Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC MÔN: NGỮ DỤNG HỌC TIẾNG VIỆT (Vietnamese Pragmatics)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.41 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC
__________________________________
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
MÔN: NGỮ DỤNG HỌC TIẾNG VIỆT
(Vietnamese Pragmatics)
Chương trình đào tạo : Cử nhân Ngôn ngữ học.
Đào tạo theo nhiệm vụ chiến lược của ĐHQG Hà nội
Người biên soạn:TS Lê Đông
HÀ NỘI - 2013
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
MÔN: NGỮ DỤNG HỌC TIẾNG VIỆT
1. Thông tin về giảng viên:
- Giảng viên 1:
- Họ và tên: Lê Đông
- Chức danh, học vị: TS
- Thời gian, địa điểm làm việc:
- Địa chỉ liên hệ: Khoa Ngôn ngữ học Trường Đại học KHXH&NV
336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Email:
- Điện thoại: 0438328563
- Các hướng nghiên cứu chính
+ Các vấn đề thuộc Ngữ nghĩa – ngữ dụng;
+ Các vấn đề lý luận ngôn ngữ học;
+ Lĩnh vực giảng dạy tiếng Việt và VHVN cho người nước ngoài;
- Giảng viên 2:
- Họ và tên: Nguyễn Văn Chính
- Chức danh, học vị: PGS.TS
- Thời gian, địa điểm làm việc:
- Địa chỉ liên hệ: Khoa Ngôn ngữ học Trường Đại học KHXH&NV


336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Email:
- Điện thoại: 0915591331
- Các hướng nghiên cứu chính
+ Các vấn đề thuộc Ngữ nghĩa – ngữ dụng;
+ Các vấn đề lý luận ngôn ngữ học;
+ Lĩnh vực giảng dạy tiếng Việt và VHVN cho người nước
ngoài;
- Các giảng viên khác cùng giảng môn học này do bộ môn Lý luận ngôn ngữ
sắp xếp.
2. Thông tin về môn học
- Tên môn học: Ngữ dụng học tiếng Việt
- Mã môn học: LIN2039
- Số tín chỉ: 3
- Môn học: Bắt buộc
- Các môn học tiên quyết: Dẫn luận ngôn ngữ học
- Số giờ tín chỉ : 45 trong đó :
+ Lý thuyết : 45
+ Thực hành : 0
+ Tự học :
- Địa chỉ của khoa phụ trách môn học: Khoa Ngôn ngữ học, Tầng 3, Nhà A,
336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
3. Mục tiêu, chuẩn đầu ra môn học
3.1. Mục tiêu chung:
Môn học này nhằm giúp người học: Hiểu được đối tượng, mục đích, nhiệm
vụ, phương pháp nghiên cứu của ngữ dụng học, ý nghĩa của việc nghiên cứu
ngữ dụng học, và các hướng nghiên cứu chính trong ngữ dụng học.
- Xác định được vị trí và vai trò của ngữ dụng học trong mô hình tam phân
(kết học - nghĩa học - dụng học) và mối quan hệ của ba nhân tố này trong
nghiên cứu ngôn ngữ.

3.2. Chuẩn đầu ra môn học:
3.2.1. Chuẩn đầu ra về kiến thức:
- Hiểu được đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu của ngữ
dụng học, ý nghĩa của việc nghiên cứu ngữ dụng học, và các hướng nghiên
cứu chính trong ngữ dụng học.
- Xác định được vị trí và vai trò của ngữ dụng học trong mô hình tam phân
(kết học - nghĩa học - dụng học) và mối quan hệ của ba nhân tố này trong
nghiên cứu ngôn ngữ.
- Hiểu được những vấn đề cơ bản trong nghiên cứu ngữ dụng học như: vấn đề
quy chiếu, hiện tượng trực chỉ, hồi chỉ, hiện tượng đa thanh, hiểu thế nào là
phương pháp lập luận cũng như các qui tắc giao tiếp…
- Hiểu, phân biệt và xác định được các nghĩa hàm ẩn trong ngôn ngữ như: tiền
giả định (xác định các loại tiền giả định), hàm ẩn hội thoại (hàm ý) và hàm
nghĩa.
- Hiểu được lý thuyết hành vi ngôn ngữ; xác định và phân biệt được các kiểu
hành vi ngôn ngữ (hành động tạo lời, hành động tại lời và hành động mượn
lời).
3.2.2. Chuẩn đầu ra về kĩ năng
- Biết cách nhận diện và xác định các hiện tượng quy chiếu, trực chỉ, hồi chỉ.
Phân biệt được quy chiếu xác định và quy chiếu không xác định; phân biệt
được hiện tượng trực chỉ và hồi chỉ.
- Biết cách nhận diện và phân biệt tiền giả định, hàm ẩn hội thoại và hàm
nghĩa trong câu. Biết cách xác định và tổ chức các yếu tố tiền giả định trong
câu.
- Biết cách xác định và phân biệt các kiểu hành vi ngôn ngữ: hành động tạo
lời, hành động tại lời (gián tiếp và trực tiếp) và hành động mượn lời.
- Biết cách phân tích các hiện tượng đa thanh, cũng như nắm vững các qui tắc
được sử dụng trong giao tiếp.
3.2.3. Chuẩn đầu ra về thái độ
- Thấy được ngữ dụng học ra đời đã giải quyết được những hạn chế của ngôn

ngữ học cấu trúc hay “ ngôn ngữ học của ngôn ngữ” hiểu theo cách hiểu của
F.De Saussure. Ngữ dụng học đã chạm đến phần mà ngôn ngữ học cấu trúc
trước đó đã loại ra khỏi đối tượng nghiên cứu của mình, đó là lời nói. Thấy
được vai trò cũng như tầm quan trọng của ngữ dụng học, một phân ngành mới
của ngôn ngữ học đang được phát triển mạnh trên thế giới, trong việc nghiên
cứu ngôn ngữ nói chung và trong việc nghiên cứu tiếng Việt nói riêng.
- Thấy rõ hơn hoạt động thực hiện chức năng giao tiếp của ngôn ngữ cũng
như thấy rõ được mối quan hệ và vai trò của người sử dụng ngôn ngữ và ngữ
cảnh trong quá trình hành chức của ngôn ngữ.
4. Tóm tắt nội dung môn học
Môn Ngữ dụng học cung cấp cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ
học các kiến thức cơ bản về ngữ dụng học (đối tượng, nhiệm vụ, mục đích,
phương pháp nghiên cứu…); cung cấp các khái niệm và vấn đề cơ bản trong
nghiên cứu dụng học như: các khái niệm về quy chiếu, trực chỉ, hồi chỉ, đa
thanh, các loại nghĩa hàm ẩn trong ngôn ngữ (tiền giả định, hàm ẩn hội thoại
và hàm nghĩa), lý thuyết hành vi ngôn ngữ (lý thuyết của John L.Austin, lý
thuyết của John R.Searle…) các nhân tố giao tiếp và quy tắc giao tiếp (vấn đề
ngữ cảnh, diễn ngôn, các quy tắc về bảo tồn giá trị hữu ích, lịch sự, hợp tác
hội thoại …) Đồng thời môn học cũng trang bị cho sinh viên các kĩ năng
phưong pháp phân tích, mô tả các vấn đề dụng học trong quá trình nghiên cứu
ngôn ngữ nói chung. Bên cạnh đó, môn học còn gợi mở những hướng tiếp cận
mang tính dụng học trong việc nghiên cứu tiếng Việt nói riêng.
5. Nội dung chi tiết môn học
Bài 1: Khái lược về ngữ dụng học
1. Những hạn chế của ngôn ngữ học miêu tả đầu thế kỷ XX.
2. Sự hình thành và phát triển của Ngữ dụng học.
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của ngữ dụng học.
Bài 2: Những nhân tố cơ bản của ngữ cảnh và sự phản ánh của các nhân
tố đó vào phát ngôn
1. Quan niệm về giao tiếp ngôn ngữ xét từ góc độ ngữ dụng học

2. Phát ngôn và hành động phát ngôn
3. Ngữ cảnh và một vài nhân tố cơ bản của ngữ cảnh
Bài 3: Quy chiếu
1. Tên gọi và quy chiếu
2. Quy chiếu xác định và quy chiếu không xác định
3. Hiện tượng đồng quy chiếu
4. Những nhân tố tác động đến chiến lược lựa chọn và sử dụng các biểu
thức đồng quy chiếu
Bài 4: Trực chỉ
1. Khái niệm trực chỉ.
2. Những đặc trưng cơ bản của trực chỉ và các kiểu trực chỉ thường gặp.
3. Vai trò trung tâm của người nói trong ngữ cảnh trực chỉ
4. Phân biệt trực chỉ và hồi chỉ
Bài 5: Các nội dung hàm ẩn của phát ngôn
1. Một số hiểu biết chung về các nội dung hàm ẩn của phát ngôn
2. Tiền giả định (khái niệm, các loại tiền giả định, một số đặc trưng của
tiền giả định…)
3. Hàm ẩn hội thoại (hàm ý)
4. Hàm nghĩa
Bài 6: Các hành vi ngôn ngữ
1. Vài nét về bối cảnh chung và giới thiệu các lý thuyết hành vi ngôn ngữ
tiêu biểu
2. Câu ngữ vi và động từ ngữ vi
3. Ba kiểu hành vi cơ bản khi sử dụng ngôn ngữ.
Bài 7: Hiện tượng đa thanh
1. Đơn thanh và đa thanh
2. Lịch sử khái niệm đa thanh
3. Một số điểm cần chú ý khi phân tích các phát ngôn đa thanh
Bài 8: Quy tắc giao tiếp
1. Khái niệm về quy tắc giao tiếp

2. Các quy tắc giao tiếp
3. Ý nghĩa của các quy tắc giao tiếp
Bài 9: Lập luận
1. Khái niệm lập luận
2. Luận cứ và kết luận
3. Các phương tiện sử dụng trong lập luận
Bài 10: Tổng kết và hướng dẫn ôn tập hết môn
7. LỊCH TRÌNH TỔ CHỨC GIẢNG DẠY:
Tuần 1
HÌNH
THỨC
DẠY HỌC
NỘI DUNG
CHÍNH
YÊU CẦU
ĐỐI VỚI SINH VIÊN
GHI
CHÚ
Lý thuyết 1. Giới thiệu môn học
2. Khái lược về ngữ dụng
học.
3. Sự hình thành và phát triển
của ngữ dụng học.
4. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm
vi nghiên cứu của ngữ dụng
học
- Nắm vững được đối
tượng nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu và
các nhiệm vụ mà ngữ

dụng học phải giải
quyết
- Tìm hiểu nội dung
giảng dạy ở tuần 2
Thảo luận Thảo luận về mối quan hệ
giữa ngữ dụng học với các
phân ngành ngôn ngữ học
khác.
Tuần 2
HÌNH
THỨC
NỘI DUNG
CHÍNH
YÊU CẦU
ĐỐI VỚI SINH VIÊN
GHI
CHÚ
DẠY HỌC
Lý thuyết 1. Giao tiếp ngôn ngữ dưới
góc nhìn ngữ dụng học
2. Khái niệm ngữ cảnh
3. Vai trò của ngữ cảnh trong
việc xác định giá trị của đơn
vị ngôn ngữ.
4. Khái niệm phát ngôn
- Hiểu được vấn đề
giao tiếp ngôn ngữ từ
góc độ ngữ dụng
- Tìm hiểu nội dung
giảng dạy ở tuần 3

Thảo luận Thảo luận về ngữ cảnh, phát
ngôn
Tuần 3
HÌNH
THỨC
DẠY HỌC
NỘI DUNG
CHÍNH
YÊU CẦU
ĐỐI VỚI SINH VIÊN
GHI
CHÚ
Lý thuyết 1. Hành động phát ngôn
2. Phát ngôn và hành động
phát ngôn.
3. Ngữ cảnh là gì ?.
4. Các nhân tố cơ bản của ngữ
cảnh.
- Nắm vững được khái
niệm hành động phát
ngôn. Hiểu được ngữ
cảnh và các nhân tố tạo
thành ngữ cảnh
- Tìm hiểu nội dung
giảng dạy ở tuần 4
Thảo luận Thảo luận về các nhân tố cơ
bản của ngữ cảnh, mối quan
hệ giữa phát ngôn và ngữ cảnh
chứa nó.
Tuần 4

HÌNH NỘI DUNG YÊU CẦU GHI
THỨC
DẠY HỌC
CHÍNH ĐỐI VỚI SINH VIÊN CHÚ
Lý thuyết 1. Tên gọi và quy chiếu
2. Quy chiếu xác định và quy
chiếu không xác định.
- Hiểu rõ khái niệm quy
chiếu, mối quan hệ giữa
tên gọi và quy chiếu
- Tìm hiểu nội dung
giảng dạy ở tuần 5
Thảo luận Thảo luận quy chiếu xác định
và quy chiếu không xác định
Tuần 5
HÌNH
THỨC
DẠY HỌC
NỘI DUNG
CHÍNH
YÊU CẦU
ĐỐI VỚI SINH VIÊN
GHI
CHÚ
Lý thuyết 1. Đồng quy chiếu
2. Những nhân tố tác động
đến chiến lược lựa chọn và sử
dụng các biểu thức đồng quy
chiếu.
- Nắm vững được khái

niệm đồng quy chiếu,
những nhân tố tác động
đến chiến lược lựa chọn
và sử dụng các biểu
thức đồng quy chiếu.
- Tìm hiểu nội dung
giảng dạy ở tuần 6
Thảo luận Thảo luận về vai trò của các
nhân tố tác động đến việc lựa
chọn và sử dụng các biểu thức
đồng quy chiếu
Tuần 6
HÌNH NỘI DUNG YÊU CẦU GHI
THỨC
DẠY HỌC
CHÍNH ĐỐI VỚI SINH VIÊN CHÚ
Lý thuyết 1. Khái niệm trực chỉ
2. Những đặc trưng cơ bản
của trực chỉ và các kiểu trực
chỉ thường gặp.
3. Vai trò trung tâm của
người nói trong ngữ cảnh trực
chỉ
4. Phân biệt trực chỉ và hồi
chỉ
- Nắm vững được khái
niệm trực chỉ, những
đặc trưng cơ bản của
trực chỉ và các kiểu
trực chỉ thường gặp.

Nhận diện đúng trực
chỉ và hồi chỉ, thấy
được vai trò của người
nói trong ngữ cảnh trực
chỉ
- Tìm hiểu nội dung
giảng dạy ở tuần 7
Thảo luận Thảo luận về trực chỉ, những
đặc trưng cơ bản của trực chỉ
và các kiểu trực chỉ thường
gặp.
Tuần 7
HÌNH
THỨC
DẠY HỌC
NỘI DUNG
CHÍNH
YÊU CẦU
ĐỐI VỚI SINH VIÊN
GHI
CHÚ
Lý thuyết 1. Một số hiểu biết chung về
các nội dung hàm ẩn của phát
ngôn
2. Tiền giả định (khái niệm,
các loại tiền giả định, một số
đặc trưng của tiền giả định…)
- Hiểu được thế nào là
thông tin tường minh,
thông tin hàm ẩn, Năm

được khái niệm tiền giả
định, các dạng tiền giả
định, đặc trưng của
chúng.
- Tìm hiểu nội dung
giảng dạy ở tuần 8
Thảo luận Thảo luận về tiền giả định,
hàm ngôn, hiển ngôn
Tuần 8
HÌNH
THỨC
DẠY HỌC
NỘI DUNG
CHÍNH
YÊU CẦU
ĐỐI VỚI SINH VIÊN
GHI
CHÚ
Lý thuyết 1. Kiểm tra giữa kỳ. - Tổng hợp lại các nội
dung đã học từ tuần 1
-7.
Bài tập
Luyện kĩ
năng
Tuần 9
HÌNH
THỨC
DẠY HỌC
NỘI DUNG
CHÍNH

YÊU CẦU
ĐỐI VỚI SINH VIÊN
GHI
CHÚ
Lý thuyết 1. Giải đáp xung quanh bài
kiểm tra giữa kỳ
2. Hàm ẩn hội thoại (hàm ý).
3. Hàm nghĩa.
- Nắm vững những vấn
đề xung quanh hàm ẩn
hội thoại.
- Nhận diện được hàm
nghĩa trong phát ngôn
- Chuẩn bị một số nội
dung liên quan đến tuần
10.
Thảo luận và
Luyện kĩ
năng
Xác định hàm ẩn hội thoại và
hàm nghĩa.
Tuần 10
HÌNH
THỨC
DẠY HỌC
NỘI DUNG
CHÍNH
YÊU CẦU
ĐỐI VỚI SINH VIÊN
GHI

CHÚ
Lý thuyết 1.Vài nét về bối cảnh chung
và giới thiệu các lý thuyết
hành vi ngôn ngữ tiêu biểu
2. Câu ngữ vi và động từ ngữ
vi.
3. Ba kiểu hành vi cơ bản khi
sử dụng ngôn ngữ.
- Làm quen với các lý
thuyết hành vi ngôn
ngữ.
- Hiểu được câu ngữ vi
và động từ ngữ vi.
- Biết ba kiểu hành vi
cơ bản khi sử dụng
ngôn ngữ, phân biệt
được chúng
- Chuẩn bị một số nội
dung liên quan đến tuần
11
Thảo luận và
Luyện kĩ
năng
Xác định câu ngữ vi và động
từ ngữ vi.
Tuần 11
HÌNH
THỨC
DẠY HỌC
NỘI DUNG

CHÍNH
YÊU CẦU
ĐỐI VỚI SINH VIÊN
GHI
CHÚ
Lý thuyết 1. Đơn thanh và đa thanh.
2. Lịch sử khái niệm đa thanh.
3. Một số quan niệm của các
tác giả về đa thanh
- Nắm vững khái niệm
đa thanh/đơn thanh.
-Chuẩn bị các nội dung
sẽ thảo luận trong tuần
12
Thảo luận và
Luyện kĩ
Xác định các phạm trù ngữ
pháp.
Bước đầu áp dụng
những hiểu biết về đa
năng thanh vào bài toán ngôn
ngữ thực tế.
Tuần 12
HÌNH
THỨC
DẠY HỌC
NỘI DUNG
CHÍNH
YÊU CẦU
ĐỐI VỚI SINH VIÊN

GHI
CHÚ
Lý thuyết 1. Một số điểm cần chú ý khi
phân tích các phát ngôn đa
thanh.
2. Giao tiếp và các lý thuyết
giao tiếp.
3. Khái niệm về quy tắc giao
tiếp
- Làm quen với các lý
thuyết giao tiếp hiện
đại.
- Nắm vứng quy tắc
giao tiếp.
- Chuẩn bị nội dung
thảo luận ở tuần 13.
Thảo luận và
Luyện kĩ
năng
Tìm các điểm cần lưu ý khi
phân
tích các phát ngôn đa thanh.
- làm quen với các quy tắc
giao tiếp.
Tuần 13
HÌNH
THỨC
DẠY HỌC
NỘI DUNG
CHÍNH

YÊU CẦU
ĐỐI VỚI SINH VIÊN
GHI
CHÚ
Lý thuyết 1. Các quy tắc giao tiếp.
2. Ý nghĩa của các quy tắc
giao tiếp.
- Làm quen với việc
xác định các quy tắc
giao tiếp, thấy được ý
nghĩa của các quy tắc
này.
- Chuẩn bị nội dung
thảo luận ở tuần 13.
Thảo luận và
Luyện kĩ
năng
- Xác định các quy tắc giao
tiếp trong một số tình huống
giao tiếp cụ thể.
Tuần 14
HÌNH
THỨC
DẠY HỌC
NỘI DUNG
CHÍNH
YÊU CẦU
ĐỐI VỚI SINH VIÊN
GHI
CHÚ

Lý thuyết 1. Khái niệm lập luận.
2. Luận cứ và kết luận.
3. Các phương tiện sử dụng
trong lập luận.
- Nắm được mối quan
hệ giữa luận cứ và kết
luận.
- Nhận diện được lập
luận đồng hướng và
nghịch hướng.
- Vai trò của các
phương tiện ngôn ngữ
trong lập luận
Thảo luận và
Luyện kĩ
năng
Tập xây dựng các lập luận
theo định hướng bài học
Tuần 15
HÌNH
THỨC
DẠY HỌC
NỘI DUNG
CHÍNH
YÊU CẦU
ĐỐI VỚI SINH VIÊN
GHI
CHÚ
Lý thuyết Tổng ôn để chuẩn bị thi kết
thúc môn học.

Thảo luận và
Luyện kĩ
năng
Chuẩn bị câu hỏi xung quanh
các nội dung cụ thể của môn
học.
6. Học liệu
6.1. Học liệu bắt buộc
1. Bài giảng của giảng viên.
6.2. Học liệu tham khảo
1. Đỗ Hữu Châu. Giáo trình giản yếu về ngữ dụng học. NXB Giáo dục,
1995.
2. Đỗ Hữu Châu. Cơ sở Ngữ dụng học, Tập 1. NXB ĐHSP, 2003.
3. Đỗ Hữu Châu. Đại cương Ngôn ngữ học, Tập 2. NXB Giáo dục, 2003.
4. Nguyễn Đức Dân. Ngữ dụng học, Tập 1. NXB Giáo dục, 2000.
5. Nguyễn Thiện Giáp. Dụng học Việt ngữ. NXB ĐHQG Hà Nội, 2000.
6. George Yule. Dụng học - một số dẫn luận nghiên cứu ngôn ngữ. (Bản
dịch của Hồng Nhâm, Trúc Thanh, Ái Nguyên). NXB ĐHQG Hà Nội,
1997.
7. Austin, John L. How to do things with word. New York: Oxford
University Press, 1965.
8. Grice, Paul H. Logic and Conversation in Syntax and Semantic 3:
Speech Acts. New York: Academic Press, 1975.
9. Leech, Geoffrey N. Principles of Pragmatics. New York: Longman
Inc, 1983.
10.Levinson, Stephen C. Pragmatics, Cambridge University Press, 1983.
11.Searle, John R. Speech Acts, Cambridge University Press, 1969.
7. Chính sách đối với môn học
- Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của sinh viên được ghi trong môn học.
- Tham dự lớp học đầy đủ (không nghỉ quá 20 % số giờ).

- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp, làm và nộp bài tập đúng hạn.
- Vi phạm các qui định sẽ bị trừ điểm thành phần.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học.
8.1 Hình thức kiểm tra và trọng số
T Hình thức kiểm tra Nội dung kiểm tra Trọng số
T
1. Kiểm tra đánh giá
thường xuyên
- Tham gia lớp học, thái độ học tập.
- Công việc chuẩn bị ở nhà cho bài học
10%
2 Kiểm tra định kì - Các nội dung thông báo trước 30%
3. Thi hết môn - Các nội dung chính của môn học. 60%
Điểm môn học 100%
8.2 Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, bài kiểm tra
T
T
Loại bài tập/kiểm tra Tiêu chí đánh giá
1. Bài tập 1. Nội dung đáp ứng yêu cầu của bài tập.
2. Hình thức trình bày rõ ràng, khoa học.
3. Có bằng chứng đã làm tư liệu và đọc tài liệu.
4. Nộp đúng thời hạn.
2. Bài tập nhóm 1. Nội dung chuẩn bị đáp ứng yêu cầu của phần
tham gia thảo luận.
2. Hình thức trình bày miệng rõ ràng, khoa học.
3. Có bằng chứng đã làm tư liệu và đọc tài liệu.
4. Có bằng chứng là kết quả làm việc theo nhóm.
5. Nộp đúng thời hạn
3. Bài kiểm tra / thi Đánh giá theo yêu cầu cụ thể của đáp án
8.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập

Bài tập viết ở nhà của cá nhân
- Loại bài tập này dùng để kiểm tra sự chuẩn bị, tự nghiên cứu của sinh viên
về một vấn đề không lớn nhưng trọn vẹn theo một nội dung hoặc kiểm tra
khả năng nắm bắt, ứng dụng một cách thức phân tích nhất định.
- Hình thức thực hiện: Viết giản dị, trích dẫn hợp lệ (nếu có), không dài quá
3 trang A4).
- Ngoài ra, tuỳ loại vấn đề mà giảng viên có thể có các tiêu chí đánh giá
riêng.
Loại bài tập làm chung theo nhóm (nếu giảng viên có yêu cầu)
- Ngoài những yêu cầu như trên đây về mặt nội dung của bài tập cá nhân,
phải có thuyết minh về công việc của nhóm làm việc theo mẫu sau:
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA NHÓM
Tên của vấn đề nghiên cứu……
1) Danh sách nhóm sinh viên và các nhiệm vụ được phân công.
STT Họ và tên Nhiệm vụ được
phân công
Ghi chú
1. … …… (Nhóm trưởng)
2. … …… ……
2) Quá trình làm việc của nhóm
3) Nội dung, kết quả nghiên cứu.
Duyệt Chủ nhiệm bộ môn Giảng viên

×