Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

thuyết minh đề tài bản chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.25 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập _ Tự do – Hạnh phúc

-----oOo-----

-----oOo-----

PHIẾU ĐĂNG KÝ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
Lần thứ XXII năm học 2017-2018
-------------------

1. Tên công trình :
Pháp luật về hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng

 Đánh dấu chọn, nếu công trình nghiên cứu không nằm trong danh mục công bố.
2. Thuộc nhóm ngành :

 Luật Thương mại

 Luật Dân sự

 Luật Quốc tế

 Luật Hình sự

 Quản trị kinh doanh  Khoa học cơ bản


 Luật Hành chính
 Anh văn pháp lý

3. Đề nghị giảng viên hướng dẫn: ThS. Trương Thị Tuyết Minh
4. Tác giả/nhóm tác giả :
_ Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Ái Quỳnh

Anh 3x4

Anh 3x4

MSSV: 1553801011316
Nam/Nữ: Nữ
Ngày tháng năm sinh: 09/03/1997
Địa chỉ: B66/212B, Nguyễn Trãi, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 0944991717
Email:
Khoa/Khoá/Lớp: Khoa Các CTĐTĐB/ Khóa 40/ Lớp AUF
_ Tác giả 2:
Anh 3x4

Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Mai
MSSV: 1553801012138
Nam/Nữ: Nữ
Ngày tháng năm sinh: 27/07/1997
1

1


Anh 3x4


Địa chỉ: 324/25A Tôn Thất Thuyết, Phường 1, Quận 4, TP.HCM
Điện thoại: 0969085560
Email:
Khoa/Khoá/Lớp: Khoa Các CTĐTĐB/ Khóa 40/ Lớp AUF
_ Tác giả 3 :
Anh 3x4

Họ và tên: Hồ Chung Ngọc

Anh 3x4

MSSV: 1553801013087
Nam/Nữ: Nữ
Ngày tháng năm sinh: 06/10/1997
Địa chỉ: 183F/1/19B Tôn Thất Thuyết, Phường 4, Quận 4, TP.HCM
Điện thoại: 01215974741
Email:
Khoa/Khoá/Lớp: Khoa Hình sự/ Khóa 40/ Lớp HS40.2

Hồ Chí Minh, Ngày 28 tháng 09 năm 2017
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Ái Quỳnh

2


2


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM
-----------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------------------------------

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG
1. Tên công trình:
Pháp luật về hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng
2. Tác giả công trình:
Số

Họ và tên

1.

Nguyễn Thị Ái Quỳnh

155380101 AUF40
1316

0944991717

2.


Nguyễn Thị Ngọc Mai

155380101 AUF40
2138

0969085560

3.

Hồ Chung Ngọc

155380101 HS40.2
3087

01215974741

3

MSSV

Lớp

3

Điện thoại

Nhiệm vụ
được giao
Lập dàn ý, lên ý

tưởng các nội
dung trong công
trình.
Chỉnh sửa và
hoàn thiện công
trình.
Triển khai dàn ý
và viết bài.

Chữ



3. Tổng hợp tình hình nghiên cứu trong và ngoài trường:
Bảo lãnh ngân hàng là một trong những hình thức cấp tín dụng quan trọng của các tổ chức
tín dụng. Đặc điểm, bản chất và quy định pháp luật về hoạt động này đã được trình bày khái quát
trong các giáo trình, sách chuyên khảo của khối ngành luật và kinh tế.
3.1 Trong trường
Những công trình nghiên cứu chuyên sâu về bảo lãnh ngân hàng gồm có:
- Võ Thanh Sử, 2010, Pháp luật về bảo lãnh ngân hàng của các tổ chức tín dụng, Luận văn thạc

- Lê Nguyễn Gia Thiện, 2011, Pháp luật điều chỉnh hợp đồng bảo lãnh thanh toán của ngân
hàng thương mại, Luật văn thạc sĩ
Những công trình nghiên cứu về pháp luật bảo lãnh ngân hàng trong trường chủ yếu tập
trung phân tích khái niệm, bản chất, thực trạng pháp luật quy định về hoạt động này. Qua tham
khảo các tài liệu trên, nhóm nhận thấy chưa có công trình nào đề cập trực tiếp đến các rủi ro
trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng.
3.2 Ngoài trường
Những công trình nghiên cứu chuyên sâu về bảo lãnh ngân hàng mà nhóm tìm được gồm
có:

- Nguyễn Thị Thơm, 2007, Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại các ngân
hàng ngoại thương chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học
Kinh tế TP.HCM
- Trần Minh Thắm, 2011, Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng
thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank), Luận văn thạc sĩ học kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Mặc dù có khá ít những công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo nghiên cứu sâu về pháp
luật bảo lãnh ngân hàng. Song, việc hoàn thiện và áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này luôn
nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà nghiên cứu. Kể từ năm 2010 trở lại đây, có rất nhiều bài
viết trên các tạp chí đề cập đến những bất cập, vướng mắc trong pháp luật bảo lãnh ngân hàng,
tiêu biểu như:
- Bùi Đức Giang, Một số hạn chế của quy định pháp luật về gọi bảo lãnh, Tạp chí Ngân hàng số
23/2012, trang 34-37;
- Nguyễn Hữu Đức, Bàn về một số bất cập của quy định bảo lãnh ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng
số 13/2013, trang 24-27;
- Ths. Trương Thị Tuyết Minh, Tính độc lập của bảo lãnh ngân hàng, nguồn gốc và những giới
hạn, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 6/2013, trang 41-47;
- Ths. Nguyễn Thành Nam, Phương hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân
hàng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 22/2013, trang 44-50;
4

4


- Nguyễn Thùy Trang, Đảm bảo giá trị thực hiện của bảo lãnh ngân hàng: Một số vướng mắc
cần giải quyết, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 2/2014, trang 29-35;
- Võ Hoàng Quân, Về xử lý hành vi gian lận trong bảo lãnh dự thầu, Tạp chí Tòa án nhân dân số
3/2015, trang 12-13;
- Nguyễn Minh Hằng, Giá trị pháp lý – giá trị chứng cứ của bảo lãnh ngân hàng, Tạp chí Kiểm
sát số Tân Xuân 2015, trang 49-53;

- Bùi Đức Giang, Pháp luật về bảo lãnh trong bán, cho thuê, mua nhà ở hình thành trong tương
lai, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 2/2016, trang 52-56;
- Bùi Đức Giang, Một số rủi ro pháp lý đối với ngân hàng khi phát hành bảo lãnh, Tạp chí Ngân
hàng số 3+4/2016, trang 10-18;
- Bùi Đức Giang, Pháp luật về bảo lãnh ngân hàng có yếu tố nước ngoài, Tạp chí Ngân hàng số
12/2016, trang 28-30;
- Nguyễn Hoàng Sinh, Giải quyết tranh chấp phát sinh trong thực hiện bảo lãnh ngân hàng, Tạp
chí Tài chính 656/2017, trang 99-101;
- Võ Hoàng Quân, Về bảo lãnh ngân hàng đối với trách nhiệm của nhà thầu, Tạp chí Tài chính
số 658/2017, trang 97-99;
Những bài báo được nhóm nghiên cứu liệt kê trên đây đều chỉ nêu lên và phân tích một số
khía cạnh của bảo lãnh ngân hàng như: rủi ro pháp lý, những hạn chế, bất cập trong giải quyết
tranh chấp bảo lãnh ngân hàng…mà chưa đi sâu khai thác từ cơ sở lý luận của hình thức cấp tín
dụng này.
Bên cạnh đó, qua số lượng bài báo trên ta có thể thấy được những tranh chấp, rủi ro trong
nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng xấu cho nền kinh tế. Đây là
một trong những vấn đề đáng báo động của pháp luật Ngân hàng Việt Nam hiện nay.
Qua quá trình tìm hiểu tình hình nghiên cứu trong và ngoài trường, nhóm nhận thấy cần
phải có một công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về nội dung này. Một công trình có hệ
thống và cụ thể đi từ cơ sở lý luận cho đến phân tích thực tiễn, sau đó là đưa ra các giải pháp
pháp lý hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng là điều thực sự cần thiết trong bối
cảnh hiện nay.

5

5


4. Tính cấp thiết của đề tài:
Bảo lãnh ngân hàng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong các hình thức cấp tín dụng

của ngân hàng thương mại. Không chỉ vậy, đây còn là phương tiện chủ yếu để các doanh nghiệp,
cá nhân xây dựng niềm tin ban đầu với các đối tác của mình. Một hợp đồng thương mại sẽ có giá
trị và độ tin cậy cao hơn khi được xác lập trên cơ sở có sự bảo lãnh từ ngân hàng. Do đó, phát
triển bảo lãnh ngân hàng không chỉ mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng thương mại
mà còn góp phần thúc đẩy hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế lưu thông thuận lợi hơn.
Sự ra đời của thông tư 07/2015/TT-NHNN đã sửa đổi và bổ sung các quy định của bảo
lãnh ngân hàng về các vấn đề như: hình thức bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng, bảo lãnh có yếu tố nước
ngoài,… Bên cạnh đó, đối với một số hình thức kinh doanh nhất định, bảo lãnh ngân hàng là yêu
cầu bắt buộc đặt ra với các nhà đầu tư trước khi thực hiện dự án của mình 1. Sự đổi mới đó đã một
lần nữa nhấn mạnh và khẳng định tầm quan trọng của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng trong nền
kinh tế thị trường. Đồng thời cũng mở ra một hướng phát triển đầy tiềm năng cho hình thức cấp
tín dụng này.
Song dù quy chế pháp lý cho bảo lãnh ngân hàng đã và đang từng bước hoàn thiện thì
những rủi ro, vướng mắc trong hình thức cấp tín dụng này vẫn còn tồn tại. Điển hình có thể kể
đến như những sai phạm về quá trình thẩm định và thẩm quyền ký kết hợp đồng bảo lãnh giữa
Ngân hàng xây dựng Việt Nam (VNCB) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
(Sacombank), vụ tranh chấp bảo lãnh giữ Công ty Tisco và Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam
(VIB) về điều kiện xuất trình thư bảo lãnh gốc. Những vụ việc trên không chỉ dẫn đến rủi ro tín
dụng, gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng cho ngân hàng mà còn làm xấu đi hình ảnh của nghiệp vụ
bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng hiện nay. Chính những rủi ro xung quanh hoạt động bảo lãnh đã
trở thành một rào cản vô hình khiến các ngân hàng “e dè” trong việc phát hành thư bảo lãnh đồng
thời làm cho các doanh nghiệp, cá nhân còn đắn đo trong việc sử dụng hình thức cấp tín dụng
này. Thực tiễn cho thấy, rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng có thể phát sinh do lỗi của các
chủ thể tham gia, cũng có thể đến từ những lý do khách quan trong quy định pháp luật và đời
sống xã hội. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập và phát triển, hợp đồng thương mại
được kí kết ngày càng nhiều, mâu thuẫn luôn nảy sinh dưới nhiều góc độ và hình thức khác nhau
mà quy định pháp luật không thể nào bao quát hết. Những quy định về bảo lãnh ngân hàng cũng
không thể đáp ứng và giải quyết triệt để các vấn đề mới phát sinh. Thậm chí, một số mặt hạn chế
của nó còn “vô tình” tạo ra những cách xử sự thiếu thuyết phục trong quá trình áp dụng pháp
luật.

Để nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng ngày càng phát triển vững mạnh, tương xứng với vai trò
của nó trong nền kinh tế, việc nhận diện và phòng ngừa các rủi ro là yêu cầu cấp thiết. Điều đó
không chỉ đòi hỏi ở việc nâng cao nghiệp vụ quản trị rủi ro ở các ngân hàng thương mại, mà hành
lang pháp lý cho bảo lãnh ngân hàng cũng cần phải có những quy định cụ thể, nghiêm khắc hơn
về trách nhiệm của các bên để giảm bớt những rủi ro pháp lý có thể phát sinh. Với lý do trên,
nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài: “Pháp luật về hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân
hàng” nhằm tiếp cận và đánh giá thực tiễn, đưa ra những giải pháp pháp lý để hoàn thiện hơn nữa
1 Điều 56 Luật kinh doanh bất động sản 2014: “Chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình
thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính …”

6

6


quy định của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng.

5. Mục tiêu của đề tài:
Mục tiêu chính và xuyên suốt của nhóm khi thực hiện đề tài là phân tích những rủi ro phát
sinh trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng dựa trên cơ sở quy định của pháp luật và đưa ra các giải
7

7


pháp pháp lý hạn chế các rủi ro trên. Từ mục tiêu trên, nhóm đề ra các mục tiêu cụ thể với đề tài
của mình:
Thứ nhất, làm rõ được bản chất, các đặc điểm của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng theo quy
định của pháp luật Việt Nam và những lý luận chung về rủi ro phát sinh trong hoạt động bảo lãnh
ngân hàng.

Thứ hai, nhận diện, khái quát và dự báo các rủi ro phát sinh trong các tình huống thực
tiễn, các bản án để từ đó đưa ra các đánh giá, phân tích thực trạng áp dụng pháp luật.
Thứ ba, tham khảo pháp luật các nước có quy định đặc thù về bảo lãnh ngân hàng (Anh,
Pháp) cũng như các ý kiến chuyên môn của những nhà phân tích, nghiên cứu về pháp luật ngân
hàng để nêu lên các giải pháp pháp lý nhằm hạn chế rủi ro trong lĩnh vực này.
6. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
6.1. Cách tiếp cận
Nhóm nghiên cứu tiếp cận trên 2 phương diện gồm cơ sở lý luận chung và cơ sở thực tiễn:
• Với góc độ cơ sở những lý luận chung: Nhóm tập trung phân tích những vấn đề được nêu qua các
quy định trong Luật các Tổ chức tín dụng, thông tư 07/2015/TT-NHNN về bảo lãnh ngân hàng
đang được áp dụng. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu còn tìm hiểu các thông tư, văn bản pháp luật
điều chỉnh hoạt động bảo lãnh ngân hàng đã được ban hành trước đó và những quy định đang
được dự thảo sửa đổi. Đồng thời dựa trên cơ sở của các kết quả nghiên cứu, bài viết liên quan
được kế thừa có chọn lọc, sẽ phân tích bình luận chỉ ra những điểm còn bất cập, thiếu sót cần
hoàn thiện. Bên cạnh đó, nhóm cũng tiếp cận quy định về bảo lãnh ngân hàng của một số quốc
gia trên thế giới để tiếp thu có chọn lọc những điểm mới, điểm hay và xem xét áp dụng trên hoàn
cảnh Việt Nam nhằm đưa ra các giải pháp hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng.
• Với góc độ thực tiễn: Nhóm sẽ tìm kiếm và phân tích những bản án, vụ việc tranh chấp liên quan
đến bảo lãnh ngân hàng để làm những rõ những vướng mắc khi áp dụng pháp luật, tìm ra nguyên
nhân và giải pháp khắc phục. Với mỗi tình huống cụ thể, nhóm cũng chú trọng việc tham khảo
quan điểm bình luận, đánh giá của cơ quan xét xử, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này để bổ
sung những kiến nghị hoàn thiện.
6.2 Phương pháp nghiên cứu
Để đưa ra hướng đi và hoàn chỉnh bài viết, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng những phương
pháp nghiên cứu:
 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn
bản, tài liệu đã có và bằng các thao tác tư duy logic để rút ra kết luận khoa học cần thiết. Xây
dựng những khái niệm làm nền tảng cho việc phát triển nội dung công trình nghiên cứu.
 Phương pháp phân tích và tổng hợp: Thông qua phương pháp này, nhóm nghiên cứu sẽ tổng hợp
và xâu chuỗi lại các vấn đề, phân tích, khái quát lại các luận điểm nghiên cứu, xây dựng khung lý

thuyết và đồng thời bóc tách để tìm ra bản chất của chúng. Phương pháp này sử dụng hầu hết ở
các chương I, II và III của bài viết nghiên cứu khoa học.
8

8


 Phương pháp so sánh: Đưa ra hệ thống pháp luật của những nước trên thế giới, nghiên cứu dựa
vào những tương đồng và khác biệt giữa các chế định, các quy phạm pháp luật của các hệ thống
pháp luật. Phương pháp so sánh giúp phân tích, đào sâu sự khác biệt giữa luật quốc gia và pháp
luật của nước đã đưa ra. Làm nổi bật cái ưu điểm và cái khuyết điểm của giữa các nước với nhau,
để từ đó đưa ra những góp ý giúp pháp luật nước nhà hoàn thiện hơn. Phương pháp này được
nhóm sử dụng rõ nét nhất ở chương III của đề tài.
 Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Nêu lên từng trường hợp cụ thể về rủi ro pháp lý trong
quan hệ bảo lãnh ngân hàng. Để đánh giá và phân tích góp phần mang lại cái nhìn thực tiễn khi
áp dụng pháp luật về hạn chế rủi ro trong hình thức cấp tín dụng này ở Việt Nam.
 Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu và tổng hợp lại những thành quả trong
quá khứ và trong quá trình nghiên cứu, để rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học, góp
phần hoàn thiện pháp luật về hạn chế rủi ro pháp lý trong quá trình bảo lãnh ngân hàng.
6.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung đi sâu phân tích những vấn đề lý luận phát sinh
từ văn bản pháp luật, các Thông tư đã ban hành và đang có hiệu lực pháp luật. Bên cạnh đó cũng
đối chiếu, so sánh với pháp luật nước ngoài, các công trình nghiên cứu, văn bản hướng dẫn, văn
bản pháp luật và những tài liệu có liên quan.
Về không gian nghiên cứu nhóm đi từ những quy định trong pháp luật Ngân hàng Việt
Nam và mở rộng ra pháp luật của một số nước trên thế giới.
7. Tóm tắt nội dung của đề tài:
Nội dung chủ yếu của đề tài là nghiên cứu về những trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng
của các tố chức tín dụng. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, bản chất của nghiệp vụ này theo quy
định của pháp luật, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp cận thực tiễn để đưa ra những đánh giá, phân tích,

dự báo về các rủi ro đã, đang và có thể phát sinh. Từ đó, nhóm nghiên cứu nêu lên những giải
pháp pháp lý nhằm hạn chế các rủi ro này, đảm bảo sự an toàn cho quyền lợi các chủ thể khi
tham gia quan hệ bảo lãnh ngân hàng. Đi theo hướng thực hiện trên, đề tài của nhóm sẽ chia làm
3 chương với các nội dung như sau:
Chương 1 sẽ tập trung nghiên cứu bản chất pháp lý của bảo lãnh ngân hàng qua việc làm
rõ các vấn đề như: khái niệm, đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng, chủ thể tham gia trong quan hệ
pháp luật này, các hình thức bảo lãnh ngân hàng và vai trò của bảo lãnh ngân hàng. Để thực hiện
nội dung của phần này, nhóm không chỉ chọn lọc và trình bày những điểm cơ bản, nổi bật của
quan hệ bảo lãnh ngân hàng mà còn đưa ra những khái niệm, lý luận về các nội dung khá “mới”
của bảo lãnh ngân hàng như: bảo lãnh đối ứng, bảo lãnh ngân hàng có yếu tố nước ngoài, bảo
lãnh trong bán, thuê, mua nhà ở hình thành trong tương lai… Một nội dung chính nữa là trong
chương này, nhóm cũng sẽ trình bày tổng quan về rủi ro trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là
đối với nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. Việc hiểu rõ khái niệm, đặc điểm, hệ quả của rủi ro cũng
như sự cần thiết phải hạn chế các rủi ro đó trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng sẽ là tiền đề quan
trọng để nhóm nhận dạng, phân tích các rủi ro trên thực tiễn.
9

Chương 2 sẽ nghiên cứu thực trạng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng tại Việt Nam qua việc
9


phân tích những quy định theo từng nội dung cụ thể của bảo lãnh ngân hàng như: cam kết bảo
lãnh, điều kiện phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh, trách nhiệm của các chủ thể trong quan hệ bảo lãnh
ngân hàng. Sau đó, trên cơ sở những quy định pháp luật đã tìm hiểu, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp cận
các rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng trên thực tiễn. Qua việc chọn lọc, phân tích các
bản án, vụ việc tranh chấp, nhóm nghiên cứu sẽ tổng hợp các rủi ro trong bảo lãnh ngân hàng để
trình bày theo một hệ thống cụ thể, rõ ràng. Trong từng loại rủi ro, nhóm cũng sẽ nêu lên hướng
giải quyết trên thực tiễn và đưa ra những bình luận, đánh giá để thấy rõ những vướng mắc, bất
cập trong việc áp dụng pháp luật bảo lãnh ngân hàng đối với việc giải quyết từng tình huống cụ
thể.

Chương 3 sẽ đi tìm và nêu lên những giải pháp pháp lý để hạn chế các rủi ro trong quan hệ
bảo lãnh ngân hàng. Phần đầu tiên nhóm sẽ tập trung vào việc nghiên cứu quy định pháp luật của
một số quốc gia về bảo lãnh ngân hàng để rút ra những kinh nghiệm trong việc hạn chế các rủi ro
có thể phát sinh trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. Ở đây, nhóm chủ yếu sẽ tiếp cận pháp luật
ngân hàng các nước như Anh, Pháp,…và các bộ quy tắc do Phòng thương mại quốc tế ban hành
về bảo lãnh ngân hàng (như Bộ quy tắc thống nhất về bảo lãnh độc lập URDG 758). Trên cơ sở
chọn lọc những điểm nổi bật từ các quy định pháp luật trên, kết hợp với việc tham khảo ý kiến
của các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng, nhóm sẽ đưa ra những giải pháp pháp lý nhằm
hạn chế rủi ro phát sinh trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng. Những giải pháp này không chỉ giới
hạn ở việc hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về bảo lãnh ngân hàng mà còn là những giải
pháp đảm bảo quá trình áp dụng pháp luật trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng.
Từ việc thực hiện các phần cụ thể như trên, nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ hoàn thiện một
bức tranh tổng quát về rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng và đưa ra những kiến nghị cần
thiết để hạn chế các rủi ro đó.
8. Đề cương chi tiết dự kiến
Phần mở đầu
Tính cấp thiết của đề tài
Tình hình nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu
Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Bố cục của công trình nghiên cứu
Danh mục dự kiến
Chương 1. Lý luận chung về bảo lãnh ngân hàng và rủi ro trong nghiệp vụ
bảo lãnh ngân hàng
1.1 Những vấn đề chung về bảo lãnh ngân hàng
1.1.1 Khái niệm bảo lãnh ngân hàng
10

10



1.1.2 Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng
1.1.3 Các chủ thể trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng
1.1.4 Các hình thức của bảo lãnh ngân hàng
1.1.5 Vai trò của bảo lãnh ngân hàng
1.2 Tổng quan về rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng
1.2.2 Hệ quả của rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng
1.2.3 Sự cần thiết của việc hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng
Chương 2. Những rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng dưới góc độ
pháp luật Việt Nam
2.1 Thực trạng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam
2.1.1 Quy định của pháp luật về cam kết bảo lãnh ngân hàng
2.1.2 Quy định của pháp luật về điều kiện phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng
2.1.3 Quy định của pháp luật về trách nhiệm của các chủ thể trong quan hệ bảo lãnh ngân
hàng
2.2 Những rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng và thực tiễn giải quyết
Chương 3. Giải pháp pháp lý để hạn chế rủi ro trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng
3.1 Kinh nghiệm hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng theo pháp luật của một số
quốc gia
3.1.1 Anh
3.1.2 Pháp
3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng
3.3 Các giải pháp pháp lý khác để hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
9. Quy trình thực hiện: (Dự kiến phân công công việc cho các thành viên và phân bổ thời gian
trong suốt quá trình nghiên cứu)
Số

TT

11

Các nội dung, công
việc thực hiện chủ yếu

Sản phẩm phải đạt

11

Thời gian
bắt đầu – kết thúc

Người thực hiện


1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.


12

Tìm nguồn tham khảo,
chuẩn bị tài liệu, thống
nhất ý chính cho nội
dung chương 1
Mục 1.1 Những vấn đề
chung về bảo lãnh
ngân hàng
Thực hiện tiểu mục
1.1.1 (khái niệm), 1.1.2
(đặc điểm), 1.1.3 (chủ
thể)
Mục 1.1 Những vấn đề
chung về bảo lãnh
ngân hàng
Thực hiện tiểu mục
1.1.4 (các hình thức),
1.1.5 (vai trò)
Mục 1.2 Tổng quan về
rủi ro trong nghiệp vụ
bảo lãnh ngân hàng
Thực hiện tất cả các
tiểu mục (3 tiểu mục)
Chỉnh sửa, hoàn thiện
nội dung chương 1
Tìm nguồn tham khảo,
chuẩn bị tài liệu, thống
nhất ý chính cho nội

dung chương 2
Mục 2.1 Thực trạng
pháp luật về bảo lãnh
ngân hàng ở Việt Nam
Thực hiện tiểu mục
2.1.1 (quy định pháp
luật về cam kết bảo
lãnh)

Chuẩn bị cơ sở
nền tảng trước khi
tiến hành viết nội
dung chương 1

23/10/2017 –
05/11/2017
(2 tuần)

Quỳnh - Ngọc – Mai

06/11/2017 –
26/11/2017
(3 tuần)

Ngọc

06/11/2017 –
26/11/2017
(3 tuần)


Mai

Mục 1.2

06/11/2017 –
26/11/2017
(3 tuần)

Quỳnh

Chương 1

27/11/2017 –
10/12/2017
(2 tuần)

Quỳnh - Ngọc - Mai

Chuẩn bị cơ sở
nền tảng trước khi
tiến hành viết nội
dung chương 2

11/12/2017 –
24/12/2017
(2 tuần)

Quỳnh - Ngọc - Mai

Tiểu mục 2.1.1


25/12/2017 –
07/01/2018
(2 tuần)

Mai – Ngọc

Tiểu mục 1.1.1,
1.1.2, 1.1.3

Tiểu mục 1.1.4,
1.1.5

12


8.

9.

10.

11.

12.

13.

14.


15.

13

Mục 2.1 Thực trạng
pháp luật về bảo lãnh
ngân hàng ở Việt Nam
Thực hiện tiểu mục
2.1.2 (quy định pháp
luật về điều kiện phát
sinh nghĩa vụ bảo lãnh)
Mục 2.1 Thực trạng
pháp luật về bảo lãnh
ngân hàng ở Việt Nam
Thực hiện tiểu mục
2.1.3 (quy định pháp
luật về trách nhiệm của
các chủ thể trong quan
hệ bảo lãnh ngân hàng)
Thực hiện mục 2.2
Những rủi ro trong
nghiệp vụ bảo lãnh
ngân hàng và thực tiễn
giải quyết
Chỉnh sửa, hoàn thiện
nội dung chương 2
Tìm nguồn tham khảo,
chuẩn bị tài liệu, thống
nhất ý chính cho nội
dung chương 3

Thực hiện mục 3.1
Kinh nghiệm hạn chế
rủi ro trong nghiệp vụ
bảo lãnh ngân hàng
theo pháp luật của một
số quốc gia
Thực hiện mục 3.2
Giải pháp hoàn thiện
pháp luật về hạn chế
rủi ro trong nghiệp vụ
bảo lãnh ngân hàng
Thực hiện mục 3.3 Các
giải pháp pháp lý khác
để hạn chế rủi ro trong
nghiệp vụ bảo lãnh

Tiểu mục 2.1.2

25/12/2017 –
07/01/2018
(2 tuần)

Quỳnh – Ngọc

Tiểu mục 2.1.3

25/12/2017 –
07/01/2018
(2 tuần)


Quỳnh – Mai

08/01/2018 –
04/02/2018
(4 tuần)

Quỳnh - Ngọc - Mai

Chương 2

05/02/2018 –
11/02/2018
(1 tuần)

Quỳnh - Ngọc - Mai

Chuẩn bị cơ sở
nền tảng trước khi
tiến hành viết nội
dung chương 3

12/02/2018 –
04/03/2018
(3 tuần)

Quỳnh - Ngọc – Mai

Mục 3.1

05/03/201811/03/2018

(1 tuần)

Quỳnh

Mục 3.2

05/03/201811/03/2018
(1 tuần)

Ngọc

Mục 2.2

Mục 3.3

05/03/201811/03/2018
(1 tuần)
13

Mai


ngân hàng
12/03/2018
-18/03/2018
(1 tuần)

16.

Chỉnh sửa, hoàn thiện

nội dung chương 3

Chương 3

17.

Tổng kết, hoàn thiện
công trình nghiên cứu

Công trình nghiên
cứu khoa học

19/03/2018 –
23/03/2018

Quỳnh - Ngọc - Mai

Quỳnh - Ngọc – Mai

10. Dự kiến sản phẩm nghiên cứu của đề tài và khả năng ứng dụng
10.1 Dự kiến sản phẩm



Dự kiến sản phẩm là công trình nghiên cứu khoa học pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng.
Dự kiến độ dài sản phẩm: 80 trang A4

10.2 Khả năng ứng dụng
Thông qua việc nghiên cứu, phân tích những lý luận chung về rủi ro phát sinh trong
nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng được quy định trong hệ thống pháp luật các nước trên thế giới nói

chung và pháp luật Việt Nam nói riêng, cũng như dựa trên tình huống thực tế xảy ra hiện nay và
những dự đoán rủi ro có thể xảy ra với mỗi chủ thể trong quan hệ bảo lãnh. Để từ đó, sản phẩm
nghiên cứu sẽ đề xuất những kiến nghị hoàn thiện các chế định của pháp luật Việt Nam và các
giải pháp pháp lý khác nhằm tránh xuất hiện rủi ro xung quanh hoạt động bảo lãnh ngân hàng.
Xét về phương diện khoa học, công trình nghiên cứu khoa học sẽ trở thành một nguồn tài
liệu nghiên cứu về luật học nói chung và pháp luật ngân hàng nói riêng. Giúp cho những người
quan tâm, nghiên cứu có cái nhìn hoàn thiện hơn về những trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng
và cách hạn chế rủi ro xảy ra. Sản phẩm sẽ mang lại giá trị nhất định về tính tham khảo xét về
phương diện nghiên cứu pháp luật.
Ngoài ra, đề tài còn mang lại tính ứng dụng cao trên thực tế cho các ngân hàng, các chủ
thể liên quan có thể tham khảo nguồn tài liệu này, để hiểu rõ và lường trước được những rủi ro
pháp lý phát sinh trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng.

Ngày 28 tháng 09 năm 2017
14

14


Đại diện đề tài

Nguyễn Thị Ái Quỳnh

15

15




×