ĐỀ CƯƠNG NGỮ ÂM
1, Cấu tạo từ là sự vận động trong lòng ngôn ngữ để sản sinh ra từ mới cho ngôn ngữ, nó tạo ra những đơn vị từ
vựng mới mang ý nghĩa từ vựng khác với đơn vị cũ. Vd: học – học tập – học sinh…
- GS Đỗ Hữu Châu đã định nghĩa về từ TV như sau: “Từ TV là 1 hoặc 1 số âm tiết cố định , bất biến, mang những
đặc điểm ngữ pháp nhất định tất cả ứng với 1 kiểu ý nghĩa nhất định trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu =>
với quan niệm này, GS ĐHC chỉ chấp nhận từ đơn mà ko chấp nhận từ đa tiết trong cấu tạo từ.
2, Sự khác nhau giữa từ láy và từ ghép:
*Từ ghép là từ có hơn hai tiếng (xét về cấu tạo) và các tiếng tạo nên từ ghép đều có nghĩa (xét về nghĩa). Từ ghép có
hai loại: ghép chính phụ và ghép đẳng lập.
- Trong từ ghép chính phụ, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên gọi là tiếng chính, tiếng đứng sau gọi là tiếng phụ. Từ một
tiếng chính ta có thể tạo nên vô số từ ghép.
vd: với tiếng chính là "Cá" ta có thể tạo ra vô số từ ghép: cá rô, cá lóc, cá lòng tong, cá mòi, cá sấu, ...
- Trong từ ghép đẳng lập các tiếng ngang nhau về nghĩa: áo quần, thầy cô, anh em, ...
=> Tóm lại, từ ghép là những từ mà mỗi tiếng tạo nên nó đều có nghĩa.
*Từ láy là từ tạo nên từ hơn hai tiếng, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên là tiếng gốc (thường thì tiếng gốc có nghĩa) và
tiếng đứng sau láy lại âm hoặc vần của tiếng gốc. Từ láy cũng có hai loại:
- Láy hoàn tòan: lặp lại cả âm lẫn vần của tiếng gốc (vd: đo đỏ, xanh xanh, rầm rập, ...)
- Láy bộ phận: chỉ lặp lại hoặc âm hoặc vần của tiếng gốc(vd: xanh xao, rì rào, mảnh khảnh, le te, ...)
KẾT LUẬN: Ta phân biệt được từ láy và từ ghép là dựa vào ý nghĩa và dấu hiệu: nếu các tiếng tạo nên từ mà mỗi
tiền đều có nghĩa thì đó là từ ghép, còn các tiếng tạo nên từ chỉ có tiếng đầu tiên có nghĩa hoặc tất cả các tiêng không
có nghĩa thì đó là từ láy. Chú ý: các từ râu ria, mặt mũi, máu mủ không phải là từ láy (vì mỗi tiếng đều có nghĩa) mặc
dù chúng có tiếng sau láy lại âm của tiếng trước.
3,
*Nghĩa biểu vật của từ:là sự phản ánh sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan vào ngôn ngữ. Đó là những
đoạn cắt của hiện thực nhưng ko hoàn toàn trùng với hiện thực. Nghĩa biểu vật của từ thống nhất mà ko đồng nhất
với hiện thực.
- Đặc điểm của ý nghĩa biểu vật của từ:
+ Nghĩa biểu vật của từ có tính khái quát.
+ Nghĩa biểu vật của từ phụ thuộc vào sự tổ chức hệ thống cá dơn vị từ ngữ trong 1 phạm vi ngữ nghĩa nhất
định.
*Nghĩa biểu niệm của từ: là kết quả quá trình khái quát hóa, trừu tượng hóa về các sự vật thuộc về 1 loại được từ
tên gọi.
- Đặc điểm của ý nghĩa biểu niệm của từ:…
4, Cấu trúc biểu niệm của từ: là
5,
* Hiện tượng đa nghĩa: là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối
liên hệ với nhau. Một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật , hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm (về sự vật, hiện
tượng) có trong thực tế thì từ ấy gọi là từ nhiều nghĩa.
* Phân biệt hiện tượng đa nghĩa và hiện tượng đồng âm:
- Hiện tượng đa nghĩa: là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có
mối liên hệ với nhau. Một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật , hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm (về sự vật,
hiện tượng) có trong thực tế thì từ ấy gọi là từ nhiều nghĩa. vd: Xe đạp: chỉ loại xe người đi, có 2 bánh, dùng sức
người đạp cho quay bánh. Đây là nghĩa duy nhất của từ xe đạp. Vậy từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa.
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh (thường là chữ viết giống nhau, đọc giống nhau) nhưng khác
hẳn nhau về nghĩa. Muốn hiểu được nghĩa của các từ đồng âm, cần đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ
thể. Dùng từ đồng âm để chơi chữ: Là dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây
những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.
* Phân biệt phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ:
- Phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ: là phương thức lấy tên gọi của sự vật A để gọi tên sự vật B dựa vào liên
tưởng tương đồng (giống nhau) trong tư duy. Vd: Đua chen thu cúc, xuân đào. Lựu phun lửa hạ, mai chào gió
đông.
+ Ẩn dụ cụ thể - trừu tượng: lấy đặc trưng của đối tượng cụ thể để nói về những ý nghĩa trừu tượng. vd: ấm
(nhiệt độ) - ấm (giọng nói).
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: lấy tích chất của cảm giác này để nói về cảm giác khác. vd: ngọt (vị giác) –
tiếng nói ngọt lịm (cảm giác thính giác), chua (vị giác) – người thanh chua (cảm xúc).
- Phương thức chuyển nghĩa hoán dụ: là phương thức lấy tên gọi của sự vật A để goi tên sự vật B dựa vào liên
tưởng tương cận (gần nhau) trong tư duy. Vd: Núi ko đè nổi vai vươn tới. Lá ngụy trang reo với gió đèo. “Vai
chỉ người”.
+ Lấy bộ phận thay cho toàn thể: vd: ba thu -> ba năm; có chân trong đội bóng -> tham gia đội bóng…
+ Lấy tên gọi đồ dùng thay người: vd: tiểu đội có 10 cây súng -> người cầm súng; Nguyễn Công Hoan lầ một
cây bút trào phúng…
+ Lấy tên gọi bộ phận cơ thể thay cho hoạt động: vd: mồm mép -> nói năng; miệng lưỡi -> nói năng;
Vai vế -> người có quyền thế…
+ Lấy tên gọi của vật chứa dùng để gọi vật bị chứa đựng: vd: lớp đi lđ -> các thành viên trong lớp; cả trường
náo nức -> những người làm việc trong nhà trường…
+ Lấy tên gọi của tiếng kêu, màu sắc, đặc điểm để gọi tên sự vật, hiện tượng: vd: con tu hú -> chim có tiếng
kêu tu hú; chất xám -> trí tuệ; chất cay -> rượu…
+ Lấy tên gọi của dụng cụ để gọi tên ngành hay công trình: vd: sân kháu -> nghệ thuật biểu diễn; tay cày, ty
sung -> lđ và chiến đấu; màn kịch -> 1 phần của vở kịch…
+ Lấy tên gọi của hiện tượng, tư thế để chỉ trạng thái: vd: chết -> tắt thở, nhắm mắt; đầu hàng -> cúi đầu, bó
tay, khoanh tay…
6, Quan hệ cùng trường: là tập hợp những từ có sự đồng nhất nào đó về mặt ý nghĩa. Mỗi tập hợp từ có 1 sự thống
nhất nào đó về mặt ý nghĩa gọi là 1 trường nghĩa.
=> Ý nghĩa của sự phân chia các trường nghĩa trong việc nghiên cứu quan hệ ngữ nghĩa của hệ thống từ vựng: có
thể xác lập nội dụng ngữ nghĩa của các quan hệ cú pháp…
7, *Quan hệ đồng nghĩa: là quan hệ giữa các từ trong cùng 1 trường nghĩa có ý nghĩa hoàn toàn giống nhau hoặc
gần giống nhau. Vd: căn hộ - ngôi nhà; kìm hãm – kìm kẹp; phân tán – giải tán…
Từ đồng nghĩa chia làm 2 loại chính:
+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn. Vd: phi cơ – máy bay; không phận – vùng trời; tàu hỏa – tàu lửa, xe lửa…
+ Từ gần nghĩa. Vd: học trò – học sinh; lóc – róc, đẻo; lạnh – rét…
*Quan hệ trái nghĩa: là quan hệ của những từ trong cùng 1 trường nghĩa có nét nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau.
Vd: nhanh – chậm; thông minh – ngu đần; béo – gầy; thật thà – gian trá…
Từ trái nghĩa phân làm 3 loại:
+ Những từ trái nghĩa loại trừ nhau: sống – chết; có – không; động – tĩnh; can đảm – hèn nhát…
+ Từ trái nghĩa bao hàm thang độ: đẹp – xấu; cao - thấp; yêu – ghét…
+ Từ trái nghĩa theo phương hướng: là những từ chỉ các hướng đối lập nhau, vd: vào – ra; đông – tây; trước –
sau…
8, *Thuật ngữ khoa học: là tập hợp những từ biểu thị những sựu vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất,… trong
những ngành khoa học khác nhau. Vd: phương trình, hệ số, lò nung, buồng lửa…
*Từ nghề nghiệp là tập hợp những từ được sử dụng để phục vụ các hoạt động săn xuất và hành nghề của các ngành
nghề trong nước. vd: nghề nón: chằm nón, nức vành, xây nón, ủi lá…
*Điểm giống và khác nhau của từ và thuật ngữ khoa học:
- Giống nhau: đều là tập hợp những từ được sử dụng trong cuộc sống vào những mục đích và lĩnh vực mà sử dụng
cho phù hợp.
- Khác nhau:
+ Thuật ngữ khoa học được sử dụng rộng rãi và mang tính quốc tế hơn thuận lợi cho việc giao tiếp rộng rãi. Có tính
chính xác và hệ thống cao.
+ Từ nghề nghiệp chỉ được sử dụng trong những nghề nghiệp nhất định, phạm vi sử dụng hẹp hơn. Ở mỗi ngành
nghề, mỗi quốc gia là khác nhau.
9, Từ vay mượn: là những đơn vị từ vựng mượn từ nguồn gốc của một ngôn ngữ khác để làm tăng vốn từ của 1
tiếng nói nào đó, vì một ngôn ngữ vốn dĩ không có đủ vốn từ vựng để định nghĩa cho tất cả các khái niệm và việc
chuyển ngữ từ vựng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác để là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập của một nền
văn hóa. Từ mượn xuất hiện trong một ngôn ngữ khi từ đó được nhiều người nói ngôn ngữ đó sử dụng và mang một
ý nghĩa nhất định.
*Vai trò của từ Hán Việt trong vốn từ Tiếng Việt: từ Hán Việt là những từ du nhập từ bên ngoài vào và được phát
âm theo cách của người Việt, góp phần bổ sung ý nghĩa cho những từ mà Tiếng Việt không có từ để biểu thị. Từ Hán
Việt mang sắc thái trang trọng, giẩm bớt sự khó chịu trong việc dùng từ để biểu thị.
10, *Từ địa phương là 1 sản phẩm lịch sử, sự hình thành và phát triển các hệ thống phương ngữ là do nhiều điều
kiện về lịch sử, xh quy định.
*Mối quan hệ giữa từ địa phương và từ vựng chuẩn:
- Xét trong mối tương quan với ngôn ngữ toàn dân, tiếng địa phương là 1 biến thể địa lý của ngôn ngữ toàn dân.
- Xét trong chính bản thân nó mỗi phương ngữ là 1 chỉnh thể, đó là hệ thống các yếu tố có quan hệ chặt chẽ với
nhau.
- Trong lòng mỗi phương ngữ còn có thổ ngữ, tức là những biến thể địa lý của tiếng địa phương ở những khu vực
địa lý hẹp hơn.