Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Sự khác nhau giữa ""Xút và kiềm""

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.76 KB, 1 trang )

Có hay không sự khác nhau giữa xút và kiềm?
Câu chuyện về xút và kiềm?
Xút và kiềm đều là những chất có tính kiềm rất mạnh, đều là các chất rắn màu trắng, tên
gọi gần giống nhau như anh em sinh đôi, thường người ta hay nhầm lẫn chúng với nhau.
-Thực ra kiềm ăn da là natri hyđroxit (còn gọi là xút, công thức hóa học là NaOH)
-Còn kiềm thường là natri cacbonat (còn gọi là xôđa, công thức hóa học là Na
2
CO
3
)
Đúng là chúng có khác nhau:
Xút là một trong những kiềm mạnh nhất, có tính ăn mòn rất mạnh nên được gọi là “kiềm
ăn da” (hay xút ăn da), có thể làm da bị bỏng, làm bục giấy, vải và nếu để dung dịch xút
lâu trong bình thủy tinh, thủy tinh cũng bị ăn mòn và trên thành bình sẽ để lại vành màu
trắng. Xút là nguyên liệu rất quan trọng trong công nghiệp để sản xuất xà phòng, bông
nhân tạo, tinh luyện đá dầu, chế tạo các loại hóa phẩm…Trong công nghiệp người ta điện
phân dung dịch muối ăn bão hòa có màng ngăn xốp để sản xuất xút
Phương trình hóa học: 2NaCl + 2H
2
O → 2NaOH + H
2
↑ + Cl
2

Còn kiềm thường hay còn gọi là xôđa thuộc loại muối. Xôđa cũng có tính kiềm (muối
thủy phân) nhưng không nguy hiểm như xút. Xôđa cũng là nguyên liệu trọng yếu trong sản
xuất công nghiệp. Sản lượng xôđa hàng năm trên thế giới lớn hơn xút, một lượng lớn xôđa
dùng để chế tạo thủy tinh, xà phòng , giấy, nghề dệt và các sản phẩm công nghệ hóa học
khác. Người ta dùng muối ăn, than đá, đá vôi, không khí…để sản xuất xôđa.
Việc phân biệt xút và xôđa không khó lắm, xút thường là những khối nhỏ màu trắng, còn
xôđa có lúc kết tinh thành khối có lúc ở dạng bột kết tinh màu trắng, xút dễ chảy rữa trong


không khí như “đổ mồ hôi” còn xôđa không hề bị chảy rữa.Khi hòa tan xút vào nước, xút
tan mạnh và tỏa nhiều nhiệt, còn hòa tan xôđa cũng tỏa nhiệt nhưng không nhiều như xút.
Trong sinh hoạt hàng ngày chủ yếu dùng xôđa, ít khi dùng xút, thêm xôđa vào bánh bao
cho đỡ chua, xôđa làm cháo nhanh nhuyễn hơn, dùng xôđa để rửa tay sạch dầu…Nhưng
nếu lạm dụng xôđa sẽ làm vitamin trong thức ăn bị phá hủy, dịch vị bị trung hòa dẫn đế
khó tiêu hóa thức ăn, quần áo bị phai màu (nhất là hàng len) vì thuốc nhuộm len có tính
axit mà xôđa lại có tính kiềm…
(ST)

×