Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Trình bày nội dung của thuyết bắt chước của Gabriel Tarde. Hãy liên hệ thuyết này trong việc giải thích nguyên nhân của tội phạm ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.15 KB, 13 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................1
I. Khái quát chung về bắt chước và nguyên nhân của tội phạm........................1
1. Bắt chước.......................................................................................................1
a) Khái niệm:.....................................................................................................1
b) Quy luật bắt chước trong nhóm xã hội..........................................................1
2. Nguyên nhân của tội phạm............................................................................2
a) Khái niệm......................................................................................................2
b) Phân loại nguyên nhân của tội phạm............................................................3
II. Nội dung thuyết bắt chước của Gabriel Tarde..............................................3
III. Liên hệ thuyết bắt chước của Gabriel Tarde trong việc giải thích nguyên
nhân của tội phạm do người phạm tội là người dưới 18 tuổi ở Việt Nam.........4
1. Tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trong các năm qua......4
2. Tâm lý bắt chước của người dưới 18 tuổi dẫn đến hành vi phạm tội............5
a) Bắt chước từ gia đình....................................................................................6
b) Bắt chước bạn bè...........................................................................................7
c) Bắt chước từ xã hội.......................................................................................8
KẾT LUẬN.......................................................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................


MỞ ĐẦU
Trong nghiên cứu tội phạm học, nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm
là vấn đề vô cùng quan trọng, bởi vì suy cho cùng, mục đích của tội phạm học
nói riêng cũng như mục đích của cá lĩnh vực khoa học nghiên cứu về tội
phạm nói chung là góp phàn làm giảm đến mức thấp nhất số lượng tội phạm
xảy ra trong xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Quá trình hình
thành và phát triển của tội phạm học chính là quá trình ra đời, phát triển các
thuyết, trường phái khác nhau giải thích về nguyên nhân của tội phạm. Mỗi


thuyết, trường phái đó đều có cách tiếp cận riêng nghiên cứu về nguyên nhân
của tội phạm. Em xin chọn đề tài: “Trình bày nội dung của thuyết bắt chước
của Gabriel Tarde. Hãy liên hệ thuyết này trong việc giải thích nguyên
nhân của tội phạm ở Việt Nam” làm bài tập học kỳ.
NỘI DUNG
I. Khái quát chung về bắt chước và nguyên nhân của tội phạm
1. Bắt chước
a) Khái niệm:
Bắt chước là sự mô phỏng, tái tạo, lặp lại các hành động, hành vi, tâm
trạng, cách thức suy nghĩ, ứng xử của một người hay một nhóm người nào đó.
Có thể thấy biểu hiện của bắt chước ở mọi giai đoạn phát triển khác
nhau của cá nhân, đặc biệt ở trẻ em bắt chước giữ một vai trò quan trọng
trong việc hình thành và phát triển nhân cách
b) Quy luật bắt chước trong nhóm xã hội
Trong đời sống và hoạt động của nhóm xã hội sẽ luôn luôn diễn ra sự
kế thừa, lây lan và bắt chước lẫn nhau về những phương thức sống, hành vi,
hoạt động của con người. Trong các điều kiện cụ thể của quan hệ qua lại, giao
tiếp xã hội, những hiện tượng tâm lý luôn lan truyền từ người này sang người

1


khác, từ nhóm tập thể này sang nhóm tập thể khác làm cho các hiện tượng
tâm lí xã hội càng phong phú, phức tạp hơn.
Trên cở đó, quá trình bắt chước lẫn nhau, là sự phản ánh nguyên mẫu
hành vi phản ứng của người khác, một sự mô phỏng lại đối tượng của các
hoạt động xã hội và giao tiếp xã hội đó cũng được nảy sinh.
Qui luật bắt chước là hiện tượng không phụ thuộc vào ý muốn cá nhân.
Bởi vì nhóm xã hội là tập hợp nhiều người cùng hoạt động theo những mục
đích, nhiệm vụ cụ thể để cùng nhau hoạt động, cần được thống nhất hành

động theo một phương thức nào đó mà trong nhiều trường hợp con người
chưa kịp nhận thức đầy đủ ý nghĩa của hoạt động mà làm theo người khác. ở
mỗi lứa tuổi khác nhau trong quá trình phát triển cá thể mức độ bắt chước
cũng khác nhau: từ bắt chước thao tác đến hành vi, hành động; từ bắt chước
vô thức đến có ý thức. Bắt chước trong nhóm diễn ra trong suốt quá trình xã
hội hoá con người, là một phương thức tâm lí xã hội cần thiết đảm bảo cho
con người tiếp thu và lĩnh hội những kinh nghiệm sống và hoạt động của
người khác.
2. Nguyên nhân của tội phạm
a) Khái niệm
Thuật ngữ “nguyên nhân” được định nghĩa tương đối thống nhất trong
các từ điển tiếng Việt hiện nay. Trong Đại từ điển tiếng Việt, “nguyên nhân”
được định nghĩa là: “Điều gây ra một kết quả hoặc làm xảy ra một sự việc,
một hiện tượng”; trong Từ điển tiếng việt, “nguyên nhân” được hiểu: “Hiện
tượng làm nảy sinh ra hiện tượng khác trong quan hệ với hiện tượng khác
đó”. Như vậy, nói đến nguyên nhân là đề cập những yếu tố mà từ đó, theo cơ
chế nhất định, đã tác động để tạo thành những kết quả. Từ định nghĩa về
nguyên nhân, chúng ta có thể suy ra định nghĩa về nguyên nhân của tội phạm.
Theo đó, nguyên nhân của tội phạm có thể hiểu là các yếu tố đóng vai trò làm
phát sinh tội phạm.
2


Nguyên nhân của tội phạm là tổng hợp các nhân tố mà sự tác động
qua lại giữa chúng đưa đến việc thực hiện tội phạm của người phạm tội.
b) Phân loại nguyên nhân của tội phạm
Căn cứ vào mức độ tác động của nguyên nhân trong việc làm phát sinh
tội phạm có thể chia thành: Nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm và
nguyên nhân thứ yếu làm phát sinh tội phạm.
Căn cứ vào nguồn gốc xuất hiện, có thể chia nguyên nhân của tội phạm

thành nguyên nhân bắt nguồn từ môi trường sống và nguyên nhân xuất phát từ
phía người phạm tội.
Căn cứ vào lĩnh vực hình thành nguyên nhân, có thể chia nguyên nhân
của tội phạm thành các nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân về kinh tế-xã hội
- Nguyên nhân về văn hóa, giáo dục
- Nguyên nhân về tổ chức quản lý
- Nguyên nhân về chính sách, pháp luật
II. Nội dung thuyết bắt chước của Gabriel Tarde
Gabriel Tarde (1843 - 1904) là nhà xã hội học, tám lí học, tội phạm học
người Pháp. Người đầu tiên nghiên cứu về bắt chước một cách có hệ thống là
Tarde G, với công trình "Luật bắt chước " (1890) ông cho rằng cơ sở của bất
ki xâ hội nào đều là sự bắt chước. Bắt chước là trường hợp cá biệt của “quy
luật lặp lại thế giới” tổng quát nhất. Nếu trong thế giới động vật quy luật này
được thực hiện thông qua di truyền thì trong xã hội loài người quy luật này
thực hiện qua hoạt động, hoạt động bắt chước.
Bắt chước có tính chất vô ý thức, nó là sự sao chép một cách máy móc
các phản ứng bề ngoài của những người khác. Nói cách khác, bắt chước là
“phim ảnh” của một bộ não này “chụp lại ảnh” của một não khác.

3


Trong xã hội, hành vi của mỗi người thực chất là sự bắt chước hành vi
của người khác. Đồng thời, ông cũng chỉ ra rằng người phạm tội là những
người bình thường đã học theo (bắt chước) một việc phạm tội từ người khác.
Từ đó, ông đã xây dựng và phát triển lí thuyết của mình trong thuật ngữ “luật
bắt chước” –nguyên tắc chi phối một người khiến anh ta đi vào con đường
phạm tội.
Theo Gabriel Tarde, nguyên nhân của tội phạm là do một người m đã

bắt chước hành vi phạm tội của người khác mà người đỏ cỏ cơ hội quan sát
Gabriel Tarde chia các trường họp bắt chước ra lầm 3 loại:
1) Cá nhân bắt chước những người khác cân xứng với mức độ và tần số
tiếp xúc của họ.
2) Những người cấp thấp hơn bắt chước nhũng người ở cấp trên họ. Ví dụ
như người nghèo có thê có hành vi bắt chước người giàu, người ừẻ hơn
có thể có hành vi bắt chước người già hơn;
3) Khi hai khuôn mẫu hành vi mâu thuẫn nhau, một cái có thể chiếm vị trí
của cái kia tương tự như súng thay thế cho dao với tư cách là vũ khí
giết người.
Thuyết bắt chước chiếm một vị trí đáng kể trong tội phạm học khi lí giải
về nguyên nhân của tội phạm trên cơ sở tâm lí băt chước - một tạng thái tâm lí
khá phổ biển của cá nhân.
III. Liên hệ thuyết bắt chước của Gabriel Tarde trong việc giải thích
nguyên nhân của tội phạm do người phạm tội là người dưới 18 tuổi ở Việt
Nam
1. Tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trong các năm qua
Số liệu thống kê từ Bộ Công an, các vụ vi phạm pháp luật và phạm tội
do người chưa thành niên thực hiện không chỉ xảy ra ở trung tâm các thành
phố lớn, thị xã mà còn xảy ra ở các vùng nông thôn, kể cả vùng sâu, vùng xa.
Tuy nhiên, tỷ lệ người chưa thành niên phạm tội ở những thành phố lớn chiếm
4


tỷ lệ cao hơn và có chiều hướng tăng nhanh. Địa phương xảy ra nhiều nhất là
TP. HCM (hơn 3.300 vụ), Đồng Nai (hơn 2.200 vụ), tiếp đến là các tỉnh
Khánh Hoà, Đắk Lắk và Hà Nội và nhiều các địa phương khác. Tính trung
bình hàng năm xảy ra trên 10.000 vụ vi phạm pháp luật với trên 13.000 đối
tượng. Trong số đó, tỷ lệ trẻ em vi phạm pháp luật ở độ tuổi 16 - 18 chiếm
đến 67,1%.

Theo Bộ Công an, thống kê trong 6 tháng đầu năm 2017, cả nước đã
xảy ra 2.258 vụ vi phạm pháp luật do trẻ em và người chưa thành niên gây ra;
trong đó, có 36 vụ giết người, 59 vụ cướp tài sản, 302 vụ cố ý gây thương tích
và 896 vụ trộm cắp tài sản. Tỷ lệ gây án theo lứa tuổi là 5,2% dưới 14 tuổi,
24,5% từ 14 đến dưới 16 tuổi và 70,3% từ 16 đến dưới 18 tuổi1.
Dựa vào các con số thống kê nêu trên, có thể thấy rằng, tình hình tội phạm do
người chưa thành niên thực hiện có tính chất nghiêm trọng và đang là vấn đề
nhức nhối của toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay. Đây là hồi chuông cảnh
báo tới toàn xã hội về tội phạm là đối tượng chưa thành niên và cần phải tìm
hiểu nguyên nhân của tội phạm này.
2. Tâm lý bắt chước của người dưới 18 tuổi dẫn đến hành vi phạm tội
Bắt chước với tư cách là một phương thức tiếp thu các kinh nghiệm xã
hội được nghiên cứu nhiều trong tâm lý học lứa tuổi, đặc biệt là trong quá
trình phát triển của thanh thiếu niên. Các nghiên cứu thống nhất rằng, bắt
chước là phương thức đặc trưng nhất để chúng nhận thức được thực tế và tính
hay bắt chước là thuộc tính cơ bản của một nhân cách đang phát triển ở người
dưới 18 tuổi.
a) Bắt chước từ gia đình
Gia đình có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc hình thành nhân
cách và các đặc điểm tâm lý cá nhân, đặc biệt đối với trẻ em và nhóm đối
tượng ở độ tuổi vị thành niên. Trong gia đình đứa trẻ bắt đầu bắt chước hành
1 Tin tức, Báo động xu hướng tội phạm tuổi teen
/>
5


vi, ứng xử, biểu cảm của mỗi thành viên trong gia đình. Càng lớn, hoạt động
sống của trẻ mở rộng, đa dạng hơn, phạm vi bắt chước ngày càng rộng hơn
không còn dừng lại ở các thành viên trong gia đình nữa. Tuy nhiên đây mới là
thời điểm trẻ phóng chiếu kinh nghiệm, nhận thức, nếp sống đã được tích lũy

được trong phạm vi gia đình để ứng xử với các tình huống bên ngoài xã hội.
Trên thực tế hiện nay trong một số gia đình vẫn tồn tại bạo lực giữa các
thành viên. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức và hành vi của
của trẻ. Trẻ sẽ học cách phản ứng của những thành viên trong gia đình để ứng
xử với mọi người bên ngoài xã hội. Những trẻ phải chứng kiến cảnh bạo hành
trong gia đình từ khi còn nhỏ thì khi lớn lên người ấy dễ mang tính bạo lực và
sẽ dẫn đến có những hành vi lệch chuẩn. Trong giao tiếp hàng ngày việc bố
mẹ ứng xử kém văn hóa, dùng từ ngữ tục tĩu, thiếu văn hóa sẽ làm trẻ nhiễm
theo những thói xấu đó. Thêm đó, bản thân cha mẹ là người thiếu kiến thức,
thiếu hiểu biết về xã hội, về pháp luật sẽ không có phương cách dạy dỗ trẻ
ngoài thời gian trẻ ngoài thời gian trẻ được giáo dục tại trường. Trẻ không
nhận thức được giá trị, chuẩn mực xã hội từ trong gia đình, trẻ không nhận
được sự giúp đỡ từ bố mẹ, người thân dẫn đến học kém và chán học, chúng tự
đánh giá thấp về bản thân, có sự so sánh với các bạn cùng lớp, người xung
quanh dễ dẫn đến thất vọng , chán nản không có niềm tin từ những người thân
xung quanh và dễ bước vào con đường xấu, dẫn đến phạm pháp.
Đa số các vụ con giết cha, anh em giết hại lẫn nhau là bị ảnh hưởng của
bạo lực gia đình hoặc một trong những người đó có lối sống thiếu lành mạnh.
Sự ảnh hưởng này dẫn đến tư tưởng giải quyết mâu thuẫn bằng hành vi bạo
lực, đặc biệt ở nhóm đối tượng là thanh niên, đã từng chứng kiến hành vi
phạm tội và hành vi bạo lực trong gia đình rồi có tâm lý bắt chước.
Có tới 46% số người phạm tội xuất thân trong những gia đình phức tạp,
có vấn đề (đa số các gia đình này có bố, mẹ hoặc anh, chị, em là những người
có tiền án, tiền sự, làm những nghề phi pháp); 18% đối tượng có hoàn cảnh
6


gia đình bố mẹ ly hôn phải sống với anh chị, ông bà từ nhỏ; có 14% đối tượng
sống trong gia đình có văn hóa ứng xử thấp (mặc dù có đầy đủ cha mẹ, vợ
chồng nhưng trình độ văn hóa của bố, mẹ; vợ hoặc chồng và các anh chị em

thấp, thường xử sự thiếu tôn trọng nhau, có các xung đột, cãi vã thường xuyên
xảy ra trong gia đình); 7% xuất phát trong gia đình giàu có, bố mẹ, vợ hoặc
chồng có lối sống buông thả, ích kỷ, sĩ diện hão hoặc nuông chiều nhau thái
quá; 11% có hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn; chỉ có 4% xuất phát từ gia đình
bình thường2.
b) Bắt chước bạn bè
Bạn bè cũng có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với tâm lý của thanh, thiếu
niên. Có thể nói bạn bè, nhất là bạn bè cùng trang lứa do những đặc điểm về
tâm sinh lý lứa tuổi, có ảnh hưởng vô cùng lớn đến các quan điểm, quan niệm,
nhận thức, lối sống, thậm chí đến thói quen, cách cư xử của người dưới 18
tuổi. Kết bạn với những bạn xấu, những đứa trẻ rất dễ bắt chước những thói
hư tật xấu của bạn bè như lười học, đua đòi, chơi bời, hưởng thụ, coi trọng
đồng tiền, coi thường các giá trị con người, các giá trị đạo đức, các chuẩn
mực pháp luật… hay thậm chí nghiện hút, bỏ học, tụ tập thành các băng nhóm
tội phạm.
Ví dụ tháng 1/2013, TAND tỉnh Nghệ An cũng đã tuyên phạt Phan Văn
Quang (SN 1996, trú tại xã Quỳnh Châu, Quỳnh Lưu, Nghệ An) 11 năm tù
giam về tội giết người. Nguyên nhân là do thường xuyên chơi với đám bạn là
trộm cắp và cướp.
Đã có nhiều các băng nhóm “tuổi teen” sữa gây ra các vụ hỗn chiến náo
loạn giữa đường phố, khu dân cư khiến mọi người kinh hãi. Rất nhiều thanh
thiếu niên khi bị bắt đều khai nguyên nhân mình thực hiện hành vi phạm tội là
do bạn bè rủ rê, lôi kéo.

2 />
7


c) Bắt chước từ xã hội
Các điểm kinh doanh karaoke, nhà hàng, vũ trường, đặc biệt các điểm

dịch vụ Internet game online với các trò chơi, phim ảnh kích động bạo lực,
khiêu dâm… cùng với các hiện tượng tiêu cực khác ngoài xã hội đã tác động
mạnh đến tư tưởng, lối sống của trẻ em, nhiều em bị kích động, bắt chước làm
theo đã gây ra một số vụ án đặc biệt nghiêm trọng...
Ví dụ như vụ Mai Văn Cường (SN 1997, trú tại xã Nam Thanh, Nam
Đàn, Nghệ An) đã mang trên mình án hiếp dâm với mức hình phạt 6 năm tù
giam khi mới 14 tuổi 5 tháng. Từ nghiện game, Cường tiếp xúc với cả phim
đen, phim mát. Những hình ảnh ấy đã ám ảnh trí óc của một cậu bé đang tuổi
lớn. Để thỏa mãn những tò mò trẻ con, Cường đã lập kế hoạch rủ bé gái hàng
xóm chưa đầy 9 tuổi ra đồng bắt ốc để thực hành những gì đã nhìn thấy trong
phim.
Rất nhiều vụ đối tượng thực hiện hành vi phạm tội giết người do bắt
chước những trò chém giết trên game hay phim bạo lực. Người nghiện game,
nhất là đối tượng trẻ em, dễ bị chìm đắm vào thế giới ảo của game online tuy mọi hành vi là ảo nhưng tác hại của nó là thật. Do ảnh hưởng từ những
cảnh bạo lực, đâm chém nhau trên thế giới ảo, nhiều “game thủ” đã trở thành
sát nhân, ra tay tước đi mạng sống của cả người thân để lấy tiền tiêu xài, để
lại hệ lụy cho gia đình và xã hội.Tiêu biểu là vụ án Trần Văn Dấn (SN 2001,
học sinh lớp 7 trường THCS Long Phú, thị xã Tân Châu) đã giết bà ngoại khi
mới 13 tuổi. Khi được các điều tra viên hỏi, tại sao lại có hành động sát hại
người thân điên cuồng như vậy, Dấn lí nhí trả lời với vẻ thơ ngây: "Con giết
bà ngoại giống như game mà con từng chơi, theo kiểu bộ phim hành động mà
con thường được xem và nghiện"3. Tâm lý con người có cơ chế bắt chước,
xem nhiều những hình ảnh bạo lực tất nhiên dễ nảy sinh những "ý định" được
mồi từ những hình ảnh đó nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên. Tâm lý con người
3 Báo đời sống và pháp luật. Nghiện game, con trẻ sát hại người than trong gia đình,
/>
8


cũng có chức năng thích nghi, xem nhiều lần những phim bạo lực sẽ có xu

hướng "làm quen" với nó, xem đó là chuyện bình thường.
Hiện nay, nhiều người sẽ được xem đi xem lại những hình ảnh bạo lực,
chém giết và đến khi trong một bối cảnh hay hoàn cảnh nào đó thì những hình
ảnh đen tối đó sẽ rất dễ xuất hiện lại trong đầu của một số đối tượng và khiến
chúng bị ảnh hưởng rồi hành động theo. Hơn nữa, giới trẻ thường chịu ảnh
hưởng rất mạnh mẽ từ phim ảnh, truyền thông, có thể trong thời khắc nào đấy
thì không phải hình ảnh trong một bộ phim cụ thể mà chỉ một vài hình ảnh đã
tiếp nhận cũng có thể khiến chúng có ấn tượng và đôi khi hành động theo một
cách tự phát.
Sự bùng nổ công nghệ thông tin là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của
các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là các thông tin ngoài luồng
xuất phát từ mạng xã hội, các trang web, blog cá nhân.
Các thông tin mang tính bạo lực, giật gân liên tục xuất hiện trên các trang báo
mạng, các video bạo lực, đặc biệt là những vụ án xâm phạm nhân thân bằng
bạo lực được các trang báo mạng khai thác, mô tả chi tiết gây tác động không
nhỏ tới tâm lý của đối tượng, gây hoang mang trong dư luận. thậm chí nhiều
khi đối tượng còn học được cách hành động từ mô tả chi tiết trên báo.
KẾT LUẬN
Thuyết bắt chước chiếm một vị trí đáng kể trong tội phạm học khi lí
giải về nguyên nhân của tội phạm trên cơ sở tâm lí băt chước - một tạng thái
tâm lí khá phổ biển của cá nhân. Thuyết bắt chước đã đặt ra nhiều vấn đề cần
thực hiện để phòng ngừa tội phạm như: bố mẹ cần kiểm soát chặt chẽ con cải
và không nên có hanh vi xâu dễ làm con cái bắt chước như hành vi bạo lực
gia đình, cần kiểm sòát nghiêm ngặt phím ảnh bạo lực...

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tội phạm học, Nxb. CAND, Hà

Nội, 2012.
2. Đỗ Ngọc Quang, Giáo trình tội phạm học, Nxb. Đại học quốc gia, Hà
Nội, 1999
3. TS. Trần Hữu Tráng, Bàn về nguyên nhân của tội phạm
4. Báo đời sống và pháp luật. Nghiện game, con trẻ sát hại người than
trong gia đình,
/>5. Báo Công An, Trẻ em, người chưa thành niên phạm tội vượt quá giới
hạn độ tuổi.
/>6. Tạp chí Cảnh sát nhân dân, Nguyên nhân và một số giải pháp góp phần
nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm cướp tài sản do người chưa
thành niên gây ra.
/>7. Học viện Tòa án, Phòng ngừa tội phạm người chưa thành niên của Tòa
án thông qua hoạt động xét xử các vụ án hình sự - Kết quả, những bất
cập hạn chế và nguyên nhân.
/>p_page_id=27677461&pers_id=28346379&folder_id=&item_id=9616
8833&p_details=1

10


11


12



×