Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Để dạy học đạt hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.63 KB, 3 trang )

Dạy học hiệu quả
Để tiết dạy học đạt hiệu quả, người giáo viên phải:
1. NHIỆT TÌNH:
Sử dụng cử chỉ, điệu bộ để thu hút sự chú ý và hứng thú của học sinh
• Nói có hồn và diễn cảm
• Đi lại hoặc cử động trong khi giảng
• Có điệu bộ (bàn tay, cánh tay) thích hợp, không kể những cử chỉ, điệu bộ do
thói
quen cá nhân làm xao lãng sự tập trung của học sinh
• Duy trì sự giao tiếp bằng mắt với học sinh
• Đi lại trong lớp
• Không đọc lại bài giảng y nguyên như trong tài liệu, giáo trình
• Mỉm cười trong khi giảng
2. PHƯƠNG PHÁP:
Cách giải thích hoặc làm rõ khái niệm, nguyên lý
• Mỗi khái niệm có một vài ví dụ
• Dùng các ví dụ cụ thể hàng ngày (trong đời sống) để giải thích khái niệm và
nguyên lý
• Định nghĩa thuật ngữ mới
• Lặp lại vài lần các ý khó
• Nhấn mạnh những điểm quan trọng bằng cách dừng lại, nói chậm, lên giọng
.v.v.
• Sử dụng đồ thị, biểu đồ để minh họa vấn đề đang trình bày
• Chỉ ra những ứng dụng thực tế của khái niệm
• Trả lời các câu hỏi của học sinh một cách đầy đủ và cẩn thận
• Gợi ý cách ghi nhớ những khái niệm phức tạp
• Viết những từ khoá lên bảng hoặc phim trong
• Giải thích chủ đề chính theo cách nói thông dụng
3. TƯƠNG TÁC:
Các kỹ thuật dùng để cổ vũ sự tham gia của học sinh trong lớp
• Khuyến khích học sinh đưa ra các câu hỏi, nhận xét trong lớp học


• Tránh phê phán trực tiếp học sinh khi họ có lỗi
• Khen ngợi những ý tưởng hay của học sinh
• Đặt câu hỏi cho học sinh cụ thể
• Đặt câu hỏi cho cả lớp
• Kết hợp (đưa) ý tưởng của học sinh vào bài giảng
• Đưa ra những thách thức để khuyến khích ý tưởng mới
• Dùng nhiều phương tiện và hoạt động khác nhau trong lớp
• Có đặt câu hỏi mang tính chất gợi ý, định hướng
• Lắng nghe và trả lời các ý kiến đóng góp của học sinh
Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Giáo dục chuyên nghiệp
4. TỔ CHỨC:
Phương pháp tổ chức hoặc cấu trúc bài giảng
• Dùng các đề mục, chỉ mục để tổ chức bài giảng
• Viết dàn bài lên bảng hoặc phim trong
• Chuyển ý, chuyển chủ đề một cách rõ ràng và hấp dẫn
• Cho học sinh cái nhìn khái quát khi bắt đầu bài mới
• Giải thích vì sao từng chủ đề phù hợp với toàn bộ khoá học
• Bắt đầu bài mới bằng cách ôn lại những nội dung đã học có liên quan
• Thường xuyên tóm tắt các ý đã giảng
5. NHỊP ĐỘ:
Tốc độ trình bày thông tin, sử dụng thời gian hiệu quả
• Hiếm khi bị lạc đề
• Trình bày được hết nội dung bài giảng (không bị cháy giáo án)
• Trước khi đi tiếp sang một vấn đề tiếp theo, đặt câu hỏi để kiểm tra mức độ
hiểu
vấn đề trước đó của học sinh
• Vẫn bám sát nội dung bài học khi trả lời các câu hỏi của học sinh
6. RÕ RÀNG TRONG CÔNG VIỆC:
Sự rõ ràng đối với các yêu cầu của khoá học và tiêu chuẩn xếp hạng
• Khuyên học sinh cách chuẩn bị cho bài kiểm tra

• Cung cấp mẫu câu hỏi kiểm tra
• Nói cho học sinh cụ thể những yêu cầu cần có cho bài kiểm tra, tiểu luận, bài thi
• Nêu rõ mục tiêu của mỗi buổi học
• Nhắc nhở học sinh ngày kiểm tra hoặc thời hạn nộp bài
• Nêu lên mục tiêu của toàn khoá học
7. CÁCH NÓI:
Những đặc điểm ngôn ngữ phù hợp với dạy học trên lớp
• Âm lượng thích hợp
• Giọng nói rõ ràng
• Tốc độ nói vừa phải
• Thỉnh thoảng im lặng trong khi giảng để học sinh “ngấm”
• Tránh dùngnhững từ đệm như “à”, “ư”.
8. QUAN HỆ:
Mức độ thân thiết trong quan hệ cá nhân giữa thầy và trò
• Gọi tên học sinh khi hỏi, trao đổi
• Thông báo những dịp trao đổi ngoài giờ học
• Sẵn sàng giúp đỡ học sinh khi có vướng mắc
• Chấp nhận những quan điểm khác biệt
• Trò chuyện với học sinh trước hoặc sau giờ học
• Chấp nhận sự đa dạng ở học sinh cũng như sự đa dạng về đặc điểm văn hoá
của họ
Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Giáo dục chuyên nghiệp
9. THỰC TẾ:
Gắn kết giữa nội dung, sự tiến triển của khoá học với thực tiễn
• Dạy khái niệm và kỹ năng nhỏ, cụ thể thông qua những tình huống lớn, thực tế
• Tích hợp các tài liệu (ví dụ, trường hợp, tương tự) từ “thế giới thực” _ thực tiễn
• Liên hệ giữa các khái niệm và kỹ năng học tập với kinh nghiệm của người học
• Hướng dẫn cho người học cách liên hệ với các nguồn tài liệu và chuyên gia bên
ngoài trong phạm vi môn học
• Tạo cơ hội cho người học áp dụng việc học vào thế giới bên ngoài

• Tạo cơ hội cho người học mang những kiến thức học được từ bên ngoài vào lớp
10. HƯỚNG VÀO NGƯỜI HỌC:
Tập trung cao độ vào việc học và sự thành thạo của học sinh
• Tập trung vào kết quả hoạt động học và sự phát triển, chứ không phải nội dung
dạy
học
• Thông báo đầy đủ các đánh giá trước, trong, và khi kết thúc quá trình học tập
• Có gợi ý cho học sinh khám phá và xây dựng kiến thức
• Học sinh có một số điều khiển đối với quá trình học tập của mình
• Khuyến khích lối học tập tích cực, học tập cộng tác, học tập hợp tác
• Giáo viên chủ yếu là người thiết kế và huấn luyện
• Giáo viên và học sinh cùng làm việc trong một nhóm khi phù hợp
• Người học được chủ động thực hiện việc học tập của bản thân
• Khuyến khích người học bằng cách hỗ trợ họ phát triển năng lực bản thân
11. LINH HOẠT:
Thoáng. Nhìn nhận và tiếp cận tài liệu dưới nhiều góc độ, nhiều cách khác nhau
sao
cho phù hợp nhất với môn học
• Dạy học có tác động tới nhiều kiểu học tập khác nhau
• Cẩn thận đối với những quan điểm chủ quan trong khối kiến thức của môn học
• Đánh giá cao óc tò mò khám phá, đưa ra nhiều hướng đi khác nhau của học
sinh
• Sẵn sàng để học sinh chịu trách nhiệm đối với việc học của mình khi cần thiết
12. LÃNH ĐẠO :
Thái độ công dân gương mẫu, là người thận trọng và tôn trọng sự đa dạng (trong
văn
hoá)
• Mẫu mực và yêu cầu học viên có thái độ thích hợp cho việc dạy và học
• Mẫu mực trong cách tiếp cận các ý tưởng, khái niệm và tài liệu
• Đưa ra những đòi hỏi phù hợp với tất cả các mức năng lực của người học

• Thể hiện sự tôn trọng đối với tính đa dạng và yêu cầu lớp học cũng có một thái
độ
tương tự
__________________

×