Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

CHUYÊN đề 3 đo THỂ TICH vật rắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.31 KB, 4 trang )

GV – Th.S. TRẦN TÌNH - 0988 339 256

BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 6 - CLC

CHUYÊN ĐỀ 3: ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC.
Để đo thể tích vật rắn không thấm nước và chìm trong nước, có thể dùng bình chia độ,
bình tràn.
* Ước lượng thể tích cần đo; chọn bình chia độ có hình dạng, GHĐ, ĐCNN thích hợp;
thả chìm vật đó vào chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.
Vrắn = V lỏng + rắn – Vlỏng

* Khi vật rắn không bỏ lọt vào bình chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích
của phần tràn ra bằng thể tích của vật.

- Cách sử dụng bình tràn như sau: Thả vật vào bình tràn, đồng thời hứng nước tràn ra vào
bình chứa. Đo thể tích nước tràn ra bằng bình chia độ, đó là thể tích của vật cần đo.
- Nếu dùng ca thay cho bình tràn và bát to thay cho bình chứa để đo thể tích của vật thì
cần lưu ý:
+ Lau khô bát trước khi đo.
+ Khi nhấc ca ra khỏi bát, không làm đổ hoặc sánh nước ra bát.
+ Đổ hết nước từ bát vào bình chia độ, không làm đổ nước ra ngoài.
* Chú ý: Cách đọc, ghi kết quả, chọn dụng cụ đo giống như khi đo thể tích của chất lỏng.
1


GV – Th.S. TRẦN TÌNH - 0988 339 256

BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 6 - CLC

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của
phần chất lỏng tràn ra :
A. lớn hơn thể tích của vật.

B. bằng thể tích của vật.

C. nhỏ hơn thể tích của vật.

D. bằng một nửa thể tích của vật.

Câu 2: Công thức tính thể tích của vật rắn khi đo bằng bình chia độ:
A. Vrắn = V lỏng – rắn – Vlỏng

B. Vrắn = V lỏng + rắn – Vlỏng

C. Vrắn = V lỏng – rắn + Vlỏng

D. Vrắn = V lỏng + rắn + Vlỏng

Câu 3: Người ta dùng 1 bình chia độ ghi tới cm3 chứa 20 cm3 nước để đo thể tích của 1 hòn đá.
Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 55cm3. Thể tích của hòn đá là
A. 86cm3

B. 31cm3

C. 35cm3

D. 75cm3

Câu 4: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì người ta

xác định thể tích của vật bằng cách :
A. Đo thể tích bình tràn
B. Đo thể tích bình chứa
C. Đo thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa
D. Đo thể tích nước còn lại trong bình.
Câu 5: Để đo thể tích của hòn sỏi cỡ 15cm3. Bình chia độ nào sau đây thích hợp nhất:
A. Bình có GHĐ 250ml và ĐCNN 10ml

B. Bình có GHĐ 100ml và ĐCNN 2ml

C. Bình có GHĐ 250ml và ĐCNN 5ml

D. Bình có GHĐ 100ml và ĐCNN 1ml .

Câu 6: Người ta dùng một bình chia độ ghi tới 60 cm3 nước dể do thể tích của một hòn dá. Khi
thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100cm3. Hỏi các kết quả ghi sau
dây, kết quả nào lù đúng?
A. V1= 100 cm3

B. V2 = 60 cm3

C. V3 = 160 cm3

D. V4 = 40 cm3

Câu 7. Khi sử dụng bình tràn và bình chứa dể đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích
của vật bằng:
A. Thể tích bình tràn.
B. Thể tích bình chứa.
C. Thê tích phần nước chứa tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.

2


GV – Th.S. TRẦN TÌNH - 0988 339 256

BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 6 - CLC

D. The tích nước còn lại trong bình tràn.
Câu 8: Người ta dùng một bình chia độ ghi tới 60 cm3 nước dể do thể tích của một hòn dá. Khi
thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100cm3. Hỏi các kết quả ghi sau
dây, kết quả nào lù đúng?
A. V1= 100 cm3

B. V2 = 60 cm3

C. V3 = 160 cm3

D. V4 = 40 cm3

Câu 9. Chọn câu trả lời đúng: Để đo thể tích của một trái dưa hấu lớn hơn miệng bình chia độ
đã có trong phòng thí nghiệm thì ta dùng:
A. Bình chia độ

B. Bình tràn

C. Kết hợp bình tràn với bình chia độ

C. Cả ba câu trên đều sai

Câu 10. Tìm từ thích hợp điền vào ô trống: “Thể tích của một vật rắn bất kì không thầm nước

có thể đo được bằng cách thả chìm vật đó vào ………….. đựng trong bình chia độ …………
của phần chất lỏng tăng lên……….thể tích của vật”.
A. Nước, thể tích, lớn hơn

B. Chất lỏng, thể tích, bằng

C. Rượu, thể tích, bằng

D. Cả B và C đều đúng

Câu 11. Một bình nước chứa 100 ml, khi bỏ vào bình một viên bi thuỷ tinh thì nước dâng lên
150 ml . Thể tích viên bi là:
A. 150cm3

B. 0,15 dm3

C. 50 cm3

D. cả A và C đúng

Câu 12. Chọn câu trả lời sai: Thả một viên bi sắt có bán kính 1 cm vào một bình chia độ. Thể
tích nước dâng lên là.
A. 4,19 ml

B. 4,19 cm3

C. 41,9 cm3

D. 4,19 cc


Câu 13. Chọn câu trả lời đúng: Một bình chia độ có GHĐ là 100 ml. ĐCNN là 5 ml . Thể tích
nước trong bình hiện có 60 ml . Có thể đo các vật rắn có thể tích trong khoảng :
A. 45 cm3 đến 100 cm3

B. 5 cm3 đến 45 cm3

C. 5 đến 40 cm3

D. Cả 3 câu trên đều sai

Câu 14. Chọn câu trả lời đúng: Một bình chia độ hình trụ có độ cao tới vạch lớn nhất là 20 cm
và có giới hạn đo là 100ml . Tiết diện của bình là:
A. 5 mm

B. 5 cm

C. 5dm

D. 5m

Câu 15: Chọn câu trả lời đúng: Một hồ bơi có chiều rộng 5m, cao 1,5m, dài 20m chứa 100 m3
nước. Người ta thả vào hồ một khúc gỗ hình chữa nhật. Biết rằng khúc gỗ chỉ chìm 2/ 3 dưới
nước. Thể tích của khúc gỗ tối đa để nước không tràn ra ngoài là:
3


GV – Th.S. TRẦN TÌNH - 0988 339 256
3

A. 15 m


BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 6 - CLC
3

C. 25 m3

B. 50m

D. 75m3

Câu 16. Chọn câu trả lời sai: Một quả bóng đá bán kính là 12 cm. Thể tích quả bóng là: (Lấy 
= 3,14)
A. 7234,56 cm3

C. 7,23456 dm3

B. 7,23456 lít

D. 7,23456 ml

Câu 17. Chọn câu trả lời đúng: Để đo thể tích của quả bóng nhựa đặc bạn Linh đã dùng một vật
nặng để kéo cho quả bóng chìm trong một bình tràn. Vật nặng chiếm thể tích 125 cm3. Thể tích
nước tràn ra là 650 cm3. Thể tích quả bóng là :
A. 125 cm3

B. 525 cm3

C. 650 cm3

D. 725 cm3


Câu 18. Chọn câu trả lời sai: Để đo thể tích của một đồng năm ngàn bằng kim loại. Bạn Nga đã
bỏ vào bình chia độ đang chứa nước 10 đồng kim loại đó . Thể tích nước dâng lên trong bình là
3 ml . Thể tích mỗi đồng kim loại đó là :
A. 2,25 dm3

B. 2,25 cm3

C. 2,25 cc

D. 0,225 cc

Câu 19. Chọn câu trả lời đúng: Người ta đổ 1 ít đường vào nước. Thấy thể tích nước dâng lên là
5 cm3. Thể tích của đường phần đường đã đổ vào nước là :
A. 5 cm3

B. Lớn hơn 5 cm3

C. Nhỏ hơn 5 cm3

D. Nhỏ hơn 5 ml

Câu 20. Chọn câu trả lời đúng: Nam có 2 hộp nhựa hình lập phương (có thể chìm hoàn toàn
trong nước). Hộp ( I ) có cạnh A, khi thả hộp vào bình tràn, thể tích nước tràn ra là 125 cm3.
Khi thả hộp ( II ) vào thể tích nước tràn ra là 15,625 cm3. Cạnh của hộp (II) có kích thước là:
A. 4 a

B. 3 a

C. 2 a


D. 0,5 a

Câu 21. Chọn câu trả lời đúng: Bạn Thuỷ bỏ vào bình tràn một quả cầu rỗng ruột được thông
với bên ngoài qua một lỗ tròn nhỏ. Biết bán kính ngoài của quả cầu là 5 cm và bán kính trong là
4 cm. Thể tích nước tràn ra là:
A. 64 cm3

B. 125 cm3

C. 61 cm3

4

D. 255,4 cm3



×