Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Áp dụng quy trình chăm sóc và phòng trị bệnh viêm tử cung cho lợn nái tại trại lê văn tuấn, bình xuyên bình giang hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 61 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------

TRỊNH THỊ KIM THÁI
Tên chuyên đề:
“ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SÓC VÀ PHÕNG TRỊ BỆNH
VIÊM TỬ CUNG CHO LỢN NÁI TẠI TRẠILÊ VĂN TUẤN,
BÌNH XUYÊN, BÌNH GIANG, HẢI DƯƠNG”.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Khoa:
Khóa học:

Chính quy
Thú y
Chăn nuôi thú y
2013-2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------

TRỊNH THỊ KIM THÁI
Tên chuyên đề:


“ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SÓC VÀ PHÕNG TRỊ BỆNH
VIÊM TỬ CUNG CHO LỢN NÁI TẠI TRẠI LÊ VĂN TUẤN,
BÌNH XUYÊN, BÌNH GIANG, HẢI DƯƠNG”.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:
Chính quy
Chuyên ngành:
Thú y
Khoa:
Chăn nuôi thú y
Lớp:
K45-TY-N01
Khóa học:
2013-2017
Giảng viên hướng dẫn: GS.TS. Từ Quang Hiển

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp ngoài cố gắng nỗ lực của bản
thân, em nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu của cá nhân và tập thể. Nhân
dịp cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn chân tới:
Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa chăn nuôi thú y cùng
các thầy cô đã giảng dạy, truyền tải kiến thức khoa học cho em trong suốt quá
trình học tập tại trường.
Trang trại lợn nái sinh sản Tuấn Hà thôn Dinh Như, xã Bình Xuyên,

huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em để em
hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo GS.TS Từ
Quang Hiển – là người hướng dẫn trực tiếp, tận tình, chỉ bảo, giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, chia sẻ, ủng hộ em suốt
quãng thời gian em học tập tại trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên và để
em hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Trong quá trình thực tập, bản thân em không tránh khỏi những thiếu
sót. Kính mong được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô để khóa luận của
em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng

năm 2017

Sinh viên
Trịnh Thị Kim Thái


ii
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ............................................................................................................................. ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ vi
PHẦN 1:MỞ ĐẦU........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1

1.1.Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .................................................................... 2
1.1.1. Mục tiêu của đề tài:................................................................................. 2
1.1.2. Yêu cầu của đề tài: .................................................................................. 2
PHẦN 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................ 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế .................................................................. 3
2.1.2. Quy mô, mô hình trại .............................................................................. 3
2.1.3. Những điều kiện thuận lợi và hạn chế .................................................... 7
2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong nước và ngoài
nước có liên quan đến nội dung của chuyên đề ................................................ 8
2.2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 8
2.2.2 Một số đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn cái .......................................... 9
2.2.3 Chu kỳ tính ............................................................................................. 10
2.2.4. Sinh lý quá trình sinh đẻ........................................................................ 13
2.2.5. Bệnh viêm tử cung ở lợn nái. ................................................................ 17
2.2.6 Chẩn đoán bệnh viêm tử cung trên lợn .................................................. 22
2.2.7. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ...........................................
25
PHẦN 3:ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 28


3

3.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu............................................................... 28
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 28
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 28
3.2. Nội dung nghiên cứu. ............................................................................... 28
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 28
3.3.1. Phương pháp điều tra hồi cứu và quan sát thực địa .............................. 28

3.3.2. Phương pháp chẩn đoán bệnh dựa vào đặc điểm triệu chứng lâm sàng
bệnh viêm tử cung ........................................................................................... 28
PHẦN 4:KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................... 30
4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại lợn Lê Văn Tuấn.......................................... 30
4.2. Quy trình và kết quả thực hiện quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn
nái chửa ........................................................................................................... 31
4.2.1 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái chửa tại trại ............................ 31
4.2.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn tại trại...... 33
4.3.Quy trình phối giống tại trại...................................................................... 34
4.3.1. Phương pháp xác định thời điểm lợn nái chịu đực .............................. 34
4.3.2. Quy trình thụ tinh nhân tạo trên lợn .................................................... 34
4.3.3. Vệ sinh và chăm sóc lợn nái sau khi phối ............................................ 35
4.3.4. Kết quả thực hiện quy trình phối giống tại trại..................................... 35
4.4. Quy trình chăm sóc, lấy tinh lợn đực tại trại............................................ 37
4.4.1. Quy trình chăm sóc lợn đực .................................................................. 37
4.4.2. Quy trình lấy tinh và pha tinh lợn đực .................................................. 37
4.4.3. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, lấy tinh và pha tinh ................. 38
4.5. Quy trình và kết quả thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho đàn lợn nái
sinh sản tại trại................................................................................................. 39
4.5.1. Quy trình thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho lợn nái sinh sản tại
trại.................................................................................................................... 39


4

4.5.2. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại..
41
4.6. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tử cung tại trại ............... 42
4.6.1. Chẩn đoán.............................................................................................. 42
4.6.2. Nguyên nhân ......................................................................................... 42

4.6.3 Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tử cung cho nái tại trại ....... 42
4.7. Tình hình mắc một số bệnh khác tại trại .................................................. 43
4.7.1 Một số hiểu biết về các bệnh thường gặp trên đàn lợn nái của trại ..... 43
4.7.2. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh trên nái sinh sản................ 44
4.7.3. Kết quả điều trị cho đàn lợn nái sinh sản .............................................. 45
Phần 5:KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................ 46
5.1. Kết luận .................................................................................................... 46
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 47
MỘT SỐ HÌNH ẢNHCHỤP ĐƯỢC TẠI TRẠI


5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Cs:

Cộng sự

GDP:

Thu nhập bình quân theo đầu người

FSH:

Follicle Stimulating hoocmôn

LA:

Tác dụng kéo dài


LH:

Luteing hoocmôn

NXB:

Nhà xuất bản

VTC:

Viêm tử cung

TT:

Thể trọng


6

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các tiêu chí chẩn đoán phân biệt viêm tử cung.............................. 24
Bảng 4.1. Quy mô đàn lợn theo đối tượng lợn của trang trại ......................... 30
Bảng 4.2. Giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn.......................................... 32
Bảng 4.3. Kết quả chăm sóc và nuôi dưỡng tại trại ........................................ 33
Bảng 4.4. Bảng đánh giá kết quả phối giống tại trại ....................................... 35
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, lấy tinh và pha tinh ........... 38
Bảng 4.6. Quy trình vắc-xin tại trang trại ....................................................... 40
Bảng 4.7. Kết quả tiêm vắc-xin cho đàn lợn tại trại ....................................... 41
Bảng 4.8. Kết quả xử lý nái viêm qua phác đồ điều trị................................... 42

Bảng 4.9. Tình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại................................. 44
Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản............................. 45


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi ngày càng có vị trí hết sức quan trọng trong cơ cấu của
ngành nông nghiệp. Sản phẩm của ngành chăn nuôi là nguồn thực phẩm
không thể thiếu được đối với nhu cầu đời sống con người. Trong đó chăn nuôi
lợn là ngành đang rất phổ biến và trở thành yếu tố quan trọng để phát triển
kinh tế hộ gia đình nông nghiệp và các trang trại, đặc biệt là mô hình trang
trại VAC. Do vậy việc chăn nuôi lợn là không thể tách rời vì vậy Đảng và nhà
nước ta đặc biệt quan tâm và đầu tư về công tác giống, thức ăn, thú y cho
ngành chăn nuôi không ngừng được nâng cao, chất lượng đàn lợn không
ngừng được cải thiện với mục đích đa ngành, chăn nuôi lợn trở thành một
ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu ngành chăn nuôi nói riêng và phát triển
công nghiệp hóa hiện đại hóa nói chung.
Sự hiệu quả trong ngành chăn nuôi lợn và mang lại lợi ích kinh tế
nhanh nhất, lớn nhất đó chính là mô hình chăn nuôi công nghiệp ở các trại, xí
nghiệp. Đi cùng với lợi ích kinh tế là nhiều vấn đề nan giải xuất hiện trong đó
có tình hình dịch bệnh đã nổi lên như một thách thức đối với ngành chăn nuôi
đe dọa trực tiếp đến lợi ích kinh tế và nhiều lợi ích khác. Đặc biệt là hội
chứng viêm tử cung. Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới, ở các nước phát
triển như Việt Nam bệnh xảy ra tại các lứa đẻ, nhất là khi thời tiết nóng ẩm
kết hợp với điều kiện nuôi dưỡng không đảm bảo vệ. Khi lợn nái mắc bệnh
nếu điều trị kém hiệu quả sẽ gây ảnh hưởng đến giống cũng như khả năng,
năng suất sinh sản của chúng, gây tổn thất lớn về kinh tế.



2

Xuất phát từ những cơ sở thực tiễn trên, em tiến hành thực hiện đề tài:
“Áp dụng quy trình chăm sóc và phòng trị bệnh viêm tử cung cho lợn nái
tại trại Lê Văn Tuấn, Bình Xuyên, Bình Giang, Hải Dương”.
1.1.

Mục tiêu và yêu cầu của đề tài

1.1.1. Mục tiêu của đề tài:
- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại Lê Văn Tuấn.
- Đánh giá được tình hình mắc bệnh viêm tử cung và một số bệnh
thường gặp tại trại.
- Xác định khả năng phối giống của đàn lợn tại trại.
- Đánh giá được tình hình phòng chống dịch bệnh của trại.
1.1.2. Yêu cầu của đề tài:
Thực hiện công tác chăm sóc và nuôi dưỡng, phối giống, phòng bệnh
và điều trị các bệnh thường gặp trên đàn lợn tại trang trại.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế
- Vị trí địa lý:
Bình Giang là một trong 10 huyện thuộc tỉnh Hải Dương.

Bình Giang nằm ở phía Tây Nam thành phố Hải Dương, diện tích tự
2

nhiên là 104,7 km . Phía Bắc giáp huyện Cẩm Giàng, phía Nam giáp huyện
Thanh Miện, phía đông giáp huyện Gia Lộc, phía Tây giáp huyện Ân Thi và
Mỹ Hào của tỉnh Hưng Yên.
Bốn mặt huyện Bình Giang đều có sông: sông Kẻ Sặt ở phía Bắc, sông
Đình Hào ở phía Đông, sông Cửu An ở phía Tây, sông Cầu Lâm, Cầu Cốc ở
phía Nam. Trong đó sông Sặt bắt nguồn từ sông Hồng, qua cống Xuân Quan,
qua cầu Lực Điền, cầu của đường 39A, nối quốc lộ 5A với thành phố Hưng
Yên, tiếp cận với huyện Bình Giang tại vị trí sát làng Tranh Ngoài, xã Thúc
Kháng. Đến đây sông có nhánh chạy dọc theo phía tây huyện, gọi là sông Cửu
An; một nhánh chạy dọc phía Bắc huyện gọi là sông Kẻ Sặt, thông với sông
Thái Bình, qua Âu Thuyền, thành phố Hải Dương.
- Kinh tế:
Bình Giang là một huyện chủ yếu là công nghiệp, đang phát triển mạnh
dịch vụ, thương mại.
Năm 2006 tổng GDP huyện đạt 1200 tỷ đồng, trong đó: nông nghiệp
(8,06%), công nghiệp (60,88%), tiểu thủ công nghiệp, xây dựng; thương mại
dịch vụ (31,06%).
2.1.2. Quy mô, mô hình trại
- Cơ cấu tổ chức của trang trại
Cơ cấu tổ chức: bao gồm:


4

+ Quản lý: 1 chủ trại, 1 quản lý trại.
+ Cán bộ kỹ thuật, tài chính: 1 kỹ sư, 2 kỹ thuật điện.
+ Nhân viên: 11 công nhân, 3 sinh viên thực tập.

- Cơ sở vật chất của trang trại
Trang trại nằm trên khu vực thôn Dinh Như, đường giao thông đã được
nâng cấp bê tông hóa, thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển. Trại lợn cách
khu dân cư khoảng hơn 1km. Trại có diện tích đất rộng trong đó có:
- Đất trồng cây ăn quả.
- Ao, hồ chứa nước và nuôi cá.
- Đất xây dựng hệ thống xử lí nước thải.
- Đất xây dựng khu nhà điều hành, khu nhà ở cho công nhân, bếp ăn,
các công trình phục vụ cho công nhân và các hoạt động khác của trại.
Khu chăn nuôi xung quanh có hàng rào bao bọc và có cổng vào.
Chuồng trại được quy hoạch bố trí xây dựng phù hợp với hướng chăn nuôi
công nghiệp, hệ thống chuồng nuôi lồng, nền sàn bê tông cho lợn nái, lợn
đực, sàn nhựa cho lợn con cùng với hệ thống vòi nước tự động và máng ăn.
Chuồng nuôi được xây dựng đảm bảo đủ cho 600 nái cơ bản bao gồm: 3
chuồng đẻ (2 mỗi chuồng có 58 ô, 1 chuồng 60), 1 chuồng nái chửa (chuồng
có 560 ô), 1 chuồng cách ly cùng một số công trình phụ phục vụ cho chăn
nuôi như: kho thức ăn, phòng sát trùng, phòng pha tinh, kho thuốc, kho cám...
Trại gồm 4 khu: khu nhà ăn, ở cho công nhân, khu nhà để cám và kho
thuốc, khu để dụng cụ chăn nuôi, khu chăn nuôi còn lại là vườn và ao hồ bao
quanh trại. Trại có quy mô đàn là trên 600 đầu nái, 9 lợn đực và 80 lợn hậu bị
để thay thế đàn và được phân ra thành các khu khác nhau cho mỗi loại lợn
khác nhau, trang trại được xây dựng với 3 khu chuồng nối liền nhau. Khu
chuồng nái chửa là nơi chăm sóc nuôi dưỡng những lợn nái đang mang thai,
khu chuồng đẻ là nơi chứa lợn sắp đẻ từ chuồng nái chửa chuyển xuống là nơi


5

mà lợn nái thực hiện quá trình đẻ, khu còn lại là khu vực chuồng dành cho lợn
hậu bị mới nhập về và lợn nái loại thải.

Khu chuồng nái chửa gồm 4 dãy dành cho lợn nái mang thai và là
chuồng có diện tích lớn nhất, cách sắp xếp lợn trong chuồng đối với những
lợn nái mang thai ở các giai đoạn khác nhau được xếp vào những dãy khác
nhau, lợn đực phục vụ việc lấy tinh phối giống được xếp ở dãy trong cùng gần
khu vực lấy tinh, lợn nái cai sữa về được đưa về nơi chờ phối trong chuồng
bầu nhằm thuận tiện cho việc kiểm tra và lên giống. Một góc chuồng nái chửa
là khu kiểm tra lợn động dục, khu phối, khu lấy tinh, cạnh khu lấy tinh có
phòng nhỏ để kiểm tra tinh được gọi là phòng tinh. Phòng tinh được trang bị
khá đầy đủ: kính hiển vi, đèn cồn, lam kính, que cấy, máy nâng tinh , máy
nước cất, tủ lạnh, nồi hấp dụng cụ, máy ép túi tinh, nhiệt kế,… Chuồng được
xây dựng đạt tiêu chuẩn của một chuồng kín với kết cấu tất cả sàn chuồng
được lát gạch hoa, sàn cao hơn hẳn nền chuồng giúp công việc vệ sinh, khử
trùng được thuận tiện. Đầu chuồng nái chửa có hệ thống giàn mát, cuối
chuồng có hệ thống quạt thông gió với 8 quạt hoạt động nhằm tạo sự thông
thoáng cho chuồng, ngoài ra bên trong chuồng còn được trang bị đầy đủ hệ
thống vòi nước tự động, máng ăn cho từng ô lợn nái nhằm đảm bảo việc chăm
sóc nuôi dưỡng lợn nái mang thai đạt hiệu quả nhất.
Khu chuồng đẻ gồm 3 chuồng gần kề nhau được sắp xếp thành chuồng
đẻ 1, chuồng đẻ 2, chuồng đẻ 3. Phía đầu chuồng là hệ thống giàn mát, cuối
chuồng có 3 quạt thông gió. Mỗi chuồng đẻ gồm 2 ngăn, mỗi ngăn gồm 2 dãy
và có một công nhân phụ trách. Trong chuồng đẻ sàn chuồng lợn mẹ làm
bằng bê tông còn sàn chuồng dành cho lợn con làm bằng nhựa cứng. Mỗi một
ô chuồng đẻ đều có vòi nước tự động dành cho lợn mẹ và dành cho lợn con.
Phần chuồng cho lợn con khá rộng rãi, một góc để lồng úm, lồng úm được
làm bằng khung sắt và đan bao tải cám đã được ngâm sát trùng. Mỗi lồng úm


6

được trang bị một bóng đèn sưởi ấm, trong mỗi ô chuồng để một máng ăn nhỏ

cho lợn con tập ăn. Mỗi chuồng cũng có hệ thống giàn mát và 6 quạt thông
gió và nhiệt kế đo nhiệt độ chuồng. Tại khu chuồng đẻ mỗi lần xuất lợn con
và đuổi lợn mẹ về khu vực chờ phối thì chuồng được cọ rửa và phun vôi để
trống chuồng 1 tuần trước khi đuổi lợn bầu sắp đẻ lên.
Khu chuồng cách ly là khu chuồng nuôi lợn hậu bị mới nhập về để thay
thế đàn và lợn nái loại thải. Vị trí chuồng nằm gần chuồng bầu thuận tiện cho
việc vận chuyển lợn lên chuồng bầu khi đã đủ điều kiện phối giống. Khu
chuồng cách ly được xây dựng với bên trong là các ô nuôi lợn tập trung gồm
6 ô lớn được trang bị khá đầy đủ với hệ thống nước uống và máng ăn tự động
bên trong các ô, khu bên trên đầu chuồng là hệ thống giàn mát và khu cuối
chuồng có 4 quạt thông gió nhằm tạo sự thông thoáng cho chuồng nuôi.
Mỗi chuồng đều được lắp đặt máy bơm nước để tắm cho lợn và vệ sinh
chuồng trại hằng ngày, cuối chuồng mỗi ô đều có hệ thống thoát phân và
nước thải.
Một số thiết bị khác cũng được trang bị đầy đủ:Tủ lạnh bảo quản
vaccine, tủ thuốc để bảo quản và dự trữ thuốc cho trại, xe chở cám từ nhà kho
xuống chuồng, xe trở phân, xe trở lợn con, xe trở tấm đan, máy nén khí phun
sát trùng di động khu vực trong và ngoài chuồng nuôi.
Nhìn chung cơ sở vật chất của trại là khá hoàn chỉnh và đạt yêu cầu so
với một chuồng nuôi kín hiện nay tuy nhiên việc cho ăn trong các chuồng lại
hoàn toàn làm theo phương thức thủ công với mỗi chuồng đều có hệ thống
máng ăn, mỗi con có một máng ăn riêng và khi cho ăn thì công nhân phụ
trách chuồng phải đổ cám vào từng máng ăn đó lật cho lợn nái ăn theo khung
giờ quy định hằng ngày.
Nguồn nước sử dụng cho chăn nuôi tại trại được lọc qua bể lọc và dẫn
trực tiếp đến từng ô chuồng bằng vòi uống tự động, trước khi được đưa đến
các


7


vòi tự động nước được xử lý qua clorin. Trang trại lợn nái Tuấn Hà là một trại
quy mô công nghiệp nên hàng ngày sử dụng một khối lượng nước rất lớn để
phục vụ chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại, đặc biệt về mùa nóng cần một lượng
nước rất lớn để vận hành hoạt động của giàn mát. Nước dùng cho chăn nuôi
được bơm từ lòng đất qua hệ thống bể lọc, đưa lên các bồn chứa nước ở độ
cao, áp lực đủ mạnh tới các vòi nước tự động ở từng ô chuồng. Bên cạnh đó,
hệ thống bạt che, giàn mát, quạt thông gió được trang bị rất đầy đủ. Nguồn
nước thải được thải ra các ao quanh trại, phân trong các khu chuồng thì được
công nhân hót vào bao cuối mỗi buổi sáng và chiều trong ngày đổ ra khu nhà
chứa phân để bán và một phần nhỏ để vun trồng vào các gốc cây. Trước cửa
vào mỗi chuồng đều có một chậu nước sát trùng để nhúng ủng của công nhân
trước khi đi vào chuồng làm việc.
2.1.3. Những điều kiện thuận lợi và hạn chế
* Thuận lợi
- Trang trại được xây dựng ở vị trí thuận lợi: giao thông thuận tiện cho
việc đi lại, vận chuyển.
- Chủ trại có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã hội, luôn
quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ kỹ thuật và công nhân.
- Cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn vững vàng, công nhân nhiệt
tình và có tinh thần trách nhiệm trong sản xuất.
- Chuồng trại có hệ thống điện lưới và nước sạch luôn cung cấp đầy đủ
cho sinh hoạt và chăn nuôi.
- Con giống tốt, thức ăn, thuốc chất lượng cao, quy trình chăn nuôi
khép kín và khoa học của Công ty cổ phần chăn nuôi CP - Việt Nam đã mang
lại hiệu quả chăn nuôi cao cho trang trại.
* Hạn chế :


8


- Điều kiện thời tiết trong những năm gần đây diễn biến khá phức tạp
kèm theo dịch bệnh xảy ra khó kiểm soát gây khó khăn cho chăn nuôi. Do đó
đòi hỏi công tác phòng chống dịch bệnh và nâng cao sức đề kháng cho đàn
lợn cần phải được đẩy mạnh.
- Đội ngũ công nhân trong trại còn thiếu, do đó ảnh hưởng đến tiến độ
công việc.
- Trang thiết bị vật tư, hệ thống chăn nuôi còn thiếu chưa đáp ứng được
nhu cầu sản xuất.
- Ngoài ra, quy mô chăn nuôi lớn nên lượng chất thải nhiều, việc đầu tư
cho công tác xử lý nước thải của trại còn nhiều khó khăn.
2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong nước và ngoài
nước có liên quan đến nội dung của chuyên đề
2.2.1. Cơ sở khoa học
Sinh sản là một quá trình sinh học phức tạp, là một đặc tính cơ bản của
tất cả sự sống, có chức năng duy trì ổn định và phát triển giống nòi. Sinh sản
nó còn trực tiếp liên lụy đến bốn nhân vật: người cha, người mẹ, một tinh
trùng xuất ra từ người cha và một noãn bắt nguồn từ người mẹ. Sinh sản ở gia
súc nói chung và ở loài lợn nói riêng là sinh sản hữu tính, nó tạo nên khả năng
tái tổ hợp vật chất di truyền, hình thành các biến dị tổ hợp, nâng cao sức sống
ở đời sau. Nhờ sinh sản hữu tính mà công việc chọn giống, lai giống mới
nhanh và hiệu quả (Trần Thị Dân, 2004) [2].
Chính vì lẽ đó con người hết sức quan tâm và chú trọng làm thế nào mà
trong thời gian ngắn nhất gia súc đẻ được nhiều nhất, có chất lượng sản phẩm
tốt nhất hiệu quả thu được là lớn nhất. Việc nâng cao năng suất sinh sản của
gia súc thông qua lai giống và chọn giống, quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng sẽ
mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Một ưu thế trong nhân giống
và chọn giống ở lợn so với các giống gia súc khác là lợn là loài động vật đa



9

thai, đẻ nhiều con và sinh đẻ dễ dàng. Vì vậy sinh sản của lợn nái đóng một
vai trò hết sức to lớn trong lĩnh vực chăn nuôi (Trần Tiến Dũng và cs,
2002)[4].
2.2.2 Một số đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn cái
2.2.2.1. Đặc điểm sự thành thục về tính
Theo Khuất Văn Dũng (2005)[5], thực trạng khả năng sinh sản và hiện
tượng rối loạn sinh sản, ứng dụng hormone và chế phẩm hormone điều trị một
vài hiện tượng rối loại sinh sản trên bò cái Redsindhy nuôi tại nông trường
Hữu Nghị Việt Nam – Mông Cổ, Ba Vì Hà Tây. Luận văn thạch sỹ nông
nghiệp Hà Nội, thấy thành thục về tính là tuổi con vật bắt đầu có những phản
xạ sinh dục và có khả năng sinh sản. Lúc này bộ máy sinh dục của cơ thể con
vật như buồng trứng, tử cung, tuyến sữa đã phát triển tương đối hoàn chỉnh và
thể hiện rõ đặc điểm của giới. Bên cạnh đó dưới tác động của thần kinh, nội
tiết tố, con vật có xuất hiện các hiện tượng hưng phấn sinh dục. Con cái động
dục, có các noãn bao thành thục, tế bào trứng chín và rụng (lần đầu).
Lợn thường có tuổi thành thục về tính vào khoảng 6 tháng, dao động
trong 4-9 tháng tùy theo giống lợn khác nhau. Theo nghiên cứu và đúc kết các
giống lợn nội thường có tuổi thành thục về tính sớm hơn các giống lợn lai và
lợn ngoại. Lợn cái giống lợn Ỉ, Móng Cáí, động dục lần đầu lúc 4-5 tháng
tuổi; lợn Ba Xuyên, Thuộc Nhiêu lúc 6-7 tháng tuổi; các giống lợn ngoại như
lợn Landrace, Yorkshire động dục lần đầu lúc 6-8 tháng tuổi.
2.2.2.2 Đặc điểm sự thành thục về thể vóc
Theo Trần Thị Dân (2004)[2], khi tuổi con vật có sự phát triển về ngoại
hình và thể vóc đạt tới mức độ hoàn chỉnh, xương đã cốt hóa hoàn toàn, tầm
vóc ổn định thì người ta gọi là thành thục về thể vóc. Thời gian thành thục về
thể vóc thường chậm hơn thành thục về tính. Sau khi con vật đã thành thục về
tính thì vẫn tiếp tục sinh trưởng và lớn lên.



10

Theo Trần Tiến Dũng và cs, (2002)[4], khối lượng của lợn rất nhỏ khi
thành thục về tính lần đầu, với lợn cái lai khoảng 50-60kg, cái ngoại 80-100kg
nên chưa thể cho phối giống vào thời điểm này được. Nếu tiến hành phối sớm
khi vật chưa hoàn thiện về thể vóc sẽ dẫn đến cơ thể con mẹ không đủ chất
dinh dưỡng nuôi con cũng như chất dinh dưỡng phân bổ tới cơ thể con mẹ
không đều do đang trong quá trình phát triển thể vóc. Ngoài ra khung xương
chậu chưa phát triển hoàn chỉnh, kích thước vẫn còn nhỏ và hẹp nếu sinh sản
sẽ gây hiện tượng đẻ khó. Vì vậy trong chăn nuôi thực tiễn chúng ta nên bỏ
qua 1-2 lần động dục đầu đối với lợn cái ngoại hoặc nhiều hơn ở lợn cái nội
rồi mới cho phối, cần để cho lợn đã thành thục tương đối về thể vóc. Lợn Ỉ,
Móng Cái cho lợn cái phối giống lần đầu khoảng 7-8 tháng tuổi. Lợn
Yorkshire, Landrace phối giống lần đầu lúc 8-9 tháng tuổi.
2.2.3 Chu kỳ tính
a. Khái niệm
Từ khi gia súc thành thục về tính thì cơ thể con cái sự phát triển của
trứng dưới sự điều tiết của hormone thùy trước tuyến yên làm cho trứng chín
và rụng; mỗi lần xuất hiện trạng thái rụng trứng cơ quan sinh dục phát sinh
hàng loạt các biến đổi về hình thái và cấu tạo. Tất cả sự biến đổi đó được lặp
đi lặp lại có tính chất chu kì gọi là chu kỳ tính. Thời gian một chu kỳ được
tính từ lần rụng trứng trước đến lần rụng trứng tiếp theo.
Các loài gia súc khác nhau thì có chu kỳ tính khác nhau. Ở lợn chu kỳ
tính giao động từ 17-24 ngày, trung bình là 21 ngày.
b Các giai đoạn của chu kỳ tính
1. Giai đoạn trước động dục
Theo Trần Thị Dân (2004)[2], giai đoạn này là giai đoạn đầu tiên của
chu kỳ tính kéo dài khoảng 1-2 ngày, xuất hiện đầy đủ các hoạt động về sinh
lý, tính thành thục. Bộ phục sinh dục bên ngoài: âm môn mọng dần lên và hơi



11

sưng, đỏ tươi do các vi ti huyết quản giãn rộng và cường độ trao đổi chất tăng.
Đường sinh dục sung huyết, nhu động sừng tử cung tăng cường, niêm dịch cổ
tử cung tiết ra kích thích cổ tử cung hé mở, dịch nhày ở âm đạo nhiều và các
tuyến sinh dục phụ tăng tiết.
Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002)[4], những thay đổi của cơ quan sinh
dục bên ngoài là do những thay đổi xảy ra bên trong. Trong giai đoạn này
buồng trứng có một số noãn bao phát triển từ đường kính 4 mm lên đến 812mm, tăng tiết Oestrogen. Sự phát triển của noãn bao thành thục nổi rõ lên
bề mặt của buồng trứng, buồng trứng to hơn bình thường. Giai đoạn này tính
hưng phấn chưa cao, niêm dịch chảy ra nhiều nhất, con vật bắt đầu xuất hiện
tính dục.
2. Giai đoạn động dục
Gồm 3 thời kỳ liên tiếp là: hưng phấn, chịu đực và hết chịu đực. Giai
đoạn này kéo dài 2-3 ngày tính từ khi tế bào trứng tách khỏi noãn bao.
Giai đoạn này các biểu hiện biến đổi của cơ quan sinh dục rất rõ nét:
âm hộ xung huyết, tấy sưng lên, chuyển từ màu hồng nhạt sang màu đỏ đậm,
màu mận chín. Tử cung mở rộng hoàn toàn co bóp mạnh, âm đạo tiết dịch từ
trong suốt chảy ra nhiều, loãng sang đặc dính (Trần Tiến Dũng và cs,
2002)[4].
Các biểu hiện về thần kinh: thần kinh hưng phấn cao độ con vật ít ăn
hoặc bỏ ăn, bồn chồn không yên tĩnh, đứng ngồi không yên kêu rít phá
chuồng, nhảy lên lưng con khác hay để con khác nhảy lên lưng, sau đó chịu
đực: mắt đờ đẫn, tai vểnh, tư thế phản xạ giao phối, hai chân sau dạng ra, đuôi
cong về một bên.
Ở giai đoạn này nếu tế bào trứng rụng gặp tinh trùng và được thụ thai
thì chu kỳ sinh dục sẽ ngừng lại, gia súc có thai và đến một thời gian sau khi



12

đẻ xong chu kỳ tính mới xuất hiện trở lại; còn nếu tế bào trứng không được
thụ tinh thì chuyển sang giai đoạn sau động dục.
3. Giai đoạn sau động dục
Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 2 ngày. Đặc điểm của giai đoạn
này là toàn bộ cơ thể nói chung và cơ quan sinh dục nói riêng dần khôi phục
lại trạng thái hoạt động sinh lý bình thường. Các phản xạ về tính dục, tính
hưng phấn cũng dần mất hẳn.
Thể vàng được hình thành trên buồng trứng, dần phát triển và hoạt
động tiết ra Progesteron. Chính Progesteron sẽ ức chế trung khu sinh dục ở
vùng dưới đồi, tác động ngược đến tuyến yên làm giảm tiết Oestrogen, giảm
các hưng phấn thần kinh. Sự tăng sinh và tiết dịch ở tử cung ngừng lại, cổ tử
cung đóng lại. Hoạt động sinh dục giảm rõ rệt, bên ngoài âm hộ dần tái nhạt.
Con vật không muốn gần đực, không cho con khác nhảy lên lưng, ăn uống tốt
hơn và dần trở lại trạng thái yên tĩnh.
4. Giai đoạn nghỉ ngơi (giai đoạn yên tĩnh)
Theo Trần Thị Dân (2004)[2], giai đoạn này là giai đoạn dài nhất của
chu kỳ động dục, ở lợn thường kéo dài từ 12 -14 ngày. Giai đoạn này dài hay
ngắn tùy thuộc vào lứa tuổi và giống. Các biểu hiện về tính dục của gia súc ở
thời kỳ này hoàn toàn mất hẳn. Trên buồng trứng thể vàng dần teo đi và tiêu
hủy hoàn toàn ở cuối giai đoạn. Các noãn bao bắt đầu phát triển lớn dần lên
nhưng chưa nổi rõ trên bề mặt buồng trứng. Đây là giai đoạn để khôi phục lại
cấu tạo chức năng cũng như năng lượng, dần dần quá độ sang một trạng thái
sinh lý khác chuẩn bị chu kỳ mới lần sau.
Theo Trần Tiến Dũng (2004)[3], nếu trứng được thụ tinh thì giai đoạn
này được thay thế bằng giai đoạn mang thai và đẻ. Ở lợn thể vàng tồn tại suốt
2/3 thời gian mang thai và tiết ra Progesteron có tác dụng an thai, kích thích
tuyến vú phát triển. Ở giai đoạn nuôi con dưới tác dụng của Prolactin làm

cho quá trình rụng


13

trứng bị đình trệ, hiện tượng động dục không xảy ra. Thường sau khi cai sữa
thì chu kỳ tính dần được khôi phục và xuất hiện trở lại sau cai sữa 3- 8 ngày.
Theo Khuất Văn Dũng (2005)[5], trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, nắm
được chu kỳ tính và các giai đoạn của quá trình động dục sẽ giúp cho người
chăn nuôi có chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc phù hợp; phối giống kịp thời,
đúng thời điểm, từ đó góp phần nâng cao khả năng sinh sản của lợn nái.
2.2.4. Sinh lý quá trình sinh đẻ
2.2.4.1. Khái niệm đẻ
Như ta đã biết lợn cái mang thai trong vòng 114 ngày, khi bào thai đã
phát triển đầy đủ, lợn mẹ đẩy thai ra ngoài cùng với màng nhau và dịch thai,
toàn bộ quá trình đó được gọi là đẻ ở lợn (Trần Thị Dân, 2004) [2].
2.2.4.2 Thời gian đẻ của lợn.
Đối với lợn thời gian đẻ của nó được tính từ khi cổ tử cung mở hoàn
toàn đến khi thai ra khỏi cơ thể mẹ và số lượng bào thai ra hết thì thời gian đẻ
đã hoàn thành (Trần Tiến Dũng, 2004) [3].
Theo Trần Tiến Dũng và cs, (2002)[4], thời gian đẻ của lợn từ 2-6 giờ.
Những trường hợp sau 6 giờ mà lợn không đẻ được thì được coi là đẻ khó.
2.2.4.3. Những biểu hiện của cơ thể mẹ trong thời gian gần sinh đẻ
a. Triệu chứng ở thời kỳ sắp đẻ
Trong thời gian 1 đến 2 tuần trước đẻ ta thấy bộ phận sinh dục của lợn
cái có biểu hiện như chất niêm dịch ở cổ tử cung, đường sinh dục lỏng, sánh
dính và chảy ra ngoài, đến khi còn 1- 2 ngày trước khi lợn đẻ thì sự biến đổi
của cơ quan sinh dục bên ngoài là rõ nhất như: âm môn to phù, nhão ra và
xung huyết nhẹ, đầu núm vú to, bầu vú căng to, tĩnh mạch vú nổi rõ ràng.
Nhiệt độ cơ thể thường thay đổi, trước khi đẻ thì nhiệt độ tăng lên cao hơn

bình thường (cách vài giờ).
Theo Khuất Văn Dũng (2005)[5], ngoài những biểu hiện trên ta thấy
lợn trước khi đẻ 10 – 15 ngày bầu vú căng. Giữa bầu vú và thành bụng đã


14

phân chia ranh giới rõ ràng. Ở lợn trước khi đẻ dây chằng ở hõm hông cũng
mềm ra nhưng biến đổi không rõ lắm. Ở lợn cái trước khi đẻ 3 – 5 ngày mép
âm đạo sưng to, niêm mạc âm đạo sung huyết, niêm dịch từ đặc chuyển sang
loãng dần và nhớt. Lợn trước khi đẻ 6 -12 giờ có hiện tượng cắn ổ (Trần Tiến
Dũng và cs, 2002)[4].
b. Triệu chứng rặn đẻ
Khi lợn mẹ con vật phải dùng sức đẩy thai kết hợp với các khí quan
trong đường sinh dục để đẩy thai ra ngoài. Sức rặn căn bản là do sự co bóp
của tử cung, sự co bóp này bắt đầu từ sừng tử cung đến thân tử cung, đến cổ
tử cung, kết quả làm mở rộng cổ tử cung (Trần Thị Dân, 2004) [2].
Nhưng chỉ nhờ vào sức co bóp của tử cung thì không đủ đẩy thai ra
ngoài mà phải nhờ vào sự co bóp của cơ ở bụng, cơ hoành và toàn thân. Đó
mới là “rặn” đẻ, mặt khác còn dựa vào sự co bóp của cơ âm đạo, chậu
hông, sức. Khi có triệu chứng đẻ thì tử cung bắp đầu co bóp, ban đầu yếu
sau mạnh dần.
2.2.4.4. Quá trình sinh đẻ.
Quá trình sinh đẻ của lợn và các gia súc cái khác được chia làm 3 thời
kỳ: thời kỳ mở cổ tử cung, thời kỳ đẻ, thời kỳ sau khi đẻ ( Trần Tiến Dũng và
cs, 2002)[4].
a. Thời kỳ mở cổ tử cung
Thời kỳ này bắt đầu từ khi tử cung có con co bóp đầu tiên đến khi cổ tử
cung mở ra hoàn toàn. Tùy từng giống loài mà biểu hiện bên ngoài không
giống nhau. Ở lợn thường hay đứng nằm không yên, đi đi lại lại trong chuồng

và có triệu chứng cắn ổ.
Động lực thúc đẩy cho quá trình sinh đẻ là sự co bóp của cơ quan sinh
dục được tiến hành từ mút sừng tử cung đến thân tử cung, đến cổ tử cung và
đến âm đạo, thời gian co bóp có những khoảng cách nên gọi là những cơn rặn.


15

Con vật xuất hiện cơn rặn đầu tiên trong thời kỳ 1 nhưng nói chung cơn
rặn này yếu về cường độ, thời gian cơn rặn ngắn, thời gian nghỉ giữa cơn rặn
lại dài từ 20 – 30 phút, mỗi cơn rặn thường từ 2 -3 giây. Càng về sau thì thời
gian co bóp càng dài hơn, khoảng cách giữa hai lần co bóp rút ngắn lại.
Ngoài những biểu hiện bên ngoài của con vật như đi tiểu vặt, lưng luôn
luôn cong ở tư thế rặn cũng là đặc điểm của quá trình sinh đẻ.
b. Thời kỳ đẻ hay còn gọi là sổ thai
Thời kỳ này bắt đầu từ khi cổ tử cung mở hoàn toàn và kết thúc khi thai
lọt ra ngoài. Ở thời kỳ này thai qua cổ tử cung và đi vào âm đạo. Nếu đẻ bình
thường, bộ phận ra trước nhất là đầu và chân. Lúc này lợn cái bồn chồn, đứng
nằm không yên, có con chân sau đá vào vách bụng, lưng cong lên mà rặn.
Đặc điểm là sức co bóp của tử cung trong thời kỳ này mạnh vì thân của
thai tiếp xúc niêm mạc âm đạo, gây ra một ma sát lớn. Trong lúc này gia súc
thường kêu do bị đau vì dịch ối, dịch niệu chảy ra hết, thân thai lại tiếp giáp
với niêm mạc âm đạo.
Theo ( Trần Tiến Dũng và cs, 2002)[4]. Bào thai đã đi ra đường sinh
dục thì tăng kích thích cho cơ co bóp, lực co bóp lúc này là tổng hợp giữa co
bóp của đường sinh dục, sự co bóp của cơ thành bụng, cơ hoành thành một
lực mạnh và được kéo dài.
Lợn rặn đẻ khác với loài gia súc khác, tử cung co bóp đẩy thai theo
chiều dọc và co bóp theo từng đoạn. Sự co bóp bắt đầu từ gốc sừng tử cung,
lan dần đến đầu nhọn của sừng tử cung. Hai sừng tử cung thay nhau co bóp.

Trong cơn rặn đẻ lợn thường nằm nghiêng, cũng có khi đứng lên nhưng lại
nằm xuống ngay, màng thai của lợn không lòi ra ngoài âm hộ, nước ối ít, thai
lợn ra từng con một, sau mỗi lần rặn thường thai lợn ra dễ dàng.


16

c. Thời kỳ sổ nhau (hay gọi là bong nhau)
Sau khi thai lọt ra khỏi đường sinh dục của lợn mẹ một thời gian, con
mẹ trở nên yên tĩnh, nhưng tử cung vẫn co bóp và tiếp tục những cơn rặn, mỗi
lần co bóp từ 1,5 – 2 phút, thời gian giữa hai lần co bóp là 2 phút, nhưng
cường độ lúc này yếu hơn.
Sau khi sổ thai khoảng 2 – 3 giờ tử cung co nhỏ dần lại, thành tử cung
dày, trên bề mặt có nhiều nếp nhăn, bên trong tử cung có nhiều núm nhau.
Cơn rặn lúc này của lợn cái chủ yếu là đưa nhau thai ra ngoài (Trần Tiến
Dũng, 2004) [3].
Trong thời gian này tuần hoàn của núm nhau mẹ và núm nhau con đã
giảm nên nhau thai có thể tách ra được. Trong thời gian này tử cung tiếp tục
co bóp và thu nhỏ lại dần thể tích, nhưng màng niệu và màng nhung mao thì
không co lại được nên tử cung đẩy ra ngoài.
Trong quá trình đẩy nhau thai ra ngoài, do đặc tính của tử cung co bóp
từ mút sừng tử cung tới thân tử cung, nên màng nhau thai bong ra sẽ được lộn
trái, phần mút sừng tử cung ra trước, sau đó bong dần xuống sừng tử cung,
thân tử cung và ra ngoài.
Thời gian bong nhau thai của lợn có khác nhau do đặc điểm cấu tạo của
núm nhau con và núm nhau mẹ trên niêm mạc tử cung.
Lợn sau khi thai ra hết toàn bộ, khoảng 10 -15 phút nhau thai mới ra.
Nhau thai của lợn được chia ra thành hai phần, mỗi phần gồm nhau thai của
tất cả các thai chứa trong một sừng tử cung.
Trong sừng tử cung lợn có ít thai thì nhau thai không dính lại như vậy,

mà ra từng cái một, thai sau có thể đẩy nhau thai của thai trước đó ra. Nếu
trong sừng tử cung lợn có xen kẽ nhiều thai bình thường và thai bị chết khô
thì nhau thai cũng ra thành nhiều đống. Thường những thai chết khô trong
sừng tử cung sẽ ra cùng với nhau thai (Khuất Văn Dũng, 2005) [5].


17

2.2.5. Bệnh viêm tử cung ở lợn nái.
2.2.5.1. Nguyên nhân của bệnh viêm tử cung
Theo Nguyễn Xuân Bình (2005)[1], viêm tử cung là một quá trình bệnh
lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản sau đẻ. Quá trình viêm phá hủy các tế
bào tổ chức của các lớp hay các tầng tử cung gây rối loạn sinh sản ở gia súc
cái, thậm chí làm mất khả năng sinh sản của gia súc cái.
Bệnh viêm tử cung thường do các nguyên nhân sau:
a. Công tác phối giống không đúng kỹ thuật
Lợn nái phối giống trực tiếp, lợn đực mắc bệnh viêm bao dương vật
hoặc mang vi khuẩn từ những con lợn nái trước đó phối bị viêm tử cung, viêm
âm đạo truyền cho lợn khỏe (Đào Trọng Đạt và cs, 2000)[6]. (Lazarevic M et
al, 2012) [16].
Công tác phối giống không đúng kỹ thuật, nhất là trong phương
pháp thụ tinh nhân tạo làm xây sát niêm mạc tử cung, dụng cụ dẫn tinh
không được vô trùng khi phối bị nhiễm khuẩn (Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn
Hữu Vũ, 2004)[7].
b. Can thiệp đẻ khó bằng tay
Khi lợn nái đẻ khó phải can thiệp bằng thủ thuật dễ gây tổn thương
niêm mạc tử cung, vi khuẩn xâm nhập gây viêm, gây nhiễm trùng, viêm tử
cung kế phát.
c. Do bị sát nhau
Lợn nái sau đẻ bị sát nhau không xử lý triệt để cũng dẫn đến viêm tử

cung. Do kế phát một số bệnh truyền nhiễm như: sảy thai truyền nhiễm, bệnh
rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS), Leptospirosis… gây viêm (Nguyễn
Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ, 2004)[7].


×