Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Trắc nghiệm: Biến động số lượng cá thể của quần thể (moon.vn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.41 KB, 6 trang )

Khóa học Pro SAT Sinh học – Thầy Phan Khắc Nghệ

www.facebook.com/phankhacnghe

BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ
Group Fb thảo luận bài học: />
Câu 1 [702861]: Số lượng cá thể của quần thể được duy trì ở mức độ nhất định (không tăng quá cao
hoặc giảm xuống quá thấp) được gọi là
A.Khống chế sinh học.
B. Trạng thái cân bằng của quần thể.
Cân
bằng
sinh
học.
C.
D. Biến động số lượng cá thể của quần thể.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 702861]
Câu 2 [702862]: Biến động số lượng cá thể của quần thể được chia thành hai dạng, đó là
A.biến động theo chu kì ngày đêm và theo chu kì mùa.
B. biến động không theo chu kì và biến động theo chu kì.
C.biến động theo chu kì mùa và theo chu kì nhiều năm.
D.biến động theo chu kì ngày đêm và biến động không theo chu kì.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 702862]
Câu 3 [702863]: Nhân tố nào sau đây là nhân tố hữu sinh gây biến động số lượng cá thể của quần thể?
A.Khí hậu
B. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong đàn
C.Lũ lụt
D. Nhiệt độ xuống quá thấp
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 702863]
Câu 4 [702864]: Khi nói về các nguyên nhân gây ra biến động số lượng cá thể của quần thể, phát biểu
nào sau đây đúng?


I. Do thay đổi của các nhân tố sinh thái vô sinh.
II. Do sự thay đổi của tập quán kiếm mồi của sinh vật.
III. Do thay đổi của các nhân tố sinh thái hữu sinh.
IV. Do sự lớn lên của các cá thể trong quần thể.
A.I, II.
B. I, III.
C.II, IV.
D. I, II, III, IV.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 702864]
Câu 5 [702865]: Trong đợt rét hại tháng 1/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch
nhái ít hẳn là biểu hiện của loại biến động nào sau đây?
A.Biến động nhiều năm.
B. Biến động theo mùa
C.Biến động tuần trăng.
D. Biến động không theo chu kì.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 702865]
Câu 6 [702867]: Ví dụ nào sau đây không phản ánh nguyên nhân biến động số lượng cá thể của quần
thể?
A.Ở chim, sự cạnh tranh giành nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và nở trứng.
B. Những loài động vật ít có khả năng bảo vệ vùng sống như cá, hươu, nai… thì khả năng sống sót
của con non phụ thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt.
C.Đối với những loài có khả năng bảo vệ vùng sống như nhiều loài thú (hổ, bào…) thì khả năng
cạnh tranh để bảo vệ vùng sống có ảnh hưởng lớn tới số lượng cá thể trong quần thể.
D.Lối sống bầy đàn làm hạn chế nguồn dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức sống của các cá thể trong
quần thể.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 702867]
Câu 7 [702872]: Nhân tố nào sau đây khi tác động đến quần thể côn trùng, sự ảnh hưởng của nó
không phụ thuộc vào mật độ quần thể?
Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi THPTQG


MOON.VN – Học để khẳng định mình


Khóa học Pro SAT Sinh học – Thầy Phan Khắc Nghệ

A.Con người.
C.Thức ăn (lá cây).

www.facebook.com/phankhacnghe

B. Nhiệt độ.
D. Nấm kí sinh trên côn trùng.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 702872]

Câu 8 [702874]: Những loài vi khuẩn có những thời điểm bùng phát số lượng rất mạnh, nhưng có
những thời điểm hầu như mất hẳn. Trong điều kiện tự nhiên, hiện tượng đó phụ thuộc vào nhân tố chủ
yếu nào sau đây?
A.Chế độ nhiệt - ẩm và ánh sáng biến động nhanh, lúc thuận lợi lúc không thuận lợi.
B. Nguồn thức ăn.
C.Chịu tác động kiểm soát của vật ăn thịt.
D.Số lượng các đối tác để gây bệnh lúc tăng, lúc giảm.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 702874]
Câu 9 [702876]: Ở miền Bắc Việt Nam, vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới
8oC, số lượng bò sát và ếch nhái giảm mạnh. Đây là dạng biến động số lượng cá thể
A.Theo chu kì tuần trăng.
B. Không theo chu kì.
C.Theo chu kì năm.
D. Theo chu kì mùa.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 702876]
Câu 10 [702879]: Để giảm mạnh kích thước quần thể chuột trong thành phố, cách nào trong số các

cách sau đây sẽ đem lại hiệu quả cao nhất về kinh tế nhất?
A.Dùng hoá chất tẩm vào thức ăn để tiêu diệt tất cả các con chuột ở mọi lứa tuổi.
B. Cho chuột ăn thức ăn chứa hoá chất để chúng không sinh sản được.
C.Đặt bẫy để tiêu diệt càng nhiều càng tốt các con chuột đang ở độ tuổi sinh sản.
D.Hạn chế tối đa nguồn thức ăn, chỗ ở của chúng.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 702879]
Câu 11 [702881]: Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, sự tăng trưởng kích thước của quần thể theo
đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S, ở giai đoạn ban đầu, số lượng cá thể tăng chậm. Sự
tăng chậm số lượng cá thể chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây?
A.Kích thước của quần thể còn nhỏ.
B. Nguồn sống của môi trường cạn kiệt.
C.Số lượng cá thể của quần thể vừa với sức chứa của môi trường
D.Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể diễn ra gay gắt.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 702881]
Câu 12 [702882]: Khi nói về nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, phát
biểu nào sau đây sai?
A.sự thay đổi của khí hậu có thể làm tăng hoặc giảm số lượng cá thể của quần thể.
B. khí hậu là nhân tố sinh thái vô sinh phụ thuộc vào mật độ cá thể của quần thể.
C.điều kiện tự nhiên không thuận lợi thì số lượng cá thể của quần thể sinh vật thường giảm.
D.sự cạnh tranh giữa các cá thể trong một đàn có ảnh hưởng lớn đến sự biến động số lượng cá thể
quần thể.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 702882]
Câu 13 [702883]: Khi nói về sự biến động số lượng cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi THPTQG

MOON.VN – Học để khẳng định mình


Khóa học Pro SAT Sinh học – Thầy Phan Khắc Nghệ


www.facebook.com/phankhacnghe

A.Các nhân tố sinh thái vô sinh tác động trực tiếp lên sinh vật, không phụ thuộc mật độ quần thể
nên không làm biến động số lượng cá thể của quần thể
B. Những thay đổi bất thường của môi trường tự nhiên gây nên biến động số lượng cá thể của quần
thể theo chu kì
C.Hồ và báo là những loài có khả năng bảo vệ vùng sống nên sự cạnh tranh để bảo vệ vùng sống
không ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể.
D.Quần thể luôn có xu hướng tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng: số lượng cá thể ổn định và phù
hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 702883]
Câu 14 [702884]: Quần thể ruồi nhà ở đa số vùng nông thôn xuất hiện nhiều vào một khoảng thời gian
nhất định trong năm (thường là mùa hè), còn vào thời gian khác thì hầu như giảm hẳn. Đây là dạng
biến động số lượng nào sau đây?
A.Theo chu kỳ năm.
B. Theo chu kỳ mùa.
C.Không theo chu kỳ.
D. Theo chu kì ngày đêm.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 702884]
Câu 15 [702885]: Thỏ ở Ôxtrâylia tăng giảm số lượng bất thường do nhiễm virut gây bệnh u nhầy.
Trong ví dụ này nhân tố sinh thái đã tác động đến quần thể có đặc điểm nào sau đây?
A.Phụ thuộc vào mật độ quần thể.
B. Không phụ thuộc vào mật độ quần thể.
C.Theo chu kì ngày đêm.
D. Theo chu kì hàng năm.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 702885]
Câu 16 [702886]: Trong các kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể, ví dụ nào sau đây là kiểu
biến động theo chu kì?
A.Quần thể chim cu gáy tăng số lượng vào mùa thu hoạch lúa, ngô.

B. Quần thể cây tràm rừng U Minh giảm số lượng sau vụ cháy rừng.
C.Quần thể cá trắm cỏ giảm số lượng sau khi tát ao.
D.Quần thể mối ở chân đê giảm số lượng sau một trận lũ.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 702886]
Câu 17 [702887]: Có bao nhiêu ví dụ sau đây về biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật mà
nguyên nhân gây biến động là nhân tố không phụ thuộc mật độ quần thể?
I. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ
xuống dưới 80C.
II. Số lượng thỏ và mèo rừng Canađa biến động theo chu kì 9 – 10 năm.
III. Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.
IV. Ở đồng rêu phương Bắc, số lượng cáo và chuột lemmut biến động theo chu kì 3 – 4 năm.
V. Số lượng ếch nhái ở Miền Bắc giảm mạnh khi có đợt rét đầu mùa đông đến.
VI. Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.
A.4.
B. 2.
C.5.
D. 3.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 702887]
Câu 18 [702888]: Khi nói về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A.Trong những nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất
tới sự biến động số lượng cá thể của quần thể.
B. Hươu và nai là những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống nên khả năng sống sót của con non
phụ thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt.
C.Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
D.Hổ và báo là những loài có khả năng bảo vệ vùng sống nên sự cạnh tranh để bảo vệ vùng sống
không ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 702888]
Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi THPTQG

MOON.VN – Học để khẳng định mình



Khóa học Pro SAT Sinh học – Thầy Phan Khắc Nghệ

www.facebook.com/phankhacnghe

Câu 19 [702890]: Đồ thị mô tả sự biến động số lượng cá thể của quần thể diệc xám ở
1928 đến năm 1970. Nghiên cứu sơ đồ và cho biết kết luận nào sau đây là đúng ?

nh từ năm

A.Sự biến động số lượng cá thể diệc xám ở nh không có tính chu kì.
B. Sự biến động số lượng cá thể diệc xám ở nh có tính chu kì.
C.Từ năm 1928 đến năm 1948: sự biến động số lượng có tính chu kì.
D.Từ năm 1952 đến năm 1962: sự biến động số lượng không có tính chu kì.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 702890]
Câu 20 [702891]: Ốc bươu vàng nhập vào Việt Nam có thể gây nên những tác hại to lớn trong nông
nghiệp, giải thích nào sau đây không hợp lí?
A.Chúng có rất ít thiên địch, ít gặp cạnh tranh của các loài bản địa.
B. Chúng có tốc độ sinh sản cao, giới hạn sinh thái hẹp hơn các loài bản địa.
C.Chúng có thể cạnh tranh loại trừ với một số loài bản địa có ổ sinh thái trùng với nó.
D.Chúng có tốc độ sinh sản cao, giới hạn sinh thái rộng hơn các loài bản địa.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 702891]
Câu 21 [702892]: Cho biểu đồ sau đây về sự biến động số lượng cá thể của quần thể thỏ và linh miêu.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đường số 1 biểu thị sự biến động của quần thể thỏ và đường số 2 biểu thị sự biến động số lượng của
linh miêu.
II. Sự biến động số lượng của cả hai loài đều là dạng biến động theo chu kỳ 9 – 10 năm.
III. Sự biến động số lượng của quần thể thỏ kèm theo sự biến động của quần thể linh miêu và ngược

lại.
IV. Cả hai loài đạt đến kích thước tối đa vào thời điểm tương đương nhau.
V. Giá trị kích thước lớn nhất mà quần thể thỏ đạt đến gần gấp đôi so với giá trị kích thước lớn nhất
của quần thể linh miêu.
A.1.
B. 2.
C.3.
D. 4.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 702892]
Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi THPTQG

MOON.VN – Học để khẳng định mình


Khóa học Pro SAT Sinh học – Thầy Phan Khắc Nghệ

www.facebook.com/phankhacnghe

Câu 22 [702893]: Trong một hồ tương đối giàu dinh dưỡng đang trong trạng thái cân bằng, người ta
thả vào đó một số loài cá ăn động vật nổi để tăng sản phẩm thu hoạch, nhưng hồ lại trở nên dư thừa
các chất dinh dưỡng, làm cá chết hàng loạt. Hiện tượng này chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây?
A.Cá thải thêm phân vào nước gây ô nhiễm.
B. Cá làm đục nước hồ, cản trở quá trình quang hợp của tảo.
C.Cá khai thác quá mức động vật nổi.
D.Cá gây xáo động nước hồ, ức chế sự sinh trưởng và phát triển của tảo.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 702893]
Câu 23 [702895]: Ở miền Bắc Việt Nam, năm nào có nhiệt độ môi trường xuống dưới 80C thì năm đó
có số lượng bò sát giảm mạnh. Đây là ví dụ về kiểu biến động số lượng cá thể nào sau đây?
A.Không theo chu kì.
B. Theo chu kì ngày đêm.

C.Theo chu kì mùa.
D. Theo chu kì nhiều năm.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 702895]
Câu 24 [702896]: Ở vùng biển Pêru, sự biến động số lượng cá cơm liên quan đến hoạt động của hiện
tượng El-Nino là kiểu biến động nào sau đây?
A.Không theo chu kỳ.
B. Chu kỳ ngày đêm.
C.Chu kỳ mùa.
D. Chu kỳ nhiều năm.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 702896]
Câu 25 [702897]: Vào những năm 80 của thế kỉ XX, ốc bươu vàng du nhập vào Việt Nam phát triển
mạnh gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp. Sự gia tăng nhanh số lượng ốc bươu vàng là do bao nhiêu
nguyên nhân nào sau đây?
I. Tốc độ sinh sản cao.
II. Gần như chưa có thiên địch.
III. Nguồn sống dồi dào nên tốc độ tăng trưởng nhanh.
IV. Giới hạn sinh thái rộng.
A.3.
B. 1.
C.4.
D. 2.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 702897]
Câu 26 [702901]: Đồ thị dưới đây biểu diễn biến động số lượng thỏ và mèo rừng ở Canađa, nhận định
nào không đúng về mối quan hệ giữa hai quần thể này?

A.Sự biến động số lượng của mèo rừng phụ thuộc vào số lượng của thỏ.
B. Đường tăng trưởng của quần thể thỏ không phụ thuộc và quần thể mèo rừng.
C.Quần thể thỏ thường có kích thước lớn hơn quần thể mèo rừng.
D.Số lượng cá thể thỏ và mèo rừng Canađa biến động theo chu kì nhiều năm.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 702901]

Câu 27 [702902]: Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh
vật không theo chu kì?
A.Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô,… chim cu gáy thường xuất hiện nhiều.
B. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều.
C.Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm mùa đông nhiệt độ xuống dưới 8oC.
D.Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 702902]
Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi THPTQG

MOON.VN – Học để khẳng định mình


Khóa học Pro SAT Sinh học – Thầy Phan Khắc Nghệ

www.facebook.com/phankhacnghe

Câu 28 [702903]: Những ví dụ nào sau đây là dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
theo chu kì?
I. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ
xuống dưới 80C.
II. Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.
III. Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.
IV. Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.
V. Số lượng muỗi giảm về mùa đông ở miền Bắc Việt Nam.
A.II, IV, V.
B. I, III, V.
C.I, II, IV.
D. III, IV, V.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 702903]
Câu 29 [702904]: Ví dụ nào sau đây phản ánh sự biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì mùa?

A.Ở vùng biển Pêru, cứ 7 năm lại có một dòng hải lưu Nino chảy qua làm tăng nhiệt độ, tăng nồng
độ muối dẫn đến số lượng cá cơm giảm mạnh .
B. Vào mùa mưa, số lượng ếch trong quần thể lại tăng lên đáng kể.
C.Mùa rét năm 2017 có đợt rét hại làm cho số lượng gia súc chết hàng loạt.
D.Năm 2003, dịch cúm gia cầm làm cho số lượng gia cầm giảm mạnh.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 702904]
Câu 30 [702905]: Hình dưới đây mô tả sự biến động số lượng cá thể của quần thể thỏ (quần thể con
mồi) và quần thể mèo rừng Canađa (quần thể sinh vật ăn thịt). Phân tích dưới đây, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?

I. Sự biến động số lượng cá thể của quần thể thỏ là biến động không theo chu kì còn của quần thể mèo
rừng Canađa là biến động theo chu kì.
II. Sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể mèo rừng Canađa phụ thuộc vào sự tăng hay giảm
số lượng cá thể của quần thể thỏ.
III. Sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể thỏ luôn tỉ lệ thuận với sự tăng hay giảm số lượng
cá thể của quần thể mèo rừng Canađa.
IV. Kích thước quần thể thỏ luôn lớn hơn kích thước quần thể mèo rừng Canađa.
A.1.
B. 2.
C.3.
D. 4.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 702905]

Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi THPTQG

MOON.VN – Học để khẳng định mình




×