Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

bài tập học kỳ môn luật thương mại 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.65 KB, 18 trang )

Đề bài: Phân tích các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã theo quy định
của Luật Hợp tác xã năm 2012
Bài làm

A. Đặt vấn đề
Hơp tác xã mặc dù không phải là một loại hình doanh nghiệp nhưng cũng là một thương
nhân, có tư cách pháp nhân. Mô hình này xuất hiện từ khá sớm trên thế giới, bắt đầu từ thế kỷ
XIX, mà cụ thể là tại Anh vào năm 1844. Sau đó nhiều nước trên thế giới cũng phát triển mạnh
phong trào hợp tác xã và có nhu cầu hợp tác cũng như chia sẻ kinh nghiệm hợp tác giữa các
quốc gia. Tại Việt Nam, tổ chức đầu tiên mang tên Hợp tác xã ra đời vào 3/1948 tại Thái
Nguyên- hợp tác xã Thủy Tinh Dân chủ 1. Hợp tác xã rất được người lao động hưởng ứng bởi
đây là một tổ chức kinh tế mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc, khác với các loại hình doanh
nghiệp hiện nay. Do đó, Hợp tác xã được tổ chức và hoạt động trên những nguyên tắc riêng
nhất định. Đây là lý do em xin chọn đề bài 19: “Phân tích các nguyên tắc tổ chức và hoạt
động của hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012” làm bài tập học lỳ môn
Luật Thương mại 1.

B. Giải quyết vấn đề
I.

Khái quát chung

1. Một số khái niệm
Trước khi đi vào tìm hiểu cụ thể về các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hợp tác xã
theo quy định của Luật Hợp tác xã 2012, chúng ta cần tìm hiểu sơ qua về một số khái niệm như
“nguyên tắc tổ chức và hoạt động”, khái niệm “Hợp tác xã”.

a. Khái niệm nguyên tắc tổ chức và hoạt động
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động hiểu một cách chung nhất đó là những nguyên lý, những
tư tưởng chỉ đạo có tính chất then chốt, xuất phát điểm làm cơ sở cho toàn bộ quá trình tổ chức
1 />


1


và hoạt động của một tổ chức nào đó. Như vậy, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hợp tác
xã chính là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo cho toàn bộ quá trình tổ chức, hoạt động của
Hợp tác xã.

b. Khái niệm Hợp tác xã
Khái niệm Hợp tác xã đã được đề cập tại Đại hội lần thứ 31 của Liên minh Hợp tác xã
Quốc tế (được thành lập vào 18/8/1895) tổ chức tại Anh vào 9/1995. Theo đó, Hợp tác xã được
hiểu là tổ chức/ hiệp hội tự chủ của các cá nhân liên kết với nhau một cách tự nguyện nhằm đáp
ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một doanh
nghiệp được sở hữu chung và được kiểm soát một cách dân chủ.2
Trong Luật Hợp tác xã 2012, Hợp tác xã được định nghĩa là tổ chức kinh tế tập thể, đồng
sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ
lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của
thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác
xã.3
Bên cạnh khái niệm Hơp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã cũng là khái niệm được đề cập khá
nhiều trong thực tế, Luật Hợp tác xã 2012 cũng đưa ra khái niệm về Liên hiệp hợp tác xã, đó là
là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự
nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp
ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng
và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã.4

2. Những đặc điểm của Hợp tác xã
Theo như định nghĩa của Luật Hợp tác xã 2012 về Hợp tác xã,thì Hợp tác xã có một số
đặc điểm riêng biệt, khác với các loại hình doanh nghiệp.
2 “Mô hình tổ chức hợp tác xã kiểu mới góp phần xây dựng xã hội hợp tác, đoàn kết, cùng chia sẻ sự thịnh vượng và quản
lý một cách dân chủ”, Nguyễn Minh Tú, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật, 2011, trang 171

3 Khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012
4 Khoản 2 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012

2


Thứ nhất, Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể, có các thành viên là các cá nhân hoặc
tổ chức. Số lượng thành viên tối thiểu quy định là 7 và không hạn chế số lượng tối đa. Các
thành viên ở đây có nhu cầu hợp tác, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Hợp tác xã, có đơn tự
nguyện gia nhập, tán thành điều lệ, góp vốn và đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của
điều lệ.
Đặc điểm thứ hai của tổ chức kinh tế này là mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc. Điều
này thể hiện ở mục đích của Hợp tác xã là sự hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, tạo việc làm làm đáp ứng nhu cầu chung của các thành viên.
Hợp tác xã có tư cách pháp nhân là đặc điểm thứ ba. Chính vì vậy Hợp tác xã được tổ
chức và hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Trách nhiệm tài sản của Hợp
tác xã là chịu trách nhiệm bằng tài sản của Hợp tác xã. Còn trách nhiệm của thành viên Hợp tác
xã là chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào tổ chức kinh tế này.
Đặc điểm tiếp theo của Hợp tác xã là có tài sản không chia- đây là một quy định rất khác
so với các loại hình doanh nghiệp hiện nay, tài sản không chia này chỉ có ở Hợp tác xã. Hợp tác
xã thực hiện việc phân phối thu nhập cho các thành viên theo lao động, theo vốn góp và theo
mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã là đặc điểm thứ sáu. Và đặc điểm cuối cùng của Hợp
tác xã là tổ chức kinh tế này được hưởng các chính sách bảo đảm, hỗ trợ và ưu đãi của Nhà
nước.
II.

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã năm
2012
Theo tổng kết của Liên minh Hợp tác xã Quốc tế, Hợp tác xã được tổ chức và hoạt động
dựa trên 7 nguyên tắc là: thành viên tự nguyện và mở rộng; kiểm tra dân chủ bởi các thành

viên, sự tham gia kinh tế của xã viên hợp tác xã; độc lập và tự chủ; giáo dục, đào tạo và thông
tin; sự hợp tác giữa các hợp tác xã và quan tâm đến cộng đồng.5

5 “Phong trào hợp tác xã quốc tế qua gần hai thế kỷ”, Nguyễn Ty, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2002

3


Dựa trên những nguyên tắc đó, Luật Hợp tác xã 2012 của Việt Nam đã đề ra 7 nguyên tắc
tổ chức và hoạt động của Hợp tác xã ở Việt Nam phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế ở
nước ta.

1. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi hợp tác xã. Hợp
tác xã tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp hợp tác xã. (Khoản 1 Điều 7 Luật
Hợp tác xã 2012)
Mục đích thành lập và hoạt động của Hợp tác xã trước hết là nhằm giúp đỡ, hỗ trợ hoạt
động sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ của những người lao động, của các hội gia đình, của
các pháp nhân ở thành thị và nông thôn có những hạn chế về vốn, tư liệu sản xuất và tài sản,
đất đai. Sự giúp đỡ, hỗ trợ của các hợp tác xã có tác dụng cải thiện các điều kiện sống và làm
việc của người lao động, bảo đảm nâng cao mức sống cũng như an sinh xã hội cho các cá nhân,
hội gia đình và các pháp nhân.6
Sự hiệu quả của phương thức sản xuất, kinh doanh tập thể trong Hợp tác xã, những ưu
việt của hoạt động giúp đỡ, tương trợ của Hợp tác xã với quá trình sản xuấ, kinh doanh của các
cá nhân, hộ gia đình hoặc các pháp nhân tạo ra sức hút đối với người lao động, các hộ gia đình
và các pháp nhân.7 Những chủ thể này sẽ tự quyết định việc có nên tham gia vào Hợp tác xã
hay không. Tuy nhiên, bên cạnh đó, khi đang là thành viên Hợp tác xã, nếu cảm thấy hiệu quả
kinh tế- xã hội mà Hợp tác xã mang lại không như mong muốn hoặc không có nhu cầu hợp tác,
sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Hợp tác xã nữa, họ có quyền ra khỏi Hợp tác xã. Đây là một
trong những quyền hoàn toàn chính đáng của người lao động, hộ gia đình và các pháp nhân.
Chúng ta có thể thấy sự gia nhập tự nguyện của các thành viên Hợp tác xã qua rất nhiều

Hợp tác xã ở nước ta, điển hình là Hợp tác xã Thạnh Phước ở ấp Đông Thuận, xã Đông Thạnh,
huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Hợp tác xã này được thành lập từ 13/12/1999, ban đầu là
16 thành viên cùng có nhu cầu thành lập tổ chức kinh tế này, mỗi thành viên đóng góp từ
600.000 đồng trở lên và vốn điều lệ ban đầu là 20.000.000đồng. Sau đó, thấy được sự hiệu quả
của Hợp tác xã khi đầu tư phát triển kinh tế từ cây chanh không hạt, rất nhiều hộ nông dân đã
6 7 Giáo trình “ Luật Thương mại Việt Nam”, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Tư pháp, 2017, trang 342
7

4


tự nguyện làm đơn, gia nhập Hợp tác xã này, và đến 2016, số thành viên của Hợp tác xã Thạnh
Phước là 84.8 Ngay từ khi thành lập, cho đến năm 2016, tất cả các thành viên của Hợp tác xã
Thanh Phước đều tự nguyện thành lập, gia nhập tổ chức này mà không bị ép buộc bởi bất kỳ
chủ thể nào. Hay như một vụ việc diễn ra vào năm 2010 ở Hợp tác xã Vận tải du lịch là một
thành viên của Hợp tác xã này làm đơn xin ra khỏi Hợp tác xã và xin rút vốn góp là chiếc xe
Matiz vì không có nhu cầu sử dụng dịch vụ nữa.9
Cũng tương tự như việc tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi Hợp tác xã, các Hợp tác xã
thành viên cũng phải tự nguyện thành lập, gia nhập và ra khỏi Liên hiệp Hợp tác xã. Ở đây,
phải có sự thể hiện ý chí của chính các Hợp tác xã là sự tự nguyện, chứ không phải là bị bắt
buộc, bị ép buộc từ bất kỳ chủ thể nào khác. Điển hình là Liên hiệp Hợp tác xã Liên Thành
thành lập năm 2011 với sự tự nguyện muốn cùng nhau hợp tác của 5 Hợp tác xã là Hợp tác xã
Kim Thanh, Hợp tác xã nấm An Hải Đông, Hợp tác xã Nhơn Phước, Hợp tác xã Song Phước và
Hợp tác xã rau Túy Loan. 10 Chính với sự tự nguyện hợp tác, mà cho đến nay, Liên hiệp Hợp tác
xã này đã có được vị thế vững trên thị trường. Hoặc như Liên hiệp Hợp tác xã Nông nghiệp
Châu Thành, từ 17 Hợp tác xã thành viên ban đầu, sau 4 năm hoạt động, giảm xuống còn 8
Hợp tác xã thành viên. 9 hợp tác xã thành viên của Liên hiệp Hợp tác xã Nông nghiệp Châu
Thành đã tự nguyện ra khỏi Liên hiệp Hợp tác xã này vì không còn nhu cầu sử dụng chanh
không hạt chứ không hề bị bất cứ ai ép buộc.11
Như vậy, qua những sự kiện thực tế trong rất nhiều vụ việc đang diễn ra hằng ngày, hằng

giờ ở các Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã chúng ta có thể thấy việc gia nhập, ra khỏi Hợp tác
xã, Liên hiệp Hợp tác xã hoàn toàn là do chính người lao động, các hộ gia đình, các pháp nhân;
Hợp tác xã thành viên tự nguyện quyết định. Các cơ quan nhà nước hay cá nhân, tổ chức khác
đều không có quyền ép buộc người lao động, pháp nhân, hộ gia đình; Hợp tác xã thành viên gia
nhập hay ra khỏi hợp tác xã. Nếu có sự vi phạm nguyên tắc tự nguyện này, sẽ bị xử lý.
8 />9 />10 />11 />
5


2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kết nạp rộng rãi thành viên, hợp tác xã thành viên.
(Khoản 2 Điều 7 Luật Hợp tác xã 2012)
Xuất phát từ mục đích hoạt động cũng như đặc điểm của Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác
xã chỉ giới hạn thành viên tối thiểu mà không quy định giới hạn thành viên tối đa nên nguyên
tắc thứ hai trong tổ chức và hoạt động của Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã là sự kết nạp rộng
rãi thành viên của mình. Trong Hiến pháp, Bộ Luật Lao động, chúng ta đã ghi nhận rất rõ
quyền có việc làm và thu nhập tương xứng với sức lao động đã bỏ ra, quyền được mưu cầu
hạnh phúc là một quyền chính đáng của con người, của mỗi công dân. Và Hợp tác xã là tổ chức
kinh tế của những người lao động, của các hộ gia đình, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có những
khó khăn về vấn đề vốn, tài sản,… nên việc kết nạp rộng rãi thành viên mà không bị giới hạn
bởi giới tính, địa vị xã hội, chủng tộc, dân tộc hay tôn giáo. Người lao động từ đủ 18 tuổi trở
lên, nếu có vốn, có tài sản, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không đang chịu trách nhiệm
hình sự, không bị tước quyền công dân, không bị tập trung cải tạo, giáo dục, không bị cấm đảm
nhiệm chức vụ theo quyết định của Tòa án trong các vụ phá sản hoặc chống tham nhũng; các
hộ gia đình, các pháp nhân, nếu hiểu rõ và chấp nhận điều lệ, nội quy của hợp tác xã, có
nguyện vọng được tham gia sản xuất, kinh doanh theo phương thức tập thể, thì đều có thể được
hợp tác xã kết nạp làm thành viên hợp tác xã.
Như Hợp tác xã chè Vĩnh Tân (Tuyên Quang) được thành lập vào năm 2013, ban đầu chỉ
có 26 thành viên tham gia, nhưng sau 4 năm hoạt động, đến năm 2017, số lượng thành viên của
Hợp tác xã này đã lên đến hơn 100 thành viên. 12 Hay Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành
phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) từ ngày thành lập cho đến nay, số lượng Hợp tác xã thành

viên càng ngày càng tăng lên.Việc Hợp tác xã và Liên hiệp Hợp tác xã kết nạp rộng rãi các chủ
thể đủ điều kiện là thành viên có tác dụng thu hút được nhiều nguồn lực từ xã hội cho sự ổn
định, vững mạnh và phát triển liên tục của Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã.

12 />
6


3. Thành viên, hợp tác xã thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ
thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên
hiệp hợp tác xã; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản
xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định
của điều lệ. (Khoản 3 Điều 7 Luật Hợp tác xã 2012)
Đây là một trong những nguyên tắc thể hiện sự bình đẳng của các thành viên khi tham gia
vào Hợp tác xã và Liên hiệp Hợp tác xã. Là một tổ chức kinh tế vừa đối nhân vừa đối vốn, Hợp
tác xã và Liên hiệp Hợp tác xã rất quan tâm đến các thành viên và Hợp tác xã thành viên muốn
gia nhập vào tổ chức kinh tế này. Chính vì vậy Hợp tác xã và Liên hiệp Hợp tác xã vừa phân
phối thu nhập theo số vốn của mỗi thành viên đã đóng góp, lao động họ đã làm được và mức độ
họ sử dụng dịch vụ. Chế độ quản lý nội bộ Hợp tác xã được thực hiện bởi cơ chế dân chủ rộng
lớn nhất trong số các loại hình tổ chức kinh tế trong nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành
viên Hợp tác xã và Hợp tác xã thành viên có quyền bình đẳng, có quyền biểu quyết ngang
nhau, mỗi thành viên có một phiếu biểu quyết mà không phụ thuộc vào số vốn góp của mỗi
thành viên trong việc quyết định các vấn đề về tổ chức, quản lý và hoạt động của Hợp tác xã.
Điển hình là hợp tác xã nuôi ong Phong Thổ, ban đầu chỉ là sự hợp tác của 25 thành viên,
với số lượng là 4000 đàn ong, nhưng chất lượng mật ong chưa cao vì mật bị nhiễm
Carnendazim do các chủ nuôi ong cho ong ăn nguồn thức ăn không rõ nguồn gốc. Trước thực
trạng đó, Hợp tác xã đã họp và đưa ra nhiều ý kiến, giải pháp khắc phục. Cuối cùng, các thành
viên đều quyết định thực hiện chăn nuôi ong theo chuẩn Vietgap để đảm bảo chất lượng sản
phẩm.13 Tại cuộc họp, mỗi thành viên của Hợp tác xã Phong Thổ đưa ra các ý kiến khác nhau
cho vấn đề này và mỗi một thành viên mang một phiếu biểu quyết, thành viên nào cũng như

thành viên nào, không có sự thiên vị cho bất cứ ai.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên đóng góp sáng kiến, vật lực, năng lực cũng
như khả năng của họ vào quá trình sản xuất, kinh doanh tập thể, Hợp tác xã và Liên hiệp Hợp
tác xã có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất,
kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định trong điều lệ.
13
/>
7


Điều này, đã được các Hợp tác xã và Liên hiệp Hợp tác xã thực hiện rất đầy đủ. Vì dụ như ở
Hợp tác xã bò sữa Evergrowth (Sóc Trăng), việc lập các báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động
kinh doanh,… đều được thực hiện đúng, đủ, kịp thời làm cơ sở đáng tin cậy để báo cáo về trên
cũng như cho bà con xã viên. Cán bộ lỹ thuật cũng thường xuyên thực hiện nghiêm túc và đầy
đủ trách nhiệm của mình để đảm bảo chất lượng đàn bò và các sản phẩm sữa của Hợp tác xã. 14

4. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước
pháp luật. (Khoản 4 Điều 7 Luật Hợp tác xã 2012)
Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể có tư cách pháp nhân trong nền kinh tế nhiều
thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường. Nhà nước xây dựng những chính sách và hệ thống
pháp luật tạo thuận lợi và khuyến khích các Hợp tác xã tự chủ và năng động trong hoạt động
đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh tập thể, đem lại các lợi ích thiết thực và hiệu quả kinh tế
cao cho tập thể cũng như trong mỗi thành viên của Hợp tác xã, đóng góp ngày càng tăng cho
ngân sách nhà nước, cải thiện đời sống và môi trường sống của cộng đồng dân cư.
Hầu như tất cả các Hợp tác xã ở nước ta đều có sự năng động, chủ động trong hoạt động
sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, mức độ năng động của mỗi Hợp tác xã là khác nhau. Ví dụ
như Hợp tác xã Sản xuất và dịch vụ Sông Lam là đơn vị năng động trong cơ chế thị trường,
hoạt động đa dạng nhiều ngành nghề gồm: Sửa chữa tàu thuyền, chế biến hải sản, xây dựng các
công trình giao thông, thuỷ lợi và dân dụng, sửa chữa cơ khí, ga ra ô tô, kinh doanh xăng dầu,
kinh doanh nhà hàng ăn uống, liên kết xuất khẩu lao động,... góp phần mang lại hiệu quả kinh

tế cao và đóng góp khá lớn cho ngân sách Nhà nước.15
Bên cạnh việc được hưởng các điều kiện thuận lợi cho việc tự chủ trong sản xuất, kinh
doanh, các Hợp tác xã cũng phải tự chịu trách nhiệm về các hoạt động sản xuất, kinh doanh,
làm dịch vụ của mình trước Nhà nước và trước pháp luật. Điều đó có nghĩa là Hợp tác xã có
quyền tự do, tự chủ trong sản xuất, kinh doanh nhưng đồng thời cũng phải hoạt động trên cơ sở
và trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật. Hợp tác xã không được sản xuất, kinh doanh
những ngành nghề bị pháp luật nghiêm cấm, không được trốn lậu thuế, không được tìm kiếm
lợi nhuận bằng mọi giá, không được làm ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của người tiêu dùng
14 />15 />
8


cũng như của toàn xã hội. Nếu vi phạm pháp luật về hành chính về kinh tế,... Hợp tác xã phải
chịu trách nhiệm vật chất và hành chính trước các cơ quan tài phán tòa án và trọng tài kinh tế.
Điển hình là vụ việc Hợp tác xã Điện năng Nga Thanh báo tụt doanh thu để trốn thuế từ năm
2010 đến 30/06/2016. Đơn vị này báo tụt doanh thu 967 triệu đồng để không phải đóng 96,7
triệu đồng tiền thuế giá trị gia tăng. Ngay sau đó, sự việc đã bị phát hiện, đã bị xử lý bởi cơ
quan có thẩm quyền và đến nay Hợp tác xã này đã giải thể, ngừng hoạt động. 16

5. Thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có trách nhiệm thực
hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ. Thu nhập của hợp tác
xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ
của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành
viên đối với hợp tác xã tạo việc làm. (Khoản 5 Điều 7 Luật Hợp tác xã 2012)
Hợp tác xã kết nạp một cách rộng rãi người lao động các hộ gia đình và các pháp nhân
làm thành viên của hợp tác xã, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, năng lực kinh tế,
… của họ, nếu họ thỏa mãn một số điều kiện nhất định và chấp nhận điều lệ, nội quy, quy chế
của hợp tác xã. Do đó khi đã trở thành thành viên của Hợp tác xã mọi người lao động, các hộ
gia đình và các pháp nhân có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện các cam kết các hợp đồng dịch
vụ đã ký kết với tác xã và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong điều lệ, nội quy của hợp

tác xã. Điều đó bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanh tập thể của hợp tác xã được phát
triển đúng hướng, Hợp tác xã được tiếp thêm các nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu
theo những định hướng và kế hoạch đã đề ra
Trong Hợp tác xã, các khoản thu nhập, lợi nhuận có được từ nhiều nguồn khác nhau: từ
việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa, từ việc cung cấp các dịch vụ cho các thành
viên và các hộ gia đình, các pháp nhiên là thành viên Hợp tác xã. Do vậy, nếu các thành viên
hợp tác xã thực hiện được nhiều ngày công lao động với năng suất, chất lượng cao, sản xuất ra
nhiều hàng hóa, sản phẩm, sử dụng nhiều dịch vụ cho hợp tác xã cung ứng như bán giống cây
trồng, vật nuôi, bán phân bón, thuốc trừ sâu, cung cấp điện, nước,… thì càng đóng góp phần
tăng thu nhập và lợi nhuận cho Hợp tác xã. Từ đó thu nhập và lợi nhuận của Hợp tác xã sẽ
16 />
9


được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm dịch vụ của các thành viên, theo khoản
vốn và họ đã đóng góp vào Hợp tác xã và theo công sức lao động mà các thành viên đóng góp
vào Hợp tác xã tạo việc làm.
Như ở Hợp tác xã bò sữa Evergrowth (Sóc Trăng) hoạt động từ năm 2008, đến 2016 lợi
nhuận của Hợp tác xã đạt 18 tỷ đồng, trong đó 60% lợi nhuận được chia lại cho nông dân. Đặc
biệt là người dân được hưởng lợi nhuận từ 50- 75% từ việc nuôi bò sữa, sau khi quyết toán tài
chính, hội viên được chia lại một lần nữa tùy theo mức độ sử dụng sữa. 17

6. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên,
hợp tác xã thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác
xã và thông tin về bản chất, lợi ích của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. (Khoản 6 Điều 7
Luật Hợp tác xã 2012)
Một đặc điểm thể hiện tính xã hội và nhân văn sâu sắc của Hợp tác xã làm cho mô hình
Hợp tác xã khác hẳn với loại hình doanh nghiệp khác là ngoài việc thực hiện việc sản xuất,
kinh doanh theo phương thức tập thể để tạo được thu nhập và lợi nhuận Hợp tác xã còn rất
quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục, đào tạo chuyên môn và bồi dưỡng

nghiệp vụ cũng như cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần cho các thành viên Hợp tác xã và
cộng đồng dân cư.
Về vấn đề bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, chúng ta có thể thấy một thực tế có
thật ở Hợp tác xã chè Minh Thu. Hợp tác xã này đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ
chức các lớp tập huấn về cách trồng, chăm sóc, chế biến và bảo quản sản phẩm trà theo tiêu
chuẩn VietGap, tổ chức tuyên truyền nâng cao ý thức cho các thành viên Hợp tác xã về tầm
quan trọng của việc gìn giữ, phát triển vùng chè đặc sản Tân Cương. Sau khi được tham gia các
lớp tập huấn, hầu hết các thành viên đã tiếp thu kiến thức, khắc phục được những hạn chế mà
trước đây vẫn sản xuất theo phương pháp thủ công như sao sấy, vò chè bằng tay. Từ đó, từng
bước làm ra những sản phẩm trà sạch, an toàn để được người tiêu dùng quan tâm, đặt hàng sử
dụng18.
17 />18 />
10


Bên cạnh đó, nhiều hợp tác xã đã xây dựng nhà văn hóa, thư viện, lớp mẫu giáo, trung
tâm giáo dục thể thao, hệ thống điện, nước, truyền thanh,… để cải thiện đời sống văn hóa, tinh
thần cho các thành viên và cộng đồng dân cư tại địa phương. Nhiều Hợp tác xã cũng đã sử
dụng các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ sở văn hóa, giáo dục ở địa phương và của
Hợp tác xã để thông tin, tuyên truyền rộng rãi trong dân cư về bản chất tính ưu việt của phương
thức sản xuất, kinh doanh tập thể của Hợp tác xã để thu hút thêm người lao động, các hộ gia
đình và các doanh nghiệp khác và Hợp tác xã.
Điển hình là ở Đắk Nông, Hợp tác xã Nông nghiệp Tân Quý (xã Đạo Nghĩa) đã làm được
2km đường giao thông nông thôn cho xóm, xây dựng 1 nhà văn hóa thôn, sân bóng thuộc
Chương trình xây dưng Nông thôn mới, đảm nhận việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt cho
các xã Đạo Nghĩa, Nghĩa Thắng, Đắk Sin với gần 4000 hộ dân, doanh nghiệp, đơn vị. 19 Hợp tác
xã Tân Quý đã góp phần chăm lo phát triển bền vững đời sống cộng đồng dân cư.
7. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên,
hợp tác xã thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào hợp tác xã trên
quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế. (Khoản 7 Điều 7 Luật Hợp tác xã 2012)

Hợp tác xã là mô hình tổ chức kinh tế rất phù hợp với năng lực và nguyện vọng của nhiều
người lao động, nhiều hộ gia đình và nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành thị và nông thôn.
Các Hợp tác xã cũng đã và đang có những đóng góp ngày càng to lớn vào việc xây dựng và
phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Tuy vậy các địa phương, các vùng trong một nước và mỗi nước lại có những điều kiện
kinh tế- xã hội riêng, trình độ nhận thức và kinh nghiệm của các thành viên Hợp tác xã trong
việc tổ chức điều hành hoạt động của Hợp tác xã cũng rất khác nhau, nên phong trào Hợp tác
xã ở các địa phương, các vùng, các quốc gia không thể giống nhau. Các kinh nghiệm tốt, các
thành công điển hình tiên tiến trong việc tổ chức hoạt động của hợp tác xã ở các địa phương,
các vùng, các nước cần được phổ biến rộng rãi và chia sẻ những cách thường xuyên liên tục.
Do vậy việc chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên Hợp tác xã và Hợp tác với nhau
19 />
11


nhằm phát triển phong trào Hợp tác xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế là
nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của các Hợp tác xã.
Trong giai đoạn mới, nếu phong trào Hợp tác xã ở Việt Nam tiếp tục thực hiện được đầy
đủ và đúng đắn 7 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hợp tác xã nêu trên chắc chắn các Hợp
tác xã hội Việt Nam sẽ ngày càng ổn định và phát triển sâu rộng, góp phần tích cực và ngày
càng to lớn vào quá trình tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho các hộ gia
đình, các doanh nghiệp thành viên và cải thiện ngày càng tốt hơn các điều kiện sống và làm
việc cho các thành viên Hợp tác xã cũng như đóng góp ngày càng to lớn và sự nghiệp phát triển
kinh tế- xã hội của đất nước.
III.

Một số nhận xét

1. Những điểm khác biệt của Hợp tác xã so với Doanh nghiệp trên cơ sở những nguyên tắc

tổ chức và hoạt động của Hợp tác xã
Từ những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hợp tác xã được quy định tại Điều 7 Luật
Hợp tác xã 2012, chúng ta có thể thấy Hợp tác xã có những điểm khác biệt cơ bản so với
Doanh nghiệp. Trước hết là về điều kiện gia nhập, rút khỏi Hợp tác xã. Nếu như đối với Hợp
tác xã, các thành viên có thể tự nguyện gia nhập Hợp tác xã khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ,
sản phẩm của Hợp tác xã hoặc rút khỏi Hợp tác xã khi không còn nhu cầu sử dụng sản phẩm
của Hợp tác xã một cách tự nguyện thì với Doanh nghiệp, khi muốn là thành viên của Doanh
nghiệp, cần phải đáp ứng đủ một số điều kiện. Ví dụ như trường hợp thành viên hợp danh của
một Công ty hợp danh, sẽ không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hay thành viên hợp danh
của Công ty hợp danh khác trừ khi được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại. 20 Hoặc
với Doanh nghiệp tư nhân thì chủ Doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh
doanh, thành viên công ty hợp danh. 21 Như vậy, có nghĩa là khi muốn tham gia vào một một
loại hình doanh nghiệp nào đó, chủ thể ngoài việc đáp ứng những yêu cầu tối thiểu như độ tuổi,
năng lực hành vi dân sự,… thì còn phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định. Điều này hoàn
toàn khác với Hợp tác xã. Thành viên Hợp tác xã chỉ cần muốn tham gia, có nhu cầu tham gia
20 Khoản 1 Điều 175 Luật Doanh nghiệp 2014
21 Khoản 3 Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014

12


là hoàn toàn có thể trở thành thành viên Hợp tác xã, ngay cả khi họ đang là chủ Doanh nghiệp
tư nhân hay thành viên công ty hợp danh.
Tương tự, với việc ra khỏi Hợp tác xã cũng vậy, trong khi các thành viên Hợp tác xã có
thể tự nguyện ra khỏi Hợp tác xã khi không còn nhu cầu sử dụng dịch vụ, sản phẩm, chỉ việc
làm đơn xin ra khỏi Hợp tác xã và có thể rút vốn của mình một cách tự nguyện thì ở Doanh
nghiệp lại khác. Điển hình là ở Công ty hợp danh. Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi
công ty chỉ khi được Hội đồng thành viên chấp thuận, khi đã được chấp thuận, thành viên đó
phải thopng báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất là 6 tháng trước ngày rút vốn và chỉ
được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã

được thông qua.22 Như vậy, các thành viên công ty khi muốn ra khỏi Công ty sẽ có rất nhiều
điều kiện ràng buộc, và phải thỏa mãn những điều kiện đó, họ mới có thể ra khỏi công ty.
Điểm khác biệt thứ hai chính là sự bình đẳng giữa các thành viên của Hợp tác xã. Trong
Hợp tác xã, các thành viên có quyền bình đẳng ngang nhau, mỗi người có một phiếu biểu quyết
như nhau mà không căn cứ vào tỷ lệ vốn góp. Nhưng với Doanh nghiệp thì lại khác, thành viên
Doanh nghiệp có quyền biểu quyết như thế nào phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ vốn góp. Chúng ta
có thể thấy ở mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên thì nghị quyết của Hội
đồng thành viên được thông qua tại cuôc họp phải được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số
vốn góp của các thành viên dự họp tán thành trừ trường hợp có quy định khác. 23 Hoặc như vấn
đề quyền được chia lợi nhuận của các thành viên Hợp tác xã, chủ yếu dựa vào nhu cầu sử dụng
dịch vụ, sản phẩm; công sức đóng góp của các thành viên và cuối cùng mới là chia theo tỷ lệ
vốn góp, nhưng ở Doanh nghiệp thì hoàn toàn khác. Doanh nghiệp chia lợi nhuận cho các
thành viên chủ yếu dựa vào tỷ lệ vốn góp. Ví dụ như với công ty hợp danh, thành viên hợp
danh được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vón góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ
công ty.24 Như vậy, chúng ta có thể thấy Hợp tác xã là tổ chức kinh tế đối nhân, chứ không đối
vốn như các doanh nghiệp, chính điều đó đã thể hiện tính xã hội và nhân văn sâu sắc của tổ
chức kinh tế này.
22 Khoản 2 Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2014
23 Điểm a Khoản 3 Điều 60 Luật Doanh nghiệp 2014
24 Điểm e Khoản 1 Điều 176 Luật Doanh nghiệp 2014

13


2. Những điểm mới về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hợp tác xã theo Luật Hợp tác
xã 2012 so với Luật hợp tác xã 2003
So với Luật Hợp tác xã 2003, Luật Hợp tác xã 2012 riêng về phần quy định các nguyên
tắc tổ chức có một số điểm mới. Trước hết là về số lượng các nguyên tắc, Luật Hợp tác xã 2003
chỉ đưa ra 4 nguyên tắc, trong khi đó Luật Hợp tác xã đã bổ sung thêm 3 nguyên tắc quan trọng
là nhằm thu hút thành viên tự nguyện tham gia Hợp tác xã cũng như quy định thêm về trách

nhiệm Hợp tác xã mà Luật Hợp tác xã 2003 không đề cập đến.
Khoản 2 Điều 7 Luật Hợp tác xã đã bổ sung thêm điều khoản về việc kết nạp rộng rãi
thành viên và Hợp tác xã thành viên. Với quy định này, cơ chế mở, không có bất cứ sự hạn chế
nào cho các thành viên, người không phải là thành viên những có nhu cầu tham gia Hợp tác xã.
Quy định này thể hiện bản chất của Hợp tác xã là phục vụ cộng đồng, nhằm thu hút đông đảo
các thành viên tham gia vào Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã. Việc này nhằm tăng cường
nguồn lực, tăng thị trường cho hợp tác xã tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển và hội nhập.
Một điểm mới nữa của Luật Hợp tác xã 2012 chính là ở khoản 5 Điều 7 quy định thành
viên có trách nhiệm “thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ”; về phân phối lợi nhuận. Điều
này đã làm tăng thêm tính đối nhân của Hợp tác xã, nó cũng thể hiện trách nhiệm, sự ràng buộc
về kinh tế của thành viên hợp tác xã, cụ thể hơn là về việc giao dịch kinh tế hay nói cách khác
thành viên phải cam kết sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bằng
hợp đồng. Điều đó có nghĩa, thành viên đó phải có thỏa thuận về phân phối thu nhập sau khi
thực hiện hợp đồng. Về phân phối lợi nhuận quy định rõ hơn là phân phối chủ yếu theo mức độ
sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc công sức lao động đóng góp của thành viên.
Trong quy định của Luật Hợp tác xã 2012 cũng đã bổ sung thêm quy định về trách nhiệm
hợp tác xã phải quan tâm, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và thông tin đối với thành viên và lao
động đã góp phần nâng cao năng lực, trình độ, hiểu biết của các thành viên hợp tác xã tại khoản
6 Điều 7. Nguyên tắc này đã thể hiện được sự nhân văn sâu sắc của mô hình Hợp tác xã. Thực
tế, các thành viên Hợp tác xã thu thường là những con người có vị thế yếu trên thị trường, số
lượng đông đảo, chủ yếu là nông dân do đó trình độ chưa cao, hiểu biết về thị trường còn ít,

14


năng lực quản lý kém vì vậy cần thường xuyên được đào tạo giúp thành viên hợp tác xã thích
nghi với nền kinh tế thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh

C. Kết thúc vấn đề
Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế đã xuất hiện từ rất lâu và cho đến hiện nay, nó vẫn tồn

tại với vị thế rất bền vững trong xã hội. Ngày càng có nhiều Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã
được thành lập bởi mọi người nhận thấy tính ưu việt của nó, đặc biệt là trong điều kiện đất
nước ta đang hiện nay. Đây cũng là một trong những mô hình có rất nhiều điểm khác biệt so
với các loại hình doanh nghiệp. Chính vì vậy, xây dựng những nguyên tắc tổ chức và hoạt động
của Hợp tác xã như trong Luật Hợp tác 2012 là rất đúng đắn, phù hợp.
Trên đây là toàn bộ bài viết của em. Với trình độ kiến thức còn nhiều hạn hẹp, kinh
nghiệm còn ít, nên chưa thể đi sâu phân tích một cách toàn diện triệt để vấn đề và trong bài làm
còn có nhiều sai sót. Em rất mong nhận được những góp ý, nhận xét, sửa chữa của thầy cô để
giúp em có thể hoàn thiện kiến thức hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

15


D. Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản tư pháp,
2017
2. “Mô hình tổ chức hợp tác xã kiểu mới góp phần xây dựng xã hội hợp tác, đoàn kết, cùng chia
sẻ sự thịnh vượng và quản lý một cách dân chủ”, Nguyễn Minh Tú, Nhà xuất bản Khoa học và
Kỹ Thuật, 2011
3. “Phong trào hợp tác xã quốc tế qua gần hai thế kỷ”, Nguyễn Ty, Nhà xuất bản Chính trị quốc

4.
5.
6.
7.


gia, 2002
Luật Hợp tác xã 2003

Luật Hợp tác xã 2012
Luật Doanh nghiệp 2014
Một số trang web:
/>
bao-gio-1003740.html
• />
• />• />• />• />• />
• />•



Evergrowth-Soc-Trang-tim-huong-di-dung.html
/> /> /> />
16


• />
17


18



×