Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài tập môn kinh tế công cộng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.27 KB, 6 trang )

Câu 1: Xác định đầu vào, quy trình, đầu ra và kết quả của chương
trình tiêm chủng mở rộng phòng 6 bệnh ở trẻ em. Xác định các chỉ số thích
hợp để đo lường mức độ đạt được đầu ra, kết quả của chương trình.
Đầu vào:
- Nguồn vắc xin và thiết bị y tế hỗ trợ đảm bảo chất lượng;
- Đội ngũ y bác sĩ hỗ trợ có kiến thức;
- Các phòng khám tiêm chủng uy tín;
- Quảng cáo truyền thông qua đài báo và tại các điểm sinh hoạt từng

khu dân cư.
Quy trình:
- Duy trì công tác tiêm chủng mở rộng và tổ chức các chiến dịch tiêm
chủng;
- Mua và cung ứng đủ vắc xin, vật tư tiêm chủng đáp ứng nhu cầu
tiêm chủng cho trẻ em, phụ nữ có thai, nữ trong độ tuổi sinh đẻ trên toàn
quốc và các sinh phẩm, vật tư tiêu hao chẩn đoán các bệnh truyền nhiễm
trong tiêm chủng mở rộng;
- Nghiên cứu, đào tạo, tập huấn chuyên môn tiêm chủng mở rộng;
- Giám sát chuyên môn tiêm chủng mở rộng;
- Quản lý đối tượng tiêm chủng trên hệ thống thông tin tiêm chủng
quốc gia;
- Củng cố, nâng cấp dây chuyền lạnh; 4 kho lưu trữ, bảo quản vắc xin
đạt tiêu chuẩn thực hành bảo quản thuốc tốt (GSP) tại các Viện Pasteur/Vệ
sinh dịch tễ bao gồm hệ thống kho, buồng lạnh, xe lạnh chuyên dụng;
- Tuyên truyền qua các đài truyền thanh, truyền hình, báo chí, loa đài
ở các phường, xã để phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc tiêm
chủng.
Đầu ra:
- Các chương trình tiêm chủng tại địa phương;
- Số lượng trẻ em được tiếp cận với chương trình tiêm chủng.



Kết quả:
- Bảo đảm tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi hằng năm
đạt trên 95%;
- Duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, tiến
tới loại trừ bệnh sởi và triển khai một số vắc xin mới.
Các chỉ số thích hợp để đo lường mức độ đạt được đầu ra, kết quả
của chương trình:
- Tỷ lệ bao phủ của của chương trình tiêm chủng theo các tuyến
xã/huyện/tỉnh trên toàn quốc;
- Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ;
- tỷ lệ trẻ em mắc 1 trong số 6 bệnh được tiêm chủng và khả năng
miễn dịch ở trẻ sau khi được tiêm phòng.
Câu 2. Phân tích vì sao lập kế hoạch chi tiêu trung hạn (MTEF)
có thể đáp ứng yêu cầu của 4 trụ cột quản lý tài chính công (trách
nhiệm giải trình, minh bạch, tiên liệu và sự tham gia) tốt hơn so với kế
hoạch ngân sách hàng năm
Những hạn chế trong lập kế hoạch ngân sách hàng năm:
Thứ nhất: Chỉ chú trọng đến việc phân bổ và kiểm soát theo khoản
mục chi tiêu mà ít quan tâm đến thông tin về đầu ra và kết quả
Thứ hai là sự tách rời giữa chính sách, việc lập kế hoạch và lập ngân sách.
Trong khi Chính phủ tập trung vào việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch
trung hạn 5 năm, và các chính sách do Chính phủ đề ra thường có tác dụng
kéo dài nhiều năm thì ngân sách lại chỉ được xây dựng cho từng năm một.
Mối liên hệ giữa ngân sách hàng năm với việc thực hiện mục tiêu kế hoạch 5
năm là không rõ ràng.
Thứ hai: không đảm bảo tính kế thừa giữa kế hoạch và ngân sách các
năm. Ngay cả khi soạn lập ngân sách có tham chiếu đến các chỉ tiêu của kế
hoạch 5 năm hay các chương trình, chiến lược của chính phủ, nhưng kế
hoạch trung hạn hiện nay mang tính định kỳ 5 năm, tức là hết thời kỳ 5 năm

này thì chuyển qua xây dựng kế hoạch 5 năm tiếp theo. Điều này hạn chế
tính liên tục của các chính sách.


Thứ ba: Quá trình lập ngân sách truyền thống thường phát sinh hiện
tượng dự toán theo kiểu điều chỉnh tăng dần. Điều đó có nghĩa là, thay vì tìm
cách nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực hay nâng cao mức đầu ra có được
thì các nhà lập ngân sách lại chỉ hướng tới việc điều chỉnh số liệu dự toán
năm sau lên chút ít so với số liệu năm trước, tùy theo điều kiện cụ thể của
từng ngành và dự báo về khả năng huy động nguồn thu. Khi dự toán chi
vượt tổng mức chi tiêu dự kiến thì việc cắt giảm ngân sách cho các ngành,
các vùng diễn ra rất tùy tiện, thiếu hẳn những lý giải rõ ràng về nguyên nhân
cắt giảm đối với ngành này hay ngành khác
Thứ tư: Việc đàm phán ngân sách giữa các bộ ngành và địa phương
với Bộ Tài chính thiếu một cơ sở minh bạch, dẫn đến quá trình này chịu sự
chi phối rất lớn của những bộ, ngành, địa phương có nhiều ảnh hưởng hoặc
sự tùy tiện trong việc điều chỉnh ngân sách của các cơ quan chức năng trung
ương. Cũng chính vì thế mà khuôn khổ ngân sách hàng năm đã hạn chế rất
nhiều tính tiên liệu.
Thứ năm: Ngân sách truyền thống tách rời chi thường xuyên và chi
đầu tư. Hầu hết các công trình hạ tầng công cộng đều đòi hỏi ngoài những
chương trình đầu tư mang tính trung hạn còn phải có những khoản chi để
vận hành bảo dưỡng các công trình sau này khi chúng được xây dựng xong.
Tuy nhiên, với cách lập ngân sách truyền thống, hai loại chi tiêu này được
xây dựng độc lập với nhau. Chẳng hạn, ở cấp trung ương, trong khi Bộ Kế
hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm quản lý và phân bổ các chương trình chi
đầu tư công cộng thì chi thường xuyên lại do Bộ Tài chính đảm nhiệm
Tất cả những nhược điểm trên đều có thể được khắc phục được nếu
chuyển từ cách lập ngân sách truyền thống sang lập ngân sách theo khuôn
khổ chi tiêu trung hạn(MTEF).

MTEF là viết tắt của Medium Term Expenditure Framework, nghĩa là
khuôn khổ chi tiêu trung hạn. MTEF một quy trình soạn lập và xây dựng kế
hoạch ngân sách minh bạch, trong đó đề ra giới hạn nguồn lực trung hạn
được phân bổ từ trên xuống nhằm đảm bảo kỷ luật tài khóa tổng thể và đòi
hỏi việc xây dựng các dự toán chi phí thực hiện chính sách từ dưới lên,
thống nhất với các chính sách chi tiêu theo các ưu tiên chiến lược.


Nói một cách đơn giản, MTEF là quá trình kết hợp giữa việc xác định
các hạn mức chi tiêu chung cho toàn bộ nền kinh tế (hay còn gọi là kỷ luật
tài khóa tổng thể) ở cấp trung ương với việc phân bổ hạn mức đó cho các
ngành, các vùng theo các ưu tiên chiến lược của ngành hoặc vùng đó. Và
toàn bộ quá trình phân bổ ngân sách như vậy luôn đặt trong bối cảnh trung
hạn (thường là ba năm), thay cho bối cảnh hàng năm như cách lập ngân sách
truyền thống
Quy trình lập kế hoạch chi tiêu trung hạn:

(1) Các cơ quan phân bổ ngân sách Trung ương(TW) như Bộ Tài chính hay Bộ
Kế hoạch và Đầu tư sẽ xây dựng các dự báo về tăng trưởng kinh tế trong thời gian 3
năm, cũng như khả năng huy động các nguồn thu trong và ngoài nước. Từ đó, kết hợp
với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác như mục tiêu tiết kiệm ngân sách… để xác định tổng
nguồn lực có thể sử dụng để chi tiêu trong thời kì trung hạn.
(2) Các cơ quan phân bổ ngân sách TW sẽ sơ bộ xác định các hạn mức chi tiêu
cho các ngành theo các mục tiêu ưu tiên của chính phủ. Những hạn mức này sẽ được
chính phủ thông qua.
(3) Các bộ, ngành, địa phương sẽ xác định nhu cầu chi tiêu của mình trong thời
kì trung hạn(thường là 3 năm). Muốn làm được như vậy, các bộ ngành, địa phương
trước hết phải đánh giá lại chiến lược hoạt động của đơn vị mình, rà soát lại các mục
tiêu lâu dài, mục tiêu trước mắt, các đầu ra dự kiến cũng như các hoạt động dự kiến cần
thực hiện để có được đầu ra mong muốn đó. Việc đánh giá này nhằm giúp các bộ, ngành,

địa phương nhận thức rõ ràng mối quan hệ logic giữa những hoạt động của đơn vị mình


với viêc thực hiện các đầu ra và các mục tiêu dự kiến. Điều này sẽ đảm bảo hoạt động
của mỗi đơn vị đều có hướng đích đến một mục tiêu cụ thể nào đó.
(4) Trên cơ sở đánh giá lại chiến lược hoạt động, các Bộ ngành địa phương sẽ
sắp xếp thứ tự ưu tiên các mục tiêu chiến lược và dự toán kinh phí cần thiết để thực hiện
chúng. Việc sắp xếp thứ tự ưu tiên các hoạt động rất quan trọng. Nó cho phép các Bộ,
ngành, địa phương thấy rõ những công việc nào cần mở rộng giữ nguyên hay thu hẹp.
Trong trường hợp tổng hợp nhu cầu chi tiêu từ tất cả các Bộ, ngành, địa phương vượt
quá hạn mức chi tiêu cho phép thì các đơn vị buộc phải cắt giảm chi tiêu của mình. Việc
sắp xếp thứ tự ưu tiên sẽ giúp các đơn vị biết được cần cắt giảm ở những hoạt động nào
trước , tránh tình trạng cắt giảm tùy tiện.
(5) Đây là giai đoạn các cơ quan phân bổ trung ương và các bộ, ngành, địa
phương ngồi lại với nhau để tổng hợp và cân đối giữa tổng nhu cầu chi tiêu của các đơn
vị với hạn mức chi tiêu trần đã được duyệt. Khi tổng nhu cầu chi tiêu vượt quá nguồn lực
sẵn có, chính phủ sẽ tiến hành cắt giảm ngân sách và tái phân bổ giữa các ngành. Việc
tái phân bổ này căn cứ vào ưu tiên chiến lược của quốc gia, cũng như khả năng giải
trình chiến lược của từng ngành hay địa phương. Kết thúc bước này các cơ quan phân
bổ trung ương và các đơn vị thụ hưởng ngân sách sẽ thống nhất với nhau về mức ngân
sách chính thức phân bổ cho từng đơn vị.
(6) Khi đã thống nhất về hạn mức kinh phí chung, các bộ, ngành, địa phương sẽ
xây dựng dự toán thống nhất chi tiết cho từng năm trong khuôn khổ 3 năm của mình.
(7) Chính phủ sẽ rà soát lại, thảo luận và thông qua dự toán cho từng năm trong
khuôn khổ trung hạn của các đơn vị, rồi trình Quốc hội phê duyệt. Mặc dù Quốc hội chỉ
phê chuẩn dự toán của năm thứ nhất( chứ không phải toàn bộ 3 năm ), nhưng sự phê
chuẩn đó được đặt trong bối cảnh là Quốc hội luôn biết rõ tiếp theo dự toán chi tiêu của
năm thứ nhất đó thì chi tiêu của các ngành và địa phương trong ba năm tiếp theo sẽ như
thế nào( nếu không có sự thay đổi đột ngột biến trong tình hình kinh tế vĩ mô).


MTEF và tứ tụ quản lý tài chính công:
Trách nhiệm giải trình
Minh bạch
Tiên liệu
Sự tham gia

MTEF
Ngân sách rõ ràng và cam kết phù hợp với các mục
tiêu trung hạn
Công bố các dự báo kinh tế và các mục tiêu ngân
sách trung hạn
Các kế hoạch và ngân sách trung hạn chi tiết phù hợp
với mục tiêu đề ra
Gắn kế hoạch quốc gia và kế hoạch ngành với quá
trình thẩm định đánh giá.

MTEF đáp ứng được 4 trụ cột quản lý tài chính công là do:
- Trong các bước lập kế hoạch chi tiêu trung hạn, các bộ ngành, địa
phương phải đánh giá lại chiến lược hoạt động của đơn vị mình, rà soát lại
các mục tiêu lâu dài, mục tiêu trước mắt, các đầu ra dự kiến cũng như các


hoạt động dự kiến cần thực hiện để có được đầu ra mong muốn đó. Việc
đánh giá này đảm bảo sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương
- Các dự báo kinh tế và các mục tiêu ngân sách trung hạn được công
bố trong quá trình lập kế hoạch chi tiêu trung hạn làm tăng tính minh bạch
trong quản lý tài chính công.
- MTEF nhấn mạnh tới việc tạo ra các đầu ra và kết quả đạt được với
mức nguồn lực sẵn có. Quốc hội sẽ yêu cầu bằng chứng về việc thực hiện
các mục tiêu đã đề ra. Điều này sẽ làm tăng tính minh bạch và trách nhiệm

giải trình của nhà quản lý ngành.
- Nguồn lực khan hiếm luôn được đảm bảo phân bổ cho những lĩnh
vực ưu tiên. Việc tái phân bổ ngân sách cũng được thực hiện một cách minh
bạch, có những luận chứng chứ không phải là sự cắt giảm tùy tiện.
- Mối liên hệ, trao đổi thông tin giữa trung ương và địa phương được
duy trì thường xuyên. Đồng thời, tính tự chủ của các bộ ngành địa phương
trong việc chi tiêu ngân sách cũng được nâng cao. Điều này làm tăng sự
tham gia của địa phương cũng như các bộ ngành trong việc thực hiện ngân
sách
- Ngân sách hàng năm luôn được đặt trong bối cảnh trung hạn, do đó
khi Quốc hội hay Chính phủ thông qua dự toán hàng năm, họ đều nhận thức
được rõ những gì sẽ tiếp tục được chi tiêu một cách nhất quán với kế hoạch
trung hạn của ngành và quốc gia trong những năm tiếp theo (tính tiên liệu)
Câu 3.
1. Là chi đầu tư phát triển cơ sở ( Vì đây là vốn nợ đọng vốn XDCB)
2. Là chi đầu tư phát triển cơ sở( Vì đây là khoản chi đã được cam kết
bố trí vốn, đồng thời là vốn thu hồi ứng trước)
3. Là chi đầu tư phát triển cơ sở
4. Là chi thường xuyên cơ sở ( Vì đây là hoạt động chi tăng thêm tiền
lường NLĐ và đã được thực hiện từ năm trước)
5. Là chi thường xuyên cơ sở



×