Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

KẾ HOẠCH tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.9 KB, 46 trang )

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ…ngày…tháng…năm 2017
Chủ đề: Ai làm nghề gì?
Đề tài: Bé và chú bộ đội
I.Mục đích yêu cầu:
- Bé nhận biết hình ảnh các chú bộ đội, biết công việc cảu chú bộ đội., chân.
- Tình cảm yêu thương của bé với chú bộ đội.
- Phát triển vận động toàn thân cho trẻ.
II. Chuẩn bị:
- Tranh chú bộ đội đang hành quân.
- Súng và hoa làm từ giấy thủ công
- Bài hát: “em thích làm chú bộ đội”
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1:Chú bộ đội ơi!
Cô và trẻ cùng đi “tàu hỏa” đến thăm chú bộ đội
Cô và trẻ cùng vận động theo nhạc “đoàn tàu tí xíu”
Đoàn tàu đi đến bức tranh, hướng dẫn trẻ quan sát tranh và trò chuyện cùng trẻ.
Đây là hình vẽ ai?
Chú bộ đội m dặđô ma2u gì vậy?
Nhìn thấy các chú bộ đội đang làm gì vậy?
Lớp mình cùng hành quân với chú bộ đội nhé!
2. Hoạt động 2:Bé đi 1…2
Cô để sẵn các cây sung ở mỗi góc, cô yêu cầu trẻ tự chọn cho mình sung và đeo
trên lưng.
Cô mở nhạc: “em thích làm chú bộ đội” cô và trẻ cùng vận động đi 1…2 theo nhịp
bài hát.
Cho trẻ thực hiện 1-2 lần.
3. Hoạt động 3:Hoa tặng chú bộ đội.
Cô hướng dẫn trẻ làm các vòng hoa để tặng chú bộ đôi nhân ngày 22/12.
Cô chuẩn bị cho mỗi trẻ một rổ đựng hoa và dây ruybăng, hướng dẫn trẻ cách xâu
vòng hoa.


Để trẻ thực hiện. Cô quan sát trẻ làm.
Kết thúc giờ học, cô giúp trẻ cột hoa lại thành vòng và cho trẻ treo lên tường.
Kết thúc.

Đánh giá cuối ngày:


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ…ngày…tháng…năm 2017
Chủ đề nhánh Nhà bé nuôi những con vật nào
PTTM: Tạo hình
Tô màu đàn gà con
I. Yêu cầu:
- Trẻ biết tô màu đẹp, sử dụng màu hợp lý.
- Rèn luyện cho trẻ kỹ năng vẽ và sự khéo léo khi tô màu.
- Giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi.
II. Chuẩn bị.
- Tranh con gà con, tranh mẫu của cô, bút sáp cho trẻ, giấy.
III. Hoạt động của cô và trẻ:
- Cô đọc câu đố đố trẻ:
Nhu nắm tơ tròn
Lon ta lon ton
Quẩn quanh bên mẹ
Đôi chân tí xíu
Chiếc mỏ bé teo
Chiếc chiu, chiếp chiu
+ Là con gì các con
+ Gà con là con vật nuôi ở đâu?
- Cô cho trẻ xem tranh con gà con.
- Cô trò chuyện với trẻ về đặc điểm và các bộ phận của con gà con.

- Cô khen trẻ.
- Cô giới thiệu tranh mẫu.
+ Cho trẻ nhận xét về bức tranh?
+ Bức tranh vẽ gì?
+ Con gà con có màu gì?
+ Gà con có những bộ phận gì?
+ Đầu gà có dạng hình gì?
+ Mình gà có dạnh hình gì?
+ Còn có những bộ phận gì nữa?
+ Chân gà được vẽ như thế nào?
- Cô cho trẻ đọc bài thơ :Đàn gà con" về chỗ ngồi.
- Cô tô mẫu cho trẻ xem vừa tô vừa nói hướng dẫn cách tô màu.
- Cô gợi hỏi trẻ cách cầm bút, cách ngồi tô đúng tư thế.
- Cô phát bút, giấy cho trẻ.


- Cô nhắc nhở trẻ tư thế ngồi cách cầm bút khi tô màu phải tô các màu hợp lý và
không lem ra ngoài.
- Trong khi trẻ thực hiện cô bao quát giúp đỡ những trẻ còn lúng túng.
- Cô đến từng nhóm trẻ gợi hỏi thêm để trẻ vẽ được bức tranh đẹp
- Cho trẻ trưng bày sản phẩm.
- Cô mời một số trẻ lên nhận xét, cô bổ sung thêm.
- Kết thúc : cô nhận xét giờ học và giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc bảo vệ các con
vật nuôi, và biết tránh những con vật nguy hiểm...
- Cô cùng trẻ hát bài:gà trống mèo con và cún con đi ra sân.

Đánh giá cuối ngày:


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Thứ…ngày…tháng…năm 2017
Chủ đề nhánh Nhà bé nuôi những con vật nào
PTTM: DH: Gà trống, mèo con và cún con
NH: Ba bà đi bán lợn con
TC: Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng
I. Yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên tác giả và hát thuộc lời bài hát.
- Biết vỗ tay, gõ đệm theo giai điệu bài hát
- Biết lắng nghe và cảm nhận được giai điệu bài nghe hát.chơi trò chơi ngoan.
II. Chuẩn bị:
-Tranh chủ điểm, xắc xô, trống lắc, phách tre.
III. Hoạt động của cô và trẻ.
- Cô cùng trẻ đọc bài đồng dao" Con gà cục tác lá chanh"
- Cô trò chuyện với trẻ về các con vật trong bài đồng dao.
- Các con vật đó được nuôi ở đâu? Cho trẻ kể về con vật nuôi trong gia đình
- Cô bắt chước tiếng kêu của con gà,con chó ,con mèo hỏi trẻ tiếng kêu con gì?
- Cô dẫn dắt giới thiệu bài hát :gà trống ,mèo con ,và cún con của nhạc sỹ Thể vinh
và hát cho trẻ nghe 1 lần.
- Cô hỏi trẻ:
+ Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
+ Bài hát do ai sáng tác?
- Cô bắt nhịp cho trẻ 3-4 lần.
- Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát.
+ Bài hát nói đến con vật gì?
+ Contrông gáynhư thế nào?
+Mèo con luôn làm gì?
+cún con đã làm gì?
- Cô khen trẻ
- Mời từng tổ, nhóm, cá nhân đứng dậy hát.
- Cho cả lớp hát lại bài hát kết hợp vỗ tay theo lời ca 1 lần.

- Cô cho trẻ đọc bài thơ "Đàn gà con"
- Cho cả lớp hát lại bài hát có sử dụng nhạc cụ 2 lần.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cô dẫn dắt giới thiệu bài hát"Ba bà đi bán lợn con" và hát cho trẻ nghe 1 lần.
- Cô giới thiệu tên,tác giả, nội dung bài hát .
- Cô hát lần 2 mời trẻ đứng dậy làm động tác minh họa cùng cô.
- Cô tuyên dương trẻ.


* TC: Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng
- Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi, luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi.3-4 lần.
- Cô bao quát trẻ.
- Kết thúc cho trẻ hát lại bài hátgà trống ,mèo con ,và cún conđi ra sân.

Đánh giá cuối ngày:


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ…ngày…tháng…năm 2017
Chủ đề: Những con vật đáng yêu
Đề tài: Chú vịt dễ thương
I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ lắng nghe và vận động nhịp nhàng theo bài hát.
- Trẻ gọi tên và nhận biết được đặc điểm đặc trưng của con vịt, có khả năng lắp ráp
các bộ phận của con vịt cho hoàn chỉnh.
- Trẻ nghe và hiểu lời nói của cô, nói được câu trọn vẹn
- Trẻ lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của cô.
II. Chuẩn bị:
- Đĩa CD có hình ảnh con vịt
- Tranh con vịt, trứng vịt

- Các con vịt tách rời các bộ phận để trẻ ráp
- Băng nhạc bài hát: “một con vịt”
II. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1:Con gì kêu thế?
Cô và trẻ cùng chơi trò chơi: “Nghe tiếng kêu đoán tên con vật”
Hỏi trẻ về con vịt (theo sự hiểu biết của trẻ)
Cho trẻ xem tivi
Cho xem tranh để củng cố lại các bộ phận và đặc điểm đặc trưng của con vịt: Đầu,
mình, chân có màng nên bơi được dưới nước, tiếng kêu, đẻ ra trứng…
2. Hoạt động 2:Vịt con dạo chơi
Cô hỏi trẻ vịt đi như thế nào?
Cô và trẻ cùng giả làm vịt đi dạo chơi, mở nhạc và cho trẻ vận động theo bài hát “
Một con vịt”
3. Hoạt động 3:“Nào ta cùng làm”
Cô cho trẻ xem một bức tranh có thiếu các bộ phận của con vịt, nhờ trẻ dán thêm
cho hoàn chỉnh.

Đánh giá cuối ngày:


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ…ngày…tháng…năm 2017
Chủ Đề: Bé biết con vật nào?
Đề tài: Con cua ngộ nghĩnh
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết và gọi tên con cua.
- Trẻ thuộc bài thơ và biết lmà các động tác minh họa con cua.
- Nhận biết đặc điểm con cua, đọc đúng tên các bộ phận: cái càng, mai, yếm trắng.
- Giáo dục trẻ cẩn thận khi lại gần con cua: bị cua kẹp rất đau.
II. Chuẩn bị:

- Tranh con cua.
- Con cua thật.
- Một số con vật bằng nhựa.
III. Hoạt động:
1. Hoạt động 1:Trò chơi đi chợ
- Cho trẻ xem tranh con cua, trò chuyện và hỏi trẻ về con cua:
+ Tên gọi của con cua
+ Đặc điểm: có mấy cẳng, mấy càng, có yếm trắng, cua bò như thế nào?
- Cô đọc trẻ nghe: bài thơ “con cua”.
- Cô đọc diễn cảm 2 lần (Cô làm động tác minh học và khuyến khích trẻ làm theo
cô)
- Khuyến khích trẻ đọc cùng cô.
- Cô cho trẻ đọc cá nhân để giúp trẻ phát âm rõ từ ngữ, đọc theo nhóm.
Hoạt động 2:Con cua ngộ nghĩnh
- Cô cho trẻ quan sát con cua thật.
- Trò chuyện với trẻ về những gì đã thấy.
+ Cua bò như thế nào? Càng đâu? Coi chừng bị cua dùng càng kẹp.
+ Cua sống ở đâu? Cách cầm cua để khỏi bị kẹp vào tay.
- Cô cầm cua lên cho trẻ quan sát và cho trẻ thấy rõ càng cua, cẳng, yếm và mắt…
Hoạt động 3: Tạo dáng con cua
- Cô và trẻ cùng chơi với các ngón tay, làm cua bò đi chơi cùng cua mẹ, đi kiếm
anh. Vừa chơi vừa đọc bài thơ “con cua”

Đánh giá cuối ngày:


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ…ngày…tháng…năm 2017
Thơ“Rong và Cá”
I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI

1. Kiến thức :
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả. Hiểu nội dung bài thơ. Trẻ cảm nhận được nhip
đệu bài thơ, biết đọc thơ cùng cô.
2. Kỹ năng :
- Hiểu và trả lời câu hỏi của cô. Nói to, rõ ràng. Rèn luyên kỹ năng ghi nhớ có
chủ định, chú ý.
-Cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ. Biết đọc thơ cùng cô.
3. Giáo dục:
- Trẻ biết lắng nghe và làm theo sự hướng dẩn của cô, biết chăm sóc và bảo vệ
các con cá cảnh: cho cá ăn, nuôi cá vàng để diệt muỗi, bọ gậy, bảo vệ nôi trường.
II. CHUẨN BỊ
-Mô hình bể cá cảnh có rong và cá vàng
- Tranh vẽ thể hiện nội dung bài thơ.
- Bài hát “cá vàng bơi”
III. TIẾN HÀNH
* Ổn định, gây hứng thú
- Cho cả lớp đứng xung quanh bể cá cảnh hát bài “Cá vàng bơi”
- Trò chuyện:
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát về nói về con gì?
+ Con cá vàng sống ở đâu?
+ Các con còn biết những con vật gì sống ở dưới nước nửa không?
 Cô khai thác: Ngoài cá ra, còn có nhiều loại đông vật sống dưới nước nữa
như:
tôm, cua, ốc, ếch,...
* Giáo dục trẻ yêu quý các loại động vật, biết giữ gìn môi trường nước trong
sạch để các con vật sống và sinh trưởng.
- Có 1 bài thơ đã nói về chú cá và cô rong xanh đấy, các con hãy lắng nghe cô
đọc bài thơ “Rong và Cá” của nhà thơ Phạm Hổ nhé!
- Cô đọc mẫu lần 1 bằng lời

- Giới thiệu cho trẻ biết tên bài thơ


* Giới thiệu nội dung bài thơ: giữa hồ nước trong xanh có đàn cá nhỏ đuôi đỏ
lụa hồng đang quẫy đuôi múa như văn công bên cạnh những cô rong xanh mềm
mại.
- Cô đọc lần 2 cùng tranh vẽ minh hoạ nội dung bài thơ
- Đàm thoại cùng trẻ về nội dung bài thơ
- Các con vừa được nghe cô đọc bài thơ gì ?
- Do ai sáng tác?
- Cô rong xanh sống ở đâu?
- Cô rong xanh đẹp như thế nào?
=> Giải thích từ “tơ”. Tơ là một loại sợi nhỏ mỏng mảnh, mềm mại. Rong xanh
cũng mềm mại nhẹ nhàng uốn lượn trong nước giống như những sợi tơ.
Trích dẫn: “Có cô rong xanh
Đẹp như tơ nhuộm
Giữa hồ nước trong
Nhẹ nhàng uốn lượn”
- Đàn cá nhỏ sống ở đâu?
- Đàn cá nhỏ đã làm gì bên cô rong xanh?
Trích dẫn: “Một đàn cá nhỏ
Đuôi đỏ lụa hồng
Quanh cô rong đẹp
Mua làm văn công”
- Đàn cá nhỏ đẹp như thế nào? (đuôi cá có gì?)
- Cá bơi như thế nào? cá đẹp không?
=> Giáo dục trẻ giữ gìn môi trường nước: không vứt rác bừa bãi xuống ao, hồ,
bể cá,.. để cho cá có môi trường sống trong sạch
-Cô đọc lần 3thể hiện động tác tình cảm minh hoạ
* Cô cho cả lớp đọc thơ

- Cả lớp đọc thơ cùng cô từ đầu đến hết bài thơ
- Cô mời từng tổ đọc thơ
- Cho các tổ thi đua đọc thơ nối thơ theo tay chỉ của cô
- Cô mời các nhóm trẻ thi đua đọc thơ
- Mời 2,3 cá nhân trẻ thể hiện trổ tài đọc thơ
* Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.

Đánh giá cuối ngày:


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ…ngày…tháng…năm 2017
Thơ: Gà gáy
NDKH: Âm nhạc
1. Mục đích, yêu cầu
a. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ.
- Đọc diễn cảm cùng cô hết nội dung bài thơ.
b. Kỹ năng:
- Rèn luyện, ghi nhớ có chủ đích.
- Yêu quý, thích đọc thơ qua tranh thơ.
c. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết chăm soc và bảo vệ gà, vật nuôi trong gia đình.
2. Chuẩn bị:
- Tranh thơ, đầu đĩa, đĩa nhạc, mô hình đàn gà theo mẹ đi kiếm ăn
3 . Tiến hành:
Hoạt động của cô
* HĐ 1: Gây hứng thú:
- Cô cùng trẻ hát bài:“Gà gáy” đến mô hình trò chuyện.
Con gì?

Kêu thế nào?
* HĐ 2: Dạy trẻ đọc thơ:
- Cô đọc mẫu lần 1: Diễn cảm cho trẻ nghe, giới thiệu tên bài thơ
- Đọc lần 2: Đọc diễn cảm trọn vẹn bài thơ
- Đọc lần 3: Đọc trọn vẹn diễn cảm minh họa tranh thơ.
* HĐ3: Đàm thoại theo nội dung bài thơ:
- Con đọc bài thơ gì?
- Gà gáy thế nào?
- Cho trẻ bắt chước tiếng gà gáy
*HĐ4: Dạy trẻ đọc thuộc thơ:
- Cô đọc khuyến khích cả lớp đọc theo: 2 – 3 lượt
- Cho từng tổ, nhóm trẻ đọc theo cô.
+ Củng cố: Rèn luyện cá nhân đọc thơ.
- Cho 1 số trẻ đọc thơ theo cô, chú ý rèn luyện trẻ đọc ngọng.
+ Cô cho cả lớp đọc lại 1 lần hỏi trẻ tên bài thơ?

Hoạt động của trẻ
Trẻ hát và đến mô
hình
Trẻ trả lời
Trẻ nghe đọc thơ

Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ chơi trò chơi
Lớp đọc thơ
Trẻ đọc thơ
Cá nhân đọc
Trẻ trả lời



Cô giáo dục trẻ chăm soc và bảo vệ gà, vật nuôi trong gia đình..
* Kết thúc:
- Cô cùng trẻ hát bài “ Đàn gà con” ra ngoài

Đánh giá cuối ngày:

Trẻ hát cùng cô.


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ…ngày…tháng…năm 2017
Thơ : Tìm ổ
1. Mục đích yêu cầu.
+ Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, đọc thuộc bài thơ “Tìm ổ”
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ
+ Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đọc thơ rõ ràng, đọc thuộc thơ
- Phát triển kỷ năng ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ cho trẻ
+ Giáo dục :
- Giáo dục trẻ yêu quí các con vật nuoi trong gia đình
- Giáo dục trẻ vâng lời cô giáo hứng thú tham gia đọc thơ
2. Chuẩn bị.
+ Đồ dùng của cô :
- Tranh nội dung bài thơ “Tìm ổ”
- Đàn óc gan ghi các bài hát “Gà trống, mèo con và cún con”
+ Đồ dùng của trẻ:
- Ghế ngồi cho trẻ
* Nội dung tích hợp : Phát triển TCXH : Hát “Gà trống, mèo con và cún con”

Phát triển nhận thức : Nhận biết tiếng kêu của các con vật
3. Tiến hành:
*1-Hoạt động 1 : ổn định, giới thiệu bài
Cô cho trẻ chơi trò chơi : “Tiếng kêu của các con vật” :
Gà trống gáy như thế nào ?
Con vịt kêu như thế nào ?
Con gà mái tìm ổ kêu như thế nào ?
Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ lần Cô giới thiệu tên bài thơ “Tìm ổ”
* Hoạt động 2:. Cô đọc thơ
- Cô đọc diễn cảm bài thơ ( Không sử dụng tranh)
- Cô đọc lần 2 sử dụng tranh minh hoạ
* Trích dẫn- Đàm thoại – Giảng giải
- Cô vừa đọc bài thơ gì ?
- Chị gà mái có vẻ đẹp như thế nào ?
Cô giảng: Chị gà mải rất đẹp có bộ lông màu trắng như bông yếm màu đỏ hoa
vông, cánh gà phồng lên như bắp chuối.( Cô chỉ cho trẻ biết yếm gà và làm động
tác cánh phồng bắp chuối cho trẻ hiểu)


+ Cô đọc trích dẫn : “Một chị gà má.... phồng bắp chuối”
- Chị gà mái tất bật tìm ổ như thế nào?
Cô giảng : Chị gà mái xăm xăm, xúi xúi ra vẻ rát là tát bật. Chạy vào chạy ra tìm ổ
quanh nhà vừa chạy vừa kêu tót..tót..tót
+ Cô trích : “Xăm xăm xúi xúi....tót tót tót”
Cô nói về nội dung bài thơ :Bài thơ đã nói về chị gà mái rất đẹp có bộ lông màu
trăng, yếm màu đổ hoa vông, cánh gà phồng như bắp chuối đang tất bật chạy vào
chạy ra tìm ổ quanh nhà vừa chạy vừa kêu tót tót tót
* Gà mái là con vật nuôi trong gia đình có rất nhiều bạn thân đáy, chúng mình
cùng hát về những ngưới bạn của gà mái nhé. Cho trẻ đứng dậy hát bài “Gà trống,
mèo con và cún con”

* Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ
Bây giờ cô cùng các con đọc bài thơ thật hay nhé
- Cả lớp đọc thơ cùng cô 2 lân
- Lần lượt từng tổ đọc thơ
- nhóm trẻ đọc thơ
- Cá nhân trẻ đọc thơ
Cô chú ý sửa sai cho trẻ những từ trẻ đọc chưa rõ
Cô hỏi lại trẻ tên bài thơ gì ?
Cho cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần nữa
Giáo dục trẻ yêu quí gà, giúp bố mẹ cho gà ăn để gà để nhiều trứng cho chúng ta
ăn. Trứng gà ăn rất ngon và giúp cho cơ thể chóng lớn
*Kết thúc Các con thấy chị gà mái có đáng yêu không? Chúng mình cùng làm chị
gà mái tìm ổ nào (Cho trẻ đứng dậy làm động tác chạy đi chạy lại vừa kêu
tót...tót..tót) rồi đi ra

Đánh giá cuối ngày:


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ…ngày…tháng…năm 2017
Thơ : Bạn mới
1. Mục đích yêu cầu.
+ Kiến thức
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ “ Bạn mới”: Tình cảm vui vẻ đoàn kết với bạn mới
đến
trường
- 70% trẻ đọc thuộc thơ (Số trẻ còn lại luyện đọc vào mọi lúc mọi nơi)
+ Kỹ năng
- Trẻ chú ý ghi nhớ , lắng nghe cô đọc thơ
- Luyện kỹ năng đọc thơ rõ ràng

+ Giáo dục
- Giáo dục trẻ chơi vui vẻ đoàn kêt, yêu quí bạn
2. Chuẩn bị.
+ Đồ dùng của cô:
- Tranh nội dung bài thơ
- Đàn óc gan có ghi các bài hát “Trường chúng cháu là trường Mầm Non ”
+ Chuẩn bị của trẻ:
- Ghế ngồi cho trẻ
+ Tích hợp: PTNT: Màu xanh. đỏ, vàng
PTTC-XH: Bài hát “Trường chúng cháu là trường Mầm Non”
3. Tiến hành.
*1-Hoạt động 1 : ổn định, giới thiệu bài
- Cô cùng trẻ hát bài hat“Trường chúng cháu là trường Mầm Non”
Trò chuyện cùng trẻ về bài hát, về tình cảm bạn bè trong lớp
Cô giới thiệu tên bài thơ “Bạn mới”
* Hoạt động 2:. Cô đọc thơ
- Cô đọc diễn cảm bài thơ ( Không sử dụng tranh)
- Cô đọc lần 2 sử dụng tranh minh hoạ
* Hoạt Động 3 : Đàm thoại – Giảng giải
- Cô vừa đọc bài thơ gì ?
- Bạn mới đến trường như thế nào ?
+ Cô trích : ”Bạn mới đến trường.....nhút nhát”
Giảng giải: Bạn mới đến trường còn nhút nhát lo sợ khi phải xa bố mẹ và người
thân...
- Em đã làm gì để giúp bạn ?
Giảng giải : Em dạy bạn hát, dỗ bạn cùng chơi vui vẻ


+ Cô trích : ”Em dạy...bạn cùng chơi”
- Cô giáo làm gì khi thấy em chơi vui với bạn?

Giảng giải : Cô cười và cô khen đoàn kết
+ Cô trích : ”Cô thấy.....khen đoàn kết”
Cô nói về nội dung bài thơ :Bạn mới đến trường lần đầu xa bố mẹ nên còn lo sợ và
nhút nhát, em đã dạy bạn hát và chơi vui vẻ với bạn nên cô giáo khen
* Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thơ
- Cả lớp đọc thơ cùng cô 2 lân
- Lần lượt từng tổ đọc thơ
- nhóm trẻ đọc thơ
- từng cá nhân trẻ đọc thơ
Cô chú ý sửa sai cho trẻ những từ trẻ đọc chưa rõ
Cô hỏi lại trẻ tên bài thơ gì ?
Cho cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần nữa
Giáo dục trẻ chơi vui vẻ đoàn kết với bạn không tranh giành đồ chơi, không xô đẩy
nhau.

Đánh giá cuối ngày:


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ…ngày…tháng…năm 2017
Giáo án thể dục: Đi trong đường hẹp
- TCVĐ: Kéo co.
1. Mục đích:
* Kiến thức:
- Trẻ biết tên vận động, biết đi đúng tư thế trong đường hẹp.
* Kỹ năng:
- Trẻ biết cách đi trong đường hẹp, khi đi không chạm vào đường kẻ. Rèn tính tập
trung, chú ý cho trẻ.
* Thái độ:
- Trẻ hứng thú khi tham gia vào vận động và trò chơi.

- Có tinh thần tập thể, tinh thần thi đua.
2. Chuẩn bị:
- Máy cát sét, băng nhạc.
- Phấn vẽ, 2 con đường hẹp.
3. Tiến hành:
* Hoạt động1: Vào bài.
- Cô trò chuyện cùng trẻ: Muốn cho cơ thể khỏe mạnh chúng ta phải làm gì? …
* Hoạt động 2: Khởi động.
- Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp với đi các kiểu chân: đi kiễng chân, nhón gót,
khom lưng, chạy nhanh, chạy chậm và về đội hình 3 hàng ngang để tập bài:
BTPTC.
* Hoạt động 3:Trọng động.
* BTPTC: Mỗi ĐT tập 3l x 8n, riêng ĐT chân.
- Động tác tay: Tay ra trước-> lên cao.
- Động tác chân: Ngồi khuỵu gối, lưng thẳng, không kiễng chân, tay đưa ra
trước.
- Động tác bụng: Chân rộng bằng vai, tay đưa cao, nghiêng người sang 2 bên.
- Động tác bật: Bật tách chụm chân.
* VĐCB: Đi trong đường hẹp.
- Cô chuyển trẻ về đội hình 2 hàng ngang đối diện.
- Cô giới thiệu vận động: Đi trong đường hẹp và làm mẫu cho trẻ thấy lần 1.
- Lần 2 cô làm mẫu kết hợp phân tích động tác: Khi có lệnh chuẩn bị cô đi về đứng
ở đầu vạch xuất phát, khi nghe hiệu lệnh bắt đầu mắt cô nhìn vào đường hẹp và
bước đi liên tục trong đường hẹp một cách khéo léo, nhẹ nhàng. Chú ý khi đi
không được dẫm chân lên vạch kẻ của đường, rồi về đứng cuối hàng.
- Mời hai trẻ lên làm thử, cho các bạn nhận xét.


- Mời trẻ 2 tổ lần lượt lên thực hiện.
- Cô chú ý bao quát và sửa sai cho trẻ.

- Cho 2 tổ thi đua xem tổ nào đi trong đường hẹp giỏi hơn, nhanh hơn, trong quá
trình trẻ thi đua cô động viên và nhắc trẻ 2 tổ hô hào để không khí sôi nổi, hào
hứng.
- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.
* TCVĐ: Kéo co.
- Cô hỏi trẻ cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
- Cô cùng tham gia chơi với trẻ.
* Hoạt động 4:Hồi tĩnh.
- Cô cho trẻ làm những chú chim bay nhẹ nhàng quanh sân trường 1 - 2 vòng.

Đánh giá cuối ngày:


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ…ngày…tháng…năm 2017
Vận động cơ bản: Bò trong đường hẹp
ĐÓN TRẺ –TRÒ CHUYỆN -ĐIỂM DANH
- Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp
- Cô trò chuyện với trẻ về bản thân và các bạn trong lớp
- Điểm danh trẻ có mặt trong ngày,báo ăn
THỂ DỤC SÁNG
Tập với bài : “ồ sao bé không lắc"
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐINH
Phát triển thể chất:
Bài tập PTC: ồ sao bé không lắc
Vận động cơ bản :Bò trong đường hẹp
Trò chơi vận động : Chim sẻ và ô tô
1. Mục đích yêu cầu.
+ Kiến thức
- Trẻ tập theo cô các động tác của bài tập phát triển chung

- Trẻ biết bò trong con đường hẹp không chạm vạch,
- Biết chơi trò chơi vận động
.+ Kỹ năng
- Luyện kỹ năng bò khéo léo
- Phát triển kỹ năng vận động
+ Giáo dục
- Giáo dục trẻ mạnh dạn hứng thú luyện tập
- không xô đẩy bạn khi chơi
2. Chuẩn bị.
+ Đồ dùng của cô:
- Giấy bi tít làm con đường hẹp
- Mô hình nhà búp bê
- Địa điểm tập bằng phẳng
+ Chuẩn bị của trẻ:
- Tâm thế trẻ vui vẻ thoải mái
- Trẻ gọn gàng
3. Tiến hành.
*-Hoạt động1: Khởi động
- Cô cho trẻ đi bình thường - nhanh dần - chạy - châm. Dần ,sau đó cho trẻ đứng
thành vòng tròn


*Hoạt động 2:Trọng động
Bài tập phát triển chung : ồ sao bé không lắc
* Động tác 1: Trẻ đứng tự nhiên 2 tay cầm 2 tai nghiêng đầu về 2 phía kết hợp lời
hát “Lắc lư các đầu nay, lắc lư cáI bđầu này”
* Động tác 2: Trẻ đứng tự nhiên 1 tay đưa thẳng về phía trước sau đó đổi tay
mình khom. Lời hát : “ ồ sao bé không lắc, ồ sao bé không lắc”
* Động tác 3: Trẻ đứng tự nhiên 2 tay chống hông nghiêng người sang 2 phía phải,
phía trái chân đứng im. Kết hợp lời bài hat : “Lắc lư cái mình này, lắc lư cái

mình này”
* Động tác 4: Như động tác 2
* Động tác 5 : Trẻ khom mình 2 tay nắm lấy 2 đầu gối , 2 đầu gối chụm vao nhau
đua sang phải sáng trái ,kết hợp lời hát “Lắc lư cái gì nay, lắc lư cái giò này”
* Động tác 6 : Như động tác 2
* Động tác 7 : Trẻ đứng tự nhiên 2 tay giơ lên cao quay một vòng , kết hợp lời hát
“ồ lá la la…ồ lá la la..”
Vận động cơ bản : Bò trong đường hẹp
- Cô làm mẫu 2 lần ( Lần 1 phân tích –lần 2 không phân tích) : Cô bò lên thăm nhà
bạn Búp bê, cô bò khéo léo không cúi đầu, thẳng lưng Đến nơi cô chào bạn búp bê
sau đó bò về chỗ
- Trẻ thực hiện : lần lượt cho từng trẻ luyện tập – từng
đôi trẻ đến từng nhóm luyện tập
Trong quá trình luyện tập cô luôn khuyến khích động
viên trẻ mạnh dạn .Bò khéo léo không chạm vào vạch,
Sau cùng cho cả lớp cùng bò một lần, cô nhắc trẻ bò khéo léo không chạm vào
vạch, không xô đẩy nhau
Trò chơi vận động: Chim sẻ và ô tô
Cô hướng dẫn cách chơi : Chim sẻ đi kiếm ăn, khi thây ô tô đi đến kêu
Bim..Bim… chim sẻ chạy nhanh về tổ
Cho trẻ chơ cùng cô 3-4 lần
* Hoạt Động 3 : Hồi tĩnh
Cho trẻ làm chim bay nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng
+ Kết thúc : cho trẻ chơi trò chơi “ Pha nước chanh”.

Đánh giá cuối ngày:


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ…ngày…tháng…năm 2017

NBTN Con hổ con voi
NDKH : Âm nhạc
I. Mục đích.
- Trẻ gọi đúng tên con vật, biết được một số đặc điểm nổi bật của con vật.
- Phát triển vốn từ cho trẻ, rèn cho trẻ nói đúng từ, nói đúng câu, nói đúng một số
từ mới: con hổ, con voi,
- Giáo dục trẻ không nên gần gũi những con vật hung dữ.
2. Chuẩn bị.
- Mô hình các con vật sống trong rừng, tranh con voi, con hổ, bài thơ, câu đố về
con voi, con hổ, tranh lô tô con hổ, con voi
3. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
*. HĐ1: Gây hứng thú.
Cô cùng trẻ đi thăm mô hình vườn bách thú, vừa đi
vừa hát bài “ một đoàn tàu”
- Trò chuyện về vườn bách thú
*. HĐ2:Nội dung.
2.1: Nhận biết con hổ con voi.
Cô cho trẻ chơi trời tối, trời sáng
- Cô giới thiệu tranh và hỏi trẻ cô có tranh vẽ về con
gì?
+ Con voi có đặc điểm gì? ( cô chỉ vào từng bộ phận
của voi để hỏi trẻ)
+ Cho trẻ tìm bài thơ, bài hát, nói về con voi
+ Cô nhận xét, tuyên dương, giáo dục
- Tương tự với tranh con hổ cũng vậy
- Cô khái quát nội dung bài
- Cô hỏi trẻ chúng là động vật sống ở đâu?
- Cô giáo dục trẻ hổ là con vật hung dữ các con cần
phải tránh xa

- Cô hỏi lại tên bài
- Cho trẻ tìm xung quanh lớp có tranh, đồ chơi con hổ,
con voi

Hoạt động của trẻ
- Trẻ đi thăm mô hình
cùng cô

- Trẻ chơi cùng cô
- Trẻ đoán tên con vật
- Trẻ nhận xét, và trả lời
- Trẻ tìm bài hát, bài thơ
về con voi
- Trẻ nhận xét về con hổ
- Trẻ nghe cô khái quát
- Trẻ trả lời
- Trẻ nói tên bài
- Trẻ tìm đồ chơi xung
quanh lớp


- Cô cho trẻ hát bài hát nói về con vật đó
2.2: TC “ Con gì biến mất”
TC “ Chọn lô tô con vật”
- Cô nhắc lại tên TC, LC, CC
- Cho trẻ chơi ( trẻ chơi cô bao quát trẻ)
*. HĐ3: Kết thúc:Cô cùng trẻ làm động voi mẹ, voi
con đi diễn xiếc

Đánh giá cuối ngày:


- Trẻ hát bài hát nói về
con vật
- Trẻ chơi 3-4 lần cùng

- Trẻ làm cùng cô


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ…ngày…tháng…năm 2017
Giáo án Tạo hình: Tô màu con voi
1. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức:+ Trẻ tô màu theo mẫu của cô, trẻ ngồi đúng tư thế, cầm bút bằng 3
ngón tay.
+ Trẻ biết tô màu hợp lý.
- Kỷ năng:Rèn kỹ năng cầm bút tô màu cho trẻ, tô không nhem ra ngoài.
- Thái độ:+ Giáo dục trẻ biết yêu quý, bảo vệ các động vật quý hiếm.
+ Chú ý, ngoan ngoãn trong học tập.
2. Chuẩn bị:
- Tranh mẫu của cô. Bút màu, vở tạo hình vẽ sẵncon voiđủ cho trẻ. Giá treo tranh,
cặptranh.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Hát và trò chuyện về chủ đề.
- Cô cho trẻ hát bài: “Chú voi con” và hỏi trẻ:
+ Các con vừa hát bài hát gì? Trong bài hát nói về con gì?
+ Chú voi sống ở đâu? Thế trong rừng ngoài chú voi ra còn có những con gì nữa?
* Hoạt động 2: Cho trẻ xem tranh mẫu và đàm thoại.
- Phòng triển lãm tranh tặng lớp mình một bức tranh rất đẹp nhưng không biết bức
tranh vẽ về con gì?
- Cho 1 trẻ lên mở ra và hỏi trẻ bức tranh vẽ về con gì?

- Các con có nhận xét gì về bức tranh?
- Đây là gì của con voi? (Đầu).
- Đầu con voi có màu gì? Còn đây là gì của con voi (Thân).
- Thân của nó có màu gì? Thân và đầu được tô màu gì? (Nâu).
- Thế đây là cái gì của voi (Chân). Có máy cái chân?
- Chân được tô màu gì? (Đen)
- Mắt voi có màu gì? Còn cái vòi.
- Các con thấy bức tranh có đẹp không?
- Các con có muốn tô màu bức tranh con voi cùng cô không?
- Muốn tô đẹp thì các con chú ý nhìn cô tô mẫu nhé.
* Cô tô mẫu:
- Muốn tô được đẹp thì trước tiên các con ngồi lưng thẳng, cầm bút bằng tay phải
và cầm bằng ba đầu ngón tay, một tay giữ giấy. Đầu và mình của con voi cô tô màu
nâu, tô từ trên xuống, tô khít nhau không để nhem ra ngoài, khi tô không được cúi
sát đầu xuống bàn sẽ bị cận, cô hướng dẫn trẻ tô hết các bộ phận của con voi.
* Hoạt động 3: Trẻ thực hiện.


- Cô phát rỗ đựng bút màu và tranh vẽ sẵn con voi cho trẻ thực hiện.
- Cô bao quát và lại bên những trẻ còn yếu nhắc nhở động viên trẻ.
- Hỏi trẻ: Con đang làm gì đây?
+ Cái gì đây? Tô màu gì?
* Hoạt động 4: Nhận xét và trưng bày sản phẩm.
- Cô treo sản phẩm của trẻ từ đẹp đến xâu.
- Cô cho trẻ nhận xét tranh của mình và của bạn. Hỏi trẻ con thích tranh nào? Vì
sao?
- Cô nhận xét lại.
* Hoạt động 5: Kết thúc:Cho trẻ cùng đọc bài đồng dao “Con vỏi con voi” và đi
treo tranh của trẻ lên góc trưng bày sản phẩm.


Đánh giá cuối ngày:


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ…ngày…tháng…năm 2017
ĐỀ TÀI:HOA HỒNG, HOA CÚC
I/MỤC ĐÍCH -YÊU CẦU:
- Kiến thức: Trẻ gọi tên và nhận biết được một số đặc điểm, đặc trưng của hoa
hồng, hoa cúc.
- Kỹ năng:- Luyện phát âm từ "Hoa hồng, Hoa cúc".
- Phân biệt được một vài đặc điểm giống và khác nhau của hoa hồng và hoa cúc.
-Giao dục:GD Giáo dục trẻ biết yêu quí và bảo vệ các loại hoa.
- Tích hợp :th
II/CHUẨN BỊ:
- Đồ dùng cô và trẻ: 2 lọ hoa 1 cắm hoa hồng, 1 cắm hoa cúc.
- 1 bó hoa gồm hoa đồng tiền và hoa mào gà.
- 2 lẵng hoa:1 có gắn nơ đỏ và 1 gắn nơ vàng.
- 2 bồn hoa có cắm sẵn các bông hoa:hoa hồng,cúc, đồng tiền,mào gà...
- Cho trẻ ngồi ghế theo hình chữ u.
III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
*Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú
- Cả lớp cùng hát bài "Màu hoa", cô và trẻ cùng trò chuyện:
- Các con ạ! Hôm nay là ngày sinh nhật của bạn Ngọc Anh đấy, cô có một món
quà để tặng bạn đây này, các con có muốn biết đó là món quà gì không?
- Cô mở hộp ra cho trẻ xem và hỏi trẻ:
- Cô có quà gì đây? (lọ hoa)
*Hoạt động 2:Quan sát cây hoa cúc, hoa hồng
* Quan sát Hoa cúc:
- Các con xem lọ hoa này cắm những loại hoa gì ?
- Đây là Hoa cúc, cùng phát âm "Hoa cúc"

- Hoa cúc có màu gì ?
- Cô chỉ vào từng đặc điểm và hỏi trẻ: đâylà gì của hoa? (cuống, lá, cánh hoa, đài
hoa...)
- Hoa cúc rất đẹp,lá hoa màu gì?
- Cánh hoa như thế nào? (cánh dài và cong, ở giữa có nhị hoa...)
* Quan sát Hoa hồng :
- Các con xem lọ hoa này có hoa gì đây? (Hoa hồng)
- Hoa hồng màu gì?
- Đây là phần gì của hoa?(cuống,lá, đài,cánh...) cuống, lá và đài hoa như thế nào?
có màu gì? (có gai, xanh)


- Cánh hoa như thế nào ? (to, tròn, cong ở giữa có nhụy...)
- Ngửi xem hoa hồng có mùi gì? (mùi thơm)
So sánh Hoa cúc và Hoa hồng:
- Cô có những hoa gì đây? (Hoa cúc, Hoa hồng)
- Các con thấy hoa cúc và hoa hồng có điểm nào giống nhau ? (đều có cuống, lá,
đài hoa, cánh hoa...đều là hoa rất đẹp).
- Thế hoa cúc và hoa hồng khác nhau như thế nào ? (Hoa hồng màu đỏ, cánh to,
thân có gai, hoa cúc màu vàng, cánh nhỏ,...)
- Ngoài hoa hồng và hoa cúc ra, cô còn có rất nhiều hoa khác để tặng bạn đấy,
chúng mình xem có những hoa gì ?
(Cô giới thiệu: đây là hoa đồng tiền, còn đây là hoa mào gà...chỉ vào từng loại hoa)
- Trẻ quan sát và gọi tên cùng cô.
- Ngoài những hoa này bạn nào còn biết những loại hoa gì nữa kể cô nghe nào!
* Hoạt động 3:* Trò chơi: "Thi hái hoa"
- Hôm nay cô mang tặng bạn Ngọc Anh lọ hoa này chắc chắn bạn sẽ rất vui, thế
các con có muốn tặng hoa mừng sinh nhật bạn không ? Ta cùng ra vườn để hái
nào!
- Cô và trẻ ra vườn hái 1 bông hoa cúc,1 bông hoa hồng cô lần lượt hỏi trẻ:

- Con hái được hoa gì?có màu gì?... (chơi vài lần rồi nhận xét).
* Trò chơi: "Cắm hoa mừng cô"
- Cô yêu cầu trẻ cắm hoa màu vàng hay màu đỏ vào lọ sau nhận xét
Giáo dục:. Muốn có nhiều loài hoa để trang trí và làm cảnh chúng mình phải làm
không bẻ cành, ngắt lá, hái hoa tươi, biết bảo vệ và chăm sóc hoa..
Kết Thúc : Nhận Xét –Tuyên Dương

Đánh giá cuối ngày:


×