Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

TIẾNG NGHỆ TRONG THƠ PHAN QUANG PHÓNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.79 KB, 24 trang )

PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngôn ngữ là di sản văn hóa vô giá của con người từ xưa cho tới nay. Giữ gìn
và phát triển sự trong sáng của Tiếng Việt là giữ gìn và phát triển một nền văn hóa
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đất nước Việt Nam, với hơn 4000 năm dựng
nước và giữ nước, trải qua bao thăng trầm, bao biến cố của lịch sử, nhưng có
những giá trị vẫn không thể bị xóa nhòa, không thể bị đổi thay. Tiếng Việt- thứ
ngôn ngữ máu thịt của mỗi chúng ta- là minh chứng hùng hồn cho điều đó.
Điều đầu tiên khi nhắc đến Tiếng Việt đó chính là sự phong phú, đa dạng
nhưng không kém phần phức tạp. Tiếng Việt không phải là một thực thể nhất dạng
mà luôn luôn biến đổi uyển chuyển với nhiều sắc thái địa phương khác nhau. Từ
Trung du miền Bắc Bộ cho tới tận cùng đất mũi Cà Mau là sự đa dạng của nhiều
sắc thái Tiếng Việt, cái mà các nhà ngôn ngữ học gọi là Phương ngữ. Phương ngữ
tiếng Việt được chia thành ba vùng phương ngữ tương ứng là Phương ngữ Bắc,
Phương ngữ Trung, Phương ngữ Nam.
Miền Trung là một dải đất hẹp nối liền hai miền Tổ quốc. Trên dải đất ấy,
nếu có cơ hội được ghé thăm, được tiếp xúc, giao lưu với những con người nơi đây,
chúng ta sẽ thấy được cái sự đa dạng, sự khác nhau về “chất giọng” của mỗi người.
Mỗi địa danh là một ấn tượng riêng biệt, khó có thể hòa lẫn được. Riêng với vùng
đất sông Lam núi Hồng, một vùng đất địa linh nhân kiệt, thì “chất giọng” nơi đây
cũng mang hơi thở của những ngọn gió Lào bỏng rát, mùi mặn của muối biển xa
xăm trộn lẫn với cái khắc khổ nhưng không kém phần lạc quan, yêu đời trên ánh
mắt của những người lao động “một nắng hai sương” vật lộn với cuộc sống để mưu
sinh.


Phan Quang Phóng, một người con sỉnh ra ở mảnh đất Nghệ Tĩnh đầy nắng
gió ấy, với tình yêu nồng nàn với mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình, đã viết nên
những bài thơ đậm chất con người xứ Nghệ. Chất Nghệ đã ăn sâu trong con người
và in dấu đậm nét trong những bài thơ của anh, điều này thể hiện rất rõ trong 2 bài
thơ: “Bi hài chuyện làm du xứ Nghệ”, và “Mệ dặn”. Sử dụng ngôn ngữ quê nhà


(tiếng Nghệ) làm chất liệu sáng tác là nét đặc trưng trong thơ Phan Quang Phóng,
làm nên sức hấp dẫn, thú vị khi đọc thơ của Phan Quang Phóng. Tuy nhiên, vì chỉ
là một người viết thơ nghiệp dư nên cho đến nay chưa có một sự nghiên cứu, khảo
sát nào đi sâu phân tích về những đặc sắc trong thơ của Phan Quang Phóng.
Vì những lí do trên, người viết chọn đề tài Tiếng Nghệ trong hai bài thơ: “Bi
hài chuyện làm du xứ Nghệ” và “Mệ dặn” của Phan Quang Phóng.
2. Lịch sử vấn đề
Phương ngữ là biến thể địa phương của ngôn ngữ toàn dân được hình thành
trong quá trình lịch sử. Phương ngữ học là một bộ môn khoa học trong nước và thế
giới quan tâm với nhiều công trình nghiên cứu có giá trị cao. Ở trong nước, có một
số nhà nghiên cứu với nhiều công trình có tầm cỡ và trở thành cơ sở lí luận cho
phương ngữ học nước nhà như: Hoàng Thị Châu, Cao Xuân Hạo, Bình Bảng…
Phương ngữ Nghệ Tĩnh là một vấn đề thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên
cứu của ngôn ngữ. Hiện nay, đã có nhiều công trình, tài liệu nghiên cứu của các
nhad ngôn ngữ phản ánh vai trò của phương ngữ Nghệ Tĩnh đối với tiếng Việt ở
nhiều phương diện khác nhau như công trình “Từ điển tiếng Nghệ Tĩnh” (Nguyễn
Nhã Bảng) hay một số bài viết mang tính chất quan niệm, ý kiến riêng của các nhà
nghiên cứu… Điều này cho thấy rằng, phương ngữ Nghệ Tĩnh hết sức phong phú,
đa dạng và không kém phần phức tạp, luôn là nguồn khám phá lí thú đối với các
nhà ngôn ngữ.


Riêng về vấn đề Tiếng Nghệ trong “Bi hài chuyện làm du xứ Nghệ” và “Mệ
dặn” của Phan Quang Phóng, vẫn chưa có một sự nghiên cứu, phân tích nào.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của Bài tập lớn này là Tiếng Nghệ trong “Bi hài
chuyện làm du xứ Nghệ” và “Mệ dặn” của Phan Quang Phóng.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Dùng phương pháp thống kế định lượng để tiến hành thống kê, phân loại
và xác lập tư liệu.

- Dùng phương pháp phân tích, miêu tả, tổng hợp để làm sáng tỏ những nét
đặc sắc của ngôn ngữ thơ Phan Quang Phóng.
5. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
BTL triển khai thành ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung
Chương 2: Lớp từ Nghệ trong “Bi hài chuyện làm du xứ Nghệ” và “Mệ dặn”
của Phan Quang Phóng.
Chương 3: Giá trị thẩm mỹ của các yếu tố từ ngữ Nghệ Tĩnh


PHẦN HAI: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Phan Quang Phóng- chàng trai làm hơn 50 bài thơ xứ Nghệ.
Phan Quang Phóng (quê ở xã Hưng Thắng, huyện Hưng Nguyên, Tỉnh Nghệ
An) hiện đang làm công nhân tại Hàn Quốc, được cộng đồng người Nghệ An biết
đến là người chuyên sáng tác những bài thơ bằng ngôn ngữ Nghệ. Hiện anh có hơn
50 bài thơ bằng tiếng Nghệ với các chủ đề khác nhau: Về bố, mẹ, quê hương, đội
bóng SLNA… và đã có bài đã được phổ nhạc. Đọc thơ Phan Quang Phóng, nhiều
người sẽ lầm tưởng rằng hẳn đó phải là người chững chạc, từng trải bởi chất thơ
giản dị, gần gũi nhưng đầy triết lý. Thế nhưng Quang Phóng chỉ là một chàng trai
31 tuổi, chưa lập gia đình.
Phan Quang Phóng bắt đầu sáng tác thơ từ năm cấp 2. Hồi ấy, gia đình
Phóng quá nghèo, 4 người ở trong một ngôi nhà thưng phên dột nát. Hàng ngày,
Phóng cùng anh trai phải ra đồng bắt cua, trồng rau, đào đất thuê, đào sỏi bán…để
phụ giúp bố mẹ. Thương bố vất vả đạp xích lô, thương mẹ thức đêm dậy sớm để
nấu rượu bán nuôi 2 anh em ăn học, anh chỉ có thể gửi gắm tâm sự vào những vần
thơ giản dị
Học xong cấp 3, Phan Quang Phóng tham gia nhập ngũ tại Tiểu đoàn
Nguyễn Viết Xuân, Lữ đoàn 283 (Nghi Phú, Vinh). Những bài thơ “con cóc” xuôi

theo dòng tâm trạng được người lính lưu cẩn thận vào những cuốn nhật kí.
Năm 2007, anh ra quân, vì điều kiện kinh tế gia đình không cho phép, anh đã
từ bỏ ước mơ vào đại học, sang Hàn Quốc lao động. Hiện anh đang là công nhân
tàu thủy chuyên vận chuyển hàng trong nước. 8 năm xa quê hương, tất cả tình yêu,


nỗi nhớ, những thứ anh thấy và trải nghiệm nơi quê nhà, đều được Phan Quang
Phóng gửi gắm hết vào những vần thơ.
Đến nay anh đã viết rất nhiều bài thơ, nhưng riêng về thơ tiếng Nghệ có
khoảng hơn 50 bài như: Cha dặn, Mẹ dặn, Tâm sự cha nghèo, Tự hào xứ Nghệ …
Ba bài thơ được độc giả đón nhận, có lượt người đọc cao nhất trên các trang mạng
xã hội hiện nay là “Bi hài chuyện làm du xứ Nghệ”, “Tuổi thơ tôi” và “Chồng
dặn”. Đã có nhiều độc giả sau khi đọc thơ anh đã nhắn tin tâm sự, đồng cảm. Đặc
biệt là những người xa quê, khi đọc thơ anh, họ tìm thấy tuổi thơ, thấy hình ảnh
của họ và họ mong muốn được đọc nhiều hơn những bài thơ do anh sáng tác. Mới
đây, nhạc sỹ Nguyễn Quốc Tuấn đã phổ nhạc thành công cho bài thơ “Vì em là con
gái miền Trung” của Phan Quang Phóng. Với giai điệu ngọt ngào, sâu lắng cùng
lời thơ mộc mạc, chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ đã thu hút hơn 10 000 người
nghe và hằng trăm lượt chia sẻ. Con người của Phan Quang Phóng cũng giản dị
như thơ tiếng Nghệ vậy. Ở nước Hàn xa xôi, anh đã cùng mọi người tổ chức các
chương trình ca nhạc từ thiện để quyên góp cho các trẻ em nghèo ở quê nhà.
Thường xuyên tổ chức giao lưu bóng đá để gắn chặt tình đoàn kết đồng hương của
cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc.
1.2

Mấy nét về phương ngữ Trung và phương ngữ Nghệ Tĩnh
Phương ngữ là biến thể địa phương của ngôn ngữ toàn dân được hình thành

trong quá trình lịch sử, sử dụng trong một phạm vi nhất định. Ngôn ngữ hình thành
từ cuộc sống của từng địa phương khác nhau về kinh tế, văn hóa. Phương ngữ

Nghệ Tĩnh thuộc phương ngữ Trung, thể hiện rõ nét nhất các phương diện phân
vùng, ngữ âm, ngữ nghĩa cũng như bản chất con người và thiên nhiên miền Trung.


+ Cấu trúc địa hình trước hết là dải cát, cồn cát ven biển, tiếp đến là các
dãi đồng bằng nhỏ hẹp ở giữa hoặc đồng bằng bãi bồi ven sông và cuối cùng ở phía
Tây là trung du miền núi thuộc dải Trường Sơn Bắc.
+ Đặc điểm khí hậu khắc nghiệt hơn miền Bắc và miền Nam: Về mùa
đông do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mang theo hơi nước từ biển tràn vào
nên có thời tiết lạnh kéo theo mưa nhiều, ngược lại vào mùa hè lại chịu ảnh hưởng
của gió mùa Tây Nam gây ra thời tiết nóng nực.
+ Do khí hậu khắc nghiệt như vậy nên bão, lũ lụt, hạn hán …thường
xuyên xảy ra chi phối đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, mặt khác nó còn chi phối
tính cách con người nơi đây: chịu thương chịu khó, cần cù, tiết kiệm, siêng năng…
Những điều này dẫn đến sự khác biệt ngôn ngữ trong mỗi vùng, làm cho các vùng
khó khăn trong việc thống nhất ngôn ngữ.
1.2.1 Phương ngữ Trung có âm sắc nặng nề, khó nghe.
Nếu đặc điểm âm sắc của phương ngữ Bắc đó là nhẹ nhàng, ngọt ngào thì
đặc điểm âm sắc của phương ngữ Trung là nặng, khô khan thể hiện trong các đặc
điểm của thanh điệu, phụ âm đầu, âm đệm, vần- nguyên âm.


Thanh điệu:
Phương ngữ Trung có 5 thanh điệu. Riêng vùng Nghệ Tĩnh chỉ có ba thanh

(thanh sắc, hỏi, ngã nhập thành thanh nặng) Tần số xuất hiện thanh nặng khá cao,
điều này cũng khiến cho âm sắc vùng Nghệ Tĩnh nặng.


Phụ âm đầu:


-

Hệ thống phụ âm đầu của phương ngữ Trung khá phong phú, gần như đầy

đủ với các phụ âm với 23 phụ âm đầu, hơn phương ngữ Bắc 3 phụ âm quặt lưỡi s,
r, tr.




Âm đệm: Âm [w] đồng hóa với nguyên âm [u]



Vần- nguyên âm:
So với hệ thống vần ở phương ngữ Trung với phương ngữ Bắc và Nam, ta

thấy phương ngữ Trung vẫn giữ được nhiều vần cổ, mà các phương ngữ khác
không có.
1.2.2 Đặc điểm từ vựng
Đặc điểm từ vựng- ngữ nghĩa của phương ngữ Trung đó là từ vựng phương
ngữ Trung còn mang tính chất của phương ngữ chuyển tiếp, lớp từ đặc phương ngữ
khá phong phú, còn mang nhiều yếu tố cổ và có hệ thống từ đồng âm, đồng nghĩa
phong phú.
1.2.3 Đặc trưng ngữ pháp
Qua việc tìm hiểu phương ngữ Trung, nhận thấy ngữ pháp của phương ngữ
Trung tương đối thống nhất với hệ thống ngữ pháp của ngôn ngư toàn dân. Bên
cạnh đó vẫn có một số nét khác biệt về mặt ngữ pháp so với ngôn ngữ toàn dân.
Ngữ pháp của phương ngữ Trung có sự thống nhất nhưng lại không đồng

nhất với ngôn ngữ toàn dân:
-

Hệ thống đại từ chỉ trỏ, nghi vấn đối ứng với hệ thống từ toàn dân

-

Hệ thống đại từ xưng hô khá phong phú và đối ứng với ngôn ngữ toàn dân.

-

Từ phái sinh đa dạng

-

Không có hiện tượng đại từ hóa danh từ

-

Ngữ khí của từ phương ngữ Trung có phần nặng nề, khô khan.
Phương ngữ Nghệ Tĩnh có đầy đủ những đặc điểm của phương ngữ Trung


Phương ngữ Trung nói chung và phương ngữ Nghệ Tĩnh nói riêng có một
vai trò hết sức quan trọng. Điều đó, thể hiện khá rõ nét trong thơ của Phan Quang
Phóng.
CHƯƠNG 2: LỚP TỪ TIẾNG NGHỆ TRONG “BI HÀI CHUYỆN LÀM DU
XỨ NGHỆ” VÀ “MỆ DẶN” CỦA PHAN QUANG PHÓNG.
2.1 Thống kê và phân loại
2.1.1 Cơ sở phân loại

Dựa trên tiêu chí về đặc điểm từ vựng- ngữ nghĩa, chức năng cấu tạo, phong
cách diễn đạt và cũng dựa trên tiêu chí phân biệt với ngôn ngữ toàn dân.
Dựa vào đặc trưng về từ vựng- ngữ nghĩa để phân ra 3 loại từ địa phương
trong phương ngữ Nghệ Tĩnh:
-

Loại 1: Từ đặc phương ngữ

-

Loại 2: Từ đồng âm, khác nghĩa với từ toàn dân

-

Loại 3; Từ đồng nghĩa với từ toàn dân.

2.1.2 Thống kê phân loại Tiếng Nghệ trong “Bi hài chuyện làm du xứ Nghệ”
và “Mệ dặn”.
* Quy ước:
- Số 1: Từ đặc phương ngữ.
- Số 2: Từ đồng nghĩa với từ toàn dân.
- Số 3: Từ đồng âm, khác nghĩa với từ toàn dân.
- Chú thích:
* TN: Tiếng Nghệ


* TD: Từ toàn dân.
BẢNG THỐNG KÊ TIẾNG NGHỆ TRONG “BI HÀI CHUYỆN LÀM DU
XỨ NGHỆ” VÀ “MỆ DẶN” CỦA PHAN QUANG PHÓNG.
STT


TỪ

TẦ
N
SỐ

LOẠI
1

2

3

NGHĨA - TỪ ĐỒNG
ÂM – TỪ ĐỒNG
NGHĨA

VÍ DỤ

1

Gấy

2

X

Gái


- Này con gấy của mệ ơi
- Nỏ bằng nhông gấy, một
nhà yêu thương

2

Mệ

9

X

Mẹ.

- Nhớ có lần mệ với anh
chưa về
- Làm con du của cha, của
mệ.

3

Bựa

2

X

Hôm, bữa.

4


Ni

1

X

Nay

5

Nhông

3

X

Chồng.

6

Cấy

5

X

Cấy (TN): Cái.
Cấy (TD): Cấy lúa,
cấy vi trùng….


- Em dọn cơm vì sợ cha quá
bựa.
- Bựa ni, mệ có mấy lời
muốn khuyên
- Bựa ni, mệ có mấy lời
muốn khuyên.
- Cưới nhông chọn mặt, tìm
nơi gửi vàng.
- Lấy nhông, cấy số, cấy
duyên.


X

7

Gưởi

2

8

Cụng

11

9

Dòm


1

X

Nhìn

10

Bây

2

X

Mày, chúng mày.

11

Thầy

1

12

Chơ

3

X


Chứ

13

Nỏ

1

X

Nỏ (TN): Chẳng.
Nỏ (TD): Khí giới
hình cái cung, có cán
làm tay cầm và có lẫy,
căng bật dây để bắn
tên. (Nỏ thần)

X

X

Gửi: Giao cái của
mình cho người khác
giữ, trông coi, bảo
quản.

- Chọn ai gưởi phận là
quyền của bây
- Cưới nhông chọn mặt, tìm

nơi gưởi vàng.

Cụng (TN): Cũng
Cụng (TD): Đụng vào
một vật di gì đó, khi
đang di chuyển. (Đầu
cụng vào tường)

- Em cụng quen với miền
Trung nắng gió
- Đi ra đường cụng chào hỏi
mọi người.

Thầy (TN): Cha
Thầy (TD): Người đàn
ông làm nghề dạy học;
nói chung trong mối
quan hệ với học sinh.

- Có người dòm ngó, mệ
thầy cụng vui.
- Mần răng bây sống thuận
hòa bên nhau.

- Có người dòm ngó, mệ
thầy cụng vui.

- Chơ đừng có của rồi kiêu.
- Chơ người nơi khác lại
khinh con nghèo


- Nỏ bằng nhông gấy, một
nhà yêu thương.


14

Tau

1

Tao

15

Hấn

1

X

Hắn, nó.

- Dân ta hấn sống có tình.

16

Chè
chát


1

X

Chè xanh: Một loại lá
dùng để đun nước, pha
nước uống, có vị chát,
ngon.

- Có ấm chè chát cụng van
đến mình.

17

Coi

1

X

X

- Tao ước thằng rể Nghệ An.

- Nói lên coi mệ bắt dam trên đội

18

Lệ
nghịa


1

X

Xem
Lễ nghĩa

19

Du

3

X

Dâu (con dâu)

20

Dệ

1

X

Dễ

21




1

22

Ưng

1

23

Van

1

X

X

X

Mô (TN): đâu, ở đâu
Mô (TD): Mô đất.

- Lệ nghịa gia giáo tận tường.

- Về mần con du, của cha,
của mệ.
- Làm du cụng dệ biết đường

lo toan.
- Dân mô thì mệ chưa tin

Thích, bằng lòng

- Chơ dân Nghệ- Tĩnh chưa
nhìn đã ưng.

Van (TN): Kêu
Van (TD): chi tiết hay
kết cấu để điều chỉnh
lưu lượng khí, hơi,
chất lỏng trong máy
móc hay ống dẫn.

- Có ấm chè chát cụng van
đến mình


24

Chưn

1

X

Chân

- Theo chưn anh về mần du

xứ Nghệ

25

Rứa

1

X

Thế, đó

- Răng tiếng mình khó học
rứa anh ơi

26

Mồm

1

X

Miệng

27

Vo

1


28

Trốc

1

X

Vo (TN): gội
Vo (TD): làm cho sạch
gạo, đỗ (vo gạo, vo
đỗ)
Đầu

- Đi ra đường cụng chào hỏi
mọi người
Mà miệng mồm cứ suốt
ngày há hốc
- Chị hàng xóm nói mua dầu
“vo trốc”

29

Bứt

1

X


Cắt

- Dì nhà bên kể chuyện “bứt
cỏ tru”

30

Tru

1

X

Trâu

- Dì nhà bên kể chuyện “bứt
cỏ tru”

31

Vận

1

- Em vận tròn bổn phận của
con du

32

Sọi


1

Vận (TN): vẫn
Vận (TD): Sự may rủi
lớn gặp phải, vốn đã
được định sẵn từ trước
theo quan niệm duy
tâm, bí ẩn.
Rõ ràng, thành thạo.

33

Túi

1

X

X

X

X

Túi (TN): Tối
Túi (TD): Túi xách

- Chị hàng xóm nói mua dầu
“vo trốc”


- Chỉ có cấy là tiếng quê
chưa sọi
- Túi về nhà bắt anh giảng
tận khuya


34

Bới

1

X

35

Lưng

1

X

36

Đọi

2

37


Nựa

3

38



1

39

Dam

1

X

Con cua đồng

40

Mần

4

X

Làm


41

Chi

2

X

Chi (TN): gì
Chi (TD): tay, chân
của động vật

42

Răng

2

X

Răng (TN): sao thế

Bới (TN): Xới
Bới (TD): Lật xáo lên
và gạt đi những gì phủ
lên trên để tìm lấy thứ
gì đó vùi dập bên
dưới.
Lưng:(TN) 1 nửa.

Lưng: (TD) Bộ phận
trên cơ thể con người

- Cha đưa tay “bới cha lưng
đọi nựa”

X

Bát

- Cha đưa tay “bới cha lưng
đọi nựa”

X

Nữa

- Mần vợ hiền anh nựa được
không anh

Bê (TN): Bưng
Bê (TD): Con bò con

- Em nghe nhầm bê đọi rửa
rất ngoan

X

- Cha đưa tay “bới cha lưng
đọi nựa”

- Em nghe nhầm bê đọi rửa
rất ngoan

- Nói lên coi, mệ bắt dam
trên đội.

- Theo chưn anh về mần du
xứ Nghệ
- Về mần con du của cha
của mệ
- Mần vợ hiền anh nựa,
được không anh
- Mấy tháng ròng, em mới
biết là chi
- Em quáng quàng mệ mần
chi nên tội
- Mà tại răng họ bắt giữ hả


Răng (TD): Bộ phận
trên cơ thể người,
động vật.

cha?
- Răng tiếng mình khó học
rứa anh ơi

43

Trấy


1

X

Quả.

- Mai anh lại tìm trấy “trốc
gúi” về cho

44

Trốc
gúi

1

X

Đầu gối

- Mai anh lại tìm trấy “trốc
gúi” về cho

45

Khu
mấn

1


X

Từ ngữ mang màu sắc
thông tục đặc trưng
của vùng Nghệ Tĩnh

- Bánh “khu mấn” cụng bao
lần anh hứa

46

Cu trứt

1

X

Từ ngữ mang màu sắc
thông tục đặc trưng
của vùng Nghệ Tĩnh.

- Bánh “cu trứt” và còn
nhiều cấy nựa

47

Thụa

1


X

Thuở, hồi ấy.

- Cười rất tươi anh nhớ thụa
hẹn hò.

 Nhận xét chung:
Qua khảo sát thống kê, phân loại tiếng Nghệ trong hai bài thơ “Bi hài chuyện là
du xứ Nghệ” và “Mệ dặn”, có thể nhận thấy tiếng Nghệ xuất hiện khá nhiều. Với
tổng số từ tiếng Nghệ là 47 từ với tổng tần số xuất hiện là 87 lần.
Trong đó:
- Lớp từ đặc phương ngữ xuất hiện khá ít so với lớp từ đồng nghĩa: Trong cả
2 bài thơ, chỉ xuất hiện 3 từ đặc phương ngữ.
- Lớp từ đồng nghĩa với từ toàn dân xuất hiện nhiều nhất so với hai lớp từ
còn lại: Trong hai bài thơ, xuất hiện 31 từ đồng nghĩa với từ toàn dân.
- Lớp từ đồng âm cũng xuất hiện tương đối nhiều so với lớp từ đặc phương
ngữ: Trong hai bài thơ, xuất hiện 13 từ đồng âm, khác nghĩa với từ toàn dân.


CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ THẨM MỸ CỦA CÁC YẾU TỐ TỪ NGỮ NGHỆ TĨNH

Tiếng Nghệ (hay còn gọi là phương ngữ Nghệ Tĩnh), theo nhiều nhà ngôn
ngữ học là một trong vài thứ tiếng còn bảo lưu nhiều yếu tố cổ của tiếng Việt.
Tiếng Nghệ trầm nặng, trọ trẹ, nhưng lại là chất liệu để tạo nên một nền văn nghệ
dân gian giàu có và đầy bản sắc, tạo nên những bài thơ thật tình cảm, mang đậm
màu sắc mảnh đất miền Trung. Điều này, thể hiện rõ trong hai bài thơ “Bi hài
chuyện làm du xứ Nghệ” và “Mệ dặn”
3. 1 Miêu tả sắc thái tính chất địa phương

Các từ ngữ địa phương có tác dụng miêu tả những cảnh sắc mang tính chất
địa phương cụ thể bộc lộ cách nghĩ, cách cảm của người địa phương. Chẳng hạn:
“Này con gấy của mệ ơi
Bựa ni mệ có mấy lời muốn khuyên
Lấy nhông, cấy số cấy duyên
Chọn ai, gưởi phận là quyền của bây”
(Trích “Mệ dặn)
Bốn câu thơ mà có đến 8 từ tiếng Nghệ: Gấy (gái, vợ); bựa (hôm); ni (nay);
mệ (mẹ); nhông (chồng); cấy (cái), gưởi (gửi), bây (mày) làm cho bốn câu thơ gần
với lời nói hằng ngày, thể hiện được sự quan tâm, lời khuyên nhẹ nhàng mà sâu sắc
của người mẹ dành cho đứa con gái của mình khi đến tuổi lấy chồng, đồng thời
tiếng Nghệ còn làm cho bốn câu thơ có nhịp điệu, đầy chất thơ. Nếu ta dịch chuyển
bốn câu thơ trên thành:
“Này con gái của mẹ ơi
Hôm nay, mẹ có mấy lời muốn khuyên
Lấy chồng, cái số cái duyên


Chọn ai gửi phận, là quyền của mày”
thì chất thơ, chất tình chỉ còn lại một nửa. Là một người con xứ Nghệ, Phan Quang
Phóng luôn muốn viết nên những bài thơ mang màu sắc Nghệ:
“Em còn nhớ, nhớ lắm những ngày đầu
Theo chưn anh về mần du xứ Nghệ
Tiếng Nhật, tiếng Anh có bằng cất để
Răng tiếng mình khó học rứa anh ơi”.
(Trích “Bi hài chuyện làm du xứ Nghệ”)
Bốn câu thơ, không chỉ là lời tầm sự của cô gái khi nhớ lại những ngày đầu
về làm dâu xứ Nghệ, sự khó khăn về bất đồng ngôn ngữ: “Răng tiếng mình khó
học rứa anh ơi” mà còn như một thông báo về đặc trưng về ngữ âm của phương
ngữ Trung nói chung và phương ngữ Nghệ Tĩnh nói riêng đó là: Giọng mang âm

sắc nặng, khô khan, chứ không ngọt ngào nhẹ nhàng như phương ngữ Bắc và
phương ngữ Nam.
Trong bài thơ “Bi hài chuyện làm du xứ Nghệ”, Phan Quang Phóng đã sử
dụng nhiều từ đặc phương ngữ đặc sắc, góp phần tạo nên sắc thái địa phương sâu
sắc, tạo nên một sự hài hước, tinh nghịch, dí dỏm cho câu thơ, cũng chính những
lớp từ đó, khiến người đọc nhận ra bài thơ viết về mảnh đất Nghệ Tĩnh- mảnh đất
khô cằn nhưng lại rất đổi yêu thương.
“Cười rất tươi em nhớ thụa hẹn hò
Bánh “khu mấn” cụng bao lần anh hứa.
Bánh “cu trứt” và còn nhiều cấy nựa
Mấy tháng ròng, em mới biết là chi”
(Trích “Bi hài chuyện làm du xứ Nghệ”)


Viết về mảnh đất xứ Nghệ, thì có nhiều nhà thơ chuyên nghiệp viết, nhưng
đối với một người lao động bình thường như Phan Quang Phóng thì có lẽ chỉ rất ít,
anh viết về quê hương mình bằng một sự chân thành, bằng tình yêu quê hương, yêu
giọng nói của quê nhà, chính điều này cũng làm cho những bài thơ của anh nhận
được sự nhiệt tình từ bạn đọc trên khắp mọi miền đất nước, nhất là những người
con xứ Nghệ xa quê.
3.2 Khắc họa tính cách con người xứ Nghệ
Qua việc sử dụng chính từ ngữ địa phương, để viết về chính địa phương đó
của Phan Quang Phóng thể hiện rõ tính cách của con người, cách cảm, cách nghĩ
của một vùng quê cụ thể. Thơ ca luôn phản ánh hiện thực cuộc sống của con người,
đi vào khám phá từng ngõ ngách tâm hồn. Cho nên, việc sử dụng phương ngữ
trong thơ ca không làm ảnh hưởng đến việc tiếp thu nội dung của bài thơ đó mà
ngược lại nó giúp người đọc hiểu, dễ dàng tiếp nhận, đồng cảm với bài thơ mà tác
giả viết ra, từ đó làm nên giá trị thẩm mỹ của bài thơ.
Phương ngữ thể hiện đặc tính miền rõ rệt, giúp người đọc khám phá ra nhiều
điều hơn về văn hóa, con người, về cuộc sống sinh hoạt thường ngày, về tính cách,

tâm lý con người mỗi vùng miền.
Những điều nói trên, thể hiện khá rõ nét trong nhiều bài thơ của Phan Quang
Phóng mà tiêu biểu là hai bài thơ “Bi hài chuyện làm du xứ Nghệ” và “Mệ dặn”.
Trong bài thơ “Mệ dặn” Phan Quang Phóng viết:
“Mệ thấy con trai Nghệ An
Thật thà, chăm chỉ chu toàn trước sau
Chăm chỉ có chí mần giàu
Rọng nương vườn tược, dãi dầu nắng mưa


Đàn ông Nghệ Tĩnh từ xưa
Vừa sống trách nhiệm, lại vừa thủy chung”
Chỉ có mấy dòng thơ nhưng Phan Quang Phóng đã khắc họa nên được biết
bao phẩm chất tốt đẹp của người con trai xứ Nghệ nói riêng và con người xứ Nghệ
nói chung. Người xứ Nghệ sống chắt chiu, cần kiệm, đoàn kết, biết chịu đựng gian
khổ, nhưng quyết tâm không chịu nhục; biết tính toán, lo xa bởi điều kiện tự nhiên
không ưu đãi, bởi cuộc sống còn nghèo và thiếu thốn, bởi những bất trắc và hiểm
họa thiên tai luôn đe dọa, rình rập. Quanh năm đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt,
để có cái ăn cho hôm nay và ngày mai, họ phải tiết kiệm, chi tiêu chừng mực, họ
sống với nhau với một sự chung thủy, gắn bó lâu dài.
Một phẩm chất nữa của con người xứ Nghệ đó là sống có nghĩa có tình, tâm
lý, biết chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ với người xung quanh:
“Tau ước thằng rể Nghệ An
Có ấm chè chát cụng van đến mình
Dân ta hấn sống có tình
Chơ người nơi khác lại khinh con nghèo”
(Trích “Mệ dặn”)
Con người xứ Nghệ quanh năm chỉ biết làm lùng vất vả, họ đã quen với
cuộc sống lao động vật vả nghèo khó từ bao đời nay, nên dường như trong tâm
thức của họ luôn tồn tại một sự đồng cảm, sự sẻ chia, dù đó chỉ là “ấm chè chát”

đơn sơ, dù cho cuộc sống vật chất nghèo khổ thì họ vẫn yêu đời, vẫn sống yêu
thương nhau:
“Cả đời nhung gấm xa hoa
Nỏ bằng nhông gấy, một nhà yêu thương”
(Trích “Mệ dặn”)


Bằng vốn từ địa phương của mình, Phan Quang Phóng còn thể hiện được sự
chịu thương chịu khó, tấm lòng chung thủy của người vợ đối với chồng, với gia
đình và một sự yếu mến, mong ước được gắn bó lâu dài với mảnh đất xứ Nghệ:
“Nếu lại được thêm một lần nữa bước đi
Em theo anh miền Trung, xứ Nghệ
Về mần con du của cha, của mệ
Mần vợ hiền anh nựa, được không anh?”
(Trích “Bi hài chuyện làm du xứ Nghệ”)
Cùng uống chung dòng nước sông Lam, cùng hát chung những điệu hò ví
dặm, cùng sống trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt "chảo lửa túi mưa" với
"đặc sản" gió Lào nổi tiếng, người xứ Nghệ từ lâu đã tạo cho mình những đức tính
tốt đẹp và "chất Nghệ" rất đặc trưng. Phan Quang Phóng, một người con của Nghệ
Tĩnh, anh nhận ra được những phẩm chất tốt đẹp của cha ông mình, nhận thức
được điều này anh đã gửi gắm vào hết những vần thơ của minh với một sự chân
thành và trân trọng.
3.3 Tạo sự hài hước, dí dỏm.
Trong bài thơ “Bi hài chuyện làm du xứ Nghệ”, Phan Quang Phóng cũng đã
tạo nên những tình huống dí dỏm, dở khóc dở cười mà một cô gái Bắc khi mới về
làm dâu Nghệ:
“Đi ra đường cụng chào hỏi mọi người
Mà miệng mồm cứ suốt ngày há hốc”
“Nhớ có lần mệ với anh chưa về
Em dọn cơm vì sợ cha quá bựa



Cha đưa tay“Bới cha lưng đọi nựa”
Em nghe nhầm bê đọi rửa rất ngoan
Hay bựa trưa thấy cha bước vội vàng
Nói lên coi, mệ bắt dam trên đội
Em quáng quàng, mệ mần chi nên tội
Mà tại răng họ bắt giữ hả cha”
(Trích “Bi hài chuyện làm du xứ Nghệ”)
Ở đây, ta thấy sự thú vị nằm chính ở những từ phương ngữ Nghệ Tĩnh:
Trong câu thơ “Cha đưa tay: “Bới cha lưng đọi nựạ” ta thay những từ
phương ngữ (được in đậm) thành từ toàn dân mang nghĩa như nó “Cha đưa tay
“Xới cha nửa bát nữa” thì làm mất đi màu sắc thôn quê, dân dã và đặc biệt là nếu
thay vào như vậy thì làm sao có tình huống bi hài ở câu thơ tiếp theo: “Em nghe
nhầm bê đọi rửa rất ngoan”.
Tương tự như thế, trong câu thơ “Nói lên coi, mệ bắt dam trên đội”, từ dam
– có nghĩa là con cua đồng, ta thấy có sự giống về âm đọc với “giam” (trong giam
dữ), chính sự đặc biệt này mà tạo nên sự hiểu nhầm thú vị cho cô con dâu “Em
quáng quàng mệ mần chi nên tội, Mà tại răng họ bắt giữ hả cha”. Qua đó, ta thấy
được những sự đa dạng trong phương ngữ Nghệ Tĩnh.
3.4 Tạo nên vần điệu, tránh lỗi lặp.
Trong cấu trúc ngữ âm của một số phương ngữ có khả năng hiệp vần với các
từ khác trong câu thơ theo luật bằng trắc nhằm tạo tính nhạc điệu đồng thời làm
tăng khả năng biểu cảm trong văn chương. Nhờ có phương ngữ mà ý nghĩa của các
văn bản không những không thay đổi mà còn làm cho các câu văn, câu thơ có sự


nhịp nhàng giữa các các âm điệu, tránh lặp từ. Lợi thế này, khi thay bằng những từ
ngữ toàn dân tương ứng chưa hẳn đã tạo ra tính thẩm mỹ. Phan Quang Phóng, dù
chỉ là một người viết thơ vì đam mệ, vì tình yêu tiếng Nghệ những anh lại nhận

thức được giá trị của việc sử dụng từ địa phương trong thơ ca để viết những bài thơ
về xứ Nghệ hấp dẫn, giàu giá trị thẩm mỹ.
Chẳng hạn,
“Có đi trăm rú, nghìn sông
Cụng về xứ Nghệ lấy nhông con à”
(Trích “Mệ dặn”)
Ở đây, nếu ta thay từ “nhông”, “rú”, “cụng” bằng từ toàn dân có nghĩa tương
ứng với chúng:
“Có đi trăm rừng, nghìn sông
Cũng về xứ Nghệ lấy chồng con à”
thì sẽ mất đi âm điệu nhẹ nhàng, tình cảm vốn có của câu thơ, đồng thời ta thấy khi
dùng từ “nhông” thì sẽ có sự hiệp vần với từ “sông” ở câu trên, tạo nên sự nhịp
điệu cho câu thơ.
Hay như trong những câu thơ trong bài “Bi hài chuyện làm du xứ Nghệ”:
“Đi ra đường cụng chào hỏi mọi người
Mà miệng mồm cứ suốt ngày há hốc
Chị hàng xóm nói mua dầu “vo trốc”
Dì nhà bên kể chuyện “bứt cỏ tru”


Ở đây, ta thấy từ “mồm” cũng có nghĩa là miệng, nên nếu không dùng từ
“mồm” thì sẽ bị lặp từ, câu thơ sẽ trở nên thô cứng, không có nhịp điệu. Cũng như
vậy đối với “vo trốc” và “bứt cỏ tru” cũng thế.
Tóm lại, việc sử dụng tiếng Nghệ một cách hợp lí đã tạo nên dấu ấn thẩm
mỹ trong những bài thơ của Phan Quang Phóng, chính điều này mà anh được gọi là
“chàng trai thơ xứ Nghệ”.


PHẦN BA: KẾT LUẬN
Giá trị của một bài thơ, bài văn không những được thể hiện qua phần nội

dung, có tư tưởng mà bài thơ, bài văn đó mang đến, mà nó còn thể hiện qua ngôn
từ, đó là phần nghệ thuật bậc nhất mà mỗi nhà văn phải có, bởi ngôn từ chính là
chất liệu để tạo nên một tác phẩm văn học.
Phương ngữ là một yếu tố của ngôn ngữ để làm nên điều đó. Qua việc tìm
hiểu, khảo sát, phân tích tiếng Nghệ trong thơ của Phan Quang Phóng, ta hiểu rõ
hơn về những nét văn hóa, về con người, cũng như là tình cảm mà Phan Quang
Phóng gửi đến nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
Tiếng Nghệ (Phương ngữ Nghệ Tĩnh) góp phần giữ gìn sự trong sáng của
Tiếng Việt hiện nay. Đứng trước quá trình hội nhập quốc tế, yêu cầu giữ gìn bản
sắc văn hóa nói chung và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nói riêng được đặt
lên hàng đầu. Vì vậy, phương ngữ Nghệ Tĩnh cùng với các phương ngữ khác là
nguồn cung cấp từ ngữ quý giá cho tiếng Việt, đáp ứng nhu cầu giao tiếp của xã
hội.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Đinh Xuân Quỳnh, Giáo trình phương ngữ, Đại học sư phạm, 2009
Hoàng Thị Châu, Phương ngữ học Tiếng Việt, NXB ĐHQG Hà Nội
“Bi hài chuyện làm du xứ Nghệ”, “Mệ dặn” của Phan Quang Phóng
Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt, NXB Giáo dục, 2004.



×