Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Điều tra, đánh giá về ý thức học tập hiện nay của sinh viên học viện nông nghiệp việt nam và đề xuất các giải pháp nâng cao ý thức học tập để đạt kết quả học tập tốt hơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.9 KB, 27 trang )

Mục lục
Lời mở đầu ................................................................................................................................ 2
1.

Lý do chọn đề tài ...................................................................................................................... 2

2.

Mục đích .................................................................................................................................... 2

3.

Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................................... 2

4.

Lời cảm ơn ................................................................................................................................ 2
TỔNG QUAN VỀ Ý THỨC HỌC TẬP HIỆN NAY CỦA SINH VIÊN HVNNVN .......... 4

1.

Khảo sát về ý thức học tập hiện nay của sinh viên HVNNVN.............................................. 4

2.

Ưu điểm của sinh viên HVNNVN trong học tập.................................................................. 10

3.

Nhược điểm của sinh viên HVNNVN ................................................................................... 11
NHỮNG VẤN ĐỀ NỔI CỘM VÀ GIẢI PHÁP ................................................................... 13


Lời kết...................................................................................................................................... 17
Tài liệu tham khảo.................................................................................................................. 18
Phiếu khảo sát đề tài .............................................................................................................. 19
Biên bản cuộc họp................................................................................................................... 22
Biên bản đánh giá thành viên ................................................................................................ 26

Trang 1


Lời mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, xã hội đang đổi thay từng ngày với một tốc độ chóng mặt. Xu thế hội nhập,
phát triển với thế giới đã và đang là mục tiêu quan trọng của từng quốc gia. Cùng với xu hướng đó, các
luồng tư tưởng mới từ khắp nơi ngày càng xâm nhập , chi phối cách nhìn nhận, lối sống của đại đa số bộ
phận người dân nước ta, đặc biệt là phần đông tầng lớp sinh viên hiện nay - thế hệ được coi là nắm trong
tay tri thức, năm giữ sự hiểu biết về tiến bộ xã hội nói chung và sự phát triển của đất nước nói riêng.
Nói đến sinh viên Việt Nam là nói tới một thế hệ trẻ năng động, đầy sức sống và sáng tạo - những
người đang nắm giữ chìa khóa mở ra cánh cửa cho những tiến bộ khoa học, công nghệ đầy triển vọng và
đột phá. Nói cách khác, họ là lớp thanh niên trí thức đại diện và quyết định cho tương lại của đất nước.
Bởi vậy, ý thức học tập của sinh viên là một điều quan trọng và hết sức cần thiết. Để làm rõ vấn đề này,
nhóm một đã thực hiện đề tài:
“ Điều tra, đánh giá về ý thức học tập hiện nay của sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam và đề
xuất các giải pháp nâng cao ý thức học tập để đạt kết quả học tập tốt hơn.”

2. Mục đích
Giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ về thực trạng học tập hiện nay của sinh viên Học
viện Nông nghiệp Việt Nam (HVNNVN) từ đó sinh viên có thể lựa chọn cho mình một định hướng, một
phương pháp học hiệu quả.
Phân tích, xác định những điểm mạnh, điểm yếu ở cách học , ở ý thức học tập hiện nay của sinh viên
HVNNVN. Từ đó phát huy và thay đổi trong cách học tập của mỗi sinh viên.

Xác định thực trạng thái độ học tập của sinh viên và nguyên nhân của thực trạng, để từ đó đưa ra giải
pháp góp phần nâng cao chất lượng học tập của sinh viên.

3. Phương pháp nghiên cứu
Thu nhập số liệu sơ cấp và phân tích đánh giá số liệu sơ cấp.
Phương pháp thống kê mô tả và thống kê so sánh.
Thu thập các số liệu và nguồn gốc thông tin từ thư viện, internet, tạp chí về hoạt động học tập, ý thức
học tập của sinh viên HVNNVN.

4. Lời cảm ơn
Tập thể nhóm một gửi lời cảm ơn tới thầy Quyền Đình Hà, thầy đã hết sức hướng dẫn cũng như đã
tạo điều kiện tốt nhất để chúng em hoàn thành bài tiểu luận.
Bên cạnh đó, nhóm xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các bạn sinh viên đã giúp đỡ nhóm trong quá trình
hoàn thành đề tài này.

Trang 2


Bài nghiên cứu không tránh khỏi có những sai sót mong quý thầy cô và các bạn góp ý để bài nghiên
cứu của chúng em được hoàn thiện hơn.
Tập thể nhóm xin chân thành cảm ơn!

Trang 3


TỔNG QUAN VỀ Ý THỨC HỌC TẬP HIỆN NAY CỦA SINH
VIÊN HVNNVN
1. Khảo sát về ý thức học tập hiện nay của sinh viên HVNNVN
 Kết quả điều tra và đánh giá chung
o


Cơ cấu sinh viên HVNNVN tham gia khảo sát
Cơ cấu sinh viên HVNNVN
tham gia khảo sát

27%

40%

Năm 2
Năm 3
Năm 4

33%

Trong quá trình khảo sát cho thấy có sinh viên năm 2 , năm 3, năm 4 tham gia khảo sát. Trong đó,
sinh viên năm 2 là 40%. Sinh viên năm 3 là 33%, sinh viên năm 4 là 27%. Cuộc khảo sát không có sự
góp ý của sinh viên năm nhất do hiện tại chưa nhập học nên không có kết quả học tập và hầu như sinh
viên năm cuối do đã ra trường. Ta thấy năm 2 đông nhất do mới qua 1 năm học nên muốn đưa ra ý kiến
sớm để có cách giải quyết sớm hơn, nâng cao chất lượng học tập.
o

Tỷ lệ điểm trung bình hệ 4 của sinh viên HVNNVN học kì 2 (2014-2015)

Trang 4


Ta thấy điểm trung bình sinh viên sẽ từ 2.0 đến 2.5 (45%). Từ 2.5 đến 3.0 (24%) và dưới 2.0 (20%),
hai thang điểm này khá là đều. Ít nhất là trên 3.0 (11%) vì đây là thang điểm chỉ dành cho học sinh giỏi.
Với số liệu này thì tỉ lệ sinh viên ra trường khá cao nhưng là bằng trung bình và bằng khá, số lượng rất ít

sinh viên được bằng giỏi. Thành tích như số liệu trên đủ để đánh giá trình độ học tập sinh viên hiện nay
là chưa cao.
o

Thời gian và số lượng sinh viên tự học và rèn luyện thể chất tại nhà

Qua bảng trên ta so sánh được thời gian tự học với rèn luyện thể chất tại nhà với nhau. Trong khoảng
thời gian từ 0-1h, sinh viên học và tập thể thao khá nhiều chúng tỏ sinh viên học còn ít tập thể thao. Nên
có thể thấy đa số phân bố thời gian học tập và rèn luyện chưa tốt, hay có thể nói là vẫn còn lười. Nhìn
trên biểu đồ thì số sinh viên tập luyện thể thao còn ít nên hãy dành thời gian đó cho việc học sẽ tốt hơn.
Cần có những giải pháp hợp lí và nhanh chóng để khắc phục những tình trạng trên. Có như vậy thì
trình độ học vấn của sinh viên HVNNVN mới được nâng cao
o

Mức độ hài lòng của sinh viên với kết quả học tập Kỳ 2, 2014 – 2015 (%)

Trang 5


Mức độ hài lòng của sinh viên với kết quả học tập
Kỳ 2, 2014 – 2015 (%)
2%
9%

36%

Không hài lòng

Binh thường


53%

Hài lòng

Rất hài lòng

Sự hài lòng của sinh viên về kết quả học tập có ảnh hưởng đến thái độ học tập của bản thân mỗi
người.
Qua quá trình khảo sát thực tế chúng ta có thể thấy được số đông các bạn sinh viên không hài lòng
với kết quả học tập của mình (53%), chiếm hơn một nửa trong tổng số kết quả điều tra. Điều đó cho thấy
phần lớn sinh viên có kỳ vọng cao vào kết quả học tập của mình từ đó nâng cao thành tích học tập đồng
thời đẩy mạnh chất lượng đào tạo của nhà trường.
Bên cạnh đó mức độ hài lòng và rất hài lòng chỉ chiếm có 9% và 2% , chiếm một phần nhỏ. Chứng
tỏ số lượng sinh viên thỏa mãn với kết quả là khá ít tuy nhiên chất lượng kết quả học tập của nhóm đối
tượng này thường là khá tốt.
Một bộ phận sinh viên không nhỏ cho biết họ cảm thấy bình thường với kết quả học tập của mình
con số này chiếm 36%. Con số này có thể nói về hai khía cạnh, một là thái độ thờ ơ, vô cảm của sinh
viên. Hai là sinh viên đã học hết sức và kết quả đạt được như vậy.
Từ đây chúng ta có thể thấy được mức độ hài lòng về kết quả học tập của sinh viên trường ta hiện
nay, đồng thời đề xuất các giải pháp để sự hài lòng về kết quả học tập của mỗi sinh viên là cao nhất.
o

Yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học tập

Trang 6


Kết quả học tập của các bạn sinh viên bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau như : việc giảng dạy
của thầy cô trên lớp, sĩ số lớp học, nhận thức cá nhân sinh viên, điều kiện cơ sở vật chất, tài liệu, thời
gian địa điểm diễn ra tiết học, ngoài ra con một số điều kiện khách quan khác tác động.

Các con số được thống kê cụ thể trên biểu đồ là một khảo sát diễn ra trên quy mô nhỏ. Nó thể hiện
một số trong số nhiều những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập, từ đó mỗi cá nhân đề ra những biện
pháp riêng để đạt kết quả học tập cao nhất.
o

Cơ cấu tài liệu tham khảo sinh viên sử dụng

Trang 7


Để nâng cao kết quả học tập ngoài viêc thường xuyên lên lớp mỗi sinh viên cần phải tìm hiểu, tham
khảo thêm các tài liệu bổ ích khác phục vụ trực tiếp cho môn học, ngành học.
Qua tìm hiểu, thấy được phần lớn sinh viên tìm nguồn tài liệu chủ yếu từ mạng internet ( chiếm
33%), mạng internet phổ biến thông dụng nhất đối với mọi người nói chung và đối với bản thân mỗi sinh
viên nói riêng, nó cung cấp đầy đủ chi tiết nhất những kiến thức trên hầu hết tất cả các lĩnh vực nên đây
là nguồn tìm kiếm tài liệu chính của sinh viên hiện nay. Ngoài ra một số tự đi mua ngoài (chiếm 31%) ,
có thể mua ở hiệu sách ở các quán photo thông qua sự hướng dẫn của thầy cô mà sinh viên có thể dễ
dàng tìm kiếm được để đáp ứng tốt nhất yêu cầu môn học. Trong khi đó số sinh viên sử dụng tài liệu từ
thầy cô là 16%, thầy cô chỉ cung cấp những ý chính định hướng cho sinh viên tự tìm hiểu là chủ yếu nên
có khá ít sinh viên sử dụng phương pháp này.
Tìm đến thư viện chiếm 9%, thư viện có thể coi là nơi lưu trữ đầy đủ cụ thể những cuốn tài liệu tham
khảo bổ ích song việc tìm kiếm ở đó mất nhiều thời gian và có thủ tục nên rất ít các bạn lựa chọn cách
này.
Tìm hiểu tham khảo tài liệu từ các anh chị khóa trước la 10% , một con số khá ít vì mỗi năm học
chương trình giảng dạy có nhiều thy đổi để nâng cao chât lượng đào tạo nên việc tham khảo từ anh chị
khóa trước con nhiều hạn chế. Ngoài ra một số bạn còn có những cách sử dụng tài liệu khác (chiếm 2%)
như học online thậm chí là tự suy nghĩ.
Công nghệ phát triển nên việc chúng ta tìm kiếm tài liệu trở nên dễ dàng hơn và độ chính xác cũng
đạt tỉ lệ cao hơn. Sinh viên có thể tìm kiếm tài liệu ở khắp mọi nơi bất cứ lúc nào để phục vụ cho môn
học từ đó đạt được thanh tích tốt nhất trong quá trình học tập.

o

Phương pháp học của sinh viên HVNNVN

Cách học của sinh viên hiện này hầu hết là tự học và không có sự trợ giúp từ bên ngoài nhiều. Các
bạn chú trọng việc tự học hơn học nhóm. Qua kết quả điều tra “tự học” chiếm 92.27% trong khí đó số

Trang 8


học nhóm 2 - 4 người chưa đến 2%. Số bạn học theo nhóm nhiều người thật đáng ngạc nhiên trong 55
người không có ai cả điều đó chứng tỏ trong thực tế một số rất ít học theo nhóm trên 4 người mà thật sự
trong thời học sinh học nhóm rất hiệu quả. Các bạn có những cách học khác được 3 người chiếm 5.45%.
o

Biểu đồ sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa và chuyên cần

Trong hoạt động ngoại khóa của sinh viên hầu như không chiếm 18 người trên 55 người chiếm
khoảng 32.72%.
Mức độ thỉnh thoảng của các bạn tham gia hoạt động ngoại khóa chiếm tỉ trọng cao nhất 31 trên 55
người chiếm 56.36% và chuyên cần ở mực thỉnh thoảng cũng chiếm tỉ trọng nhỏ chỉ 4 trên 55 người
chiếm 7.27%.
Ở mức độ thường xuyên hoạt động ngoại khóa được các bạn sinh viên không chú trọng nhiều điều đó
trong khảo sát đã cho ta thấy một con số khá khiêm tốn chỉ 3 người trên 55 người chiếm khoảng 5.45%.
Trái ngược với hoạt động ngoại khóa việc chuyền cần có tỉ trọng cao 23 người trên 55 người chiếm
khoảng 41.82%
Ở mức độ tham gia đầy đủ hoạt động ngoại khóa được các bạn không chú trọng nhiều trong khảo sát
chỉ có 3 trên 55 người tham gia các hoạt động ngoại khóa đầy đủ chiếm khoảng 5.45%.Còn ở vấn đề
chuyên cần các bạn lại có dấu hiệu tích cực hơn là 24 trên 55 người được khảo sát và mang tỉ trọng cao
nhất trong vấn đề chuyên cần chiếm khoảng 43.63% .

Qua các phân tích qua biều đồ trên ta có thể thấy hoạt động ngoại khóa và chuyên cần có sự trái
ngược nhau trong khi hầu như không và thỉnh thoảng của chuyên cần là rất thấp còn hoạt động ngoại
khóa lại cao, và mức động thường xuyên và tham gia đầy đủ chuyên cần chiếm tỉ lệ cao thì tham gia hoạt
động ngoại khóa thấp.
o

Biểu đồ đánh giá khối lượng kiến thức sinh viên đang theo học

Trang 9


Qua biểu đồ trên, ta có thể thấy hai luồng ý kiến chủ đạo : Khối lượng kiến thức sinh viên đang học
là bình thường (49%) và khối lượng kiến thức sinh viên đang học là nặng (31%) . Hai luồng ý kiến trái
chiều với nhau nhưng thể hiện đầy đủ tâm lý học tập của sinh viên bây giờ.

2. Ưu điểm của sinh viên HVNNVN trong học tập
Qua điều tra ,ta thấy sinh viên hiện có kết quả học tập ở mức độ tương đối. Cụ thể, có tới 11% học
sinh đạt loại giỏi, 24% đạt loại khá, 45% đạt loại trung bình.
Thái độ học tập của hầu hết sinh viên trên giảng đường tốt, chú ý nghe thầy cô giảng dạy, lĩnh hội
các kiến thức được truyền đạt từ thầy cô, tích cức góp ý kiến trong bài giảng.
Sinh viên nông nghiệp đã có nhiều bạn học lực tốt, đã được học bổng của trường và học bổng du học
ở nước ngoài.
Sinh viên hiện nay chủ động tìm tòi, khám phá kiến thức nên tạo được sự thích thú, khơi dậy niềm
đam mê trong công việc ,tìm kiến thức .
Trong học tập sinh viên không ngừng đổi mới phương pháp học sao cho lượng kiến thức học đạt
được là tối đa. Không đợi chờ thụ động vào thầy cô, họ tự mình đọc sách, nghiên cứu, lấy thông tin,tài
liệu từ mọi nguồn.Cụ thể có tới 93% sinh viên đều tự học ở nhà, các tài liệu tìm kiếm chủ yếu qua mạng
internet (33%),qua tài liệu tự mua (31%)… Phần lớn sinh viên đều có khẳ năng thích nghi cao với môi
trường sinh sống và học tập…
Sự năng động của sinh viên còn được thể hiện tích cực tham gia các hoạt động xã hội như y tế, từ

thiện…Ngoài giờ lên học, những sinh viên, những tuyên truyền viên hiến máu nhân đạo lại ngược xuôi
đi mang kiến thức về hiến máu đến mọi người, mọi nhà. Không chỉ thế, mùa hè sẽ có ý nghĩa hơn khi
sinh viên đem lòng nhiệt huyết cháy bỏng của mình hoạt động tiếp sức mùa thi hay đem tri thức, sức lực
của mình đến miền quê để giúp đỡ người dân… Bằng với sự năng động của mình, sinh viên luôn cập
nhật thông tin, kiến thức, làm mới mình phù hợp với sự thay đổi và phát triển của xã hôi.

Trang 10


Sinh viên hiện nay chăm chỉ, muốn tự lập, khẳng định bản thân. Ngoài việc học tập tốt ở trường thì
hiện nay sinh viên còn tìm việc làm them như: gia sư, làm tiếp thị, marketing… để kiếm them thu nhập
và trao dồi kinh nghiệm cho bạn thân là tiền đề để sau này ra trường thích ứng với môi trường, tìm kiếm
công việc phù hợp.
Sinh viên hiện nay dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với thử thách. Các ý tưởng độc đáo không
chỉ nằm trong suy nghĩ mà luôn được thử nghiệm trong thực tế. Có thể thành công hoặc thất bại, song họ
không hề chùn bước. Với họ, mỗi lần thất bại làm họ thêm tự tin hơn với nhiều kinh nghiệm hơn. Táo
bạo nhưng không liều lĩnh, trước khi thực hiên một việc gì đó, họ luôn tính toán, xem xét một cách thận
trọng. Nói rằng táo bạo, nghĩa là trước đó chưa có ai dám làm dám thử nghiệm, họ là người đầu tiên thực
hiện, chứ không phải họ đâm đầu thực hiện một việc mà họ không biết tỉ lệ thành công của mình. Khi
cảm thấy mình đã có đủ mọi điều kiện cần thiết,họ mới bắt tay vòa thực hiện. Một điều quan trọng đáng
nói ở đây, đó là nếu gặp rủi ro thất bại thì họ sẵn sàng chấp nhận như một chuyện đương nhiên tất yếu sẽ
xảy ra, tức thất bại ấy cũng nằm trong kế hoạch. Họ dám nhìn thẳng với thất bại,đương đầu và vượt khó
nó,không chịu bị gục ngã.
Kĩ năng của sinh viên trong việc sử dụng các phương tiện, trình độ công nghệ thông tin, kỹ năng
thuyết trình … của sinh viên tốt hơn trước nên thuận lợi trong việc áp dụng cho các phương pháp giảng
dạy của thầy cô.
Trong quá trình làm việc nhóm họ luôn chủ động rèn luyện tính tự chủ trong công việc và biết cách
phối hợp với các thành viên khác trong nhóm, từ đó giúp sinh viên nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, một
kỹ năng mềm cần thiết cho công việc sau này.
Sinh viên hiện nay ngoài việc học tập ra họ còn tham gia tích cực các hoạt đông thể dục thể thao để

giao lưu học hỏi các bạn,anh chị đã ra trường và cũng như trường khác. Củ thể như giải bóng rổ có sự
tham gia của trường giao thông vận tại,câu lạc bộ Gia Lâm, câu lạc bộ các cựu sinh viên trường nông
nghiệp và sinh viên trường nông nghiệp…
Hiện nay sinh viên đang đua nhau học thêm tiếng anh ở các trung tâm như: pasal, Minset English …
để nâng cao trình độ, có tương lại hào nhập với quốc tê và sẽ giúp cho công việc sau này ra trường tốt
hơn.

3. Nhược điểm của sinh viên HVNNVN
Kết quả thu được như sau: trung bình sinh viên sẽ từ 2.0 đến 2.5 (45%). Từ 2.5 đến 3.0 (24%) và
dưới 2.0 (20%), hai thang điểm này khá là đều. Ít nhất là trên 3.0 (11%) vì đây là thang điểm chỉ dành
cho học sinh giỏi.
Chúng em thấy được nhiều vấn đề chưa ổn trong cách học của sinh viên hiện nay. Đây cũng là những
nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng kết quả học tập không cao.
Thứ nhất, chúng em nhận thấy phần lớn sinh viên trước khi lên lớp không đọc giáo trình, mặc dù khi
giáo viên bắt đầu quá trình giảng dạy một môn học mới (ngoài việc giới thiệu đề cương chương trình,
hình thức thi, thời gian thi, còn rất nhiều tài liệu :tài liệu chính, tài liệu tham khảo và đôi khi còn giới

Trang 11


thiệu cả kinh nghiệm và phương pháp học tập phần đó cho sinh viên), tuy nhiên,tất cả chỉ là dư thừa đối
với phần lớn sinh viên không có ý thức tìm hiểu nâng cao kiến thức cho môn học.
Không những vậy, khả năng tìm tài liệu của sinh viên không cao. Phần lớn sinh viên tìm nguồn tài
liệu chủ yếu từ mạng internet ( chiếm 33%). Đây là nguồn tin khá tạp, lẫn lộn tốt xấu. Còn tài liệu từ thầy
cô là 16% hoặc tài liệu thư viện chiếm chỉ 9%. Đây lại là hai nguồn tài liệu có tính chân thực khá cao.
Việc các bạn sử dụng tài liệu nước ngoài rất hiếm.
Thứ hai, học đã không có sự chuẩn bị kỹ càng thi lại càng tệ hơn. Đến tận ngày thi, ngày kiểm tra
nhiều sinh viên học vội, học vàng rồi rủ nhau đến các điểm phô tô tìm phao cứu sinh. Số lượng học sinh
sinh viên đến thư viện hoặc học tổ, học nhóm thì đếm trên đầu ngón tay. Số lượng sinh viên đến mượn và
đọc sách ở thư viện trường không nhiều so với tổng số học sinh - sinh viên toàn trường hiện nay. Hầu hết

số đến thư viện thường là những sinh viên học chăm chỉ, chịu khó. Những vấn đề trên cũng là trình trạng
chung cho tất cả sinh viên hiện nay, như vậy làm sao để thay đổi và cải thiện kết qủa học tập như mong
muốn của chúng ta.
Thứ ba, sinh viên lãng phí rất nhiều thứ và hai trong số đó là Thời Gian và Sức Khỏe
Thời gian là vốn quý nhất của mọi người. Lãng phí thời gian là lãng phí “của báu” mà tạo hóa đã ban
tặng cho mỗi con người. Đáng tiếc là phần lớn sinh viên chúng ta hiện nay không biết tận dụng và quý
trọng thời gian. Đa số sinh viên sau những giờ học ở trường thì thời gian còn lại không mảy may nghĩ tới
việc học, thậm chí không dành thời gian tối thiểu cần thiết cho việc học.
Do học theo hệ tín chỉ nên giờ đây sinh viên còn có nhiều “thời gian rỗi” hơn so với thời học theo
chế độ niên chế. Học tín chỉ, thực chất là dành quyền chủ động cho sinh viên tự sắp xếp thời gian để tự
học và nghiên cứu. Lên lớp, giáo viên chỉ có vai trò dẫn dắt và định hướng, còn lại sinh viên phải tự tìm
hiểu và nghiên cứu, mà sinh viên Việt Nam bây giờ ý thức tự học, tự nghiên cứu rất kém.
Có một bộ phận không nhỏ sinh viên hiện nay sinh hoạt không điều độ, thích gì làm nấy, đặc biệt là
vui chơi, tiệc tùng thâu đêm suốt sáng, uống rượu mà không hề nghĩ đến hậu quả của nó sẽ ảnh hưởng
như thế nào đến học tập và sức khỏe của mình
Đây là một trong những lí do ảnh hưởng rất nhiều đến học tập.
Thứ tư là vấn đề ý thức tự học cuả sinh viên còn giới hạn. Các bạn không có sự chủ động trong học
tập, phối hợp giữa lí thuyết với thực hành.
Cách học của các bạn một phần chỉ là sự thu mình không chịu học hỏi, ngại tìm tòi, ngại học nhóm.
Qua kết quả điều tra , việc “tự học” chiếm 92.27% trong khí đó số học nhóm 2 - 4 người chưa đến 2%.
Số bạn học theo nhóm nhiều người trong tổng số 55 người không có trường hợp nào, trong khi học nhóm
là một cách rất hiệu quả. Các bạn có những cách học khác được 3 người chiếm 5.45%.Nhưng câu hỏi đặt
ra,con số 92,27% kia liệu thật sự hiệu quả hay đó chỉ là vỏ bọc bề ngoài cho sự lười biếng?
Trên đây là những vấn đề còn tồn tại mà các bạn sinh viên cần có những biện pháp để khắc phục.

Trang 12


NHỮNG VẤN ĐỀ NỔI CỘM VÀ GIẢI PHÁP
 Những vấn đề nổi cộm còn tồn tại

Tình hình học tập của sinh viên hiện nay là một vấn đề cấp thiết được nhiều người quan tâm. Hình
thức biểu hiện chủ yếu của tình hình học tập chính là chuỗi kết quả theo kỳ học, theo năm học của từng
sinh viên. Kết quả học tập bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố chủ quan và yếu tố khách
quan. Các yếu tố này tác động trực tiếp lên kết quả học tập của sinh viên. Dưới đây là một số yếu tố chủ
yếu và phổ biến nhất.
Cuộc sống sinh viên là cuộc sống tự quản, tự quản về thời gian biểu, về kinh tế và tất cả mọi hoạt
động của bản than. Tuy nhiên, đằng sau đó lại là một chuỗi các hậu quả không thể lường trước được nếu
việc tự quản không hiệu quả gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập.
Đối với mỗi sinh viên, tấm thẻ sinh viên có thể coi là tấm thẻ thông hành. Nhưng một số không nhỏ
các bạn sinh viên lợi dụng nó để phục vụ những lợi ích cá nhân không đúng đắn. Họ mang đi cầm đồ, thế
chấp cho những người dưới cái tên chính nghĩa là “hỗ trợ tài chính” cho sinh viên để lấy được những
khoản tiền đáp ứng nhu cầu cá nhân. Ta tự hỏi liệu khi cầm những đồng tiền đó trên tay họ có suy nghĩ gì
không ?
Thứ nhất, nếu các bạn sinh viên có đủ khả năng trả nợ trả cả vốn và lãi thì không nói làm gì, qua
khoảng thời gian đó, họ vừa thấy được bộ mặt thật của cái gọi là “hỗ trợ tài chính” vừa rút ra bài học
kinh nghiệm để không vấp phải một lần nữa.
Thứ hai, nếu các bạn không đủ khả năng tự trả thì hậu quả phải gánh chịu là vô cùng lớn thậm chí
còn nguy hiểm đến tính mạng ( tiền lãi trung bình một năm ước tính lên tới 517% ).
Bên cạnh đó, game online cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tạo và hành vi ý thức cá
nhân của một bộ phận sinh viên.
Theo quan niêm đơn giản, chơi game chỉ là hình thức giải trí sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi,
nó làm cho con người ta thư giãn đầu óc để hoàn thành tốt công việc. Song song cùng với lợi ích vốn có
đó của game online lại là các hậu quả khó lường nếu lạm dụng chúng quá mức. Game online tiêm nhiễm
vào đầu nhiều suy nghĩ tiêu cực thậm chí biến suy nghĩ thành hành động thực tế. Nhiều game online tái
hiện những cảnh bạo lực, máu lạnh coi mạng người như cỏ rác. Chính vì thế mà đã có vô vàn những vụ
án thương tâm xảy ra liên tiếp. Nó chia cách tình bạn, nặng hơn thì tước đoạt đi mạng sống của an em,
bạn bè, người thân,… Ngoài ra nó còn cướp đi một lượng lớn thời gian học tập, vui chơi lành mạnh, rèn
luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe của bộ phận sinh viên đó.
Game online cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc vay nặng lãi, cầm thẻ sinh viên để
trả phí cho những trò chơi ảo nhưng tiền thật.

Ngoài game online, sinh viên còn dễ sa vào những tệ nạn xã hội nguy hiểm mà phần lớn là các bạn
sinh viên nam vấp phải như lô đề, cờ bạc, thậm chí là ma túy đá và các chất kích thích khác gây ảnh
hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập.

Trang 13


Vì một nguyên nhân nào đó mà các bạn sinh viên không may mắn ấy vô tình đẩy bản thân vào con
đường tăm tối. Những tệ nạn đó đã và đang ngày càng bị xã hội lên án. Những đối tượng dễ sa ngã là trẻ
vị thành niên, người bị chấn động tâm lý sau một cú sốc lớn hay một số bạn sinh viên trẻ sống xa nhà
không làm chủ được bản thân trước cám dỗ. Tệ nạn này gây ảnh hưởng nặng nề : kết quả học tập giảm
sút là chuyện tất yếu lớn hơn thì sức khỏe, mạng sống có thể bị đe dọa hằng ngày. Những đối tượng đó
thường rất khó điều chỉnh được hành vi của mình, vì thế mà hậu quả họ gây ra vô cùng phức tạp, gây
nhiều khoa khăn cho bản thân, gia đình và toàn xã hội.
Đây là một số các ảnh hưởng phổ biến và nguy hiểm đối với đại bộ phận sinh viên gây ra nhiều hậu
quả nghiêm trọng cần có những giải pháp thích hợp để khắc phục hoặc hạn chế được những yếu kém đó.
 Giải pháp
Các giải pháp đưa ra dưới đây nhằm giúp các bạn cải thiện tình hình học tập của mỗi cá nhân. Từ đó,
nâng cao nhận thức mỗi cá nhân, biết và tránh khỏi các tệ nạn xã hội còn tồn tại.
o

Phương pháp lập kế hoạch học tập để tăng hiệu quả học tập

Tự đặt vấn đề: Nên học như thế nào?
1. Phân tích đặc điểm và năng lực học tập của bản thân
Để biết năng lực học tập của mình tới đâu, các bạn có thể tiến hành so sánh kết quả học tập của mình
với các bạn trong lớp, hoặc trong cùng một môn, xem thời gian trước đây và hiện nay tình hình học của
mình như thế nào, đi lên hay đi xuống? Để từ đó đưa ra kế hoạch học tập xác hợp nhất.

2. Lập kế hoạch

Mục tiêu học tập chính là phương hướng học tập của người học. Nhờ nó mà bạn thấy được ý nghĩa
công việc mình đang tiến hành. Khi xác định mục tiêu học tập cần chú ý: tính vừa sức, tính rõ ràng và
tính cụ thể của mục tiêu.
Tính vừa sức: Mục tiêu ấy không nên đề ra các yêu cầu quá cao hoặc quá thấp so với khả năng của
bản thân. Nếu quá cao thì khó thực hiện, dễ mất niềm tin vào bản thân, khiến cho mọi kế hoạch sẽ mãi
mãi nằm trên giấy. Nếu quá thấp thì không cần nỗ lực cũng đạt được, dễ nhàm chán, không tạo ra thách
thức để vươn lên. Ví dụ như: đối với việc học ngoại ngữ, bạn đề ra mục tiêu học 10 từ mới mỗi ngày là
hoàn toàn có thể, nhưng nếu chỉ học có 5 từ thì quá ít và cố gắng học 80 từ một ngày là một mục tiêu quá
cao, không thể thực hiện.
Tính rõ ràng: Tính rõ ràng của mục tiêu thể hiện ở chỗ có thể đánh giá, có thể kiểm tra, đối chiếu để
thấy rõ mình đã thực hiện đến đâu và cần bổ sung thế nào? Ví dụ như: từ nay về sau cần nỗ lực học tập
để đạt kết quả tốt hơn. Đây là một mục tiêu không rõ ràng, mơ hồ. Cần xác định cụ thể hơn: môn văn,
sau mỗi buổi học dành 15 phút ôn tập; trước khi lên lớp học bài, soạn bài mới cẩn thận; mỗi ngày dành
khoảng 30 phút để đọc tài liệu tham khảo; mỗi tuần tập viết một bài luận về đề tài tự chọn... cố gắng vượt
lên hạng khá. Như vậy mục tiêu đề ra đã rõ ràng hơn. Các môn khác cũng cần có kế hoạch tương tự như
thế.

Trang 14


Tính cụ thể: Mục tiêu phải nêu lên được cách thức làm sao để đạt được những điều mình đề ra. Ví dụ
muốn đạt được mức khá về ngoại ngữ thì phải cụ thể hóa kế hoạch học tập như: mỗi ngày học thuộc 10
từ mới, ôn tập 10 từ cũ; mỗi bài khóa đều học thuộc đến mức có thể viết lại toàn bộ mà không cần nhìn
vào sách; khi học bài mới, dành 15 phút ôn lại bài cũ.. .
3.

Sắp xếp thời gian học tập khoa học

Sau khi đề ra mục tiêu, bạn cần sắp xếp thời gian học tập một cách khoa học để đạt mục tiêu đó. Thế
nào là sắp xếp thời gian một cách khoa học? Cơ bản phải đảm bảo các yếu tố sau:

Toàn diện: Khi sắp xếp thời gian không chỉ nghĩ tới việc học bài mà còn phải dành thời gian nghỉ
ngơi, vui chơi, giải trí. Đồng thời cần cân đối hài hòa giữa thời gian học nội khóa và ngoại khóa. Đặc biệt
phải chú ý tới bản chất của từng môn học để có kế hoạch đầu tư thời gian thích đáng.
Hợp lý: Cần tìm khoảng thời gian thích hợp nhất đối với hoàn cảnh của bản thân để có thể học bài dễ
thuộc, làm bài một cách thoải mái và đạt hiệu quả cao nhất. Lúc học nên sắp xếp xen kẽ các môn có hứng
thú khác nhau, nhằm giảm bớt căng thẳng. Ví dụ: ôn tập văn xong, giải các bài toán khó, sau đó học
ngoại ngữ...
Nổi bật trọng điểm: Căn cứ vào mức độ nặng, nhẹ, gấp hay không gấp của công việc mà sắp xếp thời
gian. Cần đặt nhiệm vụ học tập khó khăn hoặc quan trọng lên trước để hoàn thành, bởi lúc ấy tinh lực
còn dồi dào, tư duy linh hoạt, tập trung cao. Những việc tương đối dễ để làm sau.
Thời gian trống: Không nên sắp xếp công việc quá dày đặc, như vậy rất khó hoàn thành kế hoạch đề
ra. Cần phải cân đối giữa công việc và quỹ thời gian, có những khoảng thời gian trống cần thiết để giải
quyết những việc đột xuất. Ngoài ra còn cần có kế hoạch cho những bài kiểm tra (ôn tập, hệ thống hóa
kiến thức... trước khi kiểm tra từ 1-2 tuần). Kế hoạch cho những ngày nghỉ, kế hoạch vui chơi, ngoại
khóa!
Tóm lại, học tập có kế hoạch là một yêu cầu không thể thiếu. Nó là điều kiện quan trọng đảm bảo sự
thành công. Có thể ví kế hoạch như là “mệnh lệnh” nghiêm khắc buộc mình tuân theo, nó còn là người
chỉ huy, chỉ đạo mọi hoạt động của mình.Kế hoạch học tập không chỉ có lợi đối với việc nâng cao chất
lượng học tập mà còn giúp các bạn bồi dưỡng và hình thành những thói quen tích cực như: luôn làm việc
có kế hoạch, luôn có ý thức và ý chí thực hiện kế hoạch, biết quản lý bản thân, quản lý thời gian...
o

Tự học

Tự học Đại học là một trong những hình thức tổ chức dạy học cơ bản có tính độc lập cao và mang
đậm nét sắc thái cá nhân nhưng có quan hệ chặt chẽ với quá trình dạy học. Nội dung của tự học rất phong
phú, bao gồm toàn bộ những công việc học tập do cá nhân và có khi do tập thể sinh viên tiến hành ngoài
giờ học chính khoá hoặc do bản thân sinh viên độc lập tiến hành ngay trong giờ chính khoá như: Đọc
sách ghi chép theo cách riêng, làm bài tập, tham gia các hoạt động thực tế…
Như vậy cốt lõi của học tự học và khi xem xét đến mối quan hệ giữa dạy và học thì dạy chỉ là ngoại

lực, còn tự học là nhân tố quyết định đến bản thân người học – nội lực. Nhưng quá trình dạy cũng có ý
nghĩa rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học. Do vậy, trò là chủ thể, trung tâm, tự mình chiếm
lĩnh tri thức, chân lý bằng hành động của mình, tự phát triển bên trong. Thầy là tác nhân, hướng dẫn, tổ

Trang 15


chức, đạo diễn cho trò tự học. Người thầy giỏi là người dạy cho trò biết tự học. Người trò giỏi là người
biết tự học sáng tạo suốt đời.
Tự học không những giúp sinh viên không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập khi còn
ngồi trên ghế nhà trường mà trong tương lai, họ sẽ trở thành người cán bộ khoa học kỹ thuật có năng lực,
có thói quen và phương pháp tự học suốt đời.
Ngoài việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập theo chương trình đào tạo, nhờ tự học, sinh viên còn
nâng cao trình độ văn hoá chung cho mình để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống đặt ra. Ngoài ra nếu tổ
chức tốt công tác tự học sẽ giúp cho sinh viên:
- Phát triển tính tự giác, tích cực và tính độc lập nhận thức, khắc phục tính thụ động, ỷ lại vào thầy
hoặc người khác.
- Làm quen với cách làm việc độc lập - tiền đề, cơ sở để nâng cao học vấn đáp ứng sự phát triển của
khoa học kỹ thuật trong thực tiễn công tác sau này.
- Bồi dưỡng hứng thú học tập, rèn luyện ý chí phấn đấu, đức tính kiên trì, óc phê phán, nâng cao
niềm tin và năng lực bản thân.
o

Học nhóm, làm việc nhóm, tham gia hoạt động xã hội

Học nhóm trong sinh viên là cách thức học tập của nhóm người có sự phối hợp thống nhất, chặt chẽ
với nhau để cùng nhận dạng, phân tích và luận giải các vấn đề học tập đặt ra, từ đó lĩnh hội, củng cố và
mở rộng kiến thức đã được học và vận dụng chúng trong quá trình thi - kiểm tra đạt kết quả cao.Trong
thời đại mới khi lượng tri thức ngày càng phát triển, làm việc theo nhóm là yêu cầu quan trọng, cần thiết
được đặt ra đối với tất cả mọi người. Với sinh viên, học tập theo nhóm là một trong các phương pháp học

tập hiệu quả để qua đó rèn cho sinh viên khả năng hợp tác, chia sẻ tình cảm, bồi dưỡng, phát triển tư duy,
nâng cao trình độ tri thức.
Học nhóm phát huy khả năng tư duy, trí tuệ của từng cá nhân và cả nhóm, giúp lĩnh hội và giải quyết
các vấn đề học tập một cách nhanh chóng và hiệu quả. Quá trình học nhóm giúp sinh viên có điều kiện
nắm kiến thức chắc hơn, lâu hơn và đây là cơ hội học hỏi các phương pháp, kinh nghiệm học tập, phương
pháp ghi nhớ kiến thức, phương pháp trả lời, làm bài thi của các thành viên khác trong nhóm, từ đó nâng
cao chất lượng học tập và thi – kiểm tra của mình.
Các nhà nghiên cứu đã tuyên bố rằng, “cho dù nội dung môn học như thế nào thì sinh viên làm việc
theo từng nhóm nhỏ cũng có khuynh hướng học được nhiều hơn những gì được dạy và nhớ lâu hơn so
với các hình thức dạy học khác" - theo Barbara Gross Davis, Tools for Teaching.

Trang 16


Lời kết
Ý thức học tập thật sự là vấn đề trọng tâm của mọi hoạt động giáo dục. Học ở đây không chỉ gói gọn
trong việc học tại lớp tại trường mà là: học để biết, học để làm, học để xác lập mình và học để chung
sống với người khác (Learning to know, learning to do, learning to be and learning to live together –
UNESCO. Do vậy, ta cần xây dựng ý thức học tập mạnh mẽ, vững vàng và rộng lớn hơn.

Trang 17


Tài liệu tham khảo
1. Các yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến ý thức tự học của sinh viên />2. Đàm Thị Thu - Tại sao kết quả học tập học sinh - sinh viên chưa cao - />3. Giải pháp giúp sinh viên nâng cao năng lực tự học - />4. Hiến Nguyễn - Năm điều cần nhớ để thành công tức thì sau khi tốt nghiệp />5. Mai Minh - Hơn 50% SV không hứng thú học tập - />6. Mục lục và tóm tắt Tạp chí Khoa học Giáo dục số 107, tháng 8/2014 - />7. Năm Thói xấu của sinh viên hiện đại - />8. Những thói quen xấu của sinh viên và cách khắc phục />9. TS. Đặng Thị Phương Phi -

Trách nhiệm với cuộc sống của Học sinh sinh viên -

/>10. Sinh viên ta mắc bệnh thụ động trong học tập! - />11. Tổ chức cho sinh viên học tập theo nhóm - một phương pháp giảng dạy tích cực />12. Thái độ học tập của sinh viên - />13. Thực trạng học tập hiện nay của Sinh viên - />
Trang 18



1.

Phiếu khảo sát đề tài
PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Xin chào các bạn!
Chúng tôi là sinh viên lớp Kỹ năng quản lý và làm việc nhóm. Nhóm chúng tôi đang thực hiện đề tài
nghiên cứu về tình hình học tập của sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Mục đích của cuộc điều tra là nghiên cứu và phân tích thực trạng học tập của sinh viên trong Học
viện, từ đó giúp các bạn sinh viên và những người quan tâm có hiểu biết rõ hơn về vấn đề này.
Vì vậy, thông tin bạn cung cấp rất có ý nghĩa cho quá trình nghiên cứu. Chúng tôi cam kết số liệu sẽ
được xử lý vô danh và chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn bạn đã dành thời gian và hợp tác với chúng tôi!
*Bắt buộc
Câu 1: Học tên của bạn là?
Câu hỏi không bắt buộc

Câu 2: Bạn học năm thứ mấy? *
Năm thứ nhất
Năm thứ hai
Năm thứ ba
Năm thứ tư
Năm thứ năm
Mục khác:
Câu 3: Điểm trung bình học kỳ hệ 4 kỳ học vừa qua ( 2014 - 2015) của bạn như thế nào ? *
Học lực kì 2 ( 2014 - 2015)
Điểm trung bình học kỳ hệ 4 dưới 2.0

Điểm trung bình học kỳ hệ 4 từ 2.0 đến 2.5
Điểm trung bình học kỳ hệ 4 từ 2.5 đến 3.0
Điểm trung bình học kỳ hệ 4 trên 3.0
Mục khác:
Câu 4: Bạn có hài lòng với kết quả học tập kỳ trước của mình? *
Không hài lòng
Bình thường
Có hài lòng

Trang 19


Rất hài lòng
Câu 5: Bạn tham gia các buổi học trên lớp như thế nào? *
Hầu như không
Thỉnh thoảng ( tham gia hơn 50% tổng số tiết học)
Thường xuyên ( tham gia hơn 80%tổng số tiết học)
Tham gia đầy đủ ( không nghỉ buổi học nào)
Câu 6: Bình quân thời gian bạn tự học trong ngày? *
0 - 1 giờ
1 - 2 giờ
2 - 3 giờ
Lớn hơn 3 giờ
Câu 7: Bạn thường chọn cho mình cách học ở nhà như thế nào? *
Tự học một mình
Học nhóm ít người (2 - 4 người)
Học nhóm nhiều người (có 5 người trở lên)
Mục khác:
Câu 8: Bạn hay tìm tài liệu học ở đâu? *
Có thể chọn nhiều đáp án.

Từ thầy cô
Từ các anh chị khóa trước
Từ mạng internet
Thư viện
Tự mua ngoài ( quán photo, hiệu sách ...)
Mục khác:
Câu 9: Bạn tham gia các hoạt động ngoại khóa khác như thế nào? *
CLB, đội sinh viên tình nguyện, phong trào văn nghệ của trường, tham gia các tổ chức phi chính
phủ, tổ chức sự kiện…
Không tham gia
Thỉnh thoảng tham gia
Thường xuyên tham gia
Tham gia đầy đủ các hoạt động
Câu 10: Bình quân thời gian bạn rèn luyện thể chất trong ngày? *
Thời gian cho các hoạt động thể dục thể thao như: tạp thể hình, bơi, bóng đá, chạy ...
0 - 1 giờ
1 - 2 giờ

Trang 20


2 - 3 giờ
Lớn hơn 3 giờ
Câu 11: Theo bạn, khối lượng kiên thức học tập của sinh viên hiện nay như thế nào?*
Nhẹ
Bình thường
Nặng
Quá tải
Không trả lời / không ý kiến
Câu 12: Theo bạn, yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên nói chung? *

Có thể chọn nhiều đáp án.
Việc giảng dạy trên lớp của thầy cô
Sĩ số lớp học
Nhận thức cá nhân người học
Điều kiện cơ sở vật chất
Tài liệu
Thời gian, địa điểm diễn ra tiết học
Mục khác:
Câu 13:Theo bạn, thái độ học tập hiện nay của sinh viên HVNNVN như thế nào? *
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Câu 14: Điều gì làm cản trở quá trình học tập của sinh viên HVNNVN nói chung?
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Câu 15: Theo bạn, phương pháp học tập nào giúp đạt hiệu quả với sinh viên HVNNVN?*
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

Trang 21


Biên bản cuộc họp
Buổi 1 (10/09)
1. Nhóm trưởng giới thiệu cấu trúc bài tiểu đồng thời phân công tìm tài liệu liên quan đề tài.
2. Nhóm trưởng đưa ra các tiêu chí đánh giá mỗi cá nhân khi thuyết trình:
- Thuyết trình rõ mục tiêu và nội dung
- Thời gian thuyết trình phù hợp với quy định
- Thuyết trình với giọng rõ ràng, tốc độ phù hợp.
- Biết cách thu hút sự chú ý của người nghe
- Sử dụng các từ kết nối khi chuyển giữa các phần

- Sử dụng các số liệu, minh chứng, các câu truyện....để tăng tính hấp dẫn
- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
- Thể hiện sự cố gắng và tâm huyết
- Trả lời câu hỏi một cách tự tin và rõ ràng
3. Phân công vị trí thành viên
STT

Vị Trí

Người đảm nhiệm
- Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Thư ký

1

2

- Trần Thị Ngọc Ánh

Soạn thảo

- Trần Thị Việt Anh
- Nguyễn Ngọc Bích
- Bùi Thùy An

Phân tích

3


- Nguyễn Tú Anh
- Phạm Ngọc Anh
- Lương Thị Hồng Diệu

Công tác
Ghi lại biên bản cuộc họp
Hệ thống các bạn hoàn thành công việc chậm hơn hạn chót
Nhắc nhở công việc ( khi đến deadline)
Viết Dự thảo bảng câu hỏi khảo sát
Tổng hợp các bài viết của các thành viên.
Trình bày tiểu luận theo mẫu
Phân tích kết quả điều tra
Tổng hợp số liệu
Xậy dựng biểu đồ so sánh

- Nguyễn Tú Anh
4

Thiết kế

- Phạm Ngọc Anh

Thiết kế bài trình chiếu

- Bùi Thùy An
4. Lịch hoạt động dự kiến.
Ngày

Nội dung công việc


Người

thực Hạn nộp

Ghi chú

hiện
10/09

Mỗi cá nhân tìm kiếm 5 tài liệu về: đề tài,
cách làm tiểu luận, các tiểu luận có đề tài

Cả nhóm

23h 11/09

Làm

tại

nhà. Đăng kết

Trang 22


tương đương, video, …
12/09

quả lên Fb.


Thư ký thống nhất các tài liệu của thành viên

Thư ký

17h 12/09

Làm

tại

đăng tải vào cùng một bài post. Tag tên các

nhà. Đăng kết

thành viên.

quả lên Fb.

Đánh dấu bạn nộp muôn / không nộp.
12/09

Các thành viên đọc các tài liệu của các bạn

Cả nhóm

13h 13/09

khác đã sưu tập. Và đưa ra ý kiến về một số

Làm


tại

nhà.

vấn đề sau : bố cục bài tiểu luận, các tiêu chí
nên có trong bảng khảo sát… Điều này đóng
góp vào buổi họp nhóm.
Hai bạn thư ký nộp bản DỰ THẢO Khảo 2

12/09

Bạn

soạn 23h13/09

Làm

tại

sát câu hỏi. Hai bạn viết trên quan điểm cá thảo

nhà. Đăng kết

nhân ( không yêu cầu phải chính xác tuyệt đối

quả lên Fb.

nhưng phải có)
HỌP NHÓM: 17h30 13/09


13/09

Cả nhóm

Thống nhất : Bảng câu hỏi khảo sát, phân
công mỗi cá nhân viết phần nào trong bài tiểu
luận.
Thư ký ghi biên bản cuộc họp và đăng lên

13/09

Thư ký

Làm

tại

nhà. Đăng kết

Fb.

quả lên Fb.
14/09

Thống nhất lần cuối nội dung Bảng khảo
sát trên tinh thần cuộc họp diễn ra.

2 Bạn soạn 14/09
thảo + Trưởng

nhóm.

15/09

Vận động khảo sát on/offline. Thời gian

Cả nhóm

17/09

tiến hành khảo sát. 3 ngày

Khảo

sát

bằng

giấy,

phỏng

vấn,

hoặc khảo sát
online.
18/09

Phân tích số liệu thu được sau khi khảo
sát. 3 ngày


21/09

Công khai số liệu và đánh giá sơ bộ. Trên

3 bạn phân 23h 20/09
tích.
Cả nhóm

Làm

tại

nhà.
23h 23/09

cơ sở đó, các thành viên viết phần mục mà

Đăng

kết

quả lên Fb.

mình được giao trong buổi 13/09 (Viết bản
thảo lần 1).3 ngày
24/09

Nhóm trưởng và hai bạn soạn thảo góp ý Hai bạn soạn 23h 25/09
cho các bài bản thảo.


thảo + Trưởng

Nhóm
trưởng sẽ phổ

Trang 23


nhóm.
26/09

Cả nhóm chỉnh sửa lại Bản thảo ngày

biến cách làm.

Cả nhóm

23h 27/09

Thiết kế.

23h 29/09

21/09 trên cơ sở góp ý.
28/09

Thiết kế Bài trình chiếu. 2 ngày.

Công

sẽ

việc

Mỗi ngày phải nộp bản demo cho nhóm

này

trưởng.

song song trước

chạy

ngày 28. Nhóm
trưởng

thông

báo kỹ hơn cho
Thiết kế.
28/09

Hai bạn soạn thảo tổng hợp bài viết của Hai bạn soạn 23h 29/09
các bạn thành viên, tình bày theo mẫu báo cáo

30/09

Công khai bản trình chiếu và bài báo cáo.


thảo
Cả nhóm

Các thành viên luyện tập thuyết trình tại nhà .

Công việc này
sẽ chạy song
song trước ngày
30.

1 ~ 4/10

Tổ chức hai buổi Họp nhóm hướng dẫn

Cả nhóm

thuyết trình.
6/10

Họp nhóm, kiểm tra lần cuối.

Cả nhóm

8/10

ĐÃ ĐẾN GIỜ LÊN SÂN KHẤU !

Lưu ý: Mọi thứ đều là “DỰ KIẾN” vậy nên chúng ta phải tùy cơ ứng biến.

Buổi 2 (13/09)

Nhóm 1 đã tiến hành họp nhóm và đã thông qua các công việc như sau:
1. Điểm danh thành viên trong nhóm.Các bạn Bùi Thùy An,May Inthavongsa,Nguyễn Tú Anh, Võ
Hồng Anh, Phạm Ngọc Anh, Nguyễn Thị Ngọc Ánh,Trần Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Thị Ngọc
Bích,Lương Thị Hồng Diệu đi họp đầy đủ,còn bạn Trần Thị Việt Anh xin phép nghỉ.
2. Nhóm trưởng giải thích chi phí mà nhóm sẽ sử dụng
3. Thảo luận và thống nhất giao các công việc cho các thành viên trong nhóm.Kết quả như sau:
STT

Họ Và Tên

Công Việc

1

May Inthavongsa

Nhấn mạnh vai trò,tầm quan trọng vấn đề,suy rộng

2

Trần Thị Việt Anh

Phương pháp nghiên cứu tiểu luận

3

Nguyễn Tú Anh

Phân tích


4

Võ Hồng Anh

Ưu điểm của vấn đề

Trang 24


5

Phạm Ngọc Anh

Kết quả điều tra

6

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Nhược điểm của vấn đề

7

Trần Thị Ngọc Ánh

Đề xuất các phương pháp giải quyết

8

Nguyễn Thị Ngọc Bích


Tính cấp thiết,mục tiêu nghiên cứu và đối tượng
nghiên cứu của đề tài

9

Lương Thị Hồng Diệu

Đánh giá kết quả đạt được

4. Khảo sát ý kiến các thành viên và đưa ra góp ý cho Bảng khảo sát. Bản dự thảo do bên soạn thao
đưa ra.
5.

Đưa ra ý kiến đóng góp cho hoạt động nhóm.

Trên đây là toàn bộ công việc được tiến hành trong buổi họp.Đề nghị các thành viên nắm rõ và hoàn
thành công việc.

Buổi 3 (04/10)
Địa điểm họp: sảnh trước giảng đường Nguyễn Đăng. Nội dung cuộc họp:
1. Điểm danh các thành viên trong nhóm. Các bạn đi họp đầy đủ đúng giờ.
2. Nhóm trưởng thông qua bản slides tiểu luận, hướng dẫn các nội dung chính, giải đáp thắc mắc
của các thành viên về bài sile, nhận góp ý và sửa đổi những sai xót.
3. Các thành viên trong nhóm tiến hành thuyết trình thử. Từng thành viên làm sau đó nhận ý kiến
góp ý từ các bạn khác.
4. Thống nhất buổi họp lần tới vào thứ 3 ngày 6 tháng 10 để tập huấn thuyết trình.
Trên đây là toàn bộ tiến trình của buổi họp vừa qua. Đề nghị các thành viên nắm được và thực hiện đúng.

Buổi 4 (06/10)

Địa điểm họp: sảnh sau giảng đường Nguyễn Đăng. Nội dung cuộc họp:
1. Mỗi thành viên có 5 phút chuẩn bị và 10 phút thuyết trình không nhìn tài liệu. Nhóm trưởng
cùng các bạn khác góp ý về giọng nói, ngôn ngữ cơ thể và nội dung bài nói.
2. Công khai điểm đánh giá và tiêu chí đánh giá. Giải đáp thắc mắc của các bạn.
3. Động viên các thành viên chuẩn bị cho buổi thuyết trình.
Trên đây là toàn bộ tiến trình của buổi họp vừa qua.

Trang 25


×