Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án điện tử - con dao 2 lưỡi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.31 KB, 4 trang )

GA điện tử - con dao 2 lưỡi?
Có ý kiến cho rằng giáo án điện tử là con dao hai lưỡi.
Nếu lạm dụng quá, HS sẽ bị cuốn vào những hình
ảnh, âm thanh sống động mà quên đi nội dung
chính của bài học. Quý thầy cô nghĩ sao về vấn đề
này?
1. Như các thầy cô đã trình bày, giáo án điện tử có thể là con dao hai lưỡi.
Nhưng chúng ta sẽ vận dụng đúng cách. Kết hợp bảng đen truyền thống và
giáo án trình chiếu hiện đại là một cách.
Ví dụ tôi dạy văn, bài "ca Huế trên Sông Hương" có thể cho trình chiếu một
đoạn videoclip về Sông Hương-Núi Ngự trong đó lồng vào điệu hò Huế đặc
trưng sau đó tắt đi. Học sinh có được cảm nhận ban đầu. Một vài câu hỏi cảm
nhận được tung ra. Và sau đó vào bài mới, giáo viên trở lại với bảng đen phấn
trắng truyền thống. Đến phần nào cần tư liệu hoặc cần minh họa thì tiếp tục
dùng phần trình chiếu. Có điều là trong phần trình chiếu chúng ta nên chọn
các hiệu ứng đơn giản, không dùng âm thanh nếu không thực sự cần thiết.
2. Một tình huống có thật: năm học 2005-2006 1 GV ra thi GV giỏi
cấp tỉnh, có tiết dạy sử dụng giáo án điện tử, khi triển khai các
hoạt động thì có 1 chữ bị mất dấu, GV bị lúng túng loay hoay mãi
không sửa được. Cuối cùng GV đó cũng tìm ra 1 cách xử lý
lấy ngay cây viết và đánh dấu lên màn hình.
Tất cả HS lẫn người dự giờ đều ngạc nhiên về tình huống này.
GV tham gia dự thi này không phải lần đầu dự thi, đã từng là
GVG, nhưng do kỹ năng tin học không có khi thiết kế GA điện tử
đã nhờ người khác làm giúp.
Chính vì vậy mới có tình huống dở khóc dở cười như vậy.
GV muốn ra tiết dạy sử dụng GA điện tử thì trước tiên phải tự
mình thiết kế. Sau đó mới tính đến nội dung và hình thức.
3. Tùy bài dạy thôi ạ, nếu là bài dạy môn toán, khi biện luận phương
trình bằng đồ thì thị dùng hình ảnh động rất trực quan và rất hữu
ích.


Khi dạy tin, thay vì GV phải làm mẫu trên máy thì cũng có thể lưu
thành đoạn phim để học sinh theo dõi cách làm.
Khi dạy địa, chu trình của thủy quyển phải sống động và thể hiện rõ
sự chuyển động của mây, mưa, nước ngầm...
khi dạy sinh thì dòng máu chuyển động trong huyết quản, qua tim là
chuyện nên thể hiện
khi dạy quốc phòng, cấu tạo của súng và quá trình viên đạn lên nòng
và bắn ra, học sinh phải được nhìn thấy tường tận
môn vật lý, ánh sáng đi qua lăng kính phải thể hiện hiện tượng tán
sắc ánh sáng. dòng điện chạy qua dây dẫn phải làm bóng điện
sáng...
đó là lý do người ta không chỉ dùng PP mà còn dùng Flash để tạo ra
những hình ảnh chuyển động minh họa cho bài dạy làm học sinh
được hiểu một cách trực quan sinh động.
Ai không đầu tư soạn giảng kỹ mới bị hiệu ứng ngược vì chỉ chăm
chú vào hình ảnh động không phục vụ cho bài dạy, những hiệu ứng
chậm chạp, nhòe nhoẹt, bay vòng vòng chóng mặt (dạng khoe tài)
mình rất đồng ý với ý kiến của thầy big_hieu! thái độ sẽ dẫn dến hành
động.Nếu chỉ muốn khoe tài với học trò thì....giáo án ĐT sẽ trở thành
"buổi triển lãm đầy màu sắc" và cuối giờ các em sẽ khen mình
'"thầy /cô làm hiệu ứng đẹp quá" và chấm hết!! nhìn chung, không
phải trường nào cũng có dầy đủ phương tiện dể dùng GAĐT, nhưng khi
dùng thì có vô số điều cần cân nhắc!
3. Tôi sử dụng bài giảng điện tử cho các tiết tin 6 thấy rất có hiệu
quả bằng cách làm các đoạn phim ghi lại các thao tác trong bài
giảng của mình, sau đó tôi thực hiện chiếu đi, chiếu lại liên tục
trên màn hình để học sinh nào chưa thực hiện được thì quan sát
và thực hành.
4. Đồng ý với bạn về chuyện dùng Background.
Khi góp ý cho tiết thao giảng có dùng bài giảng điện tử tôi

thường góp ý thay đổi nền slide có hình bằng slide với nền đơn
giảng, tránh rối mắt vì chữ trùng với một số vùng trên hình
nền.Thường thì tôi dùng background pha trộn 2 màu nhưng màu
chủ là màu trắng. Theo mình khi sử dụng Background thì cần:
+ Xem thử vị trí để màn chiếu (Monitor) như thế nào.
+ Kết hợp hài hòa giữa màu nền và màu chữ cho phù hợp.
+ Yếu tố quan trọng nữa là thiết bị đó có tốt không.
5. Mình cũng nghĩ như vậy. Giáo án điện tử mình dùng nó thay cho
việc phải dùng quá nhiều tranh vẽ, bảng phụ, và khi phải sử
dụng tranh ảnh được sưu tầm từ trên mạng, GA điện tử cũng có
thể giúp ta dạy thuận tiện hơn ở những bài quá dài.
Theo mình nghĩ khi soạn GA điện tử GV không nên đưa vào quá
nhiều âm thanh, dùng quá nhiều hiệu ứng hoặc quá nhiều màu
sắc. CHỉ nên làm đơn giản, chữ và màu sắc rõ ràng, dễ đọc.
6. không âm thanh, hạn chế tối đa hiệu ứng động.
Nói chung chỉ dùng khi bảng đen phấn trắng không làm được.
Mình cũng hoàn toàn nhất trí với lamgiangdn và ddd! Với giáo án
điện tử, nếu bạn quá lạm dụng màu sắc, âm thanh và các kiểu
hiệu ứng thì bài giảng đó của bạn chắc chắn thất bại. Bởi vì sau
tiết học cái học sinh thu được không phải là những đơn vị kiến
thức bạn muốn truyền đạt mà chỉ là những màu sắc, âm thanh,
hiệu ứng rườm rà. Theo mình thì màn hình được sử dụng như
một bảng đen, thay vì dùng phấn trắng truyền thống, chúng ta
sử dụng phương tiện hiện đại hơn mà thôi. Và tất nhiên không
phải bài nào cũng có thể dạy bằng giáo án điện tử được.
Tôi cũng rất đồng ý với mọi người là không nên lạm dụng bài giảng
điện tử .
Tôi thường sử dụng bài giảng điện tử cho một số nội dung như sau :
• Bài tổng kết (với các hoạt động như : trò chơi ô chữ , một số trò
chơi cần thiết kế sẵn ...)

• Bài giảng có minh họa các chuyển động
• Bài giảng có minh họa bằng các đoạn phim ...
7. Trường hợp các bài giảng có hoạt động nhóm , tôi thường kết hợp
sử dụng cả máy quay vật thể và bài giảng điện tử (đều đc nối với
projector) . Trong trường hợp này , bài giảng điện tử thường
được trình với các slide thiết kế rất đơn giản (hầu như chỉ sử
dụng một loại hiệu ứng , slide chỉ dùng để đưa ra câu hỏi thảo
luận và minh họa , background dùng màu rất nhạt hoặc trắng ...)
. Máy quay vật thể dùng để trình chiếu các phiếu học tập do các
nhóm thực hiện và phiếu đáp án của giáo viên . Hai loại này có
thể dùng remote để chuyển đổi qua lại khi cần .
Thế nào là một GAĐT hiệu qủa ?
Qua những lần dự giờ của một số giáo viên giỏi khối THCS trong quận
3 có sử dụng GAĐT .Tôi có nhận xét như sau :
Trường hợp 1 :
Cũng giáo viên này trước đây khi chưa sử dụng GAĐT thì bài dạy của
họ rất hay , học sinh tiếp thu tốt ,lớp học sinh động tiết dạy được tập
thể đánh giá tốt được công nhận là giáo viên giỏi của quận .Tuy nhiên
cũng với giáo viên đó ,cũng với bài dạy đó nhưng được sọan bằng
GAĐT thì người dạy thể hiện bài giảng chưa tốt ,học sinh tiếp thu còn
hạn chế tiết dạy được tập thể đánh giá là tiết khá .Tại sao vậy ? Qua
dự giờ và so sánh cách dạy của giáo viên này trước đây và bây giờ
( sử dụng GAĐT ) thì :
• Giáo viên chưa sử dụng thành thạo phần mềm hỗ trợ cho việc
giảng dạy của mình,
• Qúa lạm dụng các hiệu ứng và hình ảnh,làm học sinh bị chi phối
bởi những hình ảnh nhảy múa không ngừng trên màn chiếu .
• Sử dụng màu sắc chưa phù hợp ,phong chữ nhỏ khó nhìn ,trình
bày chưa hợp lý
• Nội dung bài dạy chưa kết hợp hài hòa với các hiệu ứng ,hình ảnh

nên bài giảng chưa thu hút học sinh
• Còn thuyết giảng quá nhiều (hơn 90% thay vì chỉ 10% ) . Ít chú
ý dành thời gian cho việc hướng dẫn và tổ chức lớp học
Trường Hợp 2 :
Có giáo viên giảng dạy bằng GAĐT được công nhận là giáo viên dạy
giỏi của quận còn rất trẻ. Qua dự giờ tập thể đánh giá tiết tốt vì:
• Sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ cho giảng day
• Đầu tư ,sưu tầm,những hình ảnh minh họa rất phù hợp với từng
phần
• Chia nhóm hợp lý ,các nhóm họat động tích cực tham gia tốt bài
giảng của giáo viên
• Sử dụng màu sắc hài hòa ,phong chữ chỉnh chu rõ ràng trình bày
hợp lý
• Nội dung bài dạy được hiệu ứng hài hòa ,diễn tiến hợp lý ,học
sinh hứng thú theo dõi tiếp thu tốt.
• Giáo viên hướng dẫn việc học tập trên lớp nhẹ nhàng,học sinh
họat động tích cực đóng góp xây dựng bài sôi nổi,học sinh tiếp
thu bài tốt
Trên đây là một số vấn đề ( Có thể xem là tiêu chí ) để xem xét thế
nào là một GAĐT
hiệu qủa ? mà ADMIN đã nêu ra ,Tôi nghĩ đây là một đề tài khá lý thú
thiết thực cho một người thầy .Mong rằng các thầy cô hãy tham gia
nhiệt tình để mở ra một hướng đi tốt cho một GAĐT hiệu quả.
Cám ơn bài biết của saurau. Tôi hoàn toàn nhất trí và xin bổ sung 1 tiêu chí nữa :
- GV dạy GAĐT thường hay ngồi 1 chỗ ít di chuyển (để điều khiển con chuột mà).
Để khắc phục tình trạng này nên chăng GV hãy trang bị cho mình 1 bút điều khiển
để điện tử (20USD) có thể vừa đi quanh bao quát lớp vừa lật slide mà GV muốn
trình bày. Tôi đã sử dụng và hiệu quả rất tốt, tiết kiệm được nhiều thời gian, dễ
dàng tải hết những nội dung mình muốn thể hiện.

×