Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH XỬ LÝ BÙN THẢI BẰNG KIỀM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.82 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG

CHUYÊN ĐỀ 4
HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH XỬ LÝ BÙN THẢI BẰNG KIỀM

NHÓM BÁO CÁO: NHÓM 18
GVHD: TS. Tô Thị Hiền
THÀNH VIÊN NHÓM:
Nguyễn Thị Xuân Huệ

1022118

Nguyễn Thái

1022265

Nguyễn Thị Thảo

1022275

Tp. HCM, Ngày 23 tháng 10 năm 2013


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH.....................................................................................................................................1
CHỮ VIẾT TẮT..........................................................................................................................................2
TÓM TẮT....................................................................................................................................................3
1.


GIỚI THIỆU......................................................................................................................................3

2.

PHƯƠNG PHÁP................................................................................................................................4

3.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...........................................................................................................5

3.1.

HÒA TAN CHẤT HỮU CƠ...........................................................................5

3.2.

THAY ĐỔI KHẢ NĂNG TÁCH NƯỚC CỦA BÙN.....................................6

3.3.

MÔ HÌNH PHÂN HỦY BÙN BẰNG NaOH.................................................8

4.

KẾT LUẬN.......................................................................................................................................10

5.

HIỆN TRẠNG XỬ LÝ BÙN THẢI Ở VIỆT NAM.....................................................................11


5.1.

Bùn nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt.......................................................11

5.2.

Bùn nhà máy xử lý nước thải công nghiệp..................................................11

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................................13


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1.

Biến thiên của SCOD trong thời gian xử lý bằng NaOH……………….05

Hình 3.2.

ảnh hưởng của loại kiềm và nồng độ đến CST và khả năng lọc………..06

Hình 3.3.

Ảnh hưởng loại kiềm và nồng độ khả năng ly tâm của bùn ……………07

Hình 3.4.

So sánh số liệu thực nghiệm và mô phỏng cho bùn DDCOD…………….09

Hình 3.5.


Mối tương quan giữa dữ liệu mô phỏng và dữ liệu thực nghiệm cho
DDCOD ………………………………………………………………….10

1


CHỮ VIẾT TẮT
WAS: Waste Activated Sludge
EPS: Extracellular Polymer Substances
SCOD: Soluble Chemical Oxygen Demand
VSS: Volatile Suspended Solid
SS: Suspended Solid
DDCOD : Disintegration Degree
TCOD: Total Chemical Oxygen Demand
CST: Capillary Suction Time
V5 min: Sludge Viltration Ability

2


TÓM TẮT
Do thiếu thông tin về xử lý bùn thải bằng kiềm ở nồng độ cao tại nhiệt độ môi
trường xung quanh. Do đó, bài nghiên cứu này nghiên cứu về khả năng xử lý của
NaOH và Ca(OH)2 ở các nồng độ khác nhau, 0 – 0.5 mol/L của NaOH và Ca(OH) 2
trong khoảng nhiệt độ 0 – 400C. Kết quả cho thấy, NaOH phân hủy bùn tốt hơn
Ca(OH)2. Xử lý bằng NaOH, nồng độ hiệu quả nhất là khoảng 0.05 mol/L( 0.16 g/g
chất rắn khô) và 60 – 71% chất hữu cơ được hòa tan trong 30 phút đầu trong tổng thời
gian 24h xử lý. Quá trình này được mô phỏng bằng mô hình năng lượng thay đổi và
mối quan hệ giữa tốc độ phản ứng và nhiệt độ theo phương trình Arrhenius. Xử lý bằng
NaOH ở liều lượng thấp (<0.2 mol/L) thì khả năng tách nước giảm, trong khi khả năng

tách nước tăng dần khi tăng nồng độ NaOH. Xử lý bằng Ca(OH) 2, các mảng bông bùn
và polymer hữu cơ hòa tan có thể được tái tạo lại với sự giúp đỡ của các Cation Canxi.
Do đó, ảnh hưởng của phân hủy bùn là chống lại hoặc cải thiện khả năng tách nước của
bùn.
1. GIỚI THIỆU
Bùn thải (WAS) là sản phẩm chính của quá trình xử lý chất thải và nó khoảng
0.5 – 1% tổng lượng dòng nước thải. Ở Trung Quốc, 20– 50% vốn và chi phí vận hành
của nhà máy xử lý nước thải được chi cho xử lý bùn thải, vì thế giảm lượng bùn là rất
quan trọng. Sự phân hủy bùn, phương pháp tiền xử lý tách nước hoặc phân hủy kị khí,
đã được nghiên cứu rộng rải và được chứng minh cải thiện quá trình làm giảm lượng
bùn. Phương pháp phân hủy bùn gồm cơ khí, nhiệt, hóa học, xử lý sinh học. So sánh
với các phương pháp khác thì phương pháp xử lý bằng kiềm có một vài lợi thế, ví dụ:
cần các thiết bị đơn giản, dễ vận hành, và hiệu quả cao. Xử lý bùn bằng kiềm có thể
phá vỡ bông bùn và tế bào, giải phóng ra chất hữu cơ bên trong và thúc đẩy quá trình
thủy phân bùn và cải thiện hiệu suất phân hủy kỵ khí. Bên cạnh đó, xử lý bùn bằng
kiềm có thể giải phóng nước trong bông bùn và cấu trúc tế bào, mà không thể thực hiện
với quá trình tách nước thông thường. Vì vậy, xử lý bùn bằng kiềm làm tăng khả năng
tách nước.
Xử lý bùn bằng kiềm phụ thuộc vào sự hòa tan hoặc cấu trúc của bông bùn và
thành tế bào bởi gốc hydroxy. Chất polymer màng (EPS) giữ các hạt bùn với nhau tạo
thành bông bùn. EPS gồm protein, humic, polysaccharid, lipid and acid nucleic. pH cao
làm protein mất hình dạng tự nhiên của chúng, sự xà phòng hóa lipid và thủy phân
RNA. Kiềm mạnh hòa tan gels không chỉ vì biến đổi hóa học mà còn là sự ion hóa của
nhóm OH (- OH
- O -) dẫn đến giản nỡ và tiếp tục hòa tan. Sau khi phá hủy EPS
3


và gels, các tế bào được tiếp xúc với môi trường có pH cực đoan do đó không thể giữ
áp suất trương thích hợp. Với những lý do trên và sự xà phòng hóa của lipid, tế bào bị

phá vỡ và các thứ bên trong được phóng thích. Do đó, xử lí bùn bằng kiềm có thể hòa
tan được bùn và phóng thích nước bên trong. Hầu hết các cuộc nghiên cứu làm tăng
khả năng ôxy hóa hóa học (SCOD) hoặc giảm chất rắn lơ lững (VSS) đặc biệt ở nồng
độ thấp (< 0.1 mol/L) xử lý bằng kiềm hoặc kết hợp với xử lý nhiệt. Nhưng khi nồng
độ kiềm thấp thường tác động như chất phụ trợ trong quá trình thủy phân nhiệt (50 –
2000C) và có ít thông tin về xử lý bằng kiềm ở nồng độ cao tại nhiệt độ thường, đặc
biệt là khả năng tách nước. Mục đích của nghiên cứu này là để điền vào khoảng trống
trong nghiên cứu. chúng tôi kiểm tra hiệu quả phân hủy bùn, khả năng khử nước trong
xử lý bằng kiềm với liều lượng thấp và cao của NaOH và Ca(OH) 2 tại nhiệt độ xung
quanh (0 – 400C). Dựa trên những phân tích xử lý bùn bằng kiềm và thiết lập mô hình
thí nghiệm để mô tả quá trình.
2. PHƯƠNG PHÁP
Mẫu bùn được lấy từ các đầu ra của bể hiếu khí và bể lắng bùn của nhà máy xử
lý nước thải và được lưu trữ ở 4 0C trước khi phân tích. Quá trình của nhà máy xử lý
nước thải là kỵ khí- thiếu khí- hiếu khí. Mẫu bùn có hàm lượng nước là 98%, pH= 6.9,
SCOD= 275 mg/L, SS=12.788 mg/L và VSS= 9630 mg/L. Để phân tích ảnh hưởng của
nồng độ bùn khi xử lý bằng kiềm, nồng độ bùn đã được điều chỉnh lấy ra hoặc thêm
vào chất nổi bề mặt thu được bởi quá trình lắng bùn.
Xử lý bùn bằng kiềm được thực hiện trong hàng loạt trong lò phản ứng hỗn hợp
theo mẻ có thể tích 2.0L, tất cả được đặt cách thủy để điều chỉnh nhiệt độ phản ứng
trong khoảng 00C – 400C. Nồng độ NaOH được thêm vào từ 0.05 mg/L đến 1.0 mg/L
và Ca(OH)2 từ 0.02 mg/L đến 0.5 mol/L. Chất hữu cơ hòa tan của bùn được đo bởi hai
thông số SCOD và VSS. Mức độ phân hủy bùn được tính toán dựa trên tỉ lệ tăng của
SCOD do xử lý bằng kiềm có thể làm SCOD tăng đến mức tối đa: DD COD = (SCOD –
SCOD0)/(TCOD – SCOD0), trong đó SCOD0 là SCOD của bùn chưa được xử lý,
TCOD tổng nhu cầu oxy hóa hóa học của mẫu bùn. Khả năng tách nước được đo bằng
3 phương pháp: thời gian hút mao dẫn (CST), lọc và ly tâm. Mẫu bùn được sử dụng
trực tiếp để đo hàm lượng nước, SS, VSS và TCOD bằng phương pháp chuẩn (APHA,
1995).
Các mẫu được ly tâm với 5000g cho 10 phút, và khi đó các chất nổi bề mặt được

lọc thông qua màn với kích thước lổ là 0.45µm. Dịch lọc được dùng để đo SCOD. pH
đo bằng máy đo pH. Phân bố kích thước hạt bùn được kiểm tra bằng phép đo mật độ
hạt sự nhiễu xạ tia laser malvern Mastersizer. CST được đo bằng thiết bị CST sản xuất
4


bởi Boshitong Ltd. China. Khả năng lọc bùn (V 5 min) được đo bằng mẫu dịch lọc của
100mL mẫu bùn thông qua định lượng bằng giấy lọc với vận tốc lọc trung bình sau 5
phút lọc chân không tại 0.09 Mpa. Khả năng li tâm của bùn được đo bởi độ ẩm (5000g,
10min) bánh bùn và độ đục của gạn ly tâm. Độ đục được đo bằng Nephelometer.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1.
HÒA TAN CHẤT HỮU CƠ
Ảnh hưởng của nồng độ NaOH đến sự phân hủy bùn được thể hiên bởi sự thay
đổi SCOD ( hình 3.1). SCOD tăng cùng với nồng độ NaOH và hiệu quả xử lý cao nhất
khi nồng độ khoảng 0.05 mol/L (0.16 g/g DS). Nó chỉ ra nồng độ NaOH dư thừa. Thực
tế, giá trị pH của bùn vẫn còn hơn 12 sau 30 phút xử lý NaOH 0.05 mol/L. Do đó,
lượng chất hữu cơ hòa tan tỉ lệ với nồng độ bùn và trong nghiên cứu này, tỉ lệ gia tăng
của SCOD và VSS của bùn khoảng 0.63 với 0.05 mol/L NaOH. Giống như kết quả
được báo cáo bởi Xiao và Liu (2006). Ảnh hưởng của thời gian xử lý NaOH đến phân
hủy bùn cũng được trình bày trong hình 3.1. SCOD tăng có thể chia thành 2 bước:
trong 30 phút đầu, lượng hòa tan bùn là 60 -71% của tổng số chất hữu cơ hòa tan trong
24h xử lý. Vì vậy xử lý hiệu quả nhất là trong 30 phút đầu.

Ca(OH)2 cũng có thể phân hủy bùn, nhưng hiệu quả thì thấp hơn so với NaOH.
Sau 30 phút xử lý bằng Ca(OH)2, SCOD tăng từ 275 mg/L đến 1375 mg/L, 1365
mg/L, 984 mg/L, và 821 mg/L với nồng độ 0.02, 0.05, 0.3 mol/L. Kết quả đã trình bày:
chất hữu cơ hòa tan giảm dần khi nồng độ quá 0.02 mol/L. Chất polyme ngoại bào
(EPS) là chất gắn kết quan trọng trong bông bùn, các polyme hữu cơ hòa tan có thể
đóng vai trò tương tự. Cation có hóa trị 2 gồm Canxi và Magie là những chất quan

trọng trong việc liên kết tế bào với EPS. Vì thế với sự trợ giúp của Cation canxi,
polymer hữu cơ hòa tan tăng cường tái tạo bông của các mảng được tạo ra bởi xử lý
bằng kiềm. Trong quá trình đó, chất hữu cơ hòa tan được chuyển thành bông bùn lần
5


nữa, và kích thước bông bùn tăng lên. Dựa trên sự so sánh phân tích của NaOH và
Ca(OH)2, có thể kết luận NaOH hiệu quả hơn Ca(OH)2 trong hòa tan bùn.
3.2.

THAY ĐỔI KHẢ NĂNG TÁCH NƯỚC CỦA BÙN

Trong quá trình xử lý bùn bằng kiềm, những thay đổi của bông bùn có thể được
phản ánh bằng khả năng tách nước gián tiếp bao gồm CST, V 5 min, độ ẩm của bánh bùn
ly tâm, độ đục của gạn ly tâm. (hình 3.2 và 3.3)
Khả năng tách nước của bùn giảm lúc đầu và cải thiện dần khi lượng NaOH
tăng từ 0.05 mol/L đến 0.5 mol/L. Khi NaOH giảm thấp hơn 0.1 mol/L, khả năng tách
nước giảm rõ rệt bởi vì sự phá vỡ bông bùn và tế bào. Giá trị CST thay đổi chỉ ra rằng
các polyme hữu cơ ưa nước và lượng nước lân cận tăng. Hiệu quả của lọc bùn và ly
tâm cho thấy các hạt mịn tăng lên. Các gạn ly tâm dường như sạch hơn sau khi xử lý
NaOH 0.1 mol/L. Nó có thể bởi vì polyme hữu cơ hòa tan hình thành dạng gel có chứa
lượng lớn nước và một số hạt mịn, mà nó cũng có thể quan sát trực tiếp được. kết quả
là, độ ẩm của bánh bùn ly tâm thì cao và độ đục của gạn thì thấp.

Hình 3.2.

Ảnh hưởng của loại kiềm và nồng độ đến CST và khả năng lọc

6


Hình 3.3.

Ảnh hưởng loại kiềm và nồng độ khả năng ly tâm của bùn


Khi liều lượng tăng hơn 0.2 mol/L, khả năng tách nước của bùn được cải thiện
so với hiệu quả xử lý bằng NaOH ở nồng độ thấp. Sự sụt giảm CST cho thấy các
polyme hữu cơ ưa nước giảm và gels được hòa tan bởi kiềm mạnh. V 5 min tăng và giảm
độ đục chất lỏng bề mặt cho thấy các hạt mịn đã giảm đi một phần.
Sự phân bố kích thước hạt có thể được sử dụng để xác minh sự thay đổi. giá trị
d90 tăng từ 115.69µm đến 135.51 µm sau khi xử lý 0.5mol/L NaOH. Điều này cho thấy
một số mảng bông bùn bị phá vỡ đã được tái tạo với sự giúp đỡ của polyme hữu cơ
mang điện dương được cung cấp bởi quá trình xử lý bằng kiềm mạnh. Giảm cá hạt mịn
và hòa tan gels dẫn đến cải thiện khả năng tách nước của bùn. Mặc dù hạt mịn có thể
tái tạo thành bông bùn khi xử lý NaOH liều cao, số lượng của chúng vẫn tăng so với
không xử lý mẫu bùn và giá trị d 10 tăng từ 15.77 µm đến 11.87 µm. Vì thế khả năng lọc
của bùn đã xử lý vẫn xấu hơn bùn không được xử lý.
Mặc dù Ca(OH)2 có thể phân hủy một số bông bùn, nhưng nó có thể cải thiện
khả năng tách nước. Sự thay đổi CST và V 5 min là không rõ ràng. Lượng nước của bánh
bùn ly tâm và độ đục của phần gạn ly tâm điều giảm rõ ràng với lượng Ca(OH) 2, trong
đó chỉ ra rằng Ca(OH)2 có thể nâng cao tái tạo lại bông bùn và tăng lượng bùn vô cơ.
Mặc dù nồng độ Ca(OH)2 cao thì có lợi cho khả năng kết lại của bùn nhưng trọng
lượng của bùn sẽ tăng lên bởi vì sự thêm vào của chất hữu cơ. Khi lượng Ca(OH) 2 là
0.05 mol/L, thì khối lượng bánh bùn tăng lên 24.3%( giảm 26% so với xử lý bằng
NaOH cung nồng độ). Hơn nữa có thể dẫn đến tăng trọng lượng của bánh bùn, đó là
bất lợi cho xử lý sau này.
7


3.3.


MÔ HÌNH PHÂN HỦY BÙN BẰNG NaOH

Bởi vì Cation Canxi có thể làm giảm hòa tan polyme hữu cơ bằng cách tái tạo
lại bông bùn, nên xử lý NaOH là hiệu quả cho sự phân hủy bùn hơn Ca(OH) 2. Mô tả
quá trình xử lý bằng kiềm với nồng độ NaOH khác nhau (0 -0.5 mol/L) tại nhiệt độ
môi trường, công việc này là để cung cấp một mô hình sử dụng DD COD như biến độc
lập. Ghi nhận phân tích trên, nồng độ bùn không có tác dụng rõ ràng đối với mức sự
phân hủy bùn. Vì thế các biến độc lập bao gồm: nồng độ NaOH, thời gian xử lý và
nhiệt độ môi trường xung quanh. Giá trị của DDCOD thay đổi trong khoảng 0 và 1 khi
xử lý bùn bằng kiềm, hơn nữa, tỉ lệ hòa tan của chất hữu cơ giảm dần với thời gian và
nồng độ NaOH. Vì thế mô hình biến đổi năng lượng được thiết kế như phương trình (1)
để miêu tả quá trình của xử lý bùn.
DDCOD  1 

1
1  k �C A �t 

(1)

CA là nồng độ của dung dịch NaOH, g/L
α, β là các chỉ số tương ứng của liều lượng NaOH và thời gian
k là hằng số tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường xung quanh,
được miêu tả trong phương trình Arrhenius.
k  A �exp   Ea / RT 

(2)

Trong phương trình (2) A là hệ số nhân; E a là năng lượng hoạt hóa J/mol; R là
hằng số khí, 8.31 J/(K mol); T là nhiệt độ tuyệt đối, K. Khi nhiệt độ phản ứng được

tăng hơn, sự hòa tan chất hữu cơ thì không chỉ phụ thuộc chính vào thủy phân kiềm mà
còn phụ thuộc vào thủy phân nhiệt độ và các mô hình có thể không phù hợp.
Để thuận tiện cho tính toán phương trình 1có thể chuyển thành phương trình 3
ln

DDCOD
 ln k   ln C A   ln t
1  DD COD

(3)

Dựa trên dữ liệu SCOD trong xử lý bằng kiềm với nồng đồ NaOH khác nhau và
k

thời gian khác nhau tại 9.8 0C (Hình 3.4), 9.8 C , α và β có thể được tính toán bằng nhiều
đường hồi quy. Kết quả trình bày trong phương trình (4) và hệ số tương quan là 0.98,
trong đó

k9.80 C

0

là 0.42. Đường cong mô phỏng được hiển thị trong Hình 4:
8


DDCOD  1 

1
1  k �C A0.22 �t 0.15


(4)

Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường xung quanh lên xử lý bùn bằng kiềm cũng
được đo. Khi nhiệt độ phản ứng là 0 0C, 13.30C, 20.40C, 30.60C và 40.60C giá trị của k
là 0.40, 0.41, 0.55, 0.59 và 0.74. Kết quả chỉ ra rằng sự tăng lên của nhiệt độ là hữu ích
để tăng tốc độ hòa tan các chất hữu cơ trong bùn trong khoảng 0 - 40 0C. Dựa vào đó,
các thông số của phương trình 2 được tính toán bằng đương hồi quy. Kết quả thể hiện
trong phương trình 5. Hệ số tương quan là 0.96. nó cho thấy rằng mối quan hệ giữa
hằng sô tốc độ phản ứng và nhiệt độ theo phương trình Arrhenius.
k  72.12 �exp(

12030
)
8.31�T

(5)

Hình 3.4.
So sánh số liệu thực nghiệm và mô phỏng cho bùn DDCOD (các
điểm là số liệu thực nghiệm, dòng là kết quả tính toán, những con số là nồng
độ NaOH, g/L)

9


34 nhóm dữ liệu khác được sử dụng để xác minh phương trình (4) và (5) ở nhiệt
độ môi trường khác nhau, nồng độ bùn, lượng kiềm và thời gian xử lý. Các dữ liệu mô
phỏng và dữ liệu thực nghiệm được so sánh (Hình 3.5). Chúng phù hợp và hệ số tương
quan là 0.97. Vì thế mô hình có thể được sử dụng để tính mức độ phân hủy khi xử lý

bằng NaOH dựa trên phương trình 4 và 5.

Hình 3.5.

Mối tương quan giữa dữ liệu mô phỏng và
dữ liệu thực nghiệm cho DDCOD

4. KẾT LUẬN
NaOH là hiệu quả hơn cho sự phân hủy bùn. Quá trình bao gồm 2 bước: giai
đoạn đầu diễn ra nhanh chống trong 0.5h và giai đoạn sau chậm hơn. Mức phân hủy
bùn được quyết định bởi lượng NaOH và giống nhau về liều lượng hợp chất hữu cơ
hòa tan là tỷ lệ thuận với nồng độ bùn. Nồng độ NaOH thấp khả năng tách nước giảm
xuống, trong khi khả năng tách nước có thể được phục hồi tại mức độ nào đó bởi quá
trình xử lý ở nồng độ cao.
Ca(OH)2 thì thích hợp cho việc cải thiện khả năng tách nước của bùn. Cation
canxi có thể nâng cao khả năng tái tạo lại bông bùn của polyme hữu cơ hòa tan, chống
lại tác dụng phân hủy bùn. Ca(OH)2 không thể thay đổi CST và khả năng lọc, trong khi

10


đó có thể cải thiện khả năng ly tâm bùn. Trọng lượng của bùn sẽ tăng lên với nồng độ
Ca(OH)2.
Trong bài nghiên cứu này, quá trình xử lý NaOH có thể được miêu tả với mô
hình năng lượng và mối quan hệ giữa hằng số tỉ lệ phản ứng và nhiệt độ môi trường
xung quanh có sự phù hợp tốt với phương trình Arrhenius.
5. HIỆN TRẠNG XỬ LÝ BÙN THẢI Ở VIỆT NAM
5.1. Bùn nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt
Bùn thải từ các trạm/nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt/đô thị tập trung sau khi
tách nước (làm khô) được vận chuyển đến các bãi chôn lấp vệ sinh/các địa điểm

“không xác định” hoặc được xử lý bằng phương pháp sinh học hiếu khí, sản phẩm
được sử dụng để chế biến phân hữu cơ. Tuy nhiên công nghệ chế biến phân hữu cơ của
Nhật Bản áp dụng tại nhà máy Bình Hưng chưa hoàn thiện, gây mùi hôi thối nặng nề
đến môi trường xung quanh. Sở Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất phương án xử lý
kết hợp với thành phần hữu cơ trong chất thải rắn sinh hoạt/đô thị của thành phố nhằm
sản xuất compost.
5.2. Bùn nhà máy xử lý nước thải công nghiệp
Các khu công nghiệp ở TP.HCM có tới 50% - 60% các chất nguy hại trong bùn
thải. Sở dĩ có việc này vì ngay từ đầu chúng ta không tách các cơ sở công nghiệp phát
sinh chất thải nguy hại thành một khu công nghiệp riêng biệt. Người ta có thể sử dụng
nhiều phương pháp xử lý bùn thải có chứa kim loại nguy hiểm như hóa rắn, phương
pháp nhiệt (đốt)....Thực tế tại Việt Nam dùng phương pháp phổ biến là đốt thành tro rồi
chôn lấp, tuy nhiên quá trình đốt này cũng chỉ xử lý được 70%.
Nhóm nghiên cứu và phát triển công nghệ mới thuộc Hội Khoa học và Kỹ thuật
xây dựng TPHCM do TS Nguyễn Hồng Bỉnh chủ trì đã đưa ra giải pháp ổn định – hóa
rắn bùn thải nguy hại (công nghệ THS) và hoàn thiện công nghệ sử dụng bùn thải nguy
hại làm phối liệu cho vữa bê tông xi măng trong xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Sử dụng
phụ gia BOF1 và BOF2 để khử mùi hôi thối của bùn thải. Sau đó hỗn hợp bùn thải, đá,
xi măng được trộn đều với nước đã pha phụ gia HSOB tạo thành vữa bê tông. Các hợp
chất trong phụ gia HSOB tạo ra phản ứng ôxy hóa - khử, chuyển chất độc hại thành
không độc hại hoặc ít độc hại hơn và tạo thành chất trơ không tan trong nước. Vữa bê
tông này có tính chất giống vữa bê tông truyền thống, được dùng để đổ bê tông làm
công trình hạ tầng hoặc chế tạo các sản phẩm tấm đan, cột tiêu... Phụ gia BOF và
HSOB do nhóm nghiên cứu của TS Nguyễn Hồng Bỉnh nghiên cứu và chế tạo từ các
nguyên liệu có sẵn trên thị trường. Để thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã thu thập
11


các mẫu bùn thải nguy hại từ các ngành công nghiệp như: bùn thải trực tiếp từ nhiều
ngành công nghiệp, bùn thải hỗn hợp sau các hệ thống xử lý nước thải tập trung của

khu công nghiệp để phân tích và thí nghiệm. Tại phòng thí nghiệm, các khối bê tông
được đúc từ nhiều loại bùn thải nguy hại đã đạt các yêu cầu về môi trường và chỉ số kỹ
thuật về cường độ bê tông. Các chất nguy hại trong bùn thải sau khi xử lý bằng công
nghệ trên đã bị triệt tiêu hoặc giảm xuống dưới ngưỡng cho phép và không còn mùi hôi
thối.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Huan Li, Yiying Jin *, RasoolBux Mahar, Zhiyu Wang, Yongfeng Nie, 2007.
Effects and model of alkaline waste activated sludge treatment
Department of Environmental Science and Engineering, Tsinghua University,
Beijing 100084, China
ScienceDirect Volume: Bioresource Technology 99 (2008) 5140–5144
/>Báo Xây dựng điện tử, 2/7/2010
/>
13



×