Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Báo cáo về an toàn điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.33 KB, 8 trang )

I, Khái niện chung về an toàn điện
- Điện là nguồn năng lượng cơ bản trong các công xưởng, xí
nghiệp, trong cuôc sống từ nông thôn đến thành thị. Số người tiếp
xúc với điện ngày càng nhiều nên việc thiếu hiểu biết về an toàn
điện có thể gây ra tai nạn. Vì vậy vấn đề an toàn điện đang trở
thành một trong những vấn đề quan trọng của công tác bảo vệ
lao động.
- Khi dòng điện chạy qua cơ thể người, nó sẽ gây nên những hậu
quả sinh học làm ảnh hưởng tới các chức năng thần kinh, tuần
hoàn, hô hấp hoặc gây phỏng cho người bị tai nạn nặng hơn có
thể gây tử vong.
+Trường hợp dòng điện có thể làm chết người:
- Trường hợp chung: khoảng 100[mA].
- Có trường hợp chỉ khoảng (5 - 10)[mA] đã làm chết người (tuỳ
thuộc điều kiện nơi xảy ra tai nạn và trạng thái sức khoẻ của
nạn nhân)
II, Các vấn đề trong an toàn điện
1, Hình thức chạm điện
1.1/Chạm trực tiếp
- Xảy ra khi người tiếp xúc với dây dẫn trần mang điện trong tình
trạng bình thường.
+Do vô tình,không phải do công việc yêu cầu tiếp xúc.
+Do công việc yêu cầu tiếp xúc với dây dẫn.
+Đóng điện lúc đang tiến hành sửa chữa, kiểm tra.
1.2/Chạm gián tiếp:
-Xảy ra khi chạm vào bộ phận kim loại của thiết bị bị chạm vỏ
+xảy ra khi người chạm vào vật xuất hiện điện áp bất ngờ do hư hỏng cách điện.
+Lúc thiết bị không được nối đất
+Lúc thiết bị có nối đất.
2. Các nguyên nhân xảy ra tai nạn điện
* Phần lớn các trường hợp bị điện giật là do chạm phải vật dẫn


điện hoặc vật có điện áp xuất hiện bất ngờ và thường xảy ra đối
với người không có chuyên môn về điện.
-Vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp, trạm biến
áp
-Không thực hiện các nguyên tắc an toàn
điện khi sửa chữa điện.
-Chạm trực tiếp
vào vật có điện.
-Đến gần dây dẫn có điện bị đứt chạm mặt đất.


- Do trình độ tổ chức,quản ly công tác lắp đặt,xây dựng,sửa chữa
chưa tốt.
- Do vi phạm quy trình kỹ thuật an toàn điện, không đóng điện khi
có người đang sửa chữa, (quên đóng cầu dao tiếp đất an toàn),
thao tác vận hành thiết bị điện không đúng quy trình.
- Sửa chữa điện không cắt nguồn điện ,không sử dụng dụng cụ
bảo vệ an toàn điện khi sử chữa thiết bị điện.
- Chạm trược tiếp vào vật dẫn điện
- Sử dụng các đồ dùng điện bị rò điện ra vỏ (vỏ kim loại)
- Sử dụng lại các thiết điện bị han gỉ, nứt vỡ không an toàn điện.
- Chạm trực tiếp vào dây dẫn điện trần không bọc cách điện hoặc
dây dẫn hở cách điện.
3.Các nguy hiểm của điện

3.1/Điện giật
a. Mô tả:
- Điện giật: là hiện tượng kích thích vật lý xảy ra khi dòng điện
chạy qua cơ thể con người. Dòng điện chạy trong cơ thể như thế
nào phụ thuộc vào điện trở của đường mà nó chạy qua. Chấn

thương do điện giật thường thì được xác định ở vùng mà dòng
điện đi qua với một giá trị đủ lớn gọi là dòng điện điện giật.Triệu
chứng bị điện giật bao gồm ngứa ngáy, xúc động mạnh, co bóp
dữ dội, rối loạn nhịp tim, phá hủy mô. Phá huỷ mô được xem như
do 2 nguyên nhân:
- Bỏng: là dòng điện gây ra bỏng hầu hết ở độ 3 do bỏng xảy ra từ
bên trong cơ thể. Dòng điện gây bỏng có thể đặc biệt nghiêm
trọng khi ảnh hưởng đến các cơ quan bên trong.
- Phá huỷ thành tế bào: Cường độ điện trường cao làm mở rộng tế
bào chân lông. Từ đó cho phép các ion chạy tự do xuyên qua
màng tế bào làm tế bào chết.
b. Các nhân tố ảnh hưởng
Nhiều nhân tố ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của điện giật. Những
nhân tố này bao gồm trạng thái cơ thể, mức độ phản ứng của nạn nhân, đường đi
của dòng điện, thời gian duy trì dòng điện, độ lớn dòng điện, tần số dòng điện, điện
áp dòng điện gây ra điện giật.
3.2/ Phóng điện
Sự giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng do sự đánh thủng chất
cách điện như là không khí. Sự phóng điện xảy ra do nhiều lý do:
• Khi điện áp giữa 2 điểm của không khí tăng cao. Điều đó xảy ra khi quá áp do sét
đánh hoặc do đóng cắt.




Khi 2 tiếp điểm có dòng điện đi qua lớn. Điểm tiếp xúc cuối cùng bị quá nhiệt phát
sinh phóng điện.

3.3/ Nổ điện
Khi xảy ra phóng điện không khí bị đun nóng dẫn đến áp suất đột ngột tăng nhanh

xảy ra nổ điện.
3.4/ Tác hại của dòng điện đối với cơ thể con người:
Dòng điện chạy qua cơ thể người sẽ gây ra những tác động về nhiệt, điện phân và
sinh lý. Trong đó tác động sinh lý gây sự kích thích các tổ chức tế bào kèm theo sự
co giật các cơ bắp, trong đó đặc biệt quan trọng là cơ tim và cơ phổi, gây tổn
thương cơ thể sống hoặc làm ngưng trệ cơ quan hô hấp và tuần hoàn. Tuỳ theo giá
trị dòng điện đi qua cơ thể mà có tác động khác nhau. Người ta chia ra 3 mức độ
dòng điện kích thích là: dòng điện cảm giác, dòng điện co giật (hay còn gọi là dòng
điện tự buông), dòng điện rung tim.
a. Dòng điện cảm giác: Là dòng điện chạy qua cơ thể gây kích thích mà con người
cảm nhận được nhưng chưa gây nguy hiểm cho cơ thể. Theo qui định quốc tế
ngưỡng cảm giác là 0,5mA.
b. Dòng điện co giật (dòng điện tự buông): Là dòng điện chạy qua cơ thể gây co giật
và vẫn còn có thể tự buông tay ra khỏi vật mang điện. Theo qui định quốc tế
ngưỡng tự buông là 10mA.
c. Dòng điện rung tim: Là dòng điện chạy qua cơ thể gây rung tim. Theo qui định
quốc tế ngưỡng rung tim như sau:
Thời gian
Dòng điện
ngưỡng

10ms
500mA

100ms
400mA

1s
50mA


3s
40mA

3.5/ Các yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn điện giật:
Mức độ tai nạn điện phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Điện trở của người;
Loại và trị số dòng điện;
Thời gian dòng điện qua người;
Đường đi của dòng điện qua cơ thể người;
Tần số dòng điện;
Ảnh hưởng của điện áp.
a.Điện trở con người (Rng):
Điện trở con người có thể thay đổi từ 1.000 đến 100.000 Ω (đo khi U =
15V đến 20V). Độ ẩm của da ảnh hường đến Rng hoặc độ dày của lớp
da. Da có thể chia thành 4 lớp tính từ ngoài vào: Lớp sừng, lớp da, da
da non, lớp mỡ.


Khi diện tích da tiếp xúc vào vật dẫn điện càng lớn thì Rng càng nhỏ.
Cụ thể như sau:
Diện tích da tiếp xúc = 8cm2 thì Rng = 7.000 Ω
Diện tích da tiếp xúc = 24cm2 thì Rng = 3.300 Ω
Diện tích da tiếp xúc = 400cm2 thì Rng = 1.000 Ω
Thời gian tác dụng dòng điện qua người càng lâu thì Rng càng giảm do
da sẽ bị đốt nóng, cháy.
Dòng điện ảnh hưởng đến Rng: Khi có dòng điện qua người thì da bị đốt
nóng, mồ hôi thoát ra làm Rng giảm xuống.
Điện áp rất ảnh hưởng đến Rng: Bởi vì ngoài hiện tượng điện phân còn
có hiện tượng chọc thủng. Với da mỏng hiện tượng chọc thủng đã có
thể xuất hiện ở điện áp 10 đến 30V. Khi điện áp lớn hơn 250V hiện

tượng chọc thủng xuất hiện rõ ràng tương đương với người bị tróc hết
lớp da ngoài.
Các yếu tố sinh lý và môi trường xung quanh: Điện trở của nam nữ, già
trẻ, người mập, ốm đều khác nhau và khả năng chịu đựng mỗi người
khác nhau.
b. Loại và trị số dòng điện:
Thực nghiệm người ta đã đo được tác hại của dòng điện như sau:
Dòng
Tác dụng của dòng điện xoay
Tác dụng của dòng
điện(mA)
chiều 50 đến 60Hz
điện một chiều
0,6 - 1,5
Bắt đầu tê ngón tay
Không có cảm giác
2-3
Ngón tay tê mạnh
Không có cảm giác
5–7
Bắp thịt co lại và rung
Đau như kim châm,
thấy nóng
8 – 10
Tay đã khó rời vật mang điện,
Nóng tăng lên
ngón tay, khớp tay lòng bàn
tay thấy đau
20 – 25
Tay không rời được vật mang Nóng tăng lên, thịt co

điện, đau, khó thở
quắp lại nhưng chưa
mạnh
20 – 80
Khố thở, tim bắt đầu đập
Nóng mạnh, bắp thịt
mạnh
co rút, khó thở
90 - 100
Thở bị tê liệt, kéo dài 3 giây
Thở bị tê liệt
tim có thể ngừng đập

Qua bảng trên cho thấy dòng điện qua người càng lớn thì càng nguy hiểm.
Dòng điện bắt đầu gây nguy hiểm cho con người là 20 đến 25mA đối với xoay
chiều và 50 đến 80mA đối với một chiều. Làm chết người là 100mA
Từ đó, hiện nay với dòng điện xoay chiều 50 đến 60Hz, trị số dòng điện an toàn
bằng 10mA.


c. Thời gian dòng điện qua người:
Thời gian tác dụng càng lâu thì Rng càng giảm bởi vì lớp da bị nóng lên và lớp
sừng của da bị chọc thủng càng nhiều. Khi đó dòng điện qua người càng tăng lên.
Ngoài ra lưu ý rằng, trong một chu kỳ co dãn của tim kéo dài khoảng 1 giây, trong
một chu kỳ có 0,1 giây tim nghỉ làm việc (giữa trạng thấy tim co và dãn) và thời
điểm này tim rất nhạy cảm với dòng điện.
d. Đường đi của dòng điện qua cơ thể người:
Đường đi của dòng điện qua người quyết định nhiều đến tính mạng con người, cụ
thể như sau:
TT

Đường đi của dòng điện
Phân lượng dòng điện tổng
qua tim (%)
1
Từ chân qua chân
0,4
2
Từ tay trái qua chân
3,7
3
Tay qua tay
3,3
4
Tay phải qua chân
6,7
5
Đầu qua chân
6,8
e. Tần số điện giật:
Khi tần số f tăng thì Rng tăng theo sẽ nguy hiểm, nhưng thực tế cho thấy tần số
càng cao sự nguy hiểm càng thấp.
Tần số nguy hiểm đến con người là 50 đến 60Hz, các tần số cao hơn hoặc thấp hơn
trị số trên thì mức độ nguy hiểm giảm xuống. Bởi vì, ở tần số đó (50 -:- 60Hz) các
tế bào con người bị kích thích nhiều
f. Ảnh hưởng của điện áp:
Điện áp không chỉ ảnh hưởng đến trị số dòng điện. Điện áp còn
làm thay đổi Rng. Điện áp hạ áp có thể tạo thành các vết bỏng
trên da nơi tiếp xúc với điện. Các vết bỏng do điện hình thành bởi
tác động nhiệt. Vết bỏng là các chấm trắng hay đen, có khi cháy
thành than. Tại vết bỏng điện trở của da tiến tới 0, nên dẫn điện

tốt.
Ở điện áp bé hơn 50V ít khi có vết bỏng; ở điện áp 220V thường
tạo thành vết cả khi thời gian tiếp xúc với điện áp ngắn hơn 1
giây. Với điện áp lớn hơn 700V, da thường bị đánh thủng rất
nhanh.
Đối với điện cao áp (6kV, 10kV, 35kV, 110kV…) tai nạn do điện
cao áp gây ra rất ít xảy ra trường hợp ngừng tim, tê liệt hô hấp
bởi vì điện áp cao dòng điện xuất hiện trước khi người chạm vào
dây điện. Nạn nhân chưa chạm vào dây điện thì hồ quang đã phát


sinh và dòng điện qua người lớn đến vài A, nhưng dòng điện qua
người chỉ vài % của giây. Với thời gian dòng điện qua người rất
ngắn nên rất ít khi ngừng tim, tê liệt hô hấp.
Tuy vậy không thể kết luận điện áp cao không gây nguy hiểm, vì
dòng điện lớn qua người thời gian ngắn nhưng sẽ đốt cháy cơ thể
nghiêm trọng làm chết người.
III. Biện pháp phòng chống tai nạn điện
1.Không đưa vật dụng, thanh kim loại đến gần hoặc chạm vào
đường dây đang có điện, đặc biệt là đường dây có điện áp cao gây
phóng điện rất nguy hiểm.
2. Không xây cất cơi nới nhà cửa, công trình phía dưới hoặc gần
đường dây dẫn điện.
3. Không trồng cây, chặt cây gần đường dây điện, trạm điện cao
áp có nguy cơ ngã đổ vào đường dây, trạm điện.
4. Không chạm vào thiết bị đang có điện trong nhà như: Áp tô
mát, Cầu dao, ổ cắm, cầu chì…các thiết bị này phải có nắp đậy,
dây dẫn điện trong nhà phải có bọc cách điện và không bị bong
tróc. Tiết diện dây dẫn điện phải phù hợp với công suất của phụ
tải.

5. Không sử dụng dây điện, thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà
có chất lượng kém, vì các thiết bị điện này dễ bị chạm chập, rò
điện ra vỏ gây điện giật chết người.
6. Không mắc, gá dây dẫn điện trực tiếp lên các kết cấu dẫn điện,
cây xanh hoặc trụ tạm bợ; dây dẫn quá thấp gây nguy hiểm cho
cộng đồng.
7. Không sử dụng điện để đánh bắt thuỷ sản, cài bẫy chống trộm
bảo vệ tài sản, hoa màu.
8. Không đào đất gần móng cột điện gây khả năng lún, sụt móng
cột;
9. Không thả diều, quăng, ném, bắn các vật dẫn điện hay bất kỳ
vật gì lên đường dây điện,
10. Khi phát hiện trụ điện ngã hoặc dây điện đứt rơi xuống đất
người phát hiện không được đến gần và phải cấp báo cho mọi
người xung quanh biết, tìm cách lập rào chắn và báo ngay cho
Trực vận hành điện của Điện lực sở tại để có biện pháp xử lý thích
hợp.
11.Không dùng điện để bắt cá, giăng dây điện làm phương tiện
bảo vệ tài sản hoặc dùng làm bẫy chuột bảo vệ hoa màu vì rất dễ
gây tai nạn chết người.


12. Nghiêm chỉnh sử dụng đồ bảo hộ khi tiếp xúc với nguồn điện
mạnh.
13. Khi sửa chữa trong nhà cần ngắt cầu giao điện trước khi sửa
chữa.
14. Sử dụng bút thử điện hoặc các thiết bị để kiểm tra trước đề
phòng điện dò rỉ.
15.Khi tiếp xúc với điện không để người, chân, tay bị ướt.
16. Trong tất cả các thiết bị đóng mở điện như công tắc điện, ổ

cắm điện, biến trở của các thiết bị phải che kín những bộ phận
dẫn điện. Các bảng phân phối điện và cầu dao điện phải đặt trong
các hộp tủ kín, bằng kim loại, có dây tiếp đất và phải có khoá
hoặc then cài chắc chắn. Phải ghi rõ điện áp sử dụng ở các cửa tủ
chứa phân phối điện.
17.Để trẻ em tránh xa ổ điện hay những nơi đang sửa chữa điện.
( thông tư số 31/2014/TT-BCT: Quy trình chi tiết một số nội dung
về ăn toàn điện)
IV.Cấp cứu nạn nhân khi bị điện giật
a.Cách di người bị điện giất với dòng điện
- Khi phát hiện người bị điện giật phải nhanh chóng tìm cách tách
người bị nạn ra khỏi nguồn điện bằng cách:
Ngắt thiết bị đóng cắt điện (cầu dao, CB) hoặc rút phích cắm, cầu
chì….
Nếu không cắt được nguồn điện có thể sử dụng:
+ Kìm cách điện, búa, rìu, dao ... cán bằng gỗ để cắt, chặt đứt
dây điện.
+ Dùng vật cách điện (cây khô, sào nhựa…) tách dây điện ra
khỏi người bị nạn (chú ý người cấp cứu phải đứng trên vật cách
điện).
b. Phương pháp cấp cứu
1. Để người bị nạn nằm ngửa, nới rộng quần áo, thắt lưng, đặt đầu
người bị nạn hơi ngửa ra phía sau.
2. Người cứu đứng hoặc quỳ bên cạnh người bị nạn, đặt chéo hai
bàn tay lên ngực trái (vị trí tim) của người bị nạn rồi dùng cả sức
mạnh thân người ấn nhanh, mạnh, làm lồng ngực người bị nạn
nén xuống 3 đến 4 cm. Sau khoảng 1/3 giây thì buông tay ra để
lồng ngực người bị nạn trở lại bình thường. Làm như vậy khoảng
60 lần/phút.



3. Đồng thời với động tác ép tim, phải có người thứ 2 để hà hơi:
Tốt nhất là có miếng gạc hoặc khăn mùi soa đặt lên miệng người
bị nạn, người cứu ngồi bên cạnh đầu lấy một tay bịt mũi người bị
nạn, tay kia giữ cho miệng người bị nạn há ra hít thật mạnh để lấy
nhiều không khí vào phổi rồi ghé sát miệng người bị nạn mà thổi
vào lồng ngực phồng lên (hoặc bịt miệng để thổi vào mũi người bị
nạn khi không thổi vào miệng được) hà hơi cho người bị nạn từ 14
đến 16 lần/phút.
- Điều quan trọng là kết hợp 2 động tác nhịp nhàng với nhau.
Cách phối hợp đó là: cứ 1 lần thổi ngạt thì làm động tác xoa bóp
(ép) tim 4 nhịp (phù hợp với mỗi nhịp thở khoảng 4 giây và mỗi
nhịp đập của tim là 1 giây). Làm liên tục cho đến khi người bị nạn
tự thở được hoặc có ý kiến quyết định của y, bác sỹ mới thôi.
-Nếu chỉ có một người cứu thì có thể làm như sau: lần lượt thay
đổi động tác, cứ 2 đến 3 lần thổi ngạt thì lại chuyển sang 4 đến 6
lần ấn vào lồng ngực.
*Nên nhớ rằng việc cấp cứu người bị điện giật là công việc khẩn
cấp, càng nhanh chóng càng tốt. Phải hết sức bình tĩnh và kiên trì
để cứu. Chỉ được phép cho là người bị nạn đã chết khi thấy bị vỡ
sọ, bị cháy toàn thân.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×