Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Kỹ thuật nuôi trăn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.47 KB, 3 trang )

Kỹ thuật nuôi trăn
Mấy năm qua, cùng với phong trào nuôi trồng thuỷ sản, bà con đang
phát triển nuôi một số thuỷ đặc sản: ba ba, rắn, trăn, cá sấu... tạo ra đối
tượng nuôi ngày càng phong phú, giá trị thu nhập cao. Giúp bạn đọc-
những người đang nuôi trăn có thêm kiến thức, tập hợp kinh nghiệm
trong dân và bản thân trong quá trình chỉ đạo xin giới thiệu tới bạn đọc
kinh nghiệm nuôi trăn.
Đặc điểm sinh học
Trăn có nhiều loại khác nhau: bao gồm trăn đất, trăn gấm, trăn biến
dạng. Song hiện nay nhân dân phát triển nuôi nhiều nhất là trăn gấm.
Trước đây là loại trăn hoang dã, sống thành từng bầy trong các rừng vùng
Cà Mau, Kiên Giang; ngày nay được thuần hoá nuôi trong các gia đình,
tạo thành vật nuôi thông dụng hiền lành, gần gũi với con người.
Trăn là loài ăn thịt, thức ăn chủ yếu là chuột, gà, vịt, thỏ, cá, chim... Trăn
thích ăn vật sống; nếu luyện chúng cũng quen ăn vật chết. Trăn ăn chủ yếu
là nuốt, không cắn xé và nghiền các con vật khác.
Răng sắc, quặp, chủ yếu là giữ mồi: trăn không có nọc độc, cắn không gây
hại.
Từ 1 đến 20 ngày ăn 1 lần; có khả năng chịu đói hàng tháng.
Trăn đẻ ra trứng, ấp nở thành con. Trăn cái có gai nhỏ, thân mập, đuôi
nhỏ; trăn đực có 2 gai giao cấu, đuôi dài và thuôn. 2 tuổi trăn có thể sinh
sản, mỗi trăn có thể đẻ 1 quả trứng/1kg trọng lượng.
- Trăn sống và phát triển ở vùng nhiệt độ nóng. Dưới 15 độ C trăn
không ăn, nằm yên chống rét, nhiệt độ ấm trở lại bắt đầu ăn. Trăn thường
lột da, sau kì lột da trăn ăn và lớn nhanh.
Kỹ thuật nuôi
* Làm chuồng nuôi
Chuồng nuôi nên làm bằng sắt (xây xi măng cũng bị trăn phá hỏng).
Qua thực tế rút ra nguyên tắc: Trăn rất khoẻ, nếu chui được đầu thì sắt 8-
12 li đều bị bẻ gãy, hoặc xây bằng xi măng thì chúng cữ theo thành tưởng
mà bò đi mất. Do đó làm chuồng phải bảo đảm "đầu không xuôi, đuôi


không lọt":
+ Trăn nhỏ: 0,5 x 0,4 x 0,4m.
+ Trăn nhỡ: 0,6 x 0,5 x 0,4m.
+ Trăn to: 1,2 x 0,8 x 0,5m.
Chuồng 1 tầng hoặc 2 - 3 tầng:
+ Tầng trên nuôi trăn nhỏ: 0,5x0,4x0,4m.
+ Tầng dưới nuôi trăn to: 1x0,8x0,4m.
Giống nuôi:
Trứng sau khi ấp 58-60 ngày nở ra trăn con. Cho trăn con ăn gà con,
chuột nhỏ, chim cút nhỏ. Cần nuôi trong chuồng nhỏ, mật độ 20-25
con/m
2
. Sau 3-5 ngày cho trăn ăn: dùng gà con hoặc chuột sống nhử cho
trăn đớp ăn, rồi kéo lên thả ra ngoài cho trăn nuốt mồi, sau đó đỡ nhẹ bắt
thả vào chuồng.
Cứ 3-5 ngày cho trăn ăn một lần. Khi trăn lớn, để mồi bên ngoài cho
nuốt sống. Lương thực ăn tăng theo tuổi: 2 tháng tuổi cho ăn 2 con gà
(hoặc 2 chuột nhỏ), 3 tháng tuổi cho ăn 3 con gà nhỏ. Đối với trăn khi còn
nhỏ nếu 7-10 ngày mà không cho ăn thì khi cho thức ăn vào chuồng, trăn
sẽ tranh nhau ăn, dễ làm chúng bị thương.
Phải có máng chứa nước cho trăn uống hoặc tắm mình cho dễ lột xác.
Thường ngày phải dọn sạch phân trong chuồng, số phân thải ra không
nhiều, phân khô, ít gây mùi thối: khoảng 5-7ngày, xả nước một lần.
Sau khi nuôi 4-5 tháng, trâưn dài 0,08m, nên chọn nuôi riêng thành chăn
thịt.
Nuôi trăn thịt
Chọn trăn giống khoẻ mạnh, thân hình sống, không dị tật; con cái mập,
đuôi nhỏ; con đực đuôi to và thuôn.
- Trăn đưa vào chuồng 5-7 ngày cho ăn một lần, thức ăn là gà hoặc
chuột, chim cút sống. Có thể luyện cho trăn ăn các con vật mới chết, chú

ý không cho ăn chuột chết hay bị đánh bả.
Trăn bắt mồi và quấn chặt làm cho con mồi chết rồi mới nuốt, trăn
nuốt mồi chứ không cắn xé như một số con vật khác. Trăn lớn có thể nuốt
con vật 1 kg và nằm ngủ cả tháng mới lại ăn tiếp.
Trăn dễ nuôi, 20 ngày đến 1 tháng cho ăn 1 lần vào lúc nào cũng
được, đái ỉa ít nên ít tanh hôi; chuồng nuôi đơn giản, chi phí thấp, diện
tích nuôi không cần rộng.
- Trăn nuôi 1 năm có thể tăng 10-15kg nếu chăm sóc tốt. Hệ số thức
ăn: 4-5kg cho 1kg tăng trọng.
Mật độ thả: 4-5 con/m
2
.
Chất lượng và sản phẩm
Thịt trăn được chế biến thành nhiều mặt hàng. Da trăn có thể làm ví,
cặp, đồ nữ trang. Mỡ trăn dùng chữa bỏng, bôi vào vết ngứa trên da; các
vết thương đang chảy máu sẽ cầm máu ngay. Mật trăn ngâm rượu dùng
xoa bóp những chỗ đau nhức.
Có thể pha tiết trăn với rượu, uống mát, bổ. Thịt, xương, da trăn nấu
cao dùng cho người già, trẻ em, phụ nữ rất tốt.
Trăn cũng là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Trung Quốc,
Nhật Bản... nhập trăn làm thực phẩm và thuốc quý..
Theo: Kinh tế nông thôn, 4/2003

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×