Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Giáo án Sinh học 7 bài 47: Cấu tạo trong của thỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.4 KB, 7 trang )

GIÁO ÁN SINH HỌC 7
Bài 47: CẤU TẠO TRONG CỦA THỎ
I.

MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này, HS có khả năng:
1. Kiến thức:

- Nắm được đặc điểm cấu tạo chủ yếu của bộ xương và hệ cơ liên quan đến sự di
chuyển của thỏ.
- Nếu được vị trí, thành phần và chức năng của các cơ quan dinh dưỡng
- Chứng minh bộ não thỏ tiến hóa hơn não của các lớp động vật khác.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết kiến thức.
- Kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn, bảo vệ động vật
II.

THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh Cấu tạo trong của thỏ.
- Bảng phụ bảng SGK tr.153 vào tập.
2.Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc bài trước ở nhà
- Kẻ phiếu học tập vào vở

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp dùng lời
- Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.



TaiLieu.VN

Page 1


IV.

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
2.1. Nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống
Yêu cầu:
Bộ lông mao dày xốp -> Giữ nhiệt, bảo vệ thỏ khi ẩn trong bụi rậm
Chi trước ngắn -> Đào hang
Chi sau dài, khỏe -> Bật nhảy xa -> chạy trốn nhanh
Mũi tinh, có lông xúc giác -> Thăm dò thức ăn và kẻ thù
Tai dài, có vành lớn, cử động được -> Định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù
Mắt có mí, cử động được -> Giữ mắt không bị khô, bảo vệ khi thỏ trốn trong bụi gai rậm.
2.2. Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh
Yêu cầu:
+ Phôi được nuôi bằng chất dinh dưỡng của cơ thể mẹ qua nhau thai nên ổn định
+ Phôi phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn và có đầy đủ các điều kiện sống thích hợp
+ Con sơ sinh và con non được nuôi bằng sữa mẹ (chủ động, ổn định, bổ) không lệ thuộc
vào con mồi trong tự nhiên và khả năng bắt mồi của con non
3. Bài mới : THỎ
3.1

. Mở bài


3.2

. Hoạt động chính:

Hoạt động 1: Bộ xương và hệ cơ
Mục tiêu: Nêu được đặc điểm cấu tạo bộ xương và hệ cơ của thỏ đặc trưng cho lớp thú
và phù hợp với việc vận động.
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

a. Bộ xương:
- Yêu cầu HS quan sát hình - HS quan sát hình 47.1

TaiLieu.VN

Page 2


47.1 SGK tr.152, rồi đối
chiếu với bộ xương thằn lằn,
nêu điểm giống và khác giữa
chúng.

SGK tr.152, rồi đối chiếu
với bộ xương thằn lằn ->
thảo luận nhóm -> nêu

điểm giống và khác giữa
+ Các thành phần của bộ chúng.
xương
+ Xương lồng ngực

Kết luận:
a. Bộ xương:
Bộ xương gồm nhiều
xương khớp với nhau để
nâng đỡ, bảo vệ và giúp cơ
thể vận động.
Cấu tạo gồm.

+ Số lượng đốt sống cổ

- Xương đầu.

+ Vị trí của xương chi so với
cơ thể.

- Xương cổ: 7 đốt.
- Xương cột sống

- GV gọi đại diện nhóm trình
bày ý kiến.

- Xương sườn kết hợp với
- Đại diện nhóm trình bày xương cột sống -> lồng
- GV hỏi: Tại sao có sự khác ý kiến
ngực.

nhau đó?
- HS trả lời: Liên quan đến - Xương chi: các chi thẳng
- GV chốt đáp án.
đời sống.
góc nâng cơ thể lên cao.
b. Hệ cơ:
- HS ghi bài
- Yêu cầu HS đọc thông tin
SGK tr.152, trả lời câu hỏi:

b. Hệ cơ:

- HS đọc thông tin SGK
1. Hệ cơ của thỏ có đặc điểm tr.152, trả lời câu hỏi đạt:
nào liên quan đến sự vận
1. Cơ vận động cột sống,
động
các chi liên quan đến vận
động của cơ thể
2. Hệ cơ của thỏ tiến hóa 2. Có cơ hoành, cơ liên
hơn các lớp động vật trước ở sườn tham gia vào qúa
những điểm nào?
trình thông khí ở phổi.
- GV yêu HS rút ra kết luận.

- Cơ vận động cột sống phát
triển
- Cơ hoành: tham gia vào
hoạt động hô hấp.


- HS ghi bài.

Hoạt động 2: Các cơ quan dinh dưỡng

TaiLieu.VN

Page 3


Mục tiêu : Chỉ ra được cấu tạo, vị trí và chức năng của các cơ quan dinh dưỡng
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV yêu cầu HS đọc thông
tin trong SGK, kết hợp với
quan sát tranh tr. 47.2, 3 SGK
tr. 153, 154 -> hoàn thành
bảng

- HS đọc thông tin trong SGK,
kết hợp với quan sát tranh ->
hoàn thành bảng

- GV kẻ bảng lên bảng

- HS ghi nhận

Nội dung


- Các nhóm thảo luận -> đại diện
nhóm trình bày ý kiến.

- GV tập hợp ý kiến các nhóm - HS tìm đặc điểm tiến hóa của
-> nhận xét.
thỏ:
- GV chốt lại đáp án

+ Tiêu hoá: răng phân hoá thành
- GV yêu cầu HS tìm đặc 3 loại (răng cửa, nanh, hàm),
điểm tiến hóa hơn của thỏ trong đó răng cửa cong sắc manh
trong cấu tạo trong so với các tràng lớn.
thằn lằn.
+ Tuần hoàn: tim 4 ngăn 2 vòng
tuần hoàn.
+ Phổi: cấu tạo gồm các phê
nang, sự thông khí phổ nhờ cơ
liên sườn và cơ hoành.
+Bài tiết: thân sau hoàn chỉnh
nhất.

Kết luận:
Nội dung bảng

- GV nhận xét
THÀNH PHẦN CỦA CÁC HỆ CƠ QUAN
Hệ cơ
quan
Tuần hoàn


TaiLieu.VN

Vị trí

Thành phần

Tim trong khoang ngực. Các tim, hệ mạch
mạch máu phân bố khắp cơ

Page 4


thể
Hô hấp

Trong khoang ngực

khí quản, phế quản, 2 lá phổi

Tiêu hóa

Chủ yếu trong khoang bụng

miệng, thực quản, dạ dày, ruột non,
manh tràng, ruột già, gan, tuỵ

Bài tiết

Trong khoang bụng, sát sống 2 quả thận, ống dẫn nước tiểu bóng
lưng

đái, đường tiểu

Sinh sản

Phía dưới khoang bụng

- Con cái: Buồng trứng, ống dẫn
trứng, tử cung.
- Con đực: Tinh hoàn, ống dẫn tinh,
cơ quan giao phối.

Hoạt động 3: Thần kinh và giác quan
Mục tiêu : Nêu được đặc điểm tiến hóa của hệ thần kinh và giác quan của thú so với các
lớp động vật có xương sống khác.
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

- GV cho HS quan sát bộ não - HS quan sát bộ não Kết luận:
của cá, bò sát, thỏ và trả lời câu của cá, bò sát, thỏ và Bộ não thỏ phát triển
hỏi:
trả lời câu hỏi đạt:
hơn hẳn các lớp ĐV
1. Bán cầu đại não và khác:
1. Bộ phận nào của não thỏ tiểu não.
- Đại não phát triển che
phát triển hơn não cá và bò sát? 2. Có tập tính phong lấp các phần khác.
2. Các bộ phận phát triển đó có phú, cử động phức - Tiểu não lớn nhiều nếp

ý nghĩa gì trong đời sống của tạp
gấp -> liên quan tới các
thỏ?
3. Giác quan phát cử động phức tạp.
3. Đặc điểm giác quan của thỏ? triển
- Giác quan: tai thính,
- GV nhận xét

TaiLieu.VN

- HS ghi bài

xúc giác nhạy bén

Page 5


V.

KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
Sử dụng câu hỏi 1, 2 SGK tr.155

Trả lời câu 1: Những đặc điểm cấu tạo trong của thỏ thể hiện sự hoàn thiện so với các
lớp ĐVCXS đã học:
- Bộ não phát triển, đặc biệt là đại não, tiểu não liên quan đến hoạt động phong phú,
phức tạp.
- Có cơ hoành tham gia vào hô hấp. Phổi có nhiều túi phổi làm tăng diện tích trao
đổi khí.
- Tim có 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
- Thận sau: cấu tạo phức tạp phù hợp với chức năng trao đổi chất.

Trả lời câu 2: Cơ hoành co dãn, làm thay đổi thể tích lồng ngực
- Khi cơ hoành co, thể tích lồng ngực tăng, áp suất giảm, không khí tràn vào phổi
- Khi cơ hoành dãn: thể tích lồng ngực giảm, áp suất tăng, không khí từ phổi ra
ngoài (thở ra).
VI.

DẶN DÒ:

- Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.
- Kẻ bảng SGK tr.157 vào tập
- Tìm hiểu về thú mỏ vịt, thú có túi.
VII. RÚT KINH NGHIỆM
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

TaiLieu.VN

Page 6


....................................................................................................................................

TaiLieu.VN

Page 7




×