Tiết 45
Bài 43
CẤU TẠO TRONG CỦA CHIM BỒ CÂU
I/ MỤC TIÊU :
Học xong bài này học sinh phải :
- Trình bày được cấu tạo hoạt động của các hệ cơ quan : Tiêu hoá, tuần
hoàn, hô hấp, bài tiết, sinh sản, thần kinh và giác quan
- Phân tích được những đặc điểm cấu tạo của chim thích nghi với đời sống
bay
- Rèn kỹ năng phân tích, so sánh rút ra kết luận,
II/ CHUẨN BỊ :
- Tranh vẽ hình 43.1 đến 43.4
- Mô hình cấu tạo hệ thần kinh
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
- Nêu thành phần cấu tạo của hệ : Tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn và bài tiết
HOẠT ĐỘNG I ( 20 PHÚT )
CÁC CƠ QUAN DINH DƯỠNG
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin
SGK
- Hỏi
+ Hệ tiêu hoá của chim hoàn chỉnh
hơn bò sát ở những điểm nào ?
+ Vì sao chim có tốc độ tiêu hoá cao
hơn bò sát ?
- Gv thuyết trình : Do tuyến tiêu
hoá lớn, dạ dày cơ nghiền thức
ăn, dạ dày tuyến tiết dịch
- Yêu cầu học sinh quan sát hình
43.1
+ Tim chim có gì khác so với bò sát
?
+ ý nghĩa sự khác nhau đó ?
- Gv chốt lại kiến thức
- Đọc thông tin 1 và ghi nhớ kiến
thức
- Học sinh suy nghĩ trả lời
- Học sinh suy nghĩ trả lời
- Lắng nghe và ghi nhớ kiến thức
- Đọc thông tin 2 và ghi nhớ kiến
thức
- Học sinh suy nghĩ trả lời
- Học sinh suy nghĩ trả lời
- Lắng nghe và ghi nhớ kiến thức
- Quan sát hình 43.2 đọc thông tin
- Yêu cầu học sinh đọc tt và quan sát
hình 43.2
+ So sánh hô hấp của chim so với bò
sát ?
+ Vai trò của túi khí ?
+ Bề mặt trao đổi khí rộng có ý
nghĩa như thế nào đối với đời sống
bay lượn của chim ?
- Gv chốt lại kiến thức
- Yêu cầu hs đọc tt bài tiết và sinh
dục
+ Nêu đặc điểm hệ bài tiết và hệ sinh
dục của chim bồ câu ?
- Gv chốt lại kiến thức
3 và ghi nhớ kiến thức
- Học sinh suy nghĩ trả lời
- Học sinh suy nghĩ trả lời
- Học sinh suy nghĩ trả lời
- Học sinh suy nghĩ trả lời
- Lắng nghe và ghi nhớ kiến thức
TIỂU LUẬN I
- Hệ tiêu hoá
+ ống tiêu hoá phân hoá, chuyên hoá với chức năng.
+ Tốc độ tiêu hoá cao
- Hệ tuần hoàn
+ Tim 4 ngăn có hai vòng tuần hoàn.
+ Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
- Hệ hô hấp
+ Phổi có nhiều mạng ống khí một số ống khí thông với túi khí lên bề mặt
trao đổi khí rộng
+ Trao đổi khí : Khi bay do túi khí, khi đậu do phổi
- Bài tiết và sinh dục
+ Có thận sau, không có bóng đái
+ Nước tiểu thải ra ngoài cùng với phân
+ Con đực có 1 đôi tinh hoàn, con cái có buồng trứng trái phát triển
+ Thụ tinh trong
HOẠT ĐỘNG II ( 12 PHÚT )
THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
- Yêu cầu học sinh quan sát mô
hình bộ não của chim đối chiếu
với hình 43.4 nhận biết các bộ
phận của não trên mô hình
+ So sánh bộ não chim với bò sát chỉ
ra sự tiến hoá ?
- Gv nhận xét và chốt lại kiến thức
- Hs quan sát mô hình đọc chú thích
hình 43.4 SGK xác định các bộ phận
của não
-Đại diện 1 hs chỉ trên mô hình lớp
nhận xét
- Lắng nghe và ghi nhớ kiến thức
TIỂU LUẬNII
- Bộ não phát triển hơn
+ Não trước lớn
+ Tiểu não có nhiều nếp nhăn
+ Não giữa có hai thuỳ thị giác
- Giác quan
+ Mắt tinh có mí thứ 3 mỏng
+ Tai có ống tai ngoài
IV/ CỦNG CỐ VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ : ( 6 PHÚT )
- Trình bày đặc điểm hô hấp của chim thích nghi với đời sống bay
- Hoàn thành bài tập 2
V/ HƯỚNG DẪN ( 6 PHÚT )
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Sưu tầm tranh ảnh một số đại diện của lớp chim