Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Đề thi Học sinh giỏi môn Ngữ Văn THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.62 KB, 47 trang )

UBND HUYỆN THÁP MƯỜI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
_______________

TÀI LIỆU HỘI THẢO
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN
(ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN THI HOC SINH GIỎI HUYỆN, TỈNH)

Tháp Mười, tháng 12/2012

1


PHÒNG GD & ĐT THÁP MƯỜI
TRƯỜNG THCS LÁNG BIỂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
----------ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)

Đề:
Câu 1: (4 điểm)
Trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (Truyện Kiều-Ngữ văn 9, tập 1), Nguyễn Du viết:
“Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
1. Tìm những tính từ có trong câu thơ trên. Sức biểu cảm của tính từ đó trong việc
gợi tả màu sắc và sức sống của mùa xuân?
2. Trong dòng đầu, có bản chép: “Cỏ non xanh rợn chân trời”, em thích bản nào hơn?


Tại sao?
Câu 2: (6 điểm)
Mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng tròn lại khuyết nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào
ta sẽ còn mãi trong cuộc đời ( Quách Mạc Nhược ).
Em có suy nghĩ gì về câu nói trên?
Câu 3: ( 10 điểm)
Vẻ đẹp độc đáo của bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy).
Hết

2


PHÒNG GD & ĐT THÁP MƯỜI
TRƯỜNG THCS LÁNG BIỂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN: NGỮ VĂN
Câu

1
(4 điểm)

2
(6 điểm)


Nội dung cần đạt
Điểm
1. HS chỉ ra các tính từ: xanh, trắng:
HS chỉ ra sức biểu cảm của tính từ: “Xanh” gợi sắc màu dịu mát,
tràn đầy sức sống, làm gam màu nền, chủ đạo cho bức tranh xuân; Trên
nền xanh ấy, điểm xuyết một vài bông lê trắng, màu trắng trở nên nổi bật,
2
làm điểm nhấn cho bức tranh. Do vậy, thảm cỏ xanh trải rộng tới chân trời
điểm
song vẫn không buồn tẻ, đơn điệu mà ngược lại, gieo vào lòng người đọc
một ấn tượng sâu sắc sự khoáng đạt, tươi mới, trong trẻo, tinh khiết và sức
sống mạnh mẽ của mùa xuân.
2. HS nên lí giải bản dùng trong SGK lớp 9 hợp lí hơn. Cần chỉ ra
được sự khác nhau trong sắc thái ý nghĩa của “xanh tận” và “xanh rợn”.
Cùng là từ bổ nghĩa cho “xanh”, nhưng chữ “rợn” thiên về màu sắc cụ thể
(xanh ra sao, như thế nào), nên dễ gợi cảm giác màu xanh thiếu sức sống,
không hợp với bức tranh xuân. Chữ “tận” thiên về địa điểm (xanh tới đâu,
đến đâu), gợi cảm giác màu xanh tràn khắp không gian, hợp hơn với nội
dung 4 câu đầu.
(HS có thể lí giải khác hơn nhưng lập luận chắc chắn và thuyết phục vẫn
cho điểm tối đa)
* Yêu cầu về kiến thức:
a. Giải thích:
- “ Mặt trời”, mặt trăng” là những vì tinh tú của đất trời, có chức
năng tỏa sáng.
- “ Mọc”, “ lặn”, “ tròn”, khuyết” là quy luật của chúng. Quách Mạc
Nhược đã rất khéo léo khi sử dụng cách nói tương phản giữa 2 nguồn ánh
sáng: một đằng chỉ chiếu sáng từng lúc, một đằng “ còn mãi” để làm bật
lên công ơn to lớn của người thầy.
b. Bàn luận:

- Khẳng định đó là ý kiến đúng.
- Thầy, cô là những người cha, mẹ thứ 2 trong cuộc đời của mỗi con
người (cha mẹ cũng là thầy- người thầy đầu tiên và cuối cùng trong cuộc
đời, nhưng cha mẹ không thể thay thế được người thầy). Hành trình cuộc
đời mỗi người đều có người thầy đi qua, và mỗi người thầy sẽ lưu lại đó
một dấu ấn, chiếu rọi vào đó những nguồn ánh sáng riêng: ánh sáng của tri
thức văn hóa, ánh sáng của bao ước mơ, hoài bão, lí tưởng; ánh sáng của
tình yêu thương, của ý chí, của nghị lực, của niềm tin…
- Thầy không chỉ dạy chữ mà còn dạy cho học sinh cách làm người,

3

2
điểm






dìu dắt, nâng đỡ học trò trưởng thành không chỉ về nhận thức mà còn về
tâm hồn, tình cảm, nhân cách,… Chính vì thế nguồn ánh sáng người thầy
chiếu rọi sẽ còn mãi trong cuộc đời mỗi con người.
c. Liên hệ thực tiễn:
HS có thể nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt
Nam:
“ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”
Hoặc “ Muốn sang thì bắc cầu kiếu…..”
Xã hội dành riêng một ngày trong năm 20/11 để tôn vinh người
thầy…

Nhưng thật đáng buồn là truyền thống ấy đang dần bị mai một và
biến đổi về tính chất … HS cần phân tích nguyên nhân và bày tỏ suy nghĩ
của mình trước thực trạng ấy.



* Yêu cầu về kĩ năng:
- HS phải viết thành bài văn ngắn khoảng 400 từ, có bố cục rõ ràng.
- Lí lẽ, lập luận khúc chiết.
- Văn viết có cảm xúc.
1. Yêu cầu về kiến thức: HS cần chỉ ra được vẻ đẹp độc đáo của
bài thơ về cả hai phương diện: nội dung và nghệ thuật:

3
(10 điểm)

a/ Độc đáo về nội dung:
-Bài thơ có tựa đề ánh trăng nhưng không hề tả trăng ( ngoài từ
“tròn” và cụm từ “ tròn vành vạnh” không có từ nào khác được dùng với
nét nghĩa mmiêu tả), SS với vầng trăng trong thơ Bác:
“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi”
Hoặc “ Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”.
- Người nghệ sĩ cũng không trong tư thế thưởng ngoạn : “ Người
ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”, “ cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”.
- Bài thơ kể câu chuyện của người trong cuộc về cách đối
xử, ứng xử của mình với trăng, của trăng với mình, từ đó gợi ra nhiều bài
học sâu xa về cách đối nhân xử thế, thái độ với quá khứ, những bài học về
đạo lí ở đời…
b/ Độc đáo về nghệ thuật:
- Thể thơ: Bài thơ được làm theo thể thơ ngũ ngôn, chia thành nhiều

khổ, mỗi khổ bốn câu như một bài tứ tuyệt, nhưng chỉ viết hoa chữ cái đầu
câu thứ nhất, thành ra sáu khổ chỉ còn lại là sáu câu ( về ngữ pháp ), vô
cùng ngắn gọn.
- Bút pháp: có sự kết hợp hài hòa giữa tự sự và trữ tình. Nhìn bề
ngoài thì tự sự có vẻ lấn át trữ tình, thực ra trữ tình là chủ đạo. Trữ tình
mới là cái đọng lại của bài thơ, đó là cái “ rưng rưng”, cái “ giật mình”,
dẫu muộn mằn nhưng vô cùng quý giá.
- Giọng điệu: Bài thơ có giọng tâm tình, nhỏ nhẹ mà rất đằm, rất
sâu, dễ gợi sự đồng cảm của người đọc.
- Ngôn ngữ: giản dị mà vô cùng hàm súc, ý nghĩa sâu xa.

4






SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỒNG THÁP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS VÒNG TỈNH
Năm học: 2012 – 2013
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút
(không kể thời gian phát đề)
ĐỀ ĐỀ XUẤT

(Đề gồm có 01 trang)
Đơn vị ra đề: THCS Mỹ Đông (Phòng GDĐT Tháp Mười)
Câu 1.- ( 6 điểm) Đọc mẫu truyện sau đây:
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ heo, nước mắt giàn giụa, đôi môi tái nhợt,
áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì
hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay run run nắm chặt lấy bàn tay run
rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
(Theo Tuốc-ghê-nhép – Ngữ văn 9, tập 1)
Thông điệp mà câu chuyện gửi đến cho người đọc?
Câu 2.- (2điểm) Đọc đoạn văn sau;
“Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như
nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (…). Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy,
âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp
nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các
nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.”
(Tiếng mưa – Nguyễn Thị Thu Trang)
Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng được dùng trong
đoạn văn trên.
Câu 3.-(12 điểm) Cảm nhận về nét đẹp ân tình, chung thuỷ của con người Việt Nam qua hai
bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt) và Ánh trăng (Nguyễn Duy).

5



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỒNG THÁP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS VÒNG TỈNH
Năm học: 2012 – 2013
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút
(không kể thời gian phát đề)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT
(Đáp án có 03 trang)
Câu 1: (6điểm)
Học sinh xây dựng được bài viết ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) mạch lạc, bố cục
chặt chẽ, có chiều sâu về cảm nhận văn chương, thể hiện được cảm xúc chân thật …
Học sinh có nhiều cách viết khác nhau, nhưng phải đảm bảo được các yêu cầu sau
đây:
- Câu chuyện ngắn gọn, hấp dẫn … nhưng chứa đựng ý nghĩa triết lý lớn lao: Tình
yêu thương và sự cảm thông giữa con người với con người …(3điểm)
- Bài học của bản thân mà câu chuyện đó mang đến cho mình, giúp mình biết yêu
thương và sống tốt hơn … Hãy yêu thương và tôn trọng những người nghèo khổ … (3điểm)
Câu 2: (2 điểm)
Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng:
- Phép nhân hoá làm cho các yếu tố thiên nhiên (mưa, đất, trời, cây cỏ) trở nên có
sinh khí, có tâm hồn. (1 điểm)
- Phép so sánh làm cho chi tiết, hình ảnh (những hạt mưa) trở nên cụ thể, gợi cảm.(1
điểm)
Câu 3: (12điểm)
 Yêu cầu về kĩ năng:

Biết làm bài nghị luận văn học về một vấn đề trong một nhóm các tác phẩm thơ; thao
tác tổng hợp tốt, bố cục 3 phần rõ ràng chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả,
dùng từ và ngữ pháp.
 Yêu cầu về kiến thức:
- Giới thiệu về vấn đề bàn luận và hai tác phẩm theo yêu cầu đề bài.
- Triển khai bày tỏ cảm nhận và suy nghĩ về truyền thống ân tình, chung thuỷ của con
người Việt Nam trên cơ sở những ý chính sau:
+ Trong bài Bếp lửa, truyền thống ân tình, chung thuỷ được thể hiện trong tấm lòng
của người cháu yêu thương và nhớ ơn bà khi đã khôn lớn trưởng thành:
. Khi đã trưởng thành, người cháu vẫn nhớ về những năm tháng tuổi thơ xa cha mẹ,
sống bên bà, trong tình yêu thương chăm sóc của bà.
Giờ cháu đã đi xa …
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở …

6


. Cháu (nhân vật trữ tình) xót xa, thương cảm, thấu hiểu cuộc đời bà nhiều gian nan
cơ cực:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa …
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa …
. Cháu khẳng định công lao to lớn của bà, ngọn lửa từ tay bà nhóm lên trở thành ngọn
lửa thiêng liêng kì diệu trong tâm hồn cháu, toả sáng và sưởi ấm suốt cuộc đời cháu …
Nhóm dậy cả những tâm tình …
Ôi kì lạ và thiêng liêng …
+ Trong bài Ánh trăng của Nguyễn Duy, truyền thống ân tình chung thuỷ được thể
hiện qua tâm tình người chiến sĩ:
. Anh (nhân vật trữ tình) gắn bó với vầng trăng, với thiên nhiên nghĩa tình khi là
người chiến sĩ…
Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ
. Anh đau xót nghĩ tới những ngày tháng đầu tiên trở về thành phố, quen dần với cuộc
sống hào nhoáng, anh đã lãng quên và quay lưng với quá khứ, với những năm tháng gian
lao, sâu nặng ân nghĩa vừa trải qua …
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường
. Anh giật mình, thức tỉnh lương tâm khi mặt người và mặt trăng đối diện nhau, quá
khứ ùa về trong tâm thức …
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng
. Anh suy ngẫm và nhắn nhủ với mọi người : Nhân dân, đất nước luôn độ lượng vị
tha, tròn đầy ân nghĩa. Hãy biết sống ân tình, chung thuỷ với quá khứ, với lịch sử, với nhân
dân và đất nước :
Trăng cứ tròn vành vạnh …
đủ cho ta giật mình
Khái quát : Ân tình, chung thuỷ luôn là truyền thống đẹp của dân tộc, truyền thống
ấy bao trùm cách sống, cách ứng xử của con người Việt Nam trong mọi quan hệ. Từ quan
hệ gia đình như tình bà cháu trong Bếp lửa đến mối quan hệ với quá khứ, với lịch sử, với
nhân dân và đất nước như người chiễn sĩ trong bài Ánh trăng.
- Vài nét về nghệ thuật thể hiện :
+ Bếp lửa :
. Thể thơ tám chữ, âm hưởng giọng điệu tha thiết, tràn trề cảm xúc …
. Hình ảnh thơ (bà, bếp lửa …) bình dị mà gợi cảm, có sức lay động tâm hồn người
Việt.
+ Ánh trăng :
. Thể thơ năm chữ, giọng điệu tâm tình nhẹ nhàng sâu lắng mà chất chứa suy tư day
dứt.
. Hình tượng vầng trăng, ánh trăng mang tính biểu tượng gợi những suy tưởng sâu xa


 Cách Cho điểm :
- Điểm 11 - 12 : Đáp ứng các yêu cầu trên, luận điểm rõ ràng, có thể mắc một, hai lỗi
nhỏ về diễn đạt.

7


- Điểm 8, 9 - 10 : Trình bày được 2/3 yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 5, 6 - 7 : Chỉ trình bày được 1/2 các yêu cầu trên, có mắc lỗi chính tả, diễn
đạt, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 2, 3 - 4 : Nội dung sơ sài chưa đạt 1/2 yêu cầu, mắc nhiều lỗi. Hoặc lần lượt
phân tích từng bài thơ nhưng thiếu sự tổng hợp khái quát vấn đề.
- Điểm 0 – 1 : Không nắm được yêu cầu của đề, hầu như không viết được gì.
Lưu ý : Tránh đếm ý cho điểm. Chú ý chữ và cách triển khai luận điểm. Trân trọng
những bài viết thể hiện tư chất văn chương của học sinh.
Hết

8


PHÒNG GDĐT THÁP MƯỜI
TRƯỜNG THCS THẠNH LỢI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG HUYỆN
NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn thi: Ngữ văn
Ngày thi: …./ …../ …..

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (3 điểm)
Đọc kĩ các câu sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
a/ Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
( Hồ Chí Minh)
b/ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)
1/ Giải thích nghĩa của từ “xuân” trong các câu (a), (b).
2/ Từ “xuân” ở câu (a) và (b) có phải là từ nhiều nghĩa không ? Vì sao ?
Câu 2: (7 điểm)
“Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi rừng núi trông theo bóng Người”
Em hãy phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên.
Câu 3: ( 10 điểm)
“Văn học trung đại nước ta sau những vấn đề đấu tranh xã hội, còn thường đề cập đến
vấn đề đạo đức gia đình, đặc biệt là luôn đề cao những tấm gương hiếu thảo với cha mẹ”.
Qua một số tác phẩm văn học trung đại mà em đã học trong chương trình Ngữ Văn 9,
hãy làm sáng tỏ nội dung: “Văn học nước ta luôn đề cao những tấm gương hiếu thảo đối với
cha mẹ”.
Theo em, trong thời đại ngày nay, vấn đề đạo đức gia đình có còn quan trong không ?
Vì sao ?

9


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÁP MƯỜI


THI HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
Năm học: 2012-2013
Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 9

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
(Hướng dẫn chấm gồm có 2 trang)
Đơn vị ra đề:THCS Thạnh Lợi. .(Phòng GDĐT Tháp Mười)
CÂU
1

2

3

NỘI DUNG YÊU CẦU
1. Giải nghĩa: a/ - Từ “xuân” trong “mùa xuân” là mùa mở đầu của một
năm trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
- Từ “xuân” trong “ càng xuân” là tươi đẹp.
b/ Từ “xuân” trong “mùa xuân” là tuổi.
2. Từ “xuân” ở câu (a), (b) là từ nhiều nghĩa.
- Từ “xuân” vừa có nghĩa gốc vừa có nghĩa chuyển. Vì từ “xuân” trong
“càng xuân” và “ bảy mươi chín mùa xuân” được hình thành trên cơ sở
nghĩa gốc.
Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ: nhân hóa, ẩn
dụ, điệp ngữ.
Biện pháp nhân hóa: “Người đi rừng núi trông theo bóng Người”. Tác giả
sử dụng biện pháp tu từ này để nói lên tấm lòng yêu mến của nhân dân
Việt Bắc đối với Bác Hồ. Rừng núi ở đây không chỉ là rừng núi thiên
nhiên Việt Bắc mà còn là đồng bào Việt Bắc. Rừng núi tượng trưng cho

người dân Việt Bắc.
Tác giả òn dùng điệp từ “nhớ” ở câu thứ nhất và thứ ba để nói rõ hơn tấm
lòng mong nhớ đối với Bác.
A. Yêu cầu về kĩ năng:
- Làm đúng kiểu bài văn nghị luận văn học.
- Biết cách xây dựng và trình bày hệ thống luận điểm, lập luận chặt chẽ,
dẫn chứng phong phú và phân tích có chọn lọc, hợp lí.
- Bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
B. Yêu cầu về nội dung:
1. Phân tích , chứng minh làm sáng tỏ vấn đề: “Văn học trung đại nước
ta luôn đề cao những tấm gương hiếu thảo đối với cha mẹ”.
HS có thể có một số cách dẫn chứng và phân tích khác nhau, nhưng
cần đảm bảo một số ý cơ bản sau:
Văn học cổ là tâm guông trung thực phản ánh những cuộc đấu tranh
của dân tộc chống xâm lược, những cuộc đấu tranh xã hội chống áp bức
bất công. Nhưng bên cạnh đó, văn học trung đại còn đề cập đến vấn đề
đạo đức gia đình. Không ít tác phẩm trung đại đã nêu cao những hình ảnh
cảm động, những tình cảm đẹp đẽ về mối quan hệ giữa con cái và cha
mẹ:
- Vũ Nương trong truyện “ Chuyện người con gái Nam Xương” của
Nguyễn Dữ, đã thay chồng đi lính ở nhà hết lòng phụng dưỡng mẹ

10

ĐIỂM
0,5
0,5
0,5
0,5

1,0
7,0

2,0

6,0


chồng, săn sóc, thuốc thang chu đáo, lễ bái thần phật, ngọt ngào khuyên
lơn khi mẹ bệnh nặng, khi mẹ chồng lâm chung lo ma chay tế lễ như đối
với cha mẹ đẻ mình.
- Nàng Thúy Kiều trong truyện “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, trong cơn
gia biến Kiều đã hi sinh mối tình đầu vừ chớm nở để làm tròn chữ hiếu,
Kiều quyết định bán mình chuộc cha và em trai thoát khỏi những trận roi
đòn nơi chốn lao ngục.
Trong những ngày lưu lạc nơi đất khách Kiều không nguôi thương
xót cha mẹ “ Xót người tựa cửa hôm mai / Quạt nồng ấp lạnh những ai đó
giờ”.
- Chàng Lục Vân Tiên trong truyện “ Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình
Chiểu, hăm hở lai kinh ứng thí, thế nhưng lúc sắp vào trường thi được tin
mẹ mất phải bỏ thi trở về. Trên đường về nhà vì nhớ thương mẹ khóc đến
mù đôi mắt.
- Nàng Kiều Nguyệt Nga trong truyện “ Lục Vân Tiên”, thân gái một
mình vượt xa xôi ngàn dặm lo bề nghi gia theo lời dạy của cha “Làm con
đâu dám cãi cha / Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành”.
2.Vai trò đạo đức gia đình trong thời đại ngày nay:
2,0
Đạo đức gia đình trong thời đại ngày nay đóng vai trò vô cùng quan
trọng:
- Đạo đức gia đình, đặc biệt là tấm gương hiếu thảo giúp con người sống

tốt hơn, đẹp hơn, có nghĩa có tình.
- Đạo đức gia đình là thước đo nhân cách con người.
- Đạo đức gia đình còn làm cho xã hội văn minh.
- Không thể có kẻ bất hiếu , sống tệ với gia đình mà lại trở thành người
công dân tốt cho xã hội.
* Lưu ý: trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản giám khảo căn cứ vào bài làm của học
sinh mà cho điểm linh hoạt; khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo.

11


PHÒNG GDĐT THÁP MƯỜI
TRƯỜNG THCS TT MỸ AN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
NĂM HỌC: 2012 - 2013
Môn: Ngữ văn
Thời gian : 150 phút, không kể thời gian phát đề.
I. Câu I (8,0 điểm): Suy nghĩ của em về vấn đề gia tăng dân số ở nước ta hiện
nay?
II. Câu II (12 điểm): Cảm nhận của em về nhân vật Thúy Kiều sau khi học các
đoạn trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du (SGK Ngữ văn 9, Tập 1).
------- Hết -------

PHÒNG GDĐT THÁP MƯỜI
TRƯỜNG THCS TT MỸ AN


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
Năm học: 2012 - 2013
Hướng dẫn chấm Môn: Ngữ văn
CÂU

NỘI DUNG
ĐIỂM
Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để viết bài văn nghị luận xã hội ( khoảng hai
Câu I trang giấy thi). Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ rang, văn viết mạch lạc, dùng từ chính
(8,0đ) xác, kết hợp hài hòa yếu tố biểu cảm. Chữ viết sạch đẹp, ít sai chính tả, ngữ pháp.
Đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau đây:
1.Dẫn dắt vào đề, nêu vấn đề nghị luận
1,0
2 .Giải thích dân số là gì? Thế nào là gia tăng dân số? Thực trạng gia tăng dân số ở
1.0
nước ta?
+Dân số là số lượng người sống trong một quốc gia, một khu vực.
+Gia tăng dân số là sự biến động dân số trên thế giới trong đó yếu tố sinh đẻ và yếu
tố tử vong quyết định.
+Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy Việt Nam là nươc đông
dân thứ 3 ASEAN và thứ 13 trên thế giới.
Cụ thể, tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009, dân số của Việt Nam là 85.789.573 người,
tăng 9,47 triệu người so với năm 1999 (với sai số thuần là 0,3%).

12



3.Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số:
+ Chất lượng cuộc sống giảm
+Thiếu chỗ ở, thiếu việc làm

2,0

+ Môi trường sống bị ảnh hưởng
+ Tệ nạn xã hội có nguy cơ tăng
4.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng dân số:
+ Do quan niệm lạc hậu
+ Do thiếu hiểu biết (về sức khỏe sinh sản, về xã hội)

1,0

+ Do tình trạng du canh du cư
5. Giải pháp khắc phục:

2,0

+ Tuyên truyền để nâng cao nhận thức về vấn đề dân số, giáo dục sức khỏe sinh sản
+ Thực hiện nghiêm túc các qui định của Pháp lệnh dân số
+ Có sự đầu tư cho vùng sâu vùng xa,…
6.Tổng hợp vấn đề nghị luận
1,0
I. Yêu cầu chung:
Câu - Về kĩ năng:
II
+ HS viết đúng kiểu bài nghị luận văn học, biết tập trung làm rõ được vấn đề cần
(12 đ) nghị luận.
+ Bài viết phải khái quát đặc điểm của nhân vật , xây dựng được hệ thống luận

điểm xuyên suốt các đoạn trích đã học. Tránh phân tích rời rạc từng đoạn trích.
+ Bố cục cân đối; liên kết, lập luận chặt chẽ; diễn đạt mạch lạc; biết phân tích các
dẫn chứng tiêu biểu để làm nổi bật ý; văn viết có hình ảnh, có cảm xúc, có sức
thuyết phục. Trình bày đúng, chữ rõ ràng, viết đúng chính tả và ngữ pháp.
- Về kiến thức: HS nắm vững chủ đề các đoạn trích Truyện Kiều đã học, khái quát
được đặc điểm của nhân vật Thúy Kiều và ý nghĩa của hình ảnh nhân vật trong tác
phẩm.
II. Yêu cầu cụ thể:
a) Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Hình ảnh nhân vật Thuý Kiều với vẻ đẹp ngoại
0,5
hình, những phẩm chất tốt đẹp và số phận bất hạnh.
b) Cảm nhận về nhân vật:
* Kiều là hiện thân của nhan sắc tuyệt mỹ, của vẻ đẹp cuộc đời.
( Dẫn chứng, phân tích).
2,5
* Kiều tài hoa hiếm có, là nơi hội tụ của tài hoa con người... .( Dẫn chứng, phân
1,0
tích).
- Kiều có một tâm hồn trong sáng, nhạy cảm, sâu sắc. (Dẫn chứng, phân tích).
1,0

13


- Cuộc đời Kiều gặp nhiều bất hạnh: gia đình ly tán, tình yêu tan vỡ, nhân phẩm bị
chà đạp, đau đớn về thể xác, cô đơn vò võ...( Dẫn chứng, phân tích).
- Kiều có phẩm hạnh cao đẹp: Hiếu thảo, giàu tình yêu thương, giàu đức hi sinh,
thủy chung, tình nghĩa, giàu tự trọng... ( Dẫn chứng, phân tích).
c) Suy nghĩ về nhân vật:
- Nhân vật Thúy Kiều được nhà văn thể hiện cảm động qua nghệ thuật miêu

tả vẻ đẹp bên ngoài; miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế; sử dụng kết hợp các
phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Kiều là người con hiếu thảo, người yêu chung thủy, hội tụ đầy đủ vẻ đẹp hình
thức và phẩm chất của một phụ nữ lý tưởng trong xã hội.
- Tiếc thay, xã hội cũ đã chà đạp lên nhân phẩm của Kiều, làm cuộc đời nàng phải
chịu trăm cay ngàn đắng, khổ đau oan trái.

1,5
2,5

0,5

0,5

d) Khái quát chung:
- Khẳng định các đoạn trích đã khắc hoạ thành công hình ảnh Thúy Kiều tiêu biểu
cho người phụ nữ trong XHPK với phẩm chất tốt đẹp và số phận bất hạnh.
- Cùng với cảm hứng ngợi ca, tôn vinh sắc- tài- tình, còn có cả niềm yêu thương
1,0
quan tâm lo lắng, xót xa cho thân phận Thuý Kiều của Nguyễn Du. Những đoạn
trích và toàn tác phẩm thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc, lay động lòng người.
e) Liên hệ, so sánh, rút ra bài học.
Có thể:
- Liên hệ với các nhân vật trong các tác phẩm khác.
- Bộc lộ những suy nghĩ tình cảm của mình đối với người phụ nữ trong xã hội
phong kiến: Cảm thương người phụ nữ xưa, thông cảm, chia sẻ với những nỗi bất
hạnh của họ. Cảm phục vẻ đẹp ngời sáng trong hoàn cảnh khổ đau. Căm ghét chế
1,0
độ xã hội bất công đã chà đạp lên số phận người phụ nữ.
- Liên hệ để thấy tính ưu việt của xã hội mới ngày nay. Có thái độ đúng đắn, ủng hộ

tư tưởng bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ. Thấy rõ người phụ nữ cần phát
huy truyền thống và khả năng để xây dựng cuộc sống tốt đẹp cho mình và góp
phần xây dựng đất nước.
* Lưu ý chung:
Trên đây là những định hướng, giám khảo cần linh hoạt khi chấm, tránh đếm ý cho
điểm. Khuyến khích những bài làm sáng tạo, có chất văn.
Điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25 điểm.
…………………Hết………………..

TRƯỜNG THCS MỸ QUÝ
Đề thi học sinh giỏi năm học 1012-2013

14


Môn : Ngữ Văn 9 Cấp THCS Huyện Tháp Mười.
Thời gian : 150 phút.
Đề:
Câu 1: Xác định biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên và nêu tác
dụng của nó ? (2 điểm)
Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ.
Ca dao
Câu 2 : Nêu ý nghĩa sự “giật mình” nơi tác giả trong đoạn thơ sau ? (4 điểm)
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.

( Ánh trăng – Nguyễn Duy )
Câu 3: Suy nghĩ của em về anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn
Nguyễn Thành Long ? (14 điểm) HẾT.

Câu hỏi
Câu 1
(2 điểm)

Câu 2
(4 điểm)

Câu 3
(14 điểm)

Đáp án :
Nội dung cần đạt
- Điệp ngữ : Buồn trông, nhện, sao.
- Nhân hóa : Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai.
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ.
- Làm tăng thêm nỗi nhớ mong, chờ đợi, nỗi buồn sâu kín của
con người.
Học sinh viết thành đoạn văn , Đảm bảo các nội dung sau:
- Sự giật mình đầy tự vấn, tự trách, tự phản tỉnh của tác
giả.
Học sinh có liên hệ ví dụ như :
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh.
Giật mình, mình lại thơng mình xót xa.
(Truyện Kiều – Nguyễn
Du)
- Giật mình mang tính nhân văn của con người có lương tri

trước quá khứ.
- Nhắc nhỡ chúng ta phải biết trân trọng quá khứ đầy nghĩa
tình.
- Tác giả muốn nhắc nhỡ đạo lí sống thủy chung.
- Làm người đừng sống bạc bẽo, vô ơn.
- Học sinh có gới thiệu đầy đủ phần tác giả, tác phẩm, nhân vật .
- Đó là một chàng trai có phẩm chất đáng quý, một con người
bình thường, sống trong hoàn cảnh sống hết sức đặc biệt nhưng ở

15

Số điểm
0.5điểm
0.5điểm
0.5điểm
0.5điểm
0.5điểm
1 điểm
0.5điểm
0.5điểm
1 điểm
0.5điểm
0.5điểm
1.5 điểm


anh luôn có ý thức về công việc, luôn có tinh thần trách nhiệm
cao về nhề nghiệp của mình, luôn tìm đến niềm vui để cân bằng
đời sống tinh thần. (có các nội dung cụ thể như sau và có dẫn
chứng)

+ Sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 m.
+ Anh hiểu và thành thạo công việc.
+ Công việc, đặc biệt là lúc 1 giờ sáng.
+ Ý thức về công việc và lòng yêu nghề, thấy được ý nghĩa
cao quý trong công việc thầm lặng của mình.
+ Anh tìm hạnh phúc từ công việc. Anh phát hiện đám mây
khô nhờ đó mà “ không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực
Mĩ trên cầu Hàm Rồng.”
+ Dù đang một mình, nhưng anh tự hiểu mình đang cùng với
bao người khác làm việc, làm việc vì con người, vì cuộc
sống, nên không còn thấy cô đơn nữa và “khi ta làm việc, ta
với công việc là đôi, sao gọi là một mình được ?”
+ Anh tìm đến sách làm người bạn tâm tình, tổ chức cuộc
sống một cách ngăn nắp, tươi tắn như: trồng hoa, nuôi gà…
- Sự cởi mở chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người,
khao khát được gặp gỡ, trò chuyện cùng mọi người.
+ Đào biếu vợ Bác lái xe củ tam thất khi nghe tin bác ốm.
+ Mời khách nhiệt tình, hái hoa tặng cô gái.
+ Trò chuyện cởi mở với mọi người.
- Dù anh chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc, nhưng bằng những chi
tiết tiêu biểu, tác giả đã phát họa được chân dung nhân vật với
những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy
nghĩ về cuộc sống, ý nghĩa của công việc.
- Anh là một điển hình cho những người lao động đang thầm
lặng cống hiến sức mình cho tổ quốc.
- Tác giả thành công nghệ thuật xây dựng tình huống truyện đó
là cuộc gặp gỡ tình cờ giữa các nhân vật và khắc họa bức chân
dung nhân vật chính một cách tự nhiên, để lại tình cảm tốt đẹp
trong lòng người đọc.
- Khơi gợi những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, của lao

động tự giác về con người và nghệ thuật.
- Bài làm sạch đẹp, bố cục hợp lí.

PHÒNG GDĐT HUYỆN THÁP MƯỜI
ĐỀ THI HSG

16

1 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm

1 điểm

0.5 điểm
0.5điểm
0.5 điểm
1 điểm

1 điểm
1 điểm

1 điểm
1 điểm


Năm học: 2012-2013

Môn thi: Ngữ văn- Lớp 9
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
Ngày thi:
ĐỀ ĐỀ XUẤT
(Đề gồm có 01 trang)
Đơn vị ra đề: TH&THCS THANH MỸ.
Câu 1 (4 điểm)
Cảm nhận của em về những câu thơ sau :
“ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!”
Câu 2(4 điểm)
Phân tích biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau đây:
Nhớ người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo.
Nhớ chân người bước lên đèo
Người đi rừng núi trông theo bóng người .
Tố Hữu, Việt Bắc.
Câu 3 ( 12 điểm )
Có người cho rằng: Chiếc lược ngà là truyện thuộc loại đọc thời nào cũng hay vì nó
không phải là truyện của một thời mà là của muôn thời- chuyện tình cảm, tình nghĩa của con
người.
Phân tích truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng để làm sáng tỏ ý kiến
trên. HẾT
PHÒNG GDĐT HUYỆN THÁP MƯỜI
THI HSG
Năm học: 2012-2013
Môn thi: Ngữ văn – Lớp 9

HƯỚNG DẪN CHẤM
(Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang)
Đơn vị ra đề: TH&THCS THANH MỸ
Câu
Câu 1
4 điểm

Nội dung câu hỏi
Trình bày kiến thức
Điểm
Cảm nhận của em về
*Yêu cầu về nội dung :
những câu thơ sau :
- HS phải nắm được nội dung của đoạn
“Nhóm bếp lửa ấp iu thơ là bày tỏ những suy ngẫm của nhà thơ về 0.5đ
nồng đượm
người bà và công việc nhóm bếp lửa của bà.
Nhóm
niềm
yêu
- Chỉ ra các biện pháp được sử dụng
thương khoai sắn ngọt trong đoạn thơ:
bùi
*Yêu cầu về hình thức:

17


Câu 2
4 điểm


Nhóm nồi xôi gạo mới
sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những
tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng
liêng- bếp lửa!”

- Bài viết có bố cục đầy đủ mở bài, thân 0.5đ
bài - kết bài. Đây là một bài viết ngắn mang
tính cảm thụ văn học thông qua việc phân tích
các giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ.
-Đảm bảo sự phân tích chặt chẽ giữa các
phần trong bài viết.

Phân tích biện pháp tu
từ trong đoạn thơ sau
đây:
Nhớ
người những sáng tinh
sương
Ung dung yên ngựa

+ Điệp từ “nhóm” được nhắc lại 4 lần và
đứng đầu các dòng thơ có tác dụng khơi
nguồn cho dòng cảm xúc, sự hồi tưởng của
nhà thơ và suy ngẫm về công việc nhóm bếp 1đ
lửa của bà.
+ Kết hợp với các điệp từ là các tầng
nghĩa : vừa tả thực vừa mang ý nghĩa ẩn dụ.

Người đọc thấy được sự tần tảo cần cù trong
công việc nhóm bếp lửa của bà . Đồng thời
thấy được ngọn lửa ấm áp của tình yêu 1đ
thương mà bà dành cho cháu; bà đã nhen
nhóm trong tâm hồn cháu tình yêu thương,
gắn bó với làng xóm, quê hương và thắp lên
trong tâm hồn cháu những ước mơ khát vọng,
niềm vui, niềm tin của tuổi thơ …
+Câu cảm thán “Ôi kì lạ và thiêng liêng
- bếp lửa!”thể hiện sự dồn nén cảm xúc và
bày tỏ niềm yêu mến, lòng biết ơn đối với
người bà thân yêu của mình.Bếp lửa và bà là
hình ảnh thân thuộc của quê hương yêu
dấu.Bếp lửa là ngọn lửa của tình yêu thương
của bà. Ngọn lửa ấy đã sưởi ấm tâm hồn nhà 1đ
thơ trong những ngày xa quê hương , học tập
ở nước ngoài.
Như vậy, bếp lửa được bà nhen lên
không phải chỉ bằng nhiên liệu ở bên ngoài,
mà còn chính là được nhen nhóm lên từ ngọn
lửa trong lòng bà - ngọn lửa của sức sống, của
lòng yêu thương, niềm tin thầm lặng mà mãnh
liệt. Bà vừa là người nhóm lửa, giữ lửa và
truyền lửa, truyền sự sống niềm tin cho các
thế hệ nối tiếp.
+ Biện pháp nhân hoá “ Người đi rừng núi 1đ
trông theo bóng người”.
+ Tác giả sử dụng biện pháp tu từ này để nói
lên tấm lòng yêu mến của nhân dân Việt Bắc 1đ
đối với Bác Hồ. Rừng núi ở đây không phải

là rừng núi thiên nhiên Việt Bắc mà còn là
đồng bào Việt Bắc, Rừng núi tượng trưng

18


trên đường suối reo.
Nhớ chân người bước
lên đèo
Người đi rừng núi
trông
theo
bóng
người .
Câu 3
12
điểm

Tố Hữu, Việt Bắc
Có người cho rằng:
Chiếc lược ngà là
truyện thuộc loại đọc
thời nào cũng hay vì
nó không phải là
truyện của một thời mà
là của muôn thờichuyện tình cảm, tình
nghĩa của con người.
Phân tích truyện
ngắn “ Chiếc lược
ngà” của Nguyễn

Quang Sáng để làm
sáng tỏ ý kiến trên.

cho người dân Việt Bắc
+ Tác giả còn dùng điệp từ “ Nhớ” ở câu thứ
nhất và câu thứ ba.
+ tác dụng : để nói rõ hơn tấm lòng nhớ mong
đối với Bác




*Yêu cầu về hình thức
- Học sinh biết vận dụng các kĩ năng
làm bài nghị luận về một tác phẩm văn học.

- Có dẫn chứng cụ thể khi phân tích
chứng minh các luận điểm, có bình giá một số
chi tiết quan trọng làm nổi bật yêu cầu của đề.
- Bố cục bài văn rõ ràng, mạch lạc có
đủ 3 phần mở bài – thân bài- kết luận. Luận
điểm được trình bày rõ, đảm bảo tính liên kết.
- Lời văn diễn đạt trong sáng.
* Yêu cầu về nội dung
Ý 1: Cần hiểu được đúng lời nhận xét về
tác phẩm. Truyện ngắn Chiếc lược ngà không
chỉ là câu chuyện đơn thuần viết về tình cảnh
éo le, những mất mát của con người trong
chiến tranh. “Chiếc lược ngà” đã trở thành
câu chuyện muôn thời- chuyện tình cảm, tình

nghĩa của con người vì nó là câu chuyện cảm
động về tình cha con cao đẹp, sâu nặng, tình
đồng đội thắm thiết. Câu chuyện đã khẳng
định một chân lí vĩnh hằng: tình cảm gia đình, 3đ
tình cha con, tình mẫu tử là tình cảm thiêng
liêng, sâu nặng nhất vượt lên trên trở ngại,
thậm chí cả chiến tranh…Thông điệp này mãi
còn có giá trị muôn đời.
Ý 2: - Phân tích và chứng minh tình cảm
cha con cảm động trong tác phẩm:
+ Tình yêu cha sâu sắc và mãnh liệt
của bé Thu dành cho cha.
+ Tình yêu thương con sâu sắc của
anh Sáu dành cho bé Thu.
- Phân tích tình đồng đội của bác Ba
dành cho anh Sáu :

+ Là người bạn thân thiết của Anh
Sáu, bác Ba không chỉ là người chứng kiến
toàn bộ câu chuyện mà còn luôn bày tỏ sự xúc
động, đồng cảm, chia sẻ với cha con anh Sáu
+ Hoàn thành tâm niệm của anh Sáu

19


là trao lại cây lược cho Thu và tình cảm
giống như tình cha con đã được nảy nở giữa
bác Ba với bé Thu.
Ý 3 : Đánh giá chung:

Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” thể
hiện tình cha con cao đẹp, sâu nặng, tình đồng
đội thắm thiết của con người Việt Nam trong
cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Tác phẩm ra
đời vào năm 1966, thời điểm cuộc chiến tranh
chống Mĩ đang diễn ra ác liệt có mất mát, đau
đớn, yêu thương, nhưng toàn bộ câu chuyện
thấm đẫm tình người cao đẹp. Cảm hứng
nhân văn sâu sắc của nhà văn đã tạo nên sức
hấp dẫn riêng cho tác phẩm. Người đọc không
chỉ thấm thía những mất mát hi sinh lặng
thầm của người lính mà còn trân trọng những 3đ
con người xông pha nơi trận mạc tâm hồn vẫn
chan chứa yêu thương. Câu chuyện hướng
người đọc đến những tình cảm cao đẹp, biết
căm ghét chiến tranh, biết sống hết mình vì
những gì tốt lành đang hiện hữu.

PHÒNG GD & ĐT THÁP MƯỜI

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
Năm học: 2012-2013

20


Trường THCS Phú Điền

Môn: Ngữ văn - Lớp 9
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)


Câu 1 (2.0 điểm):
Cảm nhận của em về câu thơ:
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều - SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 2 (4.0 điểm):
Xác định và phân tích giá trị thẩm mĩ của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ:
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính - SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 2 (14 điểm):
Kết thúc văn bản Cổng trường mở ra, nhà văn Lí Lan đã để cho người mẹ nói với con:
“Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế
giới kì diệu sẽ mở ra.”.
Em đã cảm nhận được điều gì về thế giới kì diệu ấy ? Qua đó hãy trình bày những suy
nghĩ của mình về vai trò của nhà trường đối với bản thân mình và đối với xã hội .
……………Hết ……………….

UBND HUYỆN THÁP MƯỜI
PHÒNG GD & ĐT THÁP MƯỜI

Các phần
Câu1.(2 đ)

Câu2.(4đ)

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

Năm học : 2012-2013
Môn: Ngữ văn - Lớp 9
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
HƯỚNG DẪN CHẤM
( Đáp án gồm 2 trang )
Nội dung
Điểm
Học sinh chỉ cần chỉ ra được đó là :
- Một bức họa thiên nhiên mùa xuân tuyệt đẹp. Bức họa
0.5 đ
ấy có: Màu xanh non của cỏ xuân trải rộng tới chân trời –
phông nền của bức tranh .
- Trên nền xanh non ấy điểm xuyết vài bông hoa trắng.tạo
0.5 đ
ra sự hài hòa về màu sắc .
- Một bức tranh thiên nhiên về mùa xuân: mới mẻ ,tinh khôi 1.0 đ
,giàu sức sống; khoáng đạt ,trong trẻo; nhẹ nhàng ,tinh khiết
.
Học sinh xác định được các biện pháp tu từ và chỉ ra được
giá trị thẩm mĩ có trong đoạn thơ:

21


Câu 3 (14
đ)

- Điệp ngữ: không có ( lặp lại 3 lần) nhấn mạnh thêm tính
chất khốc liệt của chiến tranh làm cho chiếc xe biến dạng
đến trần trụi tưởng chừng như chiếc xe không thể chạy

được nữa .
- Tương phản: Giữa không và có đó là sự đối lập giữa
phương tiện vật chất và tinh thần của người chiến sĩ.
- Hoán dụ:
+ miền Nam ( chỉ nhân dân miền Nam )
+ một trái tim: chỉ người lính lái xe với một tấm lòng, một
tình yêu nước, một khát vọng giải phóng miền Nam thống
nhất đất nước và đó cũng là lí tưởng của thế hệ trẻ Việt
Nam thời chống Mĩ cứu nước.
- Yêu cầu chung: Biết cách làm một bài nghị luận xã hội,
bài viết có bố cục ba phần, có luận điểm rõ ràng, lập luận
chặt chẽ, sáng tạo, lí lẽ sắc bén, giàu sức thuyết phục.
- Yêu cầu cụ thể:
Mở bài: Giới thiệu nội dung văn bản “Cổng trường mở ra”,
nêu luận điểm .
Thân bài:
1.Cảm nhận được những điều kì diệu trong học đường .
- Đó là thế giới của tri thức, của chữ nghĩa, của khoa học kỹ
thuật và công nghệ ...đến trường chúng ta học được bao
điều mới mẻ, kì diệu. Quả thật nhà trường là lò đúc nhân tài
.
- Nhà trường còn là thế giới của ý chí, nghị lực, khát vọng
và niềm tin giúp ta ra sức tôi luyện và phấn đấu để vươn tới
tương lai. Một điều lớn lao và gần gũi khác: nhà trường là
thế giới của tình bạn, tình thầy trò, sự cảm thông, quan tâm
giúp đỡ, sẻ chia, là thế giới của tình yêu thương, lòng nhân
hậu bao dung...
2.Suy nghĩ về vai trò giáo dục của nhà trường hiện nay:
- Giáo dục trở thành mối quan tâm hàng đầu của toàn xã
hội. Đảng và nhà nước ta đã xác định: “Giáo dục là quốc

sách hàng đầu” , “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát
triển” ...
- Ngày nay, hình như ai ai cũng thấy vai trò quan trọng và
lợi ích to lớn của giáo dục. Nhà trường trở thành môi trường
tốt đẹp, trong sáng, thân thiện nhất đối với tất cả mọi người,
đặc biệt là trẻ em .
- Nền giáo dục ở bất kì thời đại nào đều đào tạo ra những
người tài trí để phục vụ cho đất nước, đồng bào. Đặc biệt
nhà trường hiện nay đào tạo ra một thế hệ trẻ , những chủ
nhân tương lai để xây dựng Tổ quốc giàu đẹp sánh vai với
các cường quốc năm châu, thể theo lời dạy bảo của Chủ tịch
Hồ Chí Minh
- Cũng cần thấy rằng :”Mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh

22

1.0 đ
1.0 đ
0.5 đ
1.5 đ

1.0 đ
12 đ





6 đ
2 .0 đ

1.5 đ

1.5 đ

1.0 đ
1.0 đ


hưởng đến cả thế hệ mai sau”.
Kết bài: Tổng hợp ý kiến, đề ra được bài học về nhận thức,
tư tưởng.
* Ghi chú : Trên là đáp án gợi ý , giám khảo căn cứ vào bài làm của học sinh cho
điểm tuy mỗi HS có cách trình bày khác nhau nhưng cần làm toát lên nội dung trọng
tâm, khuyến khích các bài có lối viết sáng tạo
……………Hết ………………

23


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỒNG THÁP

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
CẤP TỈNH LỚP 9
Năm học: 2012-2013
MÔN Thi : Ngữ văn
Thời gian: 150 phút

Đơn vị đề xuất: THCS Tân Kiều
( Đề gồm 01 trang)

Câu 1 (8.0 điểm):
Đọc kỹ truyện dưới đây rồi thực hiện yêu cầu sau đó:
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái
nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì
hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay
run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
( Người ăn xin - Theo Tuốc-ghê-nhép)
Với câu chuyện trên, không chỉ có nhân vật trong truyện mà người đọc ( người nghe)
cũng đã " nhận được một cái gì đó". Ý kiến của em.
Câu 2(12 điểm): Có người nhận xét “ Lặng lẽ Sa Pa” là một bài thơ bằng văn xuôi ngợi ca
vẻ đẹp trong sự lặng lẽ tỏa hương của thiên nhiên và con người.
Phân tích truyện ngắn” Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long để làm rõ ý
kiến trên.
Hết
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỒNG THÁP

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
CẤP TỈNH LỚP 9
Năm học: 2012-2013
MÔN Thi : Ngữ văn
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
( Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)

Câu

1

Đáp án
Đây là một đề bài mang tính chất mở nên có sự đòi hỏi
cao về tính sáng tạo của người làm bài. Thí sinh có thể có rất
nhiều cách trình bày khác nhau miễn là giải quyết được yêu
cầu mà đề bài đặt ra. Hướng dẫn chấm chỉ định hướng một số

24

Biểu điểm


yêu cầu cơ bản như sau:
1. Về kiến thức:
- Trên cơ sở nắm diễn biến và quan hệ ý nghĩa giữa
các sự việc, thí sinh cần xác định một cách cụ thể vấn đề mà
đề bài đặt ra: không chỉ nhân vật trong truyện mà người đọc (
người nghe) cũng đã " nhận được một cái gì đó". Trên cơ sở
đó, thí sinh triển khai vấn đề nghị luận bằng hệ thống luận
điểm, luận cứ và các phép lập luận. Vấn đề nghị luận ấy có
thể được triển khai bằng nhiều luận điểm và luận cứ khác
nhau miễn là có sức thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý:
+ Nhân vật trong truyện dù không nhận được ở nhau giá
trị vật chất nhưng đã nhận được tình cảm của mỗi người dành
cho nhau( nhân vật " tôi" đã dành cho nhân vật người ăn xin
sự quan tâm, thái độ tôn trọng, cử chỉ, lời nói chân thành; còn
nhân vật người ăn xin đã cảm kích trước tấm lòng của nhân
vật " tôi" và cũng đáp lại tình cảm của " tôi" bằng một thái độ
tôn trọng và tình cảm chân thành, sâu sắc).

+ Người đọc ( người nghe) nhận được một bài học có ý
nghĩa sâu sắc từ nội dung câu chuyện. Đó là cách ứng xử
giữa con người với con người được gợi lên từ cách ứng xử
của các nhân vật trong truyện. Cụ thể:
- Biết quan tâm đến người khác và biết cách thể hiện sự
quan tâm đó ( bằng lời nói, cử chỉ...).
- Cần phải có thái độ tôn trọng người khác ( thái độ đó
không bị chi phối bởi địa vị hay sự sang - hèn...). Và tôn
trọng người khác cũng là tôn trọng chính mình.
- Cần biết đón nhận và biết trân trọng, nâng niu tình cảm,
tấm lòng của người khác dành cho mình.
- Khi con người biết dành cho nhau sự quan tâm, tôn
trọng và sự chân thành thì sẽ góp phần làm cho mối quan hệ
giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn.
+ Phương châm hành động của bản thân.
2. Về kỹ năng:
+ Có kỹ năng xác định vấn đề nghị luận.
+ Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một bài văn nghị
luận trong đó có sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn các phép
lập luận như giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận…
+ Có kỹ năng triển khai luận điểm, luận cứ, bố cục sáng
rõ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu,
chính tả.
II. Biểu điểm:
- Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng =>
- Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức nhưng còn hạn
chế về kỹ năng = >
- Nội dung bài viết còn tính sơ sài.=>

25


8,0


×