Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Giáo Án Tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.96 KB, 10 trang )

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
NHÓM THỰC HIỆN: Nhóm 7
CHUYÊN ĐỀ:
“TẠO ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU TRONG GIAO TIẾP”
Đặc điểm đối tượng:
- Đối tượng: Sinh viên các khoa đến từ trường ĐHSP TP.HCM.
- Đặc điểm đối tượng: có nhu cầu giao tiếp cao và muốn mở rộng các mối quan hệ
II. Điều kiện giảng dạy:
Địa điểm truyền thông: Tại lớp học.
Số lượng: 40 Học viên.
Phương tiện: Micro, máy chiếu, phấn viết bảng, giấy A3, bút lông,...
Thời gian: 90 phút.
III. Mục tiêu bài học:
Sau buổi học, học viên có khả năng:
1. Nhận thức:
- Nêu được khái niệm ÂTBĐ trong giao tiếp theo cách hiểu của bản thân.
- Chỉ ra được ít nhất 3 yếu tố tạo nên ÂTBĐ trong giao tiếp.
- Nêu ngắn gọn tầm quan trọng của ÂTBĐ trong giao tiếp trong 1 câu khoảng 10 - 15 từ
- Đưa ra ít nhất 3 cách tạo ÂTBĐ trong giao tiếp tốt đẹp và 3 điều nên tránh để không gây ấn tượng xấu về bản
thân khi tạo ÂTBĐ.
- Đưa ra 3 phán đoán ban đầu về đối tượng giao tiếp để tạo chủ đề giao tiếp phù hợp
2. Kỹ năng:
- Thực hành tương đối chính xác 4 kỹ năng cơ bản: bắt tay, cười, chào hỏi, chọn trang phục phù hợp với hoàn
cảnh.
- Đưa ra 3 lời từ chối khéo léo khác nhau cho 1 yêu cầu/lời đề nghị không phù hợp với bản thân.
- Chỉ ra ít nhất 1 điều nên tránh để gây ÂTBĐ tốt đẹp gắn với 1 tình huống cụ thể.
I.


3.


Thái độ:

- Chủ động trong việc tạo ÂTBĐ tốt đẹp trong giao tiếp.
IV.
Tiến trình giảng dạy:
1. Mở đầu: Khởi động.
2. Nội dung:
a. Khái niệm ấn tượng ban đầu trong giao tiếp
- Bùi Tiến Quý cho rằng: ấn tượng ban đầu là cái mà “khi gặp nhau đồng thời người ta vừa nhận xét vừa đánh giá vừa có ác
cảm hay thiện cảm ngay từ phút đầu tiên không chờ phải nghiên cứu, khảo sát hay thí nghiệm lại những đánh giá ấy”
- Nguyễn Thanh Hương có thể nói là hợp lý nhất: “ấn tượng về một người nào đó là hình ảnh tổng thể trên cơ sở ta nhìn
nhận họ một cách toàn diện, qua việc cảm nhận các biểu hiện như: diện mạo, lời nói, tác phong, ánh mắt, nụ cười, thái độ... Sau
lần tiếp xúc ban đầu, ta sẽ có một ấn tượng nhất định về đối tượng của mình”
- Theo giáo trình Tâm lý học giao tiếp của thầy Huỳnh Văn Sơn (chủ biên) cho rằng: “Ấn tượng ban đầu trong giao tiếp là
hình ảnh về đối tượng giao tiếp được hình thành trong thời gian đầu của cuộc gặp gỡ hoặc lần gặp đầu tiên”.
b. Vai trò
- Ấn tượng ban đầu có ý nghĩa lớn trong giao tiếp. Nếu chúng ta tạo được ấn tượng tốt ở người khác ngay trong lần đầu tiếp xúc,
thì điếu đó có nghĩa là họ có cảm tình với chúng ta, họ còn muốn gặp chúng ta ở những lần sau. Đó chính là điều kiện thuận lợi
để chúng ta xây dựng, phát triển mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với họ.
- Ngược lại, nếu ngay trong lần đầu gặp gỡ mà chúng ta có những sơ suất và để lại nữhng ấn tượng không tốt, thì chúng ta
thuờng khó khăn trong những lần gặp sau đó và phải mất không ích công sức mới có thể xóa được ấn tượng đó. Không phải
ngẫu nhiên mà trong kinh doanh, người ta ví ấn tượng ban đầu như là phần vốn góp của giới doanh nhân.
c. Cách tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp
- Đầu tiên, để tạo được ấn tương ban đầu trong giao tiếp chúng ta cần đến đúng hẹn
Đúng hẹn có thể coi là một chuẩn mực đạo đức trong xã hội hiện đại, hẹn gặp lần đầu mà đến chậm là một tội lỗi khó có thể tha
thứ. Song, có nhưng lần bạn đến trễ do ngoài ý muốn thì hãy cố trấn an ban thân và thành thật dành cho đối phương của mình
lời xin lỗi. Chớ nên vội vàng, hấp tấp để lại hình ảnh xấu về mình, càng không nên dành những lời giải thích vì dễ tạo cho đối
phương cảm giác rằng bạn đang cố gắng biện minh cho bản thân mình.



- Thứ 2 là vấn đề trang phục
Ngoại hình là một trong những tác nhân rất quan trọng. Ai đó mới gặp bạn lần đầu chẳng có cơ sở gì để đánh giá bạn ngoài
ngoại hình cả. Nhưng cũng không có nghĩa bạn phải ăn mặc giống như người mẫu để “tấn công” thị giác của đối phương trong
lần gặp đầu tiên (trừ khi bạn đi phỏng vấn người mẫu). Bạn không thể trong lần gặp đầu tiên mà ăn mặc qua hở hang, lòe loẹt.
Trang phục khi giao tiếp phải gọn gàng, sạch sẽ và có mùi dễ chịu, không mang trang sức sặc sỡ hay rườm rà, phù hợp với hoàn
cảnh… Ngoài ra, chúng ta cũng không nên trang điểm lòe loẹt hay bôi sức nước hoa quá mức. Người ta có câu “người đẹp vì
lụa” vì vậy bạn nên chú trọng đến trang phục của bản thân để tạo được ấn tượng ngay những phút đầu tiên.
- Thứ ba, bạn phải biết cách tạo bầu không khí thân mật:
Ngay trong những giây phút đầu tiên tiếp xúc, chúng ta phải tạo được bầu không khí thân mật, gần gũi, hữu nghị. Trong bầu
không khí đó, người đối thoại sẽ cảm thấy tự tin, yên tâm, tin tưởng, nghĩa là chúng ta đã đặtnền móng cho việc xây dựng hình
ảnh tích cực về mình. Muốn vậy, trước hết chúng ta cần chú ý đến những biểu hiện bề ngoài của mình như : nụ cười ánh mắt,
nét mặt, tư thế, giọng nói,…
Mark Twain “Không gì đứng vững trước sự công phá của tiếng cười.” Và nụ cười là sự bắt đầu của thiện cảm. Thế nên điều đầu
tiên và quan trọng nhất khi giao tiếp đó là nụ cười trên môi.
+ Cười đúng lúc và không cười quá to.
+ Ánh mắt chân thành, dồn hết sự chú ý và nhìn vừa đủ.
Ánh mắt nên nhìn vào vùng tam giác phía trên trán trong cuộc giao tiếp. Nhìn ít thì thì thiếu tự tin, không quan tâm, thờ ơ…
nhìn nhiều thì dễ làm người ta có cảm giác bạn đang xoi mói họ.
+ Nét mặt phải thoải mái và cơ mặt được giãn ra.
+ Tư thế: đứng thẳng, ngồi thẳng, ngồi 2/3 ghế.
+ Giọng nói: vừa phải, không quá to, cũng không quá nhỏ. Thể hiện sự nhiệt
tình.
- Thứ 4, Ngôn từ giao tiếp phải rõ ràng và dễ hiểu
Đây là một điểm quan trọng nhất để người khác có hứng thú khi nghe bạn nói một điều gì đó. Để có thể nhấn mạnh điều muốn
nói thì trước tiên bạn phải biết thể hiện thật rõ ý. Không còn gì khó chịu hơn là việc phải ngồi nghe một người nào đó nói các


vấn đề mà bạn không hiểu gì. Việc diễn tả ý, lời không hiểu là do người đó luôn cắt xén từ ngữ khi nói, vì vậy khi nói bạn nên
vận dụng ngữ pháp và câu cho thích hợp. Tuyệt đối nên tránh những từ tiếng lóng và những từ mang hàm nghĩa chửi đổng.
Thứ 5, chuẩn bị tâm thế tự tin, thoải mái và lạc quan

Để tạo ấn tượng tốt, không những phụ thuộc và cách bạn ăn mặc mà hành vi, cử chỉ của bạn cũng ảnh hưởng rất lớn. Hãy sử
dụng ngôn ngữ cơ thể thật tự tin như: Đứng ngay thẳng, mỉm cười và nhìn thẳng vào đối tượng, chào đón bằng cái bắt tay thân
thiện.
Thái độ của bạn thể hiện qua mọi cử chỉ của bạn. Hãy cố gắng tự tin ngay cả bạn nhận được sự phê bình hoặc khi bạn đang lo
lắng.
Bạn nên chuẩn bị trước nôi dung cho cuộc nói chuyện có thể là các câu hỏi, một chút hiểu biết của bạn về đối phương trong khi
giao tiếp như: nghề nghiệp, sở thích,.. Sẽ giúp bạn có cuộc nói chuyện “Tâm đầu ý hợp”.
- Thứ 6, dành cho nhau sự đồng cảm, khen ngợi, cảm ơn và xin lỗi.
Đối phương sẽ cảm nhận được sự chân thành của bạn qua những lời nói, cử chỉ của bạn trong giao tiếp, đặt vị trí của nhau để
hiểu được tâm tư, tình cảm của nhau.
Tự khen mình là lố bịch nhưng chớ tiếc lời khen của mình với người khác vì khi khen ngợi người khác lời khen chân thành bạn
sẽ đem đến cho họ niềm vấn đề riêng tư, nhạy cảm như những bộ phận cơ thể.
Lời khen còn được dùng khi bạn nhận được một món quà nào đó, ngoài lời cảm ơn bạn nên dành cho người tặng lời khen về sự
chu đáo từ món quà.
“Xin lỗi” – một từ thật giản dị nhưng tác dụng của nó rất hiệu quả. Nó có thể khiến một người ngang ngạnh cúi đầu, kẻ nóng
giận nguôi ngoai. Khi bạn phát hiện rằng mình đã làm sai việc gì đó, ảnh hưởng đến người khác thì ngay lập tức bạn nên xin lỗi
đối phương và nhận lỗi về mình.
Thứ 7, Biết cách nói lời chia tay
Lần đầu tiếp xúc bạn nên có ý thức về thời gian, thông thường buổi gặp đầu tiên chỉ là cở sở cho các buổi gặp sau. Vì vậy, bạn
nên tinh ý quan sát đối phương để nhận thấy họ muốn chấm như họ lấy dẻ để lau bàn, thấy nước đầy mà không rót thêm, nhìn
đồng hồ, mở tivi hay đài to hơn,…thì bạn nên đứng dậy nói cảm ơn và tạm biệt để đi về.
Thứ 8, lấy cái tốt bù cái xấu, cái khuyết điểm


Nếu muốn đối phương nhớ được bạn ngay từ lần đầu tiên thì trong cả quá trình tiếp xúc bạn nên chú ý. Nhưng nếu bạn lỡ mắc
phải sai lầm không đáng có, bạn chớ nên bối rối mà khi chia tay bạn hãy tỏ ra thân thiện, chân tình thì có thể xóa bỏ đi lỗi lầm
phía trước.
Thứ 9, thư cảm ơn
Nếu sau lần gặp gỡ đầu tiên để đói phương nhớ được mình, giữ được ấn tượng sâu sắc và duy trì mối quan hệ cho lần tiếp theo
bạn nên gửi đến họ lời cảm ơn.

d) Một số sơ suất trong lần đầu gặp gỡ.
- Khách khí quá, khen không đúng chỗ: Muốn khen ngợi ai đó chúng ta phải tìm hiểu đối tượng đó để có những lời khuyên hợp
lí tránh trường hợp có những lời khen sáo rỗng không phù hợp với thực tiễn, không có cở sở, hoàn cảnh.hay những lời khen dập
khuôn, máy móc sẽ làm phản tác dụng của lời khen.
- Vấn đề tế nhị tránh đề cập đến: Trong cuộc trò chuyện bạn bạn tìm hiểu nhau là điều đương nhiên nhưng phải thật khéo léo
tránh những cách hỏi như phán xét, không ý tứ. Đặc biệt không nên đề cập đến vấn đề hôn nhân, thu nhập, quá khứ của nhau.
- Biết cách nói không và khéo léo từ chối: Nhiều người nhầm lẫn nếu lần đầu tiên gặp gỡ mà tự công nhận những điều bản thân
không biết thì dễ bị đối phương đánh giá là kém và coi thường nhưng như vậy là không tốt. Trong trường hợp này bạn nên nói
những điều bản thân hiểu biết, điều chưa biết thì mạnh dạn thừa nhận để học hỏi thêm và không bị áy náy vì điều mình nói liều.
- Một sai lầm tiếp theo đó là chấp nhận mọi yêu cầu của đối phương mà không dám từ chối, đối với những nhu cầu giúp đỡ bản
thân có thể đáp ứng được thì có những lời đề nghị thiếu suy nghĩ và không thỏa đáng, làm phiền với bạn, muốn đùn đẩy trách
nhiệm cho bạn thì bạn hãy cương quyết, cứng rắn, mềm mỏng đưa ra lời từ chối một cách khéo léo, từ tốn hoặc đưa ra yêu cầu
ngược lại cho đối phương và trình bày rõ lí do.
- Những ấn tượng ban đầu có vai trò rất quan trong trong giao tiếp. Song mang thành phần cảm tính rất cao vì vậy tránh trường
hợp ngộ nhận về nó bạn phải suy xét và tìm hiểu đối phương trong cả một quá trình xuyên suốt
3. Kết thúc: Đánh giá và tổng kết, trả lời thắc mắc của học viên.
V. Giáo án:
Thời
Nội dung
Hoạt động của BCV
Hoạt động của
Phương tiện,
gian
giảng dạy
học viên
dụng cụ


10p


Khởi động

Trò chơi khởi động: Who is she?

-Tham gia trò
chơi

- Mời một HV nam và 10 HV nữ. Bạn nam sẽ có 10s cho mỗi
bạn nữ, trong vòng 10s này phải ghi nhớ các đặc điểm của
-Nêu ý kiến
từng bạn. Trong lúc này thì cùng trò chuyện với lớp, hướng
-Tương tác
sự chú ý của cả lớp khỏi nhóm HV đang tham gia trò chơi, để
tích cực với
tạo sự tự nhiên, cởi mở
GV và HV
-Sau đó mời bạn nam ra ngoài. Thống nhất chọn ra một bạn
Khác
nữ bí ẩn. Phổ biến cho lớp về việc sẽ lần lượt đưa ra gợi ý
cho bạn nam đoán. Các gợi ý phải là các đặc điểm của bạn nữ
cả bên trong (vd tính tình,...) và ngoại hình;các gợi ý xen kẽ
nhau. Gợi ý không được trực tiếp nêu lên (hoặc gợi nhắc đến)
tên của bạn nữ và những gợi ý mang tính tiêu cực.
-Dựa trên các gợi ý từ lớp và trí nhớ của mình, bạn nam đoán
ra được bạn nữ bí ẩn. Mời bạn nam nêu lý do chọn được
=>Ý nghĩa: Trong quãng thời gian rất ngắn, những hình ảnh
bên ngoài của đối tượng sẽ là một trong những yếu tố dễ để
lại ấn tượng, tác động đến nhận thức cảm tính của chủ thể. Vì
thế, để tạo được một ấn tượng tốt đẹp ngay trong lần đầu gặp
gỡ, yếu tố bên ngoài là hết sức quan trọng, nhưng không phải

là duy nhất.


10p

Khái niệm
và tầm quan
trọng của
ÂTBĐ trong
giao tiếp.

- Thuyết giảng(10’):
+Khái niệm ÂTBĐ
+Tầm quan trọng

- Lắng nghe,
- Slide trình
quan sát slide
chiếu
chiếu, hình ảnh
- Phấn viết bảng
minh họa

- Chia sẻ kỷ
- Mời 2-3 Hv chia sẻ kỷ niệm về những lần tạo được ATBĐ
tốt/không tốt và tác động của nó đến hiệu quả giao tiếp và tạo niệm về những
lần tạo được A
lập MQH.
- Mời Hv khác nêu ý kiến, ghi chú lại ý chính trên bảng.
Nhận xét, khái quát lại.


ÂTBĐ
tốt/không tốt
và tác động
của nó đến
hiệu quả giao
tiếp và tạo lập
MQH.
- Nêu ý kiến

50p

Các cách tạo
lập ÂTBĐ
đạt hiệu quả
tích cực.

Thuyết giảng + tổ chức hoạt động:
-Thuyết giảng về các cách tạo ấn tượng ban đầu trong giao
tiếp:(5’)
+
+
+
+

Đến đúng giờ
Trang phục
Không khí thân mật
Ngôn từ rõ ràng và dễ hiểu


-Học viên chú
ý lắng nghe
Giảng viên
giảng bài.
-Tham gia tích
cực vào các
hoạt động,...

- Slide chiếu,
hình ảnh minh
họa


+ Tâm thế tự tin, thoải mái và lạc quan.
+ đồng cảm, khen ngợi, cảm ơn và xin lỗi
+ Biết cách nói lời chia tay
+ lấy cái tốt bù cái xấu, cái khuyết điểm

-

Hoạt động 1: “Trăm quan mua lấy miệng cười.”(5’)

BCV mời 4 bạn tham gia trò chơi và phổ biến với các bạn là
sẽ cho các bạn xem 1 đoạn video hài hước và chụp lại khoảnh
khắc các bạn cười, tiếp theo các bạn sẽ cùng nhau tạo kiểu
cười và chụp chung với nhau. Sau đó nhờ khán giả bầu chọn
cho nụ cười tuyệt vời nhất.
Báo cáo viên: Tổng kết đưa ra làm thế nào để cười hiệu quả.

Hoạt động 2: “Nào! Mình bắt tay.”(5’) Chia tất cả

HV thành cặp (2 người gần nhau) thực hiện động tác
bắt tay, theo 3 trường hợp ( đối tác công việc, người
lớn tuổi hơn, người nhỏ tuổi hơn, làm quen) sau đó
mời 1 số HV phát biểu cảm nghĩ rồi đưa ra nhận xét và
BCV hướng dẫn cụ thể.
- Hoạt động 3: Chào hỏi và chọn trang phục.(15’)
-


Mời 2 đội chơi mỗi đội 4 người từ các HV xung phong hoặc
chọn ngẫu nhiên bằng đặc điểm ngoại hình, sau đó cho mỗi
đội bắt cặp và thực hiện 2 vòng thi:
+”Lời chào cao hơn mâm cỗ”:(10’) 4 cặp chơi từ 2
đội sẽ thực hiện 1 hoạt động chào hỏi làm quen hoặc giới
thiệu về bản thân khi phỏng vấn xin việc, đội chơi sẽ tìm ra
những thiếu sót của đội còn lại và đưa ra chứng minh. BCV
chốt lại vấn đề.
+Tôi là stylist:(5’) 2 đội chơi sẽ có thời gian là 30s để
quan sát các bức tranh trên slide sau khi kết thúc thời gian,
các đội giơ tay nhanh hơn sẽ phát biểu xem trang phục nào
phù hợp trong tình huống nào. Đội nào trả lời sai thì đội còn
lại có cơ hội trả lời. Lần lượt hết 6 tấm hình.
+ Trao thưởng
-Hoạt động 4: “Tâm đầu ý hợp” (sắm vai)(20’)
BCV mời những HV xung phong tạo thành một nhóm người
2-5 thành viên. các học viên sẽ tự thảo luận với nhau để dựng
lên một tình huống bất kì trong đó có những người mới gặp
nhau. các HV phải làm cách nào đó để giúp họ làm quen. Sau
đó mời những HV bên dưới phân tích nhận xét. BCV chốt lại
vấn đề về việc người tham gia đã có những phán đoán nào về

những đặc điểm trang phục, công việc, sở thích… của đối
phương và sử dụng làm nguyên liệu cho cuộc trò chuyện của


mình và mở rộng vấn đề
10p

Những điều
cần lưu y
́/cần tránh

Hoạt động x: Vỏ bọc gai
- Phát phiếu trả lời có hình gai nhọn cho học viên. Yêu cầu
HV ghi lên phiếu những điều theo HV nghĩ sẽ gây ra ÂTBĐ
không tốt, ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp và tiến trình tạo
lập MQH.

viết vào gai
- 40 phiếu hình
các điều gây ra gai
ÂTBĐ không
- hình vẽ 1 quả
tốt
cầu

- Thu lại phiếu. Tổng kết ý trên phiếu và dán phiếu lên bảng,
xung quanh hình quả cầu tạo thành vỏ bọc gai. Những ý
trùng lặp sẽ được dán chồng lên thể hiện những điều nổi cộm,
dễ gặp phải.
-BCV bổ sung thêm những ý cần thiết

5p

Đánh giá,
tổng kết,

-Nhận phản hồi từ HV, tổng kết những điều đã đạt được sau
khi học

đưa ra các
phản hồi



×