Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

đồ án quản trị logistics

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (934.11 KB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA KINH TẾ VẬN TẢI
===o0o===

ĐỒ ÁN QUẢN TRỊ LOGISTICS

Giáo viên hướng dẫn:

Nguyễn Thị Bích Thủy

Sinh viên thực hiện:

Bùi Thị Hương Kim Thảo

Lớp:

66DCVL22

Mã sinh viên:

66DCVL23007

Hà nội 2018


LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay trên thế giới hoạt động thương mại quốc tế được phát triển mạnh mẽ.
Bất kỳ một nền kinh tế nào đang trên đà phát triển đều đẩy mạnh hoạt động kinh
doanh Quốc tế để phát triển nền kinh tế của quốc gia cũng như của khu vực. Xuất
nhập khẩu hàng hóa là một hoạt động không thể thiếu trong thương mại quốc tế.
Nhờ hoạt động này các quốc gia có thể trao đổi hàng hóa với nhau, cùng với đó là


tạo quan hệ đa Quốc gia không chỉ về kinh tế mà trong đó còn có văn hóa, chính
trị,...
Việt Nam là một nước đang phát triển, được Nhà nước khuyến khích xuất
nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là xuất khẩu hàng hóa. Hoạt động này là nguồn thu
ngoại tệ lớn nhất của một quốc gia, góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà, dần
dần khẳng định vị trí của đất nước trên trường quốc tế. Đồng thời hoạt động xuất
nhập khẩu không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần quan trọng vào các
hoạt động xã hội, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, giao lưu văn hóa giữa các
dân tộc với nhau.
Sản xuất gạch gốm đang là một thế mạnh lớn của nước ta nói chung và khu
vực Quảng Ninh nói riêng. Với nguồn đầu vào và lao động dồi dào, việc phát triển
sản xuất dần trở nên đơn giản hơn. Đồng thời với công nghệ sản xuất kỹ thuật cao,
áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất giá thành sản phẩm ngày càng được hạ
thấp, nâng cao lợi ích cho doanh nghiệp. Sản phẩm sản xuất ra với chất lượng cao
được các quốc gia trên thế giới tin cậy và sẵn sàng nhập khẩu.
Hiểu vai trò quan trọng này, qua quá trình nghiên cứu, phát triển môn Đồ án
quản trị Logistics sẽ giúp ta hiểu rõ hơn bản chất của vận tải, quá trình tổ chức một
hành trình vận tải hàng hóa sẽ diễn ra như thế nào.
Do hạn chế về khả năng tiếp cận thực tế nên bài làm vẫn còn nhiều thiếu sót,
rất mong nhận được thật nhiều ý kiến đóng góp của thầy (cô).
Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp bổ ích của quý thầy( cô)!


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................

..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG
NGHỆ GTVT

ĐỒ ÁN QUẢN TRỊ LOGISTICS
MÃ HỌC PHẦN DC3VL29


ĐỀ SỐ 1
I. SỐ LIỆU
1. Cho nhu cầu xuất, nhập khẩu của một đơn vị như sau:
STT

ĐIỀM
XUẤT


ĐIỂM
NHẬP

LOẠI
HÀNG

KHỐI
LƯỢNG

ĐKTM theo
Incoterm 2010

1

Quảng
Ninh

Ấn độ

Gạch gốm

85 tấn

FOB

2. Áp dụng các quy định quản lý của nhà nước có liên quan
3. Các chi phí xuất nhập khẩu theo định mức (bảng số liệu)
II. YÊU CẦU:
1. Xây dựng phương án xuất nhập khẩu hàng hóa theo yêu cầu trên

2. Lập bộ chứng từ giao nhận và thanh toán hàng hóa
3. Dự toán chi phí hàng xuất, nhập theo các điều kiện và định mức trên

MỤC LỤC
Chương I: Tổng quan về cơ sở lý luận của đồ án

Kết luận:.........................................................................................................78


Tài liệu tham khảo:........................................................................................79


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỒ ÁN
Tổng quan về quản trị logistics
Khái niệm và mô hình quản trị logistics
Trong phạm vi một doanh nghiệp, quản trị logistics được hiểu là một bộ phận
của quá trình chuỗi cung ứng, bao gồm việc hoạch định, thực hiện và kiểm soát có
hiệu lực, hiệu quả các dòng vận đông và dự trữ hàng hóa, dịch vụ cùng các thông
tin có liên quan từ điểm khởi đầu đến các điểm tiêu thụ theo đơn đặt hàng nhằm
thoả mãn yêu cầu của khách hàng.
Vật
Thực
Thành
thitrị
phẩm
Quyếtliệu
định quản
Nguồn lực
vật logistics
chất

Đầu vào
Nguồn nhân
sự

Dịch vụ Nghiệp
mua hàng
Địnhvụ
hướng
Hoạch
định Thực thi
Kiểm soát
Nhà
khách
cung Nghiệp vụ kho
hàng
cấp
Bao bì/ Đóng gói
Xử lý
đơn đặt
hàng

Bốc dỡ và chất xếp hàng
hóa

Nguồn tài
chính

Cung
ứng
hàng

hóa

Quản lí thông tin

Nguồn thông
tin

Quản trị
dự trữ

10
vận chuyển

Quản trị

Đầu ra logistics

Giá trị gia tăng (%)
20

30

Dầu lửa
Sản phẩm thủy tinh
Chế biến
Kinh doanh bán lẻ
Giấy

6


40

50


Khai thác gỗ
Công nghiệp ô tô
Vật liệu xây dựng
Dược phẩm
Cơ khí
Cao su
Dệt
Da
Thuốc
Hình 1.2:

Tỷ lệ giá trị gia tăng từ hoạt động logistics
của một số ngành kinh doanh khác nhau

c. Quản trị Dự trữ:
Dự trữ là sự tích luỹ sản phẩm, hàng hoá tại các doanh nghiệp trong quá trình
vận động từ điểm đầu đến điểm cuối của mỗi dây chuyền cung ứng, tạo điều kiện
cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục, nhịp nhàng, thông suốt. Dự trữ trong nền
kinh tế còn cần thiết do yêu cầu cân bằng cung cầu đối với các mặt hàng theo thời
vụ, để đề phòng các rủi ro, thoả mãn những nhu cầu bất thường của thị trường, dự
trữ tốt sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Mặc dù rất cần thiết nhưng dự
trữ rất tốn kém về chi phí, tại công ty Cambell Soup dự trữ chiếm đến 30% tài sản,
và chiếm đến hơn 50% tài sản của tập đoàn Kmart. Vì vậy việc quản lý dự trữ tốt sẽ
giúp doanh nghiệp cân đối giữa vốn đầu tư với những cơ hội đầu tư khác.
d. Quản trị vận tải:

Là việc sử dụng các phương tiện chuyên chở để khắc phục khoảng cách về
không gian của sản phẩm và dịch vụ trong hệ thống logistics theo yêu cầu của
khách hàng. Nếu sản phẩm được đưa đến đúng vị trí mà khách hàng yêu cầu tức là
giá trị của nó đã được tăng thêm. Mặt khác việc sử dụng phương thức và cách thức

7


tổ chức vận chuyển còn giúp cho sản phẩm có đến đúng vào thời điểm khách hàng
cần hay không? Điều này cũng tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm. Như vậy
bằng cách quản trị vận chuyển tốt sẽ góp phần đưa sản phẩm đến đúng nơi và đúng
lúc phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
e. Quản trị kho hàng:
Bao gồm việc thiết kế mạng lưới kho tàng ( Số lượng, vị trí và quy mô). Tính
toán và trang bị các thiết bị nhà kho; Tổ chức các nghiệp vụ kho. Quản lý hệ thống
thông tin giấy tờ chứng từ; Tổ chức quản lý lao động trong kho…Giúp cho sản
phẩm được duy trì một cách tối ưu ở những vị trí cần thiết xác định trong hệ thống
logistics nhờ đó mà các hoạt động được diễn ra một cách bình thường.
f. Quản trị vật tư và mua hàng hoá:
Nếu dịch vụ khách hàng là đầu ra của hệ thống logistics thì vật tư, hàng hoá là
đầu vào của quá trình này. Mặc dù không trực tiếp tác động vào khách hàng nhưng
quản trị hàng hoá và vật tư có vai trò tạo tiền đề quyết định đối vơí chất lượng toàn
bộ hệ thống. Hoạt động này bao gồm: Xác định nhu cầu vật tư, hàng hoá; tìm kiếm
và lựa chọn nhà cung cấp; Tiến hành mua sắm; Tổ chức vận chuyển, tiếp nhận và lưu kho, bảo quản và cung cấp cho người sử dụng…
Những nội dung cơ bản trên cho thấy, logistics giải quyết vấn đề tối ưu hoá
cả đầu ra lẫn đầu vào tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Logistics có thể
giúp thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình chu chuyển
nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ nhờ đó tạo ra khả năng giảm chi phí, tăng sức
cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Xác định phạm vi, nội dung cần nghiên cứu của đồ án

Phương án vận chuyển
1.2.1.1
1.

Tổ chức vận tải hàng hóa bằng đường sắt
Quá trình tác nghiệp đối với lô hàng đi.
Quá trình tác nghiệp đối vói lô hàng ở ga đi gồm:
8


a.

Tác nghiệp nhận chở:
Căn cứ vào yêu cầu vận chuyển của người thuê vận tải và quy định về điều
kiện nhận chở hàng hóa bằng đường sắt, đại diện của ĐS tại các điểm giao dịch làm
thủ tục nhận chở và yêu cầu cấp xe để xếp hàng.

b.

Cấp toa xe, dụng cụ và vật liệu gia cố kèm theo

-

Thông báo đưa toa xe vào địa điểm xếp dỡ theo quy định.

-

Cung cấp toa xe, dụng cụ vận tải kèm theo toa xe và vật liệu gia cố.

c.


Xếp hàng lên toa xe
Về trách nhiệm xếp hàng, chủ hàng xếp hàng đối với hàng chuyên chở nguyên
toa; đường sắt xếp hàng đối với hàng lẻ.Sau khi xếp hàng xong, việc niêm phong
toa xe phải thực hiện đúng quy định của ngành về chủng loại, cách thức kẹp chì,
niêm phong và trách nhiệm của người niêm phong. Kết thúc quá trình xếp xe là thủ
tục lập giấy xếp hàng (gọi là giấy xếp xe).

d.

Lập giấy tờ chuyên chở
Giấy tờ chuyên chở gồm hóa đơn gửi hàng và các giấy tờ kèm theo.Hóa đơn
gửi hàng gồm 4 liên giống nhau.
Luân chuyển các liên hóa đơn gửi hàng

-

Liên 1: Lưu tại ga lập chứng từ để làm kế toán thu và nộp kiểm thu cấp trên;

-

Liên 2: Giao người gửi hàng;

-

Liên 3: Lưu tại ga đến để làm báo cáo hàng đến và gửi kiểm thu cấp trên;

-

Liên 4: Đường sắt gửi cùng các giấy tờ khác kèm theo toa xe chở hàng và giao cho

người nhận hàng sau khi người nhận hàng đã thanh toán đầy đủ các khoảng cước
phí vận tải và chi phí phát sinh khác.

9


Các giấy tờ kèm theo: Cùng với hóa đơn gửi hàng, một số loại giấy tờ khác để
chứng minh trong quá trình vận chuyển, có thể gồm:
-

Giấy tờ chúng minh tính chất của bản thân hàng hóa: chúng nhận độc tính, xá nhận
tính chất hóa lý...;

-

Giấy tờ cho phép lưu hành hàng hóa: giấy chúng nhận kiểm dịch hàng hóa, giấy tờ
xuất nhập khẩu hàng hóa, giấy tờ cho phép chuyên chở hàng hóa,...;

-

Các giấy tờ khác như giấy xá nhận trọng lượng của hàng hóa...

e.

Đăng ký vào sổ hàng đi và lập báo cáo
Tác nghiệp đăng ký vào sổ hàng đi được thực hiện tại phòng hóa vận của ga,
nhằm lưu trữ thông tin phục vụ thống kê vận chuyển hàng hóa, đối chúng, truy tìm
hàng hóa khi cần thiết, đồng thời cũng là những số liệu báo cao nhanh phục vụ cho
việc điều hành quản lý của lãnh đạo cấp trên.


2.

Quá trình tác nghiệp đối với lô hàng đến
Căn cứ vào thông tin xác báo từ Trung tâm diều hành vận tải về lô hàng đến
ga để dự kiến kế hoạch dỡ, địa điểm dỡ hàng hóa. Những thông tin cần biết gồm:
mác tàu, số toa xe trong đoàn tàu, loại hàng, trọng lượng hàng hóa và số hiệu toa xe
chở hàng đến ga, dự kiến giờ đến của đoàn tàu.

a.

Báo tin hàng đến
Ngay sau khi hàng hóa đến ga, nhà ga phải bao cho người nhận hàng theo
đúng tên, địa chỉ ghi trong hóa đơn gửi hàng. Hình thức báo tin có thể bằng điện
thoại, điện tín, fax, thư điện tử, thư gửi qua bưu điện hoặc cử người trực tiếp đến
báo theo thỏa thuận trong hợp đồng.

b.

Tác nghiệp dỡ hàng
Sau khi tiếp nhận toa xe và hàng hóa, trực ban hóa vận lên kế hoach dỡ hàng
và thông báo cho bộ phận chạy tàu để tiến hành dồn xe vào địa điểm xếp dỡ.

10


c.

Giao – nhận hàng

-


Kỳ hạn nhận hàng
Ngay sau khi được nhà ga báo tin hàng đến, người nhận hàng phải đến nhận
lĩnh hàng và đưa hàng ra khỏi ga trong kỳ hạn quy định.

-

Giao hàng cho người nhận
Đường sắt và người nhận hàng có trách nhiệm giao nhận hàng theo đúng hình
thức đã thỏa thuận; nếu hàng hóa có người áp tải thì áp dụng theo hình thức nguyên
toa.

-

Đăng ký vào sổ hàng đến
Tác nghiệp này thực hiện tại phòng hóa vận ga do nhân viên hóa vận thực
hiện.
Sổ hàng đến do ngành đường sắt ban hành theo mẫu quy định thống nhất trong
tất cả các ga và được quản lý tại phòng hóa vận với các nội dung liên quan đến lô
hàng chuyên chở.

-

1.2.1.2
1.

Báo cáo hàng đến: Do nhân viên hóa vận lập nhưng được trưởng ga ký duyệt trước
khi gửi lên phòng kiểm thu của Công ty VTĐS. Chế độ báo áo là định kỳ tuần,
tháng hoặc báo cáo nhanh theo yêu cầu của Công ty.
Tổ chức vận tải hàng hóa bằng đường bộ (ô tô)

Tổ chức kỹ thuật
Công tác tổ chức kỹ thuật liên quan đến quyết định về chế độ chạy xe, tổ chúc
công tác của lái xe, bảo dưỡng sửa chữa và các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật khác:

-

Quy mô và phân bố hệ thống bảo quản phương tiện, gồm hệ thống các gara để thực
hiên công việc bảo quản, bảo dưỡng kỹ thuật cho phương tiện.

-

Chế độ khai thác xe liên quan đến số ngày làm việc của phương tiện, số lượng xe ô
tô làm việc đồng thời, chu kỳ đưa xe làm việc và quay trở về.

11


-

Chế độ bảo dưỡng, sửa chữa: Nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ phụ thuộc và
loại và tình trạng kỹ thuật của phuong tiện, điều kiện khai thác và cường độ khai
thác vận tải.

-

Công tác bảo dưỡng kỹ thuật phương tiện (yêu cầu): các công tác bảo dưỡng được
tiến hành theo một quy trình xác định, mang tính chất bắt buộc sau một quãng
đường xe chạy nhất định theo quy định của các nhà sản xuất ô tô.

-


Công tác sửa chữa phương tiện tiến hành theo đúng nhu cầu thực tế thông qua chẩn
đoán, kiểm tra, mức độ phức tạp và khối lượng công việc phụ thuộc và tình trạng
kỹ thuật cụ thể của phương tiện.

2.

Hành trình chạy xe
Hành
Hành trình
trình chạy
chạy xe
xe

Hành
Hành trình
trình con
con thoi
thoi

HTCT
HTCT có
có hàng
hàng 11 chiều
chiều

HTCT
HTCT có
có hàng
hàng 22 chiều

chiều

Hành
Hành trình
trình đường
đường vòng
vòng

HTCT
HTCT một
một phần
phần về
về có
có hàng
hàng

HTĐV
HTĐV đơn
đơn giản
giản

HTĐV
HTĐV thu
thu thập
thập –
– phân
phân phối
phối

Hành trình chạy xe là đường đi của phương tiện từ điểm đầu đến điểm kết thúc

trong quá trình vận tải, phụ thuộc và yêu cầu vận tải và phương án sử dụng phương
tiện chuyên chở. Hành trình chạy xe gồm:
3.
a.

Lựa chọn phương tiện
Lựa chọn sơ bộ phương tiện

-

Lựa chọn phương tiện theo điều kiện đường sá: đảm bảo phù hợp với khả năng chịu
tải của đường, khả năng leo dốc, lợi dụng tối đa công suất động co của phuong tiện.

12


-

Lựa chọn theo loại hàng: Căn cứ vào loại hàng để chọn loại xe phù hợp, đảm bảo
điều kiện về an toàn, tận dụng tối đa dung tích và trọng tải của phương tiện; thuân
lợi cho công tác xếp – dỡ hàng hóa.

b.

Lựa chọn chi tiết phương tiện
Lựa chọn phương tiện nhằm đạt mục tiêu kinh doanh về năng suất phương
tiện, giá thành vận tải, tiết kiệm nhiên liệu, tối đa hóa lợi nhuận,...

-


Lựa chọn theo chỉ tiêu năng suất

-

Lựa chọn theo mục tiêu tiết kiệm nhiên liệu

-

Lựa chọn theo chỉ tiêu giá thành

-

Lựa chọn theo chỉ tiêu lợi nhuận
Vấn đề lựa chọn phương tiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố vói mục tiêu thỏa
mãn nhu cầu vận tải, phù họp với điều kiện khai thác và đạt mục tiêu kinh doanh
của doanh nghiệp.

4.
a.

Tổ chức quản lý vận chuyển
Biểu đồ chạy xe
Thời gian biểu và biểu đồ chạy xe quy định về thời gian xếp dỡ hàng hóa; phối
hợp giữa vận tải và xếp dỡ; chế độ chạy xe, chế độ lao đọng cho lái xe. Thời gian
biểu được giao cho lái xe làm căn cứ thực hiện nhiệm vụ, thể hiện bằng lệnh vận
chuyển, quy định rõ loại hàng vận chuyển, khối lượng hàng, chủ hàng (gửi, nhận),
nơi gửi và nơi nhận, thời gian (kỳ hạn) vận chuyển và các yêu cầu khác.

b.


Phối hợp giữa quá trình vận hành phương tiện và công tác xếp – dỡ
Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hành trình chạy xe và hoạt động xếp – dỡ
để đảm bảo quá trình vận tải liên tục, giảm thời gian chờ đợi của phuong tiện và
máy móc xếp – dỡ. Điều kiện phối hợp là nhịp làm việc của trạm xếp dỡ phải cân
bằng vói gián cách chạy xe đến trạm để xếp – dỡ.

13


1.

Tổ chức vận tải hàng hóa bằng đường biển
Nguyên tắc và quá trình tổ chức khai thác đội tàu vận tải biển

-

Đảm bảo quá trình vận tải an toàn tuyệt đối;

-

Thỏa mãn tối đa nhu cầu, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải;

-

Tuân thủ các quy định về vận tải biển trong nước và thông lệ quốc tế;

-

Sử dụng phương tiện hiệu quả trên cơ sở tối ưu hóa hải trình vài chi phí vận tải;


-

Quá trình vận tải linh hoạt, phù hợp vói từng điều kiện khai thác cụ thể.

1.2.1.3

Quá trình tổ chức khai thác đội tàu bao gồm:
a.

Thu thập thông tin, phân tích yêu cầu và xác định luồng hàng vận chuyển;

b.

Phân tích tình hình tuyến đường và bến cảng;

c.

Phân tích tình hình phương tiện vận chuyển;

d.

Xây dựng phương án vận chuyển;

e.

Lập kế hoạch chuyến đi của đội tàu.

2.

Thu thập thông tin, phân tích yêu cầu và xác định luồng hàng

Mỗi lô hàng vận chuyển cần xác định các thông số/ điều khoản sau:
STT

Thông số/ điều khoản

Ý nghĩa

1

Loại hàng

2

Khối lượng

Tên hàng, khối lượng, đặc trưng lý – hóa, quy
cách đóng gói, bao bì; khả năng chất xếp (hệ
số chất xếp) làm căn cứ lựa chọn phương tiện
phù hợp với điều kiện chất xếp, bảo quản và
vận chuyển.

3

Cảng xếp

Nơi đi, năng lực bốc xếp; điều khoản xếp dỡ.

Mức xếp (T/ngày)
4


Cảng dỡ

Nơi đến, năng lực bốc xếp; điều khoản xếp dỡ.

14


Mức dỡ (T/ngày)

3.

5

Điều khoản giao nhận

Quy định điều khoản giao nhận.

6

Ngày tàu có mặt để làm
hàng

Thời gian tàu cập cảng phục vụ xếp hàng.

7

Cước phí vận chuyển

Theo biểu cước phí.


8

Hoa hồng phí

Tỷ lệ trích môi giới.

9

Các điều khoản khác

Hợp đồng theo thỏa thuận riêng hoặc theo
Gencon 1922/1976/1994 (Hợp đồng thuê tàu)

Phân tích tuyến đường và cảng biển
Căn cứ vào yêu cầu vận chuyển từ cảng xếp đến cảng dỡ và thời điểm thực
hiện hợp đồng để xác định điều kiện tự nhiên của tuyến đường vận chuyển. Từ đó,
quyết định lựa chọn phương tiện cho phù hợp với yêu cầu vận chuyển trong điều
kiện khai thác thực tế.

4.

Phân tích tình hình phương tiện
Các đặc trưng thông số của tàu cần phân tích:

-

Loại tàu: Liên quan đến loại hàng chuyên chở;

-


Năm sản xuất (đóng tàu)

-

Số lượng và trọng tải toàn bộ (DWT), trọng tải thực chở (Dt);

-

Dung tích tàu;

-

Tốc độ tàu: tốc độ kỹ thuật (Vkt); tốc độ khai thác (Trung bình);

-

Mớn nước của tàu (T): Liên quan đến khả năng thông qua luồng lạch, kênh đào,
neo đậu và di chuyển ở cảng;

5.

Xây dựng phương án bố trí tàu
Việc xây dựng phương án bố trí tàu được tiến hành theo trình tự sau:

15


-

Ưu tiên luồng hàng lớn và đi xa để bố trí tàu có trọng tải lớn theo hình thức chuyến

đi một chiều đơn giản;

-

Xem xét phối hợp các luồng hàng lớn giữa 2 chiều để lựa chọn hành trình chuyến
đi 2 chiều đơn giản;

-

Gộp các luồng hàng nhỏ trên các đoạn tuyến, theo từng chiều để tổ chức tàu theo
chuyến đi 1 chiều phức tạp hoặc 2 chiều phức tạp với điều kiện các loại hàng có thể
chất xếp lên cùng 1 tàu và yêu cầu thời gian phù hợp với hành trình chạy tàu;
Lựa chọn phương án tổ chức khai thác tàu
Trên cơ sở phương án sử dụng tàu, tính chi phí chuyến đi của từng tàu trong
các phương án, mục tiêu lựa chọn phương án là đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu
của hợp đồng và lợi nhuận cao nhất;

6.

Lập kế hoạch vận tải bằng tàu biển
Trên cơ sở đáp ứng nhu cầu vận tải cho từng loại hàng về khối lượng, tuyến
đường, thờ gian thực hiện hợp đồng và điều kiện công tác thực tế, công tác kế
hoạch trong vận tải biển đặt ra một số bài toán lựa chọn và bố trí tàu sao cho hiệu
quả nhất.

1.2.1.4
1.
a.

Tổ chức vận tải hàng hóa bằng vận tải đa phương thức

Các mô hình tổ chức vận tải đa phương thức
Mô hình vận tải đường biển – vận tải hàng không:
Mô hình này là sự kết hợp giữa tính kinh tế của vận tải biển và sự ưu việt về
tốc độ của vận tải hàng không, áp dụng trong việc chuyên chở những hàng hoá có
giá trị cao như đồ điện, điện tử và những hàng hoá có tính thời vụ cao như quần áo,
đồ chơi, giầy dép. Hàng hoá sau khi được vận chuyển bằng đường biển tới cảng
chuyển tải để chuyển tới người nhận ở sâu trong đất liền một cách nhanh chóng nếu
vận chuyển bằng phương tiện vận tải khác thì sẽ không đảm bảo được tính thời vụ
hoặc làm giảm giá trị của hàng hoá, do đó vận tải hàng không là thích hợp nhất.

16


b.

Mô hình vận tải ôtô - vận tải hàng không (Road - Air)
Mô hình sử dụng để phối hợp cả ưu thế của vận tải ôtô và vận tải hàng
không. Người ta sử dụng ôtô để tập trung hàng về các cảng hàng không hoặc từ các
cảng hàng không chở đến nơi giao hàng ở các địa điểm khác. Hoạt động của vận tải
ôtô thực hiện ở đoạn đầu và đoạn cuối của quá trình vận tải theo cách thức này có
tính linh động cao, đáp ứng cho việc thu gom, tập trung hàng về đầu mối là sân bay
phục vụ cho các tuyến bay đường dài xuyên qua Thái bình dương, Ðại tây dương
hoặc liên lục địa như từ Châu Âu sang Châu Mỹ...

c.

Mô hình vận tải đường sắt - vận tải ôtô (Rail - Road)
Sự kết hợp giữa tính an toàn và tốc độ của vận tải đường sắt với tính
cơ động của vận tải ôtô đang được sử dụng nhiều ở châu Mỹ và Châu Âu. Theo
phương pháp này người ta đóng gói hàng trong các trailer được kéo đến nhà ga

bằng các xe kéo goi là tractor. Tại ga các trailer được kéo lên các toa xe và chở đến
ga đến. Khi đến đích người ta lại sử dụng các tractor để kéo các trailer xuống và
chở đến các địa điểm để giao cho người nhận.

d.

Mô hình vận tải đường sắt-đường bộ-vận tải nội thuỷ - vận tải đường biển (Rail
/Road/Inland waterway/sea)
Mô hình vận tải phổ biến nhất để chuyên chở hàng hoá xuất nhập
khẩu. Hàng hoá được vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ hoặc đường nội thuỷ
đến cảng biển của nước xuất khẩu sau đó được vận chuyển bằng đường biển tới
cảng của nước nhập khẩu rồi từ đó vận chuyển đến người nhận ở sâu trong nội địa
bằng đường bộ, đường sắt hoặc vận tải nội thuỷ. Mô hình này thích hợp với các
loại hàng hoá chở bằng container trên các tuyến vận chuyển mà không yêu cầu gấp
rút lắm về thời gian vận chuyển

2.

Căn cứ luật của vận tải đa phương thức quốc tế:

17


Việc chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức quốc tế cũng
phải được thực hiện trên cơ sở những quy phạm pháp luật quốc tế. Quy phạm pháp
luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ trong vận tải đa phương thức hiện nay bao gồm
có các công ước của LHQ về chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức
quốc tế, 1980 (UN Convention on the International Multimodal Transport of
Goods, 1980). Công ước này được thông qua tại hội nghị của LHQ ngày 24-5-1980
tại Geneva gồm 84 nước tham gia. Cho đến nay, công ước này vẫn chưa có hiệu lực

do chưa đủ số nước cần thiết để phê chuẩn, gia nhập.
Sau đó là Quy tắc của UNCTAD và ICC về chứng từ vận tải đa phương thức
(UNCTAD/ICC Rules for Multimodal Transport Documents), số phát hành 48, đã
có hiệu lực từ 01- 01-1992. Bản quy tắc là một quy phạm pháp luật tuỳ ý nên khi sử
dụng các bên phải dẫn chiếu vào hợp đồng .Các văn bản pháp lý trên quy định
những vấn đề cơ bản trong vận tải đa phương thức như: định nghĩa về vận tải đa
phương thức, người kinh doanh vận tải đa phương thức, người chuyên chở, người
gửi hàng, người nhận hàng, việc giao, nhận hàng, chứng từ vận tải đa phương thức,
trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức đối với hàng hóa, trách
nhiệm của người gửi hàng, khiếu nại và kiện tụng ….
Công ước Geneva 1980 cũng định nghĩa người kinh doanh vận tải đa
phương thức (Multimodal Transport Operator – MTO) là “Một người tự mình hoặc
thông qua một người khác thay mặt mình kí một hợp đồng vận tải đa phương thức
và hoạt động như là một bên chính chứ không phải là một đại lý hay là người thay
mặt người gửi hàng hay những người chuyên chở tham gia vận tải đa phương thức
và chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng”.
Ngoài ra còn hệ thống 11 điều khoản của Incoterms 2010 quy định
các điều khoản về giao nhận hàng hoá, trách nhiệm của các bên: Ai sẽ trả tiền vận
tải, ai sẽ đảm trách các chi phí về thủ tục hải quan, bảo hiểm hàng hoá, ai chịu trách
nhiệm về những tổn thất và rủi ro của hàng hoá trong quá trình vận chuyển..., thời
điểm chuyển giao trách nhiệm về hàng hoá.
18




Quy định của Việt Nam về vận tải đa phương thức:
Tại Việt nam, những vấn đề liên quan đến vận tải đa phương thức được quy
định trong một số văn bản pháp luật sau:
(Nghị định 125/2003/NĐ-CP, và Thông tư số 10/2004/TT-BGTVT ngày

23/6/2004 hướng dẫn thi hành)
Điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức (Điều 5,Nghị định):
Là Doanh nghiệp Việt Nam gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công
ty cổ phần, Công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân được thành lập và hoạt động
theo quy định của Luậtdoanh nghiệp năm 1999; Công ty Nhà nước, Công ty trách
nhiệm hữu hạn, Công ty cổphần được thành lập và hoạt động theo quy định của
Luật Doanh nghiệp nhà nướcnăm 2003;Các Hợp tác xã được thành lập và hoạt
động theo Luật Hợptác xã năm 2003; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam là Công ty liên doanh, Công ty 100% vốn nước ngoài hoạt động theo quy
định Luật Đầu tưnước ngoài tại Việt Nam năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000.
Doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài chỉ được kinh doanh
vận tải đa phương thức quốc tế sau khi đã được Bộ Giao thông vận tảicấp "Giấy
phép kinh doanh vận tải đa phương thức". Doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thứcsau khi đã được Bộ Kế
hoạch và Đầu tư cấp "Giấy phép đầu tư" trong lĩnh vực kinh doanh vận tải đa
phương thức.
Trong khi đó Nghị định 87/2009/NĐ-CP quy định các doanh nghiệp, hợp tác
xã Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế khi có đủ các
điều kiện sau:Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành
nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế;Duy trì tài sản tối thiểu tương
đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương;Có bảo hiểm trách nhiệm nghề

19


nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương;Có Giấy phép kinh
doanh vận tải đa phương thức quốc tế.
Đối với các thủ tục hải quan của vận tải đa phương thức được áp dụng dưới
các văn bản pháp luật của Thông tư 45/2011/TT-BTC về quy định thủ tục hải quan

đối với hàng hóa vận tải đa phương thức quốc tế và đã có Công văn 3038/TCHQGSQL thực hiện Thông tư 45/2011/TT-BTC.
Với các văn bản pháp luật của Việt Nam đưa ra đã ảnh hưởng rất lớn
tới hoạt động kinh doanh của các MTO. Do một số nguyên nhân mà các điều luật
đưa ra chưa phù hợp. Vào năm 2011 Nghị định số 89/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung
Nghị định 87/2009/NĐ-CP.
Ngày 10/10/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số
89/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 6, Điều 7 của Nghị định số 87/2009/NĐ-CP
nêu trên. Theo đó, Doanh nghiệp Việt Nam muốn đề nghị cấp Giấy phép kinh
doanh vận tải đa phương thức quốc tế, phải gửi hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải.
Hồ sơ bao gồm:
1.

Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế;

2.

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chứng thực trong đó có
đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế;

3.

Xác nhận giá trị tài sản doanh nghiệp của cơ quan tài chính hoặc bảo lãnh
tương đương.
Các chi phí trong vận chuyển và giao nhận hàng hóa xuất khẩu

Phí làm hàng xuất khẩu
STT

Nội Dung


1

Cước Vận chuyển nội địa bộ

Chi phí

20

Đơn vị


Cự ly 0-100km (cont 40/20)

45000/ 40000

đ/km

Cự ly 101-150km (cont 40/20)

42000/38000

đ/km

Cự ly 151-350km (cont 40/20)

38000/34000

đ/km

Cự ly >350km (cont 40/20)


32000/28000

đ/km

120,000

đ/cont

cont 40 feet

1,600,000

đ/cont

Cont 20 feet

1,300,000

đ/cont

5

Phí kiểm hóa hàng (nếu có)

1,500,000

đ/cont

6


Phí kiểm dịch hàng (nếu có)

500,000

7

Cước sea/air

2

Cước vận tải đường sắt

3

Phí làm hàng dưới cảng /cont
Phí nâng hạ hàng tại cảng/cont

4

8

9

tham khảo

Phí nội địa Local charge /cont
Hàng xuất

6,000,000


Hàng nhập

11,000,000

Cơ sở hạ tầng /tấn

16,000

đ/tấn hàng

Trong giao dịch thương mại quốc tế, ngoài các loại chi phí chính thức được
liệt kê trên Hợp đồng ngoại thương, khi tiến hành giao nhận hàng hóa các công ty
nên dự trù đến các khoản chi phí sau để tính vào giá bán của hàng hóa nhằm chào
giá cho phù hợp
1. BAF (Bunker Adjustment Factor): Phụ phí biến động giá nhiên liệu
Là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí
phát sinh do biến động giá nhiên liệu. Tương đương với thuật ngữ FAF (Fuel
Adjustment Factor)…
2. CAF (Currency Adjustment Factor): Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ.
21


Là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí
phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ…
3. COD (Change of Destination): Phụ phí thay đổi nơi đến
Là phụ phí hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh trong trường hợp chủ hàng
yêu cầu thay đổi cảng đích, chẳng hạn như: phí xếp dỡ, phí đảo chuyển, phí lưu
container, vận chuyển đường bộ…
4. DDC (Destination Delivery Charge): Phụ phí giao hàng tại cảng đến

Không giống như tên gọi thể hiện, phụ phí này không liên quan gì đến việc giao
hàng thực tế cho người nhận hàng, mà thực chất chủ tàu thu phí này để bù đắp chi
phí dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container trong cảng (terminal) và phí ra vào cổng
cảng. Người gửi hàng không phải trả phí này vì đây là phí phát sinh tại cảng đích.
5. PCS (Panama Canal Surcharge): Phụ phí qua kênh đào Panama. Phụ phí
này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Panama
6. PCS (Port Congestion Surcharge): Phí tắc ngẽn cảng
Phụ phí này áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc, có thể làm tàu bị chậm trễ,
dẫn tới phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu (vì giá trị về mặt thời gian của cả
con tàu là khá lớn).
7. PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí mùa cao điểm
Phụ phí này thường được các hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm từ tháng tám
đến tháng mười, khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa thành phẩm
để chuẩn bị hàng cho mùa Giáng sinh và Ngày lễ tạ ơn tại thị trường Mỹ và châu
Âu.
8. SCS (Suez Canal Surcharge): Phụ phí qua kênh đào Suez
Phụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Suez
9. THC (Terminal Handling Charge): Phụ phí xếp dỡ tại cảng
Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho

22


các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu…
Thực chất cảng thu hãng tàu phí xếp dỡ và các phí liên quan khác, và hãng tàu sau
đó thu lại từ chủ hàng (người gửi hoặc người nhận hàng) khoản phí gọi là THC…
[*] Lưu ý : Ngoài ra còn có:
1. Phí handling (handling fee) : thực ra phí này là do các hãng tàu, các công
ty giao nhận hàng đặt ra để thu shipper/consignee. Hiểu rõ được loại phí này thì dễ
nhưng để nói cho người khác hiểu thì khó. Đại khái thôi nhá, handling là quá trình

một forwarder giao dịch với đại lý của họ ở nước ngoài để thỏa thuận về việc đại
diện cho đại lý ở nước ngoài tại VN thực hiện một số công việc như khai báo
manifest với cơ quan hải quan, phát hành BL, D/O cũng như các giấy tờ liên
quan….khi làm những công việc này thì bản thân các forwarder đã thu một mớ tiền
cho từng công việc cụ thể của khách hàng rồi nhưng từng đó là chưa đủ đối với họ
nên họ mới “nghĩ” ra cái phí mà người ta gọi là phí “handling fee” để thu tiếp…
2. Phí chứng từ (Documentation fee) : Khi shipper hay consignee nhờ
forwarder làm giùm cái packing list, commercial invoice hay cái sales contract…thì
họ thu cái phí gọi là phí chứng từ
3. Phí C/O (Certificate of Origin fee) : Cái này VCCI thu một bộ C/O là
160.000đ . Tuy nhiên khi các forwader / broker đại diện cho shipper đi làm C/O thì
họ cũng phải tính công, vì vậy nên họ có thể thu thêm (cái này cũng có thể hiểu là
handling fee)
4. Phí D/O (Delivery Order fee) : phí này gọi là phí lệnh giao hàng. Khi có
một lô hàng nhập khẩu vào VN thì consignee phải đến hãng tàu / forwarder để lấy
lệnh giao hàng, mang ra ngoài cảng xuất trình cho hải quan / kho / bãi thì mới lấy
được hàng. Các hãng tàu / forwarder issue một cái D/O và thế là họ thu phí D/O
5. Phí AMS (Advanced Manifest System fee) : khoảng USD25 / BL. Cái là
là bắt buộc do hải quan Mỹ, Canada và một số nước khác yêu cầu khai báo chi tiết
hàng hóa trước khi hàng hóa này được xếp lên tàu để chở đến Mỹ.
23


6. Phí ANB tương tự như phí AMS
7. Phí B/L (Bill of Lading fee), phí AWB (Airway Bill fee), phí
Documentation fee..tương tự như phí D/O nhưng mỗi khi có một lô hàng xuất
khẩu thì các công ty vận tải phải phát hàng một cái gọi là Bill of Lading (hàng vận
tải bằng đường biển) hoặc Airway Bill (hành vận tải bằng đường không) và khi
phát hành mấy cái này thì các công ty đó thu cái phí phát hành đó….
8. Phí CFS (Container Freight Station fee) Mỗi khi có một lô hàng lẻ nhập

khẩu thì các công ty giao nhận / forwarder phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào
kho… và họ thu phí CFS
9. Phí chỉnh sửa B/L: (Amendment fee), ít khi áp dụng nhưng không áp
dụng thì không nhanh giàu được. Đại khái là khi phát hành một bộ B/L cho shipper,
sau khi shipper lấy về hoặc do một nguyên nhân nào đó cần chỉnh sử một số chi tiết
trên B/L và yêu cầu hãng tàu, forwarder chỉnh sửa thì họ có quyền thu phí chỉnh
sửa.
10. Phí chạy điện (áp dụng cho hàng lạnh, chạy container lạnh tại
cảng) :phải cắm điện vào container để cho máy lạnh của container chạy và giữ
nhiệt độ cho hàng lạnh.
11. Phí DHL (NH nghĩ nó là phí courier fee) :phí chuyển phát nhanh bằng
DHL hay FedEx hay UPS.
12. Thu hộ cước hàng nhập IFB :Là việc cước phí vận chuyển lẽ ra phải trả
tại nước XK bởi người XK, nhưng do một lý do nào đó (do điều kiện giao hàng
chẳng hạn, do thỏa thuận giữa exporter và importer chẳng hạn) mà phí này được trả
bởi importer tại nơi đến. Các forwarder tại nơi đến có nghĩa vụ thu giùm các đại lý
của họ ở nước ngoài cước phí vận tải và trả lại cho các đại lý đó….
13. CIC: Container Imbalance Charge – CIS: Container Imbalance
Surcharge: Phí cân bằng container

24


Giy t trong vn chuyn v giao nhn hng húa xut khu
Các quy trình hoàn thiện chứng từ xuất khẩu bao gồm:
Lập chứng từ thông quan:

1.

Chuẩn bị và ký Tổng giám đốc ( Hoặc ngời đợc ủy quyền)


-

Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền làm thủ tục hải quan,

Hợp

đồng (bản sao), Hóa đơn thơng mại (Commercial Invoice), Phiếu
đóng gói (Packing list), Tờ khai hàng xuất, Phụ lục tờ khai hàng
xuất.
-

Fax, email trớc các chứng từ đã ký cho đơn vị đợc ủy quyền
làm thủ tục hải quan hàng xuất để mở tờ khai.

-

Gửi bộ chứng từ thông quan (Bản đã ký) cho đơn vị đợc ủy
quyền làm thủ tục hải quan.

-

Liên hệ với đơn vị ủy quyền làm thủ tục hải quan cập nhận,
kiểm tra, xác nhận nội dung của tờ khai, đối chiếu với đơn hàng.

2.

Lập chứng từ làm vận đơn:

-


Gửi phiều đóng gói (Packing list) kèm thông tin số container,
số chì cho hàng tàu để hàng tàu lập và phát hành vận đơn
( Bill of lading)

-

Liên hệ với hàng tàu để xác nhận nội dung của vận đơn.

-

Yêu cầu hãng tàu phát hành vận đơn theo yêu cầu của khách
hàng và gửi về công ty để tiếp tục các công đoạn tiếp theo.

-

Đối chiếu, xác nhận các chi phí có liên quan ( Phí vận đơn,
phí chì, phí THC...) đồng thời hoàn thiện các thủ tục thanh toán
các khoản chi phí đó cho hãng tàu.

3.

Lập chứng từ hun trùng:

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×