Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phân tích và bình luận quy định của pháp luật hiện hành về chế độ bảo hiểm hưu trí (bắt buộc và tự nguyện)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.68 KB, 12 trang )

Bài tập nhóm tháng 1 – Môn Luật ASXH

- Lớp N03 – Nhóm 11

LỜI MỞ ĐẦU
Trong hệ thống BHXH, chế độ hưu trí đóng một vai trò rất quan trọng. Nhờ có CĐHT mà
NLĐ sau khi hết tuổi lao động hoặc sau một số năm công tác nhất định sẽ được nghỉ hưu và
được nhận một khoản trợ cấp để ổn định cuộc sống. Chế độ này chiếm vị trí quan trọng nhất cả
về qui mô thực hiện, nội dung chuyên môn và nhu cầu tham gia của NLĐ trong xã hội. Ở Việt
Nam, CĐHT cùng với các chế độ BHXH khác đã góp phần rất to lớn vào việc ổn định đời sống
của NLĐ và gia đình họ. Do vậy, yêu cầu hiểu và nắm rõ các qui định pháp luật về CĐHT nói
riêng và các chế độ BHXH nói chung là quan trọng và cần thiết. Sau đây là nội dung bài luận
của nhóm chúng em với chủ đề: ‘Phân tích và bình luận quy định của pháp luật hiện hành về
chế độ bảo hiểm hưu trí (bắt buộc và tự nguyện)’.

1


Bài tập nhóm tháng 1 – Môn Luật ASXH

- Lớp N03 – Nhóm 11

PHẦN NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM HƯU TRÍ
1. Khái niệm chế độ bảo hiểm hưu trí
Hưu trí là chế độ cơ bản nhất trong 5 chế độ của hệ thống BHXH. Theo nghĩa chung nhất thì
CĐHT được hiểu là “chế độ BHXH đảm bảo thu nhập cho người hết tuổi lao động hoặc không
còn tham gia QHLĐ nữa”.
Còn dưới góc độ pháp lý, chế độ BHHT là tổng hợp các QPPL quy định về các điều kiện và
mức trợ cấp cho những người tham gia BHXH, khi đã hết tuổi lao động hoặc không còn tham
gia QHLĐ nữa.


2. Phân loại bảo hiểm hưu trí
- Căn cứ vào hình thức của BHXH thì ta có thể phân loại BHHT gồm: chế độ bảo hiểm hưu
trí bắt buộc và chế độ bảo hiểm hưu trí tự nguyện:
Về phương diện pháp lý, hình thức BHHT tự nguyện hay bắt buộc thể hiện ở việc quy định về
đối tượng – chủ thể, mức đóng và chế độ hưởng BHHT, phương thức đóng... khác nhau.
- Căn cứ vào tuổi đời và thời gian đóng BHXH và nguyện vọng của NLĐ mà NLĐ được
hưởng CĐHT hàng thàng hoặc CĐHT trợ cấp một lần – BHXH một lần.
3. Vai trò, ý nghĩa của bảo hiểm hưu trí
- Đối với NLĐ: Tiền lương hưu mà họ nhận được là kêt quả tích lũy trong suốt quá trình làm
việc thông qua việc đóng góp vào quỹ BHXH. Đây là khoản thu nhập chủ yếu và là chỗ dựa
chính nhằm đảm bảo cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho NLĐ trong quãng đời còn lại sau
QTLĐ. Những người về hưu sẽ cảm thấy yên tâm về cuộc sống khi họ được hưởng lương hưu,
không bị mặc cảm là gánh nặng của gia đình và xã hội.
Đặc biệt, với xu hướng già hóa dân số của quốc gia, dẫn đến số lượng người nghỉ hưu ngày
càng tăng. Điều đó cho thấy rõ vai trò ngày càng quan trọng của CĐHT trong đời sống kinh tế xã
hội của mỗi quốc gia.
- Đối với xã hội: CĐBHHT thể hiện trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội, của NSDLĐ đối
với những người đã có QTLĐ, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, nay hết tuổi lao
động. Chế độ này phản ánh rõ nét các giá trị xã hội, tính nhân văn, nhân đạo của dân tộc, là một
trong những nội dung nòng cốt của chính sách bảo đảm xã hội của quốc gia.
II. PHÂN TÍCH QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM HƯU TRÍ
1. Chế độ bảo hiểm hưu trí bắt buộc
1.1. Đối tượng áp dụng
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2006 thì đối tượng áp dụng CĐHT bắt
buộc gồm:
- Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên;

2



Bài tập nhóm tháng 1 – Môn Luật ASXH

- Lớp N03 – Nhóm 11

- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp QĐND; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan
chuyên môn kỹ thuật CAND; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với QĐND,
CAND;
- Hạ sĩ quan, binh sĩ QĐND và hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND phục vụ có thời hạn;
- Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng BHXH bắt buộc và chưa thanh
toán.
1.2. Điều kiện hưởng
- Thứ nhất - độ tuổi:
Độ tuổi hưởng CĐHT chung đối với nam là 60 tuổi, nữ là 55 tuổi, có quy định về số tuổi như
vậy căn cứ theo LLĐ quy định về số tuổi nghỉ hưu. Độ tuổi lựa chọn này cũng dựa trên cơ sở
sinh học, có thể nói đây là số tuổi mà NLĐ có những dấu hiệu tuổi già, đã giảm phần nào
KNLĐ,… Số tuổi lao động nữ thấp hơn nam 5 tuổi là do lao động nữ thường bị lão hóa nhanh
hơn, sức khỏe cũng yếu hơn so với lao động nam.
- Thứ hai - mức suy giảm KNLĐ:
Theo quy định, mức suy giảm KNLĐ ở đây là từ 61% trở lên, áp dụng cho một số trường hợp
được hưởng CĐHT sớm do KNLĐ bị giảm sút ‘đáng kể’ và không nên khai thác SLĐ của những
NLĐ này nữa.
- Thứ ba -, điều kiện lao động:
ĐKLĐ là một trong những cơ sở được đưa ra, bởi lẽ đảm bảo công bằng cho NLĐ do ngành
nghề phải làm việc ở những điều kiện khác nhau. Theo luật quy định một số trường hợp được
hưởng chế độ hưu trí sớm là những NLĐ làm những việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay làm
việc ở những nơi có phụ cấp khu vực là 0,7 trở lên.
- Thứ tư - thời gian đóng bảo hiểm:
Thời gian đóng bảo hiểm theo quy định chung là từ 20 năm trở lên, bởi lẽ, NLĐ đóng bảo

hiểm từ 20 năm trở lên tức là họ đã tham gia QHLĐ trong một thời gian dài, 20 năm đóng bảo
hiểm thì số tuổi của họ cũng không còn trẻ nữa, sự cống hiến của họ là tương đối dài, và ngoài ra
còn để đảm bảo tiền BHXH thanh toán cho họ khi họ hưởng CĐHT.
1.3. Chế độ hưởng bảo hiểm hưu trí bắt buộc
1.3.1. Chế độ hưởng bảo hiểm hưu trí hàng tháng
Thứ nhất, chế độ hưởng bảo hiểm hưu trí hàng tháng đầy đủ:
Các trường hợp hưởng chế độ bảo hiểm hưu trí hàng tháng đầy đủ:
Người lao động được hưởng CĐHT hàng tháng đầy đủ khi ‘có đủ 20 năm đóng BHXH trở
lên’ và có thêm một trong các điều kiện sau:
- Thứ nhất, đối với lao động nam từ đủ 60 tuổi trở lên và lao động nữ từ đủ 55 tuổi trở lên
(điểm a khoản 1 Điều 50 Luật BHXH);

3


Bài tập nhóm tháng 1 – Môn Luật ASXH

- Lớp N03 – Nhóm 11

- Thứ hai, nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm
làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc nơi có hệ số phụ cấp khu
vực từ 0,7 trở lên (điểm b khoản 1 Điều 50 Luật BHXH);
- Thứ ba, NLĐ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong
hầm lò, vận tải than đá, vận hành máy khoan (khoản 3 Điều 26 mục 4 Nghị định số 152).
- Thứ tư, NLĐ bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (khoản 4 Điều 26 mục 4
Nghị định số 152);
- Thứ năm, nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi đối với Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp QĐND;
sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật CANH; người làm công
tác cơ yếu hưởng lương như đối với QĐND, CAND; (điểm a khoản 2 Điều 50 Luật BHXH,
khoản 1 Điều 29 Nghị định 68/2007/NĐ-CP);

- Thứ sáu, nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm
làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có
phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên đối với các đối tượng trong lực lượng vũ trang thuộc điểm d
khoản 1 Điều 2 Luật BHXH (điểm b khoản 2 Điều 50 Luật BHXH và khoản 2 Điều 29 Nghị
định 68/2007/NĐ-CP).
Cách tính lương hưu:
Đối với 6 trường hợp trên, cách tính lương hưu như sau:
- 15 năm đóng bảo hiểm được tính bằng 45% BQTL;
- Cứ thêm 1 năm đóng bảo hiểm cộng thêm:
+ Đối với nam = 2% BQTL
+ Đối với nữ = 3% BQTL
- Lương hưu tối đa bằng: 75% BQTL; nhưng không thấp hơn tiền lương tối thiểu. (Khoản 1 Điều
52 Luật BHXH và điểm a Khoản 3 Mục IV Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH).
Thứ hai, chế độ hưởng bảo hiểm hưu trí hàng tháng với mức thấp hơn:
Các trường hợp hưởng chế độ bảo hiểm hưu trí hàng tháng với mức thấp hơn:
Trong cuộc sống, vì nhiều lý do khác nhau như ốm đau, bệnh tật,…khiến NLĐ bị suy giảm
KNLĐ tới mức họ khó có thể tham gia được QHLĐ nữa, cần phải nghỉ việc trước tuổi. Trong
những trường hợp đó, vì chưa đủ tuổi về hưu theo quy định và NLĐ vẫn được hưởng CĐHT
hàng tháng ‘nhưng với mức thấp hơn’. Đó là 2 trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Nam đủ 50 tuổi; nữ đủ 45 tuổi có thời gian đóng BHXH từ 20 năm trở lên và
bị suy giảm KNLĐ từ 61% trở lên. (theo Khoản 1 Điều 27 Nghị định 152).
- Trường hợp 2: NLĐ đã đóng BHXH đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm KNLĐ từ 61% trở lên
và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, nơi có
phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên, không kể tuổi đời (theo khoản 2 Điều 27 Nghị định 152).
Cách tính lương hưu:

4


Bài tập nhóm tháng 1 – Môn Luật ASXH


- Lớp N03 – Nhóm 11

Cách tính hưu trong trường hợp này cũng tương tự như trường hợp nghỉ hưu đúng tuổi. Song
vì NLĐ nghỉ hưu trước tuổi nên mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì tỷ lệ hưởng lương hưu giảm đi
1% để đảm bảo sự công bằng.
- Ở trường hợp 1. lấy mốc tuổi 60 đối với nam và tuổi 55 đối với nữ để tính số năm nghỉ hưu
trước tuổi quy định.
- Ở trường hợp 2, lấy mốc tuổi 55 đối với nam và tuổi 50 đối với nữ để tính số năm nghỉ hưu
trước tuổi quy định.
1.3.2. Chế độ hưởng bảo hiểm hưu trí một lần – BHXH một lần
Các trường hợp hưởng:
Đối với NLĐ khi nghỉ việc không đủ điều kiện về tuổi đời, thời gian đóng bảo hiểm hoặc cả
hai để hưởng CĐHT hàng tháng thì tuỳ từng trường hợp mà họ được hưởng CĐHT một lần –
BHXH một lần. Có 2 trường hợp được quy định tại Điều 55 Luật BHXH 2006 và khoản 1 Điều
30 Nghị định 152 là:
- Chưa đủ 20 năm đóng BHXH;
- Ra nước ngoài để định cư.
Cách tính:
Mức hưởng BHXH một lần được quy định tại Điều 56 Luật BHXH 2006 và khoản 2 Điều 30
Nghị định 152: Mức hưởng: 1 năm đóng bảo hiểm = 1,5 tháng BQTL.
1.4. Các quyền lợi cơ bản trong chế độ bảo hiểm hưu trí bắt buộc
- Quyền hưởng lương hưu: Tiền lương hưu hàng tháng: lương hưu tối đa bằng 75% BQTL,
lương hưu tối thiểu bằng tiền lương tối thiểu.
- Hưởng tiền trợ cấp 1 lần (nếu có): áp dụng trong trường hợp nam > 30 năm đóng BHXH,
nữ > 25 năm đóng BHXH. Như vậy, cứ từ năm 31 trở đi (đối với nam) và năm thứ 26 trở đi (đối
với nữ) cứ thêm 1 năm, NLĐ được trợ cấp 1 lần = 0,5 tháng BQTL. Thanh toán 1 lần khi họ
nhận được sổ hưu.
- Quyền hưởng bảo hiểm y tế: khi NLĐ hưởng CĐHT thì BHXH đài thọ BHYT cho họ trong
việc khám chữa bệnh tại cơ sở y tế.

- Quyền hưởng chế độ tử tuất: Khi NLĐ đang hưởng CĐHT mà chết thì thân nhân của họ
(theo quy định Luật BHXH) được hưởng chế độ tử tuất.
1.5. Mức đóng bảo hiểm hưu trí bắt buộc
Theo quy định của Luật BHXH 2006, NLĐ và NSDLĐ đều có trách nhiệm đóng BHXH bắt
buộc vào quỹ hưu trí. Tuy nhiên, mức đóng của hai đối tượng này là khác nhau và NSDLĐ phải
đảm nhận mức đóng góp cao hơn NLĐ. Quy định như vậy là hợp lý vì NLĐ là đối tượng cần
được đảm bảo quyền lợi. Mức đóng góp BHXH bắt buộc cho quỹ hưu trí cụ thể như sau:
Đối với người lao động:
+ Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 mức đóng bằng 7% mức tiền lương, tiền
công tháng đóng BHXH;

5


Bài tập nhóm tháng 1 – Môn Luật ASXH

- Lớp N03 – Nhóm 11

+ Từ tháng 01 năm 2014 trở đi: mức đóng bằng 8% mức tiền lương, tiền công tháng đóng
BHXH.
- NLĐ đã tham gia BHXH bắt buộc mà chưa nhận BHXH một lần trước khi đi làm việc có
thời hạn ở nước ngoài thì mức đóng được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 42 Nghị định 152
như sau:
+ Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 mức đóng bằng 20% mức tiền lương, tiền
công tháng đóng BHXH của NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
+ Từ tháng 01 năm 2014 trở đi mức đóng bằng 22% mức tiền lương, tiền công tháng đóng
BHXH của NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Nghị định 152, NLĐ không phải trực tiếp đóng BHHT mà
NSDLĐ sẽ trích từ phần lương của NLĐ và gộp vào phần mà NSDLĐ phải đóng để đóng cùng
một lần.

Đối với người sử dụng lao động:
- Thứ nhất, NSDLĐ đóng BHXH dựa trên tổng quỹ tiền lương, tiền công hàng tháng dùng để
trả cho NLĐ thuộc diện đóng BHXH bắt buộc:
+ Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 mức đóng bằng 13%;
+ Từ tháng 01 năm 2014 trở đi mức đóng bằng 14%.
- Thứ hai, NSDLĐ đóng BHXH hàng tháng dựa trên mức lương tối thiểu chung đối với mỗi
NLĐ là hạ sĩ quan, binh sĩ QĐND và hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND phục vụ có thời hạn, vào quỹ
hưu trí với mức đóng:
+ Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 mức đóng bằng 20%;
+ Từ tháng 01 năm 2014 trở đi mức đóng bằng 22%.
Cách xác định bình quân tiền lương:
Thứ nhất - Đối với người hưởng lương từ NSNN:
- Tham gia BHXH trước 1/1/1995 thì BQTL tính = trung bình lương của 5 năm cuối.
- Tham gia BHXH từ 1/1/1995 đến 31/12/2000 thì BQTL tính = trung bình lương của 6 năm
cuối.
- Tham gia BHXH từ 1/1/2001 đến 31/12/2006 thì BQTL tính = trung bình lương của 8 năm
cuối.
- Tham gia BHXH từ 1/1/2007 đến nay thì BQTL tính = trung bình lương của 10 năm cuối.
Thứ hai - Đối với người hưởng lương theo HĐLĐ: BQTL tính = tiền lương trung bình
tháng trong tổng thời gian tham gia BHXH.

6


Bài tập nhóm tháng 1 – Môn Luật ASXH

- Lớp N03 – Nhóm 11

Thứ ba - Đối với NLĐ vừa có thời gian hưởng lương từ NSNN, vừa có thời gian hưởng
lương theo HĐLĐ: BQTL tính bàng trung bình 2 cách tính trên.

Cách tính thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì: (i) dưới 3 tháng không tính; (ii) đủ 3 tháng
đến đủ 6 tháng thì tính bằng 6 tháng; (iii) từ 6 tháng đến 12 tháng thì tính bằng 1 năm.
2. Chế độ bảo hiểm hưu trí tự nguyện
2.1. Đối tượng áp dụng
Căn cứ vào Điều 69 Luật BHXH năm 2006 và Điều 2 Nghị định 190/2007/NĐ-CP và Thông
tư 02/2008/ TT – BLĐTBXH thì đối tượng được áp dụng CĐBHHT tự nguyện là công dân Việt
Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc diện áp dụng BHXH bắt buộc và có thu nhập ổn định –
mức sàn là mức lương tối thiểu chung và mức trần là 20 tháng lương tối thiểu chung gồm: (1)
NLĐ làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng; (2) Cán bộ không chuyên trách cấp xã; (3)
Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kể cả xã viên không hưởng tiền lương, tiền
công trong các hợp tác xã, liên hợp hợp tác xã; (4) NLĐ tự tạo việc làm; (5) NLĐ làm việc có thời
hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã nhận BHXH một lần; (6)
Người tham gia khác như người làm nghề giúp việc gia đình...
2.2. Điều kiện hưởng
Cũng giống như chế độ BHHT bắt buộc, CĐBHHT tự nguyện cũng có 4 tiêu chí cơ bản để
xác định điều kiện hưởng cho người tham gia BHXH tự nguyện. Tuy nhiên, vai trò của các tiêu
chí là khác nhau. Nếu như tiêu chí mức suy giảm KNLĐ và tiêu chí ĐKLĐ trong CĐBHHT bắt
buộc là bình đẳng với hai tiêu chí là tuổi và thời gian đóng BHXH thì trong CĐBHHT tự
nguyện, hai tiêu chí cơ bản là tuổi và thời gian đóng BHXH, còn tiêu chí mức suy giảm KNLĐ
và tiêu chí ĐKLĐ chỉ có ý nghĩa trong việc áp dụng đối với người tham gia BHXH tự nguyện
nhưng ‘trước đó đã có tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc đủ 20 năm trở lên’ mà thôi.
2.3. Chế độ hưởng bảo hiểm hưu trí tự nguyện
Thứ nhất, Chế độ hưởng hưu trí hang tháng:
Các trường hợp hưởng hưu trí hang tháng trong chế độ BHHT tự nguyện:
- Trường hợp 1: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.
- Trường hợp 2: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở
lên, kể cả những người đã có từ đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên mà chưa nhận BHXH
một lần có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện thì được đóng tiếp cho đến khi đủ 20 năm.

7



Bài tập nhóm tháng 1 – Môn Luật ASXH

- Lớp N03 – Nhóm 11

Cách tính: cách tính lương hưu được quy định giống như đối với trường hợp hưởng của chế
độ bảo hiểm hưu trí hàng tháng đầy đủ đối với người tham gia BHXH bắt buộc đã được nêu ở
phần trên.
Thứ hai, Chế độ hưởng hưu trí một lần – BHXH một lần:
Các trường hợp hưởng cũng như cách tính giống với BHHT một lần đối với người tham gia
BHXH bắt buộc đã được nêu ở phần trên.
2.4. Các quyền lợi cơ bản
Về cơ bản, địa vị pháp lý của các đối tượng đóng bảo hiểm bắt buộc với các đối tượng đóng
bảo hiểm tự nguyện trong quan hệ BHXH là như nhau, nên các quyền lợi mà người đóng BHXH
tự nguyện được hưởng giống với các quyền lợi mà người đóng bảo hiểm bắt buộc được hưởng.
Bên cạnh đó, CĐBHHT tự nguyện lại tỏ ra linh hoạt hơn khi tạo điều kiện cho NLĐ chưa đủ
20 năm đóng bảo hiểm được đóng cho đủ 20 năm để họ đủ điều kiện hưởng hưu trí hang tháng,
bảo đảm mục đích an sinh.
2.5. Mức đóng
Để được hưởng BHHT tự nguyện, bản thân NLĐ phải đóng góp toàn bộ phần trăm tham gia
BHXH tự nguyện chứ không được có sự đóng góp của NSDLĐ hay NSNN. Căn cứ để tính mức
đóng của BHXH tự nguyện cùng khác với BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện có mức đóng phụ
thuộc vào mức thu nhập do NLĐ lựa chọn . Mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối
thiểu chung và không cao hơn 20 tháng lương tối thiểu chung.
Tỷ lệ phần trăm đóng BHXH tự nguyện được pháp luật quy định bằng 20% mức thu nhập –
giai đoạn từ tháng 1/2012 tới tháng 12/2013. Từ năm 2014, tỷ lệ này là 22% và không tăng thêm.
Điều này rất thích hợp để giải quyết vấn đề thâm hụt quỹ BHXH về hai chế độ hưu trí và tử tuất
nhưng lại gặp khó khăn do những đối tượng tham gia loại hình này phần lớn là NLĐ tự do, có
khó khăn trong vấn đề tài chính và lại không có sự hỗ trợ của chủ thể khác. Nếu tiếp tục tăng

theo lộ trình họ khó có thể tham gia tiếp.
Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện được tính theo công thức sau:
Tổng các mức thu nhập tháng đóng
Mức bình quân thu nhập tháng
BHXH tự nguyện
Tổng số tháng đóng BHXH tự
đóng BHXH tự nguyện
=
nguyện
Người tham gia đóng BHXH tự nguyện có thể bảo lưu thời gian đóng nếu đã dừng đóng
BHXH tự nguyện nhưng chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu hoặc chưa hưởng BHXH một
lần. Trong thời gian bảo lưu, nếu tiếp tục làm việc hoặc đóng BHXH tự nguyện, thời gian bảo
lưu được cộng vào thời gian tiếp tục đóng để hưởng chế độ hưu trí sau này.

8


Bài tập nhóm tháng 1 – Môn Luật ASXH

- Lớp N03 – Nhóm 11

III. BÌNH LUẬN NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CHẾ ĐỘ BẢO
HIỂM HƯU TRÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Bình luận đưới góc độ pháp lý về chế độ hưu trí của Việt Nam
Ưu điểm:
Dưới góc độ pháp lý, những quy định của pháp luật hiện hành về CĐBHHT của Việt Nam có
những ưu điểm nhất định về điều kiện hưởng BHHT cũng như các khoản phúc lợi được hưởng
của người tham gia đóng BHXH.Cụ thể:
- Trường hợp lương hưu thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được quỹ BHXH bù bằng
mức lương tối thiểu chung.

- Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt và tăng trưởng
kinh tế theo quy định của Chính phủ.
- Người hưởng lương hưu được cấp thẻ bảo hiểm y tế do quỹ BHXH đảm bảo.
Nhận thấy đây là một quy định bảo vệ quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm bởi lẽ cuộc sống
vốn là những sắc thái muôn hình vạn trạng và sự biến đổi của nó là không ngừng. Con người ta
không thể dự liệu trước được những biến đổi diễn ra xung quanh mình như: sự leo thang của giá cả
thị trường. Do đó, việc điều chỉnh mức lương sao cho phù hợp với mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt
là một điều tất yếu và đó cũng là một trong những ưu điểm của việc quy định mức hưởng CĐBHHT.
Mặt khác, những quy định do nhà làm luật đặt ra cũng có tính ưu việt ở khía cạnh phúc lợi xã
hội. Đó là việc người hưởng lương hưu được cấp thẻ BHYT do quỹ BHXH đảm bảo; mức trợ
cấp BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH – đóng bao nhiêu hoàn trả từng đó.
Bên cạnh đó, vấn đề bảo lưu thời gian đóng BHXH cũng mang tính nhân văn sâu sắc…
Hạn chế:
Thứ nhất là quy định về tuổi nghỉ hưu hiện hành còn thấp.
Thứ hai là quy định trần tuổi được nghỉ hưu sớm quá thấp (nam 50 tuổi, nữ 45 tuổi, nếu có
đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc thì không phụ thuộc vào tuổi đời)
nên thời gian đóng góp ít. Cụ thể là đóng khoảng 20 năm thì hưởng tới 30-40 năm.
Thứ ba là mức đóng góp theo quy định hiện hành chưa tương xứng với mức hưởng, đặc biệt
là phần đóng góp từ phía NLĐ.
Thứ tư là cách tính lương hưu còn chưa phù hợp, việc trừ tỷ lệ % hưởng đối với người nghỉ
hưu sớm cũng như việc bù bằng mức lương tối thiểu chung đối với các trường hợ có mức lương
hưu thấp còn chưa hợp lý.
Thứ năm là quy định về hưởng BHXH 1 lần quá rộng không đảm bảo mục đích ASXH.

9


Bài tập nhóm tháng 1 – Môn Luật ASXH

- Lớp N03 – Nhóm 11


Thứ sáu là đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH, trong đó có quỹ lương hưu, tử tuất, tuy bảo đảm
chặt chẽ, an toàn nhưng hiệu quả đầu tư chưa cao…
Thứ bảy là việc quy định cán bộ không chuyên trách cấp xã là đối tượng của BHHT tự
nguyện là không hợp lý.
Thứ tám là quy định cách tính BQTL của NLĐ hưởng lương từ NSNN tham gia BHXH sau
khi Luật BHXH có hiệu lực là bình quân lương của 10 năm cuối là không đảm bảo công bằng
khi so tương quan với NLĐ hưởng lương theo HĐLĐ vì tính thang bậc tăng đần của lương NLĐ
hưởng từ ngân sách
Thứ chin là Về việc Quỹ BHXH, trước đây, chính sách đưa ra quyền lợi thường cao hơn
nghĩa vụ. Ví dụ, một người tham gia BHXH 20 năm, khi đến tuổi nghỉ hưu thì số tiền người đó
đóng, cộng dồn lại cùng với lãi suất thì chỉ trả lương hưu được khoảng 7 - 8 năm là hết tiền.
Trong khi đó, tuổi thọ của người dân hiện nay nâng cao hơn, vì vậy nguy cơ về quỹ hưu trí chính
là ở chỗ đó. Do vậy, cần đề ra chính sách hợp lý điều hoà giữa quyền lợi và nghĩa vụ của người
tham gia BHXH…
2. Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện chế độ hưu trí của nước ta hiện nay
2.1. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện về mặt chủ trương, chính sách
Trước tiên, chủ trương, chính sách đề ra về việc thực hiện CĐBHHT cần xác định vị trí
trung tâm hướng tới là chính người dân:
Trong Nghị quyết của Đại hội Đảng các nhiệm kỳ, nhất là Đại hội Đảng XI vừa qua đã nêu
rất rõ phát triển kinh tế, đi đôi với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, bảo đảm an sinh xã hội của
đất nước. Nghị quyết đã khẳng định BHXH và BHYT là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ
cột chính của hệ thống ASXH, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định
chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội.
Hiện nay, đối tượng tham gia BHXH mới khoảng 20% số NLĐ. Trong khi đó, mục tiêu phấn
đấu của chúng ta đến năm 2020 sẽ đạt 50% lực lượng lao động tham gia BHXH .Đây cũng chính
là chủ trương, chính sách nền tảng để chúng ta tiếp tục phấn đấu những năm sau thực hiện
BHXH hướng đến toàn dân - một trong những mục tiêu quan trọng như đã đề cập ở trên về việc
hướng tới vị trí trung tâm là nhân dân.(số liệu thống kê trang điện tử BHXH Việt Nam).
Thứ hai, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân

để người dân thấy rằng tham gia BHXH vừa là lợi ích trước mắt, vừa là lợi ích lâu dài,.
Người dân cần hiểu được rằng Chính sách BHXH nói chung, bảo hiểm hưu trí nói riêng là chính
sách tốt đẹp, nhân văn của Đảng và Nhà nước ta với diện bao phủ cả nước, góp phần đảm bảo

10


Bài tập nhóm tháng 1 – Môn Luật ASXH

- Lớp N03 – Nhóm 11

cho người dân cũng như người lao động từ khi mới sinh ra cho đến khi đi làm và khi hết tuổi lao
động được về hưu ổn định cuộc sống lâu dài – nhất là giai đoạn về hưu.
2.2. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện về mặt pháp lý
Thứ nhất, Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ quy định tại khoản 1 Điều 50; tuổi
nghỉ hưu giữa người làm việc tại khu vực dân sự và lực lượng vũ trang quy định tại khoản 1
và khoản 2 Điều 50:
- Giảm sự chênh lệch tuổi nghỉ hưu người làm việc giữa 2 khu vực dân sự và LLVT theo
hướng tuổi nghỉ hưu của một số trường hợp thuộc LLVT được điều chỉnh tăng dần.
- Theo thống kê gần đây, tuổi thọ trung bình của nữ là 75 tuổi, của nam là 71 tuổi. Với quy
định của Luật BHXH, nữ nghỉ hưu sớm hơn năm 5 tuổi đồng thời tuổi thọ của nữ cao hơn nam
và với cách tính lương hưu nêu trên sẽ tạo ra sự chênh lệch khá lớn giữa mức đóng và mức
hưởng lương hưu của hai đối tượng này. Vì vậy, nên:
+Tăng dần tuổi nghỉ hưu cho lao động nữ, trước hết trong khối công chức, nghiên cứu khoa
học, y tế và giáo dục (hoặc lao động có trình độ chuyên môn cao, các cán bộ quản lý theo hướng
2 năm tăng một tuổi (hoặc cứ mỗi năm tăng thêm một tuổi). Mốc thực hiện có thể bắt đầu từ năm
2014 cho tới khi đạt được độ tuổi 60 vào năm 2023.
+Giảm dần mức tăng thêm 3% tỷ lệ hưởng lương hưu áp dụng đối với nữ xuống 2% như áp
dụng đối với nam theo hướng cứ sau 2 năm giảm 0,2%. Mốc thực hiện bắt đầu từ năm 2015.
+Tăng dần số năm đóng BHXH đối với nữ để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa là 75% như

đối với nam theo hướng cứ sau 2 năm thì tăng một năm. Mốc thực hiện bắt đầu từ năm 2015.
Thứ hai, Điều chỉnh quy định về tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc đối với người
lao động làm việc ở khu vực ngoài Nhà nước:
Trong thực tế, việc đóng BHXH cho NLĐ trong các đơn vị sử dụng lao động thường thấp hơn
tiền lương, tiền công mà NLĐ thực tế nhận được do việc khai báo của họ thường thấp hơn. Hệ
lụy của việc thực hiện này sẽ dẫn tới lương hưu của NLĐ sẽ thấp hơn nhiều so với mức lương họ
nhận trước khi nghỉ hưu. Vì vậy, quy định này cần được sủa đổi theo hướng: Đối với NLĐ đóng
BHXH theo chế độ tiền lương, tiền công do NSDLĐ quy định thì tiền lương, tiền công tháng
đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công ghi trong HĐLĐ bao gồm mức lương theo công việc
hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Ngoài ra, đối với cán bộ, công chức, thời gian tham chiếu để tính mức lương trung bình
làm căn cứ tính lương hưu nên kéo dài bằng toàn bộ thời gian làm việc chứ không phải mười

11


Bài tập nhóm tháng 1 – Môn Luật ASXH

- Lớp N03 – Nhóm 11

năm cuối như hiện tại. Ở khu vực tư nhân, tham chiếu cũng cần tính theo mức tăng lương
trung bình chứ không phải là điều chỉnh theo mức lạm phát như hiện nay.

LỜI KẾT
Vai trò, tác dụng của bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hưu trí nói riêng đã trở thành vấn đề
không còn gì phải bàn cãi. Nhưng làm sao bảo hiểm xã hội hưu trí phát huy tối đa tầm quan
trọng của nó là vấn đề mà Đảng và Nhà nước cũng như nhiều người khác có cùng mối quan tâm
đang nghiên cứu nhằm đưa ra những đóng góp quý báu cho ngành BHXH nói chung và chế độ
hưu trí nói riêng


12



×