Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

PHân tích SWOT và hoạt động marketing của hãng vietnam airline

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (828.92 KB, 17 trang )

Cùng non sông cất cánh
1. GIỚI THIỆU VỀ VIETNAM AIRLINES.
1.1

Quá trình hình thành và phát triển
Khởi đầu từ năm 1956 với đội ngũ máy bay chỉ gồm 5 chiếc, Vietnam

Airlines đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển trước khi trở thành như ngày nay.
Với tên gọi là Hàng không dân dụng Việt Nam, Vietnam Airlines bắt đầu bay với
tư cách một hãng hàng không độc lập ngay sau khi tiếp quản sân bay Gia Lâm.
Qua hơn 48 năm, Vietnam Airlines đã trải qua nhiều thay đổi. Và với mỗi đổi
thay, chúng tôi không ngừng phát triển, mở rộng và cải thiện dịch vụ để trở
thành một hãng hàng không đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Năm 1976, Vietnam Airlines đổi tên thành Tổng cục hàng không dân dụng
Việt Nam. Cũng trong năm đó chúng tôi bắt đầu đi vào hoạt động thường xuyên,
chuyên chở 21.000 hành khách trong đó 7.000 hành khách trên chuyến bay quốc
tế và 3.000 tấn hàng hoá.
Năm 1993, Vietnam Airlines đổi tên thành Hãng Hàng không Quốc gia Việt
Nam. Năm 1995, Tổng công ty hàng không Việt Nam được thành lập với tư cách
là một tập đoàn kinh doanh vận tải hàng không có quy mô lớn của nhà nước.
Tổng công ty có chức năng nhiệm vụ kinh doanh, dịch vụ, phục vụ về vận tải
hàng không đối với hành khách, hàng hóa ở trong nước và nước ngoài, trong đó
có xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tư, xây dựng, tạo nguồn vốn, thuê và mua
sắm tầu bay, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, phụ
tùng, nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Tổng công
ty; liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài. Từ đó
đến nay, chúng tôi đã đạt được sự tăng trưởng vững chắc trong kinh doanh vận
chuyển hành khách và các loại hình dịch vụ khác.
Tiếp tục vươn tới tương lai, Vietnam Airlines đã xây dựng những định hướng
lớn cho sự phát triển của mình. Đó là xây dựng Tổng công ty Hàng không Việt
Nam trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, phát huy vai trò của một đơn vị kinh




Cùng non sông cất cánh
tế kỹ thuật hiện đại, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước,
góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng. Trên cơ sở lấy kinh doanh vận tải hàng
không làm cơ bản đồng thời đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, nhanh chóng
hiện đại hóa, làm chủ công nghệ mới, nâng cao vị thế, xây dựng Vietnam
Airlines trở thành một hãng hàng không có tầm cỡ, có bản sắc, là một trong
những hãng hàng đầu của khu vực về chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh
doanh.
Đội máy bay: Năm 1995 (13 máy bay); Năm 2000 (20 máy bay); Năm 2005
(38 máy bay); Năm 2010 (70 máy bay) gồm các loại: Being B777-200ER,
Airbus A330-300, Airbus A320, Airbus A321, ATR 72-500 và Fokker 70.
Boeing: B777-200ER

Airbus: A330-300


Cùng non sông cất cánh

Airbus: A321


Cùng non sông cất cánh
Airbus: A320

Tăng trưởng: Năm 1995 (2,2 triệu hành khách); Năm 2000 (2,8 triệu hành
khách); Năm 2005 (6 triệu hành khách); Năm 2010 (13,2 triệu hành khách).
Tăng trưởng bình quân hàng năm: Hành khách (12,1%), Doanh thu (18,7%).
T6/2010: Gia nhập liên minh hàng không Sky Team.


Các thành viên trong Liên minh phải sử dụng dịch vụ của nhau và dịch vụ là
đồng nhất cho các thành viên trong Liên minh Skyteam.


Cùng non sông cất cánh
Trên trang Web của Skyteam: skyteam.com

1.2 Chức năng nhiệm vụ
1.2.1 Mục tiêu hoạt động của Tổng công ty
a) Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại Tổng
công ty và các công ty con; hoàn thành các nhiệm vụ do Nhà nước giao, trong
đó có chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước;
b) Tối đa hoá hiệu quả hoạt động của tổ hợp công ty mẹ - công ty con.
1.2.2 Lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của Tổng công ty bao gồm:
a) Đầu tư, quản lý vốn đầu tư và trực tiếp sản xuất, kinh doanh :
- Vận chuyển hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu kiện,
bưu phẩm, thư;


Cùng non sông cất cánh
- Bảo dưỡng tàu bay, động cơ, phụ tùng, thiết bị hàng không và các thiết bị
kỹ thuật khác; sản xuất linh kiện, phụ tùng, vật tư tàu bay và các thiết bị kỹ thuật
khác; cung ứng các dịch vụ kỹ thuật và vật tư phụ tùng cho các hãng hàng không
trong nước và nước ngoài;
- Xuất, nhập khẩu tàu bay, động cơ, phụ tùng, thiết bị hàng không (thuê,
cho thuê, thuê mua và mua, bán) và những mặt hàng khác theo quy định của
Nhà nước;
- Cung ứng các dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; các dịch vụ
tại nhà ga hành khách, ga hàng hoá; dịch vụ giao nhận hàng hóa; dịch vụ thương

nghiệp, bán hàng miễn thuế tại nhà ga hàng không và tại các tỉnh, thành phố; các
dịch vụ phục vụ sân đỗ tại các cảng hàng không, sân bay và các dịch vụ hàng
không khác;
- Dịch vụ đại lý cho các hãng hàng không; các nhà sản xuất tàu bay, động
cơ, thiết bị, phụ tùng tàu bay; các công ty vận tải, du lịch trong nước và nước
ngoài;
- Hoạt động hàng không chung (bay chụp ảnh địa hình, khảo sát địa chất,
bay hiệu chuẩn các đài dẫn đường hàng không, sửa chữa bảo dưỡng đường điện
cao thế, phục vụ dầu khí, trồng rừng, kiểm tra môi trường, tìm kiếm cứu nạn,
cấp cứu y tế, bay phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc
phòng...);
- Sản xuất, chế biến, xuất, nhập khẩu thực phẩm để phục vụ trên tàu bay,
các dụng cụ phục vụ dây chuyền vận tải hàng không; xuất - nhập khẩu và cung
ứng xăng dầu, mỡ hàng không (bao gồm nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn và chất
lỏng chuyên dùng) và xăng dầu khác tại các cảng hàng không, sân bay và các
địa điểm khác;
- Tài chính, cho thuê tài chính, ngân hàng;


Cùng non sông cất cánh
- In, xây dựng, tư vấn xây dựng, xuất, nhập khẩu lao động và các dịch vụ
khoa học, công nghệ.
b) Đầu tư ra nước ngoài; mua, bán doanh nghiệp; góp vốn, mua cổ phần
hoặc chuyển nhượng vốn góp, bán cổ phần theo quy định của pháp luật;
c) Các lĩnh vực, ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật.
1.3

Sơ đồ tổ chức Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines
Corporation)


A. Đơn vị hạch toán phụ thuộc
- Xí nghiệp Thương mại mặt đất Nội Bài
- Xí nghiệp Thương mại mặt đất Đà Nẵng
- Xí nghiệp Thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất
- Tạp chí Heritage
- Công ty Bay dịch vụ hàng không (VASCO)


Cùng non sông cất cánh
- Văn phòng khu vực miền Bắc
- Văn phòng khu vực miền Trung
- Văn phòng khu vực miền Nam
- Các chi nhánh ở trong nước và ngoài nước
- Đoàn Bay 919
- Đoàn Tiếp viên
- Trung tâm Huấn luyện bay
- Trung tâm Kiểm soát khai thác Nội Bài
- Trung tâm Kiểm soát khai thác Tân Sơn Nhất
- Trung tâm Thống kê và tin học hàng không
- Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Các văn phòng đại diện ở trong nước và ngoài nước
B. Đơn vị sự nghiệp
- Viện Khoa học hàng không
C. CÔNG TY CON
C1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
-

Công ty trách nhiệm hữu hạn Xăng dầu hàng không

-


Công ty trách nhiệm hữu hạn Kỹ thuật máy bay

C2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
-

Công ty TNHH Dịch vụ giao nhận hàng hoá Tân Sơn Nhất

C3. Công ty cổ phần
- Công ty cổ phần Suất ăn hàng không Nội Bài
- Công ty cổ phần Dịch vụ hàng hoá Nội Bài
- Công ty cổ phần Cung ứng và xuất nhập khẩu lao động hàng không
- Công ty cổ phần In hàng không
- Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài
- Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu hàng không


Cùng non sông cất cánh
- Công ty cổ phần Công trình hàng không
- Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng và dịch vụ hàng không
- Công ty cổ phần Cung ứng dịch vụ hàng không
C4. Công ty liên doanh với nước ngoài
- Công ty liên doanh trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ hàng hoá Tân Sơn Nhất (TCS)
- Công ty liên doanh Sản xuất bữa ăn trên máy bay Tân Sơn Nhất
- Công ty liên doanh trách nhiệm hữu hạn Giao nhận hàng hoá thành phố Hồ Chí Minh
(VINAKO).
- Công ty liên doanh Phân phối toàn cầu ABACUS-Việt Nam
C5. Công ty liên kết thành lập.
- Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng
- Công ty cổ phần Nhựa cao cấp hàng không

- Công ty cổ phần Vận tải ôtô hàng không
- Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Minh
- Ngân hàng cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)

1.4

Sản phẩm và Dịch vụ.
Hiện nay, phạm vi kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam

bao gồm những lĩnh vực sau:
Kinh doanh, dịch vụ và phục vụ vận tải hàng không đồng bộ đối với hành
khách, hàng hóa ở trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, Tổng công ty Hàng
không Việt Nam còn kinh doanh một số ngành nghề khác như: Xăng dầu, các
dịch vụ thương mại tại các cảng hàng không, dịch vụ ủy thác xuất – nhập khẩu,
các dịch vụ thương mại tổng hợp, vận tải mặt đất, nhựa cao cấp, in, khảo sát
thiết kế, xây dựng công trình, cung ứng lao động chuyên ngành
2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI


1

Cùng non sông cất cánh
Phân tích môi trường vĩ mô
2.1.1

Cơ hội

- Kinh tế Việt Nam giữ mức tăng trưởng cao, ổn định.
- Mức sống người dân ngày một cao
- An ninh chính trị ổn định

- Quan hệ kinh tế quốc tế mở rộng
- Cơ sở hạ tầng về giao thông và du lịch phát triển mạnh.
- Người dân tại các quốc gia đang dần xích lại gần nhau hơn, qua giao lưu văn
hóa, xuất hiện nhiều công dân toàn cầu.
- Công nghệ hàng không ngày càng tân tiến.
2.1.2 Thách thức
- Chiến tranh, dịch bệnh
- Khủng hoảng kinh tế toàn cầu
- Giá nhiên liệu bay tăng cao kỷ lục
- Cạnh tranh diễn ra khốc liệt
- Thảm họa thiên nhiên: Bão tuyết, núi lửa phun ...

2.2 Phân tích môi trường ngành Hàng không (Five Forces)
2.2.1 Sự gia nhập tiềm năng (Potential Entrants)


Cùng non sông cất cánh
- Lĩnh vực Hàng không khó gia nhập vì đòi hỏi vốn lớn.
- Sản phẩm là tương đồng vì đều là cung cấp dịch vụ vẩn chuyển hành khách và
hàng hóa
- Yêu cầu vốn lớn
- Dễ dàng xây dựng kênh phân phối
- Chính sách của Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thị trường
Hàng không.
Các hãng hàng không trong nước đang hoạt động hiện nay gồm: Jetstar Pacific,
Air Mekong và Indochina Airlines (tạm thời đang dừng bay)

2.2.2 Những sản phẩm thay thế (Stubstitutes)
- Các sản phẩm thay thế khác bao gồm các phương tiện vẩn chuyển khác như:
ôtô, tàu hỏa và tầu thủy với mức giá vận chuyển thấp hơn.

- Các sản phẩm thay thế khi sử dụng sẽ mất nhiều thời gian hơn khi vận chuyển.
- Chi phí mà người mua phải bỏ ra cho sản phẩm thay thế thấp hơn nhiều.
2.2.3 Nhà cung cấp (Suppliers)


Cùng non sông cất cánh
- Các nhà cung cấp tương đối sẵn có trên thị trường như: bán và cho thuê máy
bay, cung cấp các dịch vụ tại sân bay.
- Trong lĩnh vực hàng không, tương đối khó khăn khi thay đổi những nhà cung
cấp.
- Những sản phẩm dịch vụ của nhà cung cấp là không thể thiếu.
2.2.4 Người mua (Buyers)
- Khi kinh tế phát triển, số người đi lại bằng máy bay ngày càng tăng.
- Khách hàng mua dịch vụ hàng không để di chuyển từ điểm này đến điểm kia,
nên sản phẩm và dịch vụ của các Hãng hàng không là tương đồng.
- Giá vé của các Hãng hàng không khác là thấp hơn, tuy không nhiều.

3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
3.1 Điểm mạnh
- Là Hãng hàng không ra đời sớm nên tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong
lĩnh vực kinh doanh Hàng không.
- Có đội bay trẻ với số năm khai thác dưới 10 năm, với các loại máy bay hiện đại
như: B777, A330-300, A321
- Sau khi gia nhập liên minh Sky team, Vietnam Airlines có mạng bay phủ rộng
khắp với hơn 850 điểm đến trên toàn thế giới, tạo thuận lợi cho khách hàng nối
chuyến.
- Vietnam Airlines là thành viên của Hiệp hội hàng không quốc tế (IATA), chứng
nhận là Hãng hàng không đảm bảo an toàn theo các tiêu chuẩn quốc tế.



Cùng non sông cất cánh
- Vietnam Airlines có chuỗi hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối đầy đủ trong
lĩnh vực hàng không gồm: Khai thác mặt đất, Suất ăn máy bay, Xăng dầu máy
bay ...
3.2 Điểm yếu
- Thiếu vốn để thuê, mua máy bay phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
- Dịch vụ trên chuyến bay chưa thực sự làm hài lòng hành khách.
- Tỷ lệ chậm hủy chuyến vẫn còn cao.
- Chưa tạo được hình ảnh hấp dẫn với khách hàng.
4. ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC MARKETING.
Hiện nay Vietnam Airlines đang bắt giai đoạn tăng trưởng mạnh nên cần thực
hiện một số chiến lược Marketing như sau:
4.1

Đối với thị trường trong nước.

− Hạ giá thành sản phẩm để những người có thu nhập trung bình có thể được đi
máy bay.
− Tăng cường khuyến mại như: tăng điểm thưởng cho những khách hàng thường
xuyên đi máy bay, tặng vé, tặng quà sinh nhật …, tạo mối quan hệ tốt với
khách hàng.


Cùng non sông cất cánh
Nâng cao hoạt động chương trình khách hàng thường xuyên (Goden plus)

− Đưa ra thêm những gói sản phẩm kết hợp như: tour du lịch tại các địa điểm nổi
tiếng trong nước (kết hợp với các công ty du lịch).



Cùng non sông cất cánh

− Nâng cao chất lượng dịch vụ từ khâu bán vé, phục vụ trên chuyến bay tạo nên
hình ảnh thân thiệt của Vietnam Airlines.

4.2

Đối với thị trường quốc tế:
− Tăng cường quảng bá thương hiệu của Vietnam Airlines trên các phương tiện
truyền thông.
− Tăng cường giới thiệu hình ảnh của Vietnam Airlines kết hợp với những hình
ảnh nổi tiếng của đất nước Việt nam.


Cùng non sông cất cánh

− Mở rộng mạng lưới bán vé toàn cầu với 2 phương thức: mở mới văn phòng đại
diện trực thuộc và liên kết mở đại lý.
− Hạ giá vé đối với những chặng bay quốc tế bằng cách giảm tối đa những chi
phí không hiệu quả.
− Mở thêm đường bay mới đến Châu Âu và Mỹ (London, Berlin, Carlifornia...)
− Nâng cao chất lượng dịch vụ từ khâu bán vé, phục vụ trên chuyến bay tạo nên
hình ảnh thân thiệt của đất nước con người Việt Nam nói chung và Vietnam
Airlines nói riêng.
Hình ảnh cho thị trường quốc tế.
Bring Vietnamese culture to the world

Gắn với đất nước việt nam.



Cùng non sông cất cánh
Vietnam - The Hidden Charm.



×