Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

đề thi sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.2 KB, 12 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI GIẢI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH CẦM TAY
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG BẬC TRUNG HỌC NĂM HỌC 2008-2009
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn: SINH HỌC LỚP 12 CẤP THPT
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 07 tháng 12 năm 2008
Chú ý: - Đề thi gồm có 08 trang;
- Thí sinh làm bài trực tiếp vào bản đề thi này.
ĐIỂM
(của toàn bài thi)
CÁC GIÁM KHẢO
(Họ tên và chữ kí)
SỐ PHÁCH
(Do Chủ tịch Hội đồng ghi)
Bằng số Bằng chữ
Quy định: Học sinh trình bày vắn tắt cách giải, kết quả tính toán vào ô trống liền kề bài
toán. Các kết quả tính chính xác tới 04 chữ số phần thập phân sau dấu phẩy theo quy tắc
làm tròn số của đơn vị tính quy định trong bài toán.
Bài 1:
Biết năng lượng ánh sáng mặt trời sử dụng cho quang hợp ở nước ta là 6,4.10
9
kcal
/năm. Năng suất sinh học trung bình với cây lúa nước ở nước ta là 20 tấn/ha/năm. Cứ 8
phôtôn ánh sáng kích thích 1 phân tử CO
2
đi vào quá trình quang hợp. Năng lượng phôtôn
của ánh sáng đỏ là 42 kcal/mol, ánh sáng xanh tím là 72kcal/mol, 1 tấn chất hữu cơ chứa
4.10
6
kcal.
Hãy tính hệ số sử dụng năng lượng ánh sáng (là tỉ số % giữa số năng lượng tích lũy


trong sản phẩm quang hợp với số năng lượng sử dụng cho quang hợp) theo lý thuyết và thực
tiễn.
Cách giải Kết quả
Bài 2:
Một tế bào sinh dục sơ khai đực đã nguyên phân liên tiếp 7 đợt, các tế bào con sinh ra
có chứa 1024 NST đơn. Tất cả các tế bào con sinh ra đó đều giảm phân. Các giao tử sinh ra
tham gia thụ tinh hình thành 8 hợp tử.
a) Xác định bộ NST lưỡng bội của loài và số NST đơn môi trường nội bào cung cấp
cho quá trình nguyên phân trên.
b) Tính hiệu suất thụ tinh của giao tử đực.
Cách giải Kết quả
Bài 3:
1
Ở ruồi giấm, bộ NST 2n = 8. Cho một cặp ruồi lai nhau được F
1
, cho F
1
lai nhau được
F
2
.
a) Giả thiết mỗi cặp NST gồm 2 NST cấu trúc khác nhau và không xảy ra trao đổi chéo.
Tính tỉ lệ loại ruồi F
2
chứa 3 NST của ruồi cái P.
b) Có 1 hợp tử F
2
đã nguyên phân 8 đợt liên tiếp, ở lần nguyên phân đầu tiên trước khi
phân li NST đã xảy ra hiện tượng trao đổi chéo trong 1 NST kép dẫn đến lặp đoạn. Tính tỉ lệ
số NST lặp đoạn so với số NST bình thường có trong các tế bào con sinh ra cuối cùng khi các

NST chưa nhân đôi.
c) Ở một cá thể F
2
, trong quá trình giảm phân của các tế bào sinh dục đã có một số tế
bào bị rối loạn phân li cặp NST giới tính ở cùng một lần phân bào. Tất cả các giao tử đột biến
về NST giới tính sinh ra từ cá thể này đã thụ tinh với các giao tử bình thường tạo ra 4 hợp tử
XXX, 4 hợp tử XYY và 8 hợp tử OX; 50% số giao tử bình thường thụ tinh với các giao tử
bình thường tạo ra 148 hợp tử XX và 148 hợp tử XY.
- Lần phân bào nào trong giảm phân của các tế bào sinh dục bị đột biến?
- Tính tần số đột biến khi giảm phân.

Cách giải Kết quả
Bài 4:
Một gen có chiều dài 5100Å và có 3900 liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến do thay thế
một cặp nuclêôtit khác loại ở 1 bộ ba mã hóa đã tạo ra một gen đột biến.
a) Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen đột biến.
b) Khi gen bình thường và gen đột biến cùng nhân đôi 2 đợt liên tiếp thì môi trường nội
bào cung cấp từng loại nuclêôtit cho cả 2 gen bằng bao nhiêu?
Cách giải Kết quả
Câu 5:
Ở một loài thực vật, tính trạng thân cao, hoa tím là trội hoàn toàn so với tính trạng
thân thấp, hoa vàng. Các gen nằm trên các cặp NST thường khác nhau.
P: cây cao, hoa vàng x cây thấp, hoa tím F
1
có 100% cây cao, hoa tím.
F
1
x F
1
thu được 24560 cây F

2
.
Hãy tính số lượng cây trung bình theo từng loại kiểu hình ở F
2
.
Cách giải Kết quả
Câu 6:
Ở một loài thực vật, cho 2 cá thể đều quả tròn, đỏ lai nhau thu được thế hệ lai có
0,49% quả dài, vàng. Biết 1 gen quy định 1 tính trạng, gen nằm trên NST thường và trội hoàn
toàn.
Hãy xác định kiểu gen 2 cây bố mẹ, khoảng cách phân bố gen trên NST của 2 tính
trạng và tỉ lệ các loại kiểu hình ở thế hệ lai.
2
Cách giải Kết quả
Câu 7:
Ở một loài thực vật, cho 2 cây lai nhau thu được thế hệ lai F
1
đồng loạt có kiểu hình
hoa đỏ, cánh lớn, tròn. Cho F
1
tạp giao, thu được F
2
có tỉ lệ phân tính:
317 hoa đỏ, cánh lớn, tròn :
106 hoa trắng, cánh nhỏ, tròn :
21 hoa đỏ, cánh lớn, dài :
7 hoa trắng, cánh nhỏ, dài.
Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, gen nằm trên NST thường và trội hoàn toàn.
Hãy xác định kiểu gen của F
1

, kiểu gen và kiểu hình của P.
Cách giải Kết quả
Câu 8:
Ở ruồi giấm, A : mắt đỏ > a : mắt trắng; B : cánh bình thường > b : cánh xẻ;
D: thân nâu > d: thân vàng.
Khi lai 1 cặp ruồi giấm người ta thu được F
1
như sau:
Kiểu hình ruồi đực ruồi cái
Mắt đỏ, cánh xẻ, thân nâu 62
Mắt trắng, cánh bình thường, thân vàng 60 88
Mắt đỏ, cánh bình thường, thân vàng 10 14
Mắt trắng, cánh xẻ, thân vàng 28
Mắt đỏ, cánh xẻ, thân vàng 3
Mắt trắng, cánh bình thường, thân nâu 2 15
Mắt đỏ, cánh bình thường, thân nâu 26 87
Mắt trắng, cánh xẻ, thân nâu 11
Hãy xác định kiểu gen của cặp ruồi đem lai và khoảng cách phân bố của các gen trên
NST.
Cách giải Kết quả
Câu 9:
Trong phòng thí nghiệm có độ ẩm tương đối là 70%: nếu giữ nhiệt độ phòng là 25ºC
thì chu kì phát triển của ruồi giấm là 10 ngày; còn ở 18ºC là 17 ngày.
a) Tính nhiệt độ thềm phát triển và tổng nhiệt hữu hiệu cho sự phát triển của ruồi
giấm.
b) Xác định số thế hệ trung bình của ruồi giấm trong năm ở các điều kiện trên.
3
Cách giải Kết quả
Bài 10:
Ở hệ sinh thái của một hồ, sản lượng sinh vật toàn phần ở sinh vật sản xuất là 1113

kcal/m
2
/năm. Hiệu suất sinh thái ở sinh vật tiêu thụ cấp I là 11,8%, ở sinh vật tiêu thụ cấp II
là 12,3%.
a) Xác định sản lượng sinh vật toàn phần ở sinh vật tiêu thụ cấp I và sinh vật tiêu thụ
cấp II.
b) Vẽ hình tháp sinh thái năng lượng.
Cách giải Kết quả
--- Hêt ---
4
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI GIẢI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH CẦM TAY
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG BẬC TRUNG HỌC NĂM HỌC 2008-2009
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn: SINH HỌC LỚP 12 CẤP THPT
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 07 tháng 12 năm 2008
ĐIỂM
(của toàn bài thi)
CÁC GIÁM KHẢO
(Họ tên và chữ kí)
SỐ PHÁCH
(Do Chủ tịch Hội đồng ghi)
Bằng số Bằng chữ
Quy định: Học sinh trình bày vắn tắt cách giải, kết quả tính toán vào ô trống liền kề bài
toán. Các kết quả tính chính xác tới 04 chữ số phần thập phân sau dấu phẩy theo quy tắc
làm tròn số của đơn vị tính quy định trong bài toán
Bài 1:
Biết năng lượng ánh sáng mặt trời sử dụng cho quang hợp ở nước ta là 6,4.10
9
kcal

/năm. Năng suất sinh học trung bình với cây lúa nước ở nước ta là 20 tấn/ha/năm. Cứ 8
phôtôn ánh sáng kích thích 1 phân tử CO
2
đi vào quá trình quang hợp. Năng lượng phôtôn
của ánh sáng đỏ là 42 kcal/mol, ánh sáng xanh tím là 72 kcal/mol, 1 tấn chất hữu cơ chứa
4.10
6
kcal.
Hãy tính hệ số sử dụng năng lượng ánh sáng (là tỉ số % giữa số năng lượng tích lũy
trong sản phẩm quang hợp với số năng lượng sử dụng cho quang hợp) theo lý thuyết và thực
tiễn.
Cách giải: Kết quả: Điểm
a) Theo lý thuyết:
Phương trình tổng quát của quang hợp:
6CO
2
+ 6H
2
O → C
6
H
12
O
6
+ 6O
2
- Số phôtôn cần cho quá trình quang hợp để tạo 1 phân tử
glucô: 8 x 6 = 48 phôtôn
- Năng lượng ánh sáng đỏ sử dụng để cố định 1 phân tử
glucô: 48 x 42 = 2016 kcal

- Năng lượng ánh sáng xanh tím sử dụng để cố định 1
phân tử glucô: 48 x 72 = 3456 kcal
- Hệ số sử dụng năng lượng ánh sáng theo lý thuyết của
tia đỏ:
( 674: 2016) x 100% = 33,43 %
- Hệ số sử dụng năng lượng ánh sáng theo lý thuyết của
tia xanh tím:
( 674: 3456) x 100% = 19,50 %
b) Theo thực tiễn:
Hệ số sử dụng năng lượng ánh sáng theo thực tiễn:
[(20 x 4.10
6
) : 6,4.10
9
] x 100% = 1,25%.
a) Theo lí thuyết:
- Tia đỏ: 33,43%
- Tia xanh tím:
19,50%
b) Theo thực tế:
1,25%
1,50
1,50
2,00
Bài 2:
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×