Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

TÁI CHẾ NHỰA VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Ở HOA KỲ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.2 KB, 14 trang )

ĐỀ TÀI 09 - TÁI CHẾ NHỰA VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Ở HOA KỲ
Tóm tắt
Sự nâng cao nhận thức về môi trường đã góp phần thu hút mối quan tâm đến cách
sống và cách xử lý chất thải. Trong suốt thập kỉ qua, chúng tôi đã cố gắng tìm ra cách để
giải quyết vấn đề một cách tích cực hơn. Trong một thời gian ngắn, với những nỗ lực của
Mỹ đã tìm ra phương pháp để giải quyết vấn đề CTR nói chung và nhựa nói riêng. Những
nỗ lực này bắt đầu cho thấy những kết quả đầy khả quan. Lượng chất thải rắn đô thị hàng
năm bắt đầu giảm, từ 211.5 triệu tấn năm 1995 xuống 209.7 triệu tấn năm 1996. Tỉ lệ tái
chế và làm phân compos cũng tăng lên. Xử lý ở các bãi chôn lấp giảm xuống (từ 60.9%
xuống 55.5% năm 1996). Chất thải được xử lý bằng phương pháp đốt cũng tăng lên.
Bước đầu cho thấy sự gia tăng hiệu quả của các lò đốt mới và khả năng của chúng trong
việc loại bỏ các chất và khí gây hại. Nhựa chiếm một phần đáng kể trong dòng thải. Điều
này làm cho việc tái chế và kiểm soát chất thải nhựa được quan tâm nhiều hơn. Trong
năm 1997, có khoảng 317 triệu kg chai nhựa dạng HDPE và 294 triệu kg chai nhựa dạng
PET được tái chế. Việc tái chế cũng được thực hiện đối với các chất bền như phụ tùng
oto, thảm, linh kiện điện tử, thiết bị trong nhà và nhiều loại khác sẽ được tìm ra. Khả
năng tương thích với môi trường và khả năng tái chế sẽ được xem xét trong quá trình tạo
ra các sản phẩm mới. Phân tích vòng đời sản phẩm và quản lý cũng được nghiên cứu như
là một công cụ để ra quyết định.
1. Giới thiệu
1.1.

Giới thiệu chung

Mục tiêu của mọi người trên thế giới này là nâng cao chất lượng cuộc sống. Điều
này đã góp phần gia tăng việc tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Và kết quả là gia tăng về số
lượng và mức độ ô nhiễm. Mục tiêu của phát triển bền vững là sử dụng một cách hiệu
quả năng lượng sử dụng trong từng bước của quá trình, từ việc tạo ra hàng hóa đến khi
xử lý chất thải một cách tối ưu nhất. Có sự phụ thuộc lẫn nhau của mỗi bước trong quá
trình, do đó cần phải tìm ra vấn đề chính trong quá trình đó. Đây là một công việc rất lớn
và phức tạp. Chúng ta sẽ giải quyết không chỉ việc tạo ra chất thải rắn mà còn phải quản


lý nó và đặc biệt là chất thải nhựa trong dòng thải. Một phương pháp quản lý chất thải
hiệu quả sẽ được xem xét liên quan đến việc sử dụng, tái chế và xử lý các loại vật liệu.
1.2.

Chất thải rắn đô thị


Ở các quốc gia, hầu như chất thải sinh hoạt cũng như một phần đáng kể chất thải
công nghiệp được xử lý bằng cách chôn lấp. Tuy nhiên, trong thập kỉ vừa qua, vấn đề môi
trường được quan tâm hơn, những câu hỏi được đặt ra liên quan đến việc xử lý không
phân biệt các loại chất thải. Kết quả, quá trình phát triển bền vững đã làm tốt hơn việc
quản lý dòng thải và sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên đất. Tổng lượng MSW ở Mỹ đã
giảm. Lượng chất thải bình quân đầu người cũng giảm và hoạt động tái chế và làm phân
compost phát triển (Bảng 1).
Bảng 1: Chất thải rắn đô thị ở Mỹ
1993
Tổng MSW (triệu tấn)
Bình quân đầu người
% loại bỏ
Tái chế, composting (%)

1994

206
2.0
1.59
21

209
2.0

1.54
24

1995
211.5
2.0
1.49
26

1996
209.7
1.95
1.45
27

Số lượng bao bì thải bỏ và các hàng hóa có độ bền cao đã giảm (Bảng 2).
Bảng 2: Thành phần của các vật liệu thải bỏ trong MSW
Khối lượng (%)
Giấy và các sản phẩm từ giấy

1995

1996
31.3

31.1

6.2

6.0


Sắt

4.7

4.8

Nhôm

1.2

1.3

Kim loại màu khác

0.3

0.3

Tổng kim loại

6.3

6.4

11.5

12.3

Cao su và da


3.5

3.7

Dệt may

4.2

4.4

Gỗ

6.4

6.8

Khác

1.9

1.9

Thủy tinh
Kim loại

Nhựa


Thực phẩm


13.6

14.0

Rác sân vườn

13.3

11.3

2.0

2.1

Chất thải vô cơ khác

Một số lượng đáng kể chất thải đã được tái chế hoặc sử dụng làm phân compos (Bảng 3).
Bảng 3: Quản lý MSW ở Mỹ
1988

1990

1994

Chôn lấp (%)
Tái chế/composting (%)

13


17

Đốt (%)

1996

60.9

17.2

23.6

27.3

15.5

55.5

Xử lý CTR bằng phương pháp đốt cũng tăng lên. Kết quả là tạo ra hiệu quả lớn
hơn của các nhà máy sử dụng năng lượng từ rác thải, nó được thiết kế để hoàn thiện quá
trình đốt chất thải hữu cơ và cố định và loại bỏ các khí và hạt độc hại. The APC [2]
Dinger [3], Greenberg [4] and Porter [5] đã cung cấp một số hình ảnh tổng quan về CTR.
Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ (EPA) đã đưa ra những con số mới nhất cho thấy cả
tổng lượng chất thải và bình quân đầu người đều đã giảm. EPA dự đoán tỉ lệ bình quân
chất thải đầu người tương đối ổn định trong những năm 2000 nếu các nõ lực giảm thiểu
chất ô nhiễm tiếp tục có hiệu quả.
Ngày nay, hơn 19000 tổ chức tham gia vào một số chương trình tái chế. 78% dân
số Mỹ tham gia vào chương trình tái chế.
Rathje và những người khác đã chỉ ra những quan điểm trái ngược so với suy nghĩ
thông thường, nhựa không phải là loại vật liệu phổ biến ở các bãi chôn lấp, mà là giấy và

các sản phẩm từ giấy chiếm tỉ lệ lớn nhất ở bãi chôn lấp. Các loại thực phẩm và rác sân
vườn là thành phần kế tiếp có khối lượng lớn. Trong số những thành phần còn lại nhựa
chiếm tỉ lệ lớn nhất (Bảng 2). Số lượng chất thải được xử lý bằng phương pháp chôn lấp,
tái chế, làm phân compos hoặc đốt được thể hiện trong Bảng 3.


1.3.

Nhựa và chất thải nhựa

Nhựa đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống. Số lượng nhựa được sử
dụng tăng đều đặn qua các năm (Bảng 4).
Bảng 4: Sự gia tăng của nhựa trong MSW
Năm

% nhựa trong MSW

1960

0.5

1970

2.6

1980

5.0

1990


9.8

1992

10.6

1994

11.2

1995

11.5

1996

12.3

Tỉ trọng thấp, sức mạnh, thiết kế thân thiện, khả năng chế tạo và chi phí thấp là các
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng rộng rãi trong bao
bì, các ứng dụng trong ô tô và công nghiệp, chúng được sử dụng rộng rãi trong hệ thống
dịch vụ y tế, cấy ghép nhân tạo và các ứng dụng y tế khác, loại bỏ vi khuẩn,…. Sử dụng
chất dẻo trong bảo quản và phân phối thực phẩm, nhà ở và các thiết bị được đề cập rất
nhiều. Chất dẻo được thiết kế đặc biệt, có thể được dùng trong công nghiệp truyền thông
và điện tử - nó được dùng trong các con chip, bo mạch của máy tính. Nó cũng là thành
phần không thể thiếu trong việc chuẩn bị và cung cấp các hệ thống năng lượng như: tế
bào nhiên liệu, pin và cả năng lượng mặt trời. Được phổ biến một cách rộng rãi như vậy,
nên khối lượng của nó ngày càng tăng lên trong dòng thải. Trong tổng số MSW, năm
1996, nhựa chiếm khoảng 12% về khối lượng. Bảng 5 mô tả các số lượng nhựa (nghìn

tấn) trong dòng thải.


Bảng 5: Thành phần nhựa trong chất thải rắn đô thị (1996, 1000 tấn)
Nhựa bền

6260

Nhựa không bền

5350

Túi, bao bì

3220

Vỏ chai nước giải khát, sữa

1350

Các loại khác

1280

Nhựa trong dòng thải tồn tại rất nhiều loại khác nhau về thành phần và tính chất.
Điều này gây khó khăn cho việc thu nhận, phân loại và tinh chế gặp nhiều khó khăn.
Trong các loại nhựa được thải bỏ, polyethylene chiếm số lượng lớn nhất, các loại khác
với số lượng ít hơn cũng được tìm thấy trong dòng thải này.
2. Quản lý tổng hợp chất thải nhựa
2.1.


Giảm thiểu tại nguồn

2.1.1. Giảm thiểu năng lượng
Một báo cáo của Hoa kì cho thấy chỉ có 4% năng lượng được dùng cho quá trình
sản xuất ra các sản phẩm nhựa. Franklin Associates Ltd, một học viên hàng đầu đã
nghiên cứu vòng đời sản phẩm của nhựa, để so sánh nó với các vật liệu thay thế. Một
nghiên cứu được thực hiện để so sánh năng lượng để sản xuất, sử dụng và xử lý nhựa với
các vật liệu khác có thể thay thế nhựa. Nghiên cứu cho thấy rằng, bằng cách sử dụng bảo
bì bằng nhựa, các nhà sản xuất tiết kiệm được năng lượng để phục vụ cho một thành phố
có 1 triệu ngôi nhà trong khoảng 3,5 năm. Rathje đã phân tích và đưa ra kết luận. Thủy
tinh có giá trị 1.9, nghĩa là để đóng gói 1.9 ounce nước trái cây cần 1 ounce thủy tinh,
nhựa có giá trị 34 ounce nghĩa là để đóng gói 34 ounce nước trái cây chỉ cần 1 ounce
nhựa, giấy có giá trị 6.9 và nhôm là 21.8.
2.1.2. Sử dụng hiệu quả nguyên liệu đầu vào
Một khía cạnh quan trọng trong tiếp cận quản lý tổng hợp chất thải là giảm thiểu
tối đa lượng nhựa sử dụng. Bằng cách sử dụng các công nghệ sản xuất đã được cải thiện,


chất thải được tạo ra trong quá trình sản xuất đã giảm đáng kể. Nó đang được cải thiện để
có được hiệu quả cao hơn với trọng lượng ít hơn. Nhiều nỗ lực đã được thực hiện để giảm
thiểu số lượng các loại nhựa trong các hoạt động lắp ráp. Nhựa tái chế thường được sử
dụng làm nguyên liệu để sản xuất một loạt các bộ phận đặc biệt là trong các lĩnh vực ô tô
và công nghiệp. Từ năm 1977, trọng lượng của chai nhựa đựng nước ngọt 2L đã giảm từ
68 – 51 g, giảm 25%. Điều này đã tiết kiệm được 206 triệu pounds PET mỗi năm. Các
bình đựng sữa 1 gallon cũng giảm về khối lượng, trọng lượng của chúng đã giảm đi 30%
so với cách đây 20 năm. Một số loại sữa và nước trái cây được đóng gói trong các túi tái
chế có khối lượng ít hơn so với các chai nhựa. Khối lượng thấp hơn, bên cạnh việc giảm
lượng chất thải tạo ra trong quá trình sản xuất, giảm các chi phí liên quan đến vận chuyển
hàng hóa và xử lý. Nhựa có độ bền cao thường được sử dụng trong các ứng dụng thứ cấp.

Theo Duranceau, một số lượng lớn các linh kiện ô tô được thu hồi từ các vụ tai nạn hoặc
các xe bị loại bỏ. Chúng được tháo dỡ, sữa chữa và tái sử dụng trong việc sửa chữa ô tô.
Những linh kiện được tái sử dụng này góp phần giảm lượng nhựa nguyên sinh cần tạo ra
cho lĩnh vực này.
2.2.

Tái chế

2.2.1. Hiện trạng tái chế nhựa
Tái chế nhựa đã phát triển trong những năm gần đây. Trong năm 1997, đã tái chế
khoảng 1.4 tỉ pound bao gồm 704 triệu pound chai HDPE, 649 triệu pound chai PET
(Bảng 7). Hiện nay, có hơn 1700 doanh nghiệp xử lý và tái chế nhựa đã qua sử dụng. Một
loạt các sản phẩm mới như phim máy ảnh, băng ghế công viên, áo len, quần Jean, băng
video, chai chất tẩy rửa và đồ chơi được sản xuất hoặc được đóng gói từ nhựa tái chế.
Hơn 1500 sản phẩm thương mại có nguồn gốc từ nhựa tái chế. Sản xuất và tiêu thụ hạt
nhựa nguyên sinh đã được tăng đều đặn, số lượng nhựa tái chế cũng tăng (4% năm 1997);
tuy nhiên, tỷ lệ tái chế đã giảm. Điều này là do các loại nhựa nguyên sinh có giá rất thấp,
trong khi thị trường cho các loại nhựa tái chế ngày càng suy yếu (Năm 1999).
Bảng 7: Tỉ lệ tái chế các chai nhựa


Chai nhựa (triệu kg)
Chai nước giải khát dạng PET

1996

1997

Tỉ lệ thay đổi (%)


240

246

2.7

46

48

3.0

Tổng chai nhựa dạng PET

286

295

2.8

HDPE natural

183

188

2.7

HDPE pigmented


115

132

14.9

Tổng chai nhựa dạng HDPE

297

319

7.4

Tổng chai nhựa

593

617

4.1

PET custom

2.2.2. Tái chế nhựa cứng
Nhựa cứng, trái ngược với hầu hết các bao bì bị loại bỏ sau khi sử dụng một lần,
có xu hướng được sử dụng trong 3 năm hoặc nhiều hơn. Xe ô tô, máy vi tính, đồ gia đình,
thảm, đều thuộc loại này. Việc sử dụng nhựa để làm các vật liệu này tiếp tục được các kỹ
sư thiết kế, các nhà sản xuất và người tiêu dùng sử dụng bởi hiệu quả cao, chi phí thấp.
Tái chế từ các loại trên là phức tạp. Thông thường chúng được tích hợp với một số loại

nhựa khác và các thành phần khác. Sau đó chúng được tách, phục hồi và làm sạch theo
một vài yêu cầu nào đó. Nói chung, khối lượng các vật liệu có sẵn cho việc phục hồi rất
hạn chế. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đang được thực hiện nhằm tái chế hiệu quả các
sản phẩm như vậy sau khi bị thải bỏ. Các nhà sản xuất của các sản phẩm này đã cam kết
sử dụng vật liệu tái chế, bất cứ nơi nào có thể, như là một phần tổng số nhu cầu vật chất
của họ. Kinh doanh thiết bị và các nhà sản xuất máy tính, hiện đang thu hồi các kim loại
quý từ các sản phẩm, thử nghiệm việc thu hồi vỏ nhựa và các thành phần khác từ sản
phẩm của họ. Công ty ô tô đã có những nổ lực lớn trong việc tái chế các thành phần nhựa
và cố gắng sử dụng vật liệu nhựa tái chế.
Ở Mỹ, các tấm thảm ngốn hết hơn 2 tỉ pounds polymers, trong đó hầu hết là nylon
66, nylon 6 hoặc polyesters. Tấm thảm được tạo ra bao gồm khoảng 50% các sợi tổng
hợp. Thành phần của các tấm thảm luôn là polypropylene, kèm theo đó là một lớp phủ
cao su dạng SBR. Phục hồi các sợi bề mặt thành một dạng tinh khiết cần phải tách các


chất phụ gia, các chất độn, đây là một quá trình rất phức tạp. Các nhà sản xuất thảm giới
thiệu một công nghệ mới để phục hồi nhiều hơn các sợi thảm và lớp đệm, nó bao gồm
quá trình chuẩn bị các dạng monomers và trung gian nguyên chất.
Một vài nghiên cứu và chương trình thử nghiệm trong tái chế nhựa cứng được
thực hiện theo cách dưới đây. Mục tiêu của các chương trình này là khảo sát ảnh hưởng
của việc tái chế đến các khía cạnh công nghệ, kinh tế và sinh thái. Thiết bị phá hủy ô tô
sẽ trộn lẫn các thành phần của ô tô sau khi đã hết sử dụng là chủ đề được điều tra về tiềm
năng sử dụng năng lượng của nó để điều chỉnh tác động của bê tông, nhiệt phân hoặc làm
nhiên liệu cho các nhà máy năng lượng. Mô hình kinh tế đã góp phần bổ sung cho các
nghiên cứu này. Nó được đánh giá dựa trên hệ thống kinh tế tại thời điểm hiện tại đối với
cơ sở hạ tầng tái chế ô tô, các dự án sử dụng vật liệu thay thế và phục hồi năng lượng.
2.2.3. Thiết kế cho tái chế
Cho đến thời điểm gần đây, vẫn có rất ít sự quan tâm đối với việc tái chế các
thành phần và sản phẩm bị thải bỏ sau quá trình sử dụng. Nhựa, giấy, kim loại và các sản
phẩm tự nhiên được sử dụng kết hợp với nhau mà không xem xét đến sự khó khăn trong

quá trình tái chế. Ví dụ, chai PET có đáy bằng polyethylene, polypropylene, nắp nhôm,
nhãn giấy. Chất kết dính thường được sử dụng để găn kết chúng lại, nó làm cho việc tách
các bộ phận kèm theo chai gặp khó khăn. Với việc nâng cao nhận thức về tiềm năng tái
sử dụng, các nhà thiết kế đang nghiên cứu các thiết kế và cách kết hợp vật liệu mới. Đơn
giản hóa việc thiết kế các chai nước giải khát, các chi tiết của ô tô, bảng công cụ là những
ví dụ cho những nỗ lực đó.
2.2.4. Tiếp cận công nghệ tái chế
Cách tiếp cận để tái chế nhựa phế thải liên quan đến việc tạo ra các monomers và
các khối có độ tinh khiết cao, từ nhựa phế thải sẽ tái sản xuất ra các sản phẩm nhựa mới.
Tái chế theo công nghệ mới (ví dụ đường phân, ammonolysis, nhiệt phân ) đại diện cho
một công nghệ tiến bộ có thể bổ sung cho các kỹ thuật hiện có. Chúng được gọi là tái chế


cao cấp, tái chế hóa học, tái chế sinh học. Trong khi một số công nghệ trong một số lĩnh
vực đã phát triển, mở rộng quy mô ứng dụng phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế.
2.3.

Thu hồi năng lượng

Một trong những cách quan trọng để quản lý CTR là thu hồi năng lượng của các
sản phẩm sau khi chúng bị thải bỏ. Nó liên quan đến phương pháp đốt chất thải đô thị
hoặc thiết bị thu hồi năng lượng từ rác thải. Thiết bị thu hồi năng lượng hiện đại sẽ đốt
CTR trong các thiết bị đốt đặc biệt, và năng lượng tạo ra từ quá trình sẽ được dùng để
chạy hệ thống và tạo ra điện. Quá trình có thể thu hồi 90% năng lượng từ MSW. Ngày
nay, có 114 nhà máy tái chế năng lượng ở 32 bang của Mỹ, năng lượng điện tạo ra đủ
cung cấp cho 1.2 triệu ngôi nhà và công ty.
Boettcher chỉ ra rằng nhựa thường có nguồn gốc từ dầu mỏ và các khí thiên thiên,
nó lưu giữ nhiều năng lượng hơn bất kì dạng vật liệu phổ biến nào được tìm thấy trong
dòng thải. Giá trị năng lượng của một vài loại vật liệu được trình bày trong bảng 8.


Bảng 8: Giá trị năng lượng của các vật liệu phổ biến
Vật liệu

BTU/pound

Nhựa
Polyethylene

19900

Polypropylene

19850

Polystyrene

17800

Cao su

17800

Giấy báo

8000

Da

7200



Gỗ

6700

Average MSW

4500

Rác vườn

3000

Thức ăn thừa

2600

Dầu mỏ
Than Wyoming

20900
9600

Polyolefins thường được sử dụng trong bao bì sản phẩm có năng lượng gần gấp
đôi than Wyoming và xấp xỉ dầu mỏ. Khi các loại nhựa được xử lý tại các thiết bị WTE
hiện đại, chúng có thể làm cho quá trình đốt chất thải diễn ra hoàn toàn hơn, tạo ra ít tro
trong quá trình xử lý. Trong một vài báo cáo của Mỹ, có một báo cáo năm 1995 được
hoàn thành Hiệp hội các kĩ sư cơ khí Mỹ (ASME) và một nghiên cứu được tài trợ bởi Hội
nghị các thị trưởng Mỹ năm 1989, đã phát hiện ra rằng không có bằng chứng nào về quá
trình đốt chất thải có chứa nhựa PVC với việc gia tăng lượng khí thải Dioxin. Quá trình

đốt này có thể là cách xử lý an toàn một số lượng lớn các linh kiện từ ô tô. Năm 1992, có
112 cơ sở tái chế năng lượng hoạt động trên 31 bang của Mỹ, với công suất thiết kế gần
101500 tấn/ngày.
3. Phân tích vòng đời sản phẩm và quản lý vòng đời sản phẩm.
Trong 20 năm qua, dư luận từ cộng đồng và các qui định môi trường của chính
phủ đã dẫn đến sự hình thành một phương pháp đo mức độ ảnh hưởng đến môi trường
của một dự án công nghiệp. Lowman, trong bài trình bày của mình tại một hội nghị
ngành công nghiệp ô tô đề cập đến việc phân tích vòng đời (LCA) đã nổi lên như một
công cụ trong sự phát triển của chính sách công cộng và trong việc ra quyết định. Nó
phân tích nhiều thuộc tính của một sản phẩm hệ thống từ lúc hình thành đến lúc bị loại
bỏ. Nó cũng có thể tạo ra một danh sách kiểm kê định lượng tất cả các yếu tố đầu vào quá
trình và kết quả đầu ra, từ đó phân tích sự cân bằng có thể thực hiện được hay không
trước khi đưa ra các quyết định chính sách hoặc đầu tư vào quá trình sản xuất hay nghiên
cứu.


Tại Hoa kỳ, nơi mà diện tích các bãi rác ngày càng tăng, EPA là một trong những
giai đoạn thu thập thông tin, và ngày càng trở nên có hiệu quả trong quản lý vòng đời
(LCM).
4. Kết luận về quản lý và tái chế chất thải nhựa ở Mỹ
Trong thập kỉ vừa qua, có sự tăng nhận thức về các vấn đề môi trường, sự hỗ trợ
cho việc thăm dò và qui trình thực hiện các phương pháp và thực thi các phương pháp
này làm cho sản phẩm và qui trình của chúng thân thiện hơn với môi trường. Trong lĩnh
vực quản lý môi trường cũng có những tiến bộ đáng kể. Đối với chất thải rắn bao gồm cả
nhựa, có những tiến bộ đáng kể đã được thực hiện trong giảm thiểu chất thải và tăng số
lượng rác tái chế. Tái chế hóa học làm monomer, trong trường hợp nylon và polyeste, đã
được hoàn thiện và xử lý những hỗn hợp rất phức tạp, phương pháp xử lý chất thải dẻo
bằng phương pháp đốt cũng phát triển. Trong khi một vài công nghệ mới đã được phát
triển, số lượng vật liệu được tái chế dường như đạt đến mức ổn định. Trong trường hợp
không có các biện pháp bổ sung, việc tái chế các loại nhựa sẽ bị chậm lai do chi phí cho

việc này cao hơn so với việc chôn lấp. Tuy nhiên, với mục tiêu dài hạn là nâng cao chất
lượng môi trường thì phân tích vòng đời của sản phẩm, phát triển các loại nhựa và tái chế
chúng sẽ trở nên quan trọng hơn trong tương lai.
5. Hiện trạng và giải pháp quản lý và tái chế chất thải nhựa tại Việt Nam
5.1 . Hiện trạng xử lý chất thải rắn từ nhựa ở Việt Nam
Theo Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng chất dẻo và đào tạo Vinaplast, Việt Nam có
hơn 2.000 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nhựa. Trong
khoảng 10 năm trở lại đây tốc độ tăng trưởng đạt 15 - 20%/năm. Tuy nhiên điểm yếu lớn
nhất của ngành nhựa Việt Nam là hiện 80 - 90% nguyên liệu phải nhập khẩu .
Với sản lượng tiêu thụ 22kg/người, lượng chất thải rắn phát sinh từ nhựa không
phải là con số nhỏ. Tính trung bình, tỷ lệ thành phần nilong, chất dẻo chiếm từ 6 – 16%
lượng chất thải rắn đô thị. Theo số liệu ước tính, mỗi năm tại TP.HCM có khoảng


250.000 tấn chất thải có thành phần nhựa. Trong đó, khoảng 50.000 tấn chất thải từ nhựa
bị chôn lấp cùng các loại chất thải khác.
Việc xử lý các chất thải loại này cho đến nay chủ yếu vẫn là phương pháp chôn
lấp. Theo dự thảo báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 về chất thải rắn thì tỷ lệ tái chế
các chất thải như giấy, nhựa, thủy tinh, kim loại như sắt, đồng chì, nhôm,.. chỉ đạt khoảng
8÷12% CTRSH đô thị thu gom. Tỷ lệ chất thải được làm phân hữu cơ, tái chế nhựa và
viên nhiên liệu theo công nghệ làm phân hữu cơ, công nghệ Seraphin và ASC chỉ đạt
khoảng 0÷12% CTRSH đô thị thu gom. Qua đó, có thể thấy việc áp dụng các phương
pháp tích hợp trong quản lý chất thải rắn nói chung và chất thải rắn từ nhựa nói riêng ở
nước ta hiện tại vẫn còn là vấn đề nan giải.



Tái chế nhựa tại Việt Nam

So sánh với các phương pháp quản lý tổng hợp chất thải rắn từ nhựa ở Hoa Kỳ,

việc quản lý MSW từ nhựa ở nước ta hiện tại cũng đã bước đầu áp dụng các phương pháp
như LCA (đánh giá vòng đời sản phẩm) đồng thời thực hiện nhiều biện pháp giảm thiểu
tại nguồm cũng như tái chế chất thải nhằm tận dụng chúng làm nguồn nguyên liệu cho
ngành sản xuất nhựa. Ngành nhựa tái chế phát triển, không chỉ giảm ô nhiễm môi trường
mà còn giúp Việt Nam ổn định được nguyên liệu.
Tuy nhiên, hiện Việt Nam vẫn còn mắc phải một số khó khăn trong công tác tái
chế nhựa như sau:
Một là, nước ta chưa có hệ thống thu gom rác nhựa, nên không đủ nguyên liệu cho
các nhà máy tái chế đạt chuẩn hoạt động. Thực tế, là hiện đang có khoảng 45% các cơ sở
tái chế nhựa đang dùng nguyên liệu là hạt nhựa tái chế nhập khẩu, nhưng nếu dùng hạt
nhựa tái chế nhập khẩu thì nhà máy sẽ không có ý nghĩa gì trong việc giúp Việt Nam
giảm lượng rác nhựa, tận dụng tài nguyên. Bà Minh Thục - Phó phòng Kế hoạch đầu tư
Vinaplast phân tích, theo quy hoạch của Bộ Công Thương Việt Nam sẽ xây dựng hai nhà
máy tái chế nhựa công suất 50.000 tấn/nhà máy. Hiện Vinaplast đã liên doanh và đủ vốn
xây dựng, nhập khẩu công nghệ thiết bị cho nhà máy hoạt động. Một nhà máy nêu trên


khi hoạt động, mỗi ngày cần 1.000 tấn nguyên liệu phế liệu nhựa, nhưng thực tế tại VN
hiện không thể thu gom đủ.
Hai là, thiếu vốn nhập thiết bị. Ông Nguyễn Như Khuê - GĐ điều hành công ty
RKW Lotus đề nghị, nhựa tái chế VN cần NK công nghệ và thiết bị tiên tiến của thế giới
về sử dụng để sản phẩm an toàn, có thể tiêu thụ được. Tuy nhiên, giải pháp này vấp phải
vấn đề cũng vô cùng nan giải là công nghệ, thiết bị của ngành tái chế có giá rất cao, trong
khi tuyệt đại đa số DN tái chế nhựa thiếu vốn NK thiết bị công nghệ nước ngoài
Ba là, các ngành chức năng - chưa có giải pháp hữu hiệu. Ông Lê Văn Khoa - GĐ
Quỹ tái chế chất thải TP. HCM khẳng định vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải rắn,
chất thải nhựa đang rất được ngành chức năng quan tâm, nhưng chưa có giải pháp nào
hữu hiệu. Biện pháp cơ bản là tiết giảm - tái sử dụng- tái chế, trong đó tái chế nhựa là khả
thi nhất. Tại TP. HCM đang có khoảng 400 cơ sở thu mua phế liệu nhựa, và 80 cơ sở tái
chế nhựa, với công nghệ đơn giản chỉ sử dụng được các loại nhựa sạch như chai lọ nhựa,

bao nilon sạch nên số lượng rác nhựa thu gom được không đáng là bao, mỗi ngày chỉ thu
gom được khoảng 6.000 - 7.000 tấn chất thải nhựa dùng cho tái chế

5.2 . Giải pháp quản lý chất thải rắn tại Việt Nam
Để công tác quản lý CTR đạt hiệu quả, việc quy hoạch quản lý CTR cần phải được
triển khai đồng bộ. Cần tiến hành thực hiện phân loại CTR tại nguồn, vạch tuyến thu gom
riêng từng loại CTR, vận chuyển theo các tuyên lộ trình đã được quy hoạch họp lý; Phải
quy hoạch bố trí các điểm tập trung CTR tránh tình trạng thu gom ngay dưới lòng đường;
Quy hoạch các trạm trung chuyển CTR cho đô thị; Công nghệ xử lý CTR hướng tới việc
thân thiện vói môi trường, vận hành đơn giản và ít tốn kém, phù hợp với điều kiện của
Việt Nam và đảm bảo tiêu chí tỷ lệ chôn lấp chỉ còn dưới 15%, tăng cường tỷ lệ tái chế
và tái sử dụng CTR. Bên cạnh đó, cần tăng phí vệ sinh của các hộ gia đình nhưng phải
minh bạch, công khai các khoản tiền đóng góp này. Đặc biệt, cần làm tốt công tác tuyên
truyền vận động thông qua chương trình giáo dục ở trường học và các phương tiện thông


tin đại chúng để người dân phân loại rác ngay tại nguồn, không vứt rác bừa bãi, tự
nguyện đóng góp phí vệ sinh đầy đủ.



×