Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

de cuong thuc hanh mon quan tri nhan luc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.53 KB, 7 trang )

KHOA QUẢN LÝ
KINH DOANH
ĐỀ CƯƠNG THỰC HÀNH

QUẢN TRỊ NHÂN
LỰC
Mã học phần:

Bộ môn:

QUẢN TRỊ KINH DOANH

Số tín chỉ: 04 (3,1,0)

Hình thức đánh giá học phần:


KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN



BÁO CÁO THỰC HÀNH



THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

Họ và tên sinh viên:........................................................................
Lớp:...........................................................................................................

Hà nội 02-2017




HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH HỌC PHẦN
1. Thông tin chung về học phần:
- Tên học phần: QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
- Số tín chỉ: 04(3,1,0) 3TC LT = 45 tiết, 1TCTH=30 tiết
- Bộ môn phụ trách: Bộ môn Quản trị kinh doanh – Khoa Quản lý kinh doanh
Thông tin về giảng viên:
Thứ tự
1
2
3

Họ tên

Điện thoại

Email

2. Mục tiêu thực hành học phần:
Hướng tới đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên, học phần thực hành giúp
sinh viên thực sự được trải nghiệm công việc của một nhà quản lý, đặc biệt là bộ phận quản
trị nhân lực trong doanh nghiệp.
Dưới sự hỗ trợ của giảng viên, sinh viên chủ động thực hiện phân tích các nội dung
quản trị nhân lực tại một doanh nghiệp cụ thể.
Kết hợp với kiến thức trên lớp, sinh viên được giáo viên hướng dẫn các kênh thông tin
để bổ sung hoàn thiện kiến thức: Các kinh nghiệm thực tế, các trao đổi tư vấn với nhóm,
với giáo viên, các trang điện tử chính thức (vietnamwork.com, job.vn, timviecnhanh.com,
blognhansu.net.......). Khi hoàn thành học phần, sinh viên có đầy đủ kỹ năng để tự tin hoàn
thành công việc của một nhà quản trị ở vị trí phù hợp.

3. Mô tả thực hành học phần:
Bài thực hành được thực hiện dưới dạng bài tiểu luận. Các thông tin, quy định về bài
tiểu luận sẽ được nêu cụ thể ở phần quy định về trình bày báo cáo thực hành.
Sinh viên lựa chọn một doanh nghiệp cụ thể với các vấn đề về quản trị nhân lực tại
doanh nghiệp, từ đó tiến hành phân tích đầy đủ và xuyên suốt các nội dung của quản trị
nhân lực gồm phân tích công việc, hoạch định nhân lực, tuyển dụng nhân lực, đào tạo và
phát triển nhân lực, đánh giá nhân lực, đãi ngộ nhân lực trong doanh nghiệp mà sinh viên
lựa chọn.
Sinh viên sẽ được chia nhóm từ 6-8 sinh viên.

2

Tài liệu dùng trong lớp học


Sinh viên thực hiện báo cáo thực hành tại nhà bằng cách hệ thống lại lý thuyết trong
giáo trình và vận dụng lý thuyết vào việc phân tích các nội dung quản trị nhân lực được
thực hiện tại một doanh nghiệp cụ thể.
Bài thực hành được thiết kế bao gồm một loạt các nhiệm vụ nhỏ tuần tự và gắn liền
với các kiến thức mà sinh viên được nghiên cứu trên lớp. Do vậy, sau mỗi buổi học, sinh
viên phải chủ động thực hiện các nhiệm vụ thực hành tương ứng.
4. Nội dung thực hành học phần:
- Tiến trình thực hiện: Từ tuần 1 đến hết tuần 15
Stt

1

Nội dung giáo
viên hướng dẫn
Lựa chọn một


Hoạt động của sinh viên
-

doanh nghiệp cụ

Nghiên cứu các doanh nghiệp đang kinh doanh và lựa
chọn một doanh nghiệp nghiên cứu

thể để phân tích
các nội dung quản
trị nhân lực.

Nghiên cứu khái
2

quát

chung

doanh nghiệp và
trị nhân lực tại
doanh nghiệp.

Viết

báo

Nghiên cứu khái quát về doanh nghiệp.


-

Nghiên cứu mô hình tổ chức của doanh nghiệp chức
năng, nhiệm vụ của các bộ phận phòng ban trong

về

các nội dung quản

3

-

doanh nghiệp.
-

Nghiên cứu nội dung phân tích công việc, hoạc định
nguồn nhân lực, tuyển dụng nhân lực, đào tạo và phát
triển nhân lực, đánh giá nhân lực và đãi ngộ nhân lực
tại doanh nghiệp.

cáo

- Viết bài báo cáo kết quả nghiên cứu

nghiệm thu

3

Tài liệu dùng trong lớp học



NỘI DUNG CHI TIẾT VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HÀNH
Sinh viên cần thực hiện một loạt các công việc sau đây, tuần tự từng bước một và
theo đúng tiến độ. Chú ý yêu cầu và chỉ dẫn của giảng viên, hãy tham khảo ý kiến của
giảng viên bất cứ khi nào thấy cần thiết.
Tuần

Hoạt động của sinh viên

Sản phẩm/nhiệm vụ thực hành

- Thành lập nhóm, phân công nhiệm vụ
theo dự hướng dẫn của giảng viên.
01

- Tìm hiểu sơ bộ các doanh nghiệp và
lựa chọn một doanh nghiệp cụ thể.
- Tìm hiểu về nội dung của quản trị
nhân lực.

Hoàn
thành
(ν)

Chương 1. Tổng quan chung về
quản trị nhân lực.
Lựa chọn doanh nghiệp, giới thiệu
tổng quan về doanh nghiệp, cơ cấu tổ
chức của doanh nghiệp, sự cần thiết

nghiên cứu các nội dung của quản trị
nhân lực trong doanh nghiệp.
Chương 2. Phân tích công việc.

Phân tích quy trình phân tích công việc Trình bày được thực trạng phân tích
02,03

của doanh nghiệp.

công việc, đánh giá được ưu- nhược
điểm của công tác phân tích công việc
tại doanh nghiệp.
Chương 3. Hoạch định nguồn nhân

Phân tích quy trình hoạch định nhân lực
04,05

của doanh nghiệp.

lực.
Trình bày được thực trạng công tác
hoạch định nhân lực, đánh giá được
ưu- nhược điểm của công tác hoạch
định nguồn nhân lực tại doanh nghiệp
Chương 4. Tuyển dụng nhân lực.

Phân tích quy trình tuyển dụng nhân lực Trình bày được thực trạng công tác
06,07,08

của doanh nghiệp.


tuyển dụng nhân lực, đánh giá được
ưu- nhược điểm của công tác tuyển

09,10

Phân tích quy trình đào tạo và phát triển

dụng nguồn nhân lực tại doanh nghiệp
Chương 5. Đào tạo và phát triển

nhân lực của doanh nghiệp.

nhân lực.
Trình bày được thực trạng công tác tuy
đào tạo và phát triển nhân lực, đánh
giá được ưu- nhược điểm của công tác
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

4

Tài liệu dùng trong lớp học


Tuần

Hoạt động của sinh viên

Sản phẩm/nhiệm vụ thực hành


Hoàn
thành
(ν)

tại doanh nghiệp
Chương 6. Đánh giá nhân lực.
Phân tích quy trình đánh giá nhân lực
11,12

của doanh nghiệp.

Trình bày được thực trạng công tác
đánh giá nhân lực, đánh giá được ưunhược điểm của công tác đánh giá
nguồn nhân lực tại doanh nghiệp
Chương 7. Đãi ngộ nhân lực.

Phân tích các hình thức và các chính Trình bày được thực trạng các hình
13,14

sách đãi ngộ nhân lực của doanh thức và chính sách đãi ngộ nhân lực,
nghiệp.

đánh giá được ưu- nhược điểm của các
hình thức, chính sách đãi ngộ nhân lực

15

- Hoàn thiện báo cáo thực hành.

tại doanh nghiệp

Báo cáo thực hành: nội dung thực

- Hoàn thiện bản đánh giá của các thành

hành của các chương và kiến nghị

viên trong nhóm.

hoàn thiện công tác quản trị nhân lực

- Trình báo cáo cho giảng viên

tại doanh nghiệp.

5. Tổ chức thực hiện thực hành học phần
Bước 1. Giao nhiệm vụ: Sinh viên được cung cấp các thông tin để biết cụ thể nội
dung của công việc cần làm, tiến độ công việc hay thời gian hoàn thành, hoàn thành nhiệm
vụ theo nhóm hay cá nhân...
Bước 2. Sinh viên lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ: Sinh viên độc lập hoặc hợp tác
theo nhóm để tự lập kế hoạch hoàn thành nhiệm vụ. Đây cũng là căn cứ để giảng viên theo
dõi tiến độ hoàn thành công việc được giao đối với sinh viên.
Bước 3. Trao đổi chuyên môn: Sinh viên được tạo điều kiện trao đổi chuyên môn
thường xuyên với giảng viên về việc xác định con đường hoàn thành nhiệm vụ, các khó
khăn gặp phải khi thực hiện các công việc trong kế hoạch. Giảng viên sẽ cung cấp cho sinh
viên lịch làm việc, giải đáp các thắc mắc cho sinh viên bằng các mốc thời gian cụ thể. Để
tạo điều kiện cho sinh viên, ngoài việc trao đổi trực tiếp, sinh viên có thể xin ý kiến giảng
viên về việc sử dụng các phương thức trao đổi thuận tiện khác như điện thoại, email.
Bước 4. Thực hiện nhiệm vụ: Bước này sinh viên tự tổ chức thực hiện các hoạt động
được yêu cầu để thực hiện nhiệm vụ của cá nhân hay của nhóm. Giảng viên đóng vai trò cố
vấn chuyên môn như yêu cầu của bước 3.

Bước 5. Tự kiểm tra, đánh giá: Yêu cầu sinh viên tự kiểm tra, đánh giá về nhiệm vụ
đã hoàn thành có đúng như nhiệm vụ đề ra ban đầu không. Để đề cao tính tự lực của sinh

5

Tài liệu dùng trong lớp học


viên, quá trình tự thân đúc rút kinh nghiệm sẽ mang lại những bài học quý giá trên con
đường hình thành kỹ năng của mình.
Bước 6. Tổng kết, rút kinh nghiệm. Trước khi kết thúc học phần, sinh viên được
trình bày kết quả thực hành. Giảng viên đánh giá kết quả thực hành và trao đổi chuyên môn
với sinh viên để tổng kết kết quả đạt được, xác định những điểm nào cần phát huy, những
điểm nào có thể cải tiến để làm tốt hơn.
Xuyên suốt quá trình tổ chức thực hành sinh viên được tạo điều kiện hoạt động độc
lập, có điều kiện phát huy tối đa tinh thần tự lực, sáng tạo của bản thân. Giảng viên chỉ
đóng vai trò người quan sát và tư vấn cho sinh viên khi có nhu cầu.
6. Quy định về trình bày báo cáo:
Tài liệu nộp: Toàn bộ nội dung báo cáo thực hành (02 bản)
Trình bày báo cáo thu hoạch (Bài tiểu luận)
Stt

1

Tên sản phẩm

Yêu cầu cụ thê
Ghi chú
- Đóng quyển bìa mềm, khổ giấy A4, độ dày


Bài tiểu luận quản trị tối thiểu 30 trang (định dạng trang, văn bản,
nhân lực

hình/bảng theo hướng dẫn của GV).

7. Phương pháp đánh giá: Kết thúc thời gian thực hành, sinh viên nộp tiểu luận cho giáo
viên đánh giá theo hình thức sau:
 Chấm đánh giá: Hệ số 0,8
 Bản đánh giá các thành viên nhóm: Hệ số 0,2.
Tất cả ác thành viên nhóm phải tham gia quá trình nghiên cứu, thu thập thông tin và
viết báo cáo thu hoạch.
Sinh viên chỉ được dự thi kết thúc học phần môn học Quản trị nhân lực khi điểm thực
hành đạt 5 điểm trở lên.
8. Tài liệu tham khảo:
• Tài liệu chính
[1]. Khoa QLKD (2015), Giáo trình Quản trị nhân lực.
• Tài liệu tham khảo
[1] Trần Kim Dung, Quản trị nguồn nhân lực, NXB Giáo dục, 2011
[2] Hoàng Văn Hải, Vũ Thùy Dương, Quản trị nhân sự, NXB Thống Kê, 2005
[3] Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, Quản trị nhân lực, NXB Lao động Xã hội, 2011

6

Tài liệu dùng trong lớp học


[4] Gorge. J. Borjas – Vũ Trọng Hùng, Quản trị nhân lực, NXB Thống kê, 2010
[5] Nguyễn Hữu Thân, Quản trị nhân sự , NXB Thống kê 2004
[6] Lê Quân, Bài tập tình huống và thực hành Quản trị nhân lực, NXB Thống Kê,
2010


Phê duyệt
Ngày

tháng năm 201..

Xác nhận
Ngày

tháng năm 201..

Ngày ... tháng ... năm 201..

P.Trưởng khoa

Trưởng bộ môn

Giảng viên biên soạn

(ký, ghi họ tên)

(ký, ghi họ tên)

(ký, ghi họ tên)

Vũ Đình Khoa

Lê Đức Thủy

7


Bùi Thị Kim Cúc

Tài liệu dùng trong lớp học



×