- - - - - -
Làm thế nào để xác
định tuổi của cây
Làm thế nào để xác định tuổi của cây?
2/14/2008 12:44:14 AM
Tại những vùng có khí hậu có tính biến hoá rõ ràng về mùa vụ, ở trong bộ mộc chất thứ
sinh trong cây thực vật họ mộc bản sống lâu năm, mỗi năm đều hình thành đường viền hoa
văn có biên giới rõ ràng, gọi là vòng đời, cũng có tên là vòng sinh trưởng hay tầng sinh
trưởng, là căn cứ để xác định tuổi của cây.
Sự hình thành của bộ thứ sinh mộc chất, là kết quả của hoạt động hình thành tầng mà hoạt
động của tầng hình thành lại chịu ảnh hưởng của khí hậu có tính mùa vụ, đặc biệt là ở
những vùng ôn đới và nhiệt đới có thời tiết khô, ẩm. Ví dụ như ở vùng ôn đới, từ mùa xuân
đến mùa hạ, khí hậu lúc này rất thích nghi cho sự phát triển của cây cối, tế bào của tầng
hình thành phân biệt rất nhanh chóng, sinh trưởng mau chóng, hình thành tế bào bộ mộc
chất, rỗng xốp vách mỏng, sợi tơ ít, ống dẫn chuyên chở thuỷ phân rất nhiều, gọi là gỗ mùa
xuân. Đến mùa thu, hoạt động của tế bào bộ mộc chết, chặt chẽ vách dày, tơ sợi nhiều, ống
dẫn ít, gọi là gỗ mùa thu hoặc là gỗ muộn.
Chất gỗ mùa xuân xốp mềm, màu hơi nhạt, chất gỗ mùa thu chắc chắn, màu sắc đậm hơn.
Gỗ xuân và gỗ thu, ôm nhau thành một vòng tròn, đấy chính là “vòng đời” vòng của một
năm tuổi của cây gỗ. Cứ mỗi một năm là một vòng, đếm bao nhiêu vòng là biết ngay tuổi
của chúng là bao nhiêu.
Không phải tất cả các cây gỗ đều có vòng đời, như thực vật lá đơn chẳng hạn, vì không
hình thành tầng, nên không có vòng đời. Ở các vùng nhiệt đới do mùa vụ không đủ nên tế
bào sản sinh của tầng hình thành rất nhỏ, nên vòng đời thường không rõ ràng, có lúc có nơi
do địa tầng hoạt động dữ dội. Tầng hình thành khác đi, mỗi năm có thể sinh ra mấy vòng
đời, đây gọi là vòng đời giả, như cam quýt, mỗi năm có thể sinh ra ba vòng đời, có những
khi do khí hậu đột biến, chịu ảnh hưởng của sâu hại, cũng có thêm các vòng đời giả. Vậy
thì nếu cứ tính vòng đời mà ra tuổi của cây thì phải trừ đi các vòng đời giả và thế là chúng
ta chỉ có được một con số gần đúng về tuổi của cây.
Theo onthi.com
BÀI 4: HÌNH THÁI, CẤU TẠO GIẢI PHẨU
VÀ CHỨC NĂNG CỦA THÂN CÂY.
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU.
1. Nhận biết các thành phần của thân và các loại thân.
2. Nắm được cấu tạo cơ bản của một thân.
3. Hiểu được sự thích nghi của thân trong việc thực hiện các chức năng.
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.
Thân là cơ quan trục của cây, mang cành và lá. Có chức năng lưu thông 2 dòng dẫn
truyền và nâng đỡ giữ vững các phần bên trên của cây. Ngoài ra thân cũng có thể phân hoá
thực hiện một số chức năng khác như: dự trữ, quang hợp.
1. Thành phần của thân.
- Thân chính: mang chồi ngọn, chồi nách, chồi phụ, mấu và gióng…
- Cành: phát triển từ chồi nách của thân, là cành bên hay cành cấp một. Từ đây sẽ cho
cành cấp 2,3…
2. Các dạng thân.
Dựa vào thời gian sống của cây, kiểu phân nhánh của thân và tỷ lệ tương đối giữa thân
với cành mà người ta phân biệt các dạng thân sau đây:
- Thân gỗ: là thân của những cây sống lâu năm. Thân chính phát triển mạnh và chỉ
phân cành từ một chiều cao nhất định so với mặt đất.
Tuỳ theo chiều cao của thân, các cây thân gỗ dược chia làm 3 loại: cây gỗ lớn (cao 18m
trở lên), ví dụ: cây chò chỉ, chò nâu…; cây gỗ vừa (cao 12-18m): dẻ, ngọc lan…; cây gỗ
nhỏ (cao từ 6-12m): bưởi, ổi…
- Thân bụi: thân dạng gỗ sống lâu năm nhưng thân chính không phát triển, các nhánh
xuất phát và phân chia ngay từ gốc thân chính. Chiều cao của cây bụi không quá 4m. Ví
dụ: sim, mua…
- Thân nửa bụi: cây sống nhiều năm, có thân hoá gỗ một phần ở gốc, phần trên không
hoá gỗ và chết đi vào cuối thời kỳ sinh dưỡng. Từ phần gốc sẽ hình thành nên những chồi
mới và quá trình đó được lặp lại hằng năm. Ví dụ: cây cỏ lào (Eupatorium odoratum), cây
xương rồng…
- Thân cỏ: phần thân trên mặt đất chết vào cuối thời kỳ quả chín, thân không lớn được.
Thân có nhiều loại: một năm, hai năm, nhiều năm.Cỏ một năm đời sống sau khi quả, hạt
chín trong một mùa (ví dụ: lúa, xà lách); cỏ hai năm là loại cây trong năm đầu chỉ có lá
mọc gần gốc rễ, còn thân mang hoa sẽ xuất hiện và năm thứ hai (ví dụ: cà rốt).
3.Các loại thân trong không gian.
- Thân đứng: thân mọc thẳng đứng và tạo với gốc một góc vuông. Hầu hết các cây thân
gỗ và một phần cây thân cỏ thuộc loại này.
- Thân bò: cây không đủ cứng rắn để đứng thẳng lên được, nên phải bò sát mặt đất. Tại
các mấu chạm đất của thân thường mọc ra rễ phụ để lấy thêm nguyên liệu cho lá quang
hợp. Nhờ thế mà cây có thể phát triển trên một diện tích rộng (ví dụ: rau má, khoai lang...).
Trong trồng trọt, người ta thường sử dụng các đoạn thân bò để gây giống trong sinh sản
sinh dưỡng.
- Thân leo: cây không đủ khả năng mọc đứng một mình và phải dựa vào các cây khác
hoặc vào giàn để vươn cao. Thân leo phần lớn thuộc dạng cỏ, như bìm bịp, bầu bí, mướp...
Có nhiều cách leo khác nhau:
+ Leo nhờ thân quấn: cây vươn lên cao bằng cách quấn quanh giàn hoặc cây khác
(bìm bịp, mồng tơi, củ từ, củ nâu...).
+ Leo nhờ tua cuốn: tua cuốn là những sợi mảnh, xoắn ốc của ngọn, do cành hoặc lá
biến đổi thành và có khả năng quấn chặt vào giàn để đưa cây vươn lên: tua cuốn ở nho,
bầu, bí, mướp do cành biến đổi, còn tua cuốn ở đậu hà lan do lá biến đổi.
+ Leo nhờ gai móc: móc này là do lá biến đổi để móc vào cây khác, ví dụ: song,
mây.
+ Leo nhờ rễ bám: rễ bám mọc từ các mấu thân, như trầu không.
4. Biến dạng của thân.
- Gai: mọc ở nách lá, là những cành biến đổi thành, làm nhiệm vụ bảo vệ thân, có loại
gai đơn như chanh, bưởi... có loại gai phân nhánh như bồ kết (Gleditschia australis) (chú ý
đừng lẫn lộn với gai do biểu bì biến đổi thành, ví dụ ở cây hoa hồng).
- Cành hình lá: một số loài cây sống ở nơi thiếu nước có lá tiêu giảm, nên thân hoặc
cành chứa diệp lục và có dạng lá, làm nhiệm vụ quang hợp. Lá chính thức chỉ là những vảy
nhỏ, sớm rụng.
Ví dụ: Cây quỳnh (Epiphyllum oxypetalum).
- Giò thân: là phần thân dày lên, chồi ngọn bị tiêu giảm, chỉ mang một hoặc hai lá. Từ
chồi nách sẽ phát triển thành chồi mới. Đây là kiểu thân phổ biến ở nhiều loài phong lan
(h.69). Một số thân leo thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae) như củ cải, củ từ cũng có những
giò trên thân, trong các giò này chứa tinh bột giống như củ ở dưới đất.
- Thân mọng nước: một số loài cây sống ở nơi khô hạn, thân thường dày lên rất nhiều
do mô nước phát triển, thân có diệp lục làm nhiệm vụ quang hợp thay cho các lá tiêu giảm
hoặc sớm rụng, ví dụ: thân xương rồng ta (Euphorbia antiquorum), xương rồng khế
(Cereus peruvianus).
- Thân hành: hình quả lê, hình cầu dẹt, hình trứng, gồm các bẹ lá (phần xoè rộng của
gốc lá) xếp úp lên nhau, chứa chất dự trữ. Các bẹ đó gọi là vảy hành. Nằm giữa các vảy đó
là chồi ngọn, nách các vảy có thể có chồi nách, từ đó có thể phát triển các hành con. Thân
chính ở đây thường rất ngắn, hình nón hay hình đĩa, mang nhiều rễ phụ ở phía dưới (h.70).
Phần lớn các loại cây gia vị (hành, tỏi, hẹ) và một số cây cảnh (như lay ơn, thuỷ tiên…) có
dạng thân hành, người ta có thể nhân giống bằng thân hành.
- Thân củ: Là loại thân hoặc cành phồng lên, tích chứa chất dự trữ. Thân củ có thể hình
thành trên mặt đất và có màu lục (như củ su hào), hoặc hình thành ở dưới đất (như củ
khoai tây). Mỗi củ khoai tây do một cành biến đổi, khi nằm trong đất nó không chứa diệp
lục, nhưng để ra ngoài sáng nó lại có màu lục.
Thân củ ở trong đất khác với rễ củ ở chỗ nó không có chóp rễ và lông hút, rễ bên, trên
thân có những mắt mang các sẹo lá, trong nách các sẹo đó có chồi nách (h.71).
- Thân rễ: Là loại thân ngầm ở dưới đất mà bề ngoài trông giống như rễ, chứa chất dự
trữ. Thân rễ khác với rễ ở chỗ không có chóp rễ nhưng có những lá mỏng hình vảy màu
nâu hoặc màu nhạt, trong nách các vảy đó có các chồi. Hình dạng thân rễ cũng rất khác
nhau: Có loại thân rễ có lóng ngắn, nạc, như củ rong, củ gừng, củ riềng, hoặc gồm nhiều
lóng kéo dài như ở cỏ tranh, cỏ gừng… (h.72).
Một số loài cây sống trong nước, thân cũng có biến đổi: ví dụ như cây bèo tấm thì thân
chỉ là một phiến dẹp màu lục, không có lá, rễ phát triển rất yếu; hoặc cây bèo cám (Wolffia
arhiza) thân chỉ là một khối hình trứng bé tí xíu và không có rễ.
5. Cấu tạo giải phẫu của thân.
5.1. Cấu tạo sơ cấp của thân.
Cấu tạo sơ cấp thân cây Hai lá mầm gồm 3 phần: Biểu bì, Vỏ sơ cấp và Trụ trung tâm
hay là trung trụ.
- Biểu bì: Mô bì sơ cấp ở thân thường gồm một lớp tế bào có các chất vô cơ bao phủ
như: cutin, sáp, silic... Các tế bào biểu bì chứa nội chất trong suốt, không có diệp lục và ít
khi có khí khổng.
- Vỏ sơ cấp: gồm một số lớp tế bào mô mềm có màng cellulose mỏng, xếp đều nhau.
Lớp ngoài của những tế bào này có khi có chứa diệp lục. Bên ngoài của vỏ thường có mô
dày xếp thành đám hay vòng. Đôi khi trong vỏ sơ cấp có cả mô cứng và tế bào đá, trong
phần này có thể có những tế bào vết lá. Trong cùng của vỏ sơ cấp là lớp nội bì, là giới hạn
phân biệt giữa vỏ sơ cấp và trung trụ. Nội bì của thân khó phân biệt hơn ở rễ, có khi có
chứa tinh bột gọi là vòng tinh bột.
Vòng tinh bột tương ứng với vị trí của nội bì, biểu hiện chủ yếu ở thân cây non. Nó
cũng gồm những tế bào mô mềm xếp thành vòng, chạy theo chiều dài của thân và có chứa
nhiều hạt tinh bột.
- Trung trụ: trung trụ gồm:
� Trụ bì (vỏ trụ) là lớp ngoài cùng của trung trụ, phân biệt vỏ sơ cấp với trung trụ.
Trụ bì phân biệt với nội bì ở chổ vách hướng phóng xạ của chúng không trùng với vách
theo hướng này của nội bì. Vỏ trụ ở thân gồm một số lớp tế bào mô mềm.
Nếu vỏ trụ gồm những tế bào mô mềm, vỏ thân không có vòng tinh bột và nội bì thì
vỏ sơ cấp và trung trụ không phân biệt được sự chuyển tiếp rõ ràng. Lúc đó thân hình như
có biểu bì, mô mềm và trong đó có mô dẫn truyền.
� Trụ trung tâm: Trong trụ trung tâm, mô dẫn sắp đặt khác nhau ở Một lá mầm và
Hai lá mầm. Ở trung trụ của thực vật Một lá mầm (khó phân biệt vỏ và trụ) các bó mạch
chồng chất kín riêng biệt thường không theo một thứ tự nào cả. Những bó mạch kín này
gồm có libe nằm ở phía ngoài và gỗ nằm ở phía trong. Ở những thực vật Hai lá mầm trong
cấu tạo sơ cấp có thể phân biệt hai kiểu cấu tạo. Cấu tạo có bó mạch và cấu tạo không có
bó mạch.
Trong kiểu cấu tạo thứ nhất, trung trụ gồm những bó mạch chồng chất hở riêng biệt
cũng gồm libe ở ngoài và gỗ ở trong, giữa là tầng phát sinh trụ. Ở đây các bó mạch được
xếp thành một có khi hai vòng.
Tuỷ là phần giữa của trung trụ, không có mô dẫn ở trong đó mà nó chỉ gồm những
tế bào mô mềm lớn. Màng bằng cellulose, cũng có khi màng hoá gỗ. Những tế bào của tuỷ
sau một thời gian có thể chết đi và bị phá huỷ. Lúc đó ở giữa thân xuất hiện một khoang
rỗng.
Tế bào mô mềm ở giữa bó mạch tạo thành các tia tuỷ sơ cấp.
5.2. Cấu tạo thứ cấp của thân.
Những biến đổi trong cấu tạo thứ cấp của thân cây Hai lá mầm không có gì khác là sự
hoạt động của hai tầng phát sinh thứ cấp: tầng phát sinh trong trung trụ là tượng tầng (tầng
phát sinh trụ) và tầng phát sinh ngoài của phần vỏ gọi là tầng phát sinh bần lục bì (tầng
phát sinh vỏ).
Hoạt động của tượng tầng có thể có cấu tạo liên tục không có bó mạch, cũng có thể cho
cấu tạo có bó mạch. Trong cấu tạo không có bó mạch thì ngay trong giai đoạn non, trong
trung trụ cũng không phát triển bó mạch, từ đó sẽ cho một vòng gỗ đầy đủ ở phía trong và
một vòng libe ở phía ngoài, giữa chúng có một lớp tượng tầng. Hoạt động của tượng tầng
này về sau sẽ làm cho cây tăng trưởng về chiều dày của gỗ (phát triển ly tâm) và của libe
(phát triển hướng tâm). Gỗ luôn luôn được tạo thành nhiều hơn libe. Ngoài những yếu tố
của libe và của gỗ, ở thân cây còn phát triển tia mô mềm. Đó là những tê bào mô mềm có
khoang hẹp xuyên gỗ và libe, chức phận của chúng là dẫn truyền các chất theo hướng
xuyên tâm. Màng của chúng trong phần gỗ thì hoá gỗ và ở phần libe thì bằng cellulose,
hoạt động hằng năm của tượng tầng sẽ cho ra những lớp gỗ khác nhau: gỗ mùa Xuân và gỗ
mùa Hè, các lớp gỗ này rất rõ và làm thành từng vòng mà người ta gọi là vòng dày hàng
năm.
Ở phần vỏ, trong cấu tạo thứ cấp, có sự hoạt động của tầng phát sinh vỏ sẽ phát triển
thành chu bì. Chu bì gồm một số lớp bần, tầng sinh bần và tế bào lục bì. Về sau ở một số
cây gỗ, tập hợp của nhiều lớp vỏ chết hình thành nên thụ bì.
III. HƯỚNG DẪN VÀ THỰC HÀNH.
1.Hình thái ngoài của thân.
Quan sát các loại thân theo vị trí trong không gian: Thân thẳng, thân nằm, thân leo.
Theo đặc điểm cấu tạo và sinh trưởng: Thân gỗ, thân bụi, thân leo và thân cỏ …
- Vật liệu:
Thân Rau má - Thân bò.
Thân Su hào - Thân củ.
Thân Phong lan - Thân giò.
Thân Bí ngô (Cucurbita pepo) - Thân leo.
Thân Cỏ tranh (Imperata cylindrical) - Thân rễ.
Thân Trầu không - Thân leo.
Thân dừa (Cocos nucifera) - Thân cột.
Thân Khoai lang (Ipomoea batatas) - Thân bò.