Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Tình hình mắc bệnh xuất huyết do vi khuẩn streptococcus spp gây ra ở cá rô phi nuôi tại hợp tác xã thủy sản núi cốc và thử nghiệm phác đồ điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.7 KB, 51 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ PHONG THANH

TÌNH HÌNH MẮC BỆNH XUẤT HUYẾT
DO VI KHUẨN STREPTOCOCCUS SPP GÂY RA
Ở CÁ RÔ PHI NUÔI TẠI HỢP TÁC XÃ THỦY SẢN NÚI CỐC
VÀ THỬ NGHIỆM PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Thú y
Khoa

: Chăn nuôi thú y

Khóa học

: 2013 - 2017

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ PHONG THANH



TÌNH HÌNH MẮC BỆNH XUẤT HUYẾT
DO VI KHUẨN STREPTOCOCCUS SPP GÂY RA
Ở CÁ RÔ PHI NUÔI TẠI HỢP TÁC XÃ THỦY SẢN NÚI CỐC
VÀ THỬ NGHIỆM PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học

:
:
:
:
:

Chính quy
Thú y
K45 - TY - N02
Chăn nuôi thú y
2013 - 2017

Giảng viên hướng dẫn : TS. Hồ Thị Bích Ngọc

THÁI NGUYÊN - 2017



i
LỜI CẢM ƠN
Sau 6 tháng thực tập tốt nghiệp,em đã hoàn thành bản khóa luận tốt
nghiệp này.
Để có được kết quả như ngày hôm nay, bằng lòng biết ơn chân thành sâu
sắc em xin cảm ơn cô giáo TS. Hồ Thị Bích Ngọc đã tận tình chỉ bảo,hướng
dẫn em trong suốt quá trình em thực tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban giám hiệu trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, các cán bộ
HTX thủy sản Núi Cốc đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa
luận đúng thời gian quy định.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên
giúp đỡ cho em trong thờ gian qua.
Do thời gian nghiên cứu có hạn và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế,quá
trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những sai sót vì vậy em rất mong nhận
được sự góp ý của các thầy, các cô và các bạn để khóa luận này được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2017
Sinh viên thực tập

Hà Phong Thanh


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1:

Tỷ lệ cá rô phi mắc và chết do xuất huyếttại HTX thủy sản
Núi Cốc ....................................................................................... 28


Bảng 4.2:

Tỷ lệ cá mắc và chết do xuất huyết ở các kích cỡ ...................... 29

Bảng 4.3:

Kết quả phân lập vi khuẩn S.agalactiae từ mẫu bệnh phẩm
cá mắc bệnh xuất huyết tại HTX thủy sản Núi Cốc ................... 31

Bảng 4.4:

Kết quả xác định một số đặc điểm sinh vật, hóa học của
chủng vi khuẩn S.agalactiae phân lập được ............................... 32

Bảng 4.5:

Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với một số kháng
sinhcủa chủng vi khuẩn S.agalactiae phân lập được.................. 34


3

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đô quy trình phân lập vi khuẩn Streptococcus spp. ................... 24


4

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

BHIA

:Brain Heart Infusion Agar

CS

: Cộng sự

HTX

: Hợp tác xã

NTTS

: Nuôi trồng thủy sản

S.agalactiae

:Streptococcus agalactiae

TS

: Thủy sản

VNCNTTS

: Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản


5


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu yêu cầu đề tài .............................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu đề tài .......................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3
1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4
2.1.1.Một số đặc điểm sinh học của cá rô phi ................................................... 4
2.1.2. Bệnh xuất huyết trên cá rô phi ................................................................ 6
2.1.3. Hiểu biết về vi khuẩn Streptococcus agalactiae................................... 10
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 14
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới........................................................ 14
2.2.2.Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................... 17
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 19
3.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 19
3.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian tiến hành ............................................ 19
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19
3.3.1. Ðiều tra tình hình cá rô phi bị bệnh xuất huyết tại khu lồng nuôi
HTX thủy sản Núi cốc........................................................................... 19
3.3.2. Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của chủng S.agalactiae phân

lập được ................................................................................................. 19


6

3.3.3. Nghiên cứu biện pháp phòng trị............................................................ 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 19
3.4.1. Dụng cụ, môi trường, thiết bị ................................................................ 19
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ ........................................................... 21
3.4.3. Phương pháp thu mẫu bệnh phẩm......................................................... 22
3.4.4. Phương pháp nuôi cấy phân lập vi khuẩn ............................................. 22
3.4.5. Phương pháp giám định các đặc tính sinh học của vi khuẩn ................ 25
3.4.6. Phương pháp xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của vi
khuẩn S.agalactiae phân lập được ..........................................................
26
3.4.7. Xây dựng phác đồ điều trị cá rô phi mắc bệnh xuất huyết ................... 26
3.4.8. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 27
Phần 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 28
4.1. Kết quả điều tra tỷ lệ cá rô phi mắc và chết do xuất huyết tại HTX
thủy sản Núi Cốc ................................................................................... 28
4.1.1. Kết quả điều tra cá rô phi mắc bệnh và chết do xuất huyết qua các
tháng tại HTX thủy sản Núi Cốc ........................................................... 28
4.1.2. Kết quả điều tra cá rô phi mắc và chết do xuất huyết ở các kích cỡ..... 29
4.2. Kết quả phân lập và xác định một số đặc tính sinh vật học của
S.agalactiae phân lập được từ cá rô phi mắc bệnh xuất huyết ....................
30
4.2.1. Kết quả phân lập vi khuẩn S.agalactiae từ mẫu bệnh phẩm cá rô
phi mắc bệnh xuất huyết........................................................................ 31
4.2.2. Kết quả xác định một số đặc điểm sinh vật, hóa học của chủng vi
khuẩn S.agalactiae phân lập được ...........................................................

32
4.2.3. Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với một số kháng sinh của chủng
vi khuẩn S.agalactiae phân lập được ....................................................... 33
4.3. Kết quả thử nghiệm phác đồ điều trị cá rô phi bị xuất huyết ................... 35
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 36
5.1. Kết luận .................................................................................................... 36
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 38


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Cá rô phi là đối tượng được nuôi phổ biến ở nhiều quốc gia với các hình
thức nuôi khác nhau. Trong đó hình thức nuôi thâm canh với mật độ cao, sản
lượng lớn là phổ biến nhất. Với những ưu điểm như cá ít bị sốc với biến đổi
của môi trường và có khả năng kháng được một số bệnh, thức ăn không đòi
hỏi chất lượng quá cao, giá thành sản xuất thấp nên các quốc gia đang phát
triển đặc biệt chú trọng đến phát triển nuôi loài cá này.
Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản năm 2015, tổng sản lượng cá rô
phi các vùng trên cả nước là 187.800 tấn, diện tích đạt 25.748 ha và
3

1.210.465m lồng nuôi, giá trị ước đạt 4.200 tỷ đồng, tương đương 200 triệu
USD, chiếm khoảng 3% giá trị nuôi trồng thủy sản. Xuất khẩu cá rô phi năm
2015 hơn 27,5 triệu USD, với hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khi tiêu
thụ cá rô phi tại thị trường nội địa tiếp tục phát triển với khoảng 160 nghìn
tấn.

Tuy nhiên, khi phát triển nuôi cá rô phi với mật độ cao và nuôi thâm
canh thì cũng phát hiện một số bệnh ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng
thực phẩm. Qua nghiên cứu, người ta đã chỉ ra rằng bệnh ở cá rô phi chủ yếu là
do vi khuẩn, vi rút, nấm, và ký sinh trùng (Shoemaker và cs., 2008) [28]. Đặc
biệt là bệnh do dovi khuẩn Streptococcus spp. (liên cầu khuẩn) gây ra là
nguyên nhân gây nên thiệt hại lớn cho cá rô phi nói riêng và cá nước ngọt nói
chung, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của ngành nuôi trồng thủy sản.
Theo thống kê thì liên cầu khuẩn gây bệnh trên cá chủ yếu là hai loài
Streptococcus iniae và Streptococcus agalactiae.
Ở Việt Nam năm 2009-2010, đã xảy ra dịch bệnh gây chết hàng loạt cá
rô phi nuôi thương phẩm (tới 90-100% cá trong ao), tại một số tỉnh phía Bắc
Việt Nam như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh và Hà


2

Giang. Đây được coi là đợt dịch lớn nhất từ trước đến nay đối với nghề nuôi
cá rô phi ở nước ta và nghiên cứu bước đầu đã xác định được đây là bệnh
Streptococcosis do liên cầu khuẩn Gram (+) Streptococcus spp gây ra
(Nguyễn Viết Khuê và cs., 2009)[4].
Xuất phát từ tình hình dịch bệnh thực tế của các nước trong khu vực
và trên thế giới, tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi cá Rô phi trong nước
ngày càng phát triển, việc nghiên cứu một cách đầy đủ về vi khuẩn
Streptococcus spp. gây bệnh xuất huyết trên cá rô phi là một vấn đề cần
thiết và cấp bách. Các kết quả có được từ nghiên cứu sẽ giúp hiểu rõ hơn
về vai trò gây bệnh của vi khuẩn này, từ đó giúp các nhà chăn nuôi chủ
động được các biện pháp phòng trị bệnh có hiệu quả. Được sự hướng dẫn
tận tình của cô giáo TS. Hồ Thị Bích Ngọc, chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài:“Tình hình mắc bệnh xuất huyết do vi khuẩn Streptococcus spp gây ra ở
cá Rô phi nuôi tại Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc và thử nghiệm phác đồ

điều trị”.
1.2. Mục tiêu yêu cầu đề tài
1.2.1. Mục tiêu
- Đánh giá được tình hình mắc bệnh xuất huyết xảy ra trên cá rô phi nuôi
tại Hợp tác xã thủy sản Núi cốc.
Điều tra bám sát thực tế, phân tích tình hình dịch bệnh, tiến hành chẩn trị
bệnh xảy ra trên đàn cá nuôi tại Hợp tác xã thủy sản Núi cốc.
Đề xuất những biện pháp phòng và chữa bệnh xuất huyết ở cá rô phi
cótính khả thi, phù hợp.
1.2.2. Yêu cầu đề tài
- Xác định được tỷ lệ cá mắc và chết do bệnh xuất huyết tại địa điểm
nghiên cứu, qua các tháng điều tra ở các lứa tuổi.
-Tìm và phân lập được vi khuẩn Streptococcus spp. từ các mẫu bệnh
phẩm thu thập được đánh giá xác định một số đặc điểm sinh vật học, hóa học
cơ bản của các chủng Streptococcus spp. phân lập được từ đó đưa ra được


3

phác đồ điều trị phù hợp nhất.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Là công trình nghiên cứu có hệ thống về tính sinh vật, hóa học của các
chủng vi khuẩn S.agalactiae gây xuất huyết ở cá rô phi.
- Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, biến đổi lâm sàng, biến đổi bệnh lý của
cá rô phi mắc bệnh xuất huyết.
-Kết quả của đề tài góp phần đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào thực tiến
sản xuất, đồng thời góp phần thêm tư liệu tham khảo cho nghiên cứu tiếp theo.
1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để xác định các biện

pháp phòng trị bệnh cho cá rô phi đạt hiệu quả.
-Sử dụng phác đồ điều trị cá rô phi mắc bệnh xuất huyết có hiệu quả cao
góp phần nâng cao số lượng và chất lượng đàn cá nuôi tại HTX Thủy sản Núi
Cốc.
- Đáp ứng nhu cầu tiễn sản xuất, nâng cao năng suất đàn cá rô phi, góp
phần phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Đóng góp thêm tư liệu tham khảo cho nghiên cứu và giảng dạy, cho
cán bộ thú y cơ sở và người chăn nuôi.


4

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1.Cơ sở khoa học
2.1.1.Một số đặc điểm sinh học của cá rô phi
2.1.1.1. Phân loại
Cá rô phi có nguồn gốc từ Châu Phi, hiện chúng được nuôi tại hơn 100
quốc gia trên thế giới. Dựa vào đặc điểm sinh sản và hình thái học người ta
chia cá rô phi thành 3 giống (Trewavas, 1983) [29]: giống Tilapia đẻ trứng
bám vào giá thể; Giống Sarotherodon cá đực hay cá cái ấp trứng trong miệng;
Giống Oreochromis cá cái ấp trứng trong miệng.
Hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 80 loài cá rô phi dòng cichlidae
nhưng chỉ có khoảng 10 loài có giá trị kinh tế trong nuôi trồng thủy sản
(Macintosh và Little, 1995) [20].
Hệ thống phân loại cá rô phi đơn tính dòng Đường nghiệp như sau:
Bộ cá vược: Perciforms
Bộ phụ: Percoidae
Họ: Cichlidae
Giống: Oreochormis

Loài: Con lai F1 giữa loài cá rô phi O. Aureus (cá bố) và O. Niloticus (cá
mẹ) có nguồn gốc Đài Loan.
2.1.1.2. Đặc điểm hình thái
Cá rô phi đơn tính Đường nghiệp có thân hình màu hơi tím, vẩy sáng
bóng, có 9-12 sọc đậm song song nhau từ lưng xuống bụng. Vây đuôi có màu
sọc đen sậm song song từ phía trên xuống phía dưới và phân bố khắp vây
đuôi. Vây lưng có những sọc trắng chạy song song trên nền xám đen. Viền
vây lưng và vây đuôi có màu hồng nhạt.
2.1.1.3.Đặc điểm môi trường sống và tập tính dinh dưỡng
Rô phi là loài cá có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, nên khả năng thích nghi
với nhiệt độ cao tốt hơn nhiệt độ thấp. Nhiệt độ thích hợp cho cá sinh trưởng,


5

phát triển là 25 - 30°C. Rô phi là loài cá có nguồn gốc nước ngọt, nhưng
chúng có khả năng sống và phát triển trong môi trường nước lợ, mặn có nồng
độ muối tới 35‰. Khả năng thích ứng với độ mặn của mỗi loài đều
khác nhau. Loài O. niloticus có ngưỡng muối thấp nhất và loài có ngưỡng
muối cao nhất là T. zillii, O. aureus (Philipart và Ruwet, 1982) [24]. Cá rô phi
có thể sống trong môi trường nước có hàm lượng oxy hòa tan thấp tới 1mg/l
nhưng
không thể kéo dài khi hàm lượng oxy dưới0,7mg/l(Balarin và Haller, 1982)
[10]. Khả năng chịu Amoniac tới 2,4mg/l. Cá rô phi có khả năng sống trong
môi trường nước có biên độ pH rất rộng 5 - 11, nhưng thích hợp nhất là 6,5 8,5. Cá Rô phi chết ở khoảng dao động của pH = 3,5 hay pH > 12 sau 2 - 3
giờ, theo Philipart và Ruwet (1982) [24].
Rô phi là loài cá ăn tạp, khi còn nhỏ cá ăn sinh vật phù du thủy sinh là
chủ yếu, 20 ngày tuổi (17 - 18mm) cá chuyển dần sang thức ăn như cá trưởng
thành. Cá trưởng thành ăn mùn bã hữu cơ, tảo các loại, ấu trùng, côn trùng,
sinh vật đáy, phù du sinh vật, thực vật thượng đẳng loại mềm, phân hữu cơ,…

Ngoài ra, trong ao nuôi có thể cho thêm thức ăn bổ sung như cám gạo, bột
ngô và cácphụ phẩm nông nghiệp khác. Đặc biệt cá rô phi có thể sử dụng rất
hiệu quả thức ăn công nghiệp và thức ăn tự chế biến (Balarin và Haller, 1982)
[10]. Đây là một đặc điểm giúp cho việc nuôi cá rô phi thâm canh đạt năng
suất cao. Với những đặc điểm ưu việt đó cá rô phi được phân bố và ương nuôi
khá rộng rãi trong các vùng miền của nước ta.
2.1.1.4.Tốc độ sinh trưởng
Cá rô phi đơn tính dòng Đường Nghiệp có tốc độ tăng trưởng trung bình
cao khoảng 125-142g/con/tháng, gấp 1,4 -1,6 lần rô phi đơn tính dòng Gift,
năng suất đạt khoảng 20 tấn/ha. Có thời gian nuôi ngắn, hệ số tiêu tốn thức ăn
thấp, ít bị phân đàn thuận lợi cho quá trình chăm sóc, quản lý và thu hoạch.
Sự sinh trưởng của cá rô phi mang tính đặc trưng của loài, các loài rô
phi khác nhau có tốc độ sinh trưởng khác nhau. Loài O. niloticus có tốc độ


6

tăng trưởng nhanh và vượt trội so với loài O. mossambicus (Nguyễn Văn Hảo
và cs., 2009) [2]. Cá rô phi loài O. niloticus có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất
sau đó đến O. galilaeus và O. aureus (Lowe - McConnell, 1982) [19].
2.1.2.Bệnh xuất huyết trên cá rô phi
Bệnh do vi khuẩn Steptococcus spp.gây ra không chỉ trên cá rô mà còn
trên nhiều loài cá từ nước ngọt như cá trắm cỏ, cá tra, basa, đến các loài cá
nước lợ như cá bớp và các loài cá nước mặn như cá song, cá chẽm, cá giò và
cá hồng mỹ.
Ở Việt Nam, dịch bệnh hường xảy ra với tỉ lệ cá chết rất cao vào các
tháng cuối xuân - đầu hè và cuối hè - đầu thu. Tại các thời điểm khác trong
năm cá chết rải rác, ngoại trừ những tháng mùa đông lúc nhiệt độ nước
xuống thấp nhất ở các nước ôn đới không thấy xuất hiện bệnh. Về độ tuổi
cá thường có bệnh, hầu hết các báo cáo đề cập bệnh xảy ra trong giai đoạn

nuôi thương phẩm.
Cá bị bệnh thường có các triệu chứng như cá bơi lờ đờ, mất định hướng,
trướng bụng, xuất huyết, lồi mắt, sưng ruột, các cơ quan nội tạng như gan,
thận, lá lách bạc màu hoặc xuất huyết, sưng to. Đặc biệt vi khuẩn tấn công
niêm mạc mắt và não cá làm cho cá bơi không định hướng và có dấu hiệu tổn
thương thần kinh. Bệnh thường xảy ra vào mùa hè đặc biệt khi khi nhiệt độ
nước cao. Đối với mùa đông và mùa xuân, mật độ vi khuẩn thường thấp và
không đủ ngưỡng gây bệnh. Tác nhân gây bệnh quan trọng trên cá rô phi
thường là vi khuẩn, virus hoặc protozoa... trong đó đáng chú ý nhất là bệnh do
vi khuẩn mà đặc biệt là Streptococcus agalactiae và Streptococus iniae.
Vi khuẩn Streptococus iniae và Streptococus agalactiae có thể tồn tại
ngoài môi trường quanh năm. Vi khuẩn gây bệnh có thể phân lập được từ
nguồn đất, chất hữu cơ lắng tụ, chất nhầy của cá. Vi khuẩn phát triển của ở
37°C và độ mặn 37‰,có khả năng sống sót tốt trong nước ao và bùn đáy
từ 3
- 5 ngày ở hai mức nhiệt độ 25°Cvà 30°C.


7

* Triệu chứng và bệnh tích của cá rô phi khi nhiễm Streptoccocus spp.
- Triệu chứng:
Hành vi bất thường: Cá bị bệnh có triệu chứng chung khá điển hình trên
nhiều loài. Do vi khuẩn gây bệnh có hướng tấn công vào hệ thống thần kinh
trung ương của cá nên cá bị bệnh sẽ có biểu hiện bị hôn mê và mất phương
hướng, cá bơi lờ đờ hay mất định hướng gần mặt nước. Những tổn thương
mắt có thể gặp như viêm mắt hoặc lồi mắt, chảy máu mắt. Tuy nhiên, không
phải con cá nào bị bệnh cũng bịnhững tổn thương về mắt.
Các ổ áp-xe: Những con cá bị nhiễm bệnh do vi khuẩn Streptococcus
spp.thường thấy những vết áp-xe có đường kính từ 2-3mm và những vết loét

này nhanh chóng vỡ ra tạo thành những vết lở loét xuất huyết không lành.
Những vết áp-xe lớn hơn có thể gặp thấy ở vây ngực và phần đuôi của cá và
những vết áp-xe đó có chứa vật chất như mủ ở bên trong.
Xuất huyết ở da: Bệnh do vi khuẩn Streptococcus spp. là nguyên nhân
gây xuất huyết bên ngoài da. Nhìn chung các điểm xuất huyết thường
đượcnhìn thấy ở quanh miệng cá hoặc ở các gốc vây. Đôi khi cũng có thể
quan sát thấy nhữngvùng da hơi đỏ xung quanh hậu môn hoặc lỗ sinh dục của
cá.
Dịch cổ trướng: Sự có mặt của dịch chất lỏng trong bụng của cá là dấu
hiệu của dịch bệnh ở thời kỳ cấp tính. Bên ngoài cá có biểu hiện bị trướng
bụng. Dịch này có thể được nhìn thấy chảy ra từ hậu môn của cá.
- Bệnh tích:
Cá bỏ ăn: Nhìn chung không có sự hiện diện của thức ăn khô trong dạ
dày hoặc ruột của những con cá bị bệnh. Tuy nhiên trong các aonuôi cá
thương phẩm khi cá bị bệnh ở giai đoạn đầu bệnh mới bùng phát cá vẫn có thể
ăn bằng cách lọc thức ăn. Khi ruột và dạ dày của cá trống rỗng thức ăn thì sẽ
quan sát thấy túi mật rất to, đó là đặc trưng của sự vắng mặt hoạt động tiêu
hóa trong cơ thể.
Nhiễm trùng máu: Trong giai đoạn cấp tính của bệnh vi khuẩn nhanh


8

chóng đi đến hệ thống máu và lan toả đến tất cả các cơ quan nội tạng. Những
dấu hiệu lâm sàng chính liên quan đến sự nhiễm trùng máu là sự xuất huyết,
viêm gan, thận, lá lách, tim, mắt và ống ruột. Lá lách thường mở rộng ra
(trương và sưng nhẹ).
Viêm màng bụng: Khi cá bị nhiễm bệnh nặng có sự dính nhau của các cơ
quan nội tạng với màng trong khoang bụng của cá. Hơn nữa lúc này sự hiện
diện của các tơ huyết (fibrinous) có thể được quan sát thấy trong màng ở

khoang bụng của cá.
Ngoài ra khi cá bị nhiễm bệnh nặng, bệnh còn kết hợp với những vi
khuẩn cơ hội khác gây bệnh cho cá có sẵn trong môi trường như vi khuẩn
Aeromonas spp. ở nước ngọt hay vi khuẩn Vibrio spp. ở nước lợ.
- Sự phân bố và lan truyền của bệnh
Dịch bệnh thường xảy ra khi cá nuôi tiếp xúc với sự căng thẳng (stress)
khi nhiệt độ nước tăng, lượng oxy trong nước thấp dưới mức cho phép hoặc
cá bị nuôi ở mật độ cao trong thời gian dài.
Về mặt lý thuyết thì bệnh lây nhiễm cho cá ở mọi lứa tuổi, kích cỡ.
Tuy nhiên cá có kích thước lớn (từ 100g đến cỡ thư ơng phẩm) dễ bị mắc
bệnh hơn cả.
Bệnh ở giai đoạn cấp tính với đỉnh điểm tử vong trong khoảng từ 2 - 3
tuần khi nhiệt độ nước cao. Tuy nhiên bệnh cũng có thể ở giai đoạn mãn tính
khi nhiệt độ nước thấp có thể làm giảm tỷ lệ chết.
Bệnh lây lan theo chiều ngang từ cá với cá (cá khoẻ ăn cá bị bệnh, ăn thịt
lẫn nhau, do vết thương trên da...) và cũng có thể lây truyền từ môi trường
đến cá.
- Cơ chế lây nhiễm của vi khuẩn Streptoccocus spp.
Streptococcus spp. cho ra ngoại độc tố, phá hỏng các khí quan trong cơ
thể cá, dẫn đến làm cho cá bị rối loạn chức năng như khi vi khuẩn tấn công
vào hệ thống thần kinh trung ương của cá làm cá có biểu hiện bị hôn mê và


9

mất phương hướng. Do vậy khi chữa bệnh không chỉ diệt mầm bệnh mà đồng
thời phải dùng thuốc để giải các độc tố hoặc nâng cao khả năng tự giải độc
trong cơ thể vật nuôi.
Streptococcus spp. trực tiếp phá hỏng hệ thống máu, gây nên hiện tượng
cá bị xuất huyết toàn thân, hiện tượng này đối với vật nuôi rất quan trọng, ảnh

hưởng đến toàn thân vật nuôi, khí quan và hệ thống máu bị tổn hại, lúc đó
bệnh rất khó chữa.
Hiện nay chưa có bất kỳ loại vaccine phòng bệnh Streptococcosis gây
bệnh trên cá rô phi được nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất tại Việt Nam.
Vì vậy, việc phân lập và xác định đặc tính sinh học của Streptococcus spp.
làcần thiết để giúp cho việc nghiên cứu và sản xuất vaccine phòng bệnh
Streptococcosis trên cá rô phi nuôi tại Việt Nam là rất cần thiết.
Phòng bệnh do Streptococcus spp. gây ra trên cá
Chủ yếu là phương pháp phòng bệnh chung, phương pháp phòng bệnh
đặc hiệu chưa thật sựhiệu quả.
*Phòng bệnh cho cá:
Cá mua về nuôi phải rõ nguồn gốc xuất xứ, chọn cá giống khỏe mạnh,
vận chuyển giống cẩn thận, không xây xát.
Nuôi lồng: Cần vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ, loại bỏ rong rêu, chất bẩn bám
làm tăng dòng chảy lưu thông, vớt phân cá, xác cá để tránh tích lũy mầm bệnh.
Nuôi ao: Cần cải tạo ao theo đúng quy chuẩn kỹ thuật trước và sau mỗi
vụ nuôi, định kỳ 15 - 20 ngày bón vôi với liều lượng 2 - 3 kg/100 m². Kiểm
soát lượng phân động vật bón xuống ao đặc biệt là những ngày trời nắng
nóng. Cần có biện pháp bảo đảm hàm lượng ôxy hòa tan, đặc biệt vào những
ngày thời tiết bất thường, đứng gió.
Hạn chế lấy nước từ ngoài vào hệ thống nuôi cá rô phi khi vùng nuôi xảy
ra dịch. Ương nuôi với mật độ thích hợp. Hạn chế hoạt động đánh bắt, kéo


10

lưới, làm xây xát, tổn thương cá.
Bổ sung vitamin C, vitamin tổng hợp cho cá với liều lượng 30 mg/kg
thức ăn, một tuần/lần. Ngoài ra có thể sử dụng tỏi tươi, xay nhuyễn với liều
lượng 3 - 5 g /kg thức ăn, 1 tuần/lần.

-Điều trị bệnh do Streptococcus spp. gây ra:
Việc lựa chọn kháng sinh thích hợp để điều trị bệnh do S.agalactiae gây
ra phải dựa trên một số tiêu chí như khả năng mẫn cảm với kháng sinh của
các chủng S.agalactiae phân lập được, dạng nhiễm trùng, serotype của vi
khuẩn, đường đưa thuốc. Khả năng mẫn cảm của vi khuẩn với kháng sinh là
khác nhau. Trước hết là điều trị hỗ trợ với các biện pháp hồi sức tích cực,
bệnh do vi khuẩn gây ra nên kháng sinh vẫn là thuốc điều trị đặc hiệu
Bệnh được chữa trị trong giai đoạn đầu phát hiện bệnh bằng kháng sinh
kết hợp với xử lý môi trường nước nuôi.
Một số loại kháng sinh có thể sử dụng để trị bệnh xuất huyết trên cá rô
phi:
Cá thịt xử lý bằng phương pháp trộn Sulphamid với thức ăn, liều lượng
150 - 200 mg/kg cá/ngày. Thuốc phối chế KN-O4-12 liều dùng 2 - 4 g/kg
cá/ngày.
Sử dụng thuốc để trị bệnh cho cá liên tục trong khoảng 5 - 7 ngày. Riêng
đối với kháng sinh từ ngày thứ 3 trở đi, liều lượng có thể giảm 1/3 - 1/2 lượng
thuốc kháng sinh.
Trong thời gian điều trị bệnh lượng thức ăn giảm còn khoảng 1/2 - 2/3
lượng thức ăn thông thường. Sau khi điều trị bệnh bằng kháng sinh có thể sử
dụng một số loại men vi sinh để ổn định vi khuẩn đường ruột cho cá.
2.1.3. Hiểu biết về vi khuẩn Streptococcus agalactiae
Các đặc tính sinh học của vi khuẩn Streptococcus agalactiae.
S.agalactiaelà vi khuẩn Gram dương, hình cầu kết chuỗi, không di
động,không gây tan huyết, âm tính với phản ứng Oxidase và Catalase.
S.agalactiae là những vi sinh vật hiện diện phổ biến trong cơ thể tất cả


11

các loài động vật bao gồm cả con người. Chúng bao gồm nhiều chủng loài

nhưng không giới hạn cụ thể về vật chủ. S.agalactiae phổ biến rộng rãi trong
quần thể cá. Thông tin điều tra của Nguyễn Thị Thúy Hằng và Đỗ Thị Hòa,
(2015) [3], thể hiện bệnh Streptococcosis thường xảy ra ở cỡ cá từ 100 - 300g,
cá nhỏ < 100g và > 300g ít chịu tác hại của bệnh. Kết quả này mâu thuẫn với
của kết quả của Intervet (2006) [17], theo Intervet bệnh streptococcosis
thường gây bệnh trên cá rô phi có khối lượng từ 100g - 1kg.Triệu trứng, bệnh
tích điển hình của bệnh bao gồm: bơi lội lờ đờ trên mặt nước, phản ứng chậm
với tiếng động, bắt mồi kém, mắt đục và lồi, có hiện tượng xuất huyết ở các
gốc vây hay trên toàn bộ bề mặt cơ thể, giải phẫu xoang bụng thấy có chứa
nhiều dịch, gan, thận nhợt nhạt, nhũn.
* Hình thái, kích thước và đặc tính nuôi cấy:
Vi khuẩn S.agalactiae thuộc giống Streptococcus, họ Streptococcaceae,
bộ Lactobacillales,lớp Bacilli. S.agalactiae là vi khuẩn Gram dương, hình cầu
hoặc hình trứng đường kính nhỏ hơn 1μm, vi khuẩn trong máu thường có kích
thước lớn hơn trong mô và các tổ chức khác, kết thành chuỗi hoặc tập trung
thành từng đám. Chiềudài của chuỗi tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường. Vi
khuẩn thuộc nhóm yếm khí tùy tiện, không di động,không sinh nha bào.
Vi khuẩn gây bệnh phát triển tốt trên môi trường có huyết thanh và máu.
-Môi trường nước thịt: Vi khuẩn hình thành hạt hoặc những bông, rồi
lắng xuống đáy ống. Sau 2 giờ nuôi cấy môi trường trong, đáy ống có cặn.
-Môi trường thạch thường: Vi khuẩn hình thành khuẩn lạc dạng S, khuẩn
lạc nhỏ, tròn, lồi, bóng, màu hơi xám.
- Trên môi trường đặc: Có thể quan sát thấy khuẩn lạc sau 24 giờ nuôi
cấy với kích thước khoảng 1 - 2 mm. Sau 72 giờ thì kích thước khuẩn lạc lớn
nhất, có thể đạt tới 3 - 4 mm. Nếu được nuôi trong điều kiện có 5 - 10% CO2
thì khuẩn lạc sẽ phát triển nhanh hơn và rộng hơn. Khuẩn lạc thường tạo chất
nhầy mạnh, độ nhầy càng rõ và tăngnếu như vi khuẩn được nuôi cấy vài giờ


12


vào môi trường nước thịt có bổ sung huyết thanh trước khi cấy sang môi
trường đặc hoặc thạch máu. Dạng khuẩn lạc trên môi trường thạch thường
nhỏ và khô hơn trên môi trường có bổ sung dinh dưỡng.
-Trên môi trường thạch máu: Vi khuẩn hình thành khuẩn lạc tròn, gọn,
hơi vồng, sáng trắng, mịn, dung huyết sau 24 giờ nuôi cấy. Có thể quan sát
các kiểu dung huyết gồm:
+ Dung huyết kiểu �: Bao quanh khuẩn lạc là một vùng tan máu hoàn
toàn, trong suốt, có bờ rõ rang do Hemoglobin được phân hủy hoàn toàn.
+ Dung huyết kiểu� (hay còn gọi là không dung huyết): Không làm biến
đổi thạch máu.
-Trên môi trường MacConkey: Vi khuẩn mọc tốt, sau 24 giờ nuôi cấy,
hình thành các khuẩn lạc nhỏ bằng đầu đinh ghim.
Theo Phạm Hồng Quân và cs.(2013) [6] đã tiến hành nghiên cứu một số
đặc tính sinh học của vi khuẩn Streptococcus spp. gây bệnh xuất huyết ở cá
Rô phi nuôi tại một số tỉnh phía bắc Việt Nam và cho kết quả như sau:
Trên môi trường thạch máu: sau 24 giờ nuôi cấy, trên đĩa thạch mọc lên
khuẩn lạc màu trắng sữa, tròn, rìa đều, tâm hơi đậm, khuẩn lạc tạo vòng dung
huyết beta hoặc gamma nhỏ, trong suốt, rìa không rõ.
Trên thạch máu, ta có thể quan sát 2 dạng dung huyết (tiêu huyết):
+ Dung huyết β: quanh khuẩn lạc là một vòng trong suốt đường kính 2-4
mm. Đây là hiện tượng dung huyết hoàn toàn, không còn hồng cầu quanh
khuẩn lạc.
+ Dung huyết γ: không có vòng sáng quanh khuẩn lạc, hồng cầu không
tan. Trên môi trường BHIA (Brain Heart Infusion Agar): nuôi ở nhiệt
độ 28
- 30ºC trong 24 giờ, xác định được đa số các khuẩn lạc mọc trên đĩa thạch
BHIA đều có hình tròn, rìa đều, bóng, lồi thấp, tâm hơi đậm, đường kính từ
0,5 - 0,7 mm.



13

*Sức đề kháng của vi khuẩn S.agalactiae
Khả năng phát triển ở các mức nhiệt độ khác nhau:
Vi khuẩn có khả năng phát triển ở nhiệt độ từ 20-37°C. Tuy nhiên, ở
nhiệt độ 20-25°C vi khuẩn thường phát triển chậm, kích thước khuẩn lạc
thường <0,5 mm sau 24h nuôi cấy. Ở mức 28°C kích thước khuẩn lạc thường
từ 1-1,5mm sau 24h nuôi cấy. Ở 30°C, 33°C và 37°C kích thước khuẩn lạc có
thể đạt từ 1,5-3mm, vi khuẩn không có khả năng phát triển ở 45°C.
Khả năng tồn lưu của vi khuẩn S. agalactiae:trong môi trường nước ao,
bùn đáy.
Vi khuẩn S. agalactiae có khả năng sống sót sót tốt trong nước ao và bùn
đáy từ 3-5 ngày ở hai mức nhiệt độ 25°C và 30°C.
Khả năng sống sót ở các độ pH khác nhau của nước vôi:
Kết quả thí nghiệm ở 3 mức pH của nước vôi cho thấy giá trị pH=9,5 và
pH=10,5 không có khả năng tiêu diệt vi khuẩn sau 15 và 30 phút. Ở mức
pH=12 sau 30 phút có thể ức chế và tiêu diệt vi khuẩn tốt. Vi khuẩn không
còn khả năng phát triển hoặc phát triển yếu trên môi trường tổng hợp (Đồng
Thanh Hà và cs., 2010) [1].
Nghiên cứu về sinh thái học của vi khuẩn Streptococcus agalactiae phân
lập từ cá rô phi bị bệnh tại miền Bắc Việt Nam cho thấy vi khuẩn này có thể
phát triển tốt ở nhiệt độ cao, nhiệt độ tối ưu là 30-37°C, phát triển chậm ở
nhiệt độ thấp 20-25°C. Đây là bằng chứng để khẳng định Streptococcosis là
bệnh của cá rô phi vào mùa có nhiệt độ cao. Mặt khác, khả năng phát triển tốt
của S. agalactiae ở nhiệt độ 37°C được xem là yếu tố nguy cơ về vệ sinh an
toàn thực phẩm. Streptococcus agalactiae đã được biết đến là tác nhân gây
bệnh viêm não ở cá, chứng viêm vú ở bò và bệnh viêm màng não ở trẻ sơ
sinh. Ngoài ra, S. agalactiae còn có khả năng gây bệnh trên nhiều loài vật chủ
khác như như chó, mèo, gà, ngựa, khỉ, lạc đà, ếch, chuột (Evans và cs., 2006

[13]; Pereira và cs., 2010 [23]).


14

*Đặc tính sinh học
Vi khuẩn S.agalactiae có khả năng lên men đường trehalose.
Vi khuẩn không lên men các loại đường ribose, arabinose, sorbitol,
mannitol, dextrose và xylose.
Các phản ứng Oxydase, Catalase: Âm tính (Phạm Hồng Quân và cs.,
2013) [6].
Vi khuẩn S.agalactiae không có khả năng di động
*Khả năng đề kháng với kháng sinh
- Theo báo cáo của Phạm Hồng Quân và cs. (2013) [6]; Nguyễn Thị
Thúy Hằng và Đỗ Thị Hòa, (2015) [3] khi kiểm tra khả năng mẫn cảm với
kháng sinh của các chủng vi khuẩn Streptococcus phân lập được cho thấy số
chủng mẫn cảm với Doxycyline và Enrofroxacine là 100%(52/52 mẫu thử).
Tỉ lệ mẫn cảm với Erythromycine chỉ có 11,54 % và kháng hoàn toàn các loại
kháng sinh như Amoxicillin, Rifampin, Sulfamethoxazol/Trimethoxazol
(52/52 mẫu thử). Tỉ lệ vi khuẩn kháng với Ampicillin đạt tới 94,23% (49/52
mẫu thử), kháng Streptomicine là 42,31 %(22/52 mẫu thử).
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Cá Rô phi là một trong những đối tượng nuôi thủy sản nước ngọt chủ
yếutrên thế giới và ở Việt Nam. Theo Macintosh và Little (1995) [20] thế giới
có khoảng 80 loài cá rô phi khác nhau trong đó có 10 loài đang được nuôi
trong các hệ thống khác nhau. Loài nuôi chủ yếu đó là Oreochromis niloticus
với tổng sản lượng năm 2014 đạt 4,67 triệu tấn (FAO, 2014) [15]. Theo ElSayed (2006) [3] nghề nuôi cá rô phi ngày càng mở rộng và phát triển do có
những ưu điểm như nhanh lớn, có khả năng nuôi với mật độ cao, chất lượng
thịt ngon và sức chống chịu tốt với các điều kiện môi trường khác nhau. Tuy

nhiên cùng với sự phát triển của các hìnhthức nuôi mới với mật độ cao như
nuôi công nghiệp và nuôi thâm canh thì cá rô phi cũng dễ bị nhiễm một số tác


15

nhân gây bệnh như vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm (Shoemaker và cs.,
2008) [28].
Trước đây, cá rô phi đã được xem là có khả năng đề kháng tốt với vi
khuẩn, ký sinh trùng, nấm và virus...so với các loài cá khác trong cùng môi
trường nuôi. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, cá Rô phi đã được tìm thấy là
mẫn cảm với cả vi khuẩn và ký sinh trùng. Các tác nhân gây bệnh phổ biến
cho





phi

columnare,Aeromonas

bao

gồm

hydrophyla,

Streptococcus
Edwarsiella


spp.,Flavobacterium

tarda,

Ichthyophitirius

multifillis, Tricodhinasp.,Gyrodactylus niloticus (Klesius và cs., 2008) [18].
Điều quan trọng cần lưu ý rằng nhiễm liên cầu khuẩn đã trở thành một vấn đề
lớn trong nuôi cá rô phi và gây thiệt hại kinh tế nặng nề. Streptococcus
iniae và Streptococcus agalactiae là những loài vi khuẩn chính ảnh hưởng
đến việc sản xuất cá rô phi trên thế giới (Evan và cs., 2006) [4].
Vi khuẩn gây bệnh Streptococcus gây bệnh trên cá rô phi bao gồm
hailoài chính đó là Streptococcus iniae và Streptococcus agalactiae. Đây là
nhóm liên cầu khuẩn gram dương là tác nhân gây bệnh chính trên các hệ
thống nuôi cá rô phi thâm canh và gây thiệt hại lớn cho nghề này trên toànthế
giới (Perera và cs., 1994) [22].
Theo nghiên cứu của tác giả Yuasa và cs. (2005) [30] dịch bệnh trên cá
rô phi nuôi ở Thái Lan được quan sát thấy ở các lồng nuôi trên sông Mekong
tại thành phố Mukudahan tháng 5 năm 2001. Sau hai tuần bị nhiễm bệnh tỉ lệ
cá bị chết do dịch bệnh vào khoảng 40-60%. Dấu hiệu điển hình của cá bị
bệnh là chướng bụng, trong xoang bụng chứadịch và hậu môn bị sưng. Trong
năm 2002 và 2003, tại thành phố Lubuk Linggau, miền Nam Sumatra,
Indonesia cá rô phi nuôi lồng cũng đã xuất hiện hiện tượng cá bị chết với dấu
hiệu bệnh lý hai mắt đục và đổi màu. Vi khuẩn phân lập từ bộ não và các cơ
quan khác của cá rô phi bị ảnh hưởng từ Thái Lan và Indonesia đã được xác
định là Streptococcus agalactiae và Streptococcus iniae.


16


Cũng theo tác giả Yuasa và cs., (2005) [30] Ở Malaysia trong năm 2005
tại một số hồ chứa ghi nhận hiện tượng cá rô phi nuôi lồng bị chết kết quả thu
mẫu đã phân lập được vi khuẩn từ các cơ quan. Đặc biệt là mẫu thu ở mắt,
thận, não. Trong đó vi khuẩn S. agalactiaechiếm 70% tổng số loài vi khuẩn
Streptococcus được xác định, 30% còn lại là Leuconostoc spp. và S.
constellatus. Các dấu hiệu điển hình quan sát được bao gồm cá bơi lội không
bình thường và bỏ ăn. Hầu như tất cả các cá rô phi bị bệnh mắt như đục giác
mạc hoặc tối màu, mắt bị lồi hoặc xẹp.
Streptococcus agalactiae ngày càng được phát hiện và khẳng định
lànguyên nhân gây bệnh cho cá, đặc biệt là cá nước ngọt (Plumb, 1999 [25];
Pretto-Giordano và cs., 2010[26]). Những năm gần đây rất nhiều đợt dịch
bệnh do nhiễm Streptococcus agalactiae đã được ghi nhận ở nhiều trang trại
nuôi cá rô phi đặc biệt là cá trang trại ở Châu Á (Musa và cs., 2009; Suanyuk
và cs., 2005).
Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2009 bệnh Streptococcosis trên cá rô phi
đã bùng phát tại bốn tỉnh Guangdong, Guangxi, Hainan and Fujian nơi chiếm
tới 90% sản lượng nuôi đối tượng này tại Trung Quốc. Bệnh Streptococcosis
không chỉ xảy ra tại nơi có sản lượng nuôi cá rô phi lớn nhất thế giới (1.1
triệu tấn năm 2009). Tại Thái Lan theo (Wongtavatchai và Maisak, 2008) [32]
tỷ lệ Streptococcus agalactiae trên Streptococcus iniae là 112/8 ở cá rô phi
vằn (Oreochromis nilotica), nghiên cứu về dịch tễ học cho kết quả là
Streptococcus agalactiae chiếm 82% và Streptococcus iniae 18% trong tổng
số 500 mẫu phân lậptừ 13 nước Châu Á và Châu Mỹ La Tinh trong 8 năm
(Sheehan và cs., 2009) [27]. Trên cá rô phi đỏ (Oreochromis spp) các kết quả
đã nghiên cứu của Hernandez và cs., 2009[16], Mian và cs., 2009[21] và
Zamri-saad và cs., 2010 [31]đều kết luận tác nhân chính gây bệnh
Streptococcosis là Streptococcus agalactia.Theo Bromage và cs., 1999 [11] vi
khuẩn gây bệnh Streptococus iniae có thể do cá bị bệnh qua khỏi đợt dịch thải



17

ra ngoài môi trường. Do vi khuẩn gây bệnh Streptococcosis thích hợp với
điều kiện nhiệt độ cao nên vào mùa đông rất ít khi phân lập được các loài vi
khuẩn này.
2.2.2.Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo thống kê FAO (2014) [15], năm 2014 sản lượng cá rô phi
(Oreochromis spp) của Việt Nam đạt 171.360 tấn. Trong nhóm cá nước ngọt,
có hai loài có khả năng nuôi với số lượng lớn phục vụ chế biến xuất khẩu là
cá tra và cá rô phi. Theo Tổng cục Thủy sản năm 2015, tổng sản lượng cá rô
phi các vùng trên cả nước là 187.800 tấn, diện tích đạt 25.748 ha và
1.210.465m3 lồng nuôi, giá trị ước đạt 4.200 tỷ đồng, tương đương 200 triệu
USD, chiếm khoảng 3% giá trị nuôi trồng thủy sản. Xuất khẩu cá rô phi năm
2015 hơn 27,5 triệu USD, với hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng nhẹ so
với năm 2014. Ba nước nhập khẩu cá rô phi Việt Nam lớn nhất là Mỹ (trên 6
triệu USD), Tây Ban Nha (trên 3 triệu USD), và Colombia (trên 3 triệu USD).
Tiêu thụ cá rô phi tại thị trường nội địa tiếp tục phát triển với khoảng 160
nghìn tấn (năm 2015). Như vậy, có thể khẳng định cá rô phi là đối tượng cá
nước ngọt có tiềm năng phát triển với sản lượng lớn cho chế biến xuất khẩu
và tiêu thụ nội địa quan trọng của Việt Nam.
Năm 2009 và gần đây nhất là năm 2016, dịch bệnh gây chết hàng loạt cá
rô phi nuôi thương phẩm tại một số tỉnh Miền Bắc Việt Nam. Đây được coi là
đợt dịch bệnh lớn nhất kể từ trước đếnnay đối với nghề nuôi cá rô phi ở nước
ta. Bước đầu, nguyên nhân gây chết đã được xác định đó chính là bệnh
Streptococcosis do vi khuẩn Gram (+), Streptococus spp. gây ra.
Ở Việt Nam rất nhiều loài cá bị nhiễm vi khuẩn Streptococus spp. từ
nước ngọt như cá rô phi, cá trắm cỏ, cá tra, basa, đến các loài cá nước lợ như
cá bớp và cácloài cá nước mặn như cá song, cá chẽm, cá giò và cá hồng mỹ.
Bệnh thường xảy ra vào mùa hè đặc biệt khi khi nhiệt độ nước cao. Đối

với mùa đông và mùa xuân, mật độ vi khuẩn thường thấp và không đủ


×