế giới. EU đứng đầu thế giới về xuất khẩu dịch vụ chiếm
khoảng 43% thị phần, gấp 2,5 lần Mỹ. Đầu tư ra nước ngoài chiếm 47% FDI
toàn cầu và nhận 20% đầu tư từ bên ngoài.
EU là thị trường mở, mang tính cạnh tranh rất cao đồng thời yêu cầu cao về

chất lượng hang, vễ sinh môi trường, nhãn mác, bao bì…Khung pháp lý về thị
trường đã được mở hoàn toàn cho hàng xuất khẩu của Việt Nam ngoài việc tiếp
tục được hưởng ưu đãi GSP. Tuy vậy, để có thể tiếp cận thị trường EU, các
doanh nghiệp cần hiểu rõ chính sách thương mại, các định chế, quy định và các
yêu cầu sau đây:
1. Liên minh châu Âu đang cải cách sâu rộng và toàn diện thể chế và luật
pháp cho phù hợp với tình hình mới. Nét đặc trưng trong chính sách thương mại
của EU là bảo hộ nông nghiệp, bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu
dùng. EU trợ cấp sản xuất nông nghiệp trong khối đồng thời đánh thuế cao và áp
dụng hạn ngạch đối với một số nông sản nhập khẩu như gạo, đường, chuối, sắn
lát.v.v...Các yêu cầu về xuất xứ, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được
thực hiện nghiêm ngặt.
2. Bên cạnh cam kết với các nước thành viên WTO, EU ký nhiều hiệp định
thương mại và các hiệp định ưu đãi khu vực và song phương và dành chế độ MFN
toàn phần cho sản phẩm nhập khẩu từ Ôxtrâylia, Canađa, Đài Loan, Hồng Kông,
6


Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, NiuZealand, Hoa Kì và các hiệp định ngành
hàng song phương khác.
3. Bên cạnh các cam kết mở cửa thị trường trong khuôn khổ WTO về nông
nghiệp, EU duy trì hạn ngạch áp dụng thuế quan đối với một số sản phẩm, giảm
dần trị giá và số lượng các sản phẩm được trợ cấp xuất khẩu. Trong một số lĩnh
vực dịch vụ, EU đã có cam kết cụ thể thực hiện theo lịch trình chung của GATs, kể
cả lĩnh vực viễn thông cơ bản, tài chính và dịch vụ nghe nhìn.
4. EU áp dụng Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) dành cho 143 quốc
gia và 36 vùng lãnh thổ, trong đó các nước chậm phát triển nhất được ưu đãi nhiều
hơn theo sáng kiến “Mọi sản trừ vũ khí-EBA”
5. EU áp dụng nhiều biện pháp tác động trực tiếp đến nhập khẩu vào lãnh
thổ mình như thủ tục hải quan, quy tắc xuất xứ, thuế quan, thuế gián tiếp, giấy

phép, biện pháp tự vệ, quy tắc và tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, chống bán phá
giá…
6. Tất cả các nước thành viên EU phải áp dụng chính sách ngoại thương
chung đối với ngoài khối. Uỷ ban Châu Âu là người đại diện duy nhất cho Liên
minh trong đàm phán, ký các Hiệp định thương mại và dàn xếp tranh chấp trong
lĩnh vực này.
7. Chính sách ngoại thương của EU gồm chính sách thương mại tự trị và
chính sách thương mại dựa trên cơ sở Hiệp định được xây dựng dựa trên các
nguyên tắc không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công
bằng. Các biện pháp được áp dụng phổ biến trong chính sách này là thuế quan,
hạn ngạch, chống bán phá giá, hàng rào kĩ thuật, trợ cấp xuất khẩu
8. EU đang thực hiện chương trình mở rộng hàng hoá dưới hình thức đẩy
mạnh tự do hoá thương mại (giảm dần thuế quan đánh vào hàng hoá XNK và tiến
tới xoá bỏ hạn ngạch, GSP). Hiện nay, 25 nước thành viên EU áp dụng một biểu
thuế quan chung đối với hàng hoá XNK. Đối với hàng nhập khẩu, mức thuế trung
bình đánh vào hàng nông sản là 18%, hàng công nghiệp là 2%
9. Chính sách ngoại thương của EU từ 1951 đến nay phân thành những
nhóm chủ yếu sau: chóm chính sách khuyến khích xuất khẩu, nhóm chính sách
thay thế nhập khẩu, nhóm chính sách tự do hoá thương mại, nhóm chính sách hạn
7


chế xuất khẩu tự nguyện. Việc ban hành tình hình phát triển kinh tế, tiến trình nhất
thể chế hóa châu Âu và khả năng cạnh tranh trong từng thời kỳ của các sản phẩm
của Liên minh trên thị trường thế giới. Ngoài ra EU còn có quy chế nhập khẩu
chung.
10. Để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong thương mại, EU đã thực hiện các
biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp xuất khẩu và chống hàng giả. EU đã
ban hành chính sách chống bán phá giá và áp dụng thuế “chống xuất khẩu dưới
hình thức bán phá giá” để đấu tranh với những trở ngại trong buôn bán với các

nước ngoài khối. Ví dụ, đánh thuế 30% đối với những sản phẩm điện tử của Hàn
Quốc và Singapore, nhôm của Nga và xe hơi của Nhật Bản, giày dép của Trung
Quốc, đánh thuế 50% -100% đối với các xí nghiệp sản xuất camera truyền hình
của Nhật Bản.. Trong khi đó, các biện pháp chống hàng giả của EU cho phép ngăn
chặn không cho nhập khẩu những hàng hóa được sản xuất do sao chép, đánh cấp
bản quyền.
11. Chính sách ngoại thương của EU biểu hiện trong việc áp dụng một số
chính sách và công cụ đặc biệt, tiêu biểu là biểu thuế quan chung và chính sách
chống bán phá giá
12. Biểu thuế quan chung (CCT – Common Custom Tariff) của Liên
minh châu Âu.
 EU áp dụng biểu thuế quan chung (CCT) chủ yếu đối với các mặt hàng
công nghiệp. Đây là công cụ chủ yếu trong chính sách thương mại của Liên minh.
 Các thành phần của CCT bao gồm danh mục các mặt hàng tính thuế, các
quy định về cách tính thuế, miễn hoặc giảm thuế, xuất xứ hàng hoá. Các mức thuế
quan được xây dựng trên cơ sở lấy bình quân các mức thuế áp dụng với từng mặt
hàng kể từ ngày 1/1/1957 ở 6 nước của EEC khi mới thành lập là Pháp, Tây Đức,
Italy, và Benelux (gồm Bỉ, Hà Lan và Luxembourg). Theo cách tính này thì phần
lớn các mức thuế của Pháp và Italy phải giảm đi, còn các mức thuế ở Đức và
Luxembourg được tăng lên. Trong quá trình xây dựng, CCT được chia thành ba
giai đoạn và kết thúc vào năm 1968, sớm hơn so với thời hạn dự kiến 2 năm.

8


 Hiệp ước Roma có quy định điều khoản theo đó các thành viên EC luôn
sẵn sàng đàm phán nhằm cắt giảm các mức thuế quan chung. Những thoả thuận về
những cắt giảm như vậy đã đạt được trong khuôn khổ một loạt các vòng đàm phán
Dillon (1961-1962), mức CCT bình quân được giảm từ 25% vào năm 1958 xuống
còn 11,7% vào năm 1963. Còn kết quả đạt được sau vòng đàm phán Kennedy là

các mức thuế quan được cắt giảm trung bình đối với Hoa Kỳ là 32% và với Anh là
35%. Do có những thoả thuận cắt giảm như vậy cho nên đến tháng 1/1972, mức
trung bình của CCT chỉ còn là 8,1% giảm đi 35% so với mức ban đầu, 12% và
11,5%. Một khi đã xây dựng được các mức CCT thì các nước thành viên phải có
nghĩa vụ áp dụng chúng theo một cách thức thống nhất. Điều này liên quan đến
danh mục các mặt hàng, thủ tục tính thuế và các quy định về xuất xứ hàng hoá kết
hợp với việc thực hiện GSP.
 Đặc biệt khi làm rõ đặc điểm trong chính sách ngoại thương EU, cần phải
nghiên cứu biểu thuế quan có liên quan đến xuất xứ của hàng hoá theo quy định
của liên minh. Xuất xứ hàng hoá của EU được quy định cụ thể như sau:
-

Đối với các sản phẩm hoàn toàn được sản xuất tại lãnh thổ nước hưởng

GSP như: khoáng sản, động thực vật, thuỷ sản đánh bắt trong lãnh hải và các hàng
hoá sản xuất từ các sản phẩm đó xem là có xuất xứ và được hưởng GSP.
-

Đối với các sản phẩm sản xuất tại nước hưởng GSP ( tính theo giá xuất

xưởng) phải đạt 60% tổng giá trị hàng liên quan. Tuy nhiên, đối với một số nhóm
hàng thì hàm lượng này thấp hơn. EU quy định cụ thể tỷ lệ trị giá và công đoạn gia
công đối với một số nhóm hàng mà yêu cầu phần trị giá sáng tạo thấp hơn 60%
(điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh không dưới 40%: đồ trang trí làm từ kim loại không
dưới 30%; giày dép chỉ được hưởng GSP nếu các bộ phận như: mũi, đế, ở dạng rời
sản xuất trong nước hưởng GSP hoặc nhập khẩu;..)
 EU còn quy định xuất xứ cộng gộp, đây là quy định về xuất xứ mà theo
đó hàng của một nước có thành phần xuất xứ từ một nước trong cùng một tổ chức
khu vực cũng được hưởng GSP thì các thành phần đó cũng được xem là có xuất xứ
từ nước liên quan. Thí dụ, Việt Nam xuất khẩu sang EU một mặt hàng trong đó

thành phần xuất xứ của Việt Nam chiếm 29% giá trị, còn lại 15% giá trị nhập khẩu
9


của Indonesia, 10% của Thái lan, 15% của Singapone. Xuất xứ cộng gộp của hàng
Việt Nam sẽ là: 20%+15%+10% = 60%. Mặt hàng này lẽ ra không được hưởng
GSP (vì hàm lượng giá trị của Việt Nam chưa được 50%), nhưng nhờ cộng gộp
(60%) nên đã đủ điều kiện hưởng GSP. Đây là đặc điểm về xuất xứ của EU mà các
doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý và vận dụng.
13. Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập GSP của Liên minh châu Âu.
 Chế độ GSP là một biện pháp đẩy mạnh thương mại của EU đối với các
nước đang phát triển và chậm phát triển (trong đó có Việt Nam) với mục đích giúp
cho hàng hoá của các nước này tăng khả năng thâm nhập vào thị trường EU thông
qua một số những ưu đãi thuế quan nhất định, từ đó thúc đẩy kinh tế của các nước
này phát triển. Chế độ GSP được xây dựng dựa trên các nguyên tắc tự nguyện,
không đòi hỏi có đi có lại, đơn phương quyết định. Chương trình này đã được Hội
đồng châu Âu thông qua quy chế áp dụng cho từng thời kỳ: 1971 -1980, 19811990, 1991-1994, 1994-2005. Trong 8 năm trở lại đây, chương trình ưu đãi thuế
quan 4 năm (1995-1998) đối với các sản phẩm công nghiệp nhất định có nguồn
gốc từ các nước đang phát triển; (2) Quy định số 1256/96 ngày 20/6/1996 về việc
áp dụng một chương trình ưu đãi thuế quan trong 4 năm (1996-1999) đối với một
số sản phẩm nông nghiệp có nguồn gốc từ các nước đang phát triển: (3) Quy định
số 2820 ngày 21/12/1998 về việc áp dụng một chương trình ưu đãi thuế quan trọng
3 năm (1999-2001) đối với tất cả các sản phẩm có xuất xứ các nước đang phát
triển.
 Hiện nay, EU vẫn đang áp dụng chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập
cho thời kỳ từ 1/7/1999 đến 31/12/2001. Theo chương trình này, EU chia ra các
sản phẩm được hưởng GSP thành 4 nhóm với mức thuế khác nhau dựa trên mức
độ nhạy cảm đối với bên nhập khẩu, mức độ phát triển của nước xuất khẩu và
những văn bản thoả thuận đã ký kết giữa hai bên. Bốn nhóm sản phẩm của các
nước đang phát triển được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập của EU là:

+ Nhóm 1- Sản phẩm rất nhạy cảm: bao gồm phần lớn là nông sản và một số
ít sản phảm công nghiệp tiêu dùng như: chuối tươi, chuối khô, dứa tưới, dứa hộp,
(lượng đường không quá 17% trọng lượng), quần áo may sẵn, nguyên liệu thuốc
10


lá, lụa tơ tằm,.. được hưởng mức thuế GSP bằng 85% thuế xuất MFN. Đây là
nhóm mặt hàng EU hạn chế nhập khẩu.
+ Nhóm 2- Sản phẩm nhạy cảm: chủ yếu là thực phẩm, đồ uống, hoá chất,
nguyên liệu, hàng thủ công (gạch lát nền và đồ sứ), gày dép, hàng điện tử dân
dụng, xe đạp, ô tô, đồ chơi trẻ em…được hưởng mức thế GSP bằng 70% thuế suất
MFN. Đây là nhóm mạt hàmg mà EU không khuyến khích nhập khẩu.
+ Nhóm 3- Sản phẩm án nhạy cảm: bao gồm phần lớn thuỷ sản đông lạnh
(tôm, cua, mực đông lạnh, cá tươi ướp lạnh) một số nguyên liệu và hoá chất, hàng
công nghiệp dân dụng (máy điều hoà, máy giặt, tủ lạnh)..được hưởng mức thuế
suất GSP bằng 35% thuế suất MFN. Đây là nhóm mặt hàng EU khuyến khích
nhập khẩu.
+ Nhóm 4 - Sản phẩm không nhạy cảm: chủ yếu là một số loại thực phẩm, đồ
uống, (nước khoáng, bia, rượu), nguyên liệu (than đá, dầu thô, cao su..), nông sản
(dừa cả vỏ, hạt điều)..được hưởng mức thuế GSP bằng 0% đến 10% thuế suất
MFN. Đây là nhóm mặt hàng EU đặc biệt khuyến khích nhập khẩu.
 Mỗi nhóm hàng trên gồm nhiều mặt hàng chịu các mức thuế suất khác
nhau trong phạm vi giới hạn của GSP giai đoạn 1/7/1999 đến 31/12/2001. Đến
cuối năm 2004, EU sẽ chấm dứt giai đoạn của chương trình GSP và xoá bỏ hạn
ngạch đối với hàng dệt may của các nước là thành viên WTO còn đối với những
nước không phải là thành viên của WTO thì chưa có chính sách cụ thể. Cho đến
nay, EU vẫn chưa đưa ra chương trình thực hiện GSP cho thời kỳ từ 2005 trở đi,
nhưng họ đang tiến từng bước giảm thuế quan và giảm ưu đãi GSP.
 Trong tương lai, tới một thời điểm nhất định, hàng xuất khẩu của các
nước đang phát triển khi xâm nhập vào thị trường EU sẽ không được hưởng GSP

nữa và phải cạnh tranh bình đẳng với hàng của các nước phát triển, chịu cùng một
mức thuế như hàng của những nước này và không được hưởng các ưu đãi khác.
 Như vậy, đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU
thời kỳ 2005 -2010 sẽ xảy ra hai khả năng: thứ nhất, có thể hàng xuất khẩu của
Việt Nam vào EU không phải chịu hạn ngạch hoặc phải chịu hạn ngạch nhưng vẫn
được hưởng GSP. Cho dù xảy ra trường hợp nào thì giai đoạn 2001-2010 có khả
11


năng sẽ rất khó khăn và nhiều thách thức đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam
sang thị trường EU.
 Các biện pháp khuyến khích trong GSP của EU so với ưu đãi mà cá nước
và khu vực khác dành chó các nước đang phát triển vào loại thấp nhất. Có lẽ vì thế
đã tồn tại trong hệ thống GSP của EU quy định khuyến khích tăng thêm mức ưu
đãi 10%, 20%o Cho 35% đối với hàng nông sản và 15% 25% 35% đối với hàng
nông sản và của EU bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/1999 thì những trường hợp
sau được hưởng ưu đãi thêm:
+ Bảo vệ quyền của người lao động: nước hưởng GSP cần chứng minh trong
các văn bản pháp quy của mình có các quy định về các tiêu chuẩn áp dụng các
nguyên tắc về tổ chức, đàm phán tập thể và tuổi lao động tối thiểu.
+ Bảo vệ môi trường: các văn bản pháp quy của nước hưởng GSP phải có các
quy định cụ thể áp các tiêu chuẩn của OIBT về bảo vệ môi trường.
14. Chính sách chống bán phá giá.
 Các quy định về chống bán phá giá của EU được đưa ra từ những ngày
đầu thành lập và được xây dựng trên cơ sở điều khoản của WTO, EU chỉ được áp
dụng các biện pháp chống bán phá giá trong trường hợp các ngành công nghiệp
của EU bị tổn hại do việc nhập khẩu các sản phẩm phá giá. Đây là những sản
phẩm được bán trên thị trường nội địa với mức giá “thông thường”. Tuy nhiên,
việc so sánh các mức giá này thường gặp khó khăn. Cách tính giá “thông thường”
của EU dựa vào chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận cận biên. Vấn đề là mức lợi

nhuận như thế nào mới được coi là thích hợp. Xu hướng của EU là tính mức lợi
nhuận cao, có khi tới 30%.
 Các quy định chống bán phá giá của EU được xác định trong Quy chế
chống phá giá có hiệu lực từ năm 1995 và sau đó được cập nhật bằng quy chế
384/96 có hiệu lực từ ngày 6/3/1996. Quy chế mới lồng ghép tất cả các biện pháp
được thoả thuận tại vòng đàm phán Urugoay của GATT. Quy chế chống phá giá
năm 1996 quy định việc áp dụng thuế chống bán phá giá và chỉ được áp dụng thuế
này trong các đìều kiện:

12


+ Có phát hiện bán phá giá: giá xuất khẩu của sản phẩm trên thị trường EU
thấp hơn giá bán tại thị trường của nhà xuất khẩu.
+ Có tổn hại vật chất cho doanh nghiệp của EU; hàng nhập khẩu gây ra hoặc
đe doạ gây tổn thất cho phần lớn ngành kinh doanh EU.
+ Lợi ích của EU: chi phí mà EU bỏ ra để thực hiện các biện pháp không
được tỉ lệ ngịch với lợi ích thu được.
 Sau khi các mức giá xuất khẩu và giá thông thường đã được xác định thì
chúng được so sánh với nhau để xác định mức phá giá. Luật pháp của EU cho
phép thực hiện điều chỉnh đối với các mức chênh lệch liên quan đến công dụng
của các sản phẩm, thuế nhập khẩu, các loại thuế gián tiếp, các chi phí bán hàng
như vận chuyển vận chuyển và tiền trả hoa hồng. Tuy nhiên, EU bị phê phán là
không tính đến nhưng mức khác biệt lớn hơn về sản lượng bán ra trên thị trường
nội địa hoặc về hoạt động Marketing khi bán hàng. Phương pháp so sánh các mức
giá của EU cũng bị phê phán (đặc biệt từ phía Nhật Bản) vì các chi phí bán không
được tính đến trên thị trường EU nhưng lại được tính đến trên thị trường nội địa,
dẫn đến làm tăng thêm mức chênh lệch giá.
 Khi mức bán phá giá được tính đến trên thị trường đó có làm tổn hại đến
ngành sản xuất nội địa hay không. Mức độ gây tổn hại thường được đo bằng các

chỉ số như lợi nhuận công suất hoạt động và thị phần. Quá trình này cần đến việc
thu nhập và xử lý một lượng thông tin lớn về kinh tế, tài chính và thương mại.
 Sau khi xác định được mức bán phá giá và mức độ tổn hại đối với các
ngành sản xuất nội địa, EU áp dụng các mức thuế chống phá giá hoặc chấp nhận
đề nghị từ phía người xuất khẩu lên. Thông thường, các bên không nên áp dụng
đặt mức thuế chống phá giá ở mức tối đa nếu như điều này không cần thiết cho
việc ngăn chặn tổn hại do bán phá giá gây ra. EU thường tính toán ở mức độ tổn
thất và áp đặt mức thuế đúng bằng mức đó . Về nguyên tắc, các biện pháp chống
bán phá giá thường là các mức thuế tính theo giá trị. Tuy nhiên, đối với những mặt
hàng đồng nhất như nguyên liệu, nông sản thì thuế tính theo số lượng thường được
áp dụng. Trong trường hợp mức thuế áp dụng vượt quá mức phá giá thì khoản
chênh lệch sẽ phải được hoàn trả cho nhà xuất khẩu.
13


15. Các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Liên minh châu
Âu
 Một đặc điểm nổi bật trên thị trường EU là quyền lợi của người tiêu dùng
được bảo vệ nghiêm ngặt, khác hẳn với thị trường của các nước đang phát triển.
Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, EU tiến hành kiểm tra các sản phẩm
ngay từ nơi sản xuất và có các hệ thống báo động giữa các nước thành viên, đồng
thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới. EU đã thông qua những quy
định bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng về độ an toàn chung của các sản phẩm
được bán ra, các hợp đồng quảng cáo, bán hàng tận nhà, nhãn hiệu, v.v.. các tổ
chức chuyên nghiên cứu đại diện cho giới tiêu dùng sẽ đưa ra các quy chế định
chuẩn Quốc gia hoặc châu Âu. Hiện nay, ở EU có 3 tổ chức định chuẩn: Uỷ ban
châu Âu về định chuẩn, Uỷ ban châu Âu về định chuẩn điện tử, Viện Định chuẩn
viễn thông châu Âu. Tất cả các sản phẩm chỉ có thể bán được ở thị trường này với
điều kiện phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn chung của EU, các luật và định chuẩn
quốc gia được sử dụng chủ yếu để cấm buôn bán sản phẩm được sản xuất từ các

nước có những điều kiện sản xuất chưa đạt được mức an toàn ngang với tiêu
chuẩn của EU. Quy chế bảo đảm an toàn của EU đối với một số loại sản phẩm tiêu
dùng biểu hiện cụ thể như sau:
+ Các sản phẩm thực phẩm, đồ uống đóng gói sản phẩm phải ghi rõ tên sản
phẩm, nhãn mác, danh mục thành phẩm, thành phần, trọng lượng tịnh, thời gian sử
dụng, cách sử dụng, địa chỉ của nước sản xuất hoặc nơi bán, nơi sản xuất, các điều
kiện đặc biệt để bảo quản, để chuẩn bị sử dụng hoặc các thao tác bằng tay, mã số
và mã vạch để dễ nhận dạng lô hàng.
+ Các loại thốc men đều phải được kiểm tra chặt chẽ, phải đăng ký và được
các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thuộc EU cho phép trước khi sản
phẩm được bán ra trên thị trường EU. Giữa các cơ quan có thẩm quyền này và Uỷ
ban châu Âu về định chuẩn thiết lập một hệ thống thông tin trao đổi tức thời, có
khả năng nhanh chóng thu hồi bất cứ loại thuốc nào có tác dụng phụ đang được
bán trên thị trường.
+ Đối với các loại vải lụa, EU lập ra một hệ thống nhất về mã hiệu cho biết
các loại sợi cấu thành nên loại vải hay lụa được bán ra trên thị trường EU. Bất cứ
14


loại vải hay lụa nào được sản xuất ra trên cơ sở hai hay nhiều loại sợi mà trong các
loại ấy chiếm tối thiểu 85% tổng trọng lượng thì trên mã hiệu có thể đề tên của
loại sợi đó kèm theo tỷ lệ về trọng lượng hoặc đề tên của loại sợi đó kèm tỷ lệ tối
thiểu 85%, hoặc ghi cấu thành chi tiết của sản phẩm. Nếu sản phẩm gồm hai hoặc
nhiều loại sợi mà không loại sợi nào đạt tỷ lệ 85% tổng trọng lượng thì trên mã
hiệu ít nhất cũng phải ghi tỷ lệ của hai loại sợi quan trọng nhất, kèm theo tên các
loại sợi khác đã được sử dụng. Nếu các sản phẩm không ghi đúng như vậy thì
không được bán trên thị trường bất cứ nước EU nào. EU ngày nay được xem như
là một “đại quốc gia” ở châu Âu chính sách thương mại chung của EU cũng giống
như chính sách thương mại của một quốc gia. Nó bao gồm chính sách thương mại
nội khối và chính sách ngoại thương. Chính sách thương mại nội khối tập trung

vào việc xây dựng và vận hành thị trường chung châu Âu nhằm xoá bỏ việc kiểm
soát biên giới lãnh thổ quốc gia, biên giới hải quan (xoá bỏa các hàng rào thuế
quan và phi quan thuế) để tự do lưu thông hàng hoá, sức lao động, dịch vụ, vốn và
điều hoà các chính sách ngoại thương chung đối với các nước ngoài khối. Uỷ ban
châu Âu (EC) là người đai diện duy nhất cho Liên minh trong việc đàm phán, ký
kết các hiệp định thương mại và dàn xếp tranh chấp trong lĩnh vực này. Hiện nay,
15 nước thành viên EU cùng áp dụng một biểu thuế quan và hệ thống quy chế
nhập khẩu chung.
 Như vậy, tác động của những công cụ chính sách đối với các công cụ
trong chính sách ngoại thương của EU. Các biện pháp này được áp dụng một cách
tương xứng đối với sản xuất của toàn bộ cộng đồng, bất chấp có tình trạng dư thừa
hay thiếu hụt. Thuế linh hoạt sẽ có tác dụng hạn chế nhập khẩu những mặt hàng có
tình trạng dư thừa. Các mức thuế quan bảo hộ này có thể biến động mạnh từ năm
này sang năm khác vì chúng phụ thuộc trực tiếp vào giá cả thế giới.
 Nói một cách chung nhất, tác động trực tiếp của chính sách bảo hộ nói
trên là đem lại lợi ích cho nhà sản xuất, còn người tiêu dùng của EU thì bị đánh
thuế. Tuy nhiên, sự bảo hộ như vậy chỉ là bề ngoài vì nó phụ thuộc không chỉ vào
các mức thuế linh hoạt và các chính sách, công cụ khác. Đây chỉ là hình thức bảo
hộ danh nghĩa vì các mức thuế linh hoạt và các chính sách, công cụ khác còn phụ
15


thuộc vào các yếu tổ tiền tệ tỷ giá hối đoái nữa. Do các mức giá nói trên được tính
bằng EURO trong khi giá thế gới nhìn chung lại được tính bằng USD, nên khi
USD lên giá so với EURO thì các mức đó sẽ giảm xuống hoặc ngược lại. Có chế
giá cả và kiểm soát đối với từng sản phẩm cũng có tác động đến quan hệ thương
mại với các nước ngoài EU. Lý do là vì cơ chế này ảnh hưởng không chỉ tới nhu
cầu nhập khẩu và lượng hàng hoá dành cho xuất khẩu. Do các cơ chế kiểm soát
nói trên làm mức giá nội địa cao hơn mức giá trên thị trường thế giới cho nên sản
xuất có xu hướng gia tăng, và tiêu dùng có xu hướng giảm sút. Kết quả là nhập

khẩu của EU có xu hướng giảm trong mức cung xuất tăng lên. Tuy mức giá chung
cao hơn mức giá thế giới. Nhưng nhập khẩu lại có xu hướng giảm sút vì tác dụng
của các mức thuế quan linh hoạt, còn xuất khẩu được khuyến khích bởi cơ chế tài
chính, thuế quan. Nên có khuynh hướng tăng lên.
16. Hàng rào phi quan thuế của Liên minh châu Âu

 Hạn ngạch (Quota): là một công cụ được EU sử dụng để hạn chế số
lượng hoặc giá trị một số mặt hàng nhập khẩu vào EU và phân bổ theo hạn ngạch
theo chương trình hỗ trợ các nước đang phát triển trong khung khổ của GSP.
Những hạn ngạch này nằm cho quy chế 519/94 (của khối EU cũ) áp dụng cho một
số nước chưa phải là thành viên của WTO. Tuy nhiên, sau khi gia nhập WTO,
những hạn chế về định lượng được thoả thuận là phải dỡ bỏ vào năm 2005. Hiện
nay, một số mặt hàng của Việt Nam như hàng dệt may, một số loại thuỷ sản xuất
khẩu sang thị trường EU cũng phải chịu sự quản lý bằng hạn ngạch.
 Hàng rào kỹ thuật: rào cản kỹ thuật chính là quy mô chế nhập khẩu
chung và các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU, được cụ thể hoá
ở 5 tiêu chuẩn bắt buộc của sản phẩm: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh
thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và
tiêu chuẩn về lao động. Những mặt hàng xuất khẩu như hải sản, nông sản thực
phẩm và dược liệu của Việt Nam phải thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu này của
EU. Năm tiêu chuẩn bắt buộc đối với sản phẩm nhập khẩu vào thị trường EU cụ
thể như sau:

16


+Tiêu chuẩn chất lượng: Hệ thống quản lý ISO 9000 gần như là yêu cầu bắt
buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường EU. Có
thể coi ISO 9000 như một “ngôn ngữ” xác định cam kết cung ứng sản phẩm có
chất lượng đáng tin cậy cũng như “phương tiện thâm nhập” vào thị trường EU mà

các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý và thực hiện.
+Tiêu chuẩn 2: tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm. Về phương diện này, EU đòi
hỏi các doanh nghiệp chế biến hàng thực phẩm xuất khẩu sang EU phải tuân thủ
các tiêu chuẩn vệ sinh chặt chẽ. Đặc biệt việc áp dụng hệ thống HACCP (Hazard
Analysis Critical Control Point) trong các xí nghiệp chế biến hải sản là một yêu
cầu không thể thiếu. HACCP là hệ thống phân tích nguy cơ và kiểm soát các trọng
yếu áp dụng cho các doanh nghiệp trực phẩm và các ngành có liên quan (chăm
nuôi, trồng trọt) Hệ thống này có tính bắt buộc với các công ty nước ngoài. Nhưng
từ ngày 1/1/1993, EU đã ra một văn bản hướng dẫn nhập khẩu hàng thuỷ sản nêu
rõ: “Các điều khoản áp dụng cho nhập khẩu thuỷ sản từ nước thứ 3 phải tương
đương với hàng lưu thông trong EU”. Như vậy, một cách gián tiếp cơ chế này đã
bắt buộc các nhà xuất khẩu nước ngoài phải tuân thủ các nguyên tắc HACCP khi
muốn thâm nhập vào thị trường EU. Các công ty chế biến thực phẩm của Việt
Nam phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh chặt chẽ. Về phương diện này, việc áp
dụng hệ thống HACCP là rất quan trọng và gần như là yêu cầu bắt buộc đối với
các xí nghiệp chế biến thuỷ hải sản của các nước đang phát triển muốn xuất khẩu
sản phẩm vào thị trường EU.
+Tiêu chuẩn 3: tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng EU đã thông qua những
quy định về độ an toàn chung của sản phẩm hay các định chuẩn. Hiện nay, ở EU
có 3 tổ chức định chuẩn: Uỷ ban châu Âu về định chuẩn điện tử, Viện định chuẩn
viễn thông của châu Âu chịu trách nhiệm đưa ra các quy chế định chuẩn. Theo hệ
thống quy chế này, ký mã hiệu là quan trọng số một trong lưu thông hàng hoá trên
thị trường EU và được quy định rất nghiêm ngặt, cụ thể đối với một số nhóm hàng
của nước ta như sau:
+ Các loại thuốc mem đều phải được kiểm tra, đăng ký và phải được các cơ
quan thẩm quyền của các quốc gia thuộc EU cho phép trước khi được bán ra trên
thị trường. Giữa các cơ quan thẩm quyền này và uỷ ban châu Âu về định chuẩn
17



thiết lập một hệ thống thông tin trao đổi tức thời có khả năng nhanh chóng thu hồi
bất cứ loại thuốc nào có tác dụng phụ đang được bán trên thị trường.
+ Đối với các loại vải lụa, EU lập ra một hệ thống thống nhất về mã hiệu cho
biết các loại sợi cấu thành nên loại vải hay lụa được bán trên thị trường.
+Tiêu chuẩn 4: tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Thị trường EU yêu cầu các
hàng hoá có liên quan đến môi trường phải dán nhãn sinh thái (ecolabels) hoặc
nhãn tái sinh theo quy định. Ngoài ra, các nhà sản xuất còn phải đảm bảo tuân thủ
hệ thống quản lý môi trường ISO 14000. Đây là bộ tiêu chuẩn được xây dựng trên
cơ sở các thoả thuận quốc tế, đem đến cách tiếp cận hệ thống cho việc quản lý môi
trường và cung cấp các công cụ hỗ trợ có liên quan như đánh giá môi trường, phân
tích chu kỳ sống của sản phẩm. Nhằm cải thiện môi trường một cách liên tục tại
các tổ chức cơ sở. Như vậy, thị trường EU yêu cầu hàng hoá có liên quan đến môi
trường phải dán nhãn theo quy định (nhãn sinh thái, nhãn tái sinh) và có chứng chỉ
được quốc tế công nhận, nên các doanh nghiệp Việt Nam cần có ý thức tôn trọng.
Ví dụ, tiêu chuẩn GAP (Good agrricultural Practice) và các nhãn hiệu sinh thái
(Ecolabels) đang ngày càng phổ biến, chứng tỏ các cấp độ kách nhau về môi
trường tốt. Ngoài ra, các công ty ngày càng được yêu cầu phải tuân thủ hệ thống
quản lý môi trường (các tiêu chuẩn The social Accountability 8000 sẽ ngày càng
trở nên quan trọng trong những năm tới.
+Tiêu chuẩn 5: tiêu chuẩn về lao động EU cấm nhập khẩu những hàng hoá
mà quá trình sản xuất doanh nghiệp sử dụng bất kỳ một hình thức lao động cưỡng
bức nào như được xác định trong Hiệp ước Geneva (25/9/1926 và 7/9/1956) và
các Hiệp ước lao động quốc tế số 29 và 105. Uỷ ban châu Âu (EC) tiền thân của
EU có quyền đình chỉ hoạt động của các xí nghiệp này sử dụng lao động cưỡng
bức và cấm nhập khẩu những hàng hoá mà quá trình sản xuất sử dụng bất kỳ một
hình thức lao động cưỡng bức nào như được xác định trong các Hiệp ước Geneva
ngày 25/9/1926 và 7/92956 và các Hiệp ước Lao động quốc tế số 29 và 105. Ví
dụ, các hình thức lao động cưỡng bức bị cấm khi doanh nghiệp sử dụng để sản
xuất hàng hoá nhập khẩu như: lao động tù nhân, lao động trẻ em, v..vv...
 Các công cụ hành chính khác nhằm quản lý nhập khẩu: hiện nay để

đảm bảo cạnh tranh công bằng trong thương mại và để khắc phục với những trở
18


ngại trong buốn bán với thế giới thứ ba, EU còn ban hành chính sách chống bán
phá giá (anti – dumping), chống trợ cấp xuất khẩu và áp dụng thuế “chống xuất
khẩu bán phá giá”. Trong khi đó, các biện pháp chống hàng giả của EU lại cho
phép ngăn chặn không cho nhập khẩu những sản phẩm đánh cắp bản quyền. và
trên cơ sở các chỉ tiêu nhân đạo và bảo vệ môi trường, EU cũng cấm nhập khẩu
lông thú động vật bị gãy bằng các dụng cụ đúc bằng thép từ (1/121979).
+Ngoài những công cụ hành chính quản lý nhập khẩu, EU còn phân biệt hai
nhóm nước: nhóm áp dụng cơ chế kinh tế thị trường (nhóm I) và nhóm có nền
thương nghiệp quốc doanh (nhóm II). (trong đó có Việt Nam) chịu sự quản lý chặt
và thường phải xin phép trước khi nhập khẩu vào thị trường EU. Đây là một sự
phân biệt đối xử bất lợi cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang EU trong suốt một thời
gian dài. Cho đến ngày 14/5/2000, EU mới chính thức “công nhận Việt Nam áp
dụng kinh tế thị trường”.
+Qua đây có thể thấy chính sách thương mại nói chung và chế độ quản lý
nhập khẩu nói riêng của EU là rất phức tạp. Do đó, việc thu nhập và phổ biến
thông tin về thị trường này đến các nhà sản xuất của Việt Nam là việc làm cần có
tầm quan trọng hàng đầu đối với chúng ta hiện nay. Theo cách tính toán của
UNCTAD ( Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại phát triển), do thiếu thông tin
và không hiểu rõ các quy định về thủ tục của EU, Việt Nam hiện nay chỉ sử dụng
được khoảng 48% các ưu đãi của EU trong chế độ GSP.
+EU sử dụng “rào cản kỹ thuật” là biện pháp chủ yếu để đảm bảo hộ sản xuất
và tiêu dùng nội địa hiện nay vì thuế nhập khẩu vào EU đang giảm dần. Hơn nữa,
các nước đang phát triển được EU cho hưởng thuế quan ưu đãi GSP. Bởi vậy, yếu
tố có tính quyết định việc hàng của các nước này có thâm nhập vào được thị
trường EU hay không chính là hàng hoá đó có vượt qua được rào cản kỹ thuật của
EU hay không.

+EU là thị trường đòi hỏi yêu cầu chất lượng cao, điều kiện thương mại
nghiêm ngặt và được bảo hộ đặc biệt. Các khách hàng EU nổi tiếng khó tính về
mẫu mốt, thị hiếu. Khác với Việt Nam, nơi giá cả có vai trò quyết định trong vịêc
mua hàng, đối với phần lớn người châu âu thì “thời trang” là một trong những yếu
tố quyết định. Chỉ khi các yếu tố chất lượng, thời trang và giá cả hấp dẫn thì sản
19


phẩm mới có cơ hội bán được ở châu Âu. Việc nhiều nước châu âu khác, đặc biệt
là Trung Quốc, với tiềm năng xuất khẩu lớn và đã có nhiều kinh nghiệm có mặt ở
thị trường EU là một khó khăn lớn đối với Việt Nam khi thâm nhập thi trường này.
Ngày nay, EU là một thị trường mở có quy mô lớn đối với các nhà đầu tư và các
sản phẩm nước ngoài. Do đó, nó là một thị trường mang tính cạnh tranh rất lớn vì
lượng hàng nhập khẩu rất nhiều. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trên thị
trường này đang bị sức ép rất mạnh của Trung Quốc (giày dép, dệt may, hàng điện
tử, đồ chơi, thủ công mỹ nghệ), hàng Indonesia (dệt may, giày dép,..). Phần lớn
hàng của các đối thủ cạnh tranh có ưu thế hơn hàng của Việt Nam về chất lượng,
giá cả và nguồn cung cấp ổn định. Muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU
thì không còn cách nào khác là chúng ta phải chiến thắng trong cạnh tranh, đánh
bại các đối thủ chiếm lĩnh thị trường. Để làm được việc đó, hàng xuất khẩu Việt
nam phải phù hợp với thị hiếu tiêu dùng và đáp ứng tốt 5 tiêu chuẩn của sản phẩm
(chất lượng, vệ sinh thực phẩm, an toàn cho người sử dụng, bảo vệ môi trường và
lao động). Ngay từ lúc này, chúng ta cần phải thực hiện việc cải tiến sản xuất,
nâng cao chất lượng, hạ giá thành, đa dạng hoá và sản xuất sản phẩm theo thị hiếu
tiêu dùng trên thị trường EU.
(Nguồn: Giải pháp đẩy mạnh XK hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Châu Âu –
PGS. TS Vũ Chí Lộc)
III. Tình hình kinh tế của EU
Trải qua không ít những thăng trầm trong gần một nửa cuối thế kỷ XX, giờ
đây châu Âu đang dần lấy lại vị trí “ trung tâm thế giới” của mình. Đặc biệt,

trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước EU đã thực sự khẳng định được vị thế là một
trung tâm kinh tế hùng mạnh của thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kể
và tương đối ổn định. Tăng trưởng GDP của EU trong năm 1996 là 1,6%, năm
1997 là 2,5%, năm 1988 là 2,7%, năm 1999 là 2,0%, và cho đến năm 2000 thì cả
châu Âu “thở phào nhẹ nhõm”với tốc độ tăng GDP là 3%, cao nhất từ cuối thập
ký 80 cho tới năm cuối cùng của thế kỷ XX. Năm 1988 khi cơn bão tả chính làm
nghiêng ngả nền kinh tế thế giới thì EU – khu vực ít bị ảnh hưởng nhất của
khủng hoảng – vẫn tiếp tục quá trình phát triển kinh tế của mình. Theo các nhà
20


kinh tế, sự ổn định kinh tế của EU được xem là một trong những nhân tố chính
giúp cho nền kinh tế thế giới tránh được nguy cơ suy thoái toàn cầu. Năm 1999
tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế của EU có chiều hướng giảm do sự sụt giá của
đồng Euro và sản xuất công nghiệp giảm sút. Nhưng chỉ với riêng sự suy giảm
này cũng chưa thể đưa ra một kết luận tiêu cực về nền kinh tế EU, bởi ngày cả
khi tốc độ tăng trưởng kinh tế bị chậm lại, lạm phát của EU trong năm 1999 vẫn
ở mức 1,1%- mức thấp chưa từng có trong lịch sử, tỉ lệ thất nghiệp giảm lần đầu
tiên trong thập kỷ 90 từ hơn 10% xuống còn 9,4% trong năm 1999 và thâm hụt
ngân sách của các nước thành viên cũng ở mức thấp: 0,5% - 0,7% GDP. Tình
hình kinh tế EU trong năm 1999 đã được cải thiện và phát triển tích cực. Năm
2000, GDP của EU cao hơn năm 1999 gần 1,1%, tăng trưởng tốc độ 3% các năm
2001-2002 do tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp (cuộc chiến chống
khủng bố của Hoa Kỳ - Anh phát động ở Afganixtan, chiến tranh chống Iraq) đã
tạo nguy cơ chưa từng có chia rẽ nội bộ EU và ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế
châu Âu. Khoảng cách giữa các quốc gia trong khối ngày càng thu hẹp. Trong số
các quốc gia thuộc EU thì các nước nhỏ Bắc Âu tỏ ra tiến mạnh nhất, nước Đức
khổng lồ thường bị tụt hậu trong mấy năm gần đây cũng đã bắt kịp với tốc độ
tăng trưởng kinh tế chung của cả khối. Chỉ có Italy, mặc dù hơi yếu về khả năng
cạnh tranh cũng đã vươn lên với tốc độ tăng trưởng 2,6 % trong năm 2000, tuy

nhiên vẫn bị coi là mức thấp nhất trong khối. Theo uỷ ban châu Âu, kinh tế EU
vẫn đang phát triển khả quan. Các chuyên gia kinh tế của IMF (Quỹ tiền tệ quốc
tế) và OECD (Tổ chức phát triển và hợp tác kinh tế) cũng rất lạc quan vào sự
tiếp tục phát triển kinh tế của EU bởi Ngân hàng trung ương châu Âu tiếp tục
kiểm soát chặt chẽ mức cấp tiền và duy trì mức lãi xuất khá ổn định ở mức 4,5%.
Theo dự báo của OECD, trong năm 2003, tốc độ tăng trưởng kinh tế EU vẫn sẽ
ổn định ở mức trên dưới 2,6%, tỉ lệ thất nghiệp sẽ giảm đáng kể từ 8,8% năm
2003. Các nhà kinh tế cho rằng “EU tăng trưởng chậm nhưng chắc” và vẫn tin
tưởng khẳng định xu hướng đi lên của kinh tế EU trong những năm tới 2010 và
tầm nhìn tới 2020.

21


(Giải pháp đẩy mạnh XK hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Châu Âu
– PGS. TS Vũ Chí Lộc)
 Tại phiên họp các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) diễn ra
tại Brussels (Bỉ)(17/02), các nước thành viên trong EU cùng nhau thống
nhất một quan điểm đó là từ bỏ “chủ nghĩa bảo hộ” và cùng nhau liên
minh đối chọi với khủng hoảng tài chính.
 Chủ tịch luân phiên của EU đồng thời là Thủ tướng của Cộng hòa Séc Mirek Topolánek cho hay, đối mặt với khủng hoảng là nhiệm vụ được
ưu tiên hàng đầu của EU, các nước thành viên của EU là đang là những
người “cùng thuyền”, vì vậy liêm minh để giải quyết vấn đề là không có
gì khác lạ.
 Theo ông Topolánek hội nghị thượng đỉnh của EU vào ngày 01/03 tới sẽ
tiếp tục thảo luận về vấn đề này, như làm thế nào để có thể đương đầu
với khủng hoảng, các vấn đề với tài sản xấu, khuyến khích các tổ chức
kinh tế cung cấp những khoản tiền cứu trợ.
 Theo nhận định của các chuyên gia, nội bộ EU cùng thống nhất một
quan điểm, hiện tại để có thể giải quyết vấn đề kinh tế thì các nước

trong liên minh cần phải có những biện pháp giải quyết thống nhất.
Chủ nghĩa bảo hộ cũng chỉ là vũ khí “hủy diệt” đi những điểm mạnh
của thị trường đơn nhất của EU, và nó có thể tạo ra những hậu quả rất
“nguy hiểm”.
 Ông Topolánek nhấn mạnh, ông luôn đợi chờ các thành viên của EU
nhanh chóng đưa ra quyết định thống nhất từ các chính sách nông
nghiệp như trợ cấp nông nghiệp của EU, điển hình là kế hoạch chi ra 5
tỷ EURO từ chính sách dự trù nông nghiệp, bên cạnh đó cũng tập trung
hỗ trợ ngành năng lượng và mở rộng cơ sở hạ tầng.
 Một vài thành viên trong phiên họp cũng cho biết, tình hình khủng
hoảng kinh tế hiện tại là một trải nghiệm “gan góc” đối với kinh tế EU,
một khu vực EU đoàn kết mới có thể ứng phó một cách có hiệu quả với
khủng hoảng
22


(www.hptrade.com.vn/news/hoso/200711150825001976)
 Trong tháng 9/2008, thâm hụt thương mại của EU với các nước ngoài
khối là 23 tỉ Euro, tăng 38,5% so với tháng 9/2007 (16,6 tỉ Euro). So với
tháng 8/2008, xuất khẩu của EU trong tháng 9/2008 tăng 1,7% và nhập
khẩu tăng 0,2%.
 Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2008, trao đổi thương mại của EU
với hầu hết các đối tác lớn đều tăng so với cùng kỳ năm 2007. Mức tăng
lớn nhất về xuất khẩu là sang thị trường Nga (24%) và Brazil (23%).
Mức tăng nhập khẩu lớn nhất là từ Na Uy (31%) và Nga (30%). Trong
khi đó, kim ngạch xuất khẩu của EU sang Mỹ giảm 5%, sang Nhật Bản
giảm 4% so với cùng kỳ năm 2007, trong khi mức nhập khẩu từ Hàn
Quốc giảm 8% và từ Nhật Bản giảm 4%.
(nguồn: bản tin Eurostat ngày 17/11/2008)
( /> Trong năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính đã có những tác động mạnh đến nền

kinh tế EU. Theo số liệu của Eurostat (Cơ quan thống kê của EU), GDP của cả khu
vực đồng Euro và toàn khối EU trong quý III/2008 đều giảm 0,2%. Tăng trưởng
GDP của EU nhiều khả năng chỉ đạt hơn 1% trong năm 2008.
Khủng hoảng tài chính đã khiến hàng loạt ngân hàng tại châu Âu lâm vào cảnh
vỡ nợ. Chính phủ các nước phải chi hàng trăm tỉ USD để mua lại cổ phần của các ngân
hàng cũng như tăng tính thanh khoản cho thị trường tiền tệ. Tình hình tiếp tục có
những diễn biến phức tạp vào các tháng cuối năm, khi nguy cơ lạm phát đã cơ bản
được đẩy lùi thì EU lại chuyển sang rơi vào nguy cơ suy thoái kinh tế (một số nước
như Ý, Tây Ban Nha, Đức đã chính thức bị suy thoái) cũng như sự suy giảm trong các
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.

23


×