Tải bản đầy đủ (.docx) (200 trang)

Nâng cao hiệu quả quản trị tài chính tại các doanh nghiệp may thuộc tập đoàn dệt may việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 200 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


NGUYỄN VĂN ĐỨC

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP MAY THUỘC TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2018


2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


BỘ TÀI CHÍNH

NGUYỄN VĂN ĐỨC

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP MAY THUỘC TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – ngân hàng
Mã số: 62.34.02.01



LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.,TS. Nguyễn Thị Hoài Lê
2. PGS.,TS. Vũ Duy Vĩnh

HÀ NỘI - 2018


3


4
LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đề tài luận án “Nâng cao hiệu quả quản trị tài chính tại
các doanh nghiệp may thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam” là công trình nghiên cứu
độc lập của tác giả dưới sự hướng dẫn của PGS., TS. Nguyễn Thị Hoài Lê và PGS.,
TS. Vũ Duy Vĩnh. Công trình được nghiên cứu trong quá trình học tập tại Học viện
Tài chính.
Các tài liệu, số liệu mà tác giả sử dụng có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng, đúng
quy định. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trên bất kỳ ấn phẩm,
công trình nghiên cứu nào.
Tác giả xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật, nếu sai, tác giả hoàn toàn
xin chịu trách nhiệm.
Tác giả

NCS. Nguyễn Văn Đức

MỤC LỤC



5
Trang

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
Từ viết tắt
BCTC
DAĐT
DN
HTK
KNXK
LN
LNST
QTTC
SXKD
TCDN
TNHH
TSCĐ
TSDH
TSNH
VCĐ
VKD
VLĐ
VCSH

Viết đầy đủ
Báo cáo tài chính
Dự án đầu tư

Doanh nghiệp
Hàng tồn kho
Kim ngạch xuất khẩu
Lợi nhuận
Lợi nhuận sau thuế
Quản trị tài chính
Sản xuất kinh doanh
Tài chính doanh nghiệp
Trách nhiệm hữu hạn
Tài sản cố định
Tài sản dài hạn
Tài sản ngắn hạn
Vốn cố định
Vốn kinh doanh
Vốn lưu động
Vốn chủ sở hữu


6

Tiếng Anh
Từ viết tắt
BEP
CMT

Viết đầy đủ tiếng Anh
Basic Earning Power
Cut-Make-Trim

Nghĩa tiếng Việt

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản
Phương thức gia công Cắt-May-Hoàn

EOQ
EPS
ERM

Economic Order Quantity
Earning Per Share
Enterprise Risk

thiện
Lượng đặt hàng kinh tế
Thu nhập một cổ phần thường
Quản trị rủi ro DN

FOB

Management
Free On Board

Phương thức gia công mua nguyên liệu,

FTA
NWC
ODM

Free Trade Agreement
Net working capital
Original design


bán thành phẩm
Hiệp định thương mại tự do
Nguồn VLĐ thường xuyên
Phương thức thiết kế và sản xuất theo đơn

OEM

manufacturer
Original Equipment

đặt hàng
Phương thức sản xuất thiết bị gốc

ROA
ROE
ROS
TT
TTR

Manufacturing
Return on Total Assets
Return On Equity
Return on Sales
Telegraphic transfer
Telegraphic Transfer

Tỷ suất LNST trên tổng tài sản
Tỷ suất LNST trên VCSH
Tỷ suất LNST trên doanh thu

Điện chuyển tiền
Chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn

Vinatex

Reimbursement
Vietnam National Textile

Tập đoàn dệt may Việt Nam

Vitas

and Garment Group
Vietnam Textile &

Hiệp hội dệt may Việt Nam

Apparel Associantion


7
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1.
Bảng 1.2.
Bảng 1.3.
Bảng 1.4.
Bảng 1.5.
Bảng 1.6.
Bảng 2.1.


Đặc điểm của các loại hình DN
Công tác QTTC tại Nike từ 2013 đến 2017
Công tác QTTC tại Regina từ 2013 đến 2017
Công tác QTTC tại Baoxiniao từ 2013 đến 2017
Công tác QTTC tại Kitex từ 2013 đến 2017
Công tác QTTC tại People’s Garment từ 2013 đến 2017
Một số chỉ tiêu tổng quan về các DN may Việt Nam đến

40
46
48
50
51
53
57

Bảng 2.2.
Bảng 2.3.
Bảng 2.4.
Bảng 2.5.
Bảng 2.6
Bảng 2.7.

31/12/2017
Một số chỉ tiêu tổng quan về Vinatex tính đến 31/12/2017
Một số mặt hàng may mặc xuất khẩu chính năm 2017
Một số thông tin cơ bản về DN được chọn nghiên cứu năm 2017
Một số chỉ tiêu tài chính của các DN may thuộc Vinatex
ROE trung bình của một số ngành sản xuất năm 2015

Chỉ số năng lực quản lý của các nhà quản trị tại các DN may thuộc

59
61
68
69
85
86

Bảng 2.8.
Bảng 2.9.
Bảng 2.10.
Bảng 2.11.
Bảng 2.12.
Bảng 2.13.
Bảng 2.14.
Bảng 2.15.
Bảng 3.1.

Vinatex giai đoạn 2009-2017
Chỉ số Tobin’s Q của các DN may thuộc Vintex
Thống kê mô tả các biến trong mô hình
Ma trận tương quan Pearson giữa ROE với các biến độc lập
Kiểm tra phân phối chuẩn của các biến trong mô hình
Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến
Kiểm định Durbin-Watson
Kiểm định Anova về sự phù hợp của mô hình ROE
Mô hình hồi quy bội của ROE
KNXK vải và hàng dệt may vào một số thị trường chủ yếu giai


87
97
97
98
98
99
99
100
114

Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.

đoạn 2012-2017
Các mục tiêu cụ thể của ngành dệt may đến năm 2030
Danh mục rủi ro tại các DN may
So sánh chức năng, nhiệm vụ của Giám đốc tài chính và Kế toán

115
125
130

Bảng 3.5.

trưởng
Bảng tính sơ bộ một số khoản thu chi khi triển khai áp dụng Lean

143


cho 1 chuyền may thông thường

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 1.1.
Hình 1.2.
Hình 2.1.
Hình 2.2.

Cơ cấu giữa các hình thức DN đến 31/12/2015
Chuỗi cung ứng toàn cầu của Nike
Biểu KNXK hàng dệt may từ 2005 đến 2017
KNXK hàng dệt may của các DN Việt Nam theo thị trường

41
46
58
60


8
Hình 2.3.
Hình 2.4.

chính
Chuỗi giá trị toàn cầu của sản phẩm may mặc xuất khẩu
Cơ cấu thị trường nhập khẩu vải năm 2017 của các DN may

61
62


Hình 2.5.

Việt Nam
Doanh thu của một số DN may thuộc Vinatex giai đoạn

66

Hình 2.6.
Hình 2.7.

2009-2017
LNST của DN may thuộc Vinatex giai đoạn 2009-2017
Quy mô và tốc độ tăng trưởng tài sản của 10 DN may thuộc

66
71

Hình 2.8.

Vinatex giai đoạn 2009-2017
Tỷ lệ đầu tư bình quân vào TSDH của 10 DN may thuộc

72

Hình 2.9.

Vinatex giai đoạn 2009-2017
Hệ số nợ, hệ số nợ ngắn hạn của 10 DN may thuộc Vinatex


73

Hình 2.10.

giai đoạn 2009-2017
Nguồn VLĐ thường xuyên của 10 DN may thuộc Vinatex

74

Hình 2.11.

giai đoạn 2009-2017
Hiệu suất sử dụng VCĐ bình quân của 10 DN may thuộc

75

Hình 2.12.

Vinatex giai đoạn 2009-2017
Vòng quay của vốn bằng tiền và khả năng thanh toán nợ

76

ngắn hạn bình quân của 10 DN may thuộc Vinatex giai đoạn
Hình 2.13.

2009-2017
Kỳ thu tiền trung bình và khả năng thanh toán nhanh bình

78


Hình 2.14.

quân của 10 DN may thuộc Vinatex giai đoạn 2009-2017
Doanh thu thuần và vòng quay HTK bình quân của 10 DN

79

Hình 2.15.

may thuộc Vinatex giai đoạn 2009-2017
Vòng quay HTK so sánh giá nhóm gia công và nhóm hỗn

80

Hình 2.16.

hợp của 10 DN may thuộc Vinatex giai đoạn 2009-2017
Mức độ biến động vòng quay VLĐ, tốc độ tăng doanh thu

81

thuần và tốc độ tăng VLĐ bình quân của 10 DN may thuộc
Hình 2.17.

Vinatex giai đoạn 2009-2017
Giá trị bình quân một số chỉ tiêu hiệu quả QTTC tổng thể

83


Hình 2.18.

của 10 DN may thuộc Vinatex giai đoạn 2009-2017
ROE bình quân theo quy mô tài sản của 2 nhóm DN may

84

Hình 2.19.

thuộc Vinatex giai đoạn 2009-2017
So sánh ROE bình quân của các DN may thuộc mẫu nghiên

85

Hình 3.1.
Hình 3.2.
Hình 3.3.
Hình 3.4.

cứu và nhóm đối chứng giai đoạn 2009-2017
Quy trình quản trị rủi ro
Bản đồ rủi ro
Các phương thức sản xuất hàng may mặc trên thế giới
Các giai đoạn nâng cấp chức năng trong chuỗi giá trị may

122
123
140
141



9
Hình 3.5.
Hình 3.6.

mặc toàn cầu
Chu kỳ đặt hàng dự trữ trong mô hình EOQ
Biểu diễn chi phí tồn kho trong mô hình EOQ

145
146

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 01
Phụ lục 02
Phụ lục 03
Phụ lục 04

KNXK hàng dệt may của Việt Nam giai đoạn 2005-2017
Danh sách các DN may thuộc Vinatex trong mẫu nghiên cứu
Danh sách các DN may được khảo sát bằng bảng hỏi
Tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản của các DN may thuộc Vinatex

158
159
160
163

Phụ lục 05


giai đoạn 2009-2017
Tỷ lệ đầu tư vào TSDH của các DN may thuộc Vinatex giai

164

Phụ lục 06
Phụ lục 07
Phụ lục 08

đoạn 2009-2017
Hệ số nợ của các DN may thuộc Vinatex giai đoạn 2009-2017
NWC của các DN may thuộc Vinatex giai đoạn 2009-2017
Hiệu suất sử dụng VCĐ của các DN may thuộc Vinatex giai

165
166
167

Phụ lục 09

đoạn 2009-2017
Vòng quay vốn bằng tiền của các DN may thuộc Vinatex giai

168

đoạn 2009-2017


10

Phụ lục 10

Kỳ thu tiền trung bình của các DN may thuộc Vinatex giai

169

Phụ lục 11

đoạn 2009-2017
Vòng quay hàng tồn kho của các DN may thuộc Vinatex giai

170

Phụ lục 12

đoạn 2009-2017
Vòng quay VLĐ của các DN may thuộc Vinatex giai đoạn

171

Phụ lục 13

2009-2017
Vòng quay VKD của các DN may thuộc Vinatex giai đoạn

172

Phụ lục 14

2009-2017

Hệ số chi trả cổ tức của các DN may thuộc Vinatex giai đoạn

173

Phụ lục 15

2009-2017
Tỷ lệ LN giữ tại để tái đầu tư của các DN may thuộc Vinatex

174

Phụ lục 16
Phụ lục 17
Phụ lục 18
Phụ lục 19
Phụ lục 20
Phụ lục 21
Phụ lục 22

giai đoạn 2009-2017
BEP của các DN may thuộc Vinatex giai đoạn 2009-2017
ROS của các DN may thuộc Vinatex giai đoạn 2009-2017
ROA của các DN may thuộc Vinatex giai đoạn 2009-2017
ROE của các DN may thuộc Vinatex giai đoạn 2009-2017
Một số DN may ngoài Vinatex được chọn để so sánh
Một số chỉ tiêu hiệu quả QTTC của các DN may ngoài Vinatex
Số liệu sử dụng để kiểm định tác động các yếu tố tới hiệu quả

175
176

177
178
179
179
180

Phụ lục 23
Phụ lục 24

QTTC tại 10 DN may thuộc Vinatex giai đoạn 2009-2017
Kết quả kiểm định các yếu tố tác động đến ROE bằng SPSS 22
Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi về công tác quản trị TCDN tại

184
189

DN may ở Việt Nam


11

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Dệt may là ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu
(KNXK), giải quyết công ăn việc làm và các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước. Tính
đến hết năm 2017, ngành dệt may thu hút khoảng 1,7 triệu lao động với hơn 9.000
doanh nghiệp (DN); KNXK hàng dệt may đạt 31,2 tỷ USD, chiếm 14,58% tổng
KNXK và 13,93% GDP của cả nước. Trong bối cảnh khủng hoảng kép kéo dài, ngành
dệt may thế giới giảm sâu 12-15%, nhưng KNXK dệt may không những không giảm,
ngược lại, còn tăng thị phần vào cả 3 thị trường chính là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản.

Trong điều kiện đó, dệt may Việt Nam bất ngờ vươn lên chiếm vị trí thứ 2 về thị phần
tại Mỹ. Từ năm 2010, dệt may Việt Nam đã lọt vào Top 5 nước xuất khẩu dệt may lớn
nhất thế giới gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam và Bangladesh.
QTTC là một bộ phận hợp thành của hệ thống quản trị DN mà ở đó hiệu quả
QTTC có những tác động rõ ràng đến hiệu quả hoạt động SXKD. Một trong những
nguyên nhân quan trọng làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp là do công tác
quản trị tài chính doanh nghiệp (TCDN) chưa đạt hiệu quả cao và ngược lại [19].
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về hiệu quả tài chính
trong công tác quản trị DN. Nghiên cứu về lý thuyết dựa trên nền tảng của kinh tế vi


12
mô, những nghiên cứu thực nghiệm thì tập trung trên hai mối quan tâm chính là đo
lường hiệu quả và xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả QTTC. Hiệu quả
QTTC được đo lường bằng nhiều thước đo khác nhau tùy vào mục đích nghiên cứu,
nhưng thường sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế (LNST) trên tài sản (ROA)
và tỷ suất LNST trên VCSH (ROE). Đánh giá về hiệu quả kinh doanh và đánh giá về
hiệu quả quản trị TCDN là đồng nhất về chỉ tiêu đo lường.
Có một thực tế không thể phủ nhận là hiệu quả SXKD (SXKD) của các DN may
thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) còn rất hạn chế: ROA và ROE ở hầu hết
các DN may đều không cao và có xu hướng suy giảm. Năm 2017, Việt Tiến - lá cờ đầu
của ngành dệt may Việt Nam có mức đạt 2 chỉ tiêu này lần lượt là 8,54% và 32,64%,
thấp hơn khá nhiều so với năm 2016 (9,09% và 37,39%). May 10, anh cả của các DN
may phía Bắc - thậm chí còn thê thảm hơn khi mức đạt của 2 chỉ tiêu này chỉ là 3,92%
và 17,40% - thấp hơn nhiều so với năm 2016 (4,43% và 23,33%), ROA thấp hơn cả
lãi suất tiền vay ngân hàng. Hiệu quả SXKD thấp trong khi rủi ro tài chính của các DN
may lại cao.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình hình này; trong đó, một số nguyên nhân hết sức
quan trọng đó là hiệu quả quản trị tài chính của các DN may chưa tốt, thể hiện: chất
lượng thẩm định và lựa chọn dự án đầu tư chưa tốt, cơ cấu tài sản chưa hợp lý, biên lợi

nhuận (LN) ròng quá thấp, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, đòn bẩy tài chính chưa phát
huy tác dụng, nhận thức về công tác quản trị TCDN chưa đúng,... dẫn tới hiệu quả quản
trị tài chính (QTTC) tại các DN may thuộc Vinatex còn thấp. Đó chính là lý do để tác
giả lựa chọn thực hiện đề tài “Nâng cao hiệu quả quản trị tài chính tại các doanh
nghiệp may thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu sinh của mình.
Việc nghiên cứu có hệ thống, đánh giá toàn diện thực trạng hiệu quả quản trị
TCDN, chỉ ra các nguyên nhân của hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả QTTC tại các DN may Việt Nam nói chung và các DN may thuộc
Vinatex nói riêng là việc làm rất cần thiết hiện nay.
2. Tổng quan về tình hình đề tài nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến luận án
Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về hiệu quả tài
chính. Hiệu quả tài chính được đo lường bằng nhiều thước đo khác nhau tùy vào mục
đích nghiên cứu. Tuy nhiên, có ba thước đo phổ biến thường được các nhà nghiên cứu
sử dụng là: tỷ suất LNST trên doanh thu - ROS (Hart và Ahuja, 1996; Liargovas và
Skandalis, 2008); tỷ suất LNST trên tài sản - ROA (Liargovas và Skandalis, 2008;


13
McGuire và các cộng sự, 1988; Russo và Fouts, 1997; Stanwick, 2000; Tarawneh,
2006; Agiomirgiannakis và các cộng sự, 2006) và tỷ suất LNST trên VCSH - ROE
(Liargovas và Skandalis, 2008; Konar và Cohen, 2001). Các thước đo này được sử
dụng rộng rãi trên toàn thế giới bởi việc tính toán dễ dàng. Mối quan tâm thứ hai của
các nhà nghiên cứu là xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của DN.
Nghiên cứu của Ghosh, Nag và Sirmans (2000), Berger và Bonaccorsi (2006),
Gleason và các cộng sự (2000), Simerly và Li (2000), Liargovas và Skandalis
(2008),... trong không gian nghiên cứu khác nhau đều chỉ ra rằng đòn bẩy tài chính có
tác động mạnh đến hiệu quả QTTC. Tuy nhiên, chiều tác động không giống nhau do
ảnh hưởng của sự đánh đổi giữa lá chắn thuế từ lãi vay và chi phí tài chính.
Các nghiên cứu của Almajali và các cộng sự (2012), Amalendu (2010), Liargovas

và Skandalis (2008), Lee (2009), Amato và Burson (2007), Ammar và các cộng sự
(2003),... đã chỉ ra tác động của quy mô công ty và hiệu quả QTTC. Các nghiên cứu
này đưa ra những quan điểm trái ngược nhau về mối quan hệ giữa quy mô và hiệu quả
tài chính.
Quan điểm thứ nhất dựa trên lý thuyết cơ bản về lợi thế kinh tế nhờ quy mô.
Theo lý thuyết này thì lợi thế kinh tế về mặt quy mô xảy ra bởi một loạt các nguyên
nhân như: (1) tài chính (Công ty lớn có thể đi vay với lãi suất thấp hơn và có khả năng
mua nhiều hàng hóa hơn nên được hưởng chiết khấu thương mại nhiều hơn); (2) cơ
cấu tổ chức (công ty lớn thì trình độ chuyên môn và mức độ chuyên môn hóa của lao
động cao); (3) trình độ công nghệ, kỹ thuật (Công ty lớn có lợi thế về tỷ lệ chi phí cố
định trên sản phẩm). Như vậy, theo quan điểm này, công ty có quy mô càng lớn thì
hiệu quả tài chính càng cao.
Quan điểm thứ hai thì ngược lại, dựa trên lý thuyết lựa chọn (alternative theory)
người ta cho rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô công ty và hiệu quả tài
chính. Ngoài ra, nếu quy mô công ty quá lớn nhiều khi lại tác động ngược chiều đến
hiệu quả tài chính do một số vấn đề về tham nhũng và một số lý do khác (Yuqi, 2008).
Mặt khác, công ty lớn có thể hoạt động thiếu hiệu quả do quá trình kiểm soát kém,
điều này cũng gây tác động ngược chiều đến hiệu quả tài chính.
Khả năng thanh toán ngắn hạn có vai trò rất quan trọng đối với tình hình tài
chính của công ty, điều này đã được chứng minh qua một số nghiên cứu của Almajali
và các cộng sự (2012); Maleya và Muturi (2013); Amalendu (2010); Liargovas và
Skandalis (2008), Khalifa và Zurina (2013),... Khả năng thanh toán ngắn hạn thấp, kéo
dài thường xuất hiện dấu hiệu rủi ro tài chính, nguy cơ phá sản có thể xảy ra. Tuy


14
nhiên, nếu công ty duy trì khả năng thanh toán ngắn hạn quá cao cũng có tác động tiêu
cực đến hiệu quả tài chính cụ thể: Khi khả năng thanh toán ngắn hạn cao thì đồng
nghĩa với việc công ty hoặc đầu tư quá nhiều vào TSNH như tiền, hàng tồn kho
(HTK), phải thu khách hàng (điều này làm tăng chi phí hoạt động như chi phí cơ hội

của việc giữ tiền, chi phí lưu kho, chi phí thu nợ....) hoặc sử dụng ít nguồn nợ ngắn hạn
để tài trợ cho TSNH (không tận dụng được chi phí tài chính thấp của nguồn ngắn hạn
hoặc những nguồn không phải trả lãi vay) do đó sẽ làm giảm LN và tác động tiêu cực
đến hiệu quả tài chính.
Theo Timmons (1994) những công ty thành công có sự đóng góp không nhỏ của
kỹ năng và sự sáng tạo của nhà quản lý. Cũng theo Bird (1995) cũng chỉ ra rằng năng
lực quản lý tác động mạnh đến hiệu quả tài chính và hiệu quả hoạt động của công ty.
Những công ty thành công là những công ty có những nhà quản lý có năng lực “cốt
lõi” - khả năng kết hợp giữa sự hiểu biết, kinh nghiệm, chuyên môn, kỹ năng để điều
hành nhóm quản lý đạt mục tiêu của công ty (Coyne, Hall và Clifford, 1997).
Các nghiên cứu ở các nước phát triển đi trước đã chỉ ra 3 chỉ tiêu đo lường hiệu
quả tài chính phổ biến là (tỷ suất LN trên doanh thu - ROS, tỷ suất LN trên tài sản ROA và tỷ suất LN trên VCSH - ROE) và các nhân tố (đòn bẩy tài chính, quy mô DN,
khả năng thanh toán ngắn hạn và năng lực của nhà quản lý) ảnh hưởng tới hiệu quả tài
chính trong DN. Những nghiên cứu này đã được tiến hành cả về mặt lý thuyết và thực
nghiệm, kết quả nghiên cứu đã áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Tác giả sẽ kế thừa
nền tảng lý luận này để tiếp tục phát triển và hoàn thiện chúng trong điều kiện nền
kinh tế Việt Nam và các DN may của Việt Nam hiện nay.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến luận án
Dệt may nói chung và may mặc nói riêng là một ngành kinh tế mũi nhọn của
Việt Nam, do đó thường xuyên nhận được sự quan tâm của các nhà quản lý, giới DN
trong và ngoài nước, giới nghiên cứu khoa học với nhiều đề tài, công trình nghiên cứu
khoa học các cấp nhằm giúp các DN may Việt Nam nâng cao hiệu quả hoạt động trong
quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.
Từ những năm 90 của thế kỷ trước, đã có nhiều công trình, đề tài thực hiện ở
trong nước về các vấn đề có liên quan đến nâng cao hiệu quả hoạt động của các DN
may hoặc về công tác TCDN nói chung ở Việt Nam như:
Luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Thị Thu Phương (Thành phố Hồ Chí Minh,
1999) [46] với đề tài “Những giải pháp chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất –
kinh doanh ngành may mặc Việt Nam” đã nghiên cứu về phát triển và nâng cao hiệu



15
quả ngành may mặc trong quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam. Nghiên cứu tập
trung phân tích chủ yếu các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến DN
may và đề xuất giải pháp chiến lược nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD)
của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010. Nghiên cứu chỉ ra sự cần thiết phát triển
ngành công nghiệp dệt may tại Việt Nam nhằm khai thác sức lao động, khai thác lợi
thế so sánh về điều kiện tự nhiên để đẩy mạnh xuất khẩu; đồng thời 4 giải pháp đề xuất
chủ yếu tập trung vai trò quản lý Nhà nước của Chính phủ trong việc hỗ trợ chính sách
để phát triển ngành may hướng ra xuất khẩu. Những giải pháp cụ thể trong việc nâng
cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh cho DN may chưa được đề cập đến trong nghiên
cứu này.
Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Minh Tâm (Đại học Kinh tế quốc dân,
1999) [36] với đề tài “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong công nghiệp dệt Việt
Nam” đã nghiên cứu hoàn thiện, lựa chọn các chỉ phân tích hiệu quả sử dụng vốn của
DN. Tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của các DN ngành
dệt, từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
trong DN dệt. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu nên hiệu quả sử dụng vốn của các
DN may lại chưa được đề cập đến trong nghiên cứu này.
Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Văn Tạo (Đại học Thương mại, 2004) [39]
với đề tài “Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các DN dệt may Việt
Nam” đã nghiên cứu vấn đề hiệu quả kinh doanh của các DN dệt may, đưa ra hệ thống
8 chỉ tiêu: (1) nhóm đánh giá về hiệu quả kinh tế - xã hội với 3 chỉ tiêu; (2) nhóm đánh
giá về hiệu quả kinh tế với 5 chỉ tiêu. Trên cơ sở phân tích thực trạng SXKD và hiệu
quả kinh doanh của một số DN thuộc Tổng Công ty dệt may Việt Nam từ đó tác giả đề
xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN dệt may Việt Nam. Tuy
nhiên, nghiên cứu này chỉ nghiên cứu về việc đánh giá và nâng cao hiệu quả kinh
doanh nói chung cho cả DN dệt và may Việt Nam, chưa nghiên cứu sâu về hiệu quả
kinh doanh riêng cho các DN may Việt Nam mà đang gộp chung dệt và may.
Luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Thị Vân Anh (Học viện Tài chính, 2012) [47]

với đề tài “Các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của DN nhỏ và vừa ở Việt Nam
hiện nay”, tác giả đã đi sâu nghiên cứu năng lực tài chính, đặc biệt làm rõ phạm trù
năng lực tài chính tổng thể và năng lực tài chính năng lực tài chính cho sự tăng trưởng;
mối quan hệ hữu cơ giữa năng lực tài chính nội sinh với sự phát triển bền vững của
DN. Đồng thời tác giả đưa ra 4 nhóm tiêu chí đánh giá năng lực tài chính doanh
nghiệp (TCDN) và 2 phương pháp đánh giá năng lực tài chính DN vừa và nhỏ. Trên cơ


16
sở đánh giá thực trạng năng lực tài chính của các DN vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay,
tác giả đã đề xuất 2 nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính cho DN vừa và
nhỏ Việt Nam hiện nay là: (1) nhóm giải pháp vĩ mô gồm 8 giải pháp; (2) nhóm giải
pháp vi mô với 7 giải pháp. Tuy nhiên, Nghiên cứu mới tập trung vào các giải pháp
nâng cao năng lực tài chính của DN vừa và nhỏ, mà chưa đề cập đến hiệu quả quản
trị TCDN và giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị TCDN của các DN may.
Luận án tiến sĩ của tác giả Ngô Thị Việt Nga (Đại học Kinh tế quốc dân, 2012)
[28] với đề tài “Tái cơ cấu tổ chức các DN may của Vinatex”. Tác giả đã nghiên cứu
về vấn đề tái cơ cấu trong các DN may trên khía cạnh tái cơ cấu quá trình kinh doanh
và tái cơ cấu tổ chức DN theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động điều hành DN. Tác
giả phân tích thực trạng tái cơ cấu tại 2 DN điển hình là Tổng công ty cổ phần May
Đức Giang và Tổng công ty cổ phần May 10 từ đó đưa ra các đề xuất: (1) cần thay đổi
quan điểm quản trị từ truyền thống sang hiện đại dựa trên các quá trình kinh doanh; (2)
cần đưa ra lộ trình tái cơ cấu cụ thể và xây dựng mô hình cơ cấu tổ chức mới trong DN
trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, sau tái cơ cấu cần đánh giá hiệu quả hoạt động
kinh doanh của DN, mà một trong những mục tiêu quan trọng là tối đa hóa giá trị DN
lại chưa được đề cập đến trong hướng nghiên cứu này.
Đề tài NCKH của tác giả Bùi Văn Vần và nhóm nghiên cứu (Học viện Tài chính,
2014) [8] với đề tài “Đổi mới cơ cấu tài chính của các DN may thuộc Vinatex” đã
nghiên cứu thực trạng cơ cấu tài chính của các DN may tiêu biểu thuộc Vinatex và đưa
ra đưa ra 8 giải pháp nhằm đổi mới cơ cấu tài chính cho các DN may thuộc Vinatex.

Tuy cùng khách thể nghiên cứu với đề tài Luận án nhưng tiếp cận ở góc độ cơ cấu tài
chính chứ không xem xét hiệu quả QTTC DN.
Đề tài NCKH của tác giả Bùi Văn Vần và nhóm nghiên cứu (Học viện Tài chính,
2016) [10] với đề tài “Cơ cấu nguồn vốn của các DN may ở Việt Nam” đã nghiên cứu
thực trạng cơ cấu nguồn vốn của các DN may tiêu biểu ở Việt Nam và đưa ra đưa ra 7
giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn cho các DN may Việt Nam. Nghiên cứu
này đi sâu vào việc tổ chức nguồn vốn trong các DN may Việt Nam - một trong các
nội dung của công tác quản trị TCDN. Trong 7 giải pháp đề xuất có 1 giải pháp đổi
mới cơ cấu nguồn vốn gắn với việc tổ chức lại SXKD nhằm tối đa hóa giá trị DN.
Nghiên cứu này đi sâu vào việc tổ chức nguồn vốn trong các DN may Việt Nam thuộc
một nội dung trong công tác QTTC DN. Trong 7 giải pháp đề xuất có 1 giải pháp đổi
mới cơ cấu nguồn vốn gắn với việc tổ chức lại SXKD nhằm tối đa hóa giá trị DN. Đây


17
cũng là hướng NCS tiếp tục phát triển và hoàn thiện công tác QTTC gắn với việc đạt
mục tiêu của hoạt động kinh doanh của DN.
Đặc biệt luận án tiến sĩ của tác giả Lê Thị Nhung (Học viện Tài chính, 2017) [24]
với đề tài “Nâng cao hiệu quả QTTC của các DN niêm yết trong ngành xi măng ở Việt
Nam”. Tác giả Lê Thị Nhung có cùng hướng nghiên cứu với luận án, nội dung nghiên
cứu khá hệ thống, các tiêu chí đánh giá về mặt định lượng hiệu quả quản trị TCDN
được trình bày khá đầy đủ, chi tiết; Tuy nhiên, luận án chưa đề cập đến các chỉ tiêu
đánh giá về mặt định tính hiệu quả quản trị TCDN. Mặt khác, luận án nghiên cứu hiệu
quả QTTC của các DN xi măng niêm yết – trong khi đặc điểm SXKD của các DN xi
măng niêm yết khác hoàn toàn với các DN may, điều này dẫn tới sự khác biệt về công
tác QTTC và giải pháp nâng cao hiệu quả QTTC của các DN thuộc hai ngành SXKD
này.
Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu ở cả trong
và ngoài nước có liên quan đến vấn đề hiệu quả SXKD, hiệu quả sử dụng vốn, hoặc
những nội dung thuộc công tác quản trị TCDN của các DN may hoặc của DN thuộc

các ngành khác; hoặc nghiên cứu về hiệu quả quản trị TCDN của các DN thuộc các
ngành khác; đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về hiệu quả QTTC
và giải pháp nâng cao hiệu quả QTTC của các DN may Việt Nam; vì vậy, đề tài
nghiên cứu của tác giả có tính độc lập, không hoàn toàn trùng lắp với các đề tài, luận
án và các công trình nghiên cứu đã công bố trước đó cả về đối tượng, phạm vi và nội
dung nghiên cứu.
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Mục tiêu tổng quát: đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị TCDN tại
các DN may thuộc Vinatex.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của luận án bao gồm:
- Một là, Nghiên cứu cơ sở lý luận về hiệu quả QTTC trong các DN; đồng thời
xem xét kinh nghiệm nâng cao hiệu quả QTTC của các DN may trên thế giới, từ đó rút
ra bài học kinh nghiệm cho các DN may của Việt Nam.
- Hai là, Đánh giá thực trạng hiệu quả QTTC tại các DN may thuộc Vinatex giai
đoạn 2009-2017; qua đó, chỉ ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên
nhân dẫn đến hạn chế về hiệu quả QTTC tại các DN này. Luận án vận dụng mô hình
hồi quy để kiểm định tác động của các nhân tố tới hiệu quả QTTC của các DN may.
- Ba là, Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QTTC tại các DN may
thuộc Vinatex trong thời gian tới.


18
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả QTTC của các DN may thuộc Vinatex.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Luận án nghiên cứu hiệu quả QTTC của các DN may hoạt
động theo mô hình Công ty cổ phần thuộc Vinatex, được chia theo quy mô tài sản và
phương thức sản xuất.
+ Về thời gian: Luận án sử dụng số liệu thứ cấp phục vụ cho việc đánh giá hiệu
quả quản trị TCDN được thu thập từ năm 2009 đến 2017; các số liệu sơ cấp lấy từ

phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo các DN may và lãnh đạo Vinatex.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng 2 phương pháp chính là
phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính: Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu
định tính với việc sử dụng hệ thống câu hỏi khảo sát để lấy ý kiến và quan điểm của
các nhà quản trị tại các DN may ở Việt Nam đại diện theo 3 vùng miền trên cả nước.
Nội dung chủ yếu về quan điểm và chiến lược phát triển; đồng thời, lý giải về các
quyết định trong các tình huống cụ thể tại DN trong việc nâng cao hiệu quả QTTC.
Thông tin QTTC trong các DN vừa mang tính chuyên sâu, vừa mang tính bảo
mật nên đòi hỏi đối tượng khảo sát phải được chọn lọc để có thể cung cấp thông tin tốt
nhất. Đó là kế toán trưởng (hoặc giám đốc tài chính), ban giám đốc (Tổng giám
đốc/Giám đốc hoặc thành viên Ban giám đốc phụ trách công tác tài chính) tại một số
DN may ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Luận án sử dụng số liệu thứ cấp từ các
báo cáo tài chính (BCTC) riêng đã được kiểm toán của 10 DN may đại diện cho 3
miền Bắc, Trung, Nam thuộc Vinatex và các báo cáo quản trị hàng năm của DN; báo
cáo tổng kết hoạt động SXKD, báo cáo đánh giá người đại diện vốn hàng năm của
Vinatex; bản tin Kinh tế - Dệt May hàng tháng của Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas);
niên giám thống kê hàng năm của Tổng cục Thống kê.
Sau khi có được số liệu, công tác phân tích sẽ được thực hiện như sau:
- Phần mềm sử dụng: Statistical Package for the Social Sciences (SPSS) và
Microsoft Excel.
- Dữ liệu được tổng hợp và nhập vào phần mềm Microsoft Excel ở dạng
database, tác giả thiết kế các hàm tìm kiếm tự động, tính toán và đưa ra các chỉ số tài
chính dưới dạng tỷ số.


19
- Các chỉ số tài chính trong mô hình hồi quy đa biến của nghiên cứu này được

nhập vào phần mềm SPSS để phân tích độ tin cậy, độ giá trị của dữ liệu và các chỉ tiêu
quan trọng khác phục vụ cho việc xây dựng mô hình hồi quy giữa biến phụ thuộc là
hiệu quả quản trị TCDN với các biến độc lập là các yếu tố ảnh hưởng; kết quả hồi quy
sẽ là căn cứ quan trọng để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả QTTC tại các DN
may thuộc Vinatex.
Trong quá trình phân tích thực trạng QTTC tại các DN may, luận án sử dụng
phương pháp so sánh giữa các DN trong nhóm theo quy mô tài sản hoặc phương thức
sản xuất; hoặc so sánh giữacác DN trong mẫu nghiên cứu với các DN may khác ở Việt
Nam không thuộc Vinatex. 5 DN được chọn để so sánh ngoài hiện đang niêm yết trên
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh để làm vật đối chiếu.
6. Những đóng góp khoa học mới của luận án
- Về mặt lý luận, luận án hệ thống hoá và làm phong phú thêm những vấn đề lý
luận về quản trị TCDN và hiệu quả quản trị TCDN; làm rõ nội hàm hiệu quả quản trị
TCDN; các chỉ tiêu định lượng và định tính để đánh giá hiệu quả QTTC; chỉ ra các
yếu tố khách quan và chủ quan tác động tới hiệu quả quản trị TCDN.
- Về mặt thực tiễn, luận án đánh giá thực trạng hiệu quả QTTC tại các DN may
thuộc Vinatex giai đoạn 2009 – 2017, chỉ ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế
và nguyên nhân dẫn đến giảm sút hiệu quả QTTC của các DN này. Trên cơ sở định
hướng phát triển ngành dệt may, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả QTTC cho các DN may thuộc Vinatex trong thời gian tới. Các giải pháp này hoàn
toàn có thể tham khảo áp dụng vào các DN may ngoài Vinatex ở Việt Nam.
- Tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo:
Luận án được thực hiện công phu, tỉ mỉ và khoa học. Mặc dù có nhiều công trình
nghiên cứu về hiệu quả SXKD hoặc hiệu quả quản trị TCDN, nhưng chưa có công
trình nào thực hiện một cách đầy đủ và quy mô, đảm bảo tính khái quát về hiệu quả
QTTC tại các DN may thuộc Vinatex.
Tính độc đáo của luận án còn được thể hiện ở chỗ kết hợp đồng bộ giữa hai
phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, đồng thời sử dụng 2 nhóm chỉ tiêu
định tính và định lượng nhằm đảm bảo sự bù trừ cho nhau và giảm bớt việc đánh giá
thiên lệch, thiếu toàn diện khi xem xét vấn đề hiệu quả quản trị TCDN.

7. Bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án
được kết cấu thành 3 chương:


20
Chương 1. Lý luận chung về hiệu quả QTTC trong các DN
Chương 2. Thực trạng hiệu quả QTTC trong các DN may thuộc Vinatex
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả QTTC trong các DN may thuộc
Vinatex

Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ QTTC TRONG DN
1.1.1. Khái niệm, mục tiêu quản trị TCDN
1.1.1.1. Khái niệm quản trị TCDN
DN là tổ chức có tên gọi riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký
thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường, để cung cấp hàng hóa, dịch vụ đòi hỏi DN phải có
một số vốn tiền tệ nhất định để mua sắm các yếu tố đầu vào. Từ số vốn tiền tệ này, DN
mua sắm máy móc, nguyên - nhiên - vật liệu,…tiến hành sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ
để bán và thu được tiền bán hàng. Số tiền đó sau khi bù đắp các khoản chi phí đã tiêu
hao và nộp thuế cho Nhà nước, phần còn lại là LNST hay gọi tắt là LN (LN). DN tiếp
tục phân phối số tiền này cho các mục đích tích lũy, tiêu dùng. Như vậy, quá trình hoạt
động của DN cũng là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ hợp thành
hoạt động tài chính của DN. Điều đó đã làm phát sinh và tạo ra sự vận động của các
dòng tiền, bao gồm dòng tiền vào, dòng tiền ra gắn liền với hoạt động đầu tư và hoạt
động kinh doanh thường xuyên của DN.
TCDN là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo
lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của DN trong quá trình hoạt động của mình,



21
nếu xét về mặt bản chất. Còn về mặt hình thức, TCDN là các quỹ tiền tệ trong quá
trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của DN.
Sự hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của DN luôn gắn liền với sự
chuyển dịch của các dòng tiền. Vì vậy, nếu cho rằng: TCDN là các dòng tiền phát sinh
trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ gắn với các hoạt động của DN, thì
điều đó đã đồng nhất giữa bản chất với biểu hiện bên ngoài của phạm trù TCDN. Đằng
sau các dòng tiền phát sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của DN
là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị giữa DN với các chủ thể trong việc phân
phối các nguồn lực tài chính – các quan hệ tài chính, còn nếu cho rằng: TCDN là
phương thức huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính của DN nhằm đạt
những mục tiêu của DN đã đề ra, thì quan điểm này đã đồng nhất “TCDN” – phạm trù
kinh tế khách quan – với hoạt động tài chính, một hoạt động mang tính chất chủ quan
của các nhà quản trị tài DN.
Hoạt động tài chính là một trong nhiều mặt hoạt động của DN nhằm đạt được các
mục tiêu đề ra của mình. Các hoạt động gắn liền với việc tạo lập, phân phối, sử dụng,
vận động chuyển hóa của quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của mỗi DN và nó đều
được diễn ra trên cơ sở các quyết định chủ quan của nhà quản trị DN.
Các quyết định trong quản trị TCDN là vấn đề quan tâm và được bàn luận nhiều.
Theo Van Horne và Wachowicz (2001) thì QTTC quan tâm đến mua sắm, tài trợ và
quản lý tài sản DN theo mục tiêu chung được đề ra. Tương tự vậy, nhưng McMahon
(1993) lại chi tiết thêm rằng quản trị TCDN quan tâm đến tìm nguồn vốn cần thiết cho
mua sắm tài sản và hoạt động của DN, phân bổ các nguồn vốn có giới hạn cho những
mục đích sử dụng khác nhau, đảm bảo cho các nguồn vốn được sử dụng một cách hữu
hiệu và hiệu quả để đạt mục tiêu đề ra. Các tác giả khác như Brealey và Myers (1996),
Ross và nhóm tác giả (2005) đều thống nhất cho rằng TCDN quan tâm đến việc đầu
tư, mua sắm, tài trợ và quản lý tài sản DN nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Tóm lại, mặc dù có nhiều cách hiểu và tiếp cận khác nhau, nhưng có sự đồng

thuận khi đều cho rằng TCDN thực chất quan tâm đến 3 vấn đề chủ yếu, đó là: quyết
định đầu tư, quyết định huy động vốn và quyết định phân phối LN nhằm tối đa hóa giá
trị DN. Với mỗi quyết định tài chính, nhà quản trị luôn đối mặt với sự mâu thuẫn giữa
sinh lời và rủi ro. Một mặt phải đảm bảo tối đa hóa tỷ suất sinh lời cho chủ sở hữu, mặt
khác phải tối thiểu hóa rủi ro. Đây là vấn đề vô cùng khó khăn đặt ra cho các nhà
QTTC trong quá trình lựa chọn và ra quyết định tài chính phù hợp.


22
Quyết định đầu tư liên quan đến tổng giá trị tài sản và giá trị từng bộ phận tài
sản, ảnh hưởng đến phần tài sản trên Bảng cân đối kế toán, đây được xem là quyết
định quan trọng nhất trong các quyết định của TCDN. Quyết định nguồn vốn liên quan
đến việc nên lựa chọn nguồn vốn nào để cung cấp cho các quyết định đầu tư, ảnh
hưởng đến phần nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán. Quyết định phân phối LN gắn
liền với chính sách cổ tức của DN, quyết định này liên quan đến việc DN theo đuổi
chính sách cổ tức như thế nào và chính sách cổ tức đó có tác động như thế nào đến giá
trị DN hay giá cổ phiếu của DN trên thị trường.
Quản trị TCDN là việc lựa chọn, đưa ra các quyết định và tổ chức thực hiện các
quyết định tài chính nhằm đạt được các mục tiêu hoạt động của DN. Do các quyết
định tài chính của DN đều gắn liền với việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền
tệ trong quá trình hoạt động của DN. Vì thế, quản trị TCDN còn được nhìn nhận theo
quy trình 4 khâu của quản trị DN là quá trình lập kế hoạch; tổ chức thực hiện; điều
chỉnh và kiểm soát quá trình; phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ đáp ứng nhu cầu
hoạt động của DN.
Quản trị TCDN bao gồm các hoạt động của nhà quản trị liên quan đến đầu tư
mua sắm, tài trợ và quản lý tài sản của DN nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Có
thể thấy, quản trị TCDN liên quan đến 3 loại quyết định chính: đầu tư, huy động vốn
và phân phối LN theo hướng có lợi nhất cho chủ sở hữu DN.
Quản trị TCDN là một bộ phận, là nội dung quan trọng hàng đầu của quản trị
DN, nó có quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng tới tất cả các mặt hoạt động của DN. Hầu

hết các quyết định quản trị DN đều dựa trên cơ sở những đánh giá về mặt tài chính của
hoạt động quản trị TCDN. Điều này xuất phát từ chính vai trò của công tác QTTC đối
với DN.
1.1.1.2. Mục tiêu quản trị TCDN
Kinh tế học cho rằng mục tiêu của DN khi thực hiện các hoạt động kinh doanh là
nhằm tối đa hóa LN. Tối đa hóa LN có thể là một mục tiêu để ra quyết định khi đánh
giá LN được tạo ra ở một thời điểm nhất định, nhưng lại không thể giải quyết vấn đề
thời gian sinh lời của quyết định đó. Trên thực tế, yếu tố về thời gian buộc các nhà
quản trị TCDN phải có cái nhìn xa hơn mục tiêu tối đa hóa LN. Bên cạnh đó, yếu tố
rủi ro cũng được xem xét kỹ lưỡng trong các quyết định tài chính.
Nếu nhìn dưới góc độ SXKD thì tối đa hóa LN là mục tiêu phù hợp, nhưng dưới
góc độ tài chính thì lợi ích đạt được cho chủ sở hữu phải là tối đa, hay nói cách khác
phải tính tới giá trị thời gian của tiền và mức độ rủi ro của khoản đầu tư.


23
Xem xét dưới góc độ TCDN thì mục tiêu cuối cùng của QTTC là ra các quyết
định tài chính nhằm tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu. Đối với công ty cổ phần,
tối đa hóa trị tài sản của cổ đông chính là việc tối đa hóa giá trị thị trường của cổ phiếu
mà họ đang nắm giữ.
Trong thực tế, các yếu tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu khá phức tạp và khó xác
định chính xác mức độ ảnh hưởng. Nhưng nếu xét trong điều kiện thị trường tài chính
cạnh tranh hoàn hảo thì giá cổ phiếu sẽ tương đương với giá trị của DN, phản ánh giá
trị vốn hóa thị trường của DN và lúc này đã được xem xét đến những yếu tố thời gian
và rủi ro.
Nếu một DN cố gắng tối đa hóa giá trị cổ phiếu của mình, điều đó là tốt hay xấu
cho xã hội? Câu trả lời thường là tốt nếu loại trừ các hành động bất hợp pháp. Bởi lẽ:
Một là, việc tối đa hóa giá trị cổ phiếu gắn liền với việc kinh doanh có hiệu quả,
chi phí thấp. Công tác quản trị DN sẽ phải ứng dụng nhiều biện pháp quản lý hiện đại
nhằm khai thác hiệu quả các khoản chi phí phát sinh.

Hai là, việc tối đa hóa giá trị cổ phiếu đòi hỏi các sản phẩm được cung cấp phải
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về tính năng và giá trị sử dụng.
Từ đó, các công nghệ mới được ứng dụng; các sản phẩm, dịch vụ mới được đưa ra; các
việc làm mới được tạo ra tương ứng.
Ba là, việc tối đa hóa giá trị cổ phiếu đòi hỏi dịch vụ được cung cấp phải nhanh
chóng, hiệu quả và có tính tiện ích cao. Từ đó, thương hiệu của DN được định vị tốt
đối với người tiêu dùng.
Ngoài mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản cho các cổ đông thì các nhà QTTC còn
theo đuổi mục tiêu khác cũng quan trọng và có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với tối
đa hóa giá trị DN đó là gia tăng trách nhiệm xã hội (Corporate Social Responsibility CSR). Theo World Bank, thì trách nhiệm xã hội của DN là “cam kết của DN đóng góp
cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi
trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng,
đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… theo cách có lợi cho cả DN
cũng như phát triển chung của xã hội”.
DN muốn đạt được mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa giá trị tài sản cho các cổ
đông một cách bền vững thì cũng cần phải quan tâm đến lợi ích chính đáng của các đối
tượng liên quan. Giải quyết hài hòa các mối quan hệ lợi ích là nguyên tắc chủ đạo để
duy trì và phát triển bền vững của bất kỳ mối quan hệ nào trong xã hội, trong đó có
quan hệ tài chính.


24
Tóm lại, mục tiêu quan trọng nhất của của quản trị TCDN là nhằm tối đa hóa
giá trị tài sản của chủ sở hữu hay tối đa hóa giá cổ phiếu của công ty trên thị trường ,
nó được coi là mục tiêu bao trùm của DN, các hoạt động QTTC của DN đều phải
hướng đến mục tiêu này.
1.1.2. Nội dung quản trị TCDN
1.1.2.1. Tham gia đánh giá, lựa chọn và quyết định đầu tư
Tương lai của một DN phụ thuộc rất nhiều vào quyết định đầu tư, đặc biệt là các
quyết định đầu tư dài hạn với quy mô lớn như: đổi mới công nghệ, mở rộng hoạt động

SXKD, đưa ra sản phẩm mới ra thị trường,…
Mục tiêu quản trị đầu tư nhằm sử dụng hợp lý nhất số vốn huy động được, đầu tư
hợp lý vào các tài sản cần thiết cho quá trình kinh doanh phù hợp với yêu cầu của thị
trường, ngành nghề kinh doanh nhằm gia tăng giá trị DN cho các chủ sở hữu.
Để giúp cho việc ra quyết định lựa chọn dự án đầu tư (DAĐT) đúng đắn thì bộ
phận quản trị TCDN phải thể hiện rõ vai trò tham mưu, tư vấn với lãnh đạo DN, cụ thể
một số nội dung sau:
Thứ nhất, xác định cơ hội đầu tư hay định hướng đầu tư đúng đắn. Đây là
chức năng tham mưu về việc khai thác thị trường, tìm hướng phát triển mới cho DN
trên cơ sở đánh giá tổng quan, phân tích: điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội, thách thức
trong hoạt động SXKD của DN và khả năng tài chính để định hướng đầu tư phù hợp.
Thứ hai, xác định mục tiêu đầu tư cụ thể. Tuỳ theo mỗi giai đoạn hoặc mỗi điều
kiện cụ thể của DN mà nhà quản trị TCDN sẽ xác định mục tiêu khác nhau cho từng
dự án. Tuy nhiên, xét về mặt dài hạn tất cả các mục tiêu đầu tư đều phải nhắm đến đó
là gia tăng giá trị DN cho các chủ sở hữu.
Thứ ba, Lập dự toán vốn đầu tư cho dự án. Khi đã xác định được đối tượng và
mục tiêu đầu tư, nhà QTTC sẽ tiến hành lập dự toán về vốn cho dự án, thực chất là xác
định dòng tiền dự kiến phát sinh trong suốt thời gian .
Thứ tư, tham gia đánh giá DAĐT và ra quyết định. Để có được thông tin đầy
đủ, khách quan và khoa học cho việc ra quyết định đầu tư, bộ phận tài chính DN cần
sử dụng những phương pháp nhất định để đánh giá các DAĐT theo các chỉ tiêu về tài
chính như: tỷ suất LN bình quân vốn đầu tư; thời gian hoàn vốn đầu tư (PP – Payback
Period); thời gian thu hồi vốn đầu tư có chiết khấu (DPP - Discounted Payback
Period); giá trị hiện tại thuần (NPV – Net Present Value); tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR
- Interal Rate of Return); chỉ số sinh lời (PI - Profitability Index;v.v) giúp cho ban


25
lãnh đạo DN có căn cứ để đưa ra quyết định lựa chọn các DAĐT có hiệu quả cao, cơ
sở để gia tăng giá trị DN.

Thứ năm, xác lập cơ cấu tài sản hợp lý. Đối với các DAĐT có liên quan đến
hình thành tài sản cố định (TSCĐ) cần tính toán mức độ rủi ro khi sử dụng đòn bẩy
kinh doanh. Mức độ chấp nhận rủi ro của các nhà quản trị sẽ quyết định hình thành cơ
cấu tài sản của dự án.
Thứ sáu, lựa chọn phương thức hình thành TSCĐ. Sau khi xác định số lượng,
chủng loại TSCĐ theo nhu cầu của DAĐT, các nhà QTTC sẽ phải tiến hành lựa chọn
phương thức hình thành TSCĐ với trình độ công nghệ tiên tiến và chi phí phù hợp. Có
3 phương thức chủ yếu là: mua ngoài, DN tự xây dựng, lắp đặt hoặc thuê tài chính.
Việc lựa chọn phương thức nào phụ thuộc vào năng lực tài chính của chủ đầu tư, đặc
thù riêng của TSCĐ sử dụng, thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ trong năm và vấn
đề so sánh hiệu quả giữa mua và thuê TSCĐ.
1.1.2.2. Xác định nhu cầu và tổ chức huy động vốn
Mọi hoạt động của DN đều đòi hỏi phải có vốn nhất định. Sau khi ra quyết định
đầu tư, nhà QTTC phải xác định các nhu cầu vốn cần thiết cho mỗi hoạt động đó. DN
phải tổ chức huy động nguồn vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ với chi phí hợp lý cho các
hoạt động. Việc cân nhắc để đi đến quyết định lựa chọn hình thức và phương pháp huy
động vốn dựa trên các tiêu chí như: kết cấu nguồn vốn, chi phí sử dụng mỗi nguồn
vốn,...
Mục tiêu của quản trị huy động vốn là đảm bảo huy động vốn đầy đủ, đáp ứng
kịp thời vốn cho nhu cầu SXKD của DN; phù hợp với tình hình tài chính, đặc điểm
ngành nghề kinh doanh; đảm bảo hướng tới cơ cấu nguồn vốn mục tiêu với chi phí huy
động vốn thấp nhất, đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính, phát huy tác dụng tích cực
của đòn bẩy tài chính.
Nội dung chính trong quản trị huy động vốn bao gồm:
Một là, xác định đúng đắn nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạt động của DN
trong kỳ.
Với mỗi dự kiến về quy mô kinh doanh khác nhau sẽ dẫn đến nhu cầu về vốn là
khác nhau. Nhà QTTC sử dụng phương pháp ước lượng nhu cầu vốn (phương pháp
hồi quy, phương pháp dựa vào hệ số tài chính đặc trưng, phương pháp tỷ lệ % trên
doanh thu,…) phù hợp để đưa ra nhu cầu vốn cần sử dụng và thời gian cần sử dụng.

Hai là, tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ và có lợi cho các hoạt
động của DN.


×