Một số câu hỏi bài tập môn Kinh tế vĩ mô
Câu 1: nhiều ý kiến cho rằng :”lạm phát của Việt nam năm 2007-2008 là do lượng tiền cung
ứng quá nhiều”
a. Đúng hay sai? Tại sao? Cho biết nguyên nhân chính có thể gây ra lạm phát ở Việt
nam hiện nay?
Trả lời :
- đúng nhưng chưa đủ.
- Có rất nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt nam trong thời gian qua như: nền
kinh tế thế giới đang biến động lớn mà cụ thể là kinh tế Mỹ suy thóai, đồng Đôla Mỹ
xuống giá, giá cả trên thế giới tăng cao, thiên tai, dịch bệnh, những bất cập, yếu kém
trong quản lý, điều hành… trong đó lượng cung tiền qúa nhiều chỉ là một trong những
nguyên nhân gây ra lạm phát.
- Nguyên nhân chính có thể gây ra lạm phát ở Việt nam hiện nay:
• Mức cung tiền trong lưu thông dư và dư nợ tín dụng tăng liên tục từ năm 2004
và tăng cao trong năm 2007
• Nhiều công trình đầu tư công không hiệu quả và lãng phí.
• Chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng ngân sách không được kiểm
soát chặt chẽ.
• Thiên tai, dịch bệnh
• Cung cầu hàng hóa chưa cân đối, nhập siêu quá lớn
• Tiêu dùng và sản xuất còn nhiều lãng phí
• Đầu cơ, buôn lậu
• Tình hình giá cả của một số mặt hàng thiết yếu: xăng dầu, sắt thép, xi-măng,
lương thực thực phẩm tăng quá cao do ảnh hưởng biến động tình hình kinh tế
thế giới.
• Sự vô trách nhiệm, vô lương tâm của một số doanh nghiệp đối với môi trường
buộc xã hội phải chi phí tốn kém để khắc phục.
b. Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô, giải pháp phù hợp để khắc phục lạm phát ở Việtnam
hiện nay là gì?
Chống lạm phát là một nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏ sự trả giá và đánh đổi. để chống lạm
phát đạt kết quả, sự trả giá và đánh đổi là thấp nhất, nhất thiết phải có sự phối hợp đồng
bộ của các cơ quan quản lý nhà nước, sự chấp hành và tổ chức, triển khai thực hiện
nhiêm túc của các cấp chính quyền. hơn nữa, thị trường thế giới đang biến động, phải
theo dõi sát tình hình, cấp nhật đầy đủ thông tin để có các giải pháp phản ứng kịp thời,
chính xác, nhằm một mặt hạn chế các tác động xấu do những khách quan mới nảy sinh;
mặt khác, tận dụng được thời cơ mới xuất hiện để phát huy tiềm năng tăng trưởng của đất
nước, thúc đẩy kinh tế phát triển cao hơn khi điều kiện thuận lợi.
• thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ:
Kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh tóan và tổng dư nợ tín dụng.
Ngân hàng nhà nước, thông qua việc chủ động, linh họat sử dụng hợp lý các
công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường. cần lưu ý là trong khi
kiên quyết thắt chặt tiền tệ, cần bảo đảm tính thanh khỏan của nền kinh tế và
họat động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho sản xuất hàng
hóa và xuất khẩu phát triển.
• Siết chặt đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng ngân
sách:
Kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng giảm tỉ lệ
thâm hụt ngân sách. Đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và đầu tư của doanh
nghiệp nhà nước hiện chiếm khỏang 45% tổng đầu tư xã hội, cắt giảm nguồn
đầu tư này sẽ làm giảm áp lực về cầu, giảm nhập siêu, góp phần nâng cao hiệu
quả của nền.
Hạn chế việc chi tiêu công trong những trường hợp không cần thiết: ạhn chế
việc sử dụng xe công, nhà công, triệt để tiết kiệm trong tiêu dùng.
Tiến hành rà soát những công trình đã xây xong nhưng chưa đưa vào xử dụng
(điển hình là một số chợ, nhà văn hóa, nhà máy đường…), một số công trình
được sử dụng ở mức thấp, không tương xứng với số vốn đầu tư lẽ ra có thể
dùng vào việc khác hiệu quả hơn.
Công trình xây dựng ẩu, làm xong phải sửa chữa tốn kém, có trường hợp phá
đi làm lại hoặc thi công kéo dài gây thêm tốn kém không ít.
• ngừng hoặc hõan các công trình không đảm bảo hiệu quả và thật sự chưa cần
thiết, tập trung thực hiện những dự án cấp bách, những công trình cần đưa
nhanh vào sử dụng. điều quan trọng hơn nữa là tổ chức điều tra, nghiên cứu
nghiêm túc để thấy rõ nguyên nhân làm đầu tư công kém hiệu quả và có biện
pháp ngăn chặn từ gốc.
• Mạnh tay với tham nhũng: trong vốn đầu tư thực hiện, có một phần bị đục
khoét do tham nhũng.
• Tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp để tăng as3n lượng
lương thực, thực phẩm. đây có thể được xem là giải pháp gốc, tạo hiệu quả
nhiều mặt, vừa tăng nguồn cung cho thị trường trong nước và xuất khẩu, góp
phần kiềm chế lạm phát, giảm nhập siêu, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, lại
không gây phản ứng phụ.
• Bảo đảm cân đối về hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu. Cân đối
cung cầu về hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống
nhân dân là tiền đề quyết định để không gây đột biến về giá, ngăn chặn đầu cơ.
• Triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng
• Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm sóat việc chấp hành pháp luật
nhà nước về giá. Kiên quyết không để tình trạng lạm dụng các biến động trên
thị trường để đầu cơ, nâng giá nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xấut va
2tiêu dùng.
• Mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội:
c. Trên thực tế, NHTW Việtnam đã và đang làm gì để khắc phục lạm phát? Các giải
pháp mà NHTW đã và đang thực hiện có phù hợp với lý thuyết kinh tế vĩ mô không?
- Việc đầu tiên là NHTW đã bỏ ra gần 10.000 tỉ để mua ngọai tệ đã vô tình bơm thêm
nội tệ vào nền kinh tế, đứng ở góc độ kinh tế vĩ mô việc lạm này nhằm làm giãm lãi
suất cho vay của ngân hàng → đầu tư tăng → sản lượng tăng → giá cả giảm. Tuy
nhiên, hành động bơm thêm nội tệ của NHTW đã không phù hợp với tình hình kinh tế
Việtnam khi mà tăng trưởng kinh tế không tăng kịp với lượng tiền trong nền kinh tế,
vì vậy một lượng tiền lớn không được đưa vào sản xuất mà được đầu tư vào chứng
khóan và bất động sản làm cho nền kinh tế phát triển bong bóng.
- NHTW thu về nội tệ bằng việc tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc của hệ thống liên ngân hàng,
hạn chế cho vay. NHTW bán ra trái phiếu. Việc làm này đã đẩy các ngân hàng thương
mại thiếu vốn → tăng lãi suất tiền gửi → tăng lãi suất cho vay → đầu tư giảm → giá
cả lại tăng.
Hạn chế cho vay, hạn chế lãi suất trần, khóa van tín dụng: Hậu quả là trong những
ngày gần đây tiền cho nhu cầu sản xuất kinh doanh thiếu trầm trọng, các doanh
nghiệp hạn chế việc gửi tiền ở NH, người gửi tiền dồng lọat rút tiền gửi
- Mở rộng biên độ tỉ giá hối đóai lên +/- 2%: giúp tỉ giá USD tăng, kích thích xuất
khẩu, nhưng lại thiếu vốn đầu tư cho họat dộng sản xuất.
Câu 2: từ những tháng cuối năm 2007, tỷ giá đồng USD/ VND liên tục giãm mạnh, hãy giải
thích nguyên nhân và dự báo hệ quả của hiện tượng này đối với nền kinh tế nước nhà? Tóm
tắt ý tưởng trình bày của mình bằng sơ đồ và minh họa bằng đồ thị
- nền kinh tế Mỹ từ cuối năm 2007 đến nay đã suy giãm một cách nghiêm trọng: GDP
quý IV năm 2007 chỉ tăng 0.6%, thấp hơn rất nhiều so với các quý trước đó. Theo
nhiều dự báo, kinh tế Mỹ cả năm 2008 chỉ tăng 1.5%. thậm chí, có những nhận định
cho rằng, kinh tế Mỹ đã bước vào giai đọan suy thóai. Sự suy giảm của kinh tế Mỹ,
nền kinh tế chiếm khỏang 25% tổng GDP tòan cầu và trên 15% tổng giá trị nhập khẩu
hàng hóa thế giới, đã tác động mạnh và kéo theo sự suy giảm của nhiều nền kinh tế
trong đó có Việtnam.
- Việc tỉ giá đồng USD giảm mạnh đã có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình xuất nhập
khẩu và đầu tư ở nước ta. Hầu hết các doanh nghiệp Việtnam sử dụng USD là ngọai tệ
giao dịch chủ yếu đặc biệt trong lĩnh vực ngọai thương, do đó khi USD giảm đã làm
cho giá trị hàng xuất khẩu giảm đáng kể, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn bị thua lỗ
do phải thực hiện những hợp đồng ký kết khi tỷ giá còn cao.