Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Pháp luật về quyền của người sử dụng đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.74 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
I.
II.

III.

Đặt vấn đề.
Căn cứ xác định quyền của người sử dụng đất: Phụ thuộc vào
các căn cứ sau:
1. Chủ thể.
2. Hình thức.
3. Mục đích.
4. Thời điểm xác lập quyền sử dụng đất.
Quyền của người sử dụng đất:
1. Quyền chung.
2. Quyền lựa chọn hình thức sử dụng đất.
3. Quyền giao dịch quyền sử dụng đất.

Trang


Đặt vấn đề.

I.

Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959 của nước ta thừa nhận sự tồn
tại của nhiều hình thức sở hữu khác nhau về đất đai (sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và
sở hữu tư nhân). Theo đó, Điều 31 Luật Cải cách ruộng đất năm 1953 (đăng trên Hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật thuộc Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp) cũng
quy định: “Người được chia ruộng đất có quyền sở hữu ruộng đất đó... Chính quyền cấp


giấy chứng nhận quyền sở hữu cho người được chia. Mọi khế ước cũ đều huỷ bỏ. Người
được chia có quyền chia gia tài, cầm, bán, cho... ruộng đất được chia”. Tuy nhiên, kể từ
khi Hiến pháp năm 1980 có hiệu lực thì “đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên
thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa... đều thuộc sở hữu toàn dân”
(Điều 19) và “những tập thể và cá nhân đang sử dụng đất đai được tiếp tục sử dụng và
hưởng kết quả lao động của mình theo quy định của pháp luật” (Điều 20). Chế độ sở hữu
toàn dân đối với đất đai tiếp tục được khẳng định tại Hiến pháp năm 1992 (Điều 17) và
Hiến pháp năm 2013 (Điều 53). Trên tinh thần đó, Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai
năm 1993 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Luật Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai năm
2013 đã cụ thể hóa chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, trong đó đặc biệt là quy định
về quyền của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu về đất đai, ví dụ như: “Nhà
nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai” (Điều 1
Luật Đất đai năm 2003) hoặc“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ
sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất theo quy định của Luật
này” (Điều 4 Luật Đất đai năm 2013).
1.

Như vậy, trải qua nhiều lần sửa đổi của Hiến pháp cũng như Luật Đất đai,
Nhà nước hiện nay là đại diện chủ sở hữu của “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân”, và Nhà
nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất (là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân).
2.

3.

Cơ sở pháp lý phát sinh quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Theo quan niệm về sở hữu tài sản truyền thống trong dân luật được các
nước Châu Âu lục địa thừa nhận, quyền sở hữu bao gồm 3 nhóm quyền năng: Nhóm
quyền chiếm hữu, nhóm quyền sử dụng và nhóm quyền định đoạt. Như vậy, nhóm quyền
sử dụng chỉ là một trong những quyền năng của chủ sở hữu tài sản. Ở Việt Nam, do tính

chất đặc thù của chế độ sở hữu đất đai: đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu song trên thực tế Nhà nước lại không chiếm hữu, sử dụng đất đai mà
giao đất. cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đang sử dụng của tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân (sau đây gọi chung là người sử dụng đất) sử dụng ổn định lâu dài. Người
sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất trong thời hạn sử dụng đất.
4.


5.

Ý nghĩa của việc quy định về quyền của người sử dụng đất:

6.

1. Việc công nhận quyền sử dụng đất là đúng với ý nghĩa đất đai thuộc sở hữu
toàn dân, Nhà nước chỉ là đại diện, thay dân quản lí, giám sát chế độ sở hữu này.

7.

2. Kích thích người sử dụng đất đầu tư, giúp họ yên tâm sử dụng đất của mình.

8.

3. Góp một phần vào ngân sách thuế của Nhà nước (người sử dụng đất đóng
thuế).

9.

4. Giao đất cho người sử dụng đất vừa giúp người dân ổn định nơi ở, vừa tạo điều
kiện cho Nhà nước kiểm soát tốt hơn thông tin về sở hữu nhà ở và sử dụng đất

thông qua Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Việc công nhận quyền sở hữu tài sản quyền sử dụng đất đã đưa lại hiệu quả
kinh tế rõ rệt: nước ta từ chỗ là nước thiếu lương thực đã tự túc được vấn đề lương thực
và trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới. Như vậy, quyền sử dụng đất phát
sinh trên cơ sở quyền sở hữu toàn dân về đất đai thông qua việc Nhà nước với tư cách
đại diện chủ sở hữu giao đất, cho thuê đất và công nhận quyền sử dụng đất đối với đất
đang sử dụng ổn định.
10.

11.
Khái niệm và đặc điểm quyền của người sử dụng đất trong chế độ sở hữu
toàn dân đối với đất đai ở Việt Nam
1. Khái niệm quyền của người sử dụng đất
12.
Quyền của người sử dụng đất là khả năng mà pháp luật cho phép người sử
dụng đất được thực hiện những hành vi nhất định trong quá trình sử dụng đất nhằm sử
dụng đất đúng mục đích, hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả kinh tế cao.
2. Đặc điểm quyền của người sử dụng đất
Quyền của người sử dụng đất được xác lập và đảm bảo thực hiện trên cơ sở quy
định của pháp luật.
Nội dung quyền của người sử dụng đất ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng
đất đai và quyền lợi của người lao động.
Quyền sử dụng đất ngày càng được mở rộng với ý nghĩa là một quyền tài sản.
13.
III.
Căn cứ xác định quyền sử dụng đất:
II.

Để xác định được quyền của người sử dụng đất chúng ta phải căn cứ vào:

chủ thể, hình thức, mục đích sử dụng đất và thời điểm xác lập quyền sử dụng đất. Với
14.


mỗi chủ thể, với mỗi hình thức và mục đích sử dụng đất sẽ cấu thành những nhóm
quyền khác nhau.
Chủ thể sử dụng đất.

1.
15.

Căn cứ vào điều 5 luật đất đai 2013 thì chủ thể sử dụng đất bao gồm:

1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công
lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ
chức);
16.

17.

2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá

nhân);
3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng
địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự
có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;
18.

4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường,

niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn
giáo và cơ sở khác của tôn giáo;
19.

5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại
giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại
giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên
hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên
chính phủ;
20.

6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về
quốc tịch;
21.

7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn
đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư
nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.
22.

So với quy định về “người sử dụng đất” của Luật đất đai 2003, Luật đất đai
2013 đã thay “tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam” bằng “doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài”. Như vậy, các chủ thể nước ngoài (tổ chức, cá nhân) nếu
muốn đầu tư, sử dụng đất tại Việt Nam thì phải thông qua hình thức của một doanh
23.


nghiệp được phép đầu tư, sử dụng đất tại Việt Nam. Cách “quy hoạch” lại chủ thể như
vậy không những tạo thuận lợi cho quản lý nhà nước mà cũng phù hợp với thực tế việc
sử dụng đất tại Việt Nam của các chủ thể này trong những năm qua.7. Doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp
liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập,
mua lại theo quy
Hình thức sử dụng đất.

2.

Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương có thẩm quyền giao đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; cho thuê đất đối với
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh
nghiệp nước ngoài có chức năng ngoại giao. Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền
giao đất, cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân; giao đất đối với cộng đồng dân cư.
24.

25.
26.

Căn cứ Luật đất đai năm 2013, theo đó các hình thức sử dụng đất như sau:

2.1. Giao đất:

Giao đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết định hành
chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. Giao đất với ý nghĩa là một nội dung quản
lý nhà nước đối với đất đai, đồng thời là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
để chuyển giao quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, các nhân và cộng đồng
dân cư sử dụng đất.
27.

28.


2.1.1. Giao đất không thu tiền sử dụng đất

Giao đất không thu tiền sử dụng đất là việc đối tượng được sử dụng đất mà
không phải chi trả khoản tiền nào.
29.

Luật Đất đai 2013 đã thu hẹp phạm vi đối tượng được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất thông qua hình thức này. Luật đất đai 2003 có 7 trường hợp được
giao đất khong thu tiền sử dụng đất tại điều 33. Còn Luật Đất đai 2013, tại Điều 54 quy
định 5 nhóm đối tượng được giao đất không thu tiền sử dụng đất bao gồm: hộ gia đình,
cá nhân trực tiếp sản xuất được giao đất nông nghiệp trong hạn mức; người sử dụng đất
rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ
sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích
công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không để
chuyển nhượng; tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng
30.


công trình sự nghiệp; tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự
án của Nhà nước; cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất
phi nông nghiệp theo quy định.
31.

2.1.2. Giao đất có thu tiền sử dụng đất

Hình thức giao đất này được hình thánh từ Luật Đất đai 1993. Các đối
tượng được Nhà nước giao đất có thu tiền phải nộp cho Nhà nước một khoản tiền theo
quy định của pháp luật. Các đối tượng được áp dụng hình thức giao đất có thu tiền sử
dụng đất ngày càng được mở rộng. Theo quy định tại Điều 55 Luật Đất đai 2013, các đối

tượng được giao đất có thu tiền sử dụng đất bao gồm: Hộ gia đình, cá nhân được giao
đất ở; Tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán
hoặc để bán kết hợp cho thuê; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án xây dựng nhà ở để bán hoặc để
bán kết hợp cho thuê; Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng
nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng gắn với hạ tầng.
32.

33.

2.2. Cho thuê đất

Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất là việc Nhà nước quyết định trao
quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê
quyền sử dụng đất. Luật Đất đai năm 2013 ghi nhận hai hình thức thuê đất là thuê đất trả
tiền một lần cho cả thời gian thuê và thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm đồng thời tạo cơ
hội cho người sử dụng đất lựa chọn hình thức sử dụng đất phù hợp với năng lực kinh tế
của mình.
34.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Đất đai 2013, Nhà nước cho thuê
đất thu tiền thuê đất một lần hoặc hàng năm đối với các đối tượng: Hộ gia đình, cá nhân
sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản hoặc làm muối; Hộ gia đình,
cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức theo quy định của
pháp luật; Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thương mại, dịch vụ, khoáng sản, làm đồ
gốm, xây dựng công trình công cộng nhằm mục đích kinh doanh; Tổ chức kinh tế, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để
thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;
đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất xây dựng công trình công cộng có mục
đích kinh doanh; đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê; Tổ chức kinh tế, tổ

chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp; Tổ chức
nước ngoài có chức năng ngoại giao sử dụng đất để xây dựng trụ sở làm việc. Đối với
35.


đối tượng là đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
nuôi trồng thủy sản, làm muối hoặc sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy
sản, làm muối kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được Nhà nước cho thuê đất
thu tiền thuê đất hàng năm (khoản 2 Điều 56 Luật Đất đai 2013).
36.

2.3. Đất được công nhận quyền sử dụng đất

37.

2.3.1. Nhận chuyển quyền sử dụng đất

Luật Đất đai năm 2013 tiếp tục ghi nhận và mở rộng quyền của người sử
dụng đất, trong đó có quyền chuyển nhượng, góp vốn, thừa kế quyền sửdụng đất đối với
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ
chức, cá nhân nước ngoài. Mối quan hệ giữa bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao
được thiết lập trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện. Việc chuyển giao quyền sử dụng đất chỉ
được thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật về điều kiện, thời hạn, mục đích sử
dụng đất.
38.

39.

2.3.2 Công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất


Luật Đất đai năm 2003 đã bổ sung thêm hình thức xác lập quyền sử dụng
đất thông qua việc Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với người sử dụng đất ổn
định thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người sử dụng
đất. Nhằm tạo cơ sở pháp lý để giải quyết cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
rất nhiều hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng
đất, giải quyết những tồn đọng của hệ thống pháp luật đất đai trong các giai đoạn lịch sử
trước đây.
40.

41.

2.3.3. Công nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân
cư đang sử dụng đất

Theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu đang sử dụng đất ổn định, không có tranh
chấp và có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất, một số trường hợp không có giấy tờ hợp
lệ về quyền sử dụng đất nhưng đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật; hộ
gia đình, cá nhân sử dụng đất theo bản án, quyết định của Tòa án. Cộng đồng dân cư
đang sử dụng đất có các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
42.

43.

2.3.4. Công nhận quyền sử dụng đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng
đất



Điều 102 Luật Đất đai 2013 kế thừa các quy định về cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức, cơ sở
tôn giáo đang sử dụng đất.
44.

So sánh các hình thức:

45.

49.
47.

46.
H
ình thức sử dụng
đất
50.

Đất được nhà
nước giao

51.

-Không thu tiền

52.

-Có thu tiền

48.


53.

Đất thuê

54.

-Thu tiền hằng
năm

55.

-Thu tiền 1 lần

56.
59.

Thời

60.

Có thời hạn
(Đ126) hoặc được giao
ổn định, lâu dài
(Đ125)

Hạn

66.


hạn

65.

Có hạn mức

mức

Có thời hạn
(Đ126)
62.
61.

Theo khả
năng của hai bên
67.

Quyền của 70.
Người được
người sử dụng
giao đất có toàn quyền
đất
định đoạt đối với đất
được giao, ví dụ:
chuyển nhượng quyền
sử dụng đất hoặc cho
người khác thuê lại

71.


73.

79.

69.

77.

74.
75.
76.

G
ó

Đ 78.
Được góp vốn
ối không phân biệt giao
vớ đất không thu tiền hay
i có thu tiền sử dụng đất
hộ
gi
a
đì

Đất được
công nhận
quyền sử
dụng đất
57.


58.
Được
công
nhận
63.
ổn
định,
lâu dài
68.

hạn mức
64.

Người được
thuê đất không được
chuyển nhượng
quyền sử dụng đất
mà chỉ được cho
người khác thuê lại.
Được góp vốn
khi và chỉ khi thuê
đất trả tiền thuê đất
1 lần cho cả thời
gian thuê.

Không
thu
tiền


72.

Toàn
quyền
định
đoạt.

Được
góp vốn.
81.
82.
83.
84.
80.


p
v

n
b

n
g
q
u
y

n
s


d

n
g
đ

t

101.

nh
,

nh
ân
.
86. Đ 88.
Được góp vốn
ối khi giao đất có thu tiền
vớ sử dụng đất
i
tổ
ch
ức
ki
nh
tế.
87.
92.

Ng 93.
Giao đất có thu
ười VN tiền sử dụng đất
định cư ở
nước
ngoài
97. D
98. Sử dụng đất dưới
oa
hình thức giao đất
nh
có thu tiền sử dụng
ng
đất
hi
ệp

vố
n
đầ
u


ớc
ng

i.

89.


Được góp vốn
khi và khi thuê đất
trả tiền thuê đất 1
lần cho cả thời gian
thuê

90.

Cho thuê đất
trả tiền thuê đất một
lần cho cả thời gian
thuê.

95.

94.

99.

Sử dụng đất dưới
hình thức thuê đất
trả tiền thuê đất
một lần cho cả
thời gian thuê

Được
góp vốn

Được
góp vốn


100.

ược
góp
vốn

Đ


3.

Mục đích sử dụng đất

Mục đích sử dụng đất là cách thức nhà nước phân loại đất đai và yêu cầu
người quản lý phải tuân thủ các quy định khi giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất… Người sử dụng đất có nghĩa vụ phải sử dụng đúng mục đích
đất được giao ghi trong quyết định giao đất, cho thuê đất.
102.

Mục đích sử dụng đất theo Luật đất đai 2013 và được hướng dẫn cụ thể tại
Phụ lục 01 TT 55/2013/TT-BTNMT như sau:
103.

Loại đất theo mục đích sử dụng đất
107.
Đất trồng cây hàng năm
110.
Đất trồng lúa
113.

Đất chuyên trồng lúa nước
116.
Đất trồng lúa nước còn lại
119.
Đất trồng lúa nương
106.
Đ
122.
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
ất sản
xuất
125.
Đất trồng cây hàng năm khác
nông
128.
Đất bằng trồng cây hàng năm khác
nghiệp
131.
Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác
134.
Đất trồng cây lâu năm
137.
Đất trồng cây công nghiệp lâu năm
140.
Đất trồng cây ăn quả lâu năm
143.
Đất trồng cây lâu năm khác
146.
Đất rừng sản xuất
149.

Đất có rừng tự nhiên sản xuất
152.
Đất có rừng trồng sản xuất
155.
Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất
158.
Đất trồng rừng sản xuất
145.
Đ
161.
Đất rừng phòng hộ
ất
164.
Đất có rừng tự nhiên phòng hộ
trồng
167.
Đất có rừng trồng phòng hộ
cây
170.
Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ
hàng
173.
Đất trồng rừng phòng hộ
năm
176.
Đất rừng đặc dụng
179.
Đất có rừng tự nhiên đặc dụng
182.
Đất có rừng trồng đặc dụng

185.
Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng
188.
Đất trồng rừng đặc dụng
190.
Đ
191.
Đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn
ất nuôi
194.
Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt
104.

105.

Đ

ẤT
NÔNG
NGHIỆP


trồng
thủy

196.
198.

Đ
ẤT PHI

NÔNG
NGHIỆP

199.

200.

Đ

ất ở
203.
206.

Đất ở tại đô thị
207.
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
210.
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
nhà nước
213.
Đất trụ sở khác
216.
Đất quốc phòng
219.
Đất an ninh
222.
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông
nghiệp
225.
Đất khu công nghiệp

228.
Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh
231.
Đất cho hoạt động khoáng sản
234.
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ
237.
Đất có mục đích công cộng
240.
Đất giao thông
243.
Đất thủy lợi
246.
Đất công trình năng lượng
249.
Đất công trình bưu chính viễn thông
252.
Đất cơ sở văn hóa
255.
Đất cơ sở y tế
258.
Đất cơ sở giáo dục – đào tạo
261.
Đất cơ sở thể dục – thể thao
264.
Đất cơ sở nghiên cứu khoa học
267.
Đất cơ sở dịch vụ về xã hội
270.
Đất chợ

273.
Đất có di tích, danh thắng
276.
Đất bãi thải, xử lý chất thải
279.
Đất tôn giáo

204.

Đ

ất
chuyê
n dùng

278.

201.

Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác
Đất ở tại nông thôn

Đ

ất tôn
giáo
tín
ngưỡn
g


282.

284.

Đất tín ngưỡng

Đất nghĩa trang, nghĩa địa


286.

Đ

ất
song
suối
và mặt
đất
chuyê
n dùng

287.

Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối

290.

Đất có mặt nước chuyên dùng


292.
294.
296.

Đất phi nông nghiệp khác
Đất chưa sử dụng
Đất có mặt nước ven biển

297.
4.

Thời điểm xác lập quyền sử dụng đất
Theo Khoản 7 Điều 95 Luật đất đai năm 2013 quy định:

298.

“ Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất có hiệu lực kể từ thời điểm
đăng ký vào Sổ địa chính.”

299.



Như vậy, thời điểm xác lập quyền của người sử dụng đất là từ thời điểm đăng ký với
cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất thì được thực hiện các quyền của người sử dụng đất.
300.
IV.

Thực trạng pháp luật về quyền của người sử dụng đất:


Quyền chung của người sử dụng đất được quy định tại điều 166, Luật đất
đai 2013 đã quy định về quyền chung của người sử dụng đất như sau:
301.

1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất.
302.

303.

2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải
tạo đất nông nghiệp.
304.

305.

nghiệp.

4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông


5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp
pháp về đất đai của mình.
306.

307.


6. Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.

7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất
hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
308.

309.
Trong 7 nhóm quyền trên, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước
xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp
của người sử dụng đất. Và là quyền quan trọng, có ý nghĩa lớn bởi tính đối kháng, loại
trừ của người sử dụng đất với vác chủ thể khác. Việc cấp giấy chứng nhận có ý nghĩa
như sau:
310.

311.



312.




- Đối với nhà nước:
Là cơ sở quan trọng để cho việc tiến hành các biện pháp quản lý đất đai trên
toàn lãnh thổ, vừa nắm chắc tài nguyên đất đai;
Là căn cứ pháp lý để giải quyết mối quan hệ đất đai, cũng là cơ sở pháp lý để
công nhận, bảo hộ quyền sử dụng đất của người sử dụng đất;
Là cơ sở để người sử dụng đất có nghĩa vụ tài chính đối với đất đai.

- Đối với người sử dụng đất:
Yên tâm chủ động khai thác tốt nhất mọi tiềm năng của khu đất được giao,
hiểu và chấp hành tốt pháp luật về đất đai;
Là Cơ sở để được đền bù về đất khi bị thu hồi;
Là cơ sở để bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất khi có tranh chấp;

Tìm hiểu kỹ hơn về quyền được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Luật cũng quy định những trường
hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản
khác gắn liền với đất tại Điều 99 Luật Đất đai 2013 và nay đã được mở rộng hơn tại
Điều 20 01/2017/NĐ-CP.
313.

Cũng như các trường hợp không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất tại Điều 19 Nghị định số
43/2014/NĐ-CP.
314.


1. Thực trạng pháp luật về quyền của tổ chức trong nước sử dụng đất
1.1.
Quyền của tổ chức trong nước được giao đất không thu tiền sử dụng

đất

Trước thời điểm Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành, pháp luật đất
đai vẫn ghi nhận cho một số trường hợp tổ chức trong nước được giao đất không thu tiền
sử dụng đất vẫn được góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để hợp tác sản xuất, kinh
doanh. Luật Đất đai 2013 tiếp tục kế thừa các quy định của Luật Đất đai 2003, Điều 173
Luật Đất đai năm 2013 quy định tổ chức trong nước được giao đất không thu tiền chỉ

"có các quyền chung theo quy định" và "không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng,
tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử
dụng đất; không được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất".
315.

1.2.

Quyền của tổ chức trong nước được giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê
đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

Điều 174 Luật Đất đai năm 2013, tổ chức kinh tế trong nước được giao đất
có thu tiền sử dụng đất và thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê có các
quyền: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với
đất; cho thuê quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đối với
trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; cho thuê lại quyền sử dụng
đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đối với trường hợp được Nhà nước
cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê. Tặng cho quyền sử dụng đất
cho Nhà nước; tặng cho quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư để xây dựng các công
trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng; tặng cho nhà tình nghĩa gắn liền với đất theo
quy định của pháp luật; Thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình
gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; Góp vốn
bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để hợp tác sản
xuất, kinh doanh với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật. Luật Đất đai 2013 cũng
bổ sung quy định trong trường hợp tổ chức được giao đất có thu tiền sử dụng đất và thuê
đất trả tiền thuê một lần được miễn, giảm tiền sử dụng đất.
316.

1.3.


Quyền của tổ chức trong nước sử dụng đất theo hình thức thuê đất trả tiền thuê
đất hàng năm

Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, tổ chức kinh tế trong nước
được có quyền lựa chọn hình thức thuê đất thu tiền thuê đất một lần hoặc thuê đất thu
tiền thuê đất hàng năm. Tuy nhiên, phù hợp với nghĩa vụ tài chính mà người thuê đất
phải trả cho Nhà nước thì quyền của người sử dụng đất trong trường hợp này cũng hạn
317.


chế hơn, theo đó, tổ chức trong nước thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm không có các
quyền định đoạt
quyền sử dụng đất mà chỉ có các quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu của
mình trên đất được quy định tại Điều 175 Luật Đất đai 2013 bao gồm: Thế chấp,
bán, góp vốn bằng tài sản của mình gắn liền với đất thuê theo quy định của pháp
luật; cho thuê lại quyền sử dụng đất theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm đối
với đất đã xây dựng xong kết cấu hạ tầng trong trường hợp được phép đầu tư xây
dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng tại khu công nghiệp,cụm công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

318.

1.4.

Quyền của tổ chức trong nước sử dụng đất trong một số trường hợp khác

Tổ chức kinh tế trong nước còn được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng
đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất. Ngoài các
quyền chung theo quy định của pháp luật, các tổ chức này còn có các quyền được quy
định cụ thể tại Điều 176 và Điều 177 Luật Đất đai 2013. Luật Đất đai 2013 bổ sung quy

định về quyền của tổ chức kinh tế được thuê đất để xây dựng công trình ngầm, theo đó
Điều 178. Theo đó, tổ chức kinh tế sử dụng đất để xây dựng công trình ngầm được Nhà
nước cho thuê đất thu tiền thuê một lần thì có quyền và nghĩa vụ như tổ chức kinh tế
được Nhà nước giao đất có thu tiền hoặc thuê đất thu tiền thuê một lần, nếu được Nhà
nước cho thuê đất thu tiền thuê hàng năm thì có quyền và nghĩa vụ như tổ chức kinh tế
thuê đất thu tiền thuê hàng năm.
319.

Thực trạng pháp luật về quyền của hộ gia đình, cá nhân trong nước sử dụng
đất
2.1.
Hộ gia đình, cá nhân trong nước sử dụng đất theo quy định của pháp luật
2.

Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 ghi nhận: hộ gia đình sử dụng đất là
những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật
về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm
được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền
sử dụng đất. Hộ gia đình, cá nhân trong nước có thể sử dụng đất dưới các hình thức
được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất; được Nhà nước giao đất có thu tiền
sử dụng đất; được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thu tiền thuê
đất một lần cho cả thời gian thuê theo quy định của pháp luật.
320.


Quyền của hộ gia đình, cá nhân trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê
đất thu tiền thuê một lần, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, nhận
chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế.
321.
Luật Đất đai 2013 quy định trong trường hợp đất thuộc diện thu hồi để thực

hiện dự án thì hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao đất
trong hạn mức, đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền
thuê một lần, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, đất nhận chuyển đổi, nhận
chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế quyền sử dụng đất có quyền tự đầu tư trên
đất hoặc cho chủ đầu tư dự án thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất
với chủ đầu tư dự án để thực hiện dự án theo quy định.
2.3.
Quyền của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất
hàng năm
2.2.

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, hộ gia đình, cá nhân thuê đất
của Nhà nước chỉ có hình thức trả tiền thuê hàng năm. Luật Đất đai 2013 bổ sung thêm
quyền lựa chọn hình thức thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê đối với hộ
gia đình, cá nhân. Theo quy định tại Điều 179 Luật Đất đai 2013, ngoài các quyền chung
cho người sử dụng đất theo quy định của pháp luật, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước
cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm chỉ có quyền sử dụng đất và định đoạt tài sản
trên đất bao gồm: bán, để thừa kế, tặng cho tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với
đất thuê; người mua, người nhận thừa kế, người được tặng cho tài sản được Nhà nước
tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định; Góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu
của mình gắn liền với đất thuê theo quy định của pháp luật.
322.

Quyền của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trong một số trường hợp khác

2.4.

Ngoài các trường hợp nêu trên, Luật Đất đai 2013 cũng quy định về quyền
của hộ gia đình, cá nhân thuê lại đất trong khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công
nghiệp; hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất mà được miễn, giảm

tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất.
323.

3.

Pháp luật về quyền của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất

Luật Đất đai năm 2003 lần đầu tiên ghi nhận tư cách chủ thể sử dụng đất
đối với cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo, đồng thời quy định rõ quyền của hai chủ thể
này trong quan hệ pháp luật về đất đai. Việc ghi nhận quyền sử dụng đất của cơ sở tôn
giáo, cộng đồng dân cư bên cạnh các chính sách khác về tôn giáo của đảng và nhà nước
một lần nữa đã khẳng định Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng, tạo điều kiện cho quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Theo quy định tại Điều 181 Luật Đất đai 2013, cơ sở tôn
324.


giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất có quyền chung theo quy định của pháp luật và
không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng
quyền sử dụng đất.
Pháp luật về quyền của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử
dụng đất ở Việt Nam
4.1.
Quyền của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao sử dụng đất ở Việt
Nam
4.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Đất đai năm 2013, tổ chức nước
ngoài có chức năng ngoại giao có thể sử dụng đất để xây dựng trụ sở làm việc dưới hình
thức được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc được Nhà nước cho

thuê đất thu tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê. Mặc dù có thể sử dụng đất dưới hai
hình thức khác nhau, tuy nhiên, quyền của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao
sử dụng đất dưới hai hình thức nói trên không có sự khác biệt. Theo quy định tại Điều
182 Luật Đất đai 2013, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao có quyền xây dựng
các công trình trên đất theo giấy phép của cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền;
sở hữu công trình do mình xây dựng trên đất thuê trong thời gian thuê.
325.

4.2.
a)

Quyền của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện
dự án đầu tư tại Việt Nam
Quyền của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê
đất thu tiền thuê đất hàng năm.

Ngoài các quyền chung theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm có quyền thế
chấp, góp vốn tài sản thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật; bán tài sản
thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê khi có đủ các điều kiện theo quy định của
pháp luật; Cho thuê nhà ở trong trường hợp được phép đầu tư xây dựng kinh doanh nhà
ở.
326.

b)

Quyền của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê
đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và được Nhà nước giao đất
có thu tiền sử dụng đất.


Bên cạnh các quyền chung của người sử dụng đất theo quy định của pháp
luật, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất dưới hai hình thức này có các
quyền: Chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, góp vốn quyền sử dụng đất, tài sản thuộc
327.


sở hữu của mình gắn liền với đất trong thời hạn sử dụng đất; Thế chấp bằng quyền sử
dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng được phép
hoạt động tại Việt Nam.
Quyền của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất trong một số
trường hợp khác

c)

Ngoài các trường hợp nêu trên, Luật Đất đai 2013 còn quy định cụ thể
quyền của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập do nhà đầu tư
nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam. Theo đó quyền của doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào bên nước ngoài hay bên Việt Nam chiếm tỷ lệ
cổ phần chi phối. Luật Đất đai 2013 cũng bổ sung quy định về quyền của doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài trong trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê
đất.
328.

Quyền của doanh nghiệp liên doanh sử dụng đất do nhận góp vốn bằng quyền
sử dụng đất, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được chuyển đổi từ
doanh nghiệp liên doanh.
4.3.
Quyền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất ở Việt Nam
a) Quyền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư tại Việt Nam được
Nhà nước Việt Nam giao đất có thu tiền sử dụng đất

d)

Theo quy định tại khoản 1 Điều 183 Luật Đất đai 2013, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài được Nhà nước Việt Nam giao đất có thu tiền sử dụng đất có đầy
đủ các quyền như tổ chức kinh tế trong nước được Nhà nước giao đất có thu tiền sử
dụng đất bao gồm: quyền chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền
sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
329.

b)

Quyền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước Việt Nam cho
thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê

Theo quy định tại khoản 3 Điều 183 Luật Đất đai 2013, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài thuê đất của Nhà nước trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê
có quyền chuyển nhượng, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất, tài sản của
mình gắn liền với đất trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
330.

c)

Quyền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước Việt Nam cho
thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm


Theo quy định tại Điều 183 Luật Đất đai 2013, nhóm đối tượng này chỉ có
quyền định đoạt một cách hạn chế đối với các tài sản trên đất bao gồm: Thế chấp, góp
vốn, bán tài sản thuộc quyền sở hữu của mình gắn liền với đất thuê, cho thuê nhà ở trong
trường hợp được phép đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở.

331.

d)

Quyền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất trong khu công
nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế

Theo quy định tại khoản 1 Điều 185, điểm a khoản 2 Điều 185 Luật Đất đai
2013, trường hợp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc trả tiền thuê đất, thuê lại
đất một lần cho cả thời gian thuê, thuê lại thì có các quyền như đối với tổ chức kinh tế
trong nước được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất. Theo quy định tại điểm b
khoản 2 Điều 185 Luật Đất đai 2013, trường hợp thuê đất, thuê lại đất trả tiền thuê, thuê
lại đất hàng năm thì có quyền như tổ chức kinh tế trong nước được Nhà nước cho thuê
đất thu tiền thuê đất hàng năm.
332.

e)

Quyền về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

333.

được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Theo quy định tại khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp
luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở có
quyền chuyển quyền sử dụng đất; tặng cho, thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng
đất; cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở theo quy định của pháp luật.

334.

Bất cập của pháp luật hiện hành về quyền của người sử dụng đất
1. Bất cập trong quy định của pháp luật về quyền của người sử dụng đất

V.

Pháp luật đất đai hiện hành hiện chưa có quy định về một đối tượng sử
dụng đất đặc biệt đó là hộ gia đình, cá nhân nhận giao khoán đất nông nghiệp, lâm
nghiệp của các nông trường, lâm trường quốc doanh, các công ty nhà nước hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp.
335.

Luật Đất đai hiện hành không có quy định về di sản là quyền sử dụng đất
dùng vào việc thờ cúng và việc thừa kế quyền sử dụng đất của dòng họ, Bộ luật dân sự
có quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng tại Điều 670 nhưng cũng không có quy
định về di sản là quyền sử dụng đất cho mục đích đặc biệt này.
336.


Các quy định về góp vốn bằng quyền sử dụng đất có sự không thống nhất
giữa các quy định của Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp và Bộ Luật Dân sự, và còn
nhiều điểm bất hợp lý đã gây khó khăn trong quá trình áp dụng. Về các trường hợp thu
hồi đất và định giá đất còn thấp, chưa sát giá thị trường gây nhiều bức xúc cho người
dân. Luật đất đai qua các thời kỳ đã không ngừng mở rộng quyền của người sử dụng đất,
tuy nhiên, trong một số trường hợp quyền của người sử dụng đất vẫn chưa được đối xử
như một quyền tài sản.
337.

2.


Bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật về quyền của người sử
dụng đất

Đến nay, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người sử
dụng đất vẫn chưa hoàn thành đã tác động không nhỏ đến việc thực hiện quyền của
người sử dụng đất.
338.

Về hình thức giao đất, cho thuê đất, định giá đất trên thực tế vẫn còn nhiều
điểm chưa phù hợp. Hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất
chưa được triển khai thực hiện nghiêm túc.
339.

340.



×