Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Một số giải pháp phát triển thuê bao internet và các dịch vụ gia tăng trên mạng của công ty điện toán và truyền số liệu trên địa bàn thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------

PHẠM THỊ THÊM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THUÊ BAO
INTERNET VÀ CÁC DỊCH VỤ GIA TĂNG TRÊN
MẠNG CỦA CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ
LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH KINH TẾ QUẢN LÝ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN VĂN BÌNH

HÀ NỘI - 2004


-1Luận văn tốt nghiệp cao học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU

4

1. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN

4


2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích
2.2. Ý nghĩa
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN VĂN
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

7
7
7
8
8
8
9

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN VÀ DỊCH VỤ INTERNET

10

1.1.TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG INTERNET
1.1.1. Khái niệm chung về dịch vụ Internet - Lịch sử hình thành
1.1.2. Các dịch vụ gia tăng trên mạng và ứng dụng của Internet
1.1.3. Thành phần và đặc điểm thị trường dịch vụ Internet
1.1.4. Một số quan điểm về thị trường thuê bao dịch vụ Internet
1.1.5 Phân loại thị trường


10
10
12
18
19
22

1.2. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG INTERNET
1.2.1 Nội dung và các bước nghiên cứu thị trường
1.2.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu

23
23
26

1.3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN THUÊ BAO
DỊCH VỤ INTERNET
1.3.1.Yếu tố môi trường vĩ mô và quốc tế
1.3.2. Yếu tố nhà cung cấp dịch vụ Internet
1.3.3. Yếu tố khách hàng

29
29
32
33

1.4. TÌNH HÌNH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN INTERNET TRÊN
THẾ GIỚI

33


Phạm Thị Thêm

Lớp cao học QTDN 2002 - 2004


-2Luận văn tốt nghiệp cao học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

CHƯƠNG II

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN INTERNET TẠI VIỆT NAM 40
2.1. INTERNET XUẤT HIỆN Ở VIỆT NAM TỪ BAO GIỜ
2.1.1. Lịch sử hình thành
2.1.2. Khuôn khổ pháp định

40
40
41

2.2. PHÁT TRIỂN INTERNET TẠI VIỆT NAM

42

2.3. VÀI NÉT VỀ VNPT VÀ VDC – NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ
INTERNET LỚN NHẤT VIỆT NAM
2.3.1. Chức năng và tổ chức hoạt động của VNPT, VDC
2.3.2. Năng lực cung cấp dịch vụ Internet của VNPT, VDC

47
47

52

2.4. THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

54

2.5. VỊ THẾ CỦA VDC TRÊN THỊ TRƯỜNG

59

CHƯƠNG III

PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ KHẢ NĂNG
64
PHÁT TRIỂN INTERNET TẠI HẢI PHÒNG
3.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN INTERNET TẠI HẢI PHÒNG.
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
3.1.1. Đánh giá chung về thị trường thành phố Hải Phòng
3.1.2. Một số đánh giá về thị trường Internet ở Hải Phòng
3.1.3. Phân tích tình hình thị trường theo đối tượng và tính chất
sử dụng Internet

64
64
65
70

3.2. CÁC CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
CỦA VDC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRÊN CƠ
SỞ XU HƯỚNG HỘI NHẬP PHÁT TRIỂN

74
3.2.1. Quan điểm phát triển
75
3.2.2. Các mục tiêu phát triển tổng quát
75
3.3 . KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN INTERNET TRONG GIAI ĐOẠN TỚI.
PHÂN TÍCH THỊ PHẦN CÁC NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET

76
3.3.1. Mục tiêu cụ thể đến cuối năm 2005
76
3.3.2. Phân tích thị phần của VNPT và các nhà cung cấp dịch vụ khác 77

Phạm Thị Thêm

Lớp cao học QTDN 2002 - 2004


-3Luận văn tốt nghiệp cao học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

3.3.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, rủi ro của VDC

79

3.4.CHÍNH SÁCH CỦA VNPT NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ INTERNET
3.4.1. Chính sách dịch vụ
3.4.2. Chính sách giá cước
3.4.3. Chính sách bán hàng
3.4.4. Chính sách thị trường
3.4.5. Chính sách hỗ trợ dịch vụ

3.4.6. Chính sách đào tạo, nhân sự

82
82
82
83
83
84
84

CHƯƠNG IV

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG THUÊ BAO DỊCH VỤ INTERNET TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
85
4.1. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THUÊ BAO
INTERNET CỦA VDC TẠI HẢI PHÒNG
4.1.1. Mục tiêu
4.1.2. Tổ chức tốt hoạt động nghiên cứu, phân đoạn và lựa chọn thị
trường khách hàng mục tiêu
4.1.3. Tuyên truyền quảng cáo
4.1.4. Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ
4.1.5. Xây dựng chính sách giá cả mềm dẻo
4.1.6. Phát triển hệ thống phân phối
4.1.7. Chăm sóc khách hàng

85
85
90

95
98
105
106
109

4.2. CÁC KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ TẠO ĐIỀU

KIỆN TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN MẠNG VÀ ỨNG DỤNG INTERNET

112

4.2.1. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh
doanh Internet
112
4.2.2. Nhà nước cần duy trì hình thức độc quyền cho ngành viễn thông
trong một thời gian nhất định

113

4.2.3. Các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với dịch vụ Internet 114

KẾT LUẬN CHUNG

115

TÀI LIỆU THAM KHẢO

117


CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

118

Phạm Thị Thêm

Lớp cao học QTDN 2002 - 2004


-4Luận văn tốt nghiệp cao học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

LỜI NÓI ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN:
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ thế kỷ 20 - 21 là sự bùng nổ phát
triển của Công nghệ thông tin và truyền thông. Các nền kinh tế lớn của thế
giới đều chú trọng đầu tư mạnh vào phát triển công nghệ thông tin và truyền
thông do đây không chỉ là ngành có tốc độ tăng trưởng cao, thị trường lớn,
tạo nhiều giá trị gia tăng mà đây còn là nhu cầu cấp bách, thiết yếu cho sự
phát triển mọi mặt của đất nước, từ phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế đến
quốc phòng an ninh. Trong bối cảnh tình hình kinh tế chính trị xã hội của
nước ta hiện nay, công nghệ thông tin được xác định là một công cụ quan
trọng trong việc cải cách hành chính và từng bước hiện đại hoá nền kinh tế
quốc dân, tạo khả năng đi tắt đón đầu một số ngành, một số lĩnh vực kinh tế
xã hội, nhằm thực hiện thắng lợi công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Việc đầu tư và phát triển Công nghệ thông tin và truyền thông đã được đặt ra
như một đòi hỏi bức thiết trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Song song với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và Công nghệ thông
tin, hiện nay Internet thế giới cũng đang trong kỷ nguyên phát triển mạnh
mẽ. Nhờ có Internet, từng gia đình, từng cá nhân khắp mọi vùng đất nước,
khắp mọi nơi trên thế giới, dù ở thành thị hay nông thôn, ở khu vực phát

triển hay chậm phát triển đều trở nên gắn bó, gần gũi với nhau, bất kể
khoảng cách về không gian hay thời gian.
Việc ứng dụng Internet được nhiều ngành, nhiều cấp quan tâm. Các
ngành sản xuất, dịch vụ quan trọng như: ngân hàng, kho bạc, thuế, hải quan,
xăng dầu, điện lực, cảng, vận tải biển được quan tâm đầu tư trang thiết bị
máy tính và các công cụ phần mềm phục vụ sản xuất kinh doanh dịch vụ.
Ngày nay, ở các cơ quan này, hầu hết các tác nghiệp quản lý chủ yếu được
Phạm Thị Thêm

Lớp cao học QTDN 2002 - 2004


-5Luận văn tốt nghiệp cao học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

xử lý trên mạng máy tính cục bộ, được kết nối với hệ thống mạng của các cơ
quan trung ương ngành dọc và các đơn vị trong ngành trên phạm vi toàn
quốc.
Internet tác động tới tất cả các mặt của đời sống xã hội và làm thay đổi
các phương thức giao dịch truyền thống: từ dịch vụ ngân hàng, tài chính, hải
quan,..... đến giáo dục đào tạo, hành chính công,... Giờ đây, việc trao đổi,
mua bán trên mạng được thực hiện ngay tức khắc trong khi Công ty không
cần phải có người giao dịch và khách hàng thì cũng không cần bước chân ra
khỏi nhà. Việc trao đổi thư từ, công văn tới khắp nơi trên trái đất chỉ mất vài
phút, thậm chí vài giây, không còn phải lo tới sự chậm trễ hay thất lạc của
đường bưu chính.... Mạng Internet đã thực sự được xã hội hoá sâu sắc. Và
ngày nay, có thể nói không ngoa rằng, không cần phải nói đến sự tham gia
của mạng Internet vào cuộc sống như thế nào, mà chỉ cần nói tới việc mỗi tổ
chức, doanh nghiệp hay cá nhân đã tham gia gì trên mạng Internet.
Tại Việt Nam, Internet bắt đầu xuất hiện từ cuối năm 1997. Trong vòng 4
năm đầu, tốc độ phát triển Internet còn chậm do Internet chưa được khuyếch

trương mạnh, trong khi giá cước cao, trình độ dân trí thấp cộng với khả năng
sử dụng ngoại ngữ, kiến thức tin học kém, và đặc biệt là nhu cầu sử dụng,
khai thác dịch vụ chưa thực sự được đánh thức và quan tâm đúng mức. Đến
cuối năm 2001 mà số thuê bao Internet mới dừng lại ở con số 200.000 – tính
cả các thuê bao trực tiếp và gián tiếp qua mạng điện thoại công cộng. Nhưng
trong vòng 3 năm trở lại đây, Internet Việt Nam đã có những bước tiến dài
do việc quảng bá Internet cũng như những ứng dụng của nó đã được chú
trọng, đã có nhiều đợt giảm giá khiến cho giá cước Internet Việt Nam ngang
bằng, thậm chí còn thấp hơn nhiều nước trong khu vực. Mọi người ngày
càng nhận thức rõ nét hơn về tầm quan trọng của Internet. Theo số liệu
thống kê của VNNIC (Trung tâm Internet Việt Nam), đến tháng 4 năm 2004
Phạm Thị Thêm

Lớp cao học QTDN 2002 - 2004


-6Luận văn tốt nghiệp cao học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

số thuê bao Internet của Việt Nam đã lên đến con số gần 1.200.000 thuê bao
tính cho cả thuê bao Internet trực tiếp và Internet gián tiếp qua mạng điện
thoại công cộng.
Hải Phòng là một trong những thành phố lớn đầu tiên đưa Internet vào sử
dụng. Cũng giống như xu thế phát triển chung, trong mấy năm đầu, lượng
thuê bao Internet thấp. Và chỉ khoảng từ cuối năm 2000 trở lại đây, Internet
mới thực sự được biết đến nhiều và phát triển. Đến nay, thành phố đã đạt
được con số 5.000 thuê bao Internet, gần 700 điểm truy nhập Internet tốc độ
cao.
Với vai trò là một doanh nghiệp Công nghệ thông tin, Công ty Điện toán
và Truyền số liệu (VDC) – Nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất tại Việt
Nam thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã nhận thức rõ

được tầm quan trọng và cần thiết của Internet, đã luôn cố gắng nghiên cứu
nhằm đưa ra các giải pháp phát triển khách hàng để Internet đến được với
đông đảo cộng đồng người Việt Nam và để Internet thực sự phục vụ hữu ích
cho mọi người.
Với lý do trên tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp phát triển thuê bao
Internet và các dịch vụ gia tăng trên mạng của Công ty Điện toán &
Truyền số liệu (VDC) trên địa bàn thành phố Hải Phòng”. Với thực tế
công tác của bản thân, đồng thời kết hợp với việc tiếp thu, sử dụng các kiến
thức đã học, đặc biệt với sự giúp đỡ và ủng hộ nhiệt tình của giáo viên
hướng dẫn – PGS, Tiến sỹ Trần Văn Bình, tôi hy vọng luận văn này sẽ góp
phần nhỏ bé vào công tác tin học hoá quản lý của thành phố và đưa Hải
Phòng trở thành đơn vị dẫn đầu cả nước về lượng người sử dụng và ứng
dụng Internet.

Phạm Thị Thêm

Lớp cao học QTDN 2002 - 2004


-7Luận văn tốt nghiệp cao học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
2.1. Mục đích:
Nghiên cứu tình hình sử dụng và cung cấp Internet hiện tại tại các cơ
quan, doanh nghiệp, gia đình để biết được mục đích sử dụng của từng đối
tượng. Trên cơ sở tiếp cận lý luận khoa học và thực tiễn liên quan đến thị
trường, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường dịch vụ Internet, đồng
thời phân tích điểm mạnh, điểm yếu, nhận biết các cơ hội và thách thức
trong việc chiếm lĩnh thị trường của VDC so với các doanh nghiệp cạnh
tranh khác tại Việt Nam trong xu thế hội nhập với các nước trong khu vực

và trên thế giới.
Internet thực sự là mảnh đất kinh doanh nhiều tiềm năng đối với các nhà
cung cấp dịch vụ trong tương lai. Do đó, mục tiêu nghiên cứu đề tài tập
trung làm rõ các vấn đề thuộc lĩnh vực:
- Phân tích nhận dạng đặc tính của thị trường.
- Phân tích những hạn chế của các cơ chế, chính sách cũng như của thị
trường trong vấn đề sử dụng, khai thác dịch vụ Internet.
- Cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập.
- Đề xuất một số giải pháp để phát triển thuê bao dịch vụ Internet, tăng
vị trí cạnh tranh của VDC, cải thiện các chỉ tiêu về doanh số giúp
VDC phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh.
2.2. Ý nghĩa:
Từ việc thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn cung cấp một
số luận cứ khoa học cho các cơ quan quản lý, hoạch định chính sách của
Nhà nước trong việc đẩy mạnh tin học hoá vào công tác quản lý và làm tài
liệu tham khảo cho các doanh nghiệp kinh doanh loại hình dịch vụ này.
Phạm Thị Thêm

Lớp cao học QTDN 2002 - 2004


-8Luận văn tốt nghiệp cao học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
-

Đối tượng nghiên cứu: Internet và các dịch vụ gia tăng trên mạng.

-


Phạm vi nghiên cứu: Vì đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng nên luận văn
chỉ giới hạn nghiên cứu tại thị trường nói chung và khả năng phát triển
kinh doanh của VDC tại Hải Phòng.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN:
Để giải quyết mục tiêu nói trên, luận văn sử dụng tổng hợp các phương
pháp nghiên cứu sau: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp
chuyên gia, kết hợp chặt chẽ và trừu tượng hoá, khái quát hoá và cụ thể hoá,
áp dụng thống kê phân tích và mô phỏng, chọn mẫu điều tra làm phương
pháp luận cho việc nghiên cứu, sử dụng các số liệu do Trung tâm Internet
Việt Nam (VNNIC) và Trung tâm Tin học – Bưu điện thành phố Hải Phòng
cung cấp.
Các phương pháp này kết hợp với nhau trong toàn bộ quá trình nghiên
cứu sẽ tạo ra các kết quả thực tế, gần gũi với các đối tượng liên quan. Đó là
những sở cứ quan trọng để hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp xây dựng kế
hoạch khi phát triển thị trường kinh doanh.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN VĂN
Phân tích được tình hình phát triển và sử dụng Internet trên thế giới, tại
Việt Nam và ở Hải Phòng, mức độ cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch
vụ.
Đánh giá, dự đoán theo phương pháp khoa học thực trạng kinh doanh
dịch vụ Internet trong thời gian qua và những năm tiếp theo.

Phạm Thị Thêm

Lớp cao học QTDN 2002 - 2004


-9Luận văn tốt nghiệp cao học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội


Đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển dịch vụ Internet trên địa
bàn thành phố Hải Phòng của Công ty Điện toán & Truyền số liệu.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Tên luận văn: “Một số giải pháp phát triển thuê bao Internet và các
dịch vụ gia tăng trên mạng của Công ty Điện toán & Truyền số liệu
(VDC) trên địa bàn thành phố Hải Phòng”.
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn chia làm 4 chương:
Chương I

: Cơ sở lý luận về công nghệ thông tin, về dịch vụ Internet.

Chương II : Tình hình phát triển dịch vụ Internet tại Việt Nam.
Chương III : Phân tích hiện trạng ứng dụng và khả năng phát triển
thuê bao Internet trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Chương IV : Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thị trường thuê
bao dịch vụ Internet trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Phạm Thị Thêm

Lớp cao học QTDN 2002 - 2004


-10Luận văn tốt nghiệp cao học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN,
VỀ DỊCH VỤ INTERNET
1.1.TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG INTERNET


1.1.1. Khái niệm chung về dịch vụ Internet - Lịch sử hình thành
Internet được xem như là một “ mạng của các mạng” (Network of Network),
được tạo ra bằng việc kết nối các máy tính và các mạng máy tính với nhau trong
một mạng chung rộng lớn mang tính chất toàn cầu. Các mạng máy tính riêng rẽ
đó có thể là của một trường học, một viện nghiên cứu, một thư viện, một hãng
kinh doanh, có thể là một cơ quan Nhà nước hay một tổ chức phi chính phủ,....
Mạng Internet ngày nay là một mạng toàn cầu, bao gồm hàng chục triệu người
sử dụng, được hình thành cuối thập kỷ 60 thế kỷ trước, từ một thí nghiệm của
Bộ Quốc phòng Mỹ. Tại thời điểm ban đầu đó là mạng ARPANET của Ban
Quản lý dự án nghiên cứu quốc phòng Mỹ. ARPANET là một mạng thử
nghiệm phục vụ các nghiên cứu quốc phòng, một trong những mục đích của nó
là xây dựng một mạng máy tính có khả năng chịu đựng các sự cố (ví dụ khi một
số nút mạng bị tấn công và phá huỷ nhưng mạng vẫn tiếp tục hoạt động). Mạng
cho phép một máy tính bất kỳ trên mạng liên lạc với mọi máy tính khác.
Khả năng kết nối các hệ thống máy tính khác nhau đã hấp dẫn mọi người. Mặt
khác đây cũng là phương pháp thực tế duy nhất để kết nối các máy tính của các
hãng khác nhau. Kết quả là các nhà phát triển phần mềm ở Mỹ, Anh và châu Âu
bắt đầu phát triển các phần mềm trên bộ giao thức TCP/IP (giao thức được sử
dụng trong việc truyền thông trên Internet) cho tất cả các loại máy. Điều này
cũng hấp dẫn các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu lớn và các cơ quan
chính phủ, những nơi mong muốn mua máy tính từ các nhà sản xuất, không bị
phụ thuộc vào một hãng cố định nào.
Phạm Thị Thêm

Lớp cao học QTDN 2002 - 2004


-11Luận văn tốt nghiệp cao học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Bên cạnh đó các hệ thống mạng cục bộ LAN bắt đầu phát triển cùng với sự xuất

hiện các máy để bàn (desktop workstations) – năm 1983. Phần lớn các máy để
bàn sử dụng Berkeley UNIX, phần mềm cho kết nối TCP/IP đã được coi là một
phần của hệ điều hành này. Một điều rõ ràng là các mạng này có thể kết nối với
nhau dễ dàng.
Từ chỗ đơn thuần là một mạng máy tính của Bộ Quốc phòng Mỹ, rồi của một
số cơ quan khoa học, nghiên cứu, cơ quan chính phủ Mỹ, nội dung thông tin và
dịch vụ trên mạng đã không còn đơn thuần là các thông tin của riêng Bộ Quốc
phòng, mạng ARPANET dần dần lan rộng trở thành mạng xuyên quốc gia với
nhiều nước truy cập với nội dung và dịch vụ hết sức phong phú với tên gọi mới
là mạng Internet như hiện nay.
Ngày nay, do sự phát triển quá nhanh và quá rộng ra toàn thế giới, mạng
Internet đã không thể có một người quản trị chung. Tuy nhiên, một số tài
nguyên trên mạng Internet lại chỉ được phép là duy nhất, chẳng hạn như: địa chỉ
IP, số hiệu mạng, tên miền,... Thành thử tổ chức mạng Internet vẫn cần phải
được phân cấp quản lý để tránh xung đột cả về kỹ thuật lẫn quyền lợi giữa các
thành viên tham gia vào mạng. Một tổ chức cần thiết đã được ra đời để quản lý
và phân bổ các tài nguyên chung, đó là InterNIC (International Network
Information Commitee), hay Hiệp hội thông tin mạng Quốc tế, có trụ sở tại Mỹ.
Hiệp hội này có quyền hạn phân chia tài nguyên cho các NIC khu vực. Mỗi
quốc gia khi muốn sử dụng Internet, tuỳ theo khu vực đều phải thực hiện việc
đăng ký với các tổ chức này. Một siêu mạng chẳng có ai quản lý cụ thể, nhưng
lại được tổ chức hết sức chặt chẽ bởi về mặt kỹ thuật chỉ có một số tài nguyên
là duy nhất. Nếu ai muốn sử dụng thì phải thực hiện đăng ký thông qua các NIC
khu vực, còn lại thông qua duy nhất một giao thức truyền thông chuẩn
(TCP/IP), các dịch vụ trên mạng được phát triển một cách tự do. TCP/IP hiểu
một cách nôm na: Internet là mạng kết nối hàng triệu các máy tính khác nhau,
Phạm Thị Thêm

Lớp cao học QTDN 2002 - 2004



-12Luận văn tốt nghiệp cao học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

để các máy tính khác nhau giao tiếp được với nhau thì chúng phải có một
phương thức giao tiếp chung giống nhau như con người phải có chung một thứ
ngôn ngữ hoặc cử chỉ nào đó. Phương thức đó chính là TCP/IP.
Người ta đã tạo lập ra rất nhiều dịch vụ, và quả thực cuộc sống trên mạng đã trở
nên hết sức phong phú. Chúng ta hãy hình dung thế này: một công ty với sự
phân tán của các nhân viên trên khắp toàn cầu vẫn có thể dễ dàng triệu tập một
cuộc giao ban với sự hiện hữu đầy đủ cả về hình ảnh và tiếng nói của tất cả các
thành viên. Dù phân tán, máy tính của các thành viên này vẫn có thể dễ dàng
truy cập các tài nguyên của nhau, chạy các ứng dụng Client – Server như trên
cùng một mạng cục bộ. Những trang quảng cáo với những âm thanh và hình
ảnh bắt mắt, chi tiết luôn hiện hữu cho bất kể ai ngoài Công ty đang quan tâm
tới các dịch vụ của Công ty. Cũng từ đó, việc trao đổi, mua bán được thực hiện
ngay tức khắc trong khi Công ty chẳng cần phải có người giao dịch và khách
hàng thì cũng chẳng cần phải bước chân ra khỏi nhà. Sự trao đổi thư từ, công
văn tới tất cả các thành viên trong và ngoài Công ty không còn phải lo tới sự
chậm trễ hay thất lạc của đường bưu chính. Thậm chí người ta còn có thể tán
gẫu với nhau hàng giờ,... Nói tóm lại, tất cả các công việc của một văn phòng,
một Công ty sẽ dễ dàng được điều hành, quản lý và thực hiện thông qua một
Virtual Ofice (văn phòng ảo), một E- Super Market (siêu thị điện tử),... nhờ các
dịch vụ của mạng như Web, Mail, FTP, New, Chat, Video Confeerence, Voice
Over IP,... (sẽ định nghĩa các dịch vụ này sau).
1.1.2. Các dịch vụ gia tăng trên mạng và ứng dụng của Internet
* Dịch vụ thư điện tử - Electronic Mail (E-mail)
Thư điện tử, hay thường gọi là E-mail, là một trong những dịch vụ quan trọng
nhất của Internet. Được thiết kế ban đầu như một phương thức truyền các thông
điệp riêng giữa những người dùng Internet. E-mail là phương pháp truyền văn
Phạm Thị Thêm


Lớp cao học QTDN 2002 - 2004


-13Luận văn tốt nghiệp cao học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

bản rẻ tiền nhất có ở mọi nơi. Ở các nước phát triển, hầu hết mọi người đều sử
dụng e-mail trong các cơ quan và cho các mục đích cá nhân. E-mail còn được
coi là công cụ giao tiếp mạnh nhất. Ở Việt Nam, xu hướng sử dụng E-mail
trong công tác giao dịch, trao đổi công việc cũng như các nhu cầu cá nhân cũng
đang trở nên phổ biến.
E-mail cung cấp những ưu điểm sau:
Người sử dụng có thể gửi những tài liệu trực tiếp từ máy tính của mình, thay
cho việc phải in ra và sau đó gửi fax. Tuy không tức thời như fax, nhưng thời
gian lưu chuyển của E-mail thường được tính bằng phút, thậm chí bằng giây,
ngay cả khi người gửi và người nhận ở tận hai đầu của trái đất. Điều này rất
thuật lợi, vừa nhanh vừa rẻ hơn nhiều so với gửi thư qua đường bưu điện và
đường fax.
Khi nhận được những tài liệu dưới dạng văn bản điện tử, người ta có thể trực
tiếp chỉnh sửa chúng. Trong khi nhận một tài liệu bằng thư thường hoặc fax và
muốn thay đổi, phải gõ lại văn bản đó vào máy tính. Điều này sẽ rất phiền phức
và mất rất nhiều thời gian.
Bằng E-mail, có thể dễ dàng gửi tài liệu cùng một lúc đến nhiều người. Sử dụng
máy fax để làm điều này thật không dễ dàng chút nào.
Ngoài ra, người sử dụng có thể hoàn toàn tự động lưu trữ những thư từ của
mình trên máy tính. Điều này nhanh và đỡ tốn công sức hơn nhiều so với việc
lưu trữ các văn bản fax và giấy tờ văn bản thường.
Một số loại hình E-mail
Dịch vụ thư điện tử VNMail, F-mail:
- Giải pháp thư điện tử với nhiều mức giá cố định, phù hợp với mức thu

nhập của từng cá nhân. Chế độ tính cước áp dụng theo cước cài đặt ban
Phạm Thị Thêm

Lớp cao học QTDN 2002 - 2004


-14Luận văn tốt nghiệp cao học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

đầu và cước thuê bao hàng tháng. Dịch vụ thư điện tử độc lập theo chuẩn
SMTP. Tốc độ gửi, nhận thư nhanh, dễ sử dụng, rất phù hợp với việc gửi,
nhận các file dạng văn bản.
- Hoạt động trực tuyến 24/24h.
- Ngoài ra hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) cung
cấp dịch vụ thư điện tử miễn phí thông qua các website của mình (gọi là
Webmail). Dịch vụ này sử dụng hoàn toàn miễn phí, đăng ký tự động, trực
tuyến, có khả năng truy nhập mọi nơi, mọi lúc với các trình duyệt Web
thông dụng. Tuy nhiên, một trong những bất lợi của webmail là dung
lượng hộp thư thường bị hạn chế và tính bảo mật kém.
Dịch vụ thư điện tử Mail Plus:
- Mail Plus là giải pháp hữu hiệu cho các khách hàng đăng ký nhiều địa chỉ
E – mail với một tên miền (Domain Name) chung được đăng ký với cùng
một Account VNN/ Internet gián tiếp - thực hiện việc kết nối tới Internet
và sử dụng các dịch vụ trên Internet thông qua mạng điện thoại công cộng
(PSTN).
- Dịch vụ thư điện tử Mail Plus hoạt động theo chuẩn SMTP.
Dịch vụ thư điện tử Mail Offline:
- Dịch vụ Mail Offline là giải pháp thư điện tử hữu hiệu cho khách hàng đã
có mạng nội bộ (LAN), có nhu cầu sử dụng thư điện tử với số lượng lớn.
- Dịch vụ Mail Offline cho phép một doanh nghiệp có thể sử dụng thư điện
tử với một Domain Name chung được đăng ký thông qua một Máy chủ thư

(Mail Server) và một account VNN/Internet.

Phạm Thị Thêm

Lớp cao học QTDN 2002 - 2004


-15Luận văn tốt nghiệp cao học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

- Trao quyền cho khách hàng xây dựng và quản lý hệ thống thư điện tử của
mình với số lượng người sử dụng không hạn chế, tuỳ thuộc vào khả năng
phát triẻn mạng máy tính của doanh nghiệp.
- Dịch vụ Mail Offline hoạt động theo chuẩn SMTP.
* Dịch vụ mạng thông tin toàn cầu (World Wide Web)
Đây là dịch vụ mới và mạnh nhất trên Internet. WWW được xây dựng dựa trên
một kỹ thuật có tên gọi là hypertext (siêu văn bản). Hypertex là kỹ thuật trình
bày thông tin trên một trang trong đó có một số từ có thể “nở” ra thành một
trang thông tin mới có nội dung đầy đủ hơn. Trên cùng một trang thông tin, có
thể có nhiều kiểu dữ liệu khác nhau như: text, hình ảnh hay âm thanh. Để xây
dựng các trang dữ liệu với các kiểu dữ liệu khác nhau như vậy, WWW sử dụng
một ngôn ngữ có tên là HTML (Hyper Text Markup Language). Ngôn ngữ
HTML được xây dựng trên cơ sở ngôn ngữ SGML (Standard General Markup
Language). HTML cho phép định dạng các trang thông tn và cho phép thông tin
được kết nối với nhau.
Trên các trang thông tin có một số từ có thể “nở” ra. Mỗi từ này thực chất đều
có một liên kết với các thông tin khác.
Với sự bùng nổ dịch vụ WWW, dịch vụ này ngày càng được mở rộng và đưa
thêm nhiều kỹ thuật tiên tiến nhằm tăng khả năng biểu đạt thông tin cho người
sử dụng. Một số công nghệ mới được hình thành như Active X, Java cho phép
tạo các trang Web động đang thực sự mở ra một hướng phát triển rất lớn cho

dịch vụ này.
* Dịch vụ Webhosting
Webhosting là một dịch vụ cho phép người sử dụng đưa Website của doanh
nghiệp mình lên Internet để trao đổi thông tin và tham gia vào quá trình kinh
Phạm Thị Thêm

Lớp cao học QTDN 2002 - 2004


-16Luận văn tốt nghiệp cao học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

doanh, trao đổi thông tin trên Internet - một xu hướng đang trở nên phổ biến
trên toàn cầu.
Sử dụng dịch vụ Webhosting, doanh nghiệp có khả năng đưa thông tin về doanh
nghiệp mình, năng lực hoạt động, lĩnh vực hoạt động, cơ hội kinh doanh,....
cùng nhiều thông tin khác theo quy định hiện hành của pháp luật đến khách
hàng và những người quan tâm. Đồng thời có thể thu nhận được những ý kiến
phản hồi, đơn đặt hàng từ phía khách hàng,...
Một số lợi ích của dịch vụ Webhosting:
- Giúp doanh nghiệp theo kịp các xu hướng kinh doanh của nền kinh tế thế
giới: kinh doanh trên mạng Internet.
- Mở ra cơ hội giao dịch thương mại trên toàn thế giới.
- Đăng ký sử dụng dịch vụ Webhosting, doanh nghiệp đã có một văn phòng
giao dịch trên mạng với chi phí thấp hơn nhiều so với việc thiết lập một
văn phòng giao dịch thông thường nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao, hơn
nữa việc kinh doanh còn diễn ra liên tục 24/24h và không bị hạn chế về
khoảng cách không gian và khoảng cách địa lý.
- Đặc biệt, với các tính năng như xây dựng trang Web động, CSDL, chương
trình cập nhật thông tin,... Website của doanh nghiệp thực sự là một cầu
nối với người tiêu dùng, đem lại cơ hội giao thương hiệu quả cho các

doanh nghiệp.
* Dịch vụ truyền file – FTP (File Transfer Protocol)
Dịch vụ FTP dùng để truyền tải các file dữ liệu giữa các host trên Internet.
Công cụ để thực hiện dịch vụ truyền file là các chương tình FTP. Nó sử dụng
một giao thức của Internet là giao thức FTP (File Transfer Protocol). Như tên
của giao thức đã nói, công việc của giao thức này là thực hiện chuyển các file từ
Phạm Thị Thêm

Lớp cao học QTDN 2002 - 2004


-17Luận văn tốt nghiệp cao học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

một máy tính này sang một máy tính khác. Giao thức này cho phép truyền file
không phụ thuộc vào vấn đề địa lý hay môi trường hệ điều hành của hai máy.
Điều duy nhất cần thiết là cả hai máy đều có phần mềm hiểu được giao thức
FTP. FTP là một phần mềm như vậy trên hệ điều hành UNIX.
* Dịch vụ hội thoại trên Internet – IRC
Internt Relay Chat (IRC – Nói chuyện qua Internet) là phương tiện “thời gian
thực”, nghĩa là những từ người gửi gõ vào sẽ xuất hiện gần như tức thời trên
màn hình của người nhận và trả lời của người nhận cũng xuất hiện trên màn
hình của người gửi như vậy. Thay vì phải chờ vài phút hay vài ngày đối với các
thông điệp, người sử dụng có thể trao đổi tức thời với tốc độ gõ chữ của mình.
IRC có thể mang tính chất cá nhân như E-mail, người lạ không khám phá được
nội dung trao đổi của ta, hoặc ta có thể tạo “kênh mở” cho những ai ta muốn
cùng tham gia. Ngoài việc trao đổi lời, người dùng IRC còn có thể gửi file cho
nhau như hình ảnh, chương trình, tài liệu hay những thứ khác.
* Dịch vụ văn phòng ảo (Virtual Office)
Virtual Office dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ Internet phát triển cho
công tác quản lý văn phòng, nhân sự và các tiện ích cho hoạt động kinh doanh

của một doanh nghiệp.
Hệ thống Virtual Office được xây dựng cho phép truy cập theo sự điều khiển
của hệ thống. Người quản lý hệ thống sẽ gán và tạo ra các quyền truy cập với
mỗi vai trò của người sử dụng trong hệ thống. Trong trường hợp những báo cáo
và tài liệu cần đảm bảo sự an ninh, thì chỉ những người có trách nhiệm mới có
quyền truy cập vào đó. Việc bảo mật và theo dõi hệ thống được cấp phát theo
quyền login và password của mỗi người.
Hệ thống Virtual Office dựa trên nền Web-base cho phép các nhân viên có thể
kết nối liên tục với hệ thống trong suốt quá trình làm việc. Không chỉ khi ở
Phạm Thị Thêm

Lớp cao học QTDN 2002 - 2004


-18Luận văn tốt nghiệp cao học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

trong cơ quan, người sử dụng có thể kết nối vào hệ thống ngay cả khi đi công
tác, làm việc ở nhà. Điều này thực sự thuận tiện cho những người thường xuyên
phải đi công tác xa. Do đó, họ có thể theo dõi và cập nhật mọi hoạt động, mọi
thông tin của cơ quan mình trong thời gian làm việc xa văn phòng.
* Dịch vụ Video Conference
Là cầu truyền hình được thiết lập giữa các máy tính thông qua mạng Internet
với sự trợ giúp của các thiết bị ghi hình số.
Dạng: Thiết bị ghi, hiện hình số → Mạng Internet → Thiết bị ghi, hiện hình số
Thiết bị ghi và hiện hình số có thể là thiết bị chuyên dụng hoặc chỉ đơn giản là
một PC nối kết với mạng Internet và được trang bị đầy đủ Multimedia
(soundcard, loa, mic, camera, phần mềm Netmeeting,...). Khi đó mỗi máy tính
sẽ đóng vai trò là một máy thu phát hình ảnh và sử dụng môi trường truyền dẫn
là mạng Internet thay vì sử dụng các máy thu phát hình truyền thống.
1.1.3. Thành phần và đặc điểm thị trường dịch vụ Internet

Internet cũng là một trong các dịch vụ viễn thông, do vậy nó cũng mang đầy đủ
các đặc điểm của một dịch vụ viễn thông nói chung:
- Tính phi vật chất của sản phẩm viễn thông: Sản phẩm viễn thông không có
hình thái vật chất cụ thể mà nó chính là hiệu quả có ích của việc truyền đưa
tin tức.
- Quá trình sản xuất viễn thông mang tính dây chuyền: việc truyền đưa một tin
tức hoàn chỉnh từ người gửi đến người nhận thường có ít nhất từ hai đơn vị
trở nên tham gia thực hiện. Mỗi đơn vị chỉ thực hiện giai đoạn nhất định của
quá trình truyền đưa tin tức.
- Quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ: Hiệu quả có ích của việc
truyền đưa tin tức được sử dụng ngay trong quá trình sản xuất.
Phạm Thị Thêm

Lớp cao học QTDN 2002 - 2004


-19Luận văn tốt nghiệp cao học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

- Trong sản xuất kinh doanh viễn thông thì tải trọng không đồng đều theo thời
gian và không gian. Số lượng các cuộc gọi điện thoại, các cuộc truy nhập
Internet không đều giữa các giờ trong ngày, các ngày trong tuần, các tháng
trong năm; giữa các miền, tỉnh thành trong nước cũng không đều nhau.
Xuất phát từ những đặc điểm trên, trong hoạt động Marketing dịch vụ viễn
thông cần chú ý:
+ Do sản xuất gắn liền với tiêu thụ nên việc đảm bảo sản phẩm tốt với chất
lượng cao là mục tiêu và tiêu chuẩn hàng đầu trong chính sách sản phẩm. Cần
có sự đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhằm sử dụng hợp lý trang thiết
bị, lao động và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
+ Do tải trọng không đồng đều theo thời gian và không gian nên chính sách giá
phải linh hoạt, hợp lý và mềm dẻo để không bị ùn tắc, đồng thời kích thích nhu

cầu sử dụng.
Sản xuất viễn thông mang tính dây chuyền, có sự tham gia của nhiều đơn vị nên
việc phân phối sản phẩm phải được phối hợp một các nhịp nhàng, đồng bộ để
đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Sản phẩm viễn thông có tính không vật chất nên việc quảng cáo tiếp thị được
thực hiện thông qua chất lượng sản phẩm, qua độ tin cậy về trang thiết bị, về sự
thuận tiện của việc sử dụng sản phẩm dịch vụ; đồng thời thông qua thái độ phục
vụ của nhân viên.
1.1.4 Một số quan điểm về thị trường thuê bao dịch vụ Internet
Cầu dịch vụ
Dịch vụ Internet do Nhà nước quản lý giá nên nó tương đối tĩnh trong một
khoảng thời gian xác định, không dễ thay đổi, lên xuống theo những biến động
của thị trường. Do đó, cầu dịch vụ Internet được hiểu là tổng số thuê bao và
Phạm Thị Thêm

Lớp cao học QTDN 2002 - 2004


-20Luận văn tốt nghiệp cao học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

tổng sản lượng thời gian truy cập (tính bằng phút) mà người dân muốn sử dụng
ở mỗi mức giá được đặt ra.
Cầu trên thị trường có thể hiểu là nhu cầu có khả năng thanh toán. Nhu cầu
trong Marketing là nhu cầu thị trường. Nhu cầu thị trường không đồng nhất với
nhu cầu có khả năng thanh toán. Trong quản lý kinh tế, người ta hết sức chú ý
đến nhu cầu có khả năng thanh toán. Song, trong kinh doanh, người ta lại rất
chú ý đến nhu cầu thị trường. Nhu cầu thị trường là nhu cầu của người tiêu
dùng về một loại hàng hoá nào đó mà người tiêu dùng sẵn sàng mua hoặc sẽ
mua. Nhu cầu thị trường được hình thành trên cơ sở của nhu cầu tự nhiên (nhu
cầu của con người) và nhu cầu có khả năng thanh toán.

Nhu cầu thị trường dịch vụ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố:
-

Yếu tố chủ quan của người tiêu dùng dịch vụ: Đó là yếu tố mức thu nhập,
lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa phương, tính tình, thói quen và trình độ
văn hoá của người tiêu dùng,… Thu nhập là yếu tố có tính chất quyết định
đến nhu cầu thị trường. Mong muốn của con người là vô hạn nhưng khả
năng thanh toán thì lại có hạn. Vì vậy, trước tiên người tiêu dùng phải ưu
tiên trang trải cho những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Khi mà khả
năng thanh toán cho phép thì nhu cầu về các lĩnh vực khác sẽ được đáp
ứng. Mức độ đáp ứng các nhu cầu này tỷ lệ thuận với sự tăng lên của thu
nhập.

-

Yếu tố bên bán dịch vụ: Bên bán thường tác động trực tiếp đến chất lượng,
hình dáng, chức năng của hàng hoá được đem bán; giá cả của sản phẩm
hiện hành, giá cả của sản phẩm trong thời gian tới, các biện pháp và cách
thức của bên bán,… Giá cả luôn là yếu tố được người tiêu dùng quan tâm,
cân nhắc trước khi quyết định mua sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Giá cả có

Phạm Thị Thêm

Lớp cao học QTDN 2002 - 2004


-21Luận văn tốt nghiệp cao học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

tác động lớn đến tâm lý và việc quyết định mua của người tiêu dùng. Đối
với dịch vụ Internet có 3 loại giá cước tác động đến nhu cầu thị trường:

+ Cước cài đặt: thu một lần khi làm hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ.
+ Cước thuê bao: thu hàng tháng.
+ Cước thông tin: tính theo thời gian truy cập hoặc dung lượng truy cập
hàng tháng.
Với dịch vụ Internet thì thái độ phục vụ của nhân viên nhà cung cấp dịch
vụ là rất quan trọng. Với bất kỳ một người tiêu dùng nào, điều đầu tiên mà
họ quan tâm khi bỏ tiền mua hàng là tác dụng và chất lượng của hàng hoá.
Không giống như những hàng hoá hữu hình thông thường, chất lượng và
tác dụng của Internet phụ thuộc rất nhiều vào sự hướng dẫn, giải đáp và
cung cách ứng xử của nhân viên bởi đặc điểm của dịch vụ là mang tính vô
hình và đây là một ngành công nghệ cao, ứng dụng của nó phát triển từng
ngày.
-

Yếu tố môi trường: Yếu tố này được thể hiện ở nhóm bạn bè trao đổi của
người tiêu dùng, cơ cấu gia đình của họ, tầng lớp xã hội của người tiêu
dùng. Đó là cơ chế quản lý kinh tế, là các quan hệ đối ngoại của nhà nước
và địa phương, sức mua của đồng tiền, sự ổn định của chế độ xã hội, của
nền kinh tế, yếu tố chính trị, pháp luật,…

Phạm Thị Thêm

Lớp cao học QTDN 2002 - 2004


-22Luận văn tốt nghiệp cao học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Bảng 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thị trường
Yếu tố chủ
quan


Môi trường

Nhu cầu thị
trường

Yếu tố bên
bán

Hành vi mua

Cảm nghĩ
sau khi mua

Hoãn mua

Không mua

1.1.5 Phân loại thị trường
Thị trường thuê bao Internet được chia thành 4 loại như sau:
-

Khối cơ quan hành chính, văn phòng.

-

Khối doanh nghiệp.

-


Khối giáo dục đào tạo.

-

Cá nhân sử dụng tại gia đình và các điểm công cộng khác.

Với lợi thế về điều kiện xã hội, về trình độ văn hoá, về công nghệ,… nên tại các
thành phố lớn, việc sử dụng các loại hình thông tin dễ dàng và hiệu quả hơn so
với các vùng khác. Vì vậy, có thể nói các đơn vị hành chính sự nghiệp, các
doanh nghiệp sẽ là các đơn vị tiềm năng trong việc sử dụng Internet để phục vụ
cho hoạt động kinh doanh của mình.
Các cơ sở giáo dục đào tạo (đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, phổ
thông trung học), các cơ quan nghiên cứu và các thư viện là bộ phận quan trọng
trong thị trường dịch vụ Internet. Cho đến nay, nước ta có khoảng 100 các viện
nghiên cứu hoạt động chủ yếu do ngân sách cấp, hơn 200 trường đại học, cao
đẳng, gần 2000 trường phổ thông trung học. Để đào tạo ra lớp trí thức trẻ cho
Phạm Thị Thêm

Lớp cao học QTDN 2002 - 2004


-23Luận văn tốt nghiệp cao học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

đất nước, có kiến thức sâu rộng tiến kịp trình độ khoa học công nghệ của các
nước trên thế giới thì yêu cầu về thông tin và các phương tiện trợ giúp cho việc
học tập, nghiên cứu là hết sức quan trọng. Do đó, nhu cầu sử dụng các dịch vụ
Internet của nhóm khách hàng này là rất cao. Năm 2003, giữa bộ Giáo dục và
đào tạo với VNPT đã ký Biên bản thoả thuận về việc phối hợp để đưa Internet
tới 100% trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và phổ thông
trung học trong cả nước.

Tính đến hết tháng 12/2003 tất cả 64/64 tỉnh, thành phố đã hoàn thành xong
chương trình đưa Internet tới các trường đại học, cao đằng và THPT trên địa
bàn tỉnh, thành phố (nguồn VNPT và Bộ Giáo dục và Đào tạo). Tổng số trường
học đã hoàn thành kết nối Internet như sau:
- Tổng số trường THPT: 1.923/2.057 trường, đạt tỷ lệ 93,48%
- Tổng số trường ĐH và CĐ: 235/235 trường, đạt tỷ lệ 100%.
Bên cạnh đó, các thư viện, cá nhân sử dụng Internet tại gia đình cũng là những
khách hàng quan trọng nhất của các ISP trong việc cung cấp dịch vụ Internet.
1.2. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG INTERNET
1.2.1 Nội dung và các bước nghiên cứu thị trường:
Cũng giống như các ngành sản xuất, kinh doanh khác, đơn vị kinh doanh dịch
vụ Internet cũng phải đối mặt với các vấn đề: kinh doanh những loại hình dịch
vụ gì? Cung ứng bao nhiêu và cung ứng cho ai? Ai là đối thủ cạnh tranh và họ
đang làm gì? Mục đích sử dụng dịch vụ của khách hàng là gì? Nhân tố nào có
tác động ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng?….
Nội dung của hoạt động nghiên cứu thị trường xoay quanh các vấn đề trên.
Trong đó, nghiên cứu về người tiêu dùng là quan trọng nhất. Thị trường được

Phạm Thị Thêm

Lớp cao học QTDN 2002 - 2004


-24Luận văn tốt nghiệp cao học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

hình thành từ nhiều tập công chúng có các đặc tính rất khác nhau và do vậy để
nghiên cứu thị trường được hiệu quả, cần thiết phải phân đoạn thị trường.
- Đoạn thị trường là một nhóm người tiêu dùng có phản ứng như nhau đối với
cùng một tập hợp những kích thích của Marketing.
- Phân đoạn thị trường là quá trình phân chia người tiêu dùng thành nhóm trên

cơ sở những điểm khác biệt về nhu cầu, về tính cách hay hành vi.
* Những yêu cầu cơ bản của phân đoạn thị trường thuê bao truy nhập
Internet
Để xác định được một đoạn thị trường có hiệu quả, việc phân đoạn thị trường
phải đạt những yêu cầu sau:
-

Phải đảm bảo tính xác thực: Một sự phân đoạn chỉ có thể có tác dụng nếu
nó cho phép phân chia tập công chúng thành những nhóm đồng nhất theo
những đặc tính trực tiếp liên hệ đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà nhà sản
xuất quan tâm.

-

Đảm bảo tính đo lường được: tức là quy mô và hiệu quả của đoạn thị
trường đó phải đo lường được.

-

Tính tiếp cận được: tức là doanh nghiệp phải nhận biết và phục vụ được
đoạn thị trường đã phân chia theo tiêu thức nhất định.

-

Tính khả thi: Tức là khả năng có thể áp dụng được trong thực tế. Cụ thể là
số lượng các nóm phải không được quá nhiều. Đồng thời quy mô của từng
nhóm phải đủ lớn để có khả năng sinh lời, đáng để cho nhà sản xuất quan
tâm.

* Các tiêu thức dùng để phân đoạn thị trường và phân đoạn khách hàng:

-

Phân đoạn thị trường:

Phạm Thị Thêm

Lớp cao học QTDN 2002 - 2004


×